Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Phong tục hôn nhân của ngƣời dao đỏ ở sa pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.65 KB, 46 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
**************

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

PHONG TỤC HÔN NHÂN
CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Ở SA PA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI – 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
**************

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

PHONG TỤC HÔN NHÂN
CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Ở SA PA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Tính. Khóa luận có sử dụng tài liệu
tham khảo của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Hương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn Thị
Tính đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa
học cần thiết trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô giáo trong khoa
Ngữ văn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Khóa luận được hoàn thành, song không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót.Tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía Thầy, Cô và
các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Hương



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI DAO VÀ NGƢỜI DAO
ĐỎ HUYỆN SAPA, TỈNH LÀO CAI .......................................................... 6
1.1 Khái quát về người Dao và người Dao ở Lào Cai .................................. 6
1.1.1. Khái quát về người Dao ở Việt Nam ............................................... 6
1.1.2. Nguồn gốc của người Dao .............................................................. 6
1.1.3. Địa bàn cư trú của người Dao ở Việt Nam ..................................... 7
1.1.4. Các nhóm ngôn ngữ - chữ viết của người Dao ............................... 8
1.1.5. Tổ chức xã hội của người Dao ........................................................ 9
1.1.6. Hoạt động sản xuất của người Dao ................................................ 9
1.1.7. Nhà cửa của người Dao ................................................................ 10
1.2 Người Dao Đỏ ở Lào Cai ...................................................................... 12
1.2.1. Lịch sử của người Dao ở Lào Cai................................................. 12
1.2.2.Các yếu tố văn hóa xã hội .............................................................. 17
1.2.3.Các yếu tố văn hóa tinh thần ......................................................... 18
1.2.4.Các dạng thầy cúng ........................................................................ 19
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 21


Chƣơng 2: NHỮNG PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ
HUYỆN SAPA, TỈNH LÀO CAI................................................................. 22
2.1.Nguyên tắc trong hôn nhân ................................................................... 22

2.2.Hôn nhân truyền thống của người Dao Đỏ huyện SaPa ....................... 22
2.2.1. Các thủ tục nghi lễ trước đám cưới .............................................. 22
2.2.2. Trình tự các thủ tục nghi lễ trong đám cưới ................................. 24
2.2.3.Lễ lại mặt sau đám cưới ................................................................. 28
2.2.4. Hình thức lễ cưới của hai người ly hôn lấy nhau (cả hai bên đều
đã từng cưới một lần) .............................................................................. 29
2.3.Một số tục lệ của người Dao Đỏ huyện SaPa ....................................... 31
2.3.1. Tục “cạy cửa ngủ thăm” của người Dao Đỏ............................... 31
2.3.2.Tục “Coong trình” của người Dao Đỏ .......................................... 33
2.3.3. Tục “Kéo vợ” của người Dao Đỏ ................................................. 34
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 35
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 39
PHỤ LỤC TIẾNG DAO ĐỎ .......................................................................... 40


MỞ ĐẦU
1 L do chọn ề tài
Tộc người Dao ở Việt Nam được các nhà khoa học xếp vào nhóm ngôn
ngữ Mông - Dao thuộc ngữ hệ Nam Á trong chủng tộc Môngôlôit. Người Dao
có nhiều nhóm địa phương như: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Lô Gang (Dao
Thanh Phán), Dao Quần Trắng, Dao Tuyển (Dao Áo Dài). Những đặc trưng
văn hoá của các nhóm người Dao được thể hiện qua các dạng thức văn hoá
vật thể, phi vật thể và các loại hình tổ chức xã hội như: Nhà ở, trang phục, ẩm
thực, lễ cấp sắc, đám cưới, y học cổ truyền, tổ chức gia đình, làng bản với
nhiều màu sắc riêng biệt.
Người Dao tuy được chia làm nhiều nhóm khác nhau nhưng ngôn ngữ
của họ là thống nhất cho thấy rõ mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồng
người Dao với nhau. Người Dao sinh sống ở nhiều vùng, miền nhưng sinh
hoạt cộng đồng vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập quán,

qua hôn nhân. Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, người Dao chỉ mong gả
trong nội bộ người Dao. Đó là một trong những cách để người Dao giữ gìn
ngôn ngữ và phong tục tập quán của họ.
Ở Lào Cai, người Dao ở huyện Sa Pa thuộc nhóm Dao Đỏ, biểu hiện rõ
rệt nhất là trên trang phục của họ từ áo, quần, váy, đến khăn, thắt lưng. Trên
trang phục nữ thì màu đỏ chiếm màu chủ đạo, nổi bật nhất là chiếc khăn đội
đầu màu đỏ thắm của phụ nữ đặc biệt khi trở thành cô dâu về nhà chồng. Hôn
nhân người Dao Đỏ ở Sa Pa là sự thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa của họ,
bởi đám cưới người Dao Đỏ trải qua rất nhiều nghi lễ vừa độc đáo lại vừa giữ
được những phong tục của người xưa để lại. Nếu ai đã từng được tham dự
hoặc nghe kể lại đám cưới người Dao Đỏ thì không thể nào không có ấn
tượng với các nghi lễ hiếm có này.

1


Các nghi lễ đó là gì? diễn ra như thế nào? Ẩn chứa đằng sau những
nghi lễ phức tạp đó là những vấn đề gì về giới, về vị thế xã hội, quan hệ cộng
đồng, về dàn xếp các trật tự xã hội, về tâm linh, vũ trụ quan của người Dao
Đỏ? Có thể thấy đám cưới của người Dao Đỏ không những những nét riêng,
độc đáo so với nhiều tộc người khác như Thái, Mông mà còn có nét khác khi
so với các nhóm người Dao cùng địa bàn sinh sống. Hiện nay, xã hội ngày
càng phát triển, nhiều tục lệ của các tộc người thiểu số có phần bị mai một,
nhưng ở tộc người Dao vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của
mình và chính điều đó góp phần làm nên bản sắc văn hóa của người Dao
trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài:“Phong tục hôn nhân
của ngƣời Dao Đỏ ở Sa Pa”
2 Lịch sử vấn ề
Cho đến nay đã có các công trình nghiên cứu về người Dao và văn hóa

người Dao, sơ lược điểm qua như sau:
- Các công trình viết về các tộc người thiểu số có đề cập đến người
Dao: Tác giả Hoàng Nam, trong sách Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người
văn hóa Việt Nam [8], đã đề cập đến điều kiện tự nhiên, môi trường văn hóa
các dân tộc ở Việt Nam, trong đó có người Dao. Tác giả Nguyễn Đăng Duy,
với sách Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam [3], đã đề cập đến
văn hóa các dân tộc thiểu sốViệt Nam trong đó có người Dao, cung cấp cho
người đọc có những thông tin chung về văn hóa tộc người Dao.
- Các công trình viết riêng về người Dao và văn hóa người Dao: Cuốn
Người Dao ở Việt Nam [4] của tập thể tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc
Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến là công trình đã đề cập khá toàn diện
về đời sống của người Dao trên lãnh thổ Việt Nam như dân số, địa vực, tên
gọi các nhóm Dao, các hình thái kinh tế, sinh hoạt văn hóa vật chất, văn hóa

2


tinh thần, sinh hoạt xã hội và những đổi mới trong đời sống của người Dao từ
cách mạng tháng Tám (1945) đến năm 1971. Cuốn Sách cổ người Dao - tập 3
“Những bài ca giáo lý [10], do Trần Hữu Sơn chủ biên là một trong các bộ
sách ghi chép lại những lời hay, ý đẹp mang tính chất răn dạy giáo lý của
người Dao. Trong đó có lời răn dạy quan hệ gia đình: con cái ngoan ngoãn,
vợ chồng hoà thuận; có lời khuyên răn về lời ăn tiếng nói; trong lễ cưới, trước
bàn thờ tổ tiên, đôi vợ chồng trẻ phải tự răn mình chung thuỷ, thương yêu lẫn
nhau. Lời răn dạy là những câu nói có vần, có nhịp điệu; các lời răn dạy có
nhiều loại hình khác nhau. Với người Dao, lời răn dạy như nguồn suối tắm
mát chu kỳ đời người.
- Có rất nhiều các công trình về đám cưới người Dao như:
+ Tác giả Trần Hữu Sơn, trong cuốn Lễ cưới người Dao Tuyển [9], đã
trình bày khái quát chung về người Dao Tuyển và mô tả về lễ cưới người Dao

nhóm Dao Tuyển khá đầy đủ chi tiết với cách tiếp cận dân tộc học.
+ Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, với công trình Đám cưới người Dao
Nga Hoàng [7], đã trình bày khái quát về người Dao Nga Hoàng ở Yên Bái và
một số hình thức lễ cưới của người Dao Nga Hoàng. Ngoài ra, còn có khá
nhiều bài viết về lễ cưới của người Dao Đỏ đăng trên các báo, tạp chí điện tử
như: Dân tộc Dao Đỏ ở Sa Pa, bài viết đã giới thiệu những nét cơ bản về tín
ngưỡng của người Dao và người Dao Đỏ.
- Chùm bài viết của tác giả Ngân Lượng “Lễ cưới người Dao Đỏ ở Sa
Pa, LàoCai”, dulich.net; “Lễ nhập khẩu và đặt tên trong đám cưới người
Dao”, vietbao.vn; “Đám cưới người Dao Đỏ trên Tả Van xanh”, Lào
Cai.gov.vn mới dừng ở việc kể tên và giới thiệu về một vài nghi lễ trong đám
cưới người Dao Đỏ và chủ yếu viết về cảm nhận của tác giả vô tình được
chứng kiến lễ cưới người Dao Đỏ trong khi đi du lịch, các mô tả còn chung
chung trong khuôn khổ quy định của một bài báo. Các công trình, bài viết trên

3


đã cung cấp cho tác giả luận văn những hiểu biết khái quát về điều kiện tự
nhiên, môi trường kinh tế, ngôn ngữ, đời sống văn hóa và đám cưới người
Dao. Đó là những gợi mở cần thiết cả về lý luận và thực tiễn để tôi thực hiện
đề tài cho luận văn này.
Như vậy, cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu khảo sát về hôn nhân và
việc cưới xin của người Dao Đỏ ở tỉnh Lào Cai nói chung, ở người Dao Đỏ
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nói riêng. Đề tài “Phong tục hôn nhân của người
Dao Đỏ ở Sa Pa”, được thực hiện trên tinh thần khảo sát trung thực, đầy đủ,
trình tự đám cưới của người Dao đỏ ở một địa bàn cụ thể, hy vọng sẽ bổ sung
thêm cho những thành quả của các tác giả đi trước.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Phong tục là thói quen đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống xã hội,

được mọi người công nhận và làm theo. Cùng với các phong tục, tập quán
khác nhau, tục “Phong tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở Sa Pa” góp phần
làm cho văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa người Dao nói riêng trở nên
đặc sắc. Qua đó biết được những giá trị đặc sắc của phong tục này. Để từ đó
đưa ra những giải
pháp nhằm bảo tồn giá trị văn hóa ý nghĩa, đồng thời khắc phục những biến
tướng của tục “coong trình” trong xã hội hiện nay.
4 Mục ích nghiên cứu
Giúp bạn đọc có thể hiểu biết được về dân tộc Dao trên nhiều phương
diện, đặc biệt là người Dao Đỏ. Đồng thời hiểu về nét đặc sắc của “Phong tục
hôn nhân của người Dao Đỏ ở Sa Pa”. Ý nghĩa tốt đẹp của phong tục này
khẳng định được những giá trị của “Phong tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở
Sa Pa”. Từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát về dân tộc Dao và tục
“coong trình” của người Dao Đỏ. Qua đó khẳng định sức sống lâu bền của giá
trị văn hóa truyền thống.

4


5 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
5 1 Đối tƣợng nghiên cứu
Nghi lễ hôn nhân người Dao Đỏ ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai bao gồm
nội dung trình tự trước và sau lễ cưới.
5 2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu các nghi lễ trong hôn nhân của
người Dao Đỏ ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
6 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực địa.
- Phương pháp lịch sử - so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.

7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, khóa luận gồm 2 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về người Dao ở Việt Nam
- Chương 2: Những phong tục trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở Sa Pa

5


Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI DAO VÀ NGƢỜI DAO
ĐỎ HUYỆN SAPA, TỈNH LÀO CAI
1.1 Khái quát về ngƣời Dao và ngƣời Dao ở Lào Cai
1.1.1. Khái quát về người Dao ở Việt Nam
Người Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền,
Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v)
là một dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là nam Trung Quốc, và lân cận ở
bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á. Tại Trung Quốc người Dao là một trong số
56 dân tộc thiểu số ở được công nhận, (tiếng Hán: 瑶族, Pinyin: Yáo zú, nghĩa
là Dao tộc) với dân số là 2.637.000 người. Người Dao cũng là một dân tộc
thiểu số ở Lào, Myanma, Thái Lan.
Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là
751.067 người (2009). Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông
nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao
Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số
tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh
(người Dao Thanh Y).
Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với
những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang
phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo dài, Dao
Quần Trắng,... Mặc dù, họ có nhiều nhóm người khác nhau.

1.1.2. Nguồn gốc của người Dao
Theo kết quả nghiên cứu của Đề án "Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ
người Dao", do Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Thể thao Lào Cai) chủ trì có đăng tại thì: Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở
đảo Hải Nam (Trung Quốc) gồm 7 nhóm. Người Dao ở Việt Nam và ở Lào
Cai có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng và Dao Làn Tẻn (còn gọi là Dao

6


Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào khoảng cuối thế kỷ
17). Để đến được đất Việt, sống ở vùng núi như ngày nay, người Dao đã phải
trải qua cuộc hành trình muôn phần gian khổ vượt biển, vượt núi, vượt
sông.Điều này phản ánh rõ trong nhiều phong tục, nghi lễ của người Dao và
được ghi lại rất tỉ mỉ trong sách cổ. Người Dao di cư sang Việt Nam theo
nhiều đợt từ đảo Hải Nam, qua Phòng Thành, tới Bắc Giang. Tới đây, họ di
chuyển theo các hướng khác nhau là:
- Theo sông Lô tới Hà Giang hình thành nên người Dao áo dài.
- Theo sông Chảy tới Lào Cai, hậu duệ ngày nay gọi là Dao Tuyển.
- Nhóm ở lại vùng Nga Hoàng thuộc Yên Lập, Yên Phúc một thời gian,
sau đó di chuyển tới Văn Chấn (Yên Bái), rồi Văn Bàn (Lào Cai) là tổ
tiên người Dao quần chẹt ngày nay.
1.1.3. Địa bàn cư trú của người Dao ở Việt Nam
Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một
số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh
như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lai Châu, Hòa Bình,…
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Dao ở Việt Nam
có dân số 751.067 người, cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người
Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (109.708 người, chiếm 15,1% dân
số toàn tỉnh và 14,6% tổng số người Dao tại Việt Nam), Tuyên Quang

(90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 12,1% tổng số người Dao tại
Việt Nam), Lào Cai (88.379 người, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8%
tổng số người Dao tại Việt Nam), Yên Bái (83.888 người, chiếm 11,3% dân
số toàn tỉnh và 11,2% tổng số người Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (59.156
người, chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh), Bắc Kạn (51.801 người, chiếm 17,6%
dân số toàn tỉnh), Cao Bằng (51.124 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh),

7


Lai Châu (48.745 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh), Lạng Sơn (25.666
người), Thái Nguyên (25.360 người)
1.1.4. Các nhóm ngôn ngữ - chữ viết của người Dao
Có một số nhóm khác biệt trong phạm vi dân tộc Dao, và các nhóm này
cũng nói bằng một vài ngôn ngữ từ các ngữ hệ khác nhau như:
- Hệ ngôn ngữ H'Mông - Miền (Miêu - Dao):
+ Người Miền nói các thứ tiếng Miền (tiếng Trung: 勉語/勉语, HánViệt: Miễn ngữ)
+ Các ngôn ngữ Miền-Kim:
o Tiếng Dìu Miền (Ưu Miền), khoảng 818.685 người (383.000 tại
Trung Quốc, 350.000 tại Việt Nam, 40.000 tại Thái Lan, 20.250
tại Lào, 70.000 tại Hoa Kỳ)
o Tiếng Kim Môn (còn gọi là tiếng Dao đồng bằng, tiếng Làn Tẻn,
tiếng Lam Điện), trên 300.000 người Dao
o Phương ngữ Phiêu Man, 20.000 người
+ Phương ngữ Tảo Mẫn, 60.000 người
+ Tiếng Miền Phiêu-Giao, 43.000 người
+ Tiếng H'Mông (hay tiếng Miêu)
+ Tiếng Bố Nỗ, 258.000 người
+ Phương ngữ Ngô Nại, 18.442 người
+ Phương ngữ Ưu Nặc, 9.716 người

+ Phương ngữ Huỳnh Nại, 1.078 người, còn được biết đến như là 'Hoa
Lam Dao'
+ Một vài nhà ngôn ngữ học gộp nhóm các ngôn ngữ trên - với tổng
cộng trên 287.000 người - cùng nhau như là các phương ngữ của tiếng Bố Nỗ
(布努语).

8


- Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai: Tiếng Lạp Già (拉珈語/拉珈语), 12.000
người
- Tiếng Trung: Khoảng 500.000 người Dao nói các phương ngữ của
tiếng Trung
1.1.5. Tổ chức xã hội của người Dao
Những người đàn ông Dao đóng một vai trò thống trị trong gia đình,
họ là người chia sẻ với cộng đồng và quản lý về kinh tế. Họ cũng đóng một
vai trò quan trọng trong các nghi lễ như hôn nhân, đám tang, và xây dựng nhà
mới. Người Dao có rất nhiều cái tên về gia đình khác nhau. Mỗi dòng họ có
hệ thống tên riêng của mình để phân biệt giữa người của các thế hệ khác
nhau.
Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và quan
hệdòng họ. Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu.
Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân
biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau.
1.1.6. Hoạt động sản xuất của người Dao
Nương, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến ở
người Dao. Tuỳ từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này haykhác
nổi trội lên như: Người Dao Quần Trắng, Dao Áo Dài, Dao Thanh Y chuyên
làm ruộng nước. Người Dao Ðỏ thổ canh hốc đá. Phần lớn các nhóm Dao
khác làm nương du canh hay định canh. Cây lương thực chính là lúa, ngô, các

loại rau màu quan trọng như bầu, bí, khoai… Họ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ở
vùng lưng chừng núi và vùng cao còn nuôi ngựa, dê.
Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao. Họ ưa dùng vải
nhuộm chàm. Hầu hết các xóm đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ. Nhiều
nơicòn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang. Nghề thợ
bạclà nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức như vòng cổ, vòng

9


chân, vòng tay, vòng tai, nhẫn, dây bạc, hộp đựng trầu… Nhóm Dao Ðỏ và
Dao Tiền có nghề làm giấy bản. Giấy bản dùng để chép sách cúng, sách
truyện, sách hát hay dùng cho các lễ cúng như viết sớ, tiền ma. Nhiều nơi có
nghề ép dầu thắp sáng hay dầu ăn, nghề làm đường mật.
1.1.7. Nhà cửa của người Dao
Ở Việt Nam, người Dao về cơ bản có ba loại hình nhà ở chính : Nhà
đất, nhà sàn (người Dao Quần Trắng ở Yên Bái) và nhà nửa sàn nửa đất
(người Dao Đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai). Người Dao không có thợ làm nhà
chuyên nghiệp mà mọi người trong thôn đều có thể làm được, kể cả phụ nữ.
Người Dao có tập quán tương trợ lẫn nhau từ lâu đời. Mỗi khi trong thôn có
người làm nhà thì mọi người tới làm giúp hoặc góp thêm nguyên vật liệu.Vì
vậy, công việc được tiến hành rất nhanh chóng.
- Loại hình nhà đất
+ Nhà đất là loại hình nhà ở đã có từ rất lâu đời và phổ biến trong cuộc
sống của người Dao, nhà đất thường có ba hoặc năm gian đứng (không có
chái). Người ta cho rằng: Có ở nhà nền đất thì mới có chỗ để cúng Bàn
vương.
+ Bộ sườn của nhà nền đất được cấu tạo khá đơn giản. Thông thường,
mỗi vì kèo chỉ có hai hoặc ba cột, một quá giang và một bộ kèo đơn. Với
người Dao, nhà nền đất luôn mang tính chất bền vững, thích hợp với điều kiện

sản xuất tương đối ổn định ở miền núi rừng.
- Loại hình nhà sàn
+ Nhà sàn phổ biến ở những người Dao đã làm ruộng nước và sống gần
người Tày, Nùng, Việt hoặc ở những thôn người Dao chuyên làm rẫy như:
Dao Thanh Y, Dao Áo Dài, Dao Slán Chỉ. Nhà sàn được cất lên trên các gò
đất thấp, dưới chân núi trong các thung lũng gần ruộng nước.

10


+ Tuy nhiên, dù thế nào thì nhà sàn của người Dao vẫn mang những nét
tiêu biểu riêng. Nhà sàn có sự thông gió trên mái và dưới sàn để tránh ẩm.
Mái nhà độc đáo theo phong cách của người Dao với những tấm xà lớn được
trang trí và lợp bằng lá cọ đảm bảo sự mát mẻ cho mùa hè nhưng lại ấm áp
vào mùa đông. Mái nhà được xử lý một cách tự nhiên bằng khói từ ô sưởi
vuông trong nhà, trong cách dựng nhà của người Dao có thể thấy sinh thái học
hình thành từ xa xưa trước cả trào lưu về sinh thái.
- Loại hình nhà nửa sàn - nửa đất
+ Nhà nửa sàn - nửa đất tập trung tại các làng người Dao sống bằng
nương rẫy du canh, cư trú trên đất dốc, vì thế những ngôi nhà này chỉ là
phương tiện cư trú tạm thời. Để làm nhà nửa sàn - nửa đất, người ta không
phải bỏ ra nhiều công sức để san nền. Có thể nói, nhà nửa sàn - nửa đất không
chỉ là một bước phát triển của loại hình nhà nền đất mà là một biến dạng của
nhà nền đất để thích ứng với điều kiện sản xuất du canh du cư trên nền đất
dốc.
+ Mặc dù có ba loại hình nhà ở khác nhau nhưng vẫn có thể nhận ra
những nét chung trong kiến trúc nhà ở người Dao. Đó là vị trí và cách bố trí
bên trong của một “gian đặc biệt” trong ngôi nhà. Gian này thường có vách
chắn theo chiều dọc của nhà và có một đoạn vách ngăn giữa nó với gian bên,
ở góc nhỏ này có bàn thờ, sau đoạn vách ngăn dọc là một buồng nhỉ thường

để rượu hay thịt ướp chua. Cách bố trí của gian nhà này là đặc trưng nhà ở
của người Dao.
+ Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là tuổi
chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng. Buổi tối, người ta đào
một hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò,
tiền bạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên. Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết

11


điềm xấu hay tốt. Sáng hôm sau ra xem hố, các hạt gạo vẫn giữa nguyên vị trí
là có thể làm nhà được.
+ Nghi lễ Đạo để chọn đất cho một ngôi nhà mới là rất quan trọng. Vào
buổi tối, hộ gia đình đào một lỗ nhỏ, cho vào đó vài hạt gạo để xin về người,
bò, trâu, tiền và tài sản. Các gia đình đó sẽ biết được nơi để xây dựng nhà dựa
trên những giấc mơ của họ trong đêm. Đến buổi sáng, các gia đình đào lỗ đó
sẽ đến xem nếu gạo vẫn còn thì sẽ xây dựng nhà ở đó. Nếu không, ngôi nhà sẽ
được xây dựng ở những nơi khác.
1.2 Ngƣời Dao Đỏ ở Lào Cai
1.2.1. Lịch sử của người Dao ở Lào Cai
Ba trong 7 nhóm người Dao là Dao Tuyển, Dao Đỏ và Dao Nga Hoàng
đã di cư đến Lào Cai từ rất sớm. Bảo Thắng, Bảo Yên là một trong hai huyện
có người Dao Tuyển sống tập trung đông nhất của tỉnh Lào Cai.
Theo tác giả Trần Hữu Sơn thì người Dao thiên di đến Lào Cai trong đó
có Bảo Yên qua hai tuyến:
- Tuyến thứ nhất: Vào cuối triều đại nhà Minh (thế kỷ XVII), người
Dao Làn Tiẻn từ Quảng Đông vào Móng Cái (Quảng Ninh) qua Lục Ngạn
sông Đuống đến vùng Yên Bái ngược sông Chảy lên Lào Cai.
- Tuyến thứ hai: Vào năm Mậu Thân đầu triều Thanh (1668), người
Dao đến Vân Nam ở hai vùng Vân Sơn và Mông Tự. Năm Tân Dậu triều

Thanh (1801) người Dao từ Mông Tự đến Kiến Thủy, Hà Khẩu theo sông
Hồng vào châu Thủy Vĩ (Lào Cai) và châu Chiêu Tấn (Lai Châu).
Như vậy, khoảng những năm cuối thế kỷ XIX người Dao đã có mặt ở
Lào Cai cho đến tận ngày nay.
Nguyên nhân di cư của người Dao là do sự đàn áp các phong trào khởi
nghĩa người Dao của các triều đình phong kiến Trung Quốc. Nguyên nhân thứ
hai là do thời đó Trung Quốc hạn hán, đất chật người đông lại thấy Việt Nam

12


đất tốt, dễ làm ăn nên người Dao di cư vào Việt Nam. Những câu chuyện kể
về quá trình thiên di đó vẫn được hát lại, kể lại trong những lá thư “tín ca”
hay trong các nghi lễ.
Hiện người Dao ở Lào Cai có trên 72.000 người, gồm hai ngành Dao
khác nhau là Dao Đỏ (Dao Đại Bản, Dao Coóc Ngáng), Dao Họ (Dao Quần
Trắng), Dao Tuyển (Làn Tiẻn). Trong đó đông hơn cả là Dao Đỏ với trên
48.000 người tập trung ở các xã vùng cao huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn,
Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà. Người Dao Tuyển ở các huyện Bảo Thắng,
Mường Khương, Bảo Yên; Người Dao Họ cư trú ở các huyện Bảo Thắng,
Bảo Yên và huyện Văn Bàn [10]. Về cơ bản người Dao ở Lào Cai cũng mang
những đặc điểm về cư trú, sinh kế như người Dao ở các địa phương miền núi
khác ở Việt Nam.
1.2.1. Các ếu tố v n hóa tru ền thống
* Ẩm thực:
- Thường người Dao Đỏ ăn ngày hai bữa, những ngày mùa màng nặng
nhọc thì ăn ba bữa. Các món ăn chủ yếu là cơm tẻ, đậu (hạt đỗ tương làm các
món đậu: rán, canh), rau cải nương. Riêng món thịt lợn nấu quả mây chua,
thịt chim viên trứng là hai món ngon nhất của người Dao Đỏ thường chỉ ăn
trong dịp tết và cưới xin. Gia vị trong các bữa ăn không thể thiếu là ớt khô giã

nhỏ như bột.
- Trong cỗ cưới của người Dao Đỏ có rất nhiều món được chế biến từ
thịt lợn nhưng không thể thiếu món canh xương hầm củ giềng, xương sườn
băm nhỏ nấu quả mây chua và món nướng từ thịt và bong bóng lợn. Đặc biệt
thịt gà chỉ làm một món duy nhất là gà luộc, khi làm lễ cúng và trong lễ cưới
chỉ có người quan trọng (thầy cúng, khách mời nhà gái) mới được gia chủ
mời ăn gà, quý nhất là đầu gà.

13


- Nếu là khách quý được gia chủ mời đầu gà, mình lại gắp vào bát mời
người hơn tuổi thì gia chủ rất thích vì họ cho rằng mình là người biết cư xử
trước sau, trọng nghĩa trọng tình.
* Trang phục
Trong tục cưới xin người Dao Đỏ đặc biệt quan tâm tới việc chuẩn bị
trang phục cho cô dâu chú rể. Có thể coi bộ trang phục như là một nét văn hóa
đặc trưng của người Dao Đỏ.
Trong các nhóm Dao sinh sống ở Lào Cai, có lẽ y phục và trang phục
của người Dao Đỏ là nổi bật hơn cả, nghệ thuật trang trí bộ trang phục đã thể
hiện sự khéo léo và sự cảm nhận hết sức tinh tế của người Dao Đỏ nơi đây.
Sự đa dạng của các bộ trang phục như áo, mũ của nam giới; khăn, quần áo
của nữ giới; áo dài của thầy cúng trong lễ thắp đèn (cấp sắc)… đặc biệt là bộ
trang phục cưới của cô dâu, chú rể đã cho thấy sự đặc sắc đó.
Trang phục của nữ giới: Đặc điểm nổi bật của nhóm Dao Đỏ là phụ nữ
dung nhiều màu đỏ trên trang trí trang phục như: hoa văn, tua len, núm bông...
Chiếc áo được trang trí tạo điểm nhấn rất tinh tế, cách thức thêu ngược mặt
sau và thêu luồn rất phức tạp, nhấn thêu ở hai vạt dài trước ngực khoảng 7cm,
chia làm 4 lớp thêu nối liền nhau: đầu tiên là lặp lại 2 đường diềm trên khăn
xuống, tiếp đó là đường dải dài dọc. Đẹp nhất là dây thêu hình kỷ hà màu đen

trắng lạ mắt và cuối cùng là len bông xanh, đỏ, vàng đan xen nhau rực rỡ.
Riêng chiếc quần cắt theo kiểu chân què, trang trí từ gấu lên đến ngang
đùi, được trang trí 4 lớp: Đầu tiên là lặp lại 4 đường trên khăn và nẹp áo, sau
đó đến mảng chia ô, tiếp đến là đường hoa và cuối cùng là hình cây lá. Không
chỉ có vậy, sau khi may xong bộ quần áo, phụ nữ Dao Đỏ còn phải may riêng
dải áo sau lưng, hàng dây áo dải bạc đằng trước và dải quần phía sau, phía
trước mà người dân Sa Pa hay trêu đùa là “biển số”… Tất cả được thêu theo

14


cấu trúc trang trí hình chữ nhật có vô số các lớp trong và ngoài cầu kỳ, tỷ
mẩn.
Khăn của người phụ nữ Dao Đỏ rất cầu kỳ: Có 2 lớp, một lớp khăn
vuông đỏ, nẹp diềm màu trắng nhỏ xung quanh, khi đội gấp chéo vào làm lớp
lót đầu tiên. Tiếp đến là 3 lớp khăn vuông to, phía ngoài viền màu trắng nổi
bật, phía các góc hình vuông được trang trí trên 4 đường diềm là hình trái núi
(tam giác) cách đều nhau. Việc trang trí bạc trắng hình đồng xu nối với hạt
bạc tròn như trái mây rừng kêu lúc lắc vui tai, tiếp đến là các hạt cườm các
màu được nối dài với túm bông đỏ liên tiếp cách đều nhau, nối dài 3-4 đoạn.
Trong trang phục Dao Đỏ ở Sa Pa thì chiếc khăn của phụ nữ là điểm nhấn nổi
bật hơn cả nhưng chính bộ quần áo màu lam đậm (xanh đen) được làm nền thì
trang phục mới có thể rực rỡ đến vậy. Như vậy, trang phục phụ nữ người Dao
Đỏ được cắt, ghép, may thêu rất tỷ mỉ, các họa tiết trên trang phục được bố trí
khéo léo. Bộ trang phục đẹp từ tổng thể đến chi tiết, có điểm nhấn rõ ràng.Vì
vậy, nhìn vào bộ trang phục người ta cũng có thể đánh giá được sự chăm chỉ,
nết na của của phụ nữ đó bởi lẽ để làm được bộ trang phục này cũng mất từ 79 tháng ròng. Chưa kể phụ nữ Dao Đỏ còn rất khéo léo trong việc cắt những
bộ quần áo cho trẻ nhỏ vài tháng đến vài tuổi, mũ, khan cũng cầu kỳ không
kém người lớn.
Trang phục của nam giới người Dao Đỏ đơn giản chỉ gồm có mũ và

quần áo. Yếu tố trang trí trên trang phục nam giới tinh giản hơn nhiều, diện
tích nhỏ và hẹp nhưng cũng đủ thấy vẻ đẹp của trang phục.
Đàn ông Dao Đỏ mặc kiểu áo cổ thấp, xẻ trước ngực, thân bên trái có
them chiếc nẹp từ cổ áo xuống gần gấu.Nẹp áo được thêu công phu, nẹp này
người ta gọi là “Vần kín”, khuy áo nhỏ bằng bạc hoặc đồng.Sau lưng áo, ở
giữa được thêu mảnh vải nhỏ hình chữ nhật mà người Dao Đỏ gọi là cái „Ấn
của Bàn Vương‟. Quần được cắt may theo kiểu chân què, không trang trí.

15


Trong trang phục nam giới, mũ là điểm nhấn quan trọng nhất. Mũ là
một mảnh vải dài, phần đầu khăn cũng được trang trí bởi 3 đường nẹp giống
khăn, áo, gấu quần nữ. Riêng điểm nhấn là mảng trang trí ở đầu khăn dài
khoảng 20cm, khi cuốn gấp nếp cẩn thận vấn lên đầu nhiều vòng làm thành
một cái vành, phía dưới nhỏ, càng lên cao càng loe to. Phần đuôi khăn là tua
rua nhiều màu sắc xanh, đỏ, tím vàng nổi bật.
Bộ trang phục mặc trong ngày cưới của cô dâu Dao Đỏ về cơ bản giống
như trang phục nữ mô tả như trên nhưng chủ yếu được trang trí cầu kỳ hơn
bởi sự gắn đính rất nhiều bạc trắng với nhiều hình khác lạ: hình đồng xu gắn
trên toàn bộ nẹp, bạc trắng tròn giống quả mây rừng trên khăn… Việc gắn
đính bạc như vậy mục đích là thể hiện sự giàu có của cô dâu về nhà chồng,
khi nhìn vào người ta cũng đánh giá được gia cảnh nhà cô dâu.Việc gắn đính
bạc vào trang phục rất công phu.Khi chuẩn bị xong thì mình sẽ bố trí gắn sơ
qua một lượt, sau đó ướm thử, thấy đẹp thì mình khâu gắn chặt vào, nếu thấy
không ổn thì mình phải sắp xếp lại bao giờ thấy đẹp thì thôi”.
Chỉ riêng với việc gắn bạc vào bộ trang phục đám cưới cũng cho thấy
óc thẩm mỹ cũng như sự tỉ mỉ của các cô dâu Dao Đỏ trong quá trình làm bộ
trang phục cưới. Đó là một quy trình từ tổng thể đến chi tiết với sự tham khảo,
học tập từ nhiều mẫu gắn của các cô dâu khác nhau để lựa chọn được mẫu

thích hợp nhất cho mình.Ngoài ra còn phải kể đến trang phục thầy Tào vốn
như trang phục nam có thêm áo gile khoác ngoài khi làm chay, lễ cấp sắc (lễ
thắp đèn).
Có thể nói trang phục người Dao Đỏ là một trong những điểm đặc
trưng về văn hóa nơi đây. Cho đến tận bây giờ khi mà hàng hóa của Trung
Quốc tràn ngập thị trường, nhất là thị trấn du lịch Sa Pa cách 32 km, đi mất
vài tiếng đồng hồ bằng xe máy thì phụ nữ người Dao Đỏ ở Sa Pa vẫn tự cắt
may trang phục truyềnthống của dân tộc mình.

16


* Nhà cửa và phong tục làm nhà cửa:
Người Dao có câu tục ngữ: Cây lớn phân cành, con lớn phân nhà, trai
lớn lấy vợ, gái lấy chồng đều lập nhà ở riêng. Khi lấy vợ, mong muốn làm
được một ngôi nhà không đơn giản.Thường thì những người đàn ông có gia
đình cùng dòng tộc họp lại với nhau bàn về việc đi lấy gỗ và kéo gỗ trên rừng
về như thế nào.
1.2.2.Các ếu tố v n hóa xã hội
* Ứng xử trong gia đình, dòng họ
Gia đình người Dao Đỏ ở Sa Pa là gia đình có tính phụ quyền rất cao,
mỗi
gia đình gồm cha mẹ, con cái. Con gái lớn đi lấy chồng ở riêng, con trai cả ở
lại vớibố mẹ kế thừa tài sản. Tài sản trong gia đình do người cha quản lý toàn
bộ, khingười cha già, chết giao cho con trai. Việc ứng xử trong quan hệ rất
đúng mực,trước sau, các con cháu làm điều sai trái bố mẹ phân tích, nhắc nhở.
Người Dao rấttrọng chữ nghĩa, họ bày tỏ, răn dạy con theo cách rất riêng thể
hiện qua các câuthành ngữ như: “Cha mẹ còn sống, chớ đi chơi xa, nếu đi
chơi xa, phải báo nơi đến” hoặc “Nước chảy có nguồn, cây mọc từ gốc”…
Cũng giống như ở một số gia đình tộc người thiểu số khác như người

Tày, người Thái… người Dao Đỏ nói riêng rất trọng con rể, khi có việc trọng
như nhà có đám cưới, con rể thường được giao làm những việc quan trọng
như làm chủ hôn, trưởng bếp, phó bếp; đi đón dâu, làm nhạc trưởng… Họ
quan niệm rằng con rể là món quà quý, khi mình „bán‟ con gái thì được quà
rể. Đặc biệt, người Dao Đỏ lấy vợ, rất sợ lấy phải con dâu tính tình nóng nảy,
kiệt xỉ vì khi ở với gia đình nhà chồng có rất nhiều mối quan hệ đan chồng,
nhiều công việc phải lo lắng, làm lụng chi trả, giúp đỡ trong dòng tộc. Nếu
con dâu không hiểu thì sẽ gây ra hiểu lầm, làm mất đi tình cảm họ tộc đã bao
đời xây đắp.

17


* Ứng xử trong làng bản
Cộng đồng người Dao Đỏ cư trú gắn kết với nhau theo đơn vị bản làng
nên tính cố kết cộng đồng của họ rất cao, việc lớn của một nhà cũng là việc
của cả bản. Khi có đám cưới thì cả làng như có hội, mọi người vừa tham gia
giúp đỡ gia chủ những công việc bếp núc, vừa tới dự để động viên, tham gia
vào các sinh hoạt văn hóa của cả làng. Chính vì thế, bất kể đám cưới nào diễn
ra trong phạm vi thôn bản thì bất kể ai, kể cả các cô dâu mới về làm dâu cũng
đều phải đến.
1.2.3.Các ếu tố v n hóa tinh thần
* Tôn giáo tín ngưỡng
Cũng như nhiều tộc người thiểu số khác, người Dao Đỏ cũng quan
niệm con người gồm hai phần: Thể xác và linh hồn. Linh hồn là phần nhẹ hơn
được biểu hiện như cái bóng của con người. Nguyên nhân của những giấc mơ
là do khi người ta ngủ, linh hồn thoát ra khỏi thể xác đi lang thang đây đó, vì
là phần nhẹ nên nếu bị sốc mạnh hoặc khi hoảng sợ linh hồn thường trốn khỏi
xác đi xa nên hay bị lạc đường về, vì thế sinh ra ốm đau, phải làm lễ gọi hồn
về nhập vào xác mới khỏe được. Chính vì lẽ đó mà người Dao Đỏ rất quan

tâm đến mộng triệu. Với quan niệm như vậy nên đồng bào cho rằng cái chết
là sự hoàn thành cuộc sống trần tục để vềvới tổ tiên ở thế giới khác. Linh hồn
vẫn thường xuyên theo dõi việc làm ăn sinh hoạt, phù hộ cho của con cháu,
cho nên con cháu phải thờ phụng. Khi chết người Dao Đỏ làm 2 lễ: Làm ma
(chôn thể xác) và làm chay (đưa người chết về quê cha đất tổ), phải làm lễ
chôn thể xác trước còn làm chay thì phải chuẩn bị đầy đủ về mặt vật chất mới
tiến hành được.
Từ quan niệm về sự sống sau cái chết mà người Dao cho rằng cái chết
chính là sự chuyển đổi cuộc sống của con người sang một thế giới mới. Việc
thờ cúng, lễ tạ tổ tiên trong nghi lễ cưới của người Dao Đỏ ở Sa Pa cũng

18


chính là việc giáo dục con cháu sống có cội nguồn, vừa đem niềm tin về sự
bình an cho người đang sống.
1.2.4.Các dạng thầ cúng
Thầy cúng là người nắm giữ sách cổ, am hiểu tri thức cổ truyền nên
được coi là nhân vật quan trọng nhất trong đời sống của cộng đồng người Dao
nói chung, người Dao đỏ nói riêng. Họ là người trung gian có thể thông linh
(thỉnh cầu với thần linh), tham gia thực hành các nghi lễ (các loại lễ lớn nhỏ:
Cấp sắc, lễ cưới, làm chay, cúng mụ, cúng nhà mới…)
Người Dao Đỏ chia ra các dạng thầy cúng: thầy 7 đèn, 12 đèn để chỉ
cấp bậc và độ cao tay của thầy cúng. Trong nghi lễ hôn nhân của người Dao
Đỏ ở Sa Pa thầy cúng tham gia và hướng dẫn cô dâu chú rể thực hành suốt 11
nghi lễ chính. Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng của người Dao đa dạng,
phức tạp, gồm: Các hình thức tôn giáo nguyên thủy như Saman giáo, tín
ngưỡng nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng cá nhân liên quan tới hệ
thống nghi lễ vòng đời người…
Saman giáo được thể hiện khá rõ qua tết nhảy lửa là một nghi lễ saman

đặc sắc của người Dao Đỏ ở Sa Pa trong mỗi dịp tết đến xuân về. Tết nhảy
thường diễn ra vào ngày mồng một, mồng hai tết âm lịch, thường tổ chức ở
nhà trưởng thôn hoặc trưởng dòng họ.
Người Dao nói chung và người Dao Đỏ Sa Pa nói riêng quan niệm
rằng, xung quanh họ luôn có các vị thần che chở, đùm bọc giúp đỡ họ vượt
qua nguy hiểm hoạn nạn để tồn tại và mưu sinh. Đối với họ, vị thần tối cao
nhất là thần Lửa. Núi rừng có hổ là chúa sơn lâm, nhưng chúa sơn lâm là con
vật chỉ biết sợ lửa. Ngọn lửa ngoài sức mạnh trừ tà ma yêu quái còn mang lại
sự may mắn, mùa màng bội thu và vượt lên mọi thế lực khác trong tự nhiên
trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Khi đống lửa đã cháy thành than rực hồng,
cùng với sự điều khiển của thầy cúng, các thanh niên trai tráng trong thôn bản

19


×