Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn phát huy phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong một số bài giảng quy luật di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.18 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
*****
MÃ SỐ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG MỘT SỐ BÀI GIẢNG
QUY LUẬT DI TRUYỀN
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ TẬP
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU :
- Quản lí giáo dục  - Phương pháp dạy bộ môn : MÔN SINH 
- Phương pháp giáo dục  - lĩnh vực khác………………………
Có đính kèm : Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến kinh nghiệm
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học : 2013 – 2014
SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.Họ và tên : Nguyễn Thị Tập
2.Ngày tháng năm sinh : Ngày 6 tháng 5 năm 1973
3. Nữ
4. Địa chỉ : Số nhà 65 – Tổ 7 – Khu phố 5 – phường tân Hiệp Biên Hòa - Đồng
Nai
5. Điện thoại : NR : 0613 857 629 . ĐTDĐ: 0916 037 839
6. E- mai :
7. Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn – Tổ sinh – Công nghệ – Thể dục – QP
8. Đơn vị công tác : Trường THPT Nguyễn trãi – TP Biên hòa – Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn , nghiệp vụ cao nhất ) : Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng : 1994


- Chuyên ngành đào tạo : Sinh học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : phương pháp dạy học bộ môn sinh
- Số năm có kinh nghiệm : 18 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
ĐỀ TÀI : PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG MỘT SỐ BÀI GIẢNG QUY
LUẬT DI TRUYỀN
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN
Đối mỗi giáo viên đứng lớp , ngày ngày đứng trên bục giảng , việc truyền
thụ kiến thức cho học sinh là một nhiệm vụ hàng đầu . Nhưng vấn đề đặt ra là mỗi
giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để truyền tải kiến thức
cho học sinh , giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất , chắc chắn
đó là điều trăn trở đối với các thầy cô. Mặt khác hiện nay khoa học kĩ thuật có tốc
độ phát triển nhanh chóng , trong đó sinh học phát triển như “ vũ bão ” và thế kỉ 21
được xem là thế kỉ của công nghệ sinh học . Từ đó đặt ra yêu cầu cho giáo viên
phải đầu tư nhiều vào chuyên môn, luôn tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học ,
đặc biệt là phát huy hiệu quả phương pháp dạy học tích cực trong các bài giảng .
Khi giảng dạy môn sinh học ở bậc THPT, thầy cô đã và đang áp dụng
nhiều phương pháp như :phương pháp thuyết trình thông báo tái hiện , phương
pháp vấn đáp tái hiện , vấn đáp giải thích- minh họa , vấn đáp tìm tòi – phát hiện ,
trực quan , thảo luận nhóm …, phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề .
Nhưng tôi nhận thấy rằng đỉnh cao nhất của phương pháp dạy học tích cực vẫn là
phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ( còn gọi là phương pháp dạy học
đặt và giải quyết vấn đề ) , tôi đã áp dụng trong các bài giảng sinh học ở bậc
THPT, đặc biệt là áp dụng rất nhiều trong các bài giảng quy luật di truyền vì tôi
thấy phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề có những ưu điểm nổi bật sau :
- Sẽ hướng học sinh vào trung tâm của bài giảng , vai trò của người thầy sẽ là
cố vấn, là đạo diễn , dẫn dắt và giúp đỡ các em , đôi khi thầy cô còn là trọng tài

công minh cho học sinh trong các tiết học .
- Sẽ phát huy được tư duy tích cực , tư duy lôgic , tư duy sáng tạo , tư duy
khoa học của học sinh .
- Rèn luyện được khả năng phán đoán , phân tích , tổng hợp, liên kết và xâu
chuỗi kiến thức trong các phần , trong các bài , trong các chương , trong các
chuyên đề sinh học .
- Tăng sự hứng thú và niềm vui sướng trong học tập của học sinh , vì chính các
em đã lĩnh hội được kiến thức bằng phương pháp học chủ động và tích cực , thúc
đẩy sự sáng tạo tìm tòi của học sinh, từ đó kích thích học sinh chủ động khám phá
kiến thức và nghiên cứu khoa học . Các em càng yêu thích học môn sinh bao nhiêu
càng thêm gần gũi , thêm yêu quý thiên nhiên , thêm yêu thương con người và đề
cao ý thức và trách nhiệm để bảo vệ môi trường sống .
- Gợi được nhu cầu nhận thức của học sinh , củng cố thêm niềm tin yêu khoa
học cho học sinh , vì các em lĩnh hội kiến thúc khoa học một cách rất mềm dẻo ,
chứ không còn xơ cứng như các phương pháp cũ .
- Góp phần bồi dưỡng cho học sinh những đức tính kiên trì , vượt khó , tính
chủ động và tích cực trong học tập và rèn luyện .
- Phát hiện được những học sinh khá, giỏi và thông minh trong lớp để có hướng
bồi dưỡng cho các em đi dự thi học sinh giỏi các cấp .
- Hướng nhiều đến rèn luyện kĩ năng cho học sinh như : kĩ năng biết vận dụng
kiến thức để giải thích những vấn đề thực tiễn ; kĩ năng sống ; kĩ năng giải các
dạng bài tập sinh 12 , giải các bài tập thi tốt nghiệp và đại học . Từ đó giúp các
em nắm vững kiến thức , nắm vững con đường đi đến tri thức .
- Thúc đẩy sự say mê , tâm huyết và sáng tạo trong giảng dạy của giáo viên , mặt
khác còn tăng thêm niềm tự hào và thêm yêu nghề đối thầy cô ,vì họ chính đã đào
tạo được thế hệ trẻ thông minh , sáng tạo , chủ động và tích cực .
- Thầy cô giáo sẽ phải đầu tư nhiều và công phu vào chuyên môn , rèn luyện đức
tính kiên trì, nhẫn lại và suy nghĩ tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, từ
đó sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm ngày càng vững
vàng hơn …

2 . THỰC TRẠNG
a. Về phía giáo viên : Trong nhiều năm giảng dạy ở bậc trung học phổ thông , tôi
thấy rằng bên cạnh những thầy cô giáo có trình độ chuyên môn vững vàng , có
nghiệp vụ sư phạm cao , có trách nhiệm và tâm huyết với nghề , họ đã và đang áp
dụng những phương pháp dạy học tích cực trong bài giảng của mình thì vẫn còn
một số thầy cô giáo còn chưa mạnh dạn áp dụng và phát huy nhiều phương pháp
dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong các bài giảng , hoặc có chăng chỉ áp dụng
phương pháp này trong các tiết học được dự giờ của tổ chuyên môn, những tiết
được thanh tra , hội giảng …. Vì một số các lí do sau :
- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề đòi hỏi giáo viên đầu tư rất
công phu ở tất cả các khâu : từ khâu soạn bài để thiết kế bài giảng , chuẩn bị hệ
thống câu hỏi tình huống có vấn đề phải logic , phả phù hợp với từng nội dung bài
học , nhưng lại có tính phân loại được câu hỏi theo nhiều cấp độ để phù hợp với
các đối tượng học sinh , từ đó sẽ phát huy được hoạt động tích cực của tất cả các
đối tượng học sinh trung bình , khá , giỏi . Tiếp đến là khâu lên lớp , thầy cô sẽ làm
việc vất vả hơn vì thầy cô sẽ là đạo diễn cho tiết học , là cố vấn và dẫn dắt các em
đi trên con đường tìm tòi ,khám phá và lĩnh hội kiến thức khoa học , và đôi khi
thầy cô còn là trọng tài cho các em khi các em đưa ra nhiều ý kiên chưa thống nhất
- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề không những đòi hỏi thấy
cô đầu tư lớn về thời gian , về công sức mà còn đòi hỏi thầy cô phải đam mê ,tâm
huyết với nghề , suy nghĩ tích cực , kiên trì và nhẫn lại hơn.
b. Về phía học sinh : Học sinh còn quen với cách học thụ động , phương pháp
thuyết trình , phương pháp đọc chép ở các lớp dưới , nên tâm lí giáo viên , nhất là
các giáo viên trẻ mới ra trường rất sợ bị “ Cháy giáo án”
c. Về chương trình và nội dung sách giáo khoa
- Ở một số bài, một số nội dung còn ôm đồn, nặng nề và áp đặt cứng nhắc về
mặt thời gian .
- Các bài học về quy luật di truyền gồm những nội dung khó , có tính trìu
tượng cao , có nhiều dạng bài tập trong chương trình thi tốt nghiệp và đại học .Học
sinh không chỉ nắm chắc về lí thuyết mà còn phải vận dụng được lí thuyết để giải

được các bài tập quy luật di truyền (biết cách nhận dạng các quy luật di truyền,
giải được toán thuận và toán đảo trong từng quy luật di truyền và mức độ cao hơn
là giải được các bài toàn xác suất , các bài toán phối hợp một phép lai nhưng có
nhiều quy luật di truyền … ) . Muốn vậy đòi hỏi học sinh phải có nhiều hứng thú
và nỗ lực trong học tập , phải phát triển tư duy lôgíc , tư duy sáng tạo và phải thực
sự chủ động trong học tập .
d. Về phía tổ chuyên môn : Ở một số đơn vị tổ chuyên môn chưa thường xuyên đi
dự giờ đồng nghiệp và khi sinh hoạt tổ chuyên môn vẫn còn mang tính hành
chính , sự vụ mà chưa dành nhiều thời gian cho sinh hoạt chuyên môn để góp ý
sâu về nội dung và phương pháp giảng dạy của thành viên trong tổ , vì thế chưa
khuyến khích và phát huy được nhiều phương pháp dạy học tích cực .
Xuất phát từ nhận thức của bản thân và những thực trạng nêu trên , tôi đã chọn
đề tài :
“PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ TRONG MỘT SỐ BÀI GIẢNG QUY LUẬT DI TRUYỀN ”
II. TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN
A.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở triết học
Theo triết học duy vật biện chứng , mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình
phát triển . Một vấn đề được gợi ra cho học sinh học tập chính là một mâu thuẫn
giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với kiến thức và kinh nghiệm có sẵn . Tình
huống này phản ánh một cách logic và biện chứng quan hệ bên trong giữa kiến
thức cũ , kỹ năng cũ và kinh nghiệm cũ với yêu cầu giải thích sự kiện mới hoặc đổi
mới tình thế
( Theo AlvinToffler, nhà tương lai học ( Mỹ) , cuốn Future- 1970 )
2. Cơ sở tâm lý học :
Theo các nhà tâm lý học , con người chỉ bắt đầu thực sự tư duy tích cực ( tức
nảy sinh nhu cầu tư duy ) khi đứng trước một khó khăn về nhận thức cần phải khắc
phục , một tình huống gợi vấn đề . “ Tư duy sáng tạo luôn luôn bắt đầu bằng một
tình huống gợi vấn đề ” ( Theo Rubinstrin – 1960- trang 435)

3. Cơ sở giáo dục :
Dạy học giải quyết vấn đề phù hợp với nguyên tắc tự giác và tính tích cực vì nó
khêu gợi được hành động học tập mà chủ thể được hướng đích , gợi động cơ trong
quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề cũng biểu hiện sự thống nhất giữa giáo dưỡng và
giáo dục . Tác dụng giáo dục kiểu dạy học giải quyết vấn đề là ở chỗ nó dạy cho
học sinh cách khám phá , tức là rèn luyện cho học sinh cách thức phát hiện , tiếp
cận và giải quyết vấn đề một cách khoa học . Đồng thời , nó góp phần bồi dưỡng
cho người học những đức tính cần thiết của người lao động sáng tạo như : Tính
chủ động tích cực , tính kiên trì vượt khó , tính kế hoạch và thói quen tự kiểm tra
( Theo chuyên đề “ DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG BỘ MÔN
SINH HỌC ” của đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh , sách bồi dưỡng thường
xuyên chu kì 1997- 2000)
B.NỘI DUNG , BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. CÁC BƯỚC CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ
* Bước 1 : Tái hiện kiến thức cũ có liên quan đến tình huống sắp giải quyết
Việc tái hiện những kiến thức cũ đã có thường liên quan đến tình huống sắp
giải quyết . Thầy cô thường hay dành thời gian khảo bài đầu giờ hoặc tiết ôn tập tái
hiện lại kiến thức cũ đã biết có liên quan đến các tình huống sắp giải quyết trong
bài học mới
Ví dụ 1: Trước khi dạy bài di truyền liên kết , giáo viên gọi học sinh lên bảng viết
sơ đồ lai và thống kê kết quả cho phép lai phân tích 2 cặp gen dị hợp trong quy luật
phân li độc lập
P
a
: Hoa đỏ , thân cao x Hoa trắng , thân thấp
( AaBb ) (aabb)
G
a

: ( AB; Ab ; aB ; ab ) ab
F
a
: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb :1aabb
Kết quả về kiểu hình ở F
a
:
1 thân cao , hoa đỏ : 1 thân cao ,hoa trắng : 1 thân thấp hoa đỏ : 1 thân thấp , hoa
trắng
Ví dụ 2 : Trước khi dạy bài sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen ,
giáo viên cho học sinh lên bảng giải bài tập sau :
Ở 1 loài thực vật gen A qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a qui
định hoa trắng . Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng , đời lai
thứ nhất thu được 100% hoa đỏ . Cho hoa đỏ F
1
tự thụ phấn , xác định kết quả phân
li về kiểu gen và kiểu hình ở F
2
? Biết không xảy ra đột biến và quá trình giảm
phân xảy ra bình thường .
GIẢI : P t/c : Cây hoa đỏ x cây hoa trắng
AA aa
G : A a
F
1
: Aa ( 100% Hoa đỏ )
F
1
x F
1

: Aa x Aa
G: (1/2 A ; 1/2 a) ( 1/2 A ; 1/2a)
F
2
: ¼ AA : 2/4 Aa : ¼ aa
Kết quả kiểu hình ở F
2
: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Giáo viên dẫn dắt để chuyển sang bài mới : Có trường hợp cho lai cây hoa
đỏ với cây hoa trắng , F
1
được toàn cây hoa đỏ . Nhưng khi cho cây hoa đỏ tự thụ
phấn , F
2
lại được 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng . Vậy trường hợp này màu sắc hoa di
truyền theo quy luật nào ? Cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu bài sự tác động của nhiều
gen và tính đa hiệu của gen
* Bước 2 : Tạo tình huống có vấn đề
- Tình huống có vấn đề chỉ xuất hiện khi nảy sinh mâu thuẫn giữa thực tiễn với
trình độ nhận thức của học sinh . Chính những mâu thuẫn này đã kích thích tư duy
tích cực và sáng tạo của học sinh , tạo ra cho các em có nhu cầu thiết yếu , có ham
muốn tìm tòi , khám phá kiến thức và lĩnh hội tri thức .
- Để tạo tình huống có vấn đề cần phải có các điều kiện sau :
a. Phải tồn tại một vấn đề
Tình huống có vấn đề phải bộc lộ mâu thuẫn giữa cái mà học sinh đã biết với cái
chưa biết .Tình huống có vấn đề phải tồn tại một vấn đề mà học sinh còn lúng
túng , ngơ ngác và chưa giải đáp được
b. Phải gợi được nhu cầu nhận thức của học sinh
Nếu tình huống có vấn đề nhưng vấn đề lại rất xa lạ với học sinh hoặc các em thấy
thờ ơ , không hấp dẫn , không có nhu cầu và mong muốn giải quyết vấn đề thì đây

vẫn chưa phải là một tình huống có vấn đề
c. Phải gây được niềm tin ở khả năng
Một tình huống có vấn đề tuy rất lôi cuốn và hấp dẫn , nhưng học sinh cảm thấy
rất khó giải quyết vấn đề vì kiến thức sâu và xa quá so với khả năng trình độ của
bản thân thì học sinh cũng sẽ bi quan và không đánh mất cảm xúc giải quyết vấn
đề . Chính vì thế giáo viên cần giúp học sinh hiểu rằng nếu các em cố gắng lục tìm,
tái hiện và huy động các kiến thức học trong bộ nhớ của mình thì các em sẽ giải
quyết được vấn đề . Để gây được niềm tin ở học sinh , giáo viên nên kết hợp với
phương pháp vấn đáp – gợi mở , giúp các em tìm đúng chìa khóa để mở ra các
kiến thức đã được lưu trong các ngăn của bộ nhớ , giúp các em xâu chuỗi và liên
kết các kiến thức có liên quan.
* Bước 3: Phát biểu vấn đề trong giải quyết tình huống
Trong bước này giáo viên có vai trò hết sức quan trọng, chính thầy cô là
người dẫn dắt các em đi lại trên con đường nghiên cứu của các nhà khoa học ,
dựng lại những khó khăn, vất vả, những mâu thuẫn ,chướng ngại trên con đường đi
đến chân lí mà các nhà khoa học đã đi . Thầy cô không những giúp các em nắm
vững các tri thức mà còn giúp các em nắm vững con đường đi đến tri thức . Các
em sẽ chấp nhận các quy luật và các kiến thức khoa học một cách mềm dẻo , chứ
không bị áp đặt cùng nhắc và giáo điều như những phương pháp truyền thống .
Mặt khác học sinh sẽ thấy vui sướng hơn trong học tập , từ đó sẽ thúc đẩy hoạt
động tích cực, tư duy sáng tạo, niềm đam mê nghiên cứu khoa học của các em học
sinh.
2. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
BÀI : QUY LUẬT PHÂN LI
a.Mục cơ sở tế bào học của qui luật phân li
- Giáo viên đặt câu hỏi tình huống có vấn đề : Tại sao kiểu gen bình thường
của thể lưỡng bội các gen lại tồn tại thành từng cặp alen ( Ví dụ AA, Aa, aa) , vậy
nếu ta viết là Aaa có đúng không ? Tại sao ?
- Học sinh sẽ có nhu cầu giải quyết vấn đề ,từ đó sẽ huy động và vận dụng
những kiến thức đã biết để giải quyết vấn đề chưa biết .

-Nếu học sinh chưa có câu trả lời thì giáo viên sẽ gợi mở : Em hãy cho biết gen
trong nhân nằm ở đâu ?
- Học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học về khái niệm gen và cấu trúc siêu hiển
vi của NST để trả lời : gen trong nhân nằm trên NST và mỗi gen có 1 vị trí xác
định trên NST gọi là locut gen
- Giáo viên hỏi tiếp : Ở tế bào lưỡng bội , NST tồn tại như thế nào ?
- Học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học trong bài NST để trả lời : NST tồn tại
thành từng cặp tương đồng .
- Cuối cùng học sinh đã giải quyết được vấn đề cơ sở tế bào học của quy luật
phân li: Do NST tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào lưỡng bội , nên
gen trên NST tồn tại thành từng cặp gen alen. Sự vận động của NST trong quá
trình giảm phân và thụ tinh đã kéo theo sự vận động của các alen trên đó
b.Mục giải thích thí nghiệm
-Giáo viên nêu câu hỏi tình huống có vấn đề : Tại sao cho lai đậu hoa đỏ thuần
chủng với đậu hoa trắng , F
1
chỉ thu được toàn đậu hoa đỏ , vậy hoa trắng đi đâu
rồi và tại sao hoa trắng lại không được biểu hiện ? Tại sao cho hoa đỏ F
1
tự thụ
phấn thì F
2
lại được cả đỏ và trắng ?
- Học sinh sẽ có nhu cầu giải quyết vấn đề , huy động và liên kết với các kiến
thức đã biết để giải thích .
BÀI : SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỀU GEN VÀ
TÍNH ĐA HIỆU CỦA GEN
* Mục tương tác bổ sung giữa các gen không alen
- Thí nghiệm :P : Đậu hoa đỏ x Đậu hoa trắng
F

1
được toàn đậu hoa đỏ
F
1
x F
1
: Hoa đỏ x Hoa đỏ
F
2
: 9 đỏ : 7 trắng
- Giáo viên hỏi : Em hãy cho biết sự di truyền màu sắc hoa đậu nói trên có
tuân theo quy luật phân li và phân li độc lập của Menđen hay không ? vì sao?
- Học sinh sẽ vận dụng kiến thức trong các bài quy luật MenĐen để trả lời :
Không đúng
- quy luật phân li vì ở F2 không tuân theo tỉ lệ 3 : 1 . Không đúng quy luật
phân li độc lập vì phép lai này chỉ đề cập đến 1 cặp tính trạng
- Giáo viên hỏi tiếp câu hỏi tình huống có vấn đề : vậy sự di truyền của màu
sắc hoa đậu nói trên chịu chi phối bới quy luật di truyền nào đây?
- Học sinh lúng túng chưa trả lời ngay được và xuất hiện nhu cầu muốn tìm
hiểu để giải quyết vấn đề
- Giáo viên gợi mở : Em hãy cho biết F2 được mấy tổ hợp ?
- Học sinh trả lời : F2 được 16 tổ hợp
- Giáo viên tiếp tục hỏi : Vậy để được 16 tổ hợp ở F2 thì hoa đỏ F1 phải cho
mấy loại giao tử ?
- Học sinh vận dụng công thức tính số tổ hợp ở bài quy luật phân li độc lập để
trả lời : hoa đỏ F1 phải cho 4 loại giao tử ( 4x4 =16 )
- Giáo viên hỏi : vậy hoa đỏ F1 có kiểu gen như thế nào để cho 4 loại giao tử
tương đương ?
- Học sinh trả lời: Hoa đỏ F1 phải có 2 cặp gen dị hợp phân li độc lập
(AaBb)

- Giáo viên nhấn mạnh : Theo Menđen mỗi gen chỉ quy định 1 tính trạng
( đơn gen ), còn trường hợp này 2 cặp gen không alen cùng quy định 1 tính trạng,
vậy chứng tỏ đây không phải là quy luật di truyền của men đen, mà là quy luật di
truyền tương tác của nhiều gen không alen lên sự hình thành 1 tính trạng ( gọi tắt là
tương tác đa gen )
- Giáo viên cho học sinh lên bảng ghi công thức tổng quát về kiểu gen ở F2
F
1
x F
1
: Hoa đỏ ( AaBb) x Hoa đỏ (AaBb)
F
2
: 9 A-B- : 3A-bb : 3 aaB- : 1 aabb
- Giáo viên cho học sinh gán kiểu hình thu được ở F2 vào kiểu gen tổng quát
sao cho đúng
F
2
: 9 A-B- : Hoa đỏ ( 3A-bb : 3 aaB- : 1 aabb) : Hoa trắng
- Giáo viên giải thích sự tác động qua lại của các gen lên hình thành màu sắc
hoa theo cơ sở hóa sinh
- Cuối cùng học sinh sẽ kết luận : màu sắc hoa chịu chi phối bởi quy luật di
truyền tương tác bổ sung tỉ lệ 9 : 7
BÀI : DI TRUYỀN LIÊN KẾT
a. DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN
* P thuần chủng : ruồi thân xám , cánh dài x ruồi thân đen , cánh cụt
F
1
: 100% ruồi thân xám , cánh dài
- Lai phân tích :Pa : ruồi đực F1 thân xám , cánh dài x ruồi cái thân đen ,

cánh cụt
F
a
: 1 thân xám , cánh dài : 1 thân đen , cánh cụt
- Giáo viên cho học sinh nhận xét về các cặp tính trạng ở P
- Học sinh : P thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản
- Giáo viên hỏi : vậy ruồi F1 có các cặp gen như thế nào ? Biết rằng đây là
trường hợp đơn gen
- Học sinh sẽ vân dụng kiến thức trong bài phân li độc lập để trả lời : P thuần
chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, do đó F1 phải có 2 cặp gen dị hợp
( Aa,Bb)
- Giáo viên hỏi : Theo các em để F2 được tỉ lệ 1 : 1 thì ruồi đực F1 phải cho
mấy loại giao tử với tỉ lệ như thế nào
- Học sinh : Để F2 được tỉ lệ 1 : 1 thì ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử với
tỉ lệ 1 :1
- Giáo viên đặt câu hỏi : Ruồi đực F1 có 2 cặp gen dị hợp mà chỉ cho 2 loại
giao tử thì chứng tỏ điều gì?
- Học sinh có thể lúng túng và xuất hiện nhu cầu cần giải quyết vấn đề
- Giáo viên : nếu học sinh lúng túng chưa có câu trả lời , giáo viên gợi mở
- Theo các em nếu ruồi đực F1 có 2 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp NST khác
nhau thì ruồi đực F1 sẽ cho mấy loại giao tử ? và kết quả phép lai phân tích ruồi
đực F1 với ruồi cái đen ,cụt sẽ cho mấy loại tổ hợp , với tỉ lệ như thế nào ?
- Học sinh : nếu ruồi đực F1 có 2 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp NST khác
nhau thì ruồi đực F1 sẽ cho 4 loại giao tử và kết quả phép lai phân tích ruồi đực F1
với ruồi cái đen ,cụt sẽ cho 4 loại tổ hợp , với tỉ lệ 1 :1:1:1
- Giáo viên : vậy chứng tỏ 2 cặp gen có nằm trên 2 cặp NST được không ?
- Học sinh trả lời : chứng tỏ 2 cặp gen không thể nằm trên 2 cặp NST mà
phải nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng .
- Giáo viên nhấn mạnh : trường hợp này 2 cặp gen phải nằm trên cùng 1 cặp
NST tương đồng và liên kết hoàn toàn, gọi là hiện tượng liên kết gen .

- Giáo viên cho học sinh phát biểu khái niệm liên kết hoàn toàn .
- Giáo viên hỏi : khi 2 gen cùng nằm trên 1 NST chúng có thể di trền độc lập
được hay không ? tại sao?
- Học sinh phải huy động kiến thức giảm phân để trả lời câu hỏi : Vì chúng
cùng nằm trên 1 NST , nên NST đi đâu thì kéo theo chúng đi đó , tức là sự vận
động của NST đã kéo theo sự vận động của các gen trên đó .
- - Giáo viên viết kiểu gen của liên kết hoàn toàn và hướng dẫn các em ghi
được sơ đồ lai cho bài toán thuận :
Pt/c : Xám – dài x Đen – cụt
AB/ AB ab/ab
G: AB ab
F
1
: 1 AB/ab ( 100% xám – dài )
Lai phân tích ruồi đực F
1
: đực F
1
xám – dài x cái đen – cụt
AB/ ab ab/ab
G
a
: (1/2 AB ;1/2 ab) ab
F
a
: ½ AB/ab : ½ ab/ab
Kết quả về kiểu hình : ½ xám – dài : ½ đen – cụt
b. DI TRUYỀN LIÊN KẾT KHÔNG HOÀN TOÀN
* Thí nghiệm của Moocgan
- Lai phân tích ruồi cái F1 thân xám , cánh dài ( AB/ ab) với ruồi đực thân

đen , cánh cụt
- Kết quả lần thí nghiệm này Moocgan lại thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ :
0,41 xám ,dài : 0,41 đen ,cụt : 0,09 xám ,cụt : 0,09 đen , dài
- Giáo viên nêu câu hỏi tình huống có vấn đề : Lai phân tích ruồi đực F1
xám dài có kiểu gen AB/ab kết quả cho 2 tổ hợp tương đương , tại sao lai phân
tích ruồi cái F1 có kiểu gen giống ruồi đực F1 mà kết quả lại khác ?
- Học sinh sẽ lúng túng và có nhu cầu giải quyết vấn đề .
- Giáo viên gợi mở :Em hãy cho biết để đời lai phân tích cho 4 tổ hợp không
tương đương như kết quả thí nghiệm thì ruồi cái F1 phải cho mấy loại giao tử ? với
tỉ lệ như thế nào ?
- Học sinh trả lời : Ruồi cái F1 phải cho 4 loại giao tử không tương đương .
- Giáo viên tiếp tục hỏi : Vậy điều này chỉ có thể xảy ra khi có sự kiện gì xảy
ra ?
- Học sinh trả lời : Chứng tỏ đã xảy ra hiện tượng đổi chỗ của 2 gen alen trong
quá trình giảm phân tạo giao tử , gọi là hoán vị gen .
- Giao viên hỏi ; hoán vị gen là gì ? Điều kiện nghiệm đúng của hoán vị gen ?
so s ánh hoán vị gen và liên kết hoàn toàn ?
* Cơ sở tế bào học của hoán vị gen
- Giáo viên hỏi : Tại sao các gen alen lại đổi chỗ được cho nhau ?
- Giáo viên gợi mở : Em hãy cho biết ở kì đầu lần giảm phân 1 có sự kiện gì
rất nổi bật và đáng nhớ ?
- Học sinh huy động kiến thức đã học trong bài giảm phân lớp 10 để trả lời :
Ở kì đầu lần giảm phân 1 , các NST kép trong từng cặp NST tương đồng tiếp hợp
với nhau , dẫn đến đứt đoạn
- Giáo viên vẽ hình và hỏi : nếu 2 đoạn đứt ra mà trao đổi chéo đều cho nhau
thì dẫn đến hiện tượng gì ?
- Học sinh : Sẽ kéo theo sự đổi chỗ của các gen alen ( Hoán vị gen )
- Giáo viên hỏi : Nếu 2 đoạn đứt ra mà trao đổi đoạn không đều ,thì sẽ gây
hiện tượng gì ?
- Học sinh trả lời : gây đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn

- Giáo viên cho học sinh chốt lại cơ sở tế bào học của hoán vị gen ( tức là do
đâu mà có hoán vị gen ) : Do sự trao đổi chéo đều ở từng đoạn tương ứng của 2
crômatit không chị em ( khác nguồn ) , xảy ra ở kì đầu lần giảm phân thứ nhất .
- Giáo viên tiếp tục hỏi : Vậy ở kì đầu lần giảm phân 2 có hiện tượng hoán vị
gen hay không ? vì sao ?
- Giáo viên chốt lạicho học sinh hiểu 1số lưu ý về hoán vị gen và nhấn mạnh
về tần số hoán vị
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính tỉ lệ giao tử theo tần số hoán vị và
cách ghi sơ đồ lai .
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau đây là những kết qua nổi bật đã đạt được khi tôi phát huy phương pháp
dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong một số các bài giảng qui luật di truyền :
1. Học sinh hào hứng học môn sinh hơn , phát biểu xây dựng bài hăng say
hơn.
2. Học sinh học chủ động và tích cực hơn . Các em chăm chỉ học bài cũ hơn
và tự giác đọc bài mới ở nhà trước khi đến lớp .
3.Các em tư duy logic hơn , biết huy động và vận dụng những kiến thức đã
biết để giải quyết những vấn đề mới chưa biết . Biết liên kết và xâu chuỗi kiến thức
giữa các bài học , giữa các chương , giữa các chuyên đề sinh học.
4.Các em phát triển được kĩ năng thuyết trình , kĩ năng làm việc và thảo luận
nhóm , có những ý kiến phản biện rất tốt , nhiều khi có tính cao trào rất mạnh .
5. Các em nắm chắc được phần lí thuyết .Các em đã biết vận dụng kiến thức
lí thuyết để giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tiễn , vận dụng lí thuyết
để giải các dạng bài tập di truyền của Menđen , của hiện đại . Các em biết nhận
dạng quy luật di truyền , biết nhận dạng và có phương pháp giải dạng toán thuận ,
toán đảo , toán xác suất …
6. Nhiều học sinh đã đạt điểm cao trong các kì thi : học kì , thi học sinh
giỏi, thi tốt nghiệp , thi cao đẳng và đại học .
7. Nhiều em đã tốt nghiệp đại học với các ngành học của khối B, các em đã
trở thành những kĩ sư , những bác sỹ vừa có tài , có đức , thông minh và năng

động .
8. Giáo viên ngày càng thêm yêu và tâm huyết với nghề , tăng thêm niềm tự
hào , niềm vui và cảm hứng trong giảng dạy môn sinh học.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 12 ( chương trình nâng cao ) của nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam
2. Sách giáo viên sinh học 12 ( chương trình nâng cao ) của nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam
3. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997-2000 cho giáo viên THPT,
chuyên đề “ DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG BỘ MÔN SINH HỌC ”
của đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh trường đại học sư phạm
V. ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Phát huy phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong nhà trường
phổ thông nói chung và đối với bộ môn sinh học nói riêng có ý nghĩa rất lớn ,
không những cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học mà còn giúp các em
vững bước trên con đường đi tìm tri thức , góp phần đào tạo ra lớp người có trình
độ học vấn cao , có khả năng tư duy sáng tạo , thông minh và năng động, đáp ứng
được yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay . Thầy cô giáo phải lao động vất vả
hơn , đầu tư nhiều vào chuyên môn hơn , nhưng bù lại các em lĩnh hội kiến thức sẽ
tốt hơn ,vì chính thầy cô dẫn dắt các em đi trên con đường nghiên cứu của các nhà
khoa học , con đường tìm kiếm và nắm bắt tri thức một cách mềm dẻo , chứ không
hề áp đặt cứng nhắc như phương pháp truyền thống .Mặt khác nếu phát huy được
phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề sẽ giúp thầy cô ngày càng nâng cao
chất lượng giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm của mình . Chính vì thế tôi đã áp dụng
và phát huy phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong các bài giảng sinh
học bậc trung học phổ thông , đặc biệt là phát huy nhiều trong những bài giảng quy
luật di truyền một cách có hiệu quả. Tôi mong rằng phương pháp dạy học nêu và
giải quyết vấn đề sẽ được phát triển sâu rộng trong trường phổ thông , được quí
thầy cô giáo phát huy mạnh mẽ trong việc giảng dạy các môn học nói chung và
đặc biệt là bộ môn sinh học.

- Tôi rất mong các tổ trưởng chuyên môn nên dành nhiều thời gian hơn cho
việc sinh hoạt chuyên môn ở mỗi lần họp tổ , các thành viên trong tổ chân thành ,
cởi mở và thẳng thắn góp ý xây dựng về nội dung , nhất là đi sâu vào góp ý về
phương pháp giảng dạy để ngày một nâng cao được chất lượng dạy và học . Các tổ
chuyên môn cũng nên tuyên dương và khen ngợi những thầy cô có những phương
pháp dạy học hay , tích cực và sáng tạo , như thế sẽ tăng thêm sự phấn khích , niềm
tự haøo và nhiệt huyết trong giảng dạy của các thầy cô .
- Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí đồng nghiệp . Kính bút .
Biên Hòa , ngày 06 tháng 01 năm 2014
Ý KIẾN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI THỰC HIỆN
Giáo viên : Nguyễn Thị Tập
SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Biên Hòa, ngày 06 tháng 01 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM
Năm học : 2013- 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm :
PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG MỘT SỐ BÀI GIẢNG QUY LUẬT DI TRUYỀN
Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Tập . Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị : Tổ Sinh – Công nghệ – TDQP
Trường THPT Nguyễn Trãi – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
Lĩnh vực :( Đánh dấu X vào các ô tương ứng , ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác )
Quản lí giáo dục  Phương pháp dạy bộ môn: Môn Sinh ………
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác……………………………….
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng : Tại đơn vị  Trong ngành 
1. Tính mới ( Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây )
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến , đổi mới từ giải pháp đã co 
2. Hiệu quả ( Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây )

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những phương pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn
ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những phương pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị
có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng ( Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây )
- Cung cấp được những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối , chính sách :
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn , dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống
Tốt  Khá  Đạt 
- Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng
Tốt  Khá  Đạt 

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Ký tên và ghi rõ họ tên ) CHUYÊN MÔN (Ký tên , ghi rõ
họ tên và đóng dấu )

×