Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.04 KB, 20 trang )

Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
GIẢNG DẠY CA DAO - DÂN CA TRỮ TÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 7
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, chúng ta đều biết ca dao là tiếng nói tình
cảm trong đời sống người dân lao động. Từ thuở lọt lòng ta đã được nghe những bài
ca dao qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà; những điệu hị, câu ca dao đã trở thành
món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Bởi vậy, khơng ít giáo
viên và học sinh chủ quan khi học phần văn học: Ca dao, cho rằng ca dao, dân ca dễ
nhớ, dễ thuộc. Nhưng thực tế để hiểu hết được cái hay, cái đẹp, cái trường tồn vĩnh
cửu của viên ngọc “ca dao” trong cuộc sống con người lại không phải là dễ. Nhất là
lại phải truyền được cái hay, cái đẹp đó đến tâm hồn trẻ thơ là cả một vấn đề cần suy
nghĩ.
Trong thực tế, qua chương trình Ngữ văn 7 mà tơi được giao nhiệm vụ giảng
dạy và dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy việc dạy ca dao – dân ca chưa đáp ứng được u
cầu. Chính vì vậy mà tơi đã chọn đề tài này với mục đích là cùng tìm hiểu về đặc
trưng của ca dao - dân ca để từ đó định hướng phương pháp giảng dạy ca dao - dân
ca nhằm cá thể hoá việc học, đưa học sinh trở thành nhân tố cá nhân tích cực, chủ
động, tự giác tham gia vào việc tìm hiểu những văn bản ca dao - dân ca, khám phá
chân lí và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
2. Mục đích nghiên cứu:
Bộ phận văn học dân gian Việt Nam bao gồm khá nhiều thể loại như: Truyền
thuyết, cổ tích, ngụ ngơn, truyện cười. Các thể loại này đều được đưa vào trong
chương trình giảng dạy mơn Ngữ văn THCS. Mỗi một thể loại thể hiện một nội dung
ý nghĩa, một bài học sâu sắc của dân gian muốn gửi gắm đến con người. Bên cạnh
đó Ca dao cũng là một sáng tác của dân gian thuộc thể loại trữ tình được giảng dạy
trong chương trình Ca dao – Dân ca Ngữ văn lớp 7.
Ca dao trữ tình chứa đựng rất nhiều tâm tư, tình cảm, ý nghĩa sâu xa trong
cuộc sống con người. Vì vậy dạy ca dao sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ
bản về cuộc sống, tâm tư, nỗi lịng, tình cảm đẹp của con người trong quá trình sống


lao động và sản xuất. Ca dao sẽ bồi đắp cho các em lòng yêu quê hương, đất nước,
gia đình, lịng nhân ái... và cung cấp cho các em những kinh nghiệm, đạo lý làm
người.
Chính vì tầm quan trọng của ca dao trữ tình trong chương trình mơn Ngữ văn
lớp 7 mà mỗi giáo viên cần xác định đúng phương pháp giảng dạy ca dao, dân ca
cho phù hợp để truyền tải hết những nội dung, ý nghĩa mà cha ông ta đã gửi gắm
trong từng bài.
1


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
3. Thời gian- địa điểm
Năm học 2013-2014; năm học 2014 -2015 tại trường THCS
4. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Học sinh lớp 7.
Môn Ngữ văn lớp 7.
Đề tài này được viết và rút ra trong quá trình dạy và học phần ca dao – dân ca
trữ tình mơn Ngữ văn lớp 7 nên đối tượng là học sinh đại trà và nâng lên là một bộ
phận học sinh giỏi ở trường THCS. Việc nâng cao chất lượng dạy - học đại trà luôn
là sự quan tâm hàng đầu của các trường học nói chung và các trường THCS nói
riêng . Nên vấn đề nghiên cứu của đề tài phù hợp với yêu cầu thực tế của giáo dục
trong giai đoan hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành làm đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa nhằm hổ trợ và đề ra những
giải pháp và kinh nghiệm lựa chọn áp dụng.
- Phương pháp so sánh đối chiếu sau khi thực hiện đề tài.
- Đánh giá kết quả đạt được và điều chỉnh, bổ sung.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận

Từ xưa đến nay, văn học luôn là người bạn đồng hành cùng con người. Cuộc
sống dường như đã cho chúng ta thấy rất rõ rằng: Ở đâu có con người và có yêu cầu
giáo dục con người thì ở đó khơng thể thiếu văn học, dù đó chỉ là vài ba câu tục ngữ,
một câu truyện cổ tích, hoặc vài ba câu thơ Kiều... Hay nói một cách khác văn học là
phương tiện giáo dục con người một cách nhạy bén nhất, lâu bền nhất, đặc biệt đối
với thế hệ trẻ, tầng lớp thanh thiếu nhi. Trong kho tàng văn học của dân tộc thì văn
học dân gian là một bộ phận khơng thể thiếu được.
Có thể nói vấn đề dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại cho đến
nay vẫn chưa hề cũ vì dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một trong
những yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cách đi đúng hướng
trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp nội dung dạy- học Ngữ văn ở THCS theo
chương trình SGK mới hiện nay.
Ở lớp 7 các em học ba kiểu văn bản: biểu cảm, nghị luận và điều hành.
Trong đó học kì I chỉ tập trung một kiểu văn bản là biểu cảm. Chính vì vậy mà SGK
Ngữ văn 7 đã đưa những tác phẩm trữ tình dân gian (cụ thể là ca dao- dân ca) nhằm
minh hoạ cụ thể, sinh động cho kiểu văn bản biểu cảm giúp các em dễ dàng tiếp
nhận
2


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
(đọc, hiểu, cảm thụ, bình giá về ca dao-dân ca một thể loại trữ tình dân gian).
2. Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THCS, qua trao đổi hầu
hết các giáo viên bộ môn Ngữ văn đều cho rằng dạy ca dao dễ vì nó dễ thuộc, dễ
nhớ, nội dung đơn giản, nghệ thuật ngôn từ dễ hiểu, gần với đời sống tâm hồn con
người. Một số đồng nghiệp khác thì cho rằng dạy ca dao khó, vì khi dạy không phải
một bài ca dao cụ thể, mà là một chùm bài trong một mảng có cùng chủ đề tư tưởng,
mà mỗi bài về ngôn từ, nghệ thuật thể hiện rất phong phú. Nếu không chú ý khi
giảng khai thác tách bài sẽ hướng đến việc không hướng được đến nội dung chủ đề

cần khai thác.
Chính vì vậy mà khâu soạn bài của giáo viên rất sơ sài. Hệ thống câu hỏi chưa
sâu, chưa phong phú, chưa khai thác được cái “thần” của bài ca dao. Có khi giáo
viên cịn biến việc phân tích, cảm thụ nội dung, ý nghĩa của bài ca dao thành hình
thức diễn xi, giảng xuôi khiến cho giờ học ca dao rất nhàm chán và vô cùng đơn
điệu.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
3.1. Thực trạng chung:
Trên thực tế qua nhiều năm giảng dạy trực tiếp thể loại ca dao- dân ca trữ tình
lớp 7 và qua dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, tôi và các đồng nghiệp đều nhận thấy một
điều như sau:
Về phía giáo viên: Khi dạy ca dao thường là chủ quan, cho là dễ vì vậy bài
soạn thường sơ sài, ít có sự đầu tư và nghiên cứu, thường dạy như một bài văn thơ
hiện đại. Khi đọc một bài ca dao trữ tình chưa cảm nhận hết ý tư, xúc cảm được gửi
gắm trong lời ca dao. Thậm chí khơng ít giáo viên cịn nói nhầm giữa ca dao với tục
ngữ, giữa câu ca dao với bài ca dao. Bởi ca dao có những bài chỉ có hai câu – đặc
biệt những bài ca dao ngắn thường khơng có tên. Nếu khơng nghiến cứu kĩ sẽ khó
xác định được nội dung chủ yếu mà bài ca dao muốn đề cập đến. Việc truyền tải kiến
thức đến học sinh còn mơ nhạt, chung chung, chưa làm nổi bật ý nghĩa sâu xa của
mỗi bài ca dao.
Về phía học sinh: Bởi ca dao rất quen thuộc trong đời sống con người, nên
nhiều học sinh khi học phần văn học ca dao thường cho rằng mình đã biết, thậm chí
là đã rất thuộc. Chính vì vậy học sinh coi nhẹ việc học ca dao, coi học ca dao một
cách đơn giản. Các em không xác định rõ tầm quan trong của ca dao nên ngay từ
khâu chuẩn bị bài và tiếp thu bài giảng các em khơng mấy hào hứng. Chính vì vậy
việc cảm nhận nội dung ca dao một cách sâu sắc và để hiểu hết ý nghĩa của mỗi bài
ca dao ở các em là khơng có. Trên lớp các em thường không tập trung chú ý nghe
giảng. Các em thường gọi bài ca dao là câu ca dao, câu tục ngữ. Thực tế có khá
nhiều em cịn chẳng thèm thuộc một câu ca dao hoặc một bài ca dao nào chính xác.
3



Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
Khi yêu cầu học sinh phân tích và cảm thụ nội dung, ý nghĩa bài ca dao thì các em
lúng túng, trình bày cách hiểu hời hợt.
3.2. Thực trạng trường THCS thực hiện đề tài:
a. Thuận lợi: Học sinh chăm ngoan, ham học, muốn tìm hiểu văn học dân
gian nói chung và ca dao – dân ca nói riêng.
b. Khó khăn: Q trình giảng dạy môn Ngữ văn tại trường tôi nhân thấy với
đặc thù là một trường ở địa bàn nông thôn việc tiếp xúc với các phương tiện truyền
thông, tài liệu tham khảo cịn hạn chế. Hơn nữa hồn cảnh gia đình thuần nơng nên
đời sống cịn rất nhiều khó khăn.
3.3. Các giải pháp:
a. GIÁO VIÊN CẦN NẮM VỮNG KHÁI NIỆM CA DAO – DÂN CA
Giáo viên cần nắm vững khái niệm ca dao - dân ca trong mảng văn học dân
gian Việt Nam để từ đó tìm ra sự khác nhau giữa ca dao với thơ ca hiện đại để rút ra
phần nghiên cứu phương pháp khi dạy.
Trong giáo trình Văn học dân gian trường Đại học sư phạm định nghĩa như
sau: “Ca dao là những bài có hoặc khơng có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần
dân tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý để diễn đạt tình cảm.
Theo Dương Quảng Hàm thì: “Ca dao là bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất
của thể dân gian truyền thống được hình thành và phát triển trên cơ sở của thành
phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tình ngắn và tương đối ngắn.”
Theo SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 35 đã nêu khái niệm về ca dao- dân ca như
sau: “Ca dao- dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình
dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.”
- SGK cũng phân biệt hai khái niệm ca dao và dân ca:
+ Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc.
+ Ca dao là lời thơ của dân ca.
Qua những khái niệm trên về ca dao có thể rút ra nét riêng khác biệt của ca

dao với các thể loại văn học khác là: Nội dung chủ đề tư tưởng chính mà ca dao thể
hiện là tình cảm (trữ tình) của nhân dân được sáng tác theo thể lục bát và song thất
lục bát. Đặc biệt ca dao ra đời sớm hơn tất cả, do vậy ca dao là sáng tác chung của
tập thể và được lưu truyền rộng rãi. Vì vậy cũng cùng một nội dung, có nhiều bài ca
dao khá giống nhau, có khi chỉ thêm bớt một vài từ, cho nên khi nghiên cứu giảng
dạy giáo viên phải lấy những bài ca dao được trích học làm chuẩn.
Sau khi hiểu rõ khái niệm và sự ra đời của ca dao, giáo viên tiến tới tìm hiểu
nội dung, nghệ thuật cơ bản của ca dao. Điều này tạo cái nhìn bao quát tổng thể cho
giáo viên khi dạy 11 bài ca dao trước đây và 8 bài ca dao trong chương trình giảm
4


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
tải. Nếu giáo viên khơng nắm được vẩn đề cơ bản này thì các bài học sẽ rời rạc,
không hệ thống, không đảm bảo yêu cầu.
b. THI PHÁP TRONG CA DAO
* Ngôn ngữ trong ca dao:
Phương tiện chủ yếu của ca dao, tức là ngôn ngữ. Bởi vì ca dao là phần lời của
dân ca, cái yếu tố nhạc điệu, động tác có vai trị rất quan trọng trong dân ca, còn ở
phần lời thơ thì vai trị chủ yếu thuộc về ngơn ngữ.
Ngơn ngữ trong ca dao đậm đà màu sắc địa phương, giản dị, chân thực, hồn
nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Ví dụ như bài ca dao:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mơng bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mơng".
Thân em như chẽn lúa địng địng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Ca dao là sáng tác tập thể nên có nhiều bài ca dao được lan truyền nhanh
chóng trở thành tiếng núi riêng của nhiên nhiều địa phương khác nhau nhờ sự thay
đổi địa danh là chủ yếu. Ví dụ:
Đường vơ xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ...
* Thể thơ trong ca dao
Trong SGK Ngữ văn 7 tập I các bài ca dao được đưa vào chủ yếu là thể lục
bát Đây cũng là thể thơ sở trường nhất của ca dao. Thể thơ này được phân thành hai
loại là lục bát chính thể (hay chính thức) và lục bát biến thể (hay biến thức). Ở lục
bát chính thể, số âm tiết không thay đổi (6+8), vần gieo ở tiếng thứ sáu (thanh bằng),
nhịp thơ phổ biến là nhịp chẵn (2/2/2 …), cũng có thể nhịp thay đổi (3/3 và 4/4). ở
lục bát biến thể, số tiếng (âm tiết) trong mỗi vế có thể tăng, giảm (thường dài hơn
bình thường).
Ví dụ:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mơng bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
(12 âm tiết).

* Kết cấu của ca dao:
Giáo viên cần nắm chắc kết cấu của ca dao khác với kết cấu của các thể văn
học khác.
* Kết cấu chủ yếu: theo "Phú", "tỉ", "hứng" là ba thể cách của ca dao.
5


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
- "Phú" ở đây có nghĩa là phô bày, diễn tả một cách trực tiếp, khơng qua sự so
sánh.
Ví dụ:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng lên non nước này?

- "Tỉ" nghĩa là so sánh (bao gồm cả so sánh trực tiếp - tỉ dụ và so sánh gián
tiếp - ẩn dụ).
Ví dụ:

Thân em như trái bần trơi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

Hay:

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ngoài đồng..

- "Hứng" là cảm hứng. Người xưa có câu "Đối cảnh sinh tình". Những bài
ca dao trước nói đến "cảnh" (bao gồm cả cảnh vật, sự việc) sau mới bộc lộ "tình"
(tình cảm, ý nghĩa, tâm sự) đều được coi là làm theo thể "hứng".
Ví dụ:

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Hay:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

* Phương thức thể hiện: Những bài ca dao trong SGK Ngữ văn 7 chủ yếu
có ba phương thức thể hiện đó là:
- Phương thức đối đáp (đối thoại): chủ yếu là bộ phận lời ca được sáng tác

và sử dụng trong hát đối đáp nam nữ, bao gồm cả đối thoại hai vế và một vế.
Ví dụ: Đối thoại một vế
Cái cị lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
Ví dụ: Đối thoại hai vế:
- Ở đâu năm cửa nàng ơi
6


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
Sơng nào sáu khúc nước chảy xi một dịng?
Sơng nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
- Thành Hà Nội năm cửa nàng ơi
Sông lục đầu sáu khúc nước chảy xi một dịng.
Nước sơng Thương bên đục bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh
Đền Sịng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây."
- Phương thức trần thuật (hay kể chuyện trữ tình, khác với trần thuật trong
các loại tự sự).
Ví dụ:
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bị ra lấy phần.
Chào mào thì đánh trống qn,
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao."
- Phương thức miêu tả (miêu tả theo cảm hứng trữ tình, khác với miêu tả
khách quan trong các thể loại tự sự).
Ví dụ:

Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Ai vơ xứ Huế thì vơ …

- Ngồi ra cịn có cả ba phương thức kép là (trần thuật kết hợp với đối thọai;
trần thuật kết hợp với miêu tả; kết hợp cả ba phương thức)
- Do nhu cầu truyền miệng và nhu cầu ứng tác, nhân dân thường sử dụng
những khn, dạng có sẵn, tạo nên những đơn vị tác phẩm hoặc dị bản hao hao như
nhau.
Ví dụ: "Thân em như …” ("hạt mưa sa", "hạt mưa rào", "tấm lụa đào",
"trái bần trôi" …) hoặc “Râu tôm nấu với...”(“ruột bầu”, “ruột bù”)...
7


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
* Thời gian và khơng gian trong ca dao
+ Thời gian: Thời gian trong ca dao vừa là thời gian thực tại khách quan
vừa là thời gian của tưởng tượng, hư cấu mang tính chất chủ quan của tác giả. Ca
dao có rất nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng "chiều chiều": "Chiều chiều xách giỏ hái
rau", "Chiều chiều ra đứng bờ sông","Chiều chiều lại nhớ chiều chiều" … "Chiều
chiều" có nghĩa là chiều nào cũng vậy, sự việc diễn ra lặp đi lặp lại.
Ngoài ra thời gian trong ca dao còn sử dụng hàng loạt những trạng ngữ (hay

cụm từ) chỉ thời gian như : "bây giờ"; "tối qua"; "đêm qua" … thì ai cũng hiểu là
người nó đang ở thời điểm hiện tại để nhớ lại và nhắc lại chuyện vừa xảy ra chưa
lâu. Nhìn chung thời gian trong ca dao trữ tình là thời gian nghệ thuật mang tính
tượng trưng, phiếm chỉ (hay phiếm định). Vì thế nó phù hợp với nhiều người, ở
nhiều địa điểm và thời điểm khác nhau.
+ Không gian: Không gian trong ca dao cũng vừa là không gian thực tại
khách quan, vừa là khơng gian trong trí tưởng tượng mang tính chất tượng trưng của
tác giả.
Khi khơng gian thuộc về "đối tượng phản ánh, miêu tả thì đó là khơng gian
thực tại được tái hiện trong ca dao". Ví dụ: xứ Lạng, xứ Huế, xứ Thanh, sơng Lục
Đầu, sông Thương … và những nơi khác trong ca dao, nhất là ca dao về phong cảnh
và sản vật các địa phương.
Ví dụ:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tơ Thị, có chùa Tam Thanh.

Hoặc:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Cũng giống như thời gian, khi khơng gian được nói đến như một yếu tố góp
phần tạo nên hồn cảnh, trường hợp để tác giả bộc lộ cảm nghĩ (trực tiếp hoặc gián
tiếp) thì đó là khơng gian mang tính chất tượng trưng do tác giả tưởng tượng, hư cấu
hoặc tái tạo theo cảm xúc thẩm mĩ của mình. Ví dụ những hình ảnh về khơng gian,
địa điểm mang tính chất tượng trưng, phiếm chỉ, thường xuyên xuất hiện trong ca
dao trữ tình ("cánh đồng", "thác", "ghềnh", "bờ ao", "mái nhà", "ngõ sau" …). Ngay
cả những địa điểm có thực khi vào ca dao trữ tình cũng mang tính chất tượng trưng.
* Nghệ thuật được sử dụng chủ yếu:

Những bài ca dao được đưa vào SGK Ngữ văn 7 có nhiều biện pháp nghệ
thuật khác nhau (mang nét đặc trưng của ca dao truyền thống). Ở đây tôi chỉ đề cập
đến những biện pháp chủ yếu.
So sánh là phép nghệ thuật được dùng thường xuyên, phổ biến nhất, bao
gồm so sánh trực tiếp (tỉ dụ), so sánh gián tiếp (ẩn dụ). Tỉ dụ là so sánh trực tiếp,
8


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
thường có những từ chỉ quan hệ so sánh: như, như là, như thể …đặt giữa hai vế (đối
tượng và phương tiện so sánh).
Ví dụ:

- Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngồi biển đơng.
- Đường vơ xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
- Yêu nhau như thể chân tay
Anh em hoà thuận , hai thân vui vầy.

Còn ở ẩn dụ (so sánh ngầm) thì khơng những khơng có quan hệ từ so sánh mà
đối tượng so sánh cũng được ẩn đi, chỉ còn một vế là phương tiện so sánh (ở đây đối
tượng và phương tiện so sánh hoà nhập làm một). Do vậy mà hình thức ẩn dụ hàm
súc hơn tỉ dụ.
Ví dụ bài ca dao sau là tập hợp bốn hình ảnh ẩn dụ, mỗi hình ảnh ám chỉ
một cảnh ngộ đáng thương của người lao động:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến tí ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Đặc biệt ẩn dụ gắn rất chặt với nghệ thuật nhân hố, dùng thế giới lồi vật
để nói thế giới lồi người.
Ví dụ bài ca dao dưới đây mỗi con vật tượng trưng cho một loại người,
hạng người trong xã hội xưa:
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bị ra lấy phần.
9


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.
- Biện pháp nghệ thuật đối xứng (đối ý, đối lời):
Ví dụ:

Số cơ chẳng giầu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà.
Số cơ có mẹ có cha
Mẹ cơ đàn bà, cha cơ đàn ơng.
Số cơ có vợ có chồng
Sinh con đầu lịng, chẳng gái thì trai.


- Nghệ thuật trùng điệp (bao gồm cả điệp ý, điệp từ).
Ví dụ:

Cái cị lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng.
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

- Nghệ thuật phóng đại được sử dụng hầu hết ở những bài ca dao dùng để
châm biếm:
Ví dụ:

Cậu cai nón dấu lơng gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KHI DẠY CA DAO – DÂN CA TRỮ
TÌNH:
a. Giới thiệu bài
Đây là khâu quan trọng giáo viên không nên bỏ qua. Trong giáo án giáo viên
nên thể hiện cả lời vào bài cụ thể. Khi giáo viên vào bài tốt sẽ tạo tình huống, gây
hứng thú, chuẩn bị tâm thế tốt cho học sinh tiếp nhận tác phẩm. Có nhiều cách vào
bài tùy thuộc vào giáo viên.
Ví dụ khi dạy văn bản “Ca dao – dân ca: Những câu hát về tình cảm gia
đình” là tiết đầu tiên học sinh tìm hiểu khái niệm ca dao - dân ca, nhưng những câu,
10



Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
những bài ca dao các em đã được làm quen, được nghe từ nhỏ, rồi những năm Tiểu
học vì vậy tơi có thể vào bài như sau:
Hỏi: Em nào có thể đọc cho cả lớp nghe một vài câu ca dao mà em thuộc
hoặc đã được học ở Tiểu học. Sau đó giáo viên vào bài:
“Ca dao dân ca là tiếng hát từ trái tim, là thơ ca trữ tình dân gian, phát triển
và tồn tại đề đáp ứng nhu cầu và hình thức bộc lộ tình cảm của nhân dân. Nó như
dịng suối ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn mỗi người. Là khúc hát tâm tình của quê
hương đã thấm sâu vào trái tim. Nó đã, đang và sẽ cịn ngân vang mãi trong tâm
hồn người Việt Nam.”
b. Dạy bài mới: Dạy văn bản “Ca dao – dân ca: Những câu hát về tình
cảm gia đình”
* Giới thiệu chung: Giáo viên cần cho học sinh hiểu và nắm rõ về khái
niệm ca dao – dân ca và phân biệt được thế nào là ca dao và dân ca:
“ Ca dao- dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình
dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
+ Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc.
+ Ca dao là lời thơ của dân ca.”
* Đọc - chú thích
+ Đọc:
Về phương pháp dạy tác phẩm trữ tình nói chung và ca dao nói riêng việc đọc
là khâu khá quan trọng: phải đọc cho "vang nhạc sáng hình". Tác phẩm "chỉ được
bắt đầu mở ra cho bạn đọc khi nó vang lên trong tâm hồn như một sự độc thoại bên
trong" (Marantxman). Vì vậy ở thể loại ca dao trữ tình dân gian thì phương pháp
"đọc sáng tạo", và biện pháp "đọc diễn cảm" có một vị trí đặc biệt quan trọng gần
như chủ công. Đối với ca dao giáo viên nên cho học sinh đọc được từ mức thấp nhất
cho đến mức cao.
- Mức thấp nhất là đọc đúng, trịn vành, rõ chữ, đúng chính âm, chính tả.
- Mức cao hơn là đọc diễn cảm, đọc diễn tả cảm xúc.

- Mức cao nhất của đọc là đọc nghệ thuật (đọc hay). Đọc diễn cảm phải
vươn tới đọc nghệ thuật. Nhưng trong giờ dạy ca dao - dân ca thì đọc nghệ thuật
khơng bao giờ thay thế cho đọc diễn cảm. Nếu có sử dụng đọc nghệ thuật (ngâm thơ,
hát ru …) chỉ với một liều lượng cho phép.
Đối với trình độ học sinh lớp 7 giáo viên chú ý rèn cho các em kĩ năng đọc
diễn cảm. Thơng qua việc đọc cịn biết được trình độ học sinh.
Trong chương trình SGK Ngữ văn 7 những người biên soạn sách đã xác định
rõ đề tài và chia nhóm của các bài ca dao vừa giúp giáo viên và học sinh xác định
11


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
được trọng tâm của bài vừa thuận tiện cho việc xác định cách đọc. Tuy nhiên những
bài ca dao ở cùng một đề tài thì tình cảm được thể hiện ở mỗi bài khơng hồn tồn
giống nhau chính vì vậy mà giáo viên cũng cần phải xác định được điều này để
hướng dẫn học sinh đọc cho đúng giọng.
+ Chú thích:
Giáo viên lưu ý chỉ giảng những chú thích sao, những chú thích liên quan đến
nội dung cơ bản của văn bản. Những chú thích khác giáo viên tìm cách kiểm tra học
sinh trong quá trình tìm hiểu, phân tích văn bản.
* Kết cấu:
Giáo viên cần cho học sinh nắm được thể thơ, phương thức biểu đạt của các
bài ca dao.
Với bài ca dao: “Những câu hát về tình cảm gia đình”
- Thể thơ: lục bát
- Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm
*, Phần phân tích
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi theo đặc trưng thể loại:
Phương pháp dạy văn là đi từ phân tích đến giảng bình. Giáo viên phải xác
định được hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc trưng thể loại. Chú ý ở cách thể hiện:

phú, tỉ hoặc hứng. Vì ca dao thuộc thể loại trữ tình dân gian cho nên trong q trình
phân tích giáo viên cần tăng cường câu hỏi cảm xúc, hình dung tưởng tượng và các
câu hỏi về chi tiết nghệ thuật. Tạo điều kiện cho các em chóng thuộc và tiếp nhận
những cách thể hiện độc đáo của ca dao. Ca dao thường nghiêng về vẻ đẹp trang
trọng trong đời thường con người. Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật cần cố gắng huy
động với một khối lượng đáng kể.
. Hệ thống câu hỏi cảm xúc
Là hệ thống câu hỏi tìm ra phản ứng trực giác của người đọc bị tác động bởi
nội dung và hình thức của tác phẩm ở mức độ ấn tượng ban đầu. Nó đi sâu vào cảm
xúc thẩm mĩ. Trả lời hệ thống câu hỏi này, người đọc xác định được cảm xúc của
mình khi đọc xong tác phẩm, thể hiện ấn tượng ban đầu của mình trước hình thức
nghệ thuật hay nội dung trực tiếp có tính chất vật chất của tác phẩm. Để có được câu
hỏi thoả mãn yêu cầu đó người dạy cũng như người đọc không thể hời hợt với tác
phẩm ngay từ phút đầu.
. Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật: Trong ca dao trữ tình giáo viên chú ý đến loại
câu hỏi hướng về những rung động ban đầu của học sinh bởi tác động của những
hình thức nghệ thuật của tác phẩm, ngữ điệu nhạc tính trong thơ.
Ví dụ:
12


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
Hỏi: Nhận xét về nhạc điệu và vần điệu của bài ca "Công cha như núi ngất
trời". Từ âm điệu của bài ca dao khi đọc lên cho em cảm giác gì?
HS: Bài ca mang âm điệu ngọt ngào, du dương làm cho em cảm thấy lời nhắc
nhở nhẹ nhàng mà sâu lắng.
Hỏi: Kết cấu câu tám "Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu" có gì đáng
chú ý?
HS: Có kết cấu "Bao nhiêu … bấy nhiêu" là cách nói tăng cấp, đối xứng
thường gặp trong ca dao. Từ đó thấy được tình cảm với gia đình và quê hương là sâu

sắc.
Hỏi: Hình thức thể loại của bài ca "Ở đâu năm cửa nàng ơi" có gì đặc biệt?
tác dụng của hình thức nghệ thuạt đó?
HS: Đây là hình thức đối đáp thường gặp trong ca dao trữ tình giao duyên cổ
truyền Việt Nam. Khiến cuộc trị truyện của chàng trai và cơ gái vơ cùng dí dỏm.
. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng
Sự tưởng tượng càng phong phú và mãnh liệt thì cảm xúc càng phát triển, khi
nghiên cứu về vấn đề này cả có nhà nghiên cứu cho rằng: "Các hình ảnh tưởng
tượng của các em khác với biểu tượng của trí nhớ có tính chất cá biệt rõ rệt, hoặc có
những dấu hiệu riêng biệt phong phú, hoặc ngược lại chỉ phản ánh cái chung khơng
chỉ có chi tiết hoá một cách rõ ràng và xác định. Giai đoạn khó nhất của tưởng tượng
là từ tái tạo đến tổng hợp các dấu hiệu khác nhau thành một hình ảnh toàn vẹn: sự
tổng hợp này sẽ dễ dàng hơn nếu nó dựa trên tính chất trực quan của tri giác, đặc
biệt để nắm được hình tượng nghệ thuật, học sinh cần phải biết kết hợp việc sử dụng
một cách hợp lí tài liệu trực quan với việc độc lập dựa vào mơ tả để tìm được hình
tượng … Tưởng tượng, tái tạo, tham gia vào tất cả các hình thức tái tạo của học sinh.
Hoạt động sáng tạo ở lứa tuổi nàycó rất nhiều vẻ. Và nhất là "phản ứng" với cái đẹp
là cái mà cuộc sống biểu tượng hay là cái làm cho ta nhớ lại về cuộc sống. Đây là
thời điểm để đem lại cho người đọc khoái cảm thẩm mĩ xen lẫn cảm xúc của liên
tưởng nhất là khi tác động đến cái đẹp đa dạng của hình tượng.
Hệ thống câu hỏi này thiên về sự hình dung của người đọc. Những câu
hỏi giúp học sinh xác nhận sự hình dung của mình dưới tác động của hình tượng văn
học. Hệ thống này gồm hai loại tái hiện và tái tạo.
(1). Hệ thống câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái hiện
Hệ thống câu hỏi này đòi hỏi thầy và trò tự xác định bức tranh nghệ thuật
trong tâm hồn mình khi đọc văn bản hoặc khêu gợi trí tưởng tượng trong và sau khi
đọc.
Ví dụ khi dạy bài ca dao: “ Đứng bên ni đồng...” giáo viên có thể đặt câu
hỏi:
13



Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
Hỏi: Em hình dung như thế nào về cảnh cánh đồng lúa và hình ảnh cô thiếu
nữ thôn quê trong bài ca dao này?
HS: Hiện lên hình ảnh cánh đồng lúa xanh tốt trải dài rộng bát ngát tận chân
trời và nổi bật giữa cánh đồng lúa đó là hình ảnh cơ thiếu nữ đang độ tuổi trăng tròn,
duyên dáng, tràn đầy sức sống...
(2). Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo
Những hình tượng của tưởng tượng tái tạo có ưu thế hơn những hình tượng
của kí ức vì học sinh hoạt động tích cực hơn, mặc dù có điều khiển các hình tượng
này để cho chúng phản ánh hiện thực và đặc biệt là trong văn học nghệ thuật thậm trí
phong phú hơn hiện thực cũng khơng phải là khơng có những tác dụng nhất định.
Loại câu hỏi này đi vào những bức tranh nghệ thuật bộ phận, sắc sảo, tinh tế, có tính
chất phát hiện sáng tạo. Trả lời được những câu gợi ý, những câu hỏi đó, minh hoạ
được, tả lại được những cảnh tượng thể hiện sự rung động trong cảm thụ của người
đọc và phản ánh ngay cái yếu, cái mạnh của trị có thể điều chỉnh hoặc để cho các
em nhận xét về nhau cũng có thể bồi dưỡng được.
Ví dụ: Em hình dung về cảnh con cò đi kiếm ăn trên thác và dưới ghềnh như
thế nào trong bài ca dao “ Nước non lận đận một mình”, hãy kể lại? Hình ảnh con cị
gợi em liên tưởng đến hình ảnh của ai?
. Hệ thống câu hỏi phát hiện thủ pháp nghệ thuật
Như chúng ta đã biết những bài ca dao được đưa vào SGK Ngữ văn 7 có
nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau mang nét đặc trưng của ca dao truyền thống.
Đó là các thủ pháp nghệ thuật như : so sánh, ẩn dụ, nhân hố, phóng đại …(đã trình
bày ở phần trên "Đặc điểm thi pháp nghệ thuật") giáo viên cần sử dụng những câu
hỏi để học sinh phát hiện được những biện pháp nghệ thuật quen thuộc trong ca dao.
Ngoài ra, cũng như dạy các văn bản thuộc thể loại trữ tình giáo viên cần sử
dụng những câu hỏi bình nhưng chú ý phải có câu hỏi đi từ phân tích, giảng giải,
nắm được nghĩa lí của kết cấu, hình tượng từ ngữ rồi mới đến câu hỏi bình.

Hỏi: Để diễn tả công lao trời biển của cha mẹ trong bài ca dao “Công cha
như núi ngất trời” tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì và cho biết tác dụng của biện
pháp nghệ thuật đó?
HS: Hình ảnh so sánh cụ thể, lấy cái vĩnh hằng ( núi ngất trời) với nghĩa mẹ.
-> khẳng định công lao to lớn trời bể của cha mẹ đối với con cái.
Hỏi: Hình ảnh so sánh trong bài ca dao “Anh em nào phải người xa” có tác
dụng gì?
HS: Hình ảnh so sánh diễn tả tình cảm gắn bó thiêng liêng, khơng thể tách rời
của tình anh em.
14


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
Hỏi: Hãy chỉ ra những nét độc đáo về từ ngữ trong 2 dòng thơ đầu: “Đứng
bên ni… mênh mông bát ngát / Đứng bên tê … bát ngát mênh mơng” và phân tích ý
nghĩa, tác dụng?
HS: Dòng thơ dài, điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối xứng gợi sự rộng lớn, mênh
mông, sự giàu đẹp, trù phú của cánh đồng.
Hay trong bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm” GV đặt câu hỏi khai
thác nghệ thuật:
Hỏi: Bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm...” nổi bật biện pháp nghệ
thuật nào? Qua các biện pháp nghệ thuật đó cho em cảm nhận gì?
HS: Điệp từ thương thay được lặp lại bốn lần ->Tô đậm nỗi thương cảm xót
xa , sự đồng cảm sâu sắc cho những cuộc đời cay đắng, bất hạnh nhiều bề, đồng thời
kết nối mở ra những nỗi thương khác nhau
HS: Nghệ thuật ẩn dụ: Mỗi con vật tượng trưng cho nỗi bất hạnh và những số
phận đau khổ khác nhau của người nông dân.
- Tằm: Thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
- Kiến: Thân phận nhỏ bé, yếu ớt, suốt đời ngược xuôi làm lụng vất vả mà vẫn
nghèo khó.

- Hạc: Liên tưởng đến cuộc đời phiêu bạt lân đận với những cố gắng vô vọng.
- Cuốc: kêu ra máu: Phóng đại -> Thân phận những con người thấp cổ bé
họng, khổ đau cam chịu không được lẽ công bằng soi tỏ, càng kêu, máu càng chảy,
càng đau khổ tuyệt vọng.
GV: Phải bình cho học sinh cảm nhận đầy đủ tư tưởng mà bài ca dao muốn
truyền tải đến học sinh : “Bài ca dao đã cho chúng ta thấy được toàn cảnh bức
tranh hiện thực về cuộc sống người lao động trong xã hội cũ một cách chân thực.
Mỗi một từ thương thay được cất lên là một lần người nông dân nghèo khổ lại thương xót, thương thân phận mình và thương thân phận những người cùng cảnh
ngộ. Tơ đậm những thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người
lao động...”
Ví dụ khi dạy bài ca dao: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...” Gv đặt câu
hỏi như sau:
Hỏi: Nhận xét về ngôn từ và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca
dao? Qua nét nghệ thuật đó hiện lên những vẻ đẹp nào?
HS: Bài ca dao dùng cụm từ “mênh mông bát ngát” được láy lại và đảo vị trí
của các từ trong cụm từ. Đồng thời câu thơ kéo dài trên 10 tiếng, làm cho người đọc
có cảm giác cánh đồng lúa duỗi dài theo tầm nhìn của cơ gái, cơ gái dường như
15


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
muốn thâu tóm, nắm bắt cảm nhận thật rõ cái “mênh mông bát ngát” của cánh đồng
quê hương.
HS: Bài ca dao có 2 vẻ đẹp: Vẻ đẹp của cánh đồng lúa và vẻ đẹp của cơ gái
thơn q. Vẻ đẹp đó là sự hịa quyện giữa thiên nhiên và con người.
. Câu hỏi liên hệ những bài ca dao tương tự:
Tư liệu về một bài ca dao khi thì cùng về một đề tài, khi thì gần nhau ở cách
diễn đạt, chúng nằm trong hệ những bài ca. Phải đặt được bài ca dao vào hệ thống,
hệ đề tài của nó, từ đó học sinh so sánh và cảm nhận tốt hơn về nội dung tư tưởng
chủ đề của bài ca dao.

Ví dụ: Khi dạy bài ca dao "Công cha như núi ngất trời" giáo viên nên yêu
cầu học sinh tìm những bài, những câu ca dao có nội dung tương tự. Đó là bài:
Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mơi là đạo con.
* Phần tổng kết
Một tác phẩm văn học được coi là thành cơng bởi có sự đóng góp của hai yếu
tố đó là nội dung và nghệ thuật. Phần tổng kết nội dung và nghệ thuật giáo viên nên
sử dụng những câu hỏi để học sinh tự khái quát lại nội dung và tổng hợp các biện
pháp nghệ thuật mà tác giả dân gian đã sử dụng trong bài ca (tránh trường hợp giao
viên gọi học sinh đọc ghi nhớ ngay). Hoặc có thể sử dụng dạng bài tập trắc nghiệm
để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh.
* Phần luyện tập
Đa số các bài tập phần luyện tập đều hỏi về nội dung và nghệ thuật của
những bài ca dao cùng đề tài nên giáo viên có thể kết hợp trong q trình phân tích
và phần tổng kết (trường hợp bài dài thì giao bài tập phần luyện tập cho học sinh về
nhà làm).
5. Kết quả nghiên cứu
Qua nhiều năm dạy môn Ngữ văn lớp 7 tôi nhận thấy giờ dạy ca dao khá nhẹ
nhàng mà vẫn hiệu quả, khơi gợi được sự hứng thú học tập và yêu thích ca dao của
học sinh. Nhờ áp dụng tốt một số kinh nghiệm giảng dạy ca dao trên mà giáo dục tốt
tư tưởng, tình cảm, tâm hồn yêu quê hương đất nước, con người và thiên nhiên Việt
Nam.
Từ sự hiểu biết sâu sắc về ca dao, với kiến thức phong phú cùng lịng nhiệt
tình, say mê giảng dạy, tôi đã truyền cho hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu về nội dung và
tư tưởng của bài ca dao. 100% học sinh thuộc các bài ca dao trong mảng đề tài được
16



Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
trích học trong chương trình. Nhiều em đã thực sự u thích mơn Văn, có em đã sưu
tầm được khá nhiều bài ca dao theo chủ đề và chép vào sổ tay văn học. Các em
khơng cịn sự nhầm lẫn giữa ca dao và tục ngữ.
Các em đã có những cảm thụ nhất định về giá trị nghệ thuật và nội dung ở một
số bài ca dao. Đồng thời cịn có em ít nhiều đã học được cách cảm, cách diễn đạt của
ca dao với những cảm xúc và suy nghĩ tinh tế.
6. Bài học kinh nghiệm
Dạy học nói chung, dạy Văn nói riêng đều rất cần cái tâm của người thầy.
Đặc biệt trong giai đoạn ngành giáo dục đang triển khai xây dựng mô hình trường
học mới. Với sự hiểu biết, với kiến thức phong phú cùng lịng nhiệt tình, say mê
giảng dạy là điều kiện cần nhưng chưa đủ mà chúng ta phải không ngừng đổi mới
phương pháp giảng dạy để mỗi giờ học khơng chỉ phát huy được tính tích cực, hào
hứng, nắm bắt kiến thức nhanh nhạy của học sinh mà cịn hướng các em say mê tìm
hiểu, khám phá. Qua đó các em biết u thương, trân trọng, cảm thơng, chia sẻ...vì
“Văn học là nhân học”.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Dạy học là một công việc sáng tạo, bản chất của nó là địi hỏi sự đổi mới
khơng ngừng. Đó là cách vận dụng các phương pháp, cách ứng dụng các phương
pháp trong một bài học tự nhiên, khoa học, hợp lí khơng thể tách bạch được.
Ca dao là phản ánh con người. Đến được với “tâm hồn” mỗi con người không
phải bằng một con đường mà bằng nhiều con đường. Nhưng con đường duy nhất
vẫn là sự đồng cảm, sự rung cảm trước cái đẹp, cái hay giữa “Tâm hồn con người”
với “Tâm hồn thơ ca”. Khơng có gì thành cơng nếu khơng có nghiên cứu học hỏi,
đầu tư và lịng say mê nhiệt tình. Bài học thành cơng hay khơng cịn phụ thuộc rất
nhiều yếu tố: khách quan và chủ quan, cách truyền đạt của mỗi người thầy, tâm sinh
lí của thầy của trị trong giờ học đó. Vì dạy học là cả một “cơng trình nghệ thuật
sáng tạo”.
2. Kiến nghị:

Đề nghị Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức các đợt
chuyên đề, cung cấp thêm danh mục tài liệu tham khảo.
Đề nghị Nhà trường bổ sung tài liệu tham khảo, xây dựng thư viện thân thiện,
tổ chức các câu lạc bộ văn học dân gian.
Trên đây tơi vừa trình bày một số vấn đề về "Giảng dạy ca dao - dân ca trữ
tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7" mà tơi đã áp dụng trong q trình giảng
dạy ở một ngôi trường xa trung tâm, đời sống và điều kiện học tập của học sinh còn
nhiều thiếu thốn. Bằng sự nỗ lực, thầy và trò nhà trường đang dần khắc phục những
17


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7
khó khăn để đưa sự nghiệp giáo dục đi lên. Có thể những vấn đề nêu trên chưa phải
là toàn diện, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ chun
viên và các bạn đồng nghiệp về vấn đề này để sáng kiến của tơi được hồn thiện và
đầy đủ hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

18


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC
* Tài liệu tham khảo
1. SGV Ngữ văn 7
2. SGK Ngữ văn 7
3. Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian
(Đỗ Bình Trị)
4. Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian

(Hồng Tiến Hựu)
5. Bình giảng thơ ca – truyện dân gian ( Vũ Ngọc Khánh)
6. Bình giảng ca dao (Hoàng Tiến Hựu)
* Phụ lục
I. Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Thời gian địa điểm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
II. Phần nội dung.
1. Cơ sở lý luận.
2. Cơ sở thực tiễn.
3. Nội dung nghiên cứu.
4. Một số giải pháp đổi mới khi dạy ca dao – dân ca trữ tình.
5. Kết quả nghiên cứu.
6. Bài học kinh nghiệm.
III. Kết luận, kiến nghị.
IV. Tài liệu tham khảo, phụ lục.

19


Giảng dạy ca dao – dân ca trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 7

V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

20




×