Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài tập lịch sử lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.07 KB, 26 trang )

Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
PHỤ LỤC

1

I. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………...3
3 . Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... .3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................4
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................5
1. Cơ sở lí luận.............................................................................................5
2. Cơ sở thực tiễn...........................................................,.............................5
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................22
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................23
1. Kết luận……………………………………………………………...…23
2. Kiến nghị…………………………………………………………........24
TÀI LIÊU THAM KHẢO.........................................................25

1


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài :
Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, môn lịch sử là môn
học bắt buộc và có vai trò quan trọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh
thần của mỗi con người. Nhà chính trị Rôma cổ đại Xi - xê- rông cho rằng:


“Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” và Bác Hồ kính yêu cũng đã từng khuyên:
“Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Mặc dù có vai trò chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế
hệ trẻ nhưng hiện nay việc dạy lịch sử vẫn chưa hoàn thành tốt vai trò của mình
và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn lịch sử, xem nhẹ môn
học này. Có thể nói rằng cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nhận thức của
người dân ngày một nâng cao, nhưng hiểu biết của học sinh ngày nay về lịch sử
dân tộc ngày càng mơ hồ đến mức đáng báo động. Việc tiếp thu kiến thức của
các em nhìn chung rất hời hợt, thiếu chính xác, thiếu tính hệ thống. Đa phần học
sinh cho rằng học lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, khó nắm bắt và
cho rằng nó không phải là các môn công cụ cho định hướng cuộc sống sau này.
Để phát triển tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh học tập sáng tạo môn
Lịch sử, điều quan trọng trước hết là bồi dưỡng niềm hứng thú say mê, tự giác
trong học tập và nghiên cứu. Ngành giáo dục nước ta đã và đang có nhiều
chuyển biến mạnh mạnh mẽ trong cuộc đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ dạy học truyền thụ
một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử
sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo được tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của
giáo viên.
Đổi mới phương pháp dạy học chú trọng hình thành năng lực tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học thực
chất là để nâng cao chất lượng dạy học làm cho việc học tập hấp dẫn, học sinh
hiểu nhanh, nhớ kĩ, vận dụng làm bài tốt.
2


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
Để dạy học lịch sử hấp dẫn, cuốn hút học sinh, phát huy được tối đa tính

tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Tạo cho học sinh niềm say mê khi học
lịch sử, yêu thích khi học môn sử là mục tiêu phấn đấu của đại bộ phận thầy cô
giáo giảng dạy môn lịch sử.
Nhưng làm thế nào để dạy tốt một giờ học lịch sử mà ở đó học sinh có thể
nhớ kĩ hiểu sâu những kiến thức trong 45 phút của một tiết dạy mà đặc biệt là
tiết: Làm bài tập lịch sử- một tiết học khô bài khan, đơn điệu, làm sao giúp học
sinh có hứng thú và biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập là cả một
vấn đề, không những thầy cô giáo mà cả những người làm công tác giáo dục lịch
sử cũng hết sức quan tâm.
Với mong muốn được giúp cho các em ngày càng có nhiều tiết học hay,
hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm
bài tập từ dễ đến khó, tôi đã chọ lọc nội dung và tìm tòi phương pháp phù hợp
nhất để hướng dẫn các em thực hiện tốt tiết: Bài tập lịch sử theo hướng nhận
thức tích cực của học sinh trong chương trình lịch sử lớp 8.
2. Mục đích nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo hướng nhận thức tích cực từ dễ
đến khó trong dạy học lịch sử ở trường THCS nhằm mục đích để giờ học lịch sử
thật hấp dẫn, cuốn hút học sinh, phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của các em, tạo cho học sinh niềm say mê, yêu thích khi học môn sử.
Giáo vên có điều kiện hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài, đồng thời cũng là
thời gian kiểm tra được khả năng nhớ kiến thức và tư duy của học để từ đó điều
chỉnh cách dạy phù hợp cho các tiết học sau.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Chương trình môn lịch sử trường THCS.
- Phần mềm PowerPoint trong dạy học lịch sử.
- Phương pháp dạy học lịch sử.
- Giáo viên giảng dạy lịch sử.
- Học sinh THCS.
3



Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Dự giờ, thăm lớp, khảo sát tình
hình dạy và học lịch sử ở lớp, trường và một số trường khác.
- Trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lịch sử lớp 8.
*Những điều cần lưu ý:
- Tiết 43: Làm bài tập lịch sử trong phần lịch sử Việt Nam lớp 8 thuộc kiểu
bài ôn tập củng cố phần kiến thức đã học từ 1858 đến những năm cuối thế kỷ
XIX.
Đây là một tiết học rất quan trọng, giúp học sinh nắm vững, nắm chắc có
hệ thống các kiến thức lịch sử đã học. Đồng thời giúp học sinh làm quen với các
dạng bài tập khác nhau từ trắc nghiêm, tự luận, thực hành với mức độ câu hỏi
khác nhau đi từ dễ đến khó: Nhận biết-> thông hiểu-> vận dụng.
- Tiết 43: Làm bài tập lịch sử thuộc phần ôn lại kiến thức các bài 24, 25,
26,27 trong chương I phần lịch sử Việt Nam lớp 8 nên học sinh cần phải nắm
vững các kiến thức cơ bản sau để vừa làm bài tập, vừa củng cố kiến thức, phát
triển nhận thức của mình một cách tổng quát.
+ Phần lịch sử dân tộc từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ I.
+ Tiến trình xâm lược của Pháp.
+ Cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, nguyên nhân thất bại
của công cuộc giữ nước cuối thế kỷ XIX.

+ Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang trong
phạm trù phong kiến( 1885- 1896) từ đó nhận thức được các cuộc đấu tranh của
4


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
nhân dân ta những năm cuối thế kỷ XIX theo ngọn cờ phong kiến thể hiện
truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nhưng không đem đến thắng lợi
như mong muốn. Rút kinh nghiệm từ sự thất bại các phong trào này mà sau này
Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết cuộc cải cách giáo dục đang triển khai ở các
trường phổ thông, đòi hỏi đồng thời tiến hành cải cách hệ thống giáo dục về nội
dung phương pháp giảng dạy. Các bộ môn về khoa học xã hội trong đó có môn
lịch sử ngày càng được nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của nó trong việc đào
tạo thế hệ trẻ. Những biến chuyển sâu sắc trong thời đại chúng ta càng chứng tỏ
sự đổi mới phương pháp dạy học, cũng cần đổi mới phương pháp chuẩn bị bài
giảng trong giảng dạy lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung. Đó là
yếu tố quyết định thành công của một giờ học, tạo niềm hứng thú say mê tìm tòi
cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình học của bộ môn lịch sử bậc THCS có rất nhiều tiết
bài tập lịch sử. Đây là những tiết học quan trọng vì nó giúp học sinh nắm lại
kiến thức đã học một cách có hệ thống, từ đó rút ra được quy luật củng như bài
học lịch sử, để từ đó các em hiểu được giá trị đích thực của bộ môn này và có
cái nhìn đúng đắn về nó. Tất cả các giáo viên dạy lịch sử đều hiểu được điều đó
nhưng đều lúng túng khi soạn và dạy những tiết bài tập lịch sử và càng khó khăn
hơn khi hầu như không có tài liệu nào hướng dẫn thiết kế bài dạy dạng này.

Trong khi chúng ta biết lịch sử là chứa đựng vô vàn những sự kiện, hiện tượng
mà mỗi sự kiện lịch sử lại gắn với một mốc thời gian, không gian, nhân vật lịch
sử nhất định lại đòi hỏi độ chính xác cao nên gây khó khăn cho các em trong khi
học lịch sử. Vì vậy các em rất ngần ngại khi học bộ môn này. Làm sao để khơi
dậy trong tâm lý học sinh ham thích học bộ môn lịch sử. Theo tôi, điều này nó
phụ thuộc nhiều vào bài giảng của giáo viên ở trên lớp. Nhiều giáo viên đã cố
5


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
gắng thiết kế bài giảng của mình theo hướng phát huy tính tích cực học tập của
học sinh. Song khi lên lớp học sinh vẫn lười biếng hoạt động trước những câu
hỏi, bài tập mà giáo viên đưa ra. Và như vậy, giáo viên đổ lỗi cho học sinh mà
không xem xét rằng câu hỏi, bài tập mà mình đưa ra có sức lôi cuốn, hấp dẫn
học sinh học tập hay không? Hệ thống câu hỏi, bài tập đó có phong phú, đa dạng
và phù hợp cho từng đối tượng học sinh hay không. Hay chỉ là kiểu “ thầy hỏitrò đáp”, những em học sinh khá giỏi trả lời còn những em yếu ít có cơ hội trình
bày ý kiến của mình và lâu dần các em trở thành như “rùa thụt cổ”. Hiện tượng
học sinh ù lỳ trong học tập diễn ra khá phổ biến ở những trường đóng trên địa
bàn khó khăn. Bởi lẽ, ở đây học sinh thường nhút nhát, ít được tiếp xúc với môi
trường đô thị và điều kiện học tập còn nhiều khó khăn. Trường tôi là một trong
những trường gặp những khó khăn như vậy. Với thực trạng trên tôi đã trăn trở
tìm giải pháp khắc phục và thu được kết quả bước đầu khi thiết kế tiết bài tập
lịch sử:
Cụ thể thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua
tiết bài tập lịch sử 8.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố, hệ thống cho học sinh các kiến thức đã học của phần lịch sử
việt nam lớp 8 từ 1858 đến những năm cuối thế kỉ XIX.

2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện, hướng dẫn học sinh thực hành, làm quen các dạng bài tập
khác nhau của bộ môn lịch sử đi từ dể đến khó.
3. Về tư tưởng:
- Trân trọng các tấm gương dũng cảm vì dân, vì nước của ông cha ta đi trước.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào về tinh thần đấu tranh bất khuất của
nhân dân ta ngay từ khi pháp bắt đầu xâm lược việt nam, đồng thời có thái độ
đúng đắn đối với triều Nguyễn, lòng căm thù quân xâm lược.
B. Chuẩn bị:
6


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập chuẩn bị sẵn( có đáp án)
- Lược đồ Việt Nam trống.
- Ảnh về Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, Hoàng Hoa
Thám.
- Máy chiếu.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức các bài: 24, 25, 26, 27
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Giáo viên có thể đặt câu hỏi ôn tập xen kẻ trong quá trình
giảng dạy cho học sinh để kiểm tra kiến thức của các em đã được học.
3. Bài mới:
Giáo viên: Hướng dẫn, cung cấp các dạng bài tập khác nhau: Trắc
nghiệm, tự luận, thực hành hoặc tổ chức trò chơi theo hướng nhận thức của học

sinh từ: Nhận biết-> thông hiểu-> vận dụng bằng cách đọc, ghi vào bảng phụ
hoặc ghi trực tiếp lên bảng (nếu câu hỏi ngắn) theo hướng phát triển nhận thức
của học sinh từ thấp đến cao, dễ đến khó. Sau khi thực hiện hoàn tất bài tập,
Giáo viên có thể ghi lên bảng một số kết quả cơ bản để học sinh ghi nhớ.
Phần bài tập lịch sử nằm trong nội dung thuộc các bài 24,25,26,27 thuộc
chương I phần lịch sử Việt Nam lớp 8.
Hoạt động GV và HS
A. Bài tập dưới dạng nhận biết:

Nội dung cần đạt

I. Bài tập trắc nghiệm và tự luận.
* Yêu cầu và cách thực hiện:
Gv:
- Đặt câu hỏi, hoặc ghi các câu hỏi ngắn gọn
lên bảng và yêu cầu học sinh làm
- Treo bảng phụ, phát phiếu học tập cho học
7


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
sinh làm.
- Đọc kết quả và ghi các kết quả cơ bản và
đúng lên bảng (hoặc có thể dùng máy chiếu
để chiếu bài tập và kết quả).
- Trong quá trình làm bài tập gv đặt câu hỏi
phụ để kiểm tra nhận thức của hs qua từng
bài.
học sinh:

-Tiến hành thảo luận nhóm.
- Trình bày kết quả bằng phương pháp trình
bày miệng hoặc ghi vào phiếu học tập.
* Thực hiện:
Gv :
Khoanh tròn trước đáp án đúng nhất :
? Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản
Pháp xâm lược Việt nam?
a. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa
b. Chính sách cấm đạo Gia- tô của nhà
Nguyễn.
c. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ
về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
d. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình
đối với các nước.
Hs trả lời:

a. Do nhu cầu về thị trường và thuộc
địa

? Pháp chọn địa điểm nào đầu tiên làm
mục tiêu tấn công nước ta?
a. Bắc kỳ
b. Huế
c. Đà Nẵng.
8


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8

d. Gia Định
Hs: trả lời

c. Đà Nẵng.

Gv: ? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục
tiêu tấn công nước ta?
Hs trả lời:
- Đà Nẳng có cảng rộng, sâu, kín gió để tàu
chiến Pháp có thể hoạt động.
- Hậu phương Qảng Nam giàu có.
- Nếu chiếm được Đà Nẵng sẽ đánh thốc lên
Huế buộc triều Nguyễn đầu hàng.
Gv:
? Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công
nhằm thực hiện kế hoạch gì?
a. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
b. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
c. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu
hàng.
d. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền
Trung.
Hs trả lời:

- Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu
tấn công nhằm thực hiện kế hoạch:

? Thực dân pháp tấn công nước ta vào thời
gian nào?


a. Kế hoạch “đánh nhanh thắng
nhanh”.

a. 31/8/1858
b. 1/9/1858
c. 9/8/1858
d. 9/1/1858
Hs trả lời:

- Thực dân Pháp tấn công nước ta
vào thời gian :
b .1/9/1858
9


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
Gv:
? Duyên cớ trực tiếp để thực dân Pháp tấn
công nước ta?
Hs trả lời: lấy cớ bảo vệ đạo gia – tô.
Gv:
? Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống
trả cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?
a. Hoàng Diệu.
b. Nguyễn Tri Phương.
c. Nguyễn Trung Trực.
d. Trương Định.
Hs trả lời:


- Chỉ huy quân dân ta anh dũng
chống trả cuộc tấn công của Pháp tại
Đà Nẵng:
b. Nguyễn Tri Phương

Gv:
? Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây đại
nguyên soái?
a. Nguyễn Tri Phương.
b. Trương Quyền.
c. Nguyễn Trung Trực.
d. Trương Định.
Hs trả lời:

- Nhân dân tôn làm Bình Tây đại
nguyên soái:
c. Trương Định.

Gv:
? Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra
Bắc?
a. Vì triều đình không thi hành đúng
Hiệp ước 1862.
10


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
b. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
c. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.

d. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra
Hạ Long dẹp cướp biển.
HS trả lời:

- Thực dân Pháp lấy cớ để tiến quân
ra Bắc:
d. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.

Gv:
? Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà
Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?
a. Sáng ngày 20/11/1873
b. Trưa ngày 20/11/1873
c. Tối ngày 20/11/1873
d. Đêm ngày 20/11/1873.
Hs trả lời:

- Thực dân Pháp nổ súng đánh thành
Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian:
a. Sáng ngày 20/11/1873.

Gv:
? Ai là Tổng đốc thành Hà Nội vào năm
1873?
a. Hoàng Diệu.
b. Nguyễn Tri Phương.
c. Tôn Thất Thuyết.
d. Phan Thanh Giản.

- Tổng đốc thành Hà Nội vào năm


Hs trả lời:

1873 là:
b. Nguyễn Tri Phương

Gv:
? Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc
11


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
Kì lần thứ hai?
a. Triều đình không dẹp nổi các cuộc
khởi nghĩa của nhân dân.
b. Triều đình không bồi thường chiến
phí cho Pháp.
c. Trả thù sự tấn công của quân Cờ đen.
d. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874,
giao thiệp với nhà Thanh.

- Thực dân Pháp lấy cớ để tấn công

Hs trả lời:

Bắc Kì lần thứ hai là:
c. Triều đình vi phạm Hiệp ước
1874, giao thiệp với nhà Thanh.


Gv:
? Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai?
a. Nguyễn Tri Phương.
b. Hoàng Diệu.
c. Nguyễn Lân.

- Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882

d. Hoàng Tá Viêm.

là: b. Hoàng Diệu.

Hs trả lời:
Gv:
? Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại
của triều đại Phong kiến nhà Nguyễn với tư
cách là một quốc gia độc lập?
a. Hiệp ước Nhâm Tuất ( 1862).
b. Hiệp ước Giáp Tuất ( 1874).
c. Hiệp ước Hác Măng ( 1883).
d. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

- Hiệp ước là mốc chấm dứt sự tồn

Hs trả lời:

tại của triều đại Phong kiến nhà
Nguyễn với tư cách là một quốc gia
12



Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
độc lập:
c. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Gv:
? Chiếu Cần Vương được ban hành vào thời
gian nào?
a. 13/7/1885
b. 14/7/1885
c. 17/3/1885
d. 3/7/1885

- Chiếu Cần Vương được ban hành

Hs trả lời:

vào thời gian:
a. 13/7/1885

Gv:
? Ai thay mặt vua Hàm Nghi đọc chiếu Cần
Vương? Nội dung cơ bản của chiếu Cần
Vương?
Hs trả lời: Tôn Thất Thuyết
Gv:
? Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong
phong trào Cần Vương là cuộc khởi nghĩa
nào?
a. Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886-1887).

b. Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883-1892).
c. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở
kinh thành Huế ( tháng 7-1885).
d. Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1895). - Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
Hs trả lời:

trong phong trào Cần Vương là cuộc
khởi nghĩa:
d. Khởi nghĩa Hương Khê ( 18851895).

13


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
Gv:
? Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương
Khê là đâu?
a. Ba Đình.
b. Tân Sở.
c. Ngàn Trươi.
d. Bãi Sậy.

- Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa

Hs trả lời:

Hương Khê là:
c. Ngàn Trươi.


Gv:
? Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa
Hương Khê là ai?
a. Phan Đình Phùng.
b. Cao Thắng.
c. Nguyễn Thiện Thuật.
d. Đinh Công Tráng.

- Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi

Hs trả lời:

nghĩa Hương Khê là:
a. Phan Đình Phùng.

Gv:
? Điền tiếp các sự kiện lịch sử tương ứng
với mốc thời gian đã cho?
* 5/6/1862:……………………………
* 15/3/187: …………………………...
* 25/8/1883 :………………………….
* 6/6/1884 :…………………………...

- Các sự kiện lịch sử tương ứng với

Hs trả lời:

mốc thời gian như sau :
* 5/6/1862: Triều đình huế ký với
Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

* 15/3/1874: Triều đình Huế ký với
14


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
Pháp hiệp ước Giáp Tuất
* 25/8/1883 : Triều đình Huế ký với
Pháp hiệp ước Hác măng
* 6/6/1884: Triều đình Huế ký với
Pháp hiệp ước Patơnôt
Gv:
? Nối cột a với cột b để có nội dung phù
hợp.
cột a
a. 1883-1892

cột b
1. Khởi nghĩa Hương khê

b. 1885-1895

2. Khởi nghĩa Bãi Sậy

c. 18861887

3. Cuộc phản công của
phái chủ chiến tại kinh
thành Huế.


d. 7/1885
Hs trả lời:

4. Khởi nghĩa Ba Đình.

- Nối cột a với cột b để có nội dung
phù hợp:
a -2
b -1
c -4
d -3

II. Bài tập thực hành:
* Yêu cầu và cách thực hiện:
Gv:
- Sử dụng lược đồ Việt Nam trống và yêu
cầu hs lên điền địa danh của các cuộc khởi
nghĩa trong phong trào Cần Vương( Gv ghi
sẵn các địa danh trong giấy dán)
Hs: Suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu của
gv.

- Các địa danh của các cuộc khởi
nghĩa trong phong trào Cần Vương:
- Khởi nghĩa Ba Đình- Thanh Hóa.

15


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài

tập lih sử lớp 8
- Khởi nghĩa Bãi Sậy- Hưng Yên.
- Khởi Nghĩa Hương Khê -Hà Tĩnh.
C. Bài tập phần nhận biết:
* Yêu cầu và cách thực hiện
Gv: Có thể tổ chức cho hs nhận biết các sự
kiện lịch sử dưới dạng trò chơi.
cách tiến hành như sau:
- Gv: Chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội cử 2
thành viên( một thành viên đọc, một thành
viên trả lời)
- Gv: chuẩn bị hệ thống câu hỏi sẵn. Thời
gian giao cho mỗi đội là 2 phút, đội nào trả
lời được nhiều câu hỏi đúng chính xác đội
đó sẽ giành thắng lợi.
* Cụ thể các câu hỏi trò chơi tiếp sức:
Câu 1: Câu nói: “ Bao giờ người Tây nhổ
hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam - Câu nói: “ Bao giờ người tây nhổ
đánh Tây” là của ai?

hết cỏ nước nam thì mới hết người
nam đánh tây” là của: Nguyễn
Trung Trực

Câu 2: Ai là người lãnh đạo phong trào Duy - Người lãnh đạo phong trào Duy
Tân?

Tân là: Phan Châu Trinh và Huỳnh
Thúc Kháng.


Câu 3: Vị vua nào tham gia vụ mưu khởi - Vị vua tham gia vụ mưu khởi
nghĩa ở Huế ( 1916)?

nghĩa ở Huế ( 1916): Vua Duy Tân

Câu 4: Phong trào Đông du đưa thanh niên
Việt Nam sang nước nào học tập?

- Phong trào Đông du đưa thanh
niên Việt Nam sang nước học tập là:
Nước Nhật.

Câu 5: “ Vậy bây giờ muốn tìm ngoại viện - Nguyễn Hàm.
16


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
không gì bằng sang nhật là hơn cả” là câu
nói của ai?
Câu 6: Căn cứ ban đầu của phong trào Cần - Căn cứ ban đầu của phong trào
Vương ở đâu?

Cần Vương ở Tân Sở( Quảng Trị).

D. Bài tập dưới dạng thông hiểu:
* Yêu cầu và cách thực hiện
Gv: Sử dụng bảng phụ( máy chiếu nếu có)
để thể hiện nội dung bài tập.
- Ghi bài tập ra phiếu học tập chia cho hs

thảo luận nhóm.
- Chuẩn bị tranh (phóng to từ sách giáo
khoa) của Hoàng Hoa Thám, Phan Đình
Phùng, Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.
I. Bài tập trắc nghiệm và tự luận:
* Yêu cầu và cách thực hiện
Gv:
- Dùng bảng phụ ghi bài tập đính lên bảng.
- Ghi các từ: Bắc kỳ, Nam kỳ, Đà Nẵng, cửa
biển Thuận An, Gia Định.
- Yêu cầu từng cặp đôi thảo luận nhóm để
lên bảng điền vào.
Gv có thể đặt câu hỏi phụ để phát vấn nhận
thức của học sinh.
Cụ thể:
Gv:? Điền các từ cho sẵn vào chổ… cho
đúng với quá trình thực dân pháp xâm lược
Việt Nam( 1858-1884): Bắc kỳ, Nam kỳ, Đà
Nẵng, cửa biển Thuận An, Gia Định.
“ Tấn công cửa biển... không thành công,
thực dân pháp chuyển vào tấn công ... và
17


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
thôn tính ... rồi chuyển ra đánh...cuối cùng
pháp đổ bộ và chiếm... buộc nhà Nguyễn
đầu hàng.
Hs : Lên điền kết quả


- Quá trình thực dân pháp xâm lược
việt nam( 1858-1884):
“ Tấn công cửa biển Đà Nẵng
không thành công, thực dân pháp
chuyển vào tấn công Gia Định và
thôn tính Nam Kỳ, rồi chuyển ra
đánh Bắc Kỳ, cuối cùng pháp đổ bộ
và chiếm cửa biển Thuận An, buộc

Gv:

nhà Nguyễn đầu hàng

? Em hãy so sánh về thái độ và hành động
của nhân dân và triều đình Huế trong quá
trình pháp xâm lược Việt Nam( 1858-1884).
- Ghi ra phiếu học tập chia cho hs thảo luận
nhóm:
Nhóm 1: Nêu phần thái độ và hành động của

Thái độ
Hành động
Kiên Nổi lên khởi

nhân dân ta
Nhóm 2: Nêu phần thái độ và hành động của
triều đình nhà Nguyễn.

Nhân

dân

nhóm 3: Nhận xét chung.
- Hướng dẫn học sinh trả lời kết quả ghi sẵn
trong bảng phụ( máy chiếu có thể dùng để
chiếu kết quả).
Hs : Thảo luận và trả lời

quyết

nghĩa khắp nơi

đánh

với các hình

pháp

thức

khác

nhau
- Bỏ lỡ thời cơ

Triều
đình

Hèn


khi Pháp đánh

nhà

nhát

Gia Định.

Nguyễn

- Lần lượt ký
các hiệp ước
đầu hàng pháp
- Ngăn cản các
cuộc đấu tranh

18


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
của nhân dân
ta
II. Bài tập thực hành:
Gv: Đính tranh của các nhân vật sau (không
có chú thích) lên bảng: Phan Đình Phùng,
Hoàng Hoa Thám, Tôn Thất Thuyết, Hàm
Nghi.
- Yêu cầu hs đọc rõ tên của các nhân vật đó.
- Ra một số câu hỏi để kiểm tra nhận thức

thông hiểu của hs qua bài tập này.
Hs: Trình bày khả năng nhận biết của mình
- Hoàng Hoa Thám

về các nhân vật trên.
Gv: ? Trong các nhân vật trên nhân vật nào

- Là cuộc khởi nghĩa Hương Khê vì

không thuộc về phong trào cần vương?

? Trong các cuộc khởi nghĩa lớn của phong thời gian diễn ra dài nhất, địa bàn
trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào tiêu rộng nhất.
biểu nhất? vì sao?
Gv: Hướng dẫn hs trả lời kết quả( dùng máy
chiếu kết quả).
Hs trả lời:
Đ. Bài tập dưới dạng vận dụng:
* Yêu cầu và cách thực hiện.
- Yêu cầu của phần bài tập này với mức độ
khó hơn.
- Tuỳ vào năng lực nhận thức của từng đối
tượng học sinh để lựa chọn câu hỏi cho phù
hợp.
- Để hoàn thành bài tập này trong một thời
gian ngắn thì gv phát phiếu học tập (ghi nội
19


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài

tập lih sử lớp 8
dung câu hỏi ra phiếu) và yêu cầu hs thảo
luận nhóm.
Gv:
- Trực tiếp hướng dẫn học sinh trong phần - Nguyên nhân làm nước ta trở
câu hỏi này.

thành thuộc địa của Pháp là:

?Nhóm1: Nguyên nhân làm nước ta trở + Nhà Nguyễn yếu hèn giai cấp
thành thuộc địa của Pháp?

phong kiến dù không muốn mất
nước nhưng hèn yếu, nhu nhược,
không biết dựa vào dân.
- Một số đặc điểm về phong trào
đấu tranh chống pháp của nhân dân

?Nhóm 2: Nhận xét về phong trào đấu tranh ta cuối thế kỷ XIX.
chống pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ + Có 2 loại: Phong trào Cần Vương
XIX?

và tự vệ vũ trang chống pháp của
quần chúng.
+ Quần chúng đấu tranh quyết liệt
trong cả nước.
+ Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang
+ Kết quả: Thất bại
- Các nhà yêu nước chống Pháp là
các sĩ phu phong kiến. Mong muốn


?Nhóm 3: Việc lựa chọn con đường cứu của họ là giải phóng dân tộc, thiết
nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so lập lại chế độ phong kiến, hoặc là
với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo
con đường dân chủ tư sản, thiết lập
chế độ quân chủ lập hiến, chế độ
cộng hòa.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương
Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp
thống trị nước mình và thực chất
của các từ “ Tự do- Bình đẳng- Bác

20


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
ái”; xác định con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc.

Hs thảo luận và trả lời
Gv: Hoàn chỉnh phần trả lời cho học sinh và
cuối cùng gợi mở cho hs thấy được nguyên
nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm
đường cứu nước.
4. Củng cố bài:
Gv: Để tổng kết tiết bài tập lịch sử đồng thời gây hứng thú học tập cho học
sinh và giáo viên có thể tổ chức tiếp bài tập dưới dạng trò chơi( nếu có thời gian).

a, Tổ chức trò chơi giải đáp các dữ liệu lịch sử.
Gv: Chia lớp làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Đặt câu hỏi( nội dung câu hỏi liên quan tới bài học).
Nhóm 2 : Trả lời( và ngược lại).
Các nhóm đưa ra các dữ liệu và yâu cầu tìm các sự kiện liên quan tới các dữ
liệu đó, ví dụ như: Giáp Tuất, Tân Sở, Cầu Giấy, Bãi Sậy, Đề Nắm, Tôn Thất Thuyết
b, Tổ chức trò chơi giải đáp ô chữ.
Gv: Kẻ 8 ô hàng ngang và 1 ô hàng dọc( khác màu).
Đặt câu hỏi:
Câu 1: ( 5 chữ cái) Đội quân nào đã 2 lần làm nên chiến thắng cầu giấy
năm 1873 và 1883? ( Cờ đen)
Câu 2: (5 chữ cái) Chiếu Cần vương được ban bố ở đâu? ( Tân Sở)
Câu 3: ( 15 chữ cái) Một người thầy giáo mù mắt nhưng có thể dùng thơ văn
chiến đấu chống giặc trong thời gian đầu thực dân pháp xâm lược nước ta là ai?
(Nguyễn Đình Chiểu)
Câu 4: (7 chữ cái) Quốc hiệu nước ta dưới triều Nguyễn ra đời năm 1802 là gì?
( Việt Nam)
Câu 5: (10 chữ cái) Một người quê ở Nghệ An có câu thơ sau: “Phen này
quyết đánh cả triều lẫn tây” là ai? ( Đặng Như Mai)
Câu 6: (6 chữ cái) Sau năm tháng (kể từ ngày 1/9/1858 )xâm lược nước
ta, thực dân pháp chỉ chiếm được vùng đất nào? ( Sơn Trà)
21


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
Câu 7: ( 8 chữ cái) Căn cứ Ba Đình thuộc tỉnh nào của nước ta?
(Thanh Hoá)
Câu 8: ( 9 chữ cái) Không giữ được thành Hà Nội, để bảo toàn khí tiết
ông đã thắt cổ tự tử, ông là ai? ( `Hoàng Diệu).

(Ô hàng dọc là một phong trào yêu nước tiêu biểu của nhân dân ta cuối
thế kỷ XIX. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời phần này sau khi đã tìm ra
3 ô chữ hàng ngang để lấy điểm cao)

Đ

N

G

U

Y



N

G

N

H

T
O

H
À


C
T Â
Ễ N
V
H Ư
S Ơ
`A N
N G

Ơ
N
Đ
I
M
N
H
D

Đ
S
I

A
T
H
I

E

N

T
I
R
Ó


N
H
N

C
A

H
M

I



U

À
A
U

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau khi trăn trở để thiết kế ra bài soạn này, tôi đã ứng dụng cho một lớp
học với đối tượng học sinh thường của khối và so sánh với một lớp có chất
lượng tương ứng, thì đã thu được kết quả khả quan : bước đầu khắc phục được

tình trạng “ thầy hỏi - trò đáp” một cách máy móc, thụ động mà thay vào đó là
hầu hết học sinh đều tham gia tiếp thu bài một cách hứng thú , đa số học sinh
đều tự giác tham gia hoạt động học. cùng với thái độ truyền đạt thoải mái của
giáo viên, các em đã mạnh dạn lên bảng để trả lời câu hỏi theo yêu cầu. Đặc biệt
trong quá trình làm bài tập, giáo viên còn khuyến khích bằng cách cho điểm nên
đã lôi cuốn được cả các học sinh yếu cũng tích cực tham gia và hiệu quả được
thể hiện rỏ ngay sau bài kiểm tra.
Cụ thể :
Tham
gia hoạt
động
tích cực
13/35

Lớp 8a(sỉ số: 35): Không sử dụng cách
làm bài tập theo hướng nhận thức tích
22

Kết quả kiểm tra
Giỏi
0/35

Khá
6/35

TB
20/35

Yếu
9/35



Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
cực của học sinh.
Lớp 8b(sỉ số: 35): Sử dụng cách làm
bài tập theo hướng nhận thức tích cực

25/35

5/35

18/35 10/35

2/35

của học sinh.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Từ sự thực nghiệm của bản thân trong quá trình công tác về cả lý
thuyết và thực hành, tôi nhận thấy không dễ dàng để tạo được húng thú cho học
sinh trong môn học lịch sử với vô vàn những sự kiện cứng nhắc. Với một tiết
dạy chỉ 45 phút mà chúng ta phải hệ thống lại số kiến thức không ít lại càng khó
khăn. Trong lúc đối tượng học sinh của chúng ta về nhận thức và điều kiện học
tập khác nhau giữa các trường và giữa các cá nhân học sinh, đòi hỏi trước khi
lên lớp phải thiết kế một bài dạy phù hợp với những điều kiện đó . Các hệ thống
câu hỏi phải vừa đủ thời gian cho phép và vừa tầm nhận thức của học sinh.
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải có thái độ và biên pháp khuyến khích
các em, tránh tình trạng đưa ra quá nhiều bài tập với mức độ khó sẽ gây áp lực
cho các em.ngoài ra còn phải sử dụng sáng kiến này một cách thường xuyên để

nâng cao kỹ năng dạy và học. Kịp thời khắc phục những hạn chế mà trong quá
trình thực hiện chúng ta tìm ra. Thực tế trong quá trình thực hiện tôi cũng đã
từng mắc một số hạn chế như ôm đồm kiến thức, các câu hỏi quá sức học sinh
nên giáo viên phải tự trả lời. Với kinh nghiệm thực tế của bản thân , từ cả cái
làm được và chưa làm được, tôi mạo muội đưa ra đề tài này mong cải thiện được
phần nào cách học cũ và tìm ra hướng đi mới cho các tiết dạng bài tập. Có thể
với điều kiện thực nghiệm chưa nhiều, đề tài này sẽ còn nhiều thiếu sót, mong
đồng nghiệp lưu tâm và cho ý kiến. Tôi xin chân thành cảm ơn !
2. Kiến nghị:
Dạy học Lịch sử là dạy những sự gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học
đều có rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử học sinh phải nhớ và hiểu. Trong
thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là
nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh
chỉ học bài nào biết bài đấy, nhớ các kiến thức lịch sử một cách rời rạc và rất
nhanh quên.

23


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong
đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn
lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức
nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản,
nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở
nhiều trường.
Nhìn về lâu dài, chúng ta cần thực hiện những biện pháp đồng bộ từ việc
xác lập đúng đắn vai trò, vị trí của môn lịch sử đến việc quan tâm đào tạo cũng
như chăm lo tốt hơn đời sống của những giáo viên dạy lịch sử cũng như đội ngũ

giáo viên nói chung. Đồng thời đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học môn
lịch sử. Trước mắt, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn lịch sử
cả trong nhà trường cũng như ở ngoài xã hội.

TÀI LỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử 8 (NXBGD).
24


Thiết kế theo hướng nhận thức tích cực của học sinh thông qua tiết bài
tập lih sử lớp 8
2. Sách giáo viên lịch sử 8 (NXBGD).
3. Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịc sử (NXBĐHQGHN).
4. Giáo trình lịch sử việt nam và thế giới (NXBGD).
5. Hướng dẫn học và ôn tập lịch sử thcs (NXBGD).
6. Phương pháp dạy học lịch sử (NXBGD).
7. Dạy học theo kiến thức cơ bản và phương pháp giảng dạy các bài cách
mạng tư sản trong chương chuẩn kiến thức, kỉ năng môn lịch sử 8( NXBĐHSP).
8. Xác định trình lịch sử 8 thcs (Lê Xuân Diện).
9. 1001 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 8( NXBTHTPHCM)
10. Thiết kế bài giảng lịch sử 8 ( NXBHN)
11Tài liệu tập huấn.

25


×