Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ngân hàng câu hỏi HKI vật lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.93 KB, 12 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI HKI MÔN VẬT LÍ 6
Chương I: CƠ HỌC
Bài 1, 2. Đo dộ dài.
Mục tiêu: Nêu được ĐCNN của thước
Câu 1. (NB) ĐCNN của thước là gì?
A. Là số đo nhỏ nhất trên bình chia độ
B. Là khoảng cách giữa hai vạch xa nhất trên bình chia độ
C. Là khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp trên bình chia độ
D. Là số đo lớn nhất trên bình chia độ
(Đáp án: C)
Mục tiêu: Nêu được dụng cụ đo độ dài
Câu 2. (NB) Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài?3L
A. Thước
B. Cân
C.Bình chia độ
D.Bình tràn
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
Câu 3. (VD thấp) Thước đo như hình vẽ có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu? Em hãy chon
đáp án đúng trong các đáp án sau?2L
A. 50cm và 2cm
B. 50cm và 3cm
C. 50dm và 4cm
D. 50cm và 5cm
(Đáp án: D)
Mục tiêu: Xác định được ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
Câu 4. (VD thấp) ĐCNN của thước sau là bao nhiêu?2l
A. 5cm
B. 6cm
C. 7cm


D. 8cm

(Đáp án: A)
Mục tiêu: Nêu được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
Câu 5. (TH) Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước là gì?
(Đáp án:
 Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
 Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên
thước.)
Mục tiêu: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
Câu 6. (VD cao) Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước trong hình vẽ sau?

(Đáp án: 50cm và 2,5cm
Bài 3. Đo thể tích chất lỏng
Mục tiêu: Nêu được ĐCNN của
Câu 1. (NB) ĐCNN của bình chia độ là gì?
A. Là số đo nhỏ nhất trên bình chia độ


B. Là khoảng cách giữa hai vạch xa nhất trên bình chia độ
C. Là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
D. Là số đo lớn nhất trên bình chia độ
(Đáp án: C)
Mục tiêu: Nêu được dụng cụ đo thể tích.
Câu 2. (NB) Dụng cụ nào sau đây dùng để đo thể tích chất lỏng?
A. Thước
B. Cân
C.Bình chia độ
D.Bình tràn
(Đáp án: C)

Mục tiêu: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
Câu 3. (VD thấp) Cho bình chia độ như hình vẽ, em hãy xác định GHĐ và ĐCNN của
bình?
A. 100ml và 2ml
B. 100ml và 5ml
C.100ml và 10ml D.100ml và 20ml
(Đáp án: B)
Mục tiêu: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo
thể tích.
Câu 4. (VD thấp) Cho bình chia độ như hình vẽ,
em hãy xác định GHĐ và ĐCNN của bình?
A. 100ml và 2ml
B. 100ml và 5ml
C.100ml và 10ml
D.100ml và 20ml
(Đáp án: A)

Mục tiêu: Nêu được GHĐ và ĐCNN.
Câu 5. (TH) Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của bình chia độ là gì?
(Đáp án:
 Giới hạn đo của bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
 Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên
tiếp trên bình.)
Mục tiêu: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích.
Câu 6. (VD cao) Ở nhà, nếu không có bình chia độ thì em có thể dùng những dụng cụ
nào để đo thể tích chất lỏng?
(Đáp án: Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng là ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi
sẵn dung tích.)
Bài 4. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Mục tiêu:

Câu 1. (NB) Sau khi thả vật rắn vào bình tràn, nước tràn ra 20cm3. Hỏi thể tích của vật
là bao nhiêu?
A. 20cm3
B. 30cm3
C. 40cm3
D. 50cm3
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Xác định thể tích của phần chất lỏng dâng lên đó là thể tích của vật.


Câu 2. (NB) Một bình chia độ đang chứa nước ở ngang vạch 80 cm3, người ta thả một
vật rắn không thấm nước có thể tích 12 cm3 vào trong bình chia độ nói trên. Thể tích
nước dâng lên thêm là:
A.92cm3
B.82cm3
C.72cm3
D.12cm3
(Đáp án: D)
Mục tiêu: Xác định thể tích của phần chất lỏng dâng lên đó là thể tích của vật.
Câu 3. (VD thấp) Một bình chia độ đang chứa nước ở ngang vạch 20 cm3, người ta thả
một vật rắn không thấm nước vào trong bình chia độ nói trên. Thể tích nước đọc được
lúc sau là 29 cm3. Vậy thể tích của vật là bao nhiêu?
A.9cm3
B.10cm3
C.20cm3
D.30cm3
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Xác định được vật rắn nào có thể dùng bình chia độ để đo thể tích
Câu 4. (VD thấp) Vật rắn nào sau đây không thể dùng bình chia độ để đo thể tích?
A. Hòn đá

B. Viên phấn
C. Viên sỏi
D. Đai ốc
(Đáp án: B)
Mục tiêu: Biết cách xác định thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ,
bình tràn.
Câu 5. (TH) Chọn từ thích hợp đã cho điền vào các chỗ trống sau:
Thể tích của vật rắn không thấm nước đo được bằng cách:
-(1)………vật vào trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng (2)………..bằng thể
tích của vật.
-Nếu vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì (3)………….vật vào trong bình tràn.
Thể tích của phần chất lỏng (4)…………bằng thể tích của vật.
Các từ được chọn là: thả chìm, tràn ra, dâng lên.
(Đáp án: (1) Thả.chìm, (2) dâng lên, (3) thả chìm, (4) tràn ra )
Mục tiêu: Trính bày được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình
tràn.
Câu 6. (VD cao) Em hãy trình bày cách đo thể tích vật rắn bằng bình tràn?
(Đáp án: - Đổ chất lỏng vào đầy bình tràn và đặt bình chia độ dưới bình tràn;
- Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình tràn;
- Đo thể tích của phần chất lỏng tràn ra chính bằng thể tích của vật.)
Bài 5. KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
Mục tiêu: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
Câu 1. (NB) Khối lượng của một vật cho biết gì?
A. Chỉ lượng chất chứa trong vật
B. Sức nặng của vật
C. Độ mạnh của vật
D. Sức nặng vỏ chứa vật
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Nêu được đơn vị đo khối lượng thường dùng..
Câu 2. (NB) Đơn vị đo khối lượng thường dùng là:

A. m
C. m3
B. Kilogam (Kg)
D. Niutơn (N)
(Đáp án: B)
Mục tiêu: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.


Câu 3. (VD thấp) Trên một hộp mứt tết có ghi 250g số đó chỉ:
A.Sức nặng của hộp mứt
C.Khối lượng của mức trong hộp
B.Thể tích của hộp mức
D.Trọng lượng của hộp mứt.
(Đáp án: C)
Mục tiêu: Vận dụng thực tế của số chỉ khối lượng
Câu 4. (VD thấp) Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5t. Số
5t có ý nghĩa gì?
A. Khối lượng của cầu là 5t
B.Trọng lượng của cầu là 5t
C.Xe có tải khối lượng dưới 5t không được qua cầu.
D. Tải trọng của cầu tối đa là 5t.
(Đáp án:D)
Mục tiêu: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
Câu 5. (TH) Em hãy cho biết ý nghĩa của số ghi 500g trên túi bột giặt omo?
(Đáp án: 500g là khối lượng của bột giặt chứa trong túi)
Mục tiêu:Biết cách xác định GHD9 và ĐCNN của cân
Câu 6. (VD cao) Em hãy cho biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của cân đồng hồ?
(Đáp án: -GHĐ (giới hạn đo) của cân là khối lượng lớn nhất cân đo được.
-ĐCNN (độ chia nhỏ nhất) của cân là khối lượng đo được giữa hai vạch chia liên
tiếp trên cân)

Bài 6. LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG
Mục tiêu: Nêu được hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của
hai lực đó.
Câu 1. (NB) Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào?
A. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
B. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng cùng chiều
C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có khác phương nhưng ngược chiều
D. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh không bằng nhau., có cùng phương nhưng
ngược chiều
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Nêu được vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng
Câu 2. (NB) Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đang đứng yên thì vật như thế nào?
A.Vật sẽ chuyển động
B.Vật tiếp tục đứng yên đứng yên
C.Lúc đầu đứng yên, sau thì chuyển động
D. Lúc đầu chuyển động, sau thì đứng yên
(Đáp án: B)
Mục tiêu: Xác định được hai lực cân bằng tác dụng lên vật
Câu 3. (TH) Vật nào sau đây chịu tác dụng của hai lực cân bằng?2L
A. Quả bóng đang chuyển động nhanh dần trên sân
B. Tàu hỏa đang vào nhà ga
C. Sợi dây hai đội đang dùng để kéo co, dây đang đứng yên.
D. Quả nặng đang rơi từ trên cao xuống
(Đáp án: C)


Mục tiêu: Xác định được tác dụng đẩy, kéo của lực
Câu 4. (TH) Trường hợp nào sau đây có lực đầy tác dụng lên vật?
A. Gió thổi vào cánh buồm làm buồm căng phồng.
B. Nam châm hút quả nặng.

C. Lực của đầu tàu hòa tác dụng vào các toa tàu.
D. Lực của tay đang giữ dây bóng bay.
(Đáp án:A)
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực
Câu 5. (TH) Em hãy nêu ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực?
(Đáp án: VD Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động. Khi đó, đầu tàu đã tác dụng lực kéo
lên các toa tàu.)
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra
được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Câu 6. (VD cao) Em hãy nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng
và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
(Đáp án: TL: Tùy HS)
Bài 7. TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Mục tiêu: Biết được kết quả lực tác dụng lên vật.
Câu 1. (NB) Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm vật biến đổi chuyển động
B. Chỉ làm vật biến dạng
C. Chỉ làm vật đổi hướng chuyển động.
D. Làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động
Đáp án: D
Mục tiêu: Biết được kết quả lực tác dụng lên vật.
Câu 2. (NB) Người cầu thủ đá nhẹ vào quả bóng đang nằm yên trên sân làm quả bóng
lăn đi. Lực tác dụng của cầu thủ đã gây ra kết quả gì?
A. Chỉ làm biến dạng.
B. Chỉ làm biến đổi chuyển động.
C.Vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
D. Không gây ra kết quả nào.
(Đáp án: B)
Mục tiêu: Nhận dạng được trường hợp lực tác dụng lên vật gây biến dạng
Câu 3. (TH) Trường hợp nào sau đây dưới tác dụng của lực đã làm cho vật bị biến

dạng?
A. Dùng tay kéo dãn dây thun.
B. Mang cặp đến trường
C. Đạp xe đến trường
D. Hai đội đang kéo co
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Nhận dạng được trường hợp lực tác dụng lên vật gây biến đổi chuyển động.
Câu 4. (TH) Trường hợp nào sau đây dưới tác dụng của lực đã làm cho vật bị biến đổi
chuyển động.
A. Uốn cong thước mềm.
B. Đẩy cái tủ dịch chuyển.
C. Kéo dãn lò xo.


D. Làm bẹp qỏa bóng.
Đáp án:B
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến đổi chuyển động (nhanh
dần, chậm dần, đổi hướng).
Câu 5. (TH) Em hãy nêu ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi
chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng)?
Đáp án: Tùy HS
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển
động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Câu 6. (VD cao) Em hãy nêu 2 ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng, biến đổi
chuyển động?
Đáp án: Tùy HS
Bài 8. TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
Mục tiêu: Nêu được đơn vị đo lực.
Câu 1. (NB) Đơn vị đo lực là:
A. Tấn

C.kílomet (km)
B.Tạ
D.Niutơn (N)
Đáp án: D
Mục tiêu: Nêu được độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
Câu 2. (NB) Độ lớn của trọng lực được gọi là gì?
A. Trọng lượng của vật
B. Sức nặng của vật
C. Độ dài của vật
D. Trọng lượng riêng của vật
Đáp án: A
Mục tiêu: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật
Câu 3. (TH) Trọng lực là gì?
A. Là lực hút của nam châm
B. Là lực đẩy của nam châm
C. Là lực đẩy của Trái đất
D. Là lực hút của Trái đất
Đáp án: C
Mục tiêu: Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
Câu 4. (TH) Một vật có khối lượng 5kg sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
A.50N.
B.40N
C.30N
D.20N
Đáp án: A
Mục tiêu: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, cho biết phương
và chiều của trọng lực
Câu 5. (TH) Trọng lực là gì?Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
Đáp án: Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng
đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Mục tiêu: Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
Câu 6. (VD cao) Một viên đá có khối lượng 500g, có trọng lượng là bao nhiêu Niuton?
(Đáp án: 5N)
Bài 9. Lực đàn hồi
Mục tiêu: Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm
nó biến dạng.


Câu 1. (NB) Trường hợp nào sau đây vật chịu tác dụng của lực đàn hồi?
A. Quả nặng ở đầu dây dọi
B. Quạt máy treo trên trần nhà
C. Quả nặng treo ở đầu lò xo
D. Bảng treo trên tường
(Đáp án: C)
Mục tiêu: Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm
nó biến dạng.
Câu 2. (NB) Trường hợp nào sau đây không có lực đàn hồi tác dụng lên vật?
A. Dùng sợi dây sắt cột chặt vào vách nhà.
B. Dùng sợi dây cao su (dây thun) cột miệng túi ni lông.
C. Dùng tay kéo mạnh dây cung.
D. Dùng dây cao su (dây ràng) buột vật vào xe.
(Đáp án: A)
Mục tiêu: So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều
hay ít.
Câu 3. (VD thấp) Trường hợp nào sau đây cho thấy lực đàn hồi tác dụng lên vật mạnh
nhất?
A. Kéo sợi dây cao su dãn dài ra thêm 0,5dm
B. Kéo sợi dây cao su dãn dài ra thêm 1dm
C. Kéo sợi dây cao su dãn dài ra thêm 1,5dm
D. Kéo sợi dây cao su dãn dài ra thêm 2dm

(Đáp án: D)
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về một số lực.
Câu 4. (VD thấp) Dùng tay nén mạnh lò xo, ta cảm thấy đau ở tay là do:
A.Trọng lực tác dụng
B. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng.
C.Lực tay tác dụng.
D.Do lực kéo của lò xo tác dụng
(Đáp án: B)
Mục tiêu: So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều
hay ít.
Câu 5. (TH) Em hãy cho biết đặc điểm của lực đàn hồi? Cho ví dụ minh họa.
(Đáp án: Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Tùy HS)
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về một số lực.
Câu 6. (VD cao) Em hãy nêu ví dụ trường hợp có lực đàn hồi?
(Đáp án: Tùy HS)
Bài 10. LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC. TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
Mục tiêu: Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m
Câu 1. (NB) Công thức nào sau đây là công thức tính trọng lượng của vật:
A. P = 10.m
B. P=10/m
C. P=m/10
D. m=P/10
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
Câu 2. (NB) Công thức tính trọng lượng P = 10m, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. P là khối lượng của vật
B. m là khối lượng của vật, có đơn vị là kg.
C. P có đơn vị đo là kg.
D. m có đơn vị đo là N.
(Đáp án: B)



Mục tiêu: Vận dụng được công thức P = 10m.
Câu 3. (VD thấp) Một vật có khối lượng 5kg sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?3 lần
A.50N.
B.40N
C.30N
D.20N
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Vận dụng được công thức P = 10m.
Câu 4. (VD thấp) Một vật có trọng lượng 20N sẽ có khối lượng là bao nhiêu? 3 lần
A.4kg
B.3kg
C.2kg
D.1kg
(Đáp án: C)
Mục tiêu:. Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị
đo P, m.
Câu 5. (TH) Em hãy viết công thức tính trọng lượng P, nêu ý nghĩa và đơn vị đo P, m?
(Đáp án: Công thức tính trọng lượng P
P=10.m
Trong đó: p là trọng lượng của vật, đơn vị N
m là khối lượng của vật, có đơn vị đo là kg)
Mục tiêu:. Vận dụng được công thức P = 10m
Câu 6. (VD cao) Một bao gạo có khối lượng 500g sẽ có trọng lượng là bao nhiêu N?
(Đáp án:
Tóm tắt
Giải
Trọng lượng của bao gạo là:
m=500g=0,5kg

P=?
P=10.m=10.0,5=5(N)
Đáp số: 5N)
Bài 11. KHỐI LƯỢNG RIÊNG. TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
Mục tiêu: Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
Câu 1. (NB) Đơn vị đo khối lượng riêng là gì?
A. Kg/m3
B.kg
C.m3
D.m2
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Biết được ý nghĩa của khối lượng riêng.
Câu 2. (NB) Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3, có nghĩa là:
A. Khối lượng của 2m3 sắt nguyên chất là 7800kg
B. Khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất là 7800kg
C. 7800kg là khối lượng của một vật bằng sắt.
D.7800kg là trọng lượng của 1m3 sắt nguyên chất
(Đáp án:B )
Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng để giải một số bài tập đơn
giản.
Câu 3. (VD thấp) Một khối nước có thể tích 2m3 sẽ nặng bao nhiêu kg? Biết khối lượng
riêng của nước là 1000kg/m3.
A. 20kg
B. 200kg
C. 2000kg
D. 20000kg
(Đáp án:C )
Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng để giải một số bài tập đơn
giản.



Câu 4. (VD thấp) Một vật bằng sắt có thể tích 12m3 sẽ nặng bao nhiêu kg? Biết khối
lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.
A. 936kg
B. 9360kg
C. 93600kg
D. 936000kg
(Đáp án:C)
Mục tiêu: Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức tính
khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
Câu 5. (TH) Em hãy phát biểu định nghĩa khối lượng riêng? Viết công thức tính khối
lượng riêng. Nêu đơn vị đo khối lượng riêng?
(Đáp án:
-Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó
- Công thức tính khối lượng riêng: D=

m
V

Trong đó:
D:Khối lượng riêng, đơn vị: kg/m3.
m: là khối lượng, đơn vị kg
V:là thể tích, đơn vị m3.
Đơn vị khối lượng riêng là Kilogam trên mét khối. Kí hiệu: Kg/m3)
Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng để giải một số bài tập đơn
giản.
Câu 6. (VD cao) Tính khối lượng của vật bằng sắt có thể tích 3000dm 3, biết khối lượng
riêng của sắt là 7800kg/m3.
Đáp án:
Giải

3
3
Khối lượng của một vật bằng sắt là
V=3000dm =3m
3
D=7800kg/m
m=D.V= 7800.3=234000 (kg)
m=?
Đáp số : 234000 (kg)
Bài 11. KHỐI LƯỢNG RIÊNG. TRỌNG LƯỢNG RIÊNG (tt)
Mục tiêu: Nêu được đơn vị đo trọng lượng riêng.
Câu 1. (NB) Đơn vị đo trọng lượng riêng làgi2?
B. N/m3
B.N
C.m3
D.m2
(Đáp án: A)
Mục tiêu: viết được công thức tính trọng lượng riêng.
Câu 2. (NB) Công thức tính trọng lượng riêng là:
A. d=m.v
B. d=m/V
C. d=p/V
D. d=p/v
(Đáp án: C)
Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn
giản.
Câu 3. (VD thấp) Vật có trọng lượng 1000N và có thể tích 2m3 thì có trọng lượng
riêng là bao nhiêu?
A.300N/m3
B.400N/m3

C.500N/m3
D.600N/m3
(Đáp án:C )


Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn
giản.
Câu 4. (VD thấp) Trong lượng của một thùng dầu có thể tích 3m3 là bao nhiêu? Biết
trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3.
A.23000N.
B.24000N
C.25000N
D.26000N
(Đáp án:B)
Mục tiêu: Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính
trọng lượng riêng. Nêu được đơn vị đo trọng lượng riêng.
Câu 5. (TH) Em hãy phát biểu định nghĩa trọng lượng riêng? Viết công thức tính
trọng lượng riêng. Nêu đơn vị đo khối trọng riêng?
(Đáp án:
 Trọng lượng riêng của một chất được đo bằng trọng lượng của một mét khối chất ấy.
 Công thức tính trọng lượng riêng: d 

P
, trong đó, d là trọng lượng riêng của chất cấu
V

tạo nên vật, P là trọng lượng của vật, V là thể tích của vật.
 Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối, kí hiệu là N/m3.
Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn
giản.

Câu 6. (VD cao) Tính trọng lượng của một khối đá có thể tích 0,5m3. Biết trọng lượng
riêng của đá là 26000N/m3
(Đáp án:
Giải
V=0,5m3
d=26000N/m3
P=?

Trọng lượng của một khối đá trọng lượng của một khối đá
P=d.V= 26000.0,5=13000 (N)
Đáp số : 13000N

Bài 12. Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
Mục tiêu:
Câu 1. (NB) Để tính khối lượng riêng của sỏi thì phải đo những đại lượng nào?
A. Đo khối lượng
B. Đo thể tích
C. Đo khối lượng và đo thể tích
D. Đo trọng lượng
(Đáp án: C)
Bài 13. Máy cơ đơn giản
Mục tiêu: Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi
hướng của lực.
Câu 1. (NB) Sử dụng máy cơ đơn giản có lợi gì?
A. Giúp nâng vật dễ dàng hơn
B. Giúp con người làm việc nhanh hơn
C. Giúp làm cho sản phẩm đẹp hơn
D. Chỉ làm thay đổi đặc của lực
(Đáp án:A)
Mục tiêu:

Câu 2. (NB) Trong trường hợp nào sau đây có sử dụng máy cơ đơn giản khi làm việc?


A. Dùng tấm ván đặt nghiêng kéo vật nặng lên.
B. Dùng tay xách nước từ dưới giêng lên
C. Đẩy ghế di chuyển trên sàn nhà.
D. Người lực sĩ nâng một quả tạ
(Đáp án:A )
Mục tiêu: Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường.
Câu 3. (VD thấp) Trong vật dụng, máy móc nào sau đây có máy cơ đơn giản?
A. Xe gắn máy
B. Tivi
C. Cần cẩu
D. Xe tải
(Đáp án: C)
Mục tiêu: Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường.
Câu 4. (VD thấp) Trong các vật sau, vật nào là máy cơ đơn giản?
A. Búa nhổ đinh
B. Búa tạ
C. Cuốc
D. Dây dọi
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Máy cơ đơn giản giúp con người dịch chuyển hoặc nâng các vật nặng dễ
dàng hơn.
Câu 5. (TH) Có những máy cơ đơn giản nào ? Sử dụng máy cơ đơn giản thì được lợi
gì ?
(Đáp án: Các máy cơ đơn giản như : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. Máy cơ
đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn)
Mục tiêu:
Câu 6. (VD cao) Em hãy cho 4 ví dụ máy cơ đơn giản trong vật dụng, thiết bị thông

thường?
(Đáp án: tùy HS)
Bài 14. Mặt phẳng nghiêng
Mục tiêu: Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng
Câu 1. (NB) Dùng mặt phẳng nghiêng thì có lợi gì?
A. Làm lực kéo vật lớn hơn trọng lượng của vật.
B. Lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của
lực.
D. Mặt phẳng nghiêng chỉ có tác dụng là đổi hướng của lực.
(Đáp án: C)
Mục tiêu: Nhận biết mặt phẳng nghiêng.
Câu 2. (NB) Vật nào sau đây không phải là mặt phẳng nghiêng?
A. Mái nhà
B. Sàn nước
C.Cầu thang
D. Cửa sổ
(Đáp án: D)
Mục tiêu: Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp
Câu 3. (VD thấp) .Tại sao khi làm đường ôtô qua đèo, người ta thường là đường ngoằn
ngèo rất dài:
A. Làm đường ngoằn ngèo dẹp hơn
B. Làm đường ngoằn ngèo để giảm độ nghiêng
C. Làm đường ngoằn ngèo để giảm chi phí
D. Làm đường ngoằn ngèo để xe chạy không bị trượt
(Đáp án: B)


Mục tiêu: Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp
Câu 4. (VD thấp) Để nâng một vật có trọng lượng 200N, nếu dùng mặt phẳng nghiêng

thì dùng lực nào trong các lực sau đây là có lợi nhất?
A. F<200N
B. F=200N
C. F>200N
D.F �200N
(Đáp án: A)
Mục tiêu: Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng
Câu 5. (TH) Dùng mặt phẳng nghiêng thì có lợi gì?
(Đáp án: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (hoặc) vật lên với lực nhỏ hơn trọng
lượng của vật)
Mục tiêu: Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp
Câu 6. (VD cao) Cho 2 VD sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế)



×