Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NGÂN HÀNG câu hỏi vật lí 7 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.13 KB, 16 trang )

TRƯỜNG THCS THÀNH THỚI A
Bộ môn: VẬT LÍ
Lớp: 7

THƯ VIỆN CÂU HỎI
HỌC KÌ I
CHƯƠNG I: Quang học

Bài 1: Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Chúng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
* Điều nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng ?
A. Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào mắt.
B. Mắt nhận biết được ánh sáng khi ánh sáng phát ra rất mạnh.
C.Mắt chỉ nhận biết được ánh sáng vào ban ngày
D. Mắt nhận biết được ánh sáng khi mắt không đeo kính
*Đáp án: A
Câu 02: Nhân biết:
* Mục tiêu: Ta nhìn thấy một vật, khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
* Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
D. Vì vật được chiếu sáng
*Đáp án:C
Câu 03: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Phải hiểu được nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng
* Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A.Ngọn nến đang cháy sáng
B.Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng


C.Mặt Trời
D. Đèn ống đang sáng
*Đáp án:B
Câu 04: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: HS phải biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số hiện tượng tự
nhiên có liên quan đến bài học.
* Vào buổi tối, các xe ô tô chạy trên đường bật đèn sáng. Ánh sáng do đèn pha ô tô phát ra
có thể quan sát rõ hơn trong điều kiện nào sao đây?
A Mùa hè, nhiệt độ cao
B. Đường không có nhiều bụi
C. Trời có mưa phùng
D. Mùa đông, trời lạnh giá.
*Đáp án:C
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Giải thích về hiện tượng tại sao ta không nhìn thấy một vật?
* Giải thích vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy
mảnh giấy trắng đặt trên bàn?
*Đáp án: Trong phòng cửa gỗ đóng kín ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có
ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng bị mảnh giấy hắt lại truyền
vào mắt ta.
Câu 02:Vận dụng cao:
* Mục tiêu:Giải thích hiện tượng có liên quan đến nguồn sáng
* Ban đêm, trong phòng tối, ta nhìn thấy một điểm sáng trên bàn. Hãy bố trí một thí nghiệm
để kiểm tra xem điểm sáng đó có phải là nguồn sáng không?


* Đáp án: Hãy tìm cách đảm bảo không cho có ánh sáng từ bất cứ nơi nào trong phòng
chiếu lên điểm sáng trên bàn, Nếu ta vẫn nhìn thấy điểm sáng thì đó là nguồn sáng. Ví dụ
như dùng một hộp cactông không đáy, phía trên có khoét một lỗ nhỏ, úp lên điểm sáng.

Nếu nhìn qua lỗ nhỏ vẫn thấy điểm sáng, thì điểm đó là nguồn sáng.
Bài 2: Sự truyền ánh sáng
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
* Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng trong không khi đồng
chất?
A/ là đường gấp khúc
B/ là đương cong bất kì
C/ là đường thẳng
D/ có thể là đường thẳng hoặc cong
*Đáp án:C
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nhận biết được ba loại chùm sáng : song song, hội tụ và phân kì.
* Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là sai với định nghĩa về chùm sáng song song?
A. Trong chùm sáng song song, các tia sáng không thể xuất phát từ một điểm.
B. Trong chùm sáng song song, các tia sáng không giao nhau.
C. Trong chùm sáng song song, các tia sáng luôn song song với nhau.
D. Trong chùm sáng song song, các tia sáng luôn vuông góc với nhau.
*Đáp án:D
Câu 03: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Hiểu được chiếc đèn pin thông thường có thể tạo ra chùm sáng nào?
* Chiếc đèn pin (thường dùng trong gia đình) có thể tạo ra chùm sáng nào sau đây?
A. Chùm sáng hội tụ.
B. Chùm sáng phân kì.
C. Chùm sáng song song
D. Có thể tạo ra một trong ba loại chùm sáng kể trên nếu điều chỉnh đèn pin một cách hợp
lí.
*Đáp án:D
Câu 04: Vận dụng thấp:

* Mục tiêu: Giải thích hiện tượng có liên quan đến sự truyền ánh sáng trong thủy tinh.
* Khi nhìn một vật qua tấm kính trong suốt , nếu kính mỏng thì mắt nhìn rất rõ vật còn nếu
tấm kính càng dày thì càng khó nhìn. Câu giải thích nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Vì ánh sáng không truyền qua được tấm kính
B. Vì kính càng dày thì hấp thụ ánh sáng càng nhiều
C. Vì khi truyền đi càng xa thì ánh sáng càng mờ
D. Vì khi truyền đi càng xa thì ánh sáng càng rõ.
*Đáp án:B
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Giải thích cách ngắm dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng
* Trong một buổi tập đội ngũ, đội trưởng hô: “ Đằng trước thẳng”, em đứng trong hàng,
hãy nói xem làm thế để biết mình đã đứng thẳng hàng chưa? Giải thích cách làm.


*Đáp án: Làm tương tự như cắm ba cái kim thẳng hàng ở câu C5. Đội trưởng đứng trước
người thứ nhất sẽ thấy người này che khuất tất cả những người khác trong hàng.
Câu 02: Vận dụng cao:
* Mục tiêu: Giải thích về sự truyền thẳng của ánh sáng.
* Làm thế nào để kiểm tra xem cạnh của một cái thước có thẳng không? Mô tả cách làm và
giải thích cách làm.
* * Đáp án: Đặt mắt ở một đầu thước, đầu kia của thước hướng về một nguồn sáng, nhìn
dọc theo thước. Điều chỉnh hướng của thước sao cho điểm đầu của cạnh thước ở phía mắt
che khuất điểm ở đầu kia của cạnh thước. Nếu tất cả các điểm trên cạnh thước cũng đều bị
che khuất thì cạnh thước thẳng. Lí do là gì tia sáng phát ra từ nguồn đi theo một đường
thẳng, bị đầu thước gần nguồn chặn lại nên không đến được các điểm khác cùng nằm trên
đường thẳng ấy trên cạnh thước để đến mắt.
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:

* Mục tiêu: Nhận biết được khi nào xảy ra nhật thưc
* Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?
A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nen ánh sáng Mặt Trời không
đến được nơi ta đứng.
B. Ban ngày, Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống
mặt đất nơi ta đứng.
C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
*Đáp án:B
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nhận biết được khi nào xảy ra nguyệt thưc
* Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt trời vì bị Trái Đất che khuất
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất
D. Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.
*Đáp án:B
Câu 03: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Giải thích được hiện tượng về bóng tối và bóng nửa tối
* Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không
dùng một bóng đèn lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn
B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học
C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
D. Để học sinh không bị chói mắt
*Đáp án:C
Câu 04: Vận dụng thấp:
*Mục tiêu: Giải thích được một số ứng dụng của định luật tuyền thẳng ánh sáng trong thực
tế



* Khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, thì những người đứng ở đâu trên Trái Đất có
thể quan sát được?
A. Chỉ những người đứng trong vùng tối
B. Chỉ những người đứng trong vùng nửa tối
C.Tất cả mọi người đứng trên Trái Đất đều có thể quan sát được.
D.Cả những người đứng trong vùng tối và vùng nửa tối
*Đáp án:A
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong
thực tế
* Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằng âm lịch?
*Đáp án: Vì đêm rằm âm lịch Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng mới có khả năng nằm trên
cùng một đường thẳng, Trái Đất mới có thể chặn ánh sáng Mặt Trời không cho chiếu sáng
Mặt Trăng.
Câu 02:Vận dụng cao:
*Mục tiêu: Giải thích được một số ứng dụng của định luật tuyền thẳng ánh sáng trong thực
tế.
* Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt
bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?
*Đáp án: Đèn điện dây tóc là 1 nguồn sáng hẹp. Do đó, vùng bóng nửa tối rất hẹp ở xung
quanh vùng bóng tối. Bởi thế ở phía sau bàn tay ta nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối rõ
nét. Đèn ống là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng tối ở sau bàn tay hầu như không đáng
kể, phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh, nên bóng bàn tay bị nhòe.
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu:. Nhận biết được góc tới, góc phản xạ đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương
phẳng

* Mối quan hệ giữa góc tới (i) và góc phản xạ (i) khi tia sáng gặp gương phẳng như thế
nào?
A. Góc tới gấp đôi góc phản xạ
B. Góc phản xạ lớn hơn góc tới
C/ Góc tới lớn hơn góc phản xạ
D. Góc phản xạ bằng góc tới
*Đáp án:D
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nhận biết được tia tới, tia phản xạ đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương
phẳng
*Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa tia phản xạ và tia tới?
A.Tia phản xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng
B. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới bằng đúng góc hợp bởi tia tới và
pháp tuyến tại điểm tới.
C. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc nhau.
D. Tia phản xạ và tia tới luôn nằm về hai phía của pháp tuyến tại điểm tới.
*Đáp án:C
Câu 03: Thông hiểu:


* Mục tiêu :Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
* Theo định luật phản xạ ánh sáng tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào dưới đây?
A. Mặt phẳng bất kỳ vuông góc với gương
B. Mặt phẳng bất kỳ chứa tia tới
C. Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm bất kỳ
D. Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tới.
*Đáp án: D
Cu 04: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Tim được giá trị góc tới hoặc góc phản xạ
*Trong một thí nghiệm người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của mặt

gương bằng 400. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?
A. 400
B. 800
C. 500
D. 200
*Đáp án: B
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng
* Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
* Đáp án: -Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyên của gương
ở điểm tới
- Góc phản xạ bẳng góc tới
Câu 02:Vận dụng cao:
* Mục tiêu: Vẽ được tia phản xạ
* Chiếu một tia sang SI lên một gương phẳng như hình vẽ.

a/ Vẽ tia phản xạ
b/ Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang, chiều từ trái
sang phải
* Đáp án:


Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vạt tạo bởi gương phẳng.
* Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng , tính chất nào dưới đây là đúng?
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.
B. Không hứng được trên màn và bé hơn

vật
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật
*Đáp án:C
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vạt tạo bởi gương phẳng.
* Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.
B. Không hứng được trên màn .
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương
*Đáp án:A
Câu 03: Thông hiểu:
*Mục tiêu: Hiểu được tính chất các loại chùm sáng
* Chiếu một chùm sáng song song vào một gương phẳng . Chùm sáng phản xạ sẽ là chùm
sáng nào sao đây?
A. Chì có thể là chùm sáng phân kì
B. Chỉ có thể là chùm sang song song
C. Chỉ có thể là chùm sang hội tụ
D. Có thể là chùm sáng hội tụ , phân kì hay song song
tùy vào cách đặt gương phẳng
*Đáp án:B
Câu 04: Vận dụng thấp:
*Mục tiêu:
*Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai gương: Một cái treo trước mặt người cắt
tóc và một cái treo hơi cao ở phía sau lưng ghế ngồi.Việc này làm có mục đích gì?
A. Làm cho tiệm cắt tóc thêm đẹp
B. Làm cho tiệm cắt tóc sáng hơn
C. Làm cho người đi cắt tóc có thể nhìn thấy ảnh của mình cả phía trước lẫn phía sau
D. Làm cho người cắt tóc cảm thấy thoải mái hơn
*Đáp án:B

Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Dựng được ảnh của vật qua gươngphẳng
*Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 2cm
Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương phẳng theo hai cách :
a/ Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
b/ Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng
*Đáp án:


Câu 02: Vận dụng cao:
* Mục tiêu: Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng .
* Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng như hình vẽ . Góc tạo bởi vật và mặt gương
bằng 600. Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương và tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương.

*Đáp án:

Bài 7: Gương cầu lồi
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lôi.
*Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương
cầu lồi?
A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
C. Hứng được trên màn, bằng vật
D. Không hứng được trên màn, bằng vật
*Đáp án:A
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.

* Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau
lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?
A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng
B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng
C.Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng


D.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng
*Đáp án:B
Câu 03: Thông hiểu:
*Mục tiêu: Nêu được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
* Đối với gương cầu lồi, khi vật dịch chuyển lại gần gương thì ảnh của nó sẽ dịch chuyển
như thế nào?
A. Ảnh dịch chuyển ra xa gương
B. Ảnh không dịch chuyển
C. Ảnh dịch chuyển lại gần gương cầu
D. Một cách trả lời khác
*Đáp án:C
Câu 04: Vận dụng thấp:
*Mục tiêu: Nêu được ứng dụng của gương cầu lồi trong đời sống.
* Trong công việc nào sau đây, người ta thường dùng gương cầu lồi?
A. Làm gương chiếu hậu cho xe ô tô, xe máy.
B. Làm gương đặt ở các đoạn đường gấp khúc
C. Làm gương để trang điểm cho các diễn viên
D. Các công việc nêu trên đều dùng gương cầu lồi
*Đáp án:D
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Biết so sánh được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.
* Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi và gương

phẳng có cùng kích thước?
*Đáp án:
- Giống nhau: Đều là ảnh ảo
- Khác nhau: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật còn ảnh tạo bởi gương phẳng thì
bằng vật
Câu 04: Vận dụng cao:
*Mục tiêu: : Nêu được ứng dụng của gương cầu lồi trong đời sống.
*Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở
phía sau lưng. Người đó dùng gương cầu lồi hay gương phẳng? Tại sao người đó không
dùng gương còn lại?
*Đáp án:
Người lái xe dùng gương cầu lồi để quan sát hành khách ngồi sau lưng.
Người đó không dùng gương phẳng vì vùng nhìn thấy của gương phẳng nhỏ hơn vùng
nhìn thấy của gương cầu lồi.

Bài 7: Gương cầu lõm
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
*Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương
cầu lõm?
A. Không hứng được trên màn, lớn hơn vật
B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
C. Hứng được trên màn, bằng vật
D. Không hứng được trên màn, bằng vật


*Đáp án:A
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.

*Đặt một vật trước một gương thấy ảnh của vật trong gương có kích thước lớn hơn vật. Hỏi
gương đó là loại gương nào?
A.Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. Có thể là một trong ba loại gương kể trên
Đáp án:C
Câu 03: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Nêu được ứng dụng của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia song
song thành một chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm.
* Khi chiếu một chùm sáng song song vào gương cầu lõm , kết luận nào sau đây là đúng
khi nói về chùm tia phản xạ?
A. Chùm tia phản xạ là chùm hội tụ
B.Chùm tia phản xạ là chùm phân kì
C. Chùm tia phản xạ là chùm song song
D. Chùm tia phản xạ là chùm song song và
chùm phân kì
Đáp án:A
Câu 04: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Nêu được ứng dụng của gương cầu lõm.
*Tại sao người ta không dùng gương càu lõm làm gương chiếu hâu cho ô tô, xe máy ? Câu
giải thích nào sau đây là đúng ?
A. Vì ảnh của các vật qua gương không đối xứng với vật qua gương
B. Vì ảnh của các vật qua gương lớn hơn vật
C. Vì gương có phạm vi quan sát hẹp
D. Vì gương cầu lõm không đẹp bằng gương cầu lồi
* Đáp án:C
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Biết so sánh được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và

gương cầu lõm.
* Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi, gương
phẳng và gương cầu lõm ?
* Đáp án:
- Giống nhau: Đều là ảnh ảo
- Khác nhau: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật, ảnh tạo bởi gương phẳng bằng vật
còn ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
Câu 04: Vận dụng cao:
*Mục tiêu: : Nêu được ứng dụng của gương cầu lồi trong đời sống.
*Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi ko6ng có
pha đèn?
*Đáp án:
Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm sáng phản xạ song song, ánh sáng sẽ truyền đi xa
được , không bị phân tán mà vẫn sáng rõ.

CHƯƠNG II: Âm học


Bài 10:

Nguồn âm

Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
* Trong các vật sau đây, vật nào được coi là nguồn âm?
A. Chiếc âm thoa đặt trên bàn
B. Cái trống để trong sân trường
C. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu D.Cái còi của trọng tài bóng đá
đang cầm

* Đáp án:C
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được nguồn âm là vật dao động.
*Trường hợp nào sau đây có thể phát ra âm thanh?
A. Một vật đang chuyển động thẳng đều
B.Một vật đang dao động
C. Một vật đang đứng yên
C.Một vật đang chuyển động trên
đường tròn
*Đáp án:B
Câu 03: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Hiểu được nguồn âm phát ra từ đâu.
*Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc.Vậy đâu là nguồn âm?
A. Tay bấm dây đàn
B. Tay gảy dây đàn
C. Hộp đàn
D. Dây đàn
* Đáp án:D
Câu 04: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kèng, ống sáo, âm
thoa….
* Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
A. Tay bác bảo vệ
B. Dùi trống
C. Mặt trống
D. Không khí xung quanh
* Đáp án:C
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu:Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kèng, ống sáo,

đàn….
* Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra “ nốt nhạc”khi gảy dây đàn ghita, khi thổi sáo.
*Đáp án:
- Bộ phận dao động phát ra “ nốt nhạc”khi gảy đàn ghita là : Dây đàn
- Bộ phận dao động phát ra “ nốt nhạc” khi thổi sáo là : Cột không khí trong ống sáo
Câu 04: Vận dụng cao:

* Mục tiêu: Giải thích một số hiên tượng tự nhiên liên quan đến nguồn âm.
* Khi bay, một số loài côn trùng như, ruồi, muỗi, ong…tạo ra những tiếng vo ve. Hãy giải
thích tại sao?
*Đáp án:
Do những đôi cáng nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra
âm thanh.


Bài 11:

Độ cao của âm

Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Biết được số dao động trong một giây gọi là tần số.
* Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?
A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây
B. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 1 giây
C. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 1 giờ
D. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 1 ngày
*Đáp án:B
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được đơn vị tần số.

* Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số?
A. Kilômet (km)
B. Giờ (h)
C. Héc (Hz)
D. Mét trên giây (m/s)
*Đáp án:C
Câu 03: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Hiểu được vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và
ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
* Vật phát ra âm cao hơn khi nào?
A. Khi vật dao động mạnh hơn
B. Khi vật dao động chậm hơn
C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn
D. Khi tần số dao động lớn hơn
*Đáp án:D
Câu 04: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
* Để thay đổi tần số dao động của dây đàn , người chơi đàn ghi ta thực hiện động tác nào
sau đây?
A. Gảy vào dây đàn mạnh hơn
B. Thay đổi tư thế ngồi
C. Thay đổi vị trí bấm phím của đàn
D. Thay đổi đàn bằng một chiếc đàn
khác
*Đáp án:C
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
*Hãy so sánh tần số dao động của âm cao và âm thấp; của các nốt nhạc “đồ và rê” ; của các
nột nhạc “đồ và đố”

*Đáp án:
- Tần số dao động của âm cao lớn hơn tần số dao động của âm thấp
- Tần số dao động của âm ĐỒ nhỏ hơn tần số dao động của âm RÊ.
- Tần số dao động của âm ĐỒ nhỏ hơn tần số dao động của âm ĐỐ.
Câu 02: Vận dụng cao:
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
* Tại sao khi biểu diễn đàn bầu, người nghệ sĩ thường dùng tay uốn cần đàn?
*Đáp án:
Quan sát đàn bầu, ta thấy đàn bầu chỉ có một dây. Một đầu của dây đàn gắn cố định, còn
đầu kia gắn với cần đàn có thể uốn được dễ dàng. Khi biểu diễn, người nghệ sĩ dùng tay


uốn cần đàn để thay đổi độ căng của dây đàn. Nhờ đó, tần số dao động của dây đàn thay
đổi, âm phát ra sẽ khác nhau.

Bài 12:

Độ to của âm

Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nhận biết được biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với
vị trí cân bằng của nó.
*Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biên độ dao động:
A. Biên độ dao động là độ lệch của vật dao động .
B. Biên độ dao động là độ lệch so với vị trí cân bằng của vật dao động.
C. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng của vật dao động.
D. Biên độ dao động là sự lệch của vật ra khỏi vị trí cân bằng.
*Đáp án:C
Câu 02: Nhận biết:

* Mục tiêu: Nêu được đơn vị đo độ to của âm là đêxiben, kí hiệu là dB.
* Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của độ to?
A. Mét vuông (m2 )
B. Đêxiben (dB)
C. Đêximet (dm)
D. Đêximet khối (dm3)
*Đáp án:B
Câu 03: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Hiểu được độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên
độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to.
* Âm thanh phát ra từ một cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào yếu tố
nào trong các yếu tố sau?
A. Biên độ dao động của mặt trống
B. Độ căng của mặt trống
C. Kích thước của mặt trống
D. Kích thước của dùi trống
Đáp án:A
Câu 04: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Nêu được một ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
* Gõ chiếc búa vào một cái kẻng , thông tin nào sau đây là đúng?
A. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu càng trầm
B. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu càng bổng
C. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu càng nhỏ
D. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu càng to
* Đáp án:D
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Nêu được một ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
* Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?
*Đáp án: Thổi sáo càng mạnh, thì âm phát ra càng to.

Câu 02: Vận dụng cao:
* Mục tiêu: Nêu được một ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
* Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tai sao phải
làm như vậy?


*Đáp án: Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh, vì khi đó đầu bẹp của
kèn dao động với biên độ lớn và tiếng kèn phát ra to.
Bài 13:

Môi trường truyền âm

Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân
không.
* Trong lớp học, học sinh nghe được lời giảng của thầy giáo thông qua môi trường truyền
âm nào sau đây?
A. Không khí
B. Chất rắn
C. Chất lỏng
D. Chân không
* Đáp án:A
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được trong các môi trường khác, âm truyền với vận tốc khác nhau.
* Trong không khí, vận tốc truyền âm có thể là giá trị nào trong các giá trị sau:
A. v = 3,40m/s
B. v = 34,0m/s
C. v = 340m/s
D. v = 3400m/s

*Đáp án:C
Câu 03: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Nêu được vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất
lỏng lớn hơn trong chất khí
* Cách so sánh vận tốc truyền âm trong ba môi trường rắn, lỏng, khí theo thứ tự từ nhỏ đến
lớn nào sau đây là đúng?
A.VrắnC. Vrắn< Vkhí< Vlỏng
B. Vkhí < Vlỏng< Vrắn
D. Vlỏng*Đáp án:B
Câu 04: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Giải được bài tập đơn giản có liên quan đến vận tốc truyền âm
* Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét
bao xa?
A. 1700m
B.170m
C. 340m
D.
1360m
* Đáp án:A
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Giải thích được hiện tượng thực tế có liên quan đến kiến thức bài học.
* Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết, khi có người đi đến bờ sông, cá ở dưới
sông lập tức
“ lẩn trốn ngay”. Hãy giải thích tại sao?
*Đáp án: Vì cá nghe được tiếng chân người được truyền qua môi trường đất, rồi nước.
Câu 02: Vận dụng cao:
* Mục tiêu: Giải thích được hiên tượng tự nhiên trong cuộc sống.

* Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp
trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích.


*Đáp án: Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, trong khi đó vận tốc truyền ánh
sáng trong không khí là 300 000km/s, chính vì vậy ta thấy tia chớp trước khi ta nghe thấy
tiếng sét.

Bài 14:

Phản xạ âm - Tiếng vang

Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật
mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
* Trong các bề mặt sau đây, bề mặt vật nào có thể phản xạ âm tốt?
A. Bề mặt của một tấm vải
B. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ mềm
C. Bề mặt của một miếng xốp
D. Bề mặt của một tấm kính
*Đáp án:D
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ
*Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ
B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ.
C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.
*Đáp án:C

Câu 03: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản
xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
* Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện để nghe được tiếng vang?
A. Khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 15 giây.
B. Khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
C. Khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 1,5 giây.
D. Khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 1 giây.
*Đáp án:B
Câu 04: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Biết tính khoảng cách tối thiểu từ nguồn âm tới vật phản xạ âm để nghe được
tiếng vang
* Tại một nơi trên mặt biển mà thời gian kể từ lúc con tàu (trên mặt nước) phát ra siêu âm
đến khi nhận siêu âm phản xạ là 1,5 giây. Độ sâu của đáy biển nơi đó có thể nhận giá trị
nào trong các giá trị sau:
A.1500m
B.2250m
C.1125m
D.Moät giaù trò khaùc
*Đáp án:C
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản
xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
* Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ ( trên bờ ao, hồ) tiếng nói nghe rất rõ?


*Đáp án: Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, ngoài âm nghe trực tiếp, còn có âm
phản xạ từ mặt nước, nên ta nghe rất rõ.
Câu 02: Vận dụng cao:

* Mục tiêu: Biết tính khoảng cách tối thiểu từ nguồn âm tới vật phản xạ âm để nghe được
tiếng vang
* Em phải đứng cách xa núi ít nhất là bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang tiếng
nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
*Đáp án: Để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình, phải đứng cách núi ít nhất:
1
s.340m / s = 11,35m
30

Đáp án: 11,35m
Bài 15:

Chống ô nhiễm tiếng ồn

Phần 01: Trắc nghiệm khách quan: ( 04 câu)
Câu 01: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của con người.
* Âm nào sau đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng sấm rền
B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy
C. Tiếng sóng biển ầm ầm
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo ài
*Đáp án:D
Câu 02: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nêu được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
* Giả sử nhà em ở gần đoạn đường có nhiều ô tô qua lại suốt ngày đêm. Em chọn phương
án nào sau đây để chống ô nhiễm tiếng ồn?
A. Đặt thật nhiều cây cảnh trong nhà
B. Luôn mở cửa cho thông thoáng

C. Trồng cây xanh xung quanh nhà
D. Chuyển nhà đi nơi khác
*Đáp án:C
Câu 03: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Biết được cách bảo vệ tai khi có ô nhiễm tiếng ồn
* Khi phải làm việc trong điều kiện có ô nhiễm tiếng ồn, người công nhân phải bảo vệ mình
bằng cách nào?
A. Tránh xa nơi có tiếng ồn hoặc xin nghỉ việc
B. Gắn hệ thống giảm âm vào các ống xả (chi tiết gây ra tiếng ồn)
C. Thay động cơ của máy nổ bằng loại động cơ tốt hơn
D. Bịt tai thường xuyên
*Đáp án:D
Câu 04: Vận dụng thấp:
* Mục tiêu: Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn
* Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
A. Tường bêtông
B. Cửa kính hai lớp
C. Rèm treo tường
D. Cửa gỗ
*Đáp án:C
Phần 02: Tự luận (02 câu):
Câu 01:Vận dụng thấp:


* Mục tiêu: Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn
* Em hãy kể tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn?
*Đáp án: Những vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn : Xốp, cao su
xốp, vải nhung,…trong các phòng cần cách âm, kính hai lớp, cây xanh, tường bêtông, gạch
có lỗ,…)
Câu 02: Vận dụng cao:

* Mục tiêu: Giải thích được các hiện tượng thực tế có liên quan đến bài học
* Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn
khi không áp tai áp tai vào tường lại không nghe được
*Đáp án: : Khi áp tai vào tường có thể nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh vì tường
là vật rắn truyền âm tốt và trực tiếp đến tai ta. Khi để tai tự do trong không khí thì tường
đóng vai trò ngăn chặn đường truyền âm nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng
bên cạnh nữa .



×