Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Một số phương pháp dạy bài hội thoại môn tiếng Anh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 17 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay và
trong thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu. Tiếng Anh có vai trò và vị trí quan
trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như trong sự phát triển của đất nước.
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa ra mục tiêu cho môn tiếng Anh cấp THCS nhằm
hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Anh.
Tiếng Anh là một “ngôn ngữ sống”, có đặc thù riêng, dễ làm nản chí người học.
Do đó giáo viên cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để tạo cho học sinh
hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với môn tiếng Anh.
Xuất phát từ quan điểm "lấy người học làm trung tâm", phương pháp dạy
học đã có nhữn g thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm
giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà là người hướng dẫn, hỗ trợ, cố vấn, kiểm
tra,... Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm
của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học nhằm đạt được kết
quả cao. Để đưa tiếng Anh vào cuộc sống, giao tiếp thành thạo thì trong các tiết
dạy hội thoại giáo viên phải cho học sinh đóng vai và sử dụng hội thoại một cách
tự nhiên, linh hoạt sẽ tạo được niềm vui hứng khởi trong việc học môn tiếng Anh.
Đóng vai và sử dụng hội thoại một cách tự nhiên trong các tiết dạy tiếng
Anh là phương pháp dạy học phát triển kỹ năng nghe nói, học sinh trực tiếp tham
gia vào quá trình học tập, chủ động sáng tạo, không bị gò bó theo khuôn mẫu.
Đối với học sinh khu vực xa trung tâm như địa bàn tôi đang giảng dạy học sinh
không có cơ hội để học thêm , để tiếp xúc, giao tiếp với người nước ngoài nên
khó khăn trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ tiếng Anh. Việc khuyến khích học
sinh đóng vai trong hội thoại giúp tiếp cận với kiến thức tốt hơn, phát triển kĩ
năng nghe nói. Đóng vai và sử dụng hội thoại thường xuyên tạo cho các em tính
bạo dạn, bộc lộ được cảm xúc như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, trọng âm, ngữ điệu.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Một số
phương pháp dạy bài hội thoại môn tiếng Anh THCS". Trong quá trình nghiên
cứu đề tài do thời gian có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận


được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và chuyên viên.
2. Mục đích nghiên cứu
- giáo viên có thêm phương pháp để hương dẫn học sinh hứng thú học tập
thông qua các bài hội thoại
1

1


- Giúp học sinh thực hành luyện nói tự tin hơn thông qua các tình huống
thực tế.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Các dạng bài tập hội thoại luyện nói trong chương trình tiếng Anh 6,7,8.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, kiểm tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê, tổng hợp
5. Điểm mới của đề tài
- Giúp học sinh có cơ hội luyện nói tự tin hơn thông qua các tình huống thực
tế.
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Hiện nay trong quá trình giảng dạy môn tiếng Anh, để áp dụng thành công
các phương pháp giảng dạy tiên tiến như phương pháp nêu vấn đề và hướng học
sinh vào việc tìm kiếm phát hiện giải quyết vấn đề, đồng thời kết hợp việc ứng
dụng hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, nhất là ứng dụng công
nghệ thông tin vào quá trình dạy học thì giáo viên phải có định hướng cho học
sinh bằng cách:
Thúc đẩy động cơ học tập: Trong quá trình dạy giáo viên nên sử dụng các

tình huống thách đố, hấp dẫn, lôi cuốn các em vào các hoạt động trên lớp vừa
mang tính chất yêu cầu cao, vừa phù hợp trình độ để các em có thể cảm nhận
được sự tiến bộ của mình trong học tập. Ngoài ra cần khuyến khích học sinh học
theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi (trial and error) trong quá
trình thực hành, không nên tạo cho các em tâm lí sợ mắc lỗi trong thực hành.
Phát huy phương pháp học tập cá nhân và tính sáng tạo của học sinh: Giáo
viên cần giúp các em ý thức được về bản chất quá trình tiếp thu ngôn ngữ và
khuyến khích các em tìm ra phương pháp học tập thích hợp nhất cho chính mình;
hướng dẫn các em phương pháp tự học và các thủ thuật học tập, thực hành giao
tiếp. Ngoài ra giáo viên cần luôn luôn tạo điều kiện cho học sinh được tham gia
đóng góp kinh nghiệm, hiểu biết cá nhân vào quá trình học, tạo cho các em tự chủ
và phát huy được tính sáng tạo và tiềm năng của các em.
2

2


Tạo cơ hội tối đa cho việc luyện tập sử dụng ngôn ngữ: Tạo cho học sinh
một môi trường học thuận lợi nhất, giáo viên nên sử dụng tối đa thời gian trên
lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã học, phát huy các hoạt
động cặp, nhóm và các thủ thuật lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động trên
lớp một cách tích cực.
Cần sử dụng tiếng Anh giao tiếp trên lớp học đến mức độ tối đa có thể:
Giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với nhau, nhằm tạo điều kiện cho các
em làm quen sử dụng tiếng Anh vào giao tiếp thật.
Phối hợp các kỹ năng: Mọi bài tập trong các đơn vị bài học, dù ở dạng hoạt
động cá nhân, cặp hay nhóm đều có kết hợp tất cả các kỹ năng ở mức độ có thể,
tuỳ theo đặc điểm của nội dung từng bài. Một bài học có thể bắt đầu bằng một
hoạt động nghe hiểu, giới thiệu chủ đề mới mà cũng có thể bắt đầu bằng một bài
đọc hiểu hoặc một hoạt động vào đề trên lớp.

Sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo: giáo viên cần hiểu rõ yêu cầu,
mục tiêu của từng bài, từng mục dạy trong sách giáo khoa để có thể dạy đúng
trọng tâm bài học và sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo phù hợp với đối
tượng học sinh. Trong trường hợp cụ thể, cần tìm cách bổ sung hoặc cập nhật nội
dung để bài soạn luôn mới và luôn phù hợp.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy thực trạng một số học sinh ngại học
ngoại ngữ, ngại nói, sợ mắc lỗi, xấu hổ với bạn bè, thầy cô. Thói quen của học
sinh khi gặp bài hội thoại chỉ đọc lướt qua sau đó giải quyết các bài tập ở phía
dưới nên nếu giáo viên không thực sự sáng tạo và đầu tư giáo án thì đối với học
sinh bài hội thoại đó rất dễ bị lãng quên. Thực tế trong quá trình học, học sinh
hay có thói quen thụ động, quen nghe, ghi chép giống như một bản sao. Phần
đông học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không
được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng còn lúng túng
trong khi giải quyết vấn đề, chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình
cảm, sở thích, năng khiếu của cá nhân trước tập thể. Ý thức chuẩn bị trước bài
học hầu như không có, tồn tại thói quen đợi chờ tiếp nhận kiến thức từ phía giáo
viên. Từ thực trạng trên đòi hỏi giáo viên nhanh nhạy, sáng tạo trong các tiết dạy.
Do đó việc ứng dụng đề tài vào trong thực tế giảng dạy là cần thiết.
Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn có mặt hạn chế: Giáo viên sợ làm lớp
ồn, sợ mất nhiều thời gian vì học sinh có thói quen thụ động, khi hoạt động nhóm
còn ỷ lại vào bạn, lời nói còn rụt rè.
Để học sinh dễ dàng tiếp cận bài hội thoại thì giáo viên cần sáng tạo hơn
trong tiết dạy, do đó tôi đưa ra một số phương pháp dạy bài hội thoại sau:
3

3


- Cách tiếp cận bài hội thoại theo 3 bước: giới thiệu, luyện tập thực hành,

sản sinh lời nói.
- Các thủ thuật và hoạt động cho bước dạy bài hội thoại.
Theo tôi mỗi bài hội thoại có phương pháp dạy khác nhau, điều cốt lõi là
làm sao tạo được sự hứng thú cao cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới
và quan trọng hơn nữa là giúp cho học sinh tiếp thu được kiến thức sâu hơn ngay
khi học trên lớp và tự phát triển khả năng tiếng Anh của mình một cách linh hoạt,
hiệu quả.
3. Biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề:
Mục đích của việc dạy hội thoại là giúp cho học sinh phát triển kỹ năng
nghe nói (đặc biệt là kỹ năng nói), phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh,
giúp học sinh có điều kiện thu nhận và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tiếng
Anh, có hiểu biết thêm về xã hội.
Hội thoại là lời nói giữa ít nhất là hai người, với vai trò thay đổi (có người
nói và người nghe).
Các cuộc hội thoại thông thường đòi hỏi sự phản ứng tức thì của thói quen
ngôn ngữ, chính vì vậy bài hội thoại không yêu cầu có sự chuẩn bị trước.
Ngôn ngữ trong bài đối thoại là lời nói đã được rút gọn. Các từ chêm, từ
đệm được sử dụng như phương tiện ngôn ngữ hỗ trợ.
Các yếu tố biểu cảm như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, trọng âm, ngữ điệu có
tác dụng hỗ trợ rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả của lời đối thoại.
Cấu trúc của bài hội thoại hoàn toàn khác với cấu trúc một bài đọc. Lời nói
của bài hội thoại phải đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích.
Các hoạt động chính của bài hội thoại là hoạt động theo cặp đôi, theo nhóm
và đóng vai.
3.1. Cách tiếp cận bài hội thoại: Có 3 bước tiếp cận:
Các
Nội dung
Mục đích
Các hoạt động
bước

- Lôi cuốn sự hứng thú
của học sinh.
- Giới thiệu chủ điểm của bài
- Tạo ra nhu cầu muốn hội thoại, giới thiệu ngữ cảnh
Giới thiệu
Bước 1
giao tiếp cho học sinh.
nhân vật.
(Presentation)
- Khuyến khích học sinh - Đưa ra câu hỏi gợi ý.
suy nghĩ về chủ điểm mà - Giới thiệu từ mới.
họ sẽ học.
Bước 2
Luyện tập
- Giúp cho học sinh hiểu Thực hiện các bài tập luyện
thực hành
nội dung bài hội thoại.
nói thông qua:
(Practice)
- Thuộc lòng các lời đối - Luyện tập có sự hướng
4

4


Bước 3

Sản sinh
lời nói
(Production)


thoại của các nhân vật.
- Biết vận dụng cấu trúc
trong bài hội thoại mẫu để dẫn của giáo viên.
xây dựng những bài hội - Luyện tập tự do
thoại tương tự theo sự
hướng dẫn của giáo viên.
- Thực hiện các bài tập.
Giúp học sinh phát triển
- Luyện nói thông qua luyện tập
khả năng giao tiếp
tự do và liên hệ với thực tế.

3.2. Các thủ thuật và hoạt động cho các bước dạy bài hội thoại:
3.2.1. Giới thiệu bài hội thoại:
Chúng ta có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để giới thiệu bài hội
thoại một cách phù hợp và hấp dẫn với từng đối tượng học sinh cụ thể. Sau đây là
một số hoạt động gợi ý:
* Using visuals (Dùng trực quan) dùng tranh hoặc đồ vật thật để giới thiệu:
- Dùng tranh vẽ, giới thiệu các nhân vật và ngữ cảnh của bài hội thoại.
- Dùng tranh vẽ các nhân vật, giới thiệu các nhân vật và ngữ cảnh bằng
cách đặt câu hỏi cho học sinh dựa vào tranh để trả lời.
- Dùng đồ dùng trực quan như tranh vẽ hoặc đồ vật thật, cùng học sinh xây
dựng bài hội thoại.
Ví dụ: Tiếng Anh 6 (bài 11- trang 116) "What do you eat?"
Có thể sử dụng một trong các hoạt động sau:
Dùng tranh vẽ hai nhân vật: Ba - một học sinh phổ thông và cô bán thực
phẩm. Giới thiệu ngữ cảnh và nhân vật: Ba đang ở cửa hàng bán thực phẩm, bạn
ấy muốn mua thịt bò, bơ và trứng gà. Chúng ta hãy lắng nghe cuộc nói chuyện
giữa Ba và cô bán hàng.


Picture 1: Ba and the salesgirl

5

5


Dùng tranh vẽ hai nhân vật: Ba và cô bán hàng. Ba đang đứng ở quầy bán
thực phẩm. Đặt câu hỏi cho học sinh dựa vào tranh trả lời. Có thể lựa chọn một
số câu hỏi gợi ý sau:
Who is this? (Chỉ vào Ba)
Who is this? (Chỉ vào cô bán hàng)
Hoặc: What can you see in the picture?
What is Ba doing?
What is the salesgirl doing?
Dùng đồ vật thật; 2 lạng thịt bò, 12 quả trứng. Giới thiệu nhân vật và ngữ
cảnh của bài hội thoại bằng cách đưa ra từ gợi ý và câu hỏi.

Picture 2: 200 grams of beef

Picture 3: Eggs

* Mapped dialogue:
- Bật băng cho học sinh nghe bài hội thoại mẫu.
- Đọc mẫu bài hội thoại theo giọng nói của các nhân vật trong bài hội thoại.
- Cùng học sinh có giọng đọc hay trong lớp đọc mẫu bài hội thoại theo
đúng số nhân vật trong bài hội thoại.
- Đóng vai theo mẫu bài hội thoại với một hay hai học sinh giỏi trong lớp (ví dụ:
giáo viên có thể đóng vai người bán hàng và một học sinh đóng vai người mua hàng).

* Rub out and remember Dialogue:
- Giáo viên viết bài hội thoại lên bảng (hoặc poster, máy chiếu).
- Lần lượt bỏ một số từ, cụm từ, mỗi lần xoá cần cho học sinh đọc lại.
- Cho học sinh luyện đọc lại bài hội thoại.
- Cho học sinh lên bảng viết lại.
- Cung cấp mẫu câu mới (nếu có).
3.2.2. Luyện tập (Practice):
- Để giúp học sinh hiểu và luyện tập bài hội thoại, thường sử dụng các loại
hoạt động sau đây:
Đặt câu hỏi và câu trả lời (Questions and answers).
Bài tập đúng sai (True/False statements).
6

6


Bài tập lựa chọn (Multiple choice).
Điền từ thích hợp vào chỗ trống (Gap - fill).
Dùng từ, nhóm từ gợi ý để xây dựng bài hội thoại tương tự (Substitutions controlled practice).
Dùng từ và nhóm từ gợi ý để xây dựng bài hội thoại có mở rộng
(Substitutions - free practice).
Sắp xếp câu hỏi và câu trả lời cho phù hợp (Matching questions and
answers).
Dựa vào cấu trúc của bài hội thoại mẫu, xây dựng một bài hội thoại theo
tình huống (Situation - based role play).
Kể lại nội dung bài hội thoại (theo hình thức độc thoại hoặc đối thoại Retelling).
Một số hoạt động gợi ý để giúp học sinh luyện tập bài hội thoại.
Ví dụ: Tiếng Anh 6 - Bài 12 (A2), trang 116 "At the store"
Bài tập lựa chọn (Multiple choice):
1. Ba is.........

A. on the treet
B. at school
C. at the store
D. at home
2. He wants..........of beef
A. two hundred grams
B. two kilos
C. two pounds
D.half a kilo
3. He wants a dozen of........
A. carrots
B. apples
C. eggs
D. oranges
Bài tập thay thế (Substitution - making similar dialogues)
Cues: A. Hoa/ cooking oil/ two bottles/ peas/ a can.
B. Lan/ tomatoes/ one kilo/ lettuce/three hundred grams.
Ví dụ: Tiếng Anh 7 - Bài 2 (A4), trang 21 "Telephone Numbers":
Bài tập đúng sai (true/false statements):
1/ Tam is phoning Phong.
2/ Phong will be free tomorrow morning.
3/ Phong and Tam will see a movie.
4/ The movie will start at 6:45.
5/ They will meet at Phong's house.
Bài tập thay thế (Substitution):
Cues:
1/ Phone numbers: Students' phone numbers
7

7



2/ Free time: Saturday evening/ Sunday morning.........
3/ What to see: circus / performance..........
4/ Time to start: 7.30/ 7.45/ 8.00
5/ Where to meet: outside the gate/ at one's home .......
Ví dụ: Tiếng Anh 8 - Bài 6, trang 55 "The young pioneers club"
Trả lời câu hỏi (questions).
1/ Who is phoning?
2/ Why is she phoning?
3/ What does she have to fill in the application form?
4/ What are her hobbies?
5/ Who has to sign in her form?
Điền vào chỗ trống (gap- fill).
Secretary: Hello, May I help you?
You :........................................................................
Secretary: Let's fill in this application form.What's your full name' please?
You :........................................................................
Secretary: When were you born?
You :........................................................................
Secretary: What are your hobbies?
You :........................................................................
Secretary: Please take this form to your teacher and ask her to sign it.
Then bring the form back to me.
You......................................................................
3.2.3. Sản sinh lời nói (production):
Những thủ thuật gợi ý để giúp học sinh vận dụng bài học vào sản sinh lời nói:
- Thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm về những bài học các em rút ra được
qua nội dung bài hội thoại (discussion).
Ví dụ: (Tiếng Anh 8- Unit 8- Lesson1- Getting started - listen and read).


8

8


Picture 4; 5: Discussion
Discussion: T divides the class into 4groups. Two include students who
prefer the city life and the others include students who prefer the country life. T
asks Ss to work in groups to answer the questions.
Do you prefer the city or the country life? Why?
Tasks 4 pioneers from 4 groups to show their ideas before class.
- Đóng vai theo tình huống gợi ý hoặc tình huống có thật trong lớp (free
role play).
Tình huống gợi ý: Role play (tiếng Anh 7 - Unit 9 - lesson 3)
Teacher asks students to work in pairs. One student play the roles of Liz's
and the other plays the role of Liz's friend. They should talk about liz's family's
trip back to HaNoi.
Liz's friend: Liz, how did you travel back to HaNoi?
Liz: I traveled by bus.
Liz's friend: What did you see on the way back?
Liz: I saw paddies for the first time.
Liz's friend: Were you excited about the countryside in Viet Nam.
Liz: Yes, I was.
Liz's friend: It looked calm and peaceful.
Liz's friend: Were you tired after the long trip?
Liz: No, I felt happy.
Liz's friend: When did you arrive in HaNoi?
Liz: I arrived in HaNoi at about 7p.m.


9

9


Picture 6; 7: Liz’s family
* Comparison: So sánh đối chiếu, đánh giá nội dung bài với thực tế đời sống.
Ví dụ: Tiếng Anh 8 - Unit 10 " Listen and read" page 89
Học sinh học xong bài hội thoại về các cách bảo vệ môi trường, giáo viên
yêu cầu các em so sánh, đối chiếu với thực tế ở trường học của mình.
Ex: We should reusing plastic bags.
We should use cloth bags.
.......................

Picture 8: Use cloth bags and classify garbage
Picture 9: Recycle
* Expressing feelings and opinions: Bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về
nội dung hoặc nhân vật trong bài hội thoại.
Ví dụ: (Tiếng Anh 7 - unit 3 - B1- page 33):
Sau khi học xong bài hội thoại học sinh có thể đưa ra quan điểm của mình
về gia đình bạn Hoa.
Ex: Hoa is from Hue. Her father is a farmer. He works on the farm in the
countryside. He grows vegetables and raises cattle. Her mother is always busy.
10

10


She works hard from morning till night. She does the housework, and helps on
the farm. Both of them love working on their farm


Picture 10: Hoa’s family
* Imagination: Tưởng tượng bản thân học sinh là chính nhân vật, hoặc
đang ở nơi có sự việc đó xảy ra và nêu cảm tưởng hoặc nhận xét.
Ví dụ: (Tiếng Anh 8 - unit 4-"listen and read" page 38)
Học sinh tưởng tượng mình đóng vai nhân vật Nga nói chuyện với bà về
100 năm trước đây và đưa ra cảm tưởng của mình.
100 years ago, people used to live on a farm. There wasn't any electricity.
My grandma had to do everything without the help of modern equipment.......
Ví dụ : Qua bài hội thoại của sách tiếng Anh 6 (bài 11 - A2 - trang 116)
Sử dụng hoạt động đóng vai ( Role play)
Dùng đồ vật thật: các loại thực phẩm rau, hoa quả, sử dụng các từ tiếng
Anh mà học sinh đã biết.
Đưa tình huống gợi ý: mua sắm.

11

11


Picture 11: Fruice
Picture 12: Vegetables
Chia lớp thành những nhóm nhỏ (mỗi nhóm khoảng 3 đến 4 học sinh). Học
sinh luyện tập theo nhóm 9 một em đóng làm người bán hàng, các em khác đóng
là người đi mua hàng).
Tiết dạy thực nghiệm
( English7 - Unit6 - Lesson 4 - B1)
UNIT 6 : AFTER SCHOOL
Lesson B1
I. Aims: By the end of the lesson, student will be able to make suggestions;

using Let's.... What about....?.Why don't…?
II. Teaching aids: Textbooks, cards.
III. Proceduce:
Rivision/ warm up
*Brainstorming
T gets Ss to think about their after shool activities .
T gets them to go to the board and write down the activities they think
play soccer
listen to music
read

after school activities

Possible answers: tidy room, read comics, watch TV, go to the circus, go
to the movies theatre, go to the zoo, go shopping, play video games, go to the
cafeteria.
New lesson
I. Presentation
1. Pre teach vocabulary
- assignment (n): bài tập được giao về nhà làm (translation)
- relax (v): thư giãn, nghỉ ngơi ( synonmy: take a rest)
- come on (v): nhanh lên (Synonym: hurry up!)
12
12


- fun (n): niềm vui (translation)
* Checking vocabulary: Rub out and Remembar
- Get students to copy the new words into their books and then ask them to
close the books.

- Get students to repeat chorally before and after you rub out each word.
- When all the English words are rubbed out, ask students to repeat again
when teacher points to the Vietnamese translation.
- If there's time, get students to go to the board and write the English words
again.
2. Presentation dialogue
- Ask students to read the dialogue on page 64 and then answer the
questions.
- Get students to work in pairs.
- Call on some students to answer before the class.
- Give feedback and correction.
* Questions and answers
a, What does Nam want to do?
He wants to go to the movies.
b, Why doesn't Lan want to go to the movies?
Because there aren't any good movies on at the moment.
c, What does Lan want to go to?
She wants to go to her house to listen to some music.
d, Why doesn't Hoa want to go to Lan's house?
Because she has too many assignments.
e, What day is it?
It is Saturday.
* Model sentences:
- Ask students to read the dialogue again and take out the suggestions.
Answers: What about going to the movies?
Let's go to my house.
Why don't you relax?
* Form:
Let's + infinitive
What about + V – ing?

Why don't you / we + infinitive?

II. Practice:
Suggestions

Response
Let's go to my house
What about going to the zoo ?
13

Yes. Let's
That's a good idea
13


Why don't you relax?
Sorry. I can't
*Word cue drill
1. Let's/listen music
4. What/cafertiria ?
2. What/watch TV?
5. Why/play soccer ?
3. Why/read comics ?
6. Let's/computer games
T runs through word cues
T gives a model sentence
T_Ss
Ss practice: half - half
open pairs
closed pairs

Use each card to drill the structure
1. Let's listen to some music
Yes. Let's
2. What about watching TV?
I'm afraid I can't
3. Why don't we read comics?
That's a good idea
4. What about going to the cafeteria?
Sorry. I can't
5. Why don't we play soccer?
OK. Great idea
6. Let's play computer game
No. Let's not
III. Production
Mapped dilogue
You
your friend
What… do…afeternoon?
…movies?
…not good movies
… Mai's house
…too far. …not have a bike
… bus?
Ok………………
T presents the dialogue using sympols, cues, visuals....
Have students make each sentence then form the dialouge
T models
T- students
Ss practice: half- half
open pairs

closed pairs
Example dialogue
You: What should we do in the afternoon ?
14
14


Your friend: What about going to the movies?
You: There aren't any good movies at the moment.
Your friend: Let's go to Mai's house and listen to some music.
You: Her house is very far from here. And we don't have a bike.
Your friend: Why don't we take a bus?
You: OK. That's agood idea.
Summary:
T asks Ss make other dialogues.
Homework
- Ss do exercises B1,2 (Work book).
- Make the same dialogue.
- Prepare next lesson : Find the new words B2.
3.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh ngiệm:
Sau khi áp dụng những phương pháp trên vào giảng dạy, tôi nhận thấy học
sinh rất hứng thú khi học tập và tham gia vào các bài hội thoại. Điều này được thể
hiện rõ qua kết quả khảo sát như sau:
Kết quả khảo sát ban đầu

15

Kết quả sau khi thực nghiệm

Giỏi


5%

Giỏi

10%

Khá

37%

Khá

40%

Trung bình

48%

Trung bình

45%

Yếu

10%

Yếu

5%


15


PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Việc dạy hội thoại là giúp cho học sinh phát triển kỹ năng nghe nói (đặc
biệt là kỹ năng nói), phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh
có điều kiện và trao đổi thông tin, nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Bài hội thoại được chia làm 3 bước: giới thiệu, luyện tập và sản sinh lời
nói. Giáo viên cần vận dụng các hoạt động cụ thể, thích hợp vào đúng các giai
đoạn và từng nội dung bài nhất định.
- Các hoạt động chính của bài hội thoại là cặp đôi, theo nhóm và đóng vai.
- Mục đích của bài hội thoại là rèn luyện kỹ năng nghe nói cho học sinh.
Giáo viên không nên quá chú trọng tới việc dạy từ mới. Chỉ nên giới thiệu cho
học sinh những từ mới thật cần thiết. Nên tạo điều kiện cho học sinh tự suy đoán
nghĩa của từ mới theo ngữ cảnh.
- Để giới thiệu bài hội thoại có rất nhiều thủ thuật. Nhiệm vụ của giáo viên
là tuỳ thuộc vào trình độ cụ thể của học sinh, vận dụng linh hoạt các thủ thuật
khác nhau vào việc dạy, giúp học sinh sử dụng được những mẫu câu đã học vào
thực tiễn giao tiếp.
Trên đây là một số phương pháp mà tôi sử dụng khi dạy bài hội thoại,
những phương pháp đó đã mang lại kết quả cao trong giờ dạy.
2. Kiến nghị:
Để ngày càng nâng cao hiệu quả giảng dạy môn tiếng Anh theo hướng giao
tiếp đạt hiệu quả cao, tôi có một số đề xuất như sau:
- Tổ chức các buổi chuyên đề dạy bài hội thoại để giúp giáo viên mở rộng
hơn nữa phương pháp dạy.
- Tổ chức nhiều buổi chuyên đề tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng

làm và sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là vẽ, sử dụng tranh phác thảo, sử dụng
công nghệ thông tin trong dạy học./.

16

16


MỤC LỤC

17

17



×