Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Lịch sử 10 HKII (Kiến thức trọng tâm - Nội dung giảng dạy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.73 KB, 35 trang )

Phần hai

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC
ĐẾN GIỮA THẾ KỈ X
Chương I – VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỈ X

Bài 13: VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ
1. Những dấu tích người tối cổ ở Việt Nam
- Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích người tối cổ có niên đại cách đây 30 - 40 vạn năm và nhiều
công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước...
- Người tối cổ sống thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.
2. Công xã thị tộc hình thành
- Ở nhiều địa phương của nước ta tìm thấy những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá của Người hiện
đại ở các di tích văn hóa Ngườm, Sơn Vi...(Cách đây 2 vạn năm).
- Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng: Từ Sơn
La đến Quảng Trị.
- Người Sơn Vi đã sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống
chính.
3. Sự phát triển của công xã thị tộc
- Cách đây khoảng 12.000 năm đến 6000 năm ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và một số nơi khác đã
tìm thấy dấu tích của văn hóa Sơ kì đá mới. Gọi chung là văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn.
- Đời sống của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn:
+ Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc, bộ lạc.
+ Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng trọt: rau, củ, cây ăn quả.
+ Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.
=> Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.
Cách ngày nay 6000 -5000 (TCN) năm kĩ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới gọi là cuộc Cách
mạng đá mới.
- Biểu hiện tiến bộ, phát triển:
+ Sử dụng kĩ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.
+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.


=> Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng.
4. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước
- Cách ngày nay khoảng 4000 - 3000 năm các bộ lạc trên đất nước ta đã biết đến đồng và thuật luyện
kim; nghề trồng lúa nước phổ biến.
Sự ra đời của thuật luyện kim cách đây 4000 - 3000 năm đã đưa các bộ lạc trên các vùng miền của nước
ta bước vào thời đại sơ kì đồng thau, hình thành nên các khu vực khác nhau làm tiền đề cho sự chuyển
biến xã hội sau này.


Bài 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT
NAM
1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
- Cơ sở hình thành Nhà nước
- Kinh tế: Đầu thiên niên kỉ I TCN cư dân văn hóa đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có
công cụ sắt.
+ Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.
+ Có sự phân lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Xã hội:
+ Sự phân công giàu nghèo càng rõ rệt.
+ Về tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
+ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thủy, quản lí xã hội, chống giặc ngoại xâm
=> Nhà nước ra đời đáp ứng những đòi hỏi đó.
* Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN)
- Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
- Tổ chức Nhà nước:
+ Đứng đầu đất nước là vua Hùng, vua Thục.
+ Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
+ Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.
=> Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
* Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN)

Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
- Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơ.
- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
=> Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn Nhà nước Văn Lang.
* Đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ.
- Đời sống vật chất
+ Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.
+ Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.
+ Ở nhà sàn.
- Đời sống tinh thần
+ Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.
+ Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.
+ Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
=> Đời sống vật chất tinh thần của Người Việt Cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.
2. Quốc gia cổ Chămpa hình thành và phát triển


- Địa bàn: Trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ cuối thế kỉ II Khu
Liên thành lập quốc gia cổ Lâm Ấp, đến thế kỉ VI đổi thành Chămpa phát triển từ thế kỉ X - XV sau đó suy
thoái và hội nhập với Đại Việt.
- Kinh đô: Lúc đầu Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương - Quảng Nam, cuối cùng chuyển
đến Trà Bàn - Bình Định.
- Tình hình Chămpa từ thế kỉ II đến X.
+ Kinh tế:
. Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.
. Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.
. Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
+ Chính trị - Xã hội
. Theo chế độ quân chủ chuyên chế.
. Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng.

. XH gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ.
+ Văn hóa
. Thế kỉ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ).
. Theo Balamôn giáo và Phật giáo.
. Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết.
3. Quốc gia cổ Phù Nam
- Địa bàn: Quá trình thành lập
+ Trên cơ sở văn hóa Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long hình thành quốc gia
Cổ Phù Nam (thế kỉ I), phát triển thịnh vượng (III - V) đến cuối thế kỉ VI suy yếu bị Chân Lạp thôn tính.
- Tình hình Phù Nam
+ Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.
+ Văn hóa: ở nhà sàn, theo Phật giáo và Balamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.
+ Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ.

Bài 15+16: THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH
DÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC ( Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế
kỉ X)
I. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn
hóa, xã hội Việt Nam
1. Chế độ cai trị
a. Tổ chức bộ máy cai trị
- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận,
huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
- Mục đích của phong kiến phương Bắc là sát nhập đất Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.


b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Nắm độc quyền muối và sắt.
- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.

- Chính sách đồng hóa về văn hóa
+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.
+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quan theo người Hán.
+ Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
=> Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.
- Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân
dân ta.
2. Những chuyển biến xã hội
a. Về kinh tế
- Trong nông nghiệp:
+ Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
+ Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.
+ Thủy lợi mở mang.
=> Năng suất lúa tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
+ Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.
+ Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.
+ Đường giao thông thủy bộ giữa các vùng, quận hình thành.
b. Về văn hóa - xã hội
- Về văn hóa:
- Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cự của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như : ngôn ngữ, văn
tự.
- Bên cạnh đó nhân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán: Nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh
dày, tôn trọng phụ nữ.
=> Nhân dân ta không bị đồng hóa.
- Về xã hội có chuyển biến
- Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng).
- Đấu tranh chống đô hộ.
- Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
II. Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)

1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ X
- Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp rộng lớn nhiều cuộc nhân dân cả 3 quận tham gia.


- Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc
Thừa Dụ).
- Ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân
dân Âu Lạc.
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Cuộc khởi
nghĩa

Thời
gian

Kẻ thù

Địa bàn

Tóm tắt diễn biến

Ý nghĩa

Hai bà
Trưng

3/40

Nhà Đông

Hán

Hát môn
Mê Linh,
Cổ Loa,
Thuỷ Lâu

- 3/40 Hai bà Trưng phất cờ khởi
nghĩa được nhân dân nhiệt liệt
hưởng ứng, chiếm được cổ loa
buộc thái thú Tô Định trốn về TQ.
KN thắng lợi Trưng Trắc lên làm
vua xây dựng chính quyền tự
chủ.

- Mở đầu cho cuộc
đấu tranh chống áp
bức đô hộ của
nhân dân Âu Lạc.

- 42 Nhà Hán đưa hai vạn quân
sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ
chức kháng chiến anh dũng
nhưng do chênh lệnh về lực
lượng thất bại Hai Bà Trưng hi
sinh.

Lí Bí

542


Nhà
Lương

Long Biên
Tô Lịch

- 542 Lý Bí liên kết hào kiệt các
châu MB khởi nghĩa. Lật đổ chế
độ đô hộ
- 544 Lý Bí lên ngôi lập nước Vạn
Xuân
- 542 nhà Lương đem quân xâm
lược, Lý Bí trao binh quyền cho
Triệu Quang Phục tổ chức kháng
chiến
- 550 Thắng lợi. Triệu Quang
Phục lên ngôi vua.

- Khẳng định khả
năng, vai trò của
phụ nữ trong đấu
tranh chống ngoại
xâm.

- Giành được độc
lập tự chủ sau 500
năm đấu tranh bền
bỉ.
- Khẳng định được

sự trưởng thành
của ý thức dân tộc.
Đấu tranh bước
phát triển của
phong trào đấu
tranh giành độc lập
của nhân dân ta
thời bắc thuộc.

- 571 Lý Phật Tử cướp ngôi
- 603 Nhà Tùy xâm lược nước
Vạn Xuân thất bại

Khúc Thừa
Dụ

905

Nhà
Đường

- 905 Khúc Thừa Dụ được nhân
dân ủng hộ đánh chiếm Tống
Bình, giành quyền tự chủ.

- Lật đổ ách đô hộ
của nhà Đường,
dành độc lập tự



- 907 khúc hào xây dựng chính
quyền độc lập tự chủ.

chủ,
- Đánh dấu thắng
lợi căn bản trong
cuộc đấu tranh
giành độc lập của
nhân dân ta thời
bắc thuộc.

Ngô
Quyền và
chiến thắng
Bạch Đằng

938

Quân
Nam Hán

- 938 Nam Hán xâm lược nước
ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân
giết chết tên phản tặc Kiều Công
Tiền (cầu viên Nam Hán) và tổ
chức đánh quân Nam Hán trên
sông Bạch Đằng, Đập tan âm
mưu xâm lược của nhà Nam Hán.

- Bảo vệ vững chắc

nền độc lập tự chủ
của đất nước
- Mở ra một thời đại
mới thời đại độc lập
tự chủ lâu dài cho
dân tộc.
- Kết thúc vĩnh viễn
1 nghìn năm đô hộ
phong kiến phương
bắc.

Chương II- VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

Bài 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
NƯỚC PHONG KIẾN (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
I. Bước đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập thế kỉ X
- Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Đông Anh Hà Nội.
=> Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.
- Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cổ Việt. Chuyển kinh
đô về Hoa Lư Ninh Bình.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: Thời Đinh, Tiền Lê chính quyền chúng ương có 3 ban: Văn ban, Võ ban,
Tăng ban.


+ Về hành chính chia nước thành 10 đạo.
+ Tổ chức quân đội theohướng chính quy, đồng thời thực hiện chế độ ngự bình ư nông.
Trong thế kỉ X nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được xây dựng. Còn sơ
khai, xong đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.
II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỉ XI - XV
1. Tổ chức bộ máy nhà nước

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (nay là Hà Nội).
- Năm 1054, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.
=> Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc.
* Bộ máy nhà nước Lý=>Trần =>Hồ:
- Đứng đầu nhà nước là vua, quyết định mọi việc quan trọng, giúp vua có tể tướng và các đại thần, bên
dưới là sảnh, viện, đài.
- Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.
- Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay an phủ Sứ (thời Trần, Hồ), đơn vị hành
chính cơ sở là xã.
* Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ
- 1428 Sau khi chiến thắng nhà minh Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lập nhà Lê (Lê Sơ).
- Những năm 60 của thế kỉ XV Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
+ Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các
quan lập quân đội riêng.
+ Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công ), đứng đầu mỗi bộ có
quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử
đài (kiểm tra).
+ Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty
(xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.
+ Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan
lại.
- Chính quyền địa phương:
+ Cả nước chia thành 13 đạo, thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti)
+ Dưới đạo là: phủ, huyện, châu, xã.
=> Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
* Nhận xét về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông: Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được
tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập
trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn
thiện.
2. Luật pháp và quân đội

* Luật pháp:
- 1042 Vua Lý Thánh Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên).
- Thời Trần: Hình luật.
- Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức ).


=> Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân
chính của nhân dân.
* Quân đội: Được tổ chức quy củ
Gồm + Cấm binh (bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước.
+ Ngoại binh (lộ binh): tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông.
3. Hoạt động đối nội và đối ngoại
* Đối nội
- Quan tâm đến đời sống nhân dân.
- Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
* Đối ngoại: với nước lớn phương Bắc.
+ Quan hệ hòa hiếu.
+ Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Với: Chămpa, Lào, chân lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.

Bài 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV
1. Mở rộng phát triển nông nghiệp
* Bối cảnh lịch sử thế kỉ X- XV
- Thế kỉ X- XV là thời kì tồn tại của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ.
Đây là giai đoạn đầu của thế kỉ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kì đất nước thống nhất.
=> Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
- Diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:
+ Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
+ Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.

+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.
- Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
+ 1248 Nhà Trần cho đắp hệ thống đê "quai vạc" dọc các từ sông lớn đầu nguồn đến cửa biển.
Đặt cơ quan: hà đê sứ trông nom đê điều:
Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.
+ Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp.
+ Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển Þ đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc,
trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
2. Phát triển thủ công nghiệp
* Thủ công nghiệp trong nhân dân
- Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản
phẩm ngày càng được nâng cao.
- Các ngành nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng.


Do: Truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước, đối lập thống nhất có điều kiện phát triển
mạnh.
+ Do nhu cầu xây dựng cung điện đền chùa nên nghề sản xuất gạch chạm khắc đá đều phát triển.
* Thủ công nghiệp nhà nước
- Nhà nước thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: Tiền, vũ
khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
- Sản xuất được một số sản phẩm kĩ thuật cao như : Đại bác, thuyền chiến có lầu.
- Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề cổ truyền đã phát triển những nghề
mới yêu cầu kĩ thuật cao: Đúc súng, đóng thuyền
- Mục đích Phục vụ nhu cầu trong nước là chính.
+ Chất lượng sản phẩm tốt.
3. Mở rộng thương nghiệp
* Nội thương
- Các chợ hàng, chợ huyện, trợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông

nghiệp và thủ công nghiệp.
- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) Trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
* Ngoại thương
Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với
nước ngoài.
- Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các địa điểm buôn bán.
- Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
- Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
+ Do thống nhất tiền lệ, đo lường.
- Thương nghiệp mở rộng sang chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân (giảm tải)
+ Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hóa xã hội.
+ Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.
+ Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi sa sỉ không còn chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.
+ Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.
=> Những cuộc khởi nghĩa nhân dân bùng nổ: từ 1344 đến cuối thế kỉ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra
làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng khoảng.

Bài 19: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI
XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X - XV
I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
1. Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê
- Năm 980, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.


- Trước tình hình đó Thái Hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo
kháng chiến.
- Thắng lợi lớn nhanh chóng thắng ngay ở vùng đông bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm

lược Đại Việt, cũng cố vững chắc nền độc lập.
2. Kháng chiến chống Tống thời Lý
- Thập kỉ 70 của thế kỉ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc
xâm lược.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
- Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh
trước chặn thế mạnh của địch.
+ Năm 1075, Quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, đánh tan các đạo quân
Tống ở đây, sau đó rút về phòng thủ.
Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
- Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ bắc của sông Như Nguyệt => ta chủ
động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
II. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII
- 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.
- Các vua trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc
giữ nước.
- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
- Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Nguyên - Mông bảo vệ
vững chắc độc lập dân tộc.
+ Nhà trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm
lược.
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình => nhân dân đoàn kết với triều
đình vâng mệnh kháng chiến.
III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của
nhà Minh.
1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi lãnh đạo
- Thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Nam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng
càng mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.

+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về
nước.
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.

Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC


TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV
I. Tư tưởng tôn giáo
Ở thời kì độc lập nho giáo, phật giáo, đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
* Nho giáo:
- Thời Lý, Trần nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội
dung giáo dục thi cử xong không phổ biến trong nhân dân.
- Thời Lê Sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn và được duy trì cho đến cuối thế kỉ XIX.
* Phật Giáo
- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, đúc chuông, tô tượng,
viết giáo lí nhà Phật.
- Thời Lê Sơ phật giáo bị hạn chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân.
* Đạo giáo
- Thời Lý - Trần tuy không được phổ cập nhưng hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán
được xây dựng.
- Từ cuối thế kỉ XIV Đạo giáo suy dần, số lượng người theo đạo giảm bớt.
II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật
1. Giáo dục
- Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
- Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành.

- Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức, người tài.
- Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kì thi hội, chọn tiến sĩ.
- Năm 1484, dựng bia ghi tên tiến sĩ.
=> Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển. Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan,
người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, song không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
2. Phát triển văn học
- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần nhất là văn học chữ hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ.
- Từ thế kỉ XV văn học chữ Hán và chữ nôm đều phát triển.
- Đặc điểm: + Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
3. Sự phát triển nghệ thuật
+ Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỉ X - XV theo hướng phật giáo gồm chùa,
tháp, đền.
+ Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành
Thăng Long.
+ Điêu khắc: Gồm những công trình trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của phật giáo và nho giáo nhưng vẫn
mang nét độc đáo riêng.
+ Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.
- Nhận xét:
+ Văn hóa Đại Việt thế kỉ X - XV phát triển phong phú đa dạng.


+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài nhưng vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.
4. Khoa học kĩ thuật
- Đạt thành tựu có giá trị.
+ Bộ Đại Việt sử kí của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần); Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn
thư (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê).
+ Địa lí: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
+ Quân sự có Binh thư yếu lược.
+ Thiết chế chính trị: Thiên Nam dư hạ.

+ Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
+ Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.

Chương III – VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Bài 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
I. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ. Nhà Mạc thành lập
* Nhà Mạc thành lập
- Đầu thế kỉ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
- Biểu hiện:
+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
- 1527 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
* Chính sách của nhà Mạc
- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
- Tổ chức thi cử đều đặn.
- Xây dựng quân đội mạnh.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
- Triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía: phía Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà
Lê chống đối, nên nhân dân phản đối => Nhà Mạc bị cô lập.
II. Đất nước bị chia cắt
* Chiến tranh Nam Bắc triều
Cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã quy tụ lực lượng chống Mạc "phù Lê diệt Mạc" => Thành
lập chính quyền ở Thanh Hóa gọi là Nam triều, đối đầu với nhà Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.
- 1545 - 1592 chiến tranh Nam Bắc triều bùng nổ => nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất.
* Chiến tranh Trịnh - Nguyễn
- Năm 1545 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên nắm quyền.
- Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa

Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:


+ Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê
thành bù nhìn.
+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà)
- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2
miền đất nước.
- Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.
III. Nhà nước phong kiến đàng ngoài (giảm tải)
- Cuối XVI Nam Triều chuyển về Thăng Long.
- Chính quyền trung ương gồm:

- Chính quyền địa phương: Chia thành các trấn, phủ, huyện, châu xã như cũ.
- Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.
- Luật pháp: Tiếp tục dùng quốc triều hình luật (có bổ sung).
- Quân đội gồm:
+ Quân thường trực (Tam phủ), tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa.
+ Ngoại binh: Tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.
- Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.
IV. Chính quyền Đàng trong (giảm tải)
- Thế kỉ XVII lãnh thổ Đàng trong được mở rộng từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.
- Địa phương: Chia làm 12 dinh, nơi đóng phủ Chúa (Phú Xuân) là dinh chính, do Chúa Nguyễn trực tiếp
cai quản.
- Dưới dinh là: phủ, huyện, thuộc, ấp.
- Quân đội là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ.
- Tuyển chọn quan lại bằng nhiều cách: Theo dòng dõi, đề cử, học hành.
- 1744 Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập chính quyền trung ương. Song đến cuối XVIII
vẫn chưa hoàn chỉnh.


Bài 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
I. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI - XVIII
- Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII. Do Nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa
các thế lực phong kiến => nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.
- Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 Đàng phát triển.


+ Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng nhất là ở Đàng trong.
+ Thủy lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng càng phong phú.
+ Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết.
- Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
II. Sự phát triển của thủ công nghiệp
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao (dệt, gốm).
- Một số nghề mới xuất hiện như: Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
- Khai mỏ 1 ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng trong và Đàng ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng (nét mới trong kinh doanh).
III. Sự phát triển của thương nghiệp
* Nội thương: ở các thế kỉ XVI - XVIII buôn bán trong nước ngày càng phát triển.
- Chợ làng, chợ huyện... mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
- Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.
- Buôn bán lớn xuất hiện.
- Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
* Ngoại thương
- Thế kỉ XVI - XVIII ngoại thương phát triển mạnh.
+ Thuyền buôn các nước (kể cả các nước Châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam
buôn bán càng tấp nập.
- Họ bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng.
- Mua: Tơ lụa, đường, gốm, nông lâm sản.

+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
- Nguyên nhân phát triển:
+ Do chính sách mở cửa của Chính quyền Trịnh, Nguyễn.
+ Do phát kiến địa lí tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây thuận lợi.
Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của Nhà nước ngày càng phức tạp.
IV. Sự hưng khởi của đô thị
- Thế kỉ XVI - XVIII nhiều đô thị mới hình thành phát triển hưng thịnh.
- Thăng Long - Kẻ chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
- Những đô thị mới như: Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế) trở
thành những nơi buôn bán sầm uất.
- Đầu thế kỉ XIX do chính sách hạn chế ngoại thương, hạn chế giao lưu giữa các vùng của chính quyền
phong kiến. Đô thị suy tàn dần.

Bài 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG
NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII


I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII
- Giữa thế kỉ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc => Phong trào
nông dân bùng nổ.
- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định).
+ Từ 1 cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- 1886 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.
II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII
1. Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
- Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm => 5 vạn quân Xiêm tiến vào nước ta.
- 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - tỉnh Tiền
Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.

- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.
- Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi
- Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
- Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ
quốc.
III. Vương triều Tây Sơn
- 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức) => Vương triều Tây Sơn thành lập.
- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị từ vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
- Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
- Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu
dạy học).
- Đối ngoại hoàn hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.
- 1792 Quang Trung qua đời.
- 1802 Nguyễn Ánh tấn công các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

Bài 24: TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
I. Về tư tưởng, tôn giáo
- Thế kỉ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kì Lý - Trần.
- Thế kỉ XVI - XVIII Đạo Thiên Chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.
=> Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
II. Phát triển giáo dục và văn học


1. Giáo dục
- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

+ Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển
kinh tế.
2. Văn học
- Nho giáo suy thoái => Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những tác giả, tác phẩm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,
Phùng Khắc Khoan.
- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca
dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
- Thế kỉ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
III. Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật
* Nghệ thuật
- Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước.
- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dâ. Đồng
thời mang đậm tính địa phương.
Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…
* Khoa học - kĩ thuật
- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử kí tiền biên, Thiên Nam ngữ
lục.
- Địa lí: Thiên nam tứ chí lộ đồ thư.
- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
- Kĩ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy.

Chương IV – VIỆT NAM Ở ĐẦU THẾ KỈ XIX

Bài 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ DƯỚI
TRIỀU NGUYỄN (Nửa đầu thế kỉ XIX)
I. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao

- 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
* Tổ chức bộ máy Nhà nước.
- Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.
- Thời Gia Long chia nước làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực Doanh (Trung Bộ) do
Triều đình trực tiếp cai quản.


- 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ
Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của Triều đình.
- Tuyển chọn quan lại; thông qua giáo dục, khoa cử.
- Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc.
- Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.
* Ngoại giao
- Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc).
- Bắt Lào - Campuchia thần phục.
- Với phương Tây "đóng cửa" không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ.
II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
* Nông nghiệp
+ Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất). Đối
tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.
- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.
- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa đắp đê điều.
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
=> Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền
thống, lúc này không có hiệu quả cao.
+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là 1 nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.
* Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất
tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).
+ Thợ quan xưởng đã đã đóng tàu thủy được tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Trong nhân dân, nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.
- Thương nghiệp
+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.
III. Tình hình văn hóa - giáo dục
- Giáo dục: Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.
- Tôn giáo: Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên Chúa Giáo.
- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện
Thanh Quan.
- Sử học: Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương Loạn chí.
- Kiến trúc: Kinh đô Huế, Lăng tẩm; thành lũy ở các tỉnh, cột cờ Hà Nội.
- Nghệ thuật dân gian: Tiếp tục phát triển.

Bài 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
I. Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân


* Xã hội
- Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt.
+ Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.
+ Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.
- Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.
- Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân.
* Đời sống nhân dân
- Dưới thời Nguyễn nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng.
+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.
+ Chế độ lao dịch nặng nề.
+ Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên.
=> Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.
Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh.

- Nửa đầu thế kỉ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400
cuộc khởi nghĩa.
- Tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành bùng nổ năm 1821 ở Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình) mở rộng ta Hải
Dương, An Quảng đến 1827 bị đàn áp.
+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát bùng nổ năm 1854 ở Ứng Hòa - Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng Yên đến
năm 1854 bị đàn áp.
+ 1833 một cuộc nổi dậy của binh lính do Lê Văn Khôi chỉ huy nổ ra ở Phiên An (Gia Định), làm chủ cả
Nam Bộ => 1835 bị dập tắt.
- Đặc điểm:
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu thế kỉ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.
- Nổ ra liên tục, số lượng lớn.
- Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.
II. Đấu tranh của các dân tộc ít người
- Nửa đầu thế kỉ XIX các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậy chống chính quyền.
+ Ở phía Bắc: Có cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng 1833 - 2835 do Nông Văn Vân lãnh đạo.
+ Ở phía Nam: Có cuộc khởi nghĩa của người Khơ-me ở miền Tây Nam Bộ.
=> Giữa thế kỉ XIX các cuộc khởi nghĩa tạm lắng khi Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.

SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Bài 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
I. Các thời kì phát triển và xây dựng đất nước


Nội dung chủ yếu

Chính trị

Kinh tế


Văn hóa - giáo
dục

Xã hội

Thời kì
Thời kì dựng nước
VII TCN - II TCN
(Từ I -X bị phong
kiến phương bắc
đô hộ - Bắc
Thuộc)

- Thế kỉ VII TCN II TCN nhà nước
Văn Lang - Âu Lạc
thành lập ở bắc bộ
Bộ máy nhà nước
quân chủ còn sơ
khai.

- Nông nghiệp
trồng lúa nước.

- Tín ngưỡng: Đa
phần.

- TCN dệp, gốm,
làm đồ trang sức.


- Đời sống tinh
thần phong phú,
đa dạng, chất
phác, nguyên sơ.

- ĐS vật chất đạm
bạc, giản dị, thích
ứng với tự nhiên.

- Thế kỉ II TCN ở
Nam trung bộ làm
ấp Chăm Pa ra
đời.

- Quan hệ vua tôi
gần gũi hòa dịu

- Giáo dục từ 1070
được tôn vinh,
ngày càng phát
triển.

- Thế kỉ I TCN
quốc gia Phù nam
ra đời ở tây nam
bộ
- Giai đoạn đầu
của, thời kì phong
kiến độc lập X XV, giai đoạn đất
nước bị chia cắt

XVI - XVIII

TCN nhà nước
quân chủ phong
kiến ra đời đến thế
kỉ XV hoàn chỉnh
bộ máy Nhà nước
từ trung ương đến
địa phương..
- Chiến tranh
phong kiến khiến
đất nước chia cắt
làm 2 miền: Đằng
trong đằng ngoài
với 2 chính quyền
riêng.
Nền quân chủ
không còn vững
chắc như trước

Việt nam giữa đầu
thế kỉ XIX

- 1820 Nhà
Nguyễn thành lập
duy trì bộ máy nhà

- NN: nhà nước
quan tâm đến sản
xuất nông nghiệp.

- TCN - TN phát
triển
- Đời sống kinh tế
của nhân dân
được ổn định
- Thế kỉ XVII kinh
tế phục hồi.
+ NN: ổn định và
phát triển nhất là ở
đằng trong.
+ Kinh tế hàng hóa
phát triển mạnh
giao lưu với nước
ngoài mở rộng tạo
điều kiện cho các
đô thị hình thành,
hứng khởi.
- Chính sách đóng
cửa của nhà
Nguyễn đã hạn

- Nho giáo phật
giáo thịnh hành.
Nho giáo ngày
càng được đề cao.

- Quan hệ xã hội
chưa phát triển
thành mâu thuẫn
đối kháng


- Văn hóa chịu ảnh
hưởng các yếu tố
bên ngoài song
vẫn mang đậm đà
bản sắc dân tộc .

- Giữa thế kỉ XVIII
chế độ phong kiến
ở hai Đàng khủng
khoảng, phong
trào nông dân
bùng nổ, tiêu biểu
là phong trào công
nhân Tây Sơn.

- Nho giáo suy
thoái, phật giáo
được phục hồi.
Đạo thiên chúa
được truyền bá.
- Văn hóa tín
ngưỡng dân gian
nở rộ.
- Giáo dục tiếp tục
phát triển song
chất lượng suy
giảm.
- Nho giáo được
độc tôn.


- Sự cách biệt
giữa các giai cấp
càng lớn, mâu


nước quân chủ
chuyên chế phong
kiến, Song nền
quân chủ phong
kiến đã bước vào
khủng hoảng suy
vong.

chế sự phát triển
của nền kinh tế.
Kinh tế Việt Nam
trở nên lạc hậu,
kém phát triển.

- Văn hóa giáo dục
có những đóng
góp đáng kể.

thuẫn xã hội tăng
cao phong trào
đấu tranh liên tục
bùng nổ.

II. Cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc

Tên cuộc đấu tranh

Vương triều

Lãnh đạo

Kết quả

Cuộc kháng chiến
chống tống thời tiền Lê
(981)

Tiền Lê

- Lê Hoàn

- Thắng Lợi nhanh
chóng

Kháng chiến chống
Tống thời Lý

Thời Lý

- Lý Thường Kiệt

- 1077 kết thúc thắng lợi

Kháng chiến chống
Nguyên Mông (Thế kỉ

XVII)

Thời Trần

- Vua Trần (lần 1)

- Cả 3 lần kháng chiến
đều giành thắng lợi.

- Trần Quốc Tuấn
(Lần II - Lần III)

Phong trào đấu tranh
chống quân xâm lược
Minh và khởi nghĩa
Nam Sơn 1407 - 1427

- Thời Hồ

- Kháng chiến chống
quân Minh do nhà Hồ
lãnh đạo.

- Lật đổ ách thống trị
của nhà Minh dành lại
độc lập

- Khởi nghĩa Nam Sơn
chống ách đô hộ của
nhà Minh do Lê Lợi lãnh

đạo
Kháng chiến chống
quân Xiêm 1785

- Thời Tây Sơn

- Nguyễn Huệ

- Đánh tan 5 vạn quân
Xiêm

Kháng chiến chống
quân Thanh

- Thời Tây Sơn

- Vua Quang Trung
(Nguyễn Huệ)

- Đánh tan 29 vạn quân
Thanh

Bài 28: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT
NAM THỜI PHONG KIẾN
I. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
- Khái niệm
+ Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của 1 dân tộc
được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.



+ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam; Là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của
người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng
ngàn năm lịch sử.
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: Tình yêu
gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn
với địa phương).
- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa
phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.
- Ở thời kì Bắc Thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn
+ Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.
+ Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).
=> Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt
Nam.
II. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập
* Bối cảnh lịch sử
- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.
- Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.
- Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm lược phương Nam.
=> Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.
- Biểu hiện:
+ Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của
dân tộc.
+ Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt.
+ Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
+ Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố
nhân dân.
III. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến
- Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua

gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng.
- Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng
hơn bao giờ hết.
=> Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt
Nam.

Phần ba

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI


Chương I – CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Từ giữa thế kỉ XVI
đến cuối thế kỉ XVII)

Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
ANH
1. Cách mạng Hà Lan (đọc thêm)
- Từ đầu thế kỉ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế TBCN phát triển nhất châu Âu.
- Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.
- Tháng 8 - 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.
- Năm 1609 Hiệp định đình chiến được kí kết, nhưng đến 1648 mới được công nhận độc lập.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Hà Lan phát triển.
+ Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
+ Hạn chế: Quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền
lợi kinh tế, chính trị.
2. Cách mạng tư sản Anh
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng
- Kinh tế : Đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

- Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
- Chính trị : Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất TBCN.
=> Cách mạng bùng nổ
b. Diễn biến của cách mạng
+ 1642 –1648: nội chiến ác liệt (vua - Quốc hội).
+ 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đỉnh.
+ 1653 : Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi).
+ 1688 : Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
c. Ý nghĩa
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
- Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

Bài 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC
ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
- Nửa đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ Đại Tây Dương (1,3 triệu người).
- Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp TBCN ở đây phát triển.


- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị
trường, ngôn ngữ.
- Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng
nổ chiến tranh.
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ
- Sau sự kiện chè Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập
(9/1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.
- Tháng 5/1775 Đại hội lục địa lần lần thứ hai được triệu tập.
+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa.
+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội.
+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4/7/1776), tuyên bố thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

- 17/10/1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.
- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.
3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập
- Theo hòa ước Vécxai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- 1787 thông qua hiến pháp củng cố vị trí nhà nước Mĩ.
- Ý nghĩa
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển ở
Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh.

Bài 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Tình hình kinh tế xã hội
a. Kinh tế
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp.
+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
- Công thương nghiệp phát triển.
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim).
+ Công nhân đông, sống tập trung.
+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
b. Chính trị
- Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế, vua nắm mọi quyền.
- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp:
+ Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế.
+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế.


+ Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải
đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thứ

ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.
=> Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
- Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lí lạc hậu, mở đường cho xã hội phát
triển.
- Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.
II. Tiến trình của cách mạng
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
- 5/5/1789: Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ ba phản đối.
- 14/7/1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.
- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính
được thiết lập (Quốc hội lập hiến).
+ Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
+ 9/1791: thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến)
- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong
nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).
- 4/1792: Chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến áo – Phổ bùng nổ.
- 11/7/1792: Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập
- 10/8/1792 quần chúng Pari nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng,( phái Girôngđanh); bắt vua và
hoàng hậu.
- 21/9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất.
- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.
+ Trong nước: Bọn phản động nổi dậy; Đời sống nhân dân khó khăn.
+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
- 31/5/1793 quần chúng Pari nổi dậy, lật đổ phái Ghirôngđanh, giành chính quyền về tay phái Giacôbanh
(2/6).
3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng
- Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng Chính quyền Giacôbanh đã đưa ra những biện pháp kịp

thời, hiệu quả.
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
+ Thông qua hiến pháp mới , mở rộng tự do dân chủ.
+ Ban hành lệnh “ Tổng động viên”.
+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ...
- Phái Giacôbanh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.
- Trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Giacôbanh suy yếu. Cuộc đảo chính
ngày 27/7/1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, cách mạng Pháp thoái trào.


4. Thời kì thoái trào
- Sau đảo chính, Ủy ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.
+ Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích TS mới.
+ Xóa bỏ luật giá tối đa.
+ Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
+ Khủng bố những người cách mạng...
- Cuộc đảo chính ( 11/1799) lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông lên nắm quyền, xây dựng chế độ
độc tài.
- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ ở
Pháp được phục hồi.
III. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.
+ Giai cấp tư sản lãnh đạo , nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.
- Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

Chương II – CÁC NƯỚC ÂU - MĨ


Bài 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
- Anh là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp:
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.
+ Có hệ thống thuộc địa lớn.
- Những phát minh vì máy móc:
+ 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
+ 1779, Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
+ 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.
+ 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.
- Luyện kim: Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện
gang đầu tiên được xây dựng.
- Giao thông vận tải: 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
- Giữa thế kỉ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức (giảm tải)
a. Pháp


×