Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 14 trang )

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ tỉnh Trà Vinh” nhằm mục tiêu phân tích thực
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp siêu nhỏ tại tỉnh Trà Vinh,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp này, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý quản trị giúp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Đề tài được thực hiện từ tháng 02 năm 2016 đến tháng 9 năm 2016. Đề tài sử
dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định
lượng. Quá trình nghiên cứu thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức. Số lượng mẫu thu thập là 209 doanh nghiệp siêu nhỏ (phân loại theo
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa
của Chính phủ) tại 7 huyện và thành phố Trà Vinh. Các phương pháp như thống kê
mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố và hồi quy đa biến được sử dụng trong quá trình phân tích.
Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ
Trà Vinh (đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS, tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản ROA, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE) chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
thành phần dân tộc, trình độ học vấn, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp, vòng quay
tổng tài sản, kết nối với tổ chức, khó khăn cạnh tranh. Từ đó tác giả đề xuất một số
hàm ý chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh, và giúp chính quyền và Hiệp hội doanh nghiệp địa phương thực hiện tốt
vai trò hỗ trợ của mình.

-iii-


ABSTRACT
The main purposes of the research “Analysis of factors influencing business
performance of microenterprises in Tra Vinh province” are, firstly, to investigate the
general picture of production and business activities of microenterprises in Tra Vinh


province and then, to analyze possibly influential factors on these establishments. On
the basic of collected understanding, a list of governance implications is proposed,
aiming to improve the efficiency of business operations of these microenterprises.
This study was carried out from February 2016 to September 2016 and
employed both qualitative and quantitative research methods. The whole process
could be divided into two main stages namely preliminary and specialized studies.
The number of samples collected was 209 microenterprises (categorized according to
Decree 56/2009/NĐ-CP issued by the Government in June 30, 2009 on supporting
development of small and medium enterprises) which distributed amongst 7 districts
of Tra Vinh province and in Tra Vinh City. Other methodologies including
descriptive statistics, scale’s reliability analysis by Cronbach’s Alpha coefficient,
factor analysis and multivariate regression were also utilized in the analysis process.
The results show that the business performance of microenterprises in Tra
Vinh (evaluated on return on sales (ROS), return on total assets (ROA) and return on
equity (ROE)) was influenced by many factors such as ethnic composition, education
level and experience of entrepreneurs, total asset turnover, networking with outside
organizations and difficulty in competition. From these analysis, several policy
implications were suggested in order to help these microenterprises improve their
own business performance as well as to assist local government and business
associations implement their supporting roles.

-iv-


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ..............................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH..................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................1
1.1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................1
1.1.2. Sự cần thiết nghiên cứu ..............................................................................2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................4
1.4.2.1. Giới hạn về không gian ........................................................................4
1.4.2.2. Giới hạn về thời gian............................................................................4
1.4.2.3. Giới hạn về nội dung ............................................................................4
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ...................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................6
2.1. TỔNG QUAN VỀ DNSN ................................................................................6

-v-


2.1.1. Định nghĩa DNSN ......................................................................................6
2.1.1.1. Định nghĩa DNSN của Việt Nam.........................................................6
2.1.1.2. Định nghĩa DNSN của thế giới ............................................................7
2.1.2. Đặc điểm của DNSN ..................................................................................9

2.1.3. Vai trò của DNSN trong nền kinh tế ........................................................10
2.1.4. Kinh nghiệm về DNSN của một số quốc gia ...........................................11
2.1.4.1. Kinh nghiệm của Mỹ .........................................................................11
2.1.4.2. Kinh nghiệm của Malaysia ................................................................12
2.1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc............................................................12
2.1.4.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản ................................................................13
2.1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và các chính sách hỗ trợ phát triển
DNSN tại Việt Nam ........................................................................................13
2.2. LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....................17
2.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh ...........................................................17
2.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh ............................................................17
2.2.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với DN ...........................................18
2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .....................................................19
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐỀ TÀI .21
2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................21
2.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước ......................................................................23
2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ..........................................................25
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................31
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................31
3.1.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................31
3.1.2. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ ........................................................................32
3.1.3. Thiết kế nghiên cứu chính thức ................................................................40
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................40
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................40
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................41

-vi-


3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ...............................................41

3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .................................................41
3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................45
4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH TRÀ VINH ..................................................................................................45
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................45
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .........................................................................47
4.1.2.1. Tình hình xã hội .................................................................................47
4.1.2.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................49
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT ...........................................50
4.2.1. Phân tích mô tả DNSN trong mẫu khảo sát .............................................51
4.2.2. Một số điểm mạnh và điểm yếu của DNSN tỉnh Trà Vinh ......................58
4.2.2.1. Điểm mạnh .........................................................................................58
4.2.2.2. Điểm yếu ............................................................................................59
4.2.3. Kết quả phân tích định lượng ...................................................................59
4.2.3.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích EFA ...............................59
4.2.3.2. Phân tích hồi quy ...............................................................................63
4.2.3.3. Phân tích sự khác biệt về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNSN
được điều hành bởi chủ DN là nam và nữ ......................................................69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........76
5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................76
5.2. ĐỀ XUẤT CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................................77
5.2.1. Đối với DNSN ..........................................................................................77
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương và Hiệp hội DN ...................................79
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .........80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN VỚI CHUYÊN GIA

-vii-



PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 3: BẢNG HỎI SƠ BỘ
PHỤ LỤC 4: SỐ LƯỢNG DNSN TỈNH TRÀ VINH TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2014
PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ
PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA
PHỤ LỤC 8: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
PHỤ LỤC 9: PHÂN TÍCH HỒI QUY
PHỤ LỤC 10: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 11: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT ĐỐI VỚI GIỚI TÍNH CHỦ DN

-viii-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)

ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)


BOT

Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (Build – Operate –
Transfer)

CP

Chính phủ

DANTOC

Dân tộc

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

df

Bậc tự do (degrees of freedom)

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNSN


Doanh nghiệp siêu nhỏ

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

FTA

Hiệp định Thương mại tự do (Freight Transport Association)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GRDP

Tổng sản phẩm trong tỉnh (Gross Regional Domestic Product)

HOTRO

Hỗ trợ

KD

Kinh doanh


KETNOI

Kết nối

KINHNGHIEM

Kinh nghiệm

KK

Khó khăn

KKCANHTRANH Khó khăn cạnh tranh
KKKHKT

Khó khăn do khủng hoảng kinh tế

KKNANGLUC

Khó khăn từ năng lực nội tại

KKSXTT

Khó khăn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

-ix-


KMO


Hệ số Kaiser - Mayer - Olkin

LD

Lao động



Lao động



Nghị định

NNo&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ns

Không có ý nghĩa thống kê (no statistically significant)

R

Hệ số tương quan

R2

Bình phương hệ số tương quan


RCEP

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional
Comprehensive Economic Partnership)

ROA

Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return on total assets)

ROE

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity)

ROS

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (Return on sales)

Sig

Mức ý nghĩa quan sát

SPSS

Phần mềm thống kê (Statistic Package for the Social Science)

Std. Error

Sai số chuẩn


STT

số thứ tự

SX

Sản xuất

TDHV

Trình độ học vấn

TGHD

Thời gian hoạt động

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans - Pacific
Partnership Agreement)

TTNT


Thành thị nông thôn

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VIF

Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor)

VONGQUAYTTS

Vòng quay tổng tài sản

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)

-x-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1


Phân loại DN tại Việt Nam

6

Bảng 2.2

Phân loại DNSN tại một số quốc gia

8

Bảng 3.1

Thang đo của nhân tố “khó khăn trong hoạt động kinh doanh”

37

Bảng 3.2

Diễn giải các biến độc lập trong mô hình tuyến tính

38

Bảng 4.1

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2015

49

Bảng 4.2


Số lượng DNSN mẫu phân theo địa bàn

51

Bảng 4.3

Số lượng DNSN theo loại hình DN

54

Bảng 4.4

Tổng hợp mô tả đặc trưng của các DNSN trong mẫu khảo sát

57

Bảng 4.5

Kết quả Cronbach’s Alpha lần cuối

60

Bảng 4.6

Kiểm định KMO và Barlett lần 2

61

Bảng 4.7


Ma trận xoay nhân tố

62

Bảng 4.8

Tóm tắt mô hình

63

Bảng 4.9

Phân tích phương sai (ANOVA)

63

Bảng 4.10

Hệ số hồi quy mô hình 1

64

Bảng 4.11

Tóm tắt mô hình

65

Bảng 4.12


Phân tích phương sai (ANOVA)

65

Bảng 4.13

Hệ số hồi quy mô hình 2

66

Bảng 4.14

Tóm tắt mô hình

67

Bảng 4.15

Phân tích phương sai (ANOVA)

67

Bảng 4.16

Hệ số hồi quy mô hình 3

68

Bảng 4.17


Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính

70

Bảng 4.18

Kết quả kiểm định mô hình

71

-xi-


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Mô hình nghiên cứu đề xuất

29

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu đề tài


31

Hình 3.2

Mô hình nghiên cứu chính thức

34

Hình 4.1

Tỷ lệ giới tính làm chủ DNSN

52

Hình 4.2

Tuổi của chủ DNSN so sánh theo giới tính

52

Hình 4.3

Trình độ học vấn của chủ DNSN so sánh theo giới tính

53

Hình 4.4

Thành phần dân tộc học của chủ DNSN


54

Hình 4.5

Thời gian hoạt động của DNSN Trà Vinh

55

Hình 4.6

Quy mô DNSN được phân theo lao động tham gia trực tiếp

55

Hình 4.7

Tình trạng kết nối giữa DNSN với tổ chức bên ngoài

57

Hình 4.8

Tình hình nhận hỗ trợ từ bên ngoài của các DNSN Trà Vinh

58

-xii-



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1. Đặt vấn đề
Doanh nghiệp siêu nhỏ (Microenterprise - DNSN) là một loại hình doanh nghiệp
(DN) trong nền kinh tế thị trường với quy mô từ 10 lao động/DN trở xuống (Nghị định
số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa của Chính
phủ). Loại hình DN này chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế không chỉ của các
quốc gia đang phát triển như Việt Nam mà cả những quốc gia phát triển hàng đầu thế
giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc,… Cuối năm 2015, Việt Nam có 96-97% là
DN nhỏ và siêu nhỏ, chưa đầy 2% là DN lớn và gần 2% là DN cỡ vừa (Theo Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI, 2016). Vì thế các DNSN có vai trò
quan trọng đối với mỗi quốc gia, họ đóng góp đáng kể đến sự phát triển của nền kinh
tế - xã hội, về nhiều khía cạnh như giải quyết việc làm, đóng góp đáng kể vào ngân
sách địa phương và tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo, cung cấp sản phẩm, dịch vụ giá rẻ cho thị trường địa phương… Hoa Kỳ còn
nhận định rằng sự thành công của các DNSN là động năng chính cho sự phát triển kinh
tế. Thêm vào đó, các DNSN cũng có thể đặt nền móng cho các cộng đồng ổn định và
sự bình đẳng về giới (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 2004)
Tuy nhiên, do có quy mô rất nhỏ, nên các DNSN thường gặp nhiều khó khăn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là thiếu vốn, năng suất lao động thấp do tay
nghề lao động hoặc/và công nghệ kỹ thuật lạc hậu, do DN thiếu thông tin về thị
trường, về cạnh tranh, cũng như các chính sách hỗ trợ của Nhà nước… (Nguyễn Quốc
Nghi và Mai Văn Nam, 2011). Ngoài ra, không loại trừ khó khăn khách quan từ luật
lệ, thủ tục hành chính, tiếp cận nguồn vốn, thiếu cơ hội cho DNSN phát triển, … cùng
với những thử thách từ công cuộc hội nhập và sự suy thoái của nền kinh tế thế giới.
Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNSN là việc làm cần thiết
đối với từng địa phương.


-1-


1.1.2. Sự cần thiết nghiên cứu
Trà Vinh là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Mê Kông và ven biển đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), cách hai trung tâm lớn là thành phố Hồ Chí Minh 130km,
thành phố Cần Thơ 100km. Đến nay, tỉnh Trà Vinh có một thành phố, một thị xã
và 7 huyện với hơn 1 triệu dân sinh sống, bao gồm nhiều dân tộc (Kinh, Khmer,
Hoa…). Xét về kinh tế thì Trà Vinh là tỉnh có số lượng DN còn hạn chế, quy mô
nhỏ và hiệu suất của lao động chưa cao. Theo số liệu từ Niên giám Thống kê tỉnh
Trà Vinh, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2014 có tổng số 1.213 DN, trong đó có
hơn số DNSN chiếm hơn 78%. So với các tỉnh thành khác ở ĐBSCL (Cần Thơ,
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre), số lượng DN của Trà Vinh thì thấp nhất
(Cục Phát triển DN, 2014). Về lao động, tổng số lao động trong các DN năm
2014 là khoảng 51.163 người. Trong đó, số DN có lao động từ 9 người trở xuống
chiếm 76,01%, số SN có từ 10 đến dưới 200 người chiếm 27,76%, trên 200 lao
động chỉ có 2,23%. Số lao động có qua đào tạo chỉ khoảng 10,3% tổng số lao
động. Về quy mô vốn, các DN trên địa bàn tỉnh có nguồn vốn thấp, tỷ lệ DN có
vốn dưới 0,5 tỷ là 10,47%, vốn từ 500 tỷ trở lên chỉ có 0,58%, đa số DN có vốn
từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng (544 DN, chiếm 44,77%).
Với nguồn vốn thấp và quy mô nhỏ, trình độ lao động thấp, như vậy các DNSN
tại tỉnh Trà Vinh muốn có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt
và nhiều thách thức như hiện nay thì trước hết các DN này cần phải kinh doanh có
hiệu quả, hay nói cách khác hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn của mọi DN,
đặc biệt đối với DNSN.
Tuy nhiên, theo thực trạng tình hình nghiên cứu về DN trong tỉnh và khu vực
thì có rất ít đề tài nghiên cứu sâu về những vấn đề của DNSN, trong đó phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNSN trong tỉnh thì
hầu như chưa có đề tài nghiên cứu, đây chính là khoảng trống nghiên cứu mà đề tài
đang khai thác.

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNSN tỉnh Trà Vinh”

-2-


làm luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động
kinh doanh của DNSN, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh, qua đó đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DNSN.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
DNSN tại tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý quản trị giúp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của DNSN tại tỉnh
Trà Vinh.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DNSN.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các DNSN phát huy các yếu
tố ảnh hưởng tích cực và khắc phục những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau đây:
- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNSN tại tỉnh Trà Vinh trong
thời gian qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNSN?
- Các DNSN có thể làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các DNSN.
Đối tượng khảo sát của đề tài là các người chủ/quản lý DNSN đang hoạt động
tại tỉnh Trà Vinh.

-3-


hongtindaotao.jspx;jsessionid=hmqPXn2SrPgc79d188ymwZwvLbXtG3kvn,
ngày truy cập: 13/7/2016.
[41] VCCI (2016), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Chồng chất khó khăn”,
< ngày truy
cập 24/7/2016.
[42] Wikipedia, “Trà Vinh”, ngày
truy cập 20/8/2016.

-87-



×