Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Một số phương pháp giúp học sinh phát triển kỷ năng nghe môn tiếng Anh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.37 KB, 16 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỶ NĂNG NGHE MÔN
TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập của toàn thế giới. Tiếng Anh là phương tiện hữu hiệu
nhất, là công cụ giao tiếp quan trọng, tạo điều kiện để kết nối con người với con
ngườ, kết nối các quốc gia lại gần nhau hơn. Vì thế mà Tiếng Anh không chỉ là
một ngôn ngữ được nhiều quốc gia chọn làm ngôn ngữ chính trong giao tiếp,
trong giảng dạy mà còn là ngôn ngữ được rất nhiều tầng lớp nhân dân theo học
và sử dụng rộng rải. Nhận thức được tầm quan trọng đó mà phòng giáo dục đào
tạo, đã tạo điều kiện tổ chức nhiều hoạt động, nhiều cuộc thi của thầy và trò
nhằm khuấy động phong trào học ngoại ngữ và đã có những chuyển biến rõ rệt.
Song hành là bộ giáo dục cũng đã thường xuyên thay đổi sánh giáo khoa và
phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, là cuộc cách mạng trong nghành
giáo dục ở giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Là giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh tôi luôn mong muốn học sinh của
mình hiểu bài ngay trên lớp một cách nhanh nhất và chủ động nhất. Đặc biệt các
em có thể vận dụng kiến thức vào trong giao tiếp thực tiễn. Nhưng muốn giao
tiếp tốt học sinh cần biết bốn kỷ năng cơ bản đó là: Nghe –Nói – Đọc – Viết .
Nhưng thiết nghĩ trong bốn kỷ năng đó tôi thấy kỷ nghe là kỷ năng khó nhất
trong những kỷ năng còn lại, vì nó đòi hỏi người học ngoại ngữ phải kiên trì và
có quá trình luyện nghe lâu dài với nhiều nội dung và hình thức khác nhau, cùng
với sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên không những trang bị kiến thức cho các
em mà còn trang bị kỷ năng sống tốt.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau một thời gian trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi thấy hầu hất các em
không mấy hứng thú học nghe hay những tiết có xen lẫn phần nghe vào. Vì các
em chưa có phương pháp và thói quen lắng nghe hay nói chính xác hơn là các
em không nghe được gì. Chính vì điều này mà bản thân tôi là một giáo viên
giảng dạy môn tiếng Anh, luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của mình, cố gắng tìm tòi những cái hay, cái mới trong quá trình


giảng dạy, để truyền đạt kiến thức cho học sinh hiệu quả nhất. Bên cạnh đó giúp
các em phát triển bốn kỷ năng cơ bản: Nghe- Nói – Đọc – Viết.
Người học tiếng Anh là phải nói được, nghe được, đọc được và viết được,
nhưng các em thường gặp khó khăn nhất định khi học các kỷ năng này. Trong
đó kỷ năng nghe là kỷ năng mà các em gặp khó khăn nhiều nhất và củng là kỷ
năng quan trọng nhất trong tất cả các kỷ năng. Vì mục đích cuối cùng của việc
học tiếng Anh là giao tiếp được, nhưng chúng ta không thể giao tiếp được nếu
chúng ta không nghe được. Tuy nhiên học sinh THCS hiện nay còn gặp rất
nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kỷ năng nghe, các em thường mắc các lỗi
sai cơ bản: Lỗi thứ nhất là học sinh nghe mà không biết mình đang nghe gì, vì
vốn từ vựng còn quá ít nên cho dù các em có nghe 100 lần cũng không hiểu
1


được. Lỗi thứ hai là nghe một nội dung quá ít một lần, chẳng hạn hôm nay em
luyện nghe được một câu hay một từ mới, nhưng rất nhiều ngày sau em không
nghe thêm một lần nào nữa thì em sẽ quên ngay. Lỗi sai thứ ba là học sinh phát
âm sai nên sẻ nghe sai. Ví dụ: Khi các em biết cái tủ lạnh phát âm là “ cái tủ
lạnh” thế nhưng các em đọc là “ cái hủ lạnh “ …Bên cạnh những lỗi học sinh
thường mắc phải, còn có một số tiết dạy nghe nhàm chán, học sinh chủ động
tránh các yêu cầu của giáo viên, số đông hoàn toàn thiếu thân thiện với bộ môn
này. Tại sao lại như vậy ? Có phải chăng học sinh chưa kiểm soát được điều sẽ
nghe, lời nói trong băng quá nhanh, bài nghe có nhiều từ mới, phần đọc trọng
âm hay các từ nối khó...
Học sinh không thường xuyên nghe sẽ không nhận ra được những điều đó.
Vậy làm thế nào để giúp các em mở rộng phạm vi nghe, để tiết học nghe bớt
căng thẳng mà trở nên thú vị hơn. Đó là điều mà nhiều giáo viên cần quan tâm.
Từ những nhận định đó mà bản thân tôi thấy rằng nghe là một kỷ năng khó
và vô cùng quan trọng đối với học sinh, nó đòi hỏi phải có sự tìm tòi, sáng tạo,
có xây dựng, kết hợp mền dẻo của giáo viên trong từng kỷ năng. Nhưng dù khó

khăn đến đâu chúng ta không chịu khuất phục mà luôn nổ lực tìm tòi để tìm ra
giải phát phù hợp nhất. Vì thế mà tôi chọn đề tài “Một số phương pháp giúp
học sinh phát triển kỷ năng nghe môn tiếng Anh THCS”.
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 8,9 và các tiết dạy nghe 8, 9.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trước những khó khăn khi mà học sinh chưa có phương pháp và thói quen
sử dụng ngôn ngữ trong thực hành nghe hiện nay. Vậy làm thế nào để các em có
phương pháp và thói quen đó ?. Muốn làm được thì trước hết giáo viên phải
nghiên cứu, chắt lọc và kết hợp hài hoà giữa các phương pháp và các thủ thuật,
tuỳ vào đối tượng học sinh để có cách thức tổ chức một tiết dạy nghe tốt, gây
hứng thú, kích thích học tập, để có tiết dạy nghe thành công. Cũng qua đề tài
này, tôi muốn học sinh tự rèn luyện, luyện tập để có kỷ năng, kỷ xảo nghe tiếng
Anh, đưa lại cho các em một hình ảnh mới về bộ môn này. Hơn nữa còn cung
cấp cho các em kiến thức văn hoá sinh động, có chọn lọc, tạo tình cảm và động
cơ học tập nói chung và luyện nghe nói riêng. Và cũng qua đây tôi muốn trao
đổi, chia sẽ với đồng nghiệp về kỷ năng dạy nghe một cách tích cực, linh hoạt
và phù hợp nhất để khắc phục những khó khăn trong việc dạy nghe hiện nay, để
tìm ra giải pháp tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo niềm tin cho các em
khi học môn tiếng Anh.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khi dạy một tiết nghe, giáo viên không nên theo một khuôn mẫu mà phải
biết chọn lọc, sáng tạo các phương pháp, kỷ thuật phù hợp tuỳ thuộc vào đối
tượng học sinh, để trang bị cho các em những kiến thức cơ bản và giúp các em
từng bước tạo thói quen trong kỷ năng học nghe. Bên cạnh đó giáo viên củng
phải biết lồng ghép các kỷ năng khác đặc biệt là kỷ năng nói. Vì kỷ năng này hổ
trợ tích cực trong phát triển kỷ năng nghe. Giáo viên cần song hành hai kỷ năng
2



một cách linh hoạt, phù hợp để cho học sinh biết được mục đích cuối cùng của
việc học tiếng Anh là giao tiếp được. Tạo môi trường ngoại ngữ trong các tiết
dạy cũng như ngoài giờ, tránh gây áp lực, căng thẳng cho học sinh, giáo viên
cần lồng nghép cả trò chơi hay một số hoạt động tạo nên sự sôi nỗi, thoải mái,
phát huy tính tự học, khả năng hợp tác, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem
lại niền vui cho các em.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Xu thế dạy tiếng Anh hiện nay là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh
những kiến thức, kỷ năng cơ bản về tiếng Anh. Nếu học sinh mới có kiến thức
ngữ pháp chưa trắc các em đã giao tiếp tốt. Vì thế mà đòi hỏi người học phải
biết được bốn kỷ năng cơ bản đó là: Nghe – Nói – Đọc – Viết để giao tiếp. Vì
giao tiếp là một quá trình xác lập và vận hành các mối quan hệ người với người,
là cầu nối gắn kết các mối quan hệ đó, mà muốn có mối quan hệ đó thì người
học phải có kỷ năng nghe. Để nắm được kỷ năng này người học thường gặp
những khó khăn nhất định vì thế mà đòi hỏi phải có tính kiên trì, chịu khó luyện
nghe thường xuyên.
Việc học và dạy nghe môn tiếng Anh không còn mới mẻ đối với cả giáo
viên và học sinh, nên không chỉ đòi hỏi người học phải chăm chỉ mà người dạy
cũng không ngừng trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản, một hệ thống
kỷ năng kỷ xảo để giúp học sinh phát triển toàn diện. Để có tiết dạy nghe thành
công, đòi hỏi người dạy phải kết hợp và chọn lọc những phương pháp, kỷ thuật
phù hợp tuỳ vào đối tượng học sinh, vào nội dung bài học. Giáo viên đóng vai
trò chủ đạo, điều khiển học sinh. Bên cạnh đó yếu tố không thể thiếu đó là tạo
sự gần gủi và thân thiện đối với học sinh, lời nói rõ ràng, truyền cảm lôi cuốn,
hấp dẫn học sinh thì tiết dạy mới thành công.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Ưu điểm
Trường chúng tôi có đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm trong giảng
dạy cũng như trong giáo dục học sinh. Mặc dù có những điều kiện khách quan

và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã
biết khắc phục khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy nghe
môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình sách giáo khoa. Vì vậy mà
giáo viên trường chúng tôi nói chung và giáo viên dạy môn Anh văn nói riêng
đã khá linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp, kỷ thuật cũng như vận
hành các thiết bị hiện đại như máy chiếu, băng đĩa…Chính quyền địa phương
ngoài nhà trường và các đoàn thể luôn hổ trợ, quan tâm đến giáo viên.
Trường có cơ sở vật chất khá khang trang, thêm vào đó năm nào trường
củng phát động phong trào thi đua học tốt, dạy tốt, làm đồ dùng dạy học theo
phân môn. Chính điều này đã tạo cho giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo
và phát huy thế mạnh của mình mà môn tiếng Anh là một ví dụ.
2. Khó khăn
3


Trường đóng trên đại bàn nông thôn nên hoàn cảnh của học sinh còn gặp
rất nhiều khó khăn, không có điều kiện tốt để học tập, thời gian dành cho việc
học tập còn chưa nhiều. Cơ hội để nghe hay tiếp cận với các thông tin đại chúng
còn hạn chế, nên khi học nghe các em còn e dè, sợ sai, đồ dùng phục vụ cho dạy
học còn ít. Hơn nữa một số bộ phận phụ huynh còn phó mặc con em cho nhà
trường, chưa thực sự quan tâm đến việc tập của con mình. Chính điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.
III. CÁC BIỆN PHÁP
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy hầu hết học sinh thường mắc lỗi trong khi
nghe. Các em không hứng thú với tiết dạy nghe, hay nói cách khác học sinh
không có kỷ năng hay thói quen lắng nghe. Vì thế mà tôi đã khảo sát học sinh
bằng cách cho học sinh nghe điền thông tin còn thiếu vào chổ trống và kết quả
thu được như sau:
Lớp


Tổng

số học

Số học

Số học

Số học

Số học

số học

sinh đạt

sinh đạt

sinh đạt

sinh đạt

sinh đạt

sinh

điểm

điểm


điểm

điểm yếu

điểm kém

giỏi

khá

trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

SL %

SL

%


9A

33

1

3

2

6

8

24

14

43

8

24

8B

34

1


3

3

9

7

21

13

38

10

29

Đây là kết quả trước khi tôi áp dụng đề tài này. Tôi thiết nghĩ với kết quả
như thế thì mỗi giáo viên dạy môn tiếng Anh cần quan tâm nhiều hơn nữa về kỷ
năng nghe của học sinh. Để cải thiện tình trạng này tôi xin đưa ra một số
phương pháp giúp học sinh nghe tốt và tiến trình một tiết dạy nghe, nhằm khắc
phục một phần nào khó khăn, để học sinh có thể nghe tốt hơn.
1. Định nghĩa về nghe hiểu
Nghe hiểu là hiểu những gì mà người nói đã nói, người nghe phải phân biệt
được các âm, hiểu được từ vựng và cấu trúc ngữ pháp, nắm được trọng âm và ý
định của người nói, để nhớ lại và hiểu được nó trong ngữ cảnh của phát ngôn.
Vì thế tôi thiết nghĩ rằng nghe là một kỷ năng rất phức tạp. Nó không chỉ
tiếp nhận âm thanh mà nó còn đòi hỏi sự phân tích và xác định thông điệp của
lời nói.

2. Những khó khăn trong khi nghe
Trong khi học nghe hay nghe người khác nói tiếng Anh học sinh thường
gặp những khó nhăn sau:
- Không nhận ra các âm mà người Anh nói.

4


- Có thói quen phải nghe hiểu tất cả các từ trong câu mới hiểu được nội
dung bài.
- Không hiểu được khi người Anh nói nhanh một cách tự nhiên.
- Cần phải nghe nhiều lần mới hiểu được.
- Khó có thể nắm bắt ý chính của bài nghe.
- Không tập trung trong khi nghe.
3. Một số nguyên nhân dẫn đến các khó khăn trong khi nghe
3.1 Không nhận ra các âm tiếng Anh
Hầu hết học sinh không phân biệt được các từ đồng âm, đặc biệt là các từ
có cách phát âm gần giống nhau, nên dễ bị nhầm lẫn hay giữa dạng khẳng định
và phủ định, phát âm theo chuổi lời nói, sự nối âm … Học sinh sẽ không nhận ra
thông tin chính cần nghe.
3.2. Thói quen phải nghe tất cả các từ trong câu và không hiểu khi
người Anh nói nhanh một cách tự nhiên.
Vì vốn từ vựng, ngữ pháp của các em đang còn thiếu hụt nhiều, chưa có kỷ
năng nghe lướt, nghe trọng âm, nghe đoán, để nắm bắt thông tin chính của bài
nghe.
3.3. Nguyên nhân không nắm được ý chính.
Học sinh không phân biệt được đâu là thông tin quan trọng cần nghe,
không suy luận được nội dung chính, những từ ngữ quan trọng của bài nghe. Do
vậy người học không nắm được ý chính khi nghe.
3.4 Nguyên nhân dẫn tới không tập trung khi nghe

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới học sinh không tập trung khi nghe. Có
thể là do tiết học nhàm chán, không gây hứng thú cho học sinh, học sinh không
thích học giờ nghe hay sức khoẻ các em không đảm bảo…
4. Những biện pháp khắc phục khó khăn để giúp học sinh nghe tốt
4.1. Học cách pháp âm để nhận ra các âm tiếng Anh
Học sinh không thể nghe tốt nếu không biết cách phát âm từ vựng, nắm
được cách phát âm và trọng âm đó là chìa khoá nghe tốt nhất, nếu học sinh nghe
băng hay nói chuyện với người nước ngoài. Vì khi người nước ngoài nghe từ có
nhiều âm tiết họ chỉ nghe trọng âm của từ. Ví dụ: từ fifteen, thì họ chỉ nghe
trọng âm “teen” không nghe cả hai. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh
phân biệt được từ đồng âm, từ có phát âm gần giống nhau, thường các từ có
cách phát âm gần giống nhau thì chúng có trọng âm rơi vào các âm tiết khác
nhau: Ví dụ: thirteen/ thirty và độ ngắn dài của các âm khác nhau: Ví dụ: fit/
feet, ship/sheep…
/i/ and /i:/ ( hit ≠ heat )
/ a: / and / ^/ ( far ≠ cup )
/ e / and / / ( man ≠ men )
5


/ u / and / u: / ( pull ≠ pool )
……………………………..
Bên cạnh đó giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa của câu.
Ví dụ các từ đồng âm được phát âm giống nhau gây lẫn lộn như some/sum,
I/eye, son/ sun…. Bởi chất giọng của học sinh nên các em lĩnh hội giọng nói
tiếng Anh chứa những âm không thật giống cách phát âm của người bản xứ.
Điều này là một trở ngại lớn cho học sinh khi nghe người bản xứ nói.
4.2. Nâng cao vốn từ vựng
Nhắc nhở học sinh chuyên cần học từ vựng để có vốn từ vựng phong phú,
thông qua học theo nhóm, theo chủ đề, có thể là bằng hình ảnh…Dùng sổ tay

nhỏ để nghi lại các từ hay cụm từ khó đã học và ôn lại thường xuyên. Nếu học
sinh giàu vốn từ vựng thì sẽ tạo điều kiện cho việc nghe và giao tiếp tiếng Anh
thuận lợi hơn rất nhiều.
4.3. Thường xuyên huy động vốn từ của học sinh theo chủ đề để tránh
tình trạng từ vựng “chết”
Nếu những từ mà các em đã học lâu không được nhắc lại sẽ bị lãng quên và
trở thành từ mới. Vì thế giáo viên hãy cố gắng gợi lại kiến thức về từ, cấu trúc
để hạn chế việc này, có thể sử dụng những thủ thuật phù hợp để huy động vốn từ
trong khi dạy.
4.4. Sự phản xạ
Biết nghĩa từ vựng và phát âm là hai yếu tố quan trọng nhất trong cách học
nghe tiến Anh, chỉ cần thành thạo hai yếu tố này là người học có thể nghe và
hiểu người nói cực kỳ chuẩn xác rồi chứ. Câu trả lời là chưa đâu, mà cò thiếu sự
phản xạ nữa thì khi đó mới nghe tốt. Vậy Phản xạ là khi chúng ta nghe tiếng
Anh quá trình bắt đầu khi nghe phát âm tiếng Anh và đoán nghĩa phải diễn ra
thật nhanh chóng, thậm chí hai quá trình này tốc độ gần tương đương nhau, thì
khi giao tiếp với người bản xứ ta mới có thể ghe hiểu được họ nói gì. Vì thế mà
giáo viên cần hướng dẫn các em hãy bắt đầu nghe tiếng Anh bằng phương pháp
“ không nghe rõ”. Hãy bật chế độ luyện nghe, tập trung nghe bằng phương pháp
xem phim không phụ đề, hãy bắt đầu bằng một câu nói trong phim mà không
thể nghe họ nói gì, lúc này hãy bật pause lại, phụ đề song ngữ bên tay sẽ hiện
lên, và ghi chép lại vào cuốn sổ tay để luyện nghe, nói tiếng Anh và học nghĩa
của từ. Lâu dần nó sẽ giúp các em có phản xạ nhanh trong khi nghe tiếng Anh.
4.5. Nghe nắm ý chính
Đây là nghe có mục đích nghe để tìm hiểu, nghe những từ quan trọng để
đoán thông tin của chủ đề cần nghe. Những từ này thông thường là những từ
mang trọng âm, để nhấn mạnh hoặc được nhắc lại nhiều lần trong bài nghe, tăng
cường tập trung ghi nhớ lại thông tin vừa nghe. Khi nghe học sinh không thể
viết kịp mà có thể hướng dẫn cho học sinh sử dụng cách viết tắt: Ví dụ “=” có
nghĩa là tương đương ( equal ), “Fe” là ion (sắt). Học sinh phải biết phân biệt

thông tin cần nghe và thông tin khác, vì thường trước khi nghe bao giờ giáo viên
cũng cho học sinh chuẩn bị 1-2 phút để đọc câu hỏi yêu cầu của bài nghe, nếu
6


tận dụng được điều này học sinh có thể suy đoán thông tin cần nắm bắt về chủ
đề của bài nghe. Nhờ đó mà học sinh có thể chuẩn bị trước được những vốn từ,
cấu trúc ngữ pháp có liên quan, dẫn tới người nghe sẽ phân biệt được những
thông tin cần nghe và thông tin còn lại.
4.6. Đoán nghĩa từ mới
Không phải ai cũng nghe được 100% nội dung bài nghe nên học sinh phải
đoán nghĩa bằng cách dựa vào nội dung bài hội thoại, trọng âm và nhớ lại âm
thanh đó, nên hết sức tập trung khi nghe. Bằng cách đoán nghĩa, tạo cho học
sinh hứng thú đoán chủ đề, đoán người tham gia hội thoại…..
4.7. Chọn nguồn học và nghe tiếng Anh thường xuyên
Cần hướng dẫn học sinh chọn tài liệu phù hợp với khả năng nghe hiện tại
của mình, phải nghe thường xuyên, mỗi ngày có thể luyện nghe từ 30- 45 phút,
tốt nhất là nghe vào buổi sáng. Đầu tiên là nghe những đoạn hội thoại đơn giản,
cần chú ý đến cách phát âm cũng như cách lên giọng, xuống giọng. Sau đó nâng
cấp độ lên dần.
4.8. Cần chú trọng dạy trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ điệu câu
Trong khi nghe người khác nói, ngữ điệu, trọng âm rất quan trọng trong
biểu đạt cảm xúc, ý đồ của người nói. Cùng một câu nhưng với ngữ điệu lên,
hoặc trọng âm đặt vào từ khác sẽ hàm ý khác với câu có ngữ điệu xuống hoặc
trọng âm tập trung vào từ khác. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh quy
tắc trọng âm của từ, cần lưu ý các em các dạng âm mạng, âm yếu, ngữ điệu lên,
xuống để khi giao tiếp các em sử dụng ngữ điệu trong giọng nói một cách chính
xác và hiệu quả.
- Thông thường ngữ điệu xuống hay gặp trong các câu trần thuật, câu phủ
định, thúc mệnh lệnh và các câu wh-questions.

- Ngữ điệu lên thường gặp trong các câu hỏi dạng Yes/No questios. Kết hợp
ngữ điệu lên - xuống (rising – falling tune) luôn thấy trong các câu có sự lựa
chọn (or) và câu liệt kê (and)
Ví dụ 1: Would you like coffe or tea?
Ví dụ 2: I ‘d like some sugar apples and milk.
Ngoài ra trọng âm trong câu cũng rất quan trọng.
Ví dụ: I could hardly believe my eyes
Function words
content words
( từ có chức năng )
( từ có chứa nội dung )
Từ ví dụ trên ta có thể thấy các từ có chức năng bao gồm: đại từ, trợ động
từ, mạo từ , giới từ, dại từ quan hệ…
7


Từ có chứa nội dung bao gồm: Danh từ, động từ chính, tính từ, trạng
từ….Thông thường các từ có chứa nội dung luôn chứa trọng âm.
4.9. Nghe để suy ra những thông tin không được chỉ ra trực tiếp
trong khi nghe
Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách nghe suy đoán ví dụ khi nghe
“Yesterday, after getting up and having breakfast, Mai went to the zoo”. Học
sinh phải hiểu được “ Mai went to the zoo in the monring”
4.10. Kết hợp nghe nhạc
Nên nghe những bản nhạc tiếng Anh có giai điệu nhanh để tăng khả năng
nghe và hát theo để làm tăng độ linh hoạt cơ miệng.
4.11. Nghe theo chủ đề
Nghe theo chủ đề để nắm những nội dung chính, giúp phát triển vốn từ
vựng của từng chủ đề.
4.12. Tạo môi trường nói tiếng Anh trong lớp

Ngay từ buổi đầu học tiếng Anh giáo viên phải tạo cho học sinh một tiết
học ngoại ngữ thông qua cách chào hỏi, tự giới thiệu bản thân. Thường xuyên sử
dụng tiếng Anh trong giảng dạy, đặc biệt khi đưa ra yêu cầu, nhận xét hay khen
ngợi học sinh. Tất nhiên việc sử dụng tiếng Việt không thể tránh khỏi song cần
cố gắng nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Yêu cầu học sinh sử dụng ngôn ngữ
trong lớp như ví dụ như những câu mà học sinh có thể hỏi giáo viên:
- May I go out....?/ May I come in
- I am sorry, I don’t understand
- How do you spell that/this word?
- It this correct?
- What do we have to do?
- Pardon?
- What is past of “ play”
- How do you pronounce this word?
- Thanks/ thank you/ thak you so much
…..
Hay những câu giáo viên có thể hỏi học sinh:
- Listen to me, please
- Answer my question
- Listen and repeat
- Make the question
- Come in/go out, please
- Work in pair/ in group/ individually
8


- Copy into your notebook
- Well done/ good/ very good
……
Những câu đơn giản sẽ tạo cho các em thói quen và mạnh dạn khi nói

tiếng Anh với bạn bè và thầy cô
4.13. Luyện nề nếp tập trung khi nghe
Giáo viên có thể cho học sinh nghe từng câu, từng đoạn sau đó yêu cầu
học sinh lặp lại, tập cho học sinh có ý thức lắng nghe bạn. Bên cạnh đó giáo
viên thường xuyên đặt ra những câu hỏi yêu cầu các em phải sử dụng những
thông tin mà bạn mình đã nói.
4.14. Luyện nề nếp tập trung khi nghe
Giáo viên có thể cho học sinh nghe từng câu, từng đoạn sau đó yêu cầu học
sinh lặp lại, tập cho học sinh có ý thức lắng nghe bạn. Bên cạnh đó giáo viên
thường xuyên đặt ra những câu hỏi yêu cầu các em phải sử dụng những thông
tin mà bạn mình đã nói.
4.15. Tạo không khí thân thiện
Một tiết dạy không thể thành công nếu giáo viên làm việc căng thẳng nhất
là trong tiết nghe. Do đó giáo viên phải khơi được hứng thú muốn học, muốn
nghe bằng những hành động hay các trò chơi phù hợp với từng nội dung bài dạy.
Một số trò chơi giáo viên có thể ứng dụng vào như:
“ Nghe hát đoán tên bài”
Giáo viên cho học sinh nghe một số bài hát và yêu cầu học sinh đoán xem
tên bài hát là gì như khi chúng ta dạy bài Unit 8 Anh 9 tiết 51 Listen “Auld Lang
Syne” giáo viên có thể áp dụng trò chơi này.
“Truyền thông tin”
Giáo viên có thể gọi 5 đến 7 em lên bảng sau đó giáo viên viết một câu bất
kỳ vào đó và đưa cho học sinh số 1 nhìn và nhớ sau đó nói thầm với học sinh số
2 rồi số 2 lại nói với số người số 3 cứ như thế đến học sinh cuối cùng thì được
nói to lên để học sinh số 1 kiểm tra đúng hay không?
“Tìm bạn giao tiếp”
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời sau đó đánh số cho câu hỏi
và các chữ cái a,b,c…cho câu trả lời ví dụ câu hỏi 1 tương ứng với câu trả lời
….Nếu cặp nào tìm nhanh nhất đội đó sẽ chiến thắng.
“Ném bóng”

Giáo viên dùng một quả bóng nhỏ ném bất kỳ trong lớp, nếu trúng học sinh
nào thì học sinh đó phải đặt câu bất kỳ, sau đó học sinh đó ném tiếp cho học
sinh khác, nếu trúng tiếp tục đặt câu cứ như vậy.
“ Survey”

9


“Khảo sát” là biện pháp mang tính tích cực trong giao tiếp đối với học sinh.
Nếu học sinh tự đặt ra câu hỏi thì rất bổ ích theo chủ đề bài học. Giáo viên yêu
cầu học sinh đưa ra càng nhiều từ vựng về chủ đề bài học càng tốt, học sinh tiết
hành khảo sát bạn mình bằng cách đưa ra câu hỏi có liên quan.
“Role – play”
Hoạt động đóng vai là hoạt động mang tính giao tiếp có thực tiễn cao. Giáo
viên đưa ra tình huống bất kỳ, yêu cầu học sinh đặt các câu hỏi mang tính giao
tiếp khác nhau.
Tuỳ vào từng tiết dạy giáo viên có thể linh hoạt đua ra các trò chơi phù hợp
nhưng không được quá lạm dụng, phải có sự kiểm soát, tránh sự ồn ào ảnh
hưởng các lớp bên cạnh.
Khi dạy nghe giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Đừng căng thẳng, gò ép các em phải nghe cho đúng
- Không hỏi học sinh trong khi đang nghe
- Hãy thường xuyên động viên học sinh bằng cách khen ngợi ngắn ngọn
(Good, excellent!...)
- Tạo không khí thoải mái thư giãn, gần gũi trong giờ học
5. Quá trình của một tiết dạy nghe
5.1. Đối với giáo viên
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ tiết dạy qua SGK, SGV để định ra hướng đi
của tiết dạy đúng với trọng tâm bài, từ đó phân bố thời gian phù hợp cho tiết
dạy. Nhưng không quên bám sát chuẩn kiến thức kỷ năng:

- Giáo viên lựa chọn phương pháp và các kỷ thuật dạy nghe một cách linh
hoạt phù hợp theo từng đối tượng học sinh.
- Dạy một tiết nghe giáo viên phải biết lồng ghép các kỷ năng: Nghe- NóiĐọc – Viết phù hợp đặc biệt là kỷ năng nói vì kỷ năng nghe chịu ảnh hưởng
nhiều của kỷ năng nghe. Nên giáo viên thường xuyên giúp các em luyện nói
nhiều để nhớ từ, đó chính là phát triển kỷ năng nghe. Khi nghe nếu gặp câu dài
và khó thì chỉ yêu cầu học sinh nghe hiểu và cảm nhận chứ không nghe toàn bộ.
- Khẩu lệnh rõ ràng, dất khoát, đủ lớn để học sinh nghe.
- Phải có sự liên kết, hay chuyển tiếp giữa các phần.
- Trước khi thực hiện một tiết nghe cần chuẩn bị máy nghe tốt, cần phòng
khi mất điện.
- Đảm bảo an toàn khi thao tác.
- Kế hoạch một giáo án phải hợp lý, khoa học và rõ ràng.
- Giáo viên cần trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp để tiết dạy thành công
hơn.
5.2. Đối với học sinh
10


- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà, có thể làm một số bài
tập có liên quan, khuyến khích, động viên các em tự tin, chủ động và sáng tạo.
5.3. Tiến trình tiết dạy nghe
Tiến trình một tiết dạy nghe thường trải qua 3 giai đoạn chính đó là: Pre –
Listening, White – Listening, và Post – Listening. Giáo viên phải xác định rõ
trọng tâm bài, trọng tâm từng phần cụ thể để giúp các em kỷ năng nghe trong
giao tiếp. Nhưng để bắt đầu vào phần Pre – Listening giáo viên cũng đừng quên
dẫn dắt trước khi nghe (warmer ) là phần để hâm nóng tiết dạy, giáo viên cần
hướng cho học sinh vào nội dung cần nghe, tạo ra những chủ định cụ thể có sự
chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi nghe như:
- Giới thiệu ngữ cảnh, tình huống.
- Đặt ra những câu hỏi, gợi ý đoán về nội dung sắp nghe, gây sự tò mò

muốn nghe của học sinh.
- Khai thác học sinh xem đã biết gì và chưa biết gì về nội dung sắp nghe.
……………….
5.3.1. Pre – Listening ( about 10 minutes )
Là giai đoạn vô cùng quan trọng, giáo viên nên gây hứng thú cho học sinh
bằng cách có thể gợi mở, dẫn dắt về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát
tranh và đoán trước những thông tin chủ đề cần nghe, xem các em đã biết mình
phải nghe gì chưa? Ví dụ: Khi cho các em nghe về người bạn thân thì giáo viên
phải gợi mở cho học sinh đoán người đó tên, tuổi, nghề nghiệp, tính cách...
Thông thường giáo viên hay dạy phần từ mới ở phần này, nên dạy những từ
có liên quan, quan trọng không dạy quá nhiều mất thời gian nhưng cũng tuỳ
thuộc vào đối tượng học sinh.
* Một số thủ thuật khi dạy Pre – Listening.
- True/ Fale statements
- Open prediction
- Ordering
- Pre questions
.....
Khi chọn thủ thuật dạy phải dựa vào nội dung bài nghe, tài liệu có sẵn, điều
kiện giảng dạy và đối tượng học sinh.
5.3.2. While – Listening
Giai đoạn này học sinh sẽ được luyện nghe 3 đến 4 lần và là giai đoạn học
sinh hay mắc lỗi nhất, nên giáo viên phải hết sức chú ý và đưa ra phương pháp
sữa lỗi cho các em, nhưng không cho là quan trọng vì việc mắc lỗi trong khi
nghe là hiển nhiên. Giáo viên nên cho học sinh nghe từng câu để tìm ra câu trả
lời chính xác nhất và rèn luyện kỷ năng nghe. Nghe lần một là cho học sinh
nghe bao quát cả bài, nghe lần hai là để lấy thông tin chính xác, để làm bài tập
mà giáo viên yêu cầu, nghe lần ba là nghe kiểm tra lại bài tập đã làm. Nếu bài
11



khó giáo viên có thể cho nghe lần bốn, trong bài nghe có những câu dài và khó
thì chỉ yêu cầu học sinh nghe ở mức hiểu biết và cảm nhận ý nghĩa của câu chứ
không nghe toàn bài, giáo viên cho học sinh nghe từng đoạn hoặc những chỗ
khó nghe, lồng vào trong khi nghe giáo viên có thể hỏi một số câu hỏi để kiểm
tra sự hiểu biết của học sinh. Trong quá trình nghe giáo viên có thể yêu cầu học
sinh nghe theo cặp hoặc nhóm để tạo sự ganh đua.
* Một số thủ thuận:
- Deliberate mistakes
- Gids
- Listen and draw
- Comprehension questions
- Selecting
- Matching
- Check the correct answers
5.3.3. Post – Listening
Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe để kiểm tra học sinh có hiểu thông
tin vừa được nghe không? Đã hoàn thành các hoạt động trong giai đoạn nghe
hay không? Đồng thời giúp giáo viên tìm ra nguyên nhân làm sao học sinh
không nghe được, hay không hiểu được phần nào trong bài nghe. Sau khi nghe,
giáo viên có thể thực hiện một số thủ thuật như:
- Cho đáp án và thông tin phản hồi.
Cho học sinh nhắc hay nói lại một số câu đã nghe ở phần (while listening).
- Tổ chức cho học sinh nói về mình hay là bạn bằng cách lấy thông tin từ
bài nghe.
- Cho học sinh nêu và nhận xét về kết quả nghe của nhóm (nếu nghe theo
nhóm)
- Cho học sinh đóng vai thể hiện cuộc hội thoại đã nghe.
- Dùng bài tập mở rộng để học sinh có thêm thông tin của bài nghe.
Tuỳ vào từng tiết dạy cụ thể mà giáo viên có thể áp dụng những hoạt động

trên. Đặc biệt phải giúp các em hình thành và phát triển hứng thú, khả năng tập
trung, biết sử dụng thông tin suy đoán sẽ nghe. Nhờ vậy mà học sinh sẽ chủ
động và tự tin hơn khi nghe.
Một tiết nghe thường đi theo ba bước chính như đã trình bày, các bước đều
rất quan trọng, giúp các em chủ động và tự tin hơn. Đối với học sinh khối 8,9
các tiết trong từng Unit được phân chia dạy các kỷ năng rõ ràng, còn với học
sinh khối 6, 7 thường được kết hợp nhiều kỷ năng lồng vào nhau nhưng khi dạy
đến phần nghe giáo viên có thể thực hiện hai giai đoạn Pre – Listening và White
– Listening để tạo hứng thú cho học sinh rèn luyện nghe.
IV. HIỆU QUẢ MANG LẠI
12


Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh đã tiến bộ
lên rất nhiều, phần nào hứng thú và thân thiện hơn đối với tiết học nghe, tích
cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt
trong việc thực hiện nhiệm vụ, lĩnh hội kiến thức và phát triển kỷ năng. Các em
đã nghe được những câu đơn giản và cả những câu phức tạo hơn, hơn nữa các
em đã biết kỷ năng lắng nghe người khác, nghe chọn lọc những gì cần nghe,
không còn sợ sai hay rụt rè mà thay vào đó là sự thoải mái, không bị áp lực. Đây
củng là những nguyên nhân đi đền những kết quả tương đối khả quan của việc
khảo sát:
Lớp

Tổng
số học
sinh

số học
sinh đạt

điểm
giỏi

Số học
sinh đạt
điểm
khá

Số học
sinh đạt
điểm
trung bình

Số học
sinh đạt
điểm yếu

Số học
sinh đạt
điểm
kém

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

9A

33

4

12

6

18

15

46

5


15

3

9

8B

34

3

9

8

24

16

46

4

12

3

9


Như vậy chứng tỏ rằng sau khi áp dụng đề tài này, tôi đã thu được kết quả
nhất định.
V. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI
Đối với đề tài này tôi có thể áp dụng chủ yếu cho học sinh khối 8, 9, bởi hai
khối lớp này các tiết dạy được tách kỷ năng rất rõ ràng, còn khối lớp 6, 7 hầu
hết các bài được lồng ghép nhiều phần với nhau, nên khó để thực hiện được.
Song cũng tuỳ vào từng đơn vị bài dạy mà giáo viên có thể linh hoạt và áp dụng
hợp lý. Với đề tài này tôi đã triển khai đối với các lớp mình trực tiếp giảng dạy,
bên cạnh đó tôi đã đưa ra thảo luận với đồng nghiệp của mình, và ứng dụng cho
các lớp khác.
VI. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN
- Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra nhằm cải thiện việc dạy nghe và ứng dụng
chúng nhằm nâng cao kỷ năng nghe của học sinh, đồng thời tạo môi trường học
ngoại ngữ thân thiện, gây hứng thú học tập của học sinh.
- Sáng kiến đưa ra những giải pháp nhằm khích lệ, động viên học sinh có
thói quen lắng nghe và kỷ năng nghe tiếng Anh, từ đó từng bước góp phần nâng
cao chất lượng dạy nghe nói riêng và các kỷ năng khác nói chung.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi áp dụng đề tài, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm
sau:

13


- Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ dạy và sử dụng
tiếng Anh như ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tuy nhiên tuỳ vào đối tượng học
sinh, giáo viên có thể sử dụng tiếng Anh phù hợp.
- Luôn khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học vào trong giao tiếp.
- Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi các em đang nói,

nghe tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi các em đang
cố gắng diễn tả ý nghĩ của mình bằng tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các em
sợ bị mắc lỗi trong khi nghe và nói.
- Giáo viên phải biết lồng ghép các hoạt động nghe và nói phù hợp với hình
thức vừa chơi vừa học.
- Giáo viên cần phải hướng dẫn các em ở nhà tập nghe tiếng Anh qua đài, ti
vi, nghe các bài hát tiếng Anh, xem phim hay đọc báo, đọc chuyện bằng tiếng
Anh…
- Trong một tiết dạy cần có sự lôi cuốn thu hút học sinh vào nội dung bài
nghe bằng các hình thức hoạt động, các kỷ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai
đoạn của một tiết dạy nghe.
- Sáng tạo những đồ dùng nghe phù hợp với nội dung bài nghe như tranh
ảnh, mô hình…..
- Giáo viên cần phải lựa chọn, phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy
nghe trong tiến trình giờ dạy. Ở giai đoạn luyện tập sau khi nghe ngoài các bài
tập trong sách giáo khoa giáo viên cần nên đưa ra bài tập khác phù hợp có tính
năng giao tiếp thực tế cao.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ giúp một phần nhỏ để nâng
cao chất lượng giảng dạy, từng bước khắc phục dần những khó khăn trong việc
dạy nghe. Về bản thân tôi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết quả
đã đạt được của việc thực hiện đề tài đồng thời không ngừng học hỏi, đúc rút
kinh nghiệm, khắc phục khó khăn trong giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đối với
chương trình dạy học môn tiếng Anh.
II. KIẾN NGHỊ
Xuất phát từ những thành công và hạn chế khi thực hiện đề tài này. Để góp
phần cho việc dạy môn tiếng Anh đạt kết quả cao hơn.
1. Về cơ sở vật chất.
- Là môn học đặc trưng vì vậy phải có phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn
cho các lớp bên cạnh.
- Cung cấp thêm một số tài liệu nâng cao.

2. Về phía lãnh đạo.
Cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi, đúc rút kinh
nghiệm qua các chuyên đề cụm, Huyện hay Sở Giáo dục đào tạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
14


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1

2

I. Bối cảnh của đề tài

1

3

II. Lý do chọn đề tài


1

4

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2

5

IV. Mục đích nghiên cứu

2

6

V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

2

7

B. PHẦN NỘI DUNG

3

8

I. Cơ sở lý luận


3

9

II. Thực trạng của vấn đề

3

10

III. Các biện pháp

4

11

IV. Hiệu quả mang lại

12

12

V. Khả năng ứng dụng và triển khai

19

13

VI. Ý nghĩa của sáng kiến


13

14

C. PHẦN KẾT LUÂN.

13

15

I. Bài học kinh nghiệm

13

16

II. Kiến nghị

14

17

Mục lục

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- SGV, SGK môn tiếng Anh lớp 6,7,8,9,của Bộ Giáo Dục.
- Giáo dục đại cương NXB Hà Nội.
- Sách một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học bậc THCS môn tiếng

Anh của Bộ Giáo Dục Đào Tạo.
15


- The ELTTP methodology course.

16



×