Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7 một cách hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 12 trang )

“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chương trình Tiếng Anh mới, bậc THCS đã được triển khai thực hiện
trên toàn quốc. Nét đổi mới nổi bật của nội dung chương trình mới là tạo cơ hội
tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Trên những
chủ đề và tình huống hay nội dung giao tiếp có liên quan đến môi trường sống
của học sinh. Sự thay đổi trên tạo điều kiện cho việc dạy và học tiếng Anh trong
nhà trường phổ thông trở thành việc dạy sinh ngữ cho học sinh. Mục tiêu của
việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông theo quan điểm của
phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho các em rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
vào mục đích giao tiếp. Chính vì thế cái đích cuối cùng của quá trình dạy và
học phải là năng lực giao tiếp chứ không chỉ là năng lực ngôn ngữ. Muốn đạt
được mục đích đó, việc dạy tiếng Anh không chỉ trang bị cho học sinh vốn ngữ
pháp, từ vựng mà còn phải dạy các kỹ năng ngôn ngữ: Nghe – Nói - Đọc - Viết.
Trong đó Nghe và Nói là hai kỹ năng sản sinh ngôn ngữ vô cùng quan trọng để
học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp của mình.
Tuy nhiên, trong thực tiễn của quá trình giảng dạy, việc rèn luyện các kỹ
năng cho học sinh, giáo viên phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức,
đặc biệt là rèn luyện 2 kỹ năng Nghe và Nói tiếng Anh cho học sinh. Khó khăn
này lại càng nhiều hơn đối với đối tượng học sinh đầu cấp – lớp 7. Hơn nữa,
trong một môi trường sống và học tập của học sinh ở vùng khó khăn, xa trung
tâm, đa số học sinh lớp 6, 7 rất ngại nói, ngại giao tiếp, cách phát âm của các em
hầu như là chưa chính xác, các em chưa có hứng thú học tập đối với bộ môn.
Trong các tiết học, nếu giáo viên áp dụng phương pháp dạy học truyền thống
thì chỉ có rất ít học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, số còn lại cũng chỉ ghi
bài và lắng nghe bài giảng một cách thụ động, máy móc, mà không hiểu được
nội dung bài học, dẫn đến hiệu quả học tập thấp. Tôi thật sự rất trăn trở về điều
này. Với nội dung chương trình của bộ môn tiếng Anh 7, nếu người giáo viên


biết cách linh hoạt lồng ghép thì bên cạnh việc dạy từ vựng và ngữ pháp thì
việc rèn luyện cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc –Viết có thể được đưa vào trong
cùng một tiết dạy khá hấp dẫn. Đặc biệt là 2 kỹ năng quan trọng của phương
pháp giao tiếp, đó là Nghe và Nói. Làm thế nào để học sinh hứng thú hơn với
môn học, hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng Nghe – Nói tiếng Anh cho
học sinh lớp 7 một cách hiệu quả, để tạo đà quan trọng cho các em ở các lớp
tiếp theo của khối THCS là điều mà tôi muốn chia sẻ trong bài viết này.
Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe –
nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7 một cách hiệu quả”.
2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài :
Để thực hiện các giải pháp của mình một cách hiệu qủa, tôi đã kết hợp sử
dụng các biện pháp sau đây :
1


“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.
2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Khai thác thông tin khoa học về phương pháp giảng dạy có hiệu quả qua
sách, tài liệu có liên quan, các khoá học bồi dưỡng thường xuyên, các chuyên đề
về chuyên môn .
2.2. Phương pháp quan sát:
- Trực tiếp áp dụng sáng kiến vào các giờ dạy ở các lớp được phân công
đảm nhiệm kết hợp so sánh với các lớp không trực tiếp giảng dạy qua các tiết dự
giờ, thăm lớp .
3.3. Phương pháp đàm thoại:
- Trực tiếp trao đổi với học sinh ở các lớp giảng dạy và cả các lớp không
giảng dạy để tìm hiểu thông tin, phản hồi của học sinh.
4.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
- Thông qua kết quả kiểm tra kỹ năng Nói và Nghe của học sinh qua các giờ

dạy trên lớp, qua quá trình làm việc cặp, nhóm của học sinh trong các hoạt động
trên lớp và các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ .
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là
giáo dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công
cụ giao tiếp quốc tế và là chìa khoá mở kho tàng tri thức của nhân loại. Mặt
khác, việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh
trở thành cấp bách và không thể thiếu. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc
này là nguồn lực con người được phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cở
sở mặt bằng dân trí được nâng cao.
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, có nhiều điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Trong quá trình hội nhập
quốc tế, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống nhân dân, Hà Tĩnh đang cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và
ngoại ngữ, sẵn sàng tiếp thu và khai thác các tiến bộ trên thế giới cho việc năng
cao hiệu quả lao động, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy các kỹ năng tiếng Anh cho học
sinh, giáo viên phải đương đầu không ít khó khăn, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng
Nghe và Nói cho học sinh. Rõ ràng, Nghe – Nói thực sự là hai kỹ năng khó đối
với học sinh THCS, với học sinh lớp 7 lại càng khó khăn hơn. Chính vì điều đó,
tôi thiết nghĩ, ngay từ lúc này, chúng ta cần phải hình thành, rèn luyện và phát
triển kỹ năng Nghe – Nói cho các em.Vì vậy, người giáo viên cần phải làm gì
để hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng Nghe – Nói tiếng Anh cho các
em ngay từ đầu cấp học, đặt nền móng ban đầu vô cùng quan trọng cho các lớp
tiếp theo là điều vô cùng cần thiết. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng Nghe
2



“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.
– Nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7 một cách hiệu quả là điều mà tôi luôn trăn
trở và muốn chia sẻ trong bài viết này.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình giảng dạy cả bốn khối lớp, tôi nhận thấy một sự thật
rằng, trong bốn kỹ năng thì kỹ năng Nghe – Nói là kỹ năng mà học sinh yếu
nhất, lúng túng nhất. Phần lớn học sinh rất ngại và lo lắng với các bài tập của
phần Nghe, các em thấy luyện Nghe là khó nhất. Đặc biệt, với học sinh ở vùng
nông thôn, cơ hội để Nói và Nghe tiếng Anh là hầu như không có. Đa số các em
rụt rè, ngại giao tiếp bằng tiếng Anh. Chính vì thế kỹ năng Nghe - Nói lại càng
khó khăn hơn. Các bài kiểm tra định kỳ, đa số học sinh đạt điểm rất thấp ở phần
Nghe, các em ngại giao tiếp, sợ nói sai, không chủ động, rất rụt rè.
Như vậy, việc làm thế nào để giúp học sinh hình thành, rèn luyện và phát
triển kỹ năng Nghe – Nói qua mỗi tiết học trên lớp là vô cùng quan trọng và
cần thiết. Trong bài viết nhỏ này, tôi mạnh dạn trình bày vài suy nghĩ của mình
trong việc hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng Nghe – Nói tiếng Anh
cho học sinh lớp 7, một khối lớp đặt nền móng vô cùng quan trọng cho việc
rèn luyện và phát triển 2 kỹ năng này ở các lớp tiếp theo.
3. Một số giải pháp giúp học sinh hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng
Nghe – Nói tiếng Anh cho học sinh qua các tiết học ở chương trình tiếng Anh
lớp 7 .
3.1 Hãy bắt đầu mỗi tiết học bằng những tình huống giao tiếp gần gũi, hài
hước, hóm hỉnh giữa giáo viên và học sinh – một điều cần thiết và hiệu quả
trong các tiết học tiếng Anh .
3.1.1 Học sinh sẽ hứng thú hơn với tiết học nếu như giáo viên bước vào và có
những câu hỏi đầu tiên dạng như :
- How are you today ?
- Are you happy today ?
- What’s the weather like today ?

- Does Nam have new hair ? / Does Thu have a new shirt ? / Is it
very beautiful , class ? …
Những câu hỏi “warm up” này sẽ giúp học sinh khởi động bài học một
cách hào hứng. Tuỳ vào nội dung của bài học trước và nội dung, chủ điểm của
bài học mới để giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp, gây hứng thú với
nội dung bài học.
3.1.2 Giáo viên có thể bắt đầu các tiết học trong chương trình Anh 7 bằng những
câu đố vui phù hợp với từng bài cụ thể sau (có thể kết hợp để giới thiệu bài mới
luôn).
- What has three hands but only one face ? ( - A clock )
( Đây là tiết học hỏi – đáp về thời gian )
- Why is letter E so important ? ( -Because, it’s the beginning of
Everything )
3


“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.
- What is black when it’s clean and white when it’s dirty ? (- A black
board ).
- What am I ? When I go up , you see the light. When I go down, you
see the dark .( - I am an eye) .
- What am I ? When I young , I’m tall .When I’m old , I’m short .(- I am
a candle ).
- What is always hot even if you put it in the refrigerator ? (- Pepper or
Chilli ).
- Where is the best place to put the cake in ? (- In the mouth ).
- What is after yesterday and before tomorrow ? ( - Today ) .
- What is the longest word in the English language (-Smiles – because there
is a mile between the beginning and the end of it ).

Trong quá trình dạy, giáo viên nên khuyến khích các em ghi nhớ các câu
đố giáo viên đã hỏi và tìm tòi thêm các câu đố khác nữa để đố nhau vào các giờ
ra chơi, giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp hay là sinh hoạt Câu lạc bộ tiếng Anh

Giáo viên có thể hỏi cả lớp hoặc là cho học sinh hỏi nhau theo từng cặp
hoặc nhóm. Học sinh sẽ rất hứng thú và luôn chờ đợi xem hôm nay giáo viên sẽ
hỏi mình câu hỏi “Warm up” nào đây, sẽ được bạn đố câu hỏi nào đây về chủ
điểm đã học hoặc chuẩn bị học. Điều này vô cùng quan trọng khi chúng ta hình
thành được cho các em một thói quen luôn biết lắng nghe và luôn cố gắng để
nghe và hiểu những gì giáo viên hay bạn mình đang nói để mà trả lời.
3.2 Hãy đơn giản hoá, sinh động hoá các tiết dạy của chương trình Tiếng
Anh 7 để học sinh được luyện tập đều cả 4 kỹ năng, đặc biệt là Nghe và Nói
bằng cách thường xuyên sử dụng tranh ảnh .
Trong mỗi tiết dạy của chương trình tiếng Anh 7, giáo viên nên khai thác
tối ưu bộ tranh rất đẹp trong sách giáo khoa ( nên in màu lên giấy A4 thì hiệu
quả sẽ cao hơn ). Giáo viên có thể dùng tranh vừa giới thiệu từ mới của bài học,
lại vừa luyện tập kỹ năng Nghe – Nói và thậm chí được cả kỹ năng Viết luôn,
rất tiện ích. Sau đây là một số tiết đại diện tiêu biểu cho việc sử dụng tranh hiệu
quả trong việc rèn luyện kỹ năng Nghe – Nói cho học sinh trong chương trình
lớp 7 .
Ví dụ 1 : Unit 5 : B1-2

4


“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.

Ở tiết này, với bức tranh ở trang 56, giáo viên vừa chỉ tay vào từng bức tranh
và giới thiệu từ mới của bài với câu hỏi : What do you usually do at recess ?

Giáo viên còn dùng tranh để cho học sinh luyện Nói theo cặp với phần Picture
Cue Drill luôn , rất hiệu quả mà lại sinh động:
S1: What do you do at recess ?
S2: I skip rope
S1:Do you play blindman’s bluff ?
S2: .........................................
Sau khi cặp học sinh trước thực hiện xong, giáo viên gọi cặp tiếp theo hỏi - đáp
về người vừa được hỏi của cặp trước :
S1: What does Lan do at recess?
S2: ……………………………………
Rồi sau đó , những bức tranh này lại giúp học sinh trong phần viết Write –it –up
rất hiệu quả :
Ví dụ 2 : Unit 6 : A2

5


“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.

Giáo viên dùng tranh để giới thiệu từ mới về các giới từ chỉ địa điểm bằng cách
hỏi :
S1 : What do you usually do after school?
S2 : I …………
Ở phần Practice , với phần “Picture drill” học sinh cũng dùng bức tranh này để
luyện nói luôn :
Ví dụ 3 :
Unit 7 : A2- 3

6



“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.

Trước khi sử dụng 4 bức tranh này để cho học sinh làm bài tập Nghe ở phần
A3, giáo viên có thể kiểm tra bài cũ A1 với hình thức kiểm tra kỹ năng Nghe –
Nói .
Sau đó, cho học sinh nghe và đánh số thứ tự các bức tranh từ 1 đến 4

7


“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.

Giáo viên có thể bắt đầu bài học bằng những câu hỏi : Do you like going
camping ? What should we bring when we go camping ?
Học sinh sẽ rất hứng thú với các bức tranh và phần đoán xem nhóm bạn của
Minh sẽ mang theo những thứ gì khi đi dã ngoại. Giáo viên cho học sinh gấp
sách và dự đoán với câu hỏi :
a) Where are they going ?
b) What three things are they going to bring ?
c) What are they going to do there ?
Ở phần nghe tiếp theo, giáo viên có thể sử dụng những bức tranh này cho
học sinh đoán tiếp với nhóm của bạn Vui với câu hỏi liên kết sau :
What about Vui and her four friends ?
Who are her four friends ? ( Ly – Lan –Mai –Nga )
Can you guess What is each person going to bring ?
3. Luyện nề nếp tập trung chú ý khi Nghe và Nói lại điều mình vừa được

Nghe .
Trong quá trình dạy, dù đó là tiết dạy ngữ pháp hay là tiết dạy kỹ năng,
giáo viên cần phải tập cho học sinh có ý thức và thói quen lắng nghe bạn nói .
Một cách giúp học tập trung chú ý nghe đó là giáo viên thường xuyên đặt ra
những câu hỏi yêu cầu học sinh phải sử dụng lại những thông tin từ điều bạn
mình đã nói để trả lời .
Ví dụ : - Giáo viên hỏi 1 học sinh A: Which sport do you like ?
Học sinh A trả lời :
I like tennis
Sau khi bạn A nói xong, giáo viên có thể gọi bất kỳ bạn nào trả lời câu hỏi :
Which sport does A like ?
He / She likes tennis .
Với hocj sinh lớp 7 việc rèn luyện cách chia động từ ở thì Hiện Tại Đơn
với ngôi thứ 3 số ít và cách phát âm của đuôi “S, ES ” hay cách phát âm của
danh từ số nhiều …là rất quan trọng. Khi giáo viên kiểm tra một cách thường
xuyên với những câu hỏi dạng này thì sẽ tăng khả năng ghi nhớ kiến thức ngữ
pháp và đồng thời rèn luyện được cả kỹ năng Nghe – Nói cho học sinh luôn.
8


“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.
Học sinh sẽ hình thành sự tập trung chú ý trong giờ học và luôn chủ động để
trả lời câu hỏi của giáo viên .
4. Một số trò chơi, hoạt động giúp học sinh hình thành kỹ năng Nghe- Nói
và hứng thú Nghe và Nói trong các tiết dạy cụ thể ở chương trình tiếng Anh
7.
Mỗi tuần một lần giáo viên cố gắng cho học sinh chơi một trò chơi tập
trung Nghe và Nói .
4.1. Trò chơi Whisper:

Với học sinh khối 7, giáo viên cho các em chơi theo 2 đội, mỗi đội 5 – 7 em .
Giáo viên chọn những từ có cách phát âm gần giống nhau hoặc kiểm tra học
sinh nghe và phát âm của đuôi S / ES sau động từ, hoặc danh từ số nhiều … mà
học sinh đã được học, lần lượt nói thầm vào tai học sinh đứng đầu hàng của mỗi
đội, các học sinh trong mỗi đội lần lượt truyền vào tai nhau cho đến bạn cuối
cùng, bạn đó lên bảng ghi ra từ mình vừa nghe được, và đọc to những từ đội
mình vừa viết được. Cho học sinh chơi trò chơi trong khoảng thời gian 3 phút,
đội nào viết được nhiều từ đúng hơn thì đội đó chiến thắng .
- Hãy dành khoảng 4-5 phút ở phần “Warm up”, hoặc Production phù hợp với
tiết dạy để cho các em chơi trò chơi này.
Vi dụ 1 :
Unit 1:
B1-2
fine
thirteen
five
thirty
nine
fifty
nice
fifteen
Ví dụ 2 :
Unit 2 : B 4-5
live
drive
lives
drives
goes
travels
go

travel
Ví dụ 3 : Unit 3 : B 1 - 2
rice
drive
ride
driver
bike
help
buy
have
4.2. Trò chơi: Picture dictation:
- Giáo viên miêu tả rõ ràng một bức tranh đơn giản có bố cục, chi tiết nằm
trong khuôn khổ từ vựng mà học sinh đã đưọc học, có thể pha vài chi tiết hài
hước để gây hứng thú cho học sinh .
Ví dụ 1:
Ở phần Post reading – Listening của tiết này, giáo viên có thể miêu tả
một bức tranh tương tự , có thể thêm vào vài chi tiết ( vài con gà ở trên sân ,
hay vài con vịt ở trong hồ …) cho học sinh vẽ phác thảo nhanh và cầm bức
tranh của mình miêu tả lại :
9


“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.
My house is small but it’s beautiful . To the left of the house, there is a
lake. There is a tall tree next to the lake. In front of the house, there are some
flowers. To the right of the house, there is a vegetable garden. There are some
chickens in the vegetable garden. Behind the house, there are some tall trees .
Behind the tall trees, there is a river and a rice paddy .
Ví dụ 2 :

Phần cuối của tiết học này, dành khoảng 6 -7 phút cho học sinh chơi trò
chơi này, để giúp học sinh ôn tập cả giới từ và thì Hiện Tại Tiếp Diễn, giáo viên
có thể cho học sinh nghe và vẽ bức tranh sau, rồi miêu tả lại :
This is a food store. A girl is standing in the store. A boy is waiting in
front of the store. There are some mountains behind the store and some houses
opposite it. There are some trees to the right of the sore and there is a truck to
the left of the store.
4.3. Trò chơi : Chain game
Ở phần Production / Post của khá nhiều tiết học trong chương trình Anh 6 có
thể cho học sinh chơi trò chơi này để ghi nhớ cấu trúc, nội dung của bài học. Cho
học sinh chơi theo nhóm 5- 7 em, có thể ít hơn tuỳ trình độ của học sinh.
Ví dụ 1 :
S1( Nam ): I watch television after school
S2 (Thu ): Nam watches televison and I listen to music after school .
S3(Huy): Nam watches TV, Thu listens to music and I play games
after school.
S4(Dung): Nam watches TV, Thu listens to music Huy plays games
and I …
S5 ……………………………………………………… and I …
Ví dụ 2 : S1 : There's a hotel near our house

S2: There's a hotel and a school near our house.
S3: ……………………………………………… and I …
Ví dụ 3 :
S1 : I’d like some noodles
S2 : Long’d like some noodles and I’d like a cold dink
S3 : Long’d like some noodles Minh’d like a cold dink and I ...
S4 : ……………………………………………………………and I …
4.4. Nghe và hát các bài hát ngắn , phù hợp với nội dung của từng tiết học .
Tập các bài hát ngắn, phổ nhạc các cấu trúc đã học, tạo cho học sinh có

thói quen thích nghe và hát theo trong khi nghe. Phải công nhận rằng đa số học
sinh rất thích hát tiếng Anh. Dù phát âm sai khi hát, sai nhạc nhưng điều đó
không quan trọng miễn là các em thích hát và để thuộc được bài hát thì các em
sẽ cố gắng nghe để hát cho đúng. Đó chính là mục đích của hoạt động này ! Vào
các giờ ra chơi, đâu đó trên sân trường những giai điệu vui nhộn của các bài hát
tiếng Anh được cất lên, đó thật sự là một nguồn động viên lớn lao để giáo viên
có những tiết dạy ngày càng hay dành cho học sinh của mình. Tôi thường tải các
10


“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.
bài hát vui nhộn, đáng yêu vào máy điện thoại và gợi ý học sinh : “Nếu tiết học
này các em làm việc tích cực, xây dựng bài sôi nổi thì sẽ có một món quà bất
ngờ vào cuối giờ !”. Một số bài hát tiếng Anh ngắn gọn, vui nhộn, phù hợp với
nội dung bài học được học sinh lớp 7 trường tôi rất yêu thích. Các em tập hát và
thuộc lời rất nhanh. Hãy dành khoảng 5-6 phút cuối tiết dạy, ghi lời bài hát sẵn
lên bảng phụ trước để dành thời gian cho các em nghe giai điệu nhạc và lời qua
máy nghe và tập hát cho các em .
Trước khi cho học sinh nghe giai điệu và tập cho học sinh giai điệu của bài
hát , giáo viên nên gọi 1 học sinh đọc lời và gợi ý các em dịch ý nghĩa của lời
bài hát. Chính điều này sẽ giúp các em nhớ lời và yêu bài hát hơn .
Ví dụ 1:
- Hai bài hát này rất phù hợp với chủ điểm Greeting của Unit 1
Hello and goodbye
Hello, hello, hello, hello. I’m very glad to see you .
Goodbye, goodbye. I’m very sad to leave you .
Good morning teacher
Good morning teachers, good morning teacher
How are you? How are you ?

We’re glad to see you . We’re glad to see you
How are you? How are you ?
Ví dụ 2:
- Bài hát này giúp học sinh ghi nhớ rất tốt cấu trúc : How many + plural N
How many
How many pupils are there in your class ?
How many teachers are there in your class ?
- How many pupils are there ?
- How many teachers are there ?
- twenty seven !
- Only one ! Oh, oh !
V. Kết quả thực hiện:
Sau nhiều năm áp dụng các biện pháp tích cực từ việc đầu tư cho bài
soạn cho đến việc linh hoạt, sáng tạo ở mỗi giờ lên lớp, nhằm mục đích kích
thích gây hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng Nghe – Nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7, tôi đã thu được một số kết quả khả quan. Từ chỗ, đa số học sinh rất
lười luyện Nói. Các em rụt rè, ngại giao tiếp bằng tiếng Anh, phát âm sai nhiều
và hầu như chưa có hứng thú học đối với bộ môn. Điều ngạc nhiên và vui mừng
nhất là dần dần đa số các em đã có hứng thú học tập thật sự đối với bộ môn
tiếng Anh, tham gia xây dựng bài sôi nổi hơn. Đặc biệt là các em đã mạnh dạn
hơn , tự tin hơn khi nói tiếng Anh trong các giờ học và trong các buổi sinh hoạt
11


“Một số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 một cách hiệu qủa.
câu lạc bộ tiếng Anh ở trường. Kỹ năng Nghe và Nói của các em đã được cải
thiện một bước tương đối quan trọng, tạo tiền đề cho các năm học tiếp theo.
C. KẾT LUẬN:
I. Bài học kinh nghiệm:

Muốn hình thành, phát triển kỹ năng Nghe – Nói tiếng Anh cho học sinh,
giáo viên phải là người giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Học sinh đóng
vai trò chủ đạo, có nghĩa là người giáo viên phải biết cách làm thế nào để phát
huy cao độ tính tích cực, tự giác của các em trong quá trình luyện tập, thực
hành. Làm thế nào để học sinh không sợ mắc lỗi trong quá trình thực hành , mà
luôn tự giác, tích cực. Để làm được điều đó, người giáo viên cần có thái độ tích
cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, chấp nhận lỗi đó như một phần tất yếu
trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản
thân và bạn bè. Người giáo viên phải luôn biết bồi đắp ngọn lửa của hứng thú
học tập, truyền niềm tin, sự say mê nhiệt huyết của mình đến với các em cách
tự nhiên qua các bài dạy. Chính điều này sẽ giúp mỗi người có một hướng đi
phù hợp nhất và hiệu quả nhất đối với đối tượng học sinh của mình.
II. Kiến nghị, đề xuất:
Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng theo yêu
cầu ngày càng cao của xã hội và nhu cầu ngày càng cao của chính người học, là
các em học sinh của chúng ta, chúng tôi những giáo viên tiếng Anh luôn mong
muốn được thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, được tham
gia nhiều hơn các đợt chuyên đề, được tham khảo các sáng kiến kinh nghiệm
hay từ các đồng nghiệp. Do đó chúng tôi kính mong lãnh đạo các cấp tạo điều
kiện quan tâm hơn nữa đến những vấn đề này để nâng cao hơn nữa chất lượng
dạy và học của bộ môn tiếng Anh trong các nhà trường hiện nay.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc hình thành, rèn luyện và
phát triển kỹ năng Nghe –Nói tiếng Anh cho học sinh 7 mà bản thân tôi đã đúc
kết được trong quá trình giảng dạy của mình. Mặc dù đã thu được một số kết
quả khá khả quan nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý
của các thầy cô, các đồng nghiệp để đề tài này thực sự mang lại kết quả cao
hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh ở các nhà
trường trong giai đoạn hội nhập, phát triển của đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


12



×