Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.57 KB, 24 trang )

Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ GIÁO
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC HÒA B
------oOo------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM VẬN DỤNG CÁC KĨ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ
DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 ĐẠT HIỆU QUẢ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiếu
Chức vụ: Giáo viên giảng dạy lớp 2
SĐT: 0972848261

Năm học 2016 - 2017

GV: Nguyễn Thị Hiếu

1

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

MỤC LỤC
A. Phần mở đầu



Trang 1

I. Lí do chọn đề tài

Trang 1

II. Mục đích của đề tài

Trang 2

III. Nhiệm vụ của đề tài

Trang 2

IV. Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

V. Phạm vi nghiên cứu

Trang 2

VI. Đối tượng nghiên cứu

Trang 3

B. Phần nội dung

Trang 3


I. Cơ sở lí luận của vấn đề

Trang 3

1. Khái niệm kĩ năng dạy học

Trang 3

2. Vai trò của kĩ năng dạy học

Trang 3

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng dạy học

Trang 3

4. Các bước hình thành kĩ năng dạy học môn Tự nhiên và xã hội

Trang 4

II. Thực trạng vận dụng các kĩ năng dạy học và cách giải quyết
của tác giả

Trang 5

1. Kĩ năng tổ chức, giám sát các hoạt động của học sinh

Trang 5


2. Kĩ năng dự đoán và xử lí tình huống sư phạm

Trang 17

III. Kết quả thực nghiệm

Trang 18

C. Kết luận

Trang 19

Tài liệu tham khảo

Trang 21

GV: Nguyễn Thị Hiếu

2

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
Hiệu quả đào tạo chính là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục – đào
tạo. Nó chính là mục tiêu theo đuổi của tất cả các trường trong hệ thống giáo dục
quốc dân, trong đó có trường Tiểu học Phước Hòa B, huyện Phú Giáo.

Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả đào tạo? Đó là những trăn trở của
các nhà quản lý giáo dục và cả các giáo viên dạy lớp. Tại trường Tiểu học Phước
Hòa B, huyện Phú Giáo, nhiều giáo viên đã cố gắng tìm tòi và áp dụng các kĩ
năng, phương pháp dạy học mới vào giảng dạy môn học do mình đảm nhiệm.
Không ít các thầy cô giáo có ý thức, tri thức nghề nghiệp vững vàng đã có nhiều
giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của một xu thế giảng dạy và học tập mới tại
Trường.
Tuy nhiên, việc hình thành các kĩ năng dạy học phải chi tiết, đặc thù cho
từng môn học cụ thể và phải có quá trình rèn luyện, trau dồi. Trong khi đó, quá
trình này không hề đơn giản và hầu như hiện nay vẫn còn thực hiện theo kinh
nghiệm, không có quy trình hướng dẫn cụ thể. Điều này làm cho nhiều giáo
viên, đặc biệt là những người mới vào nghề gặp phải không ít những khó khăn,
lúng túng.
Giống như các môn học khác ở cấp tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội lớp
2 cũng đòi hỏi giáo viên những kĩ năng dạy học đa dạng và phù hợp. Nhưng
thực tế giáo viên không được trang bị các kĩ năng này. Mặc dù trong chương
trình đào tạo giáo viên ngành tiểu học có học phần Phương pháp dạy học môn
Tự nhiên và xã hội nhưng chỉ đề cập đến phương pháp, ít nói đến kĩ năng. Hơn
nữa, nếu giảng viên có đề cập đến các kĩ năng dạy học môn Tự nhiên và xã hội
thì các vấn đề đều mang tính lí thuyết cao, ít thực tế. Vì vậy các kĩ năng dạy học
này hầu như chỉ hình thành trên kinh nghiệm của giáo viên. Đã là kinh nghiệm
thì việc hình thành kinh nghiệm phải có quá trình. Do đó, hầu hết giáo viên khi
bắt đầu giảng dạy môn học này đều gặp không ít bỡ ngỡ và lúng túng.
GV: Nguyễn Thị Hiếu

1

Trường Tiểu học Phước Hòa B



Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Trong suốt 6 năm công tác từ khi ra trường, mặc dù đó là khoảng thời
gian không lâu nhưng đủ để bản thân tôi đánh giá được những khó khăn mà giáo
viên lớp 2 dạy môn Tự nhiên và xã hội gặp phải. Và có thể đây là thực trạng,
nhưng chúng ta đã giải quyết nó đến đâu? Có hệ thống chưa? Từng cá nhân giáo
viên đã thực hiện hết trách nhiệm của mình trong việc tìm tòi kĩ năng giảng dạy
hiệu quả? ... Tất cả những câu hỏi đó là nguyên nhân tôi thực hiện đề tài “Kinh
nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội
lớp 2 đạt hiệu quả”
II. Mục đích của đề tài
Nhiệm vụ chính của đề tài là đề ra một số giải pháp nhằm giúphọc sinh
học tốt và khắc sâu kiến thức môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 . Đồng thời cũng
nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân về các kĩ năng sư phạm cần thiết trong
giảng dạy ở môn học này .
III. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng vận dụng các kĩ năng dạy học môn Tự nhiên và xã hội
lớp 2.
- Cách giải quyết của tác giả.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp thống kê.
V. Phạm vi nghiên cứu

- Cách dạy và học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2.
GV: Nguyễn Thị Hiếu

2


Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

VI. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 2A1 trường Tiểu học Phước Hòa B, xã Phước Hòa, huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
1. Khái niệm kĩ năng dạy học
Trong nhiều giáo trình, tài liệu thì kĩ năng dạy học là khả năng của người
dạy thực hiện một cách có kết quả các hoạt động/công việc của mình để đạt
được mục đích dạy học đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách
thức hành động phù hợp với người học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện
nhất định.
2. Vai trò của kĩ năng dạy học
Để xác định vai trò của kĩ năng dạy học trong việc đem lại hiệu quả trong
giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục, tôi xin làm một phép gọi là chứng
minh ngược: trong trường hợp giáo viên giảng dạy mà không có kĩ năng hoặc kĩ
năng không tốt thì chất lượng dạy học sẽ như thế nào? Từ đó có thể trả lời ngay
rằng: kĩ năng tốt sẽ đem lại những hệ quả sau:
- Học sinh có ấn tượng về bài giảng và nhớ lâu kiến thức.
- Giáo viên triển khai bài giảng nhẹ nhàng, khoa học và không bị áp lực.
- Chất lượng giáo dục được đảm bảo.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng dạy học
Có thể hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng dạy học là những nhân tố
bên trong và bên ngoài tác động vào việc hình thành các kĩ năng dạy học của
giáo viên. Các yếu tố này bao gồm:

(1) Hệ thống tri thức

GV: Nguyễn Thị Hiếu

3

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Để hình thành kĩ năng dạy học, giáo viên cần tích lũy những kiến thức về
khoa học thường thức, sinh học, hóa học, địa lý, lịch sử, xã hội, môi trường…và
các phương pháp dạy học môn tự nhiên và xã hội…Hệ thống tri thức này sẽ quy
định kĩ năng dạy học của giáo viên. Giáo viên nào có hệ thống tri thức vững
chắc thì việc hình thành kĩ năng dạy học sẽ thuận lợi và vững chắc hơn, và
ngược lại.
(2) Biện pháp và phương tiện luyện tập:
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc hình thành kĩ
năng dạy học cho giáo viên. Mỗi biện pháp luyện tập khác nhau sẽ đưa đến một
hiệu quả khác nhau về kĩ năng.
(3) Quy trình luyện tập kĩ năng dạy học.
Bao gồm quy trình tổ chức bài học lý thuyết, quy trình tổ chức bài ôn
tập…
(4) Quy trình kiệm tra đánh giá.
Quy trình này có ảnh hưởng rất lớn đến việc luyện tập kĩ năng. Nếu quá
trình luyện tập được chia ra các giai đoạn cụ thể và ở từng giai đoạn có kĩ thuật
đánh giá hợp lý thì kĩ năng dạy học chắc chắn sẽ được nâng cao.
(5) Sự phấn đấu nỗ lực của bản thân giáo viên đóng vai trò quyết định đến
việc hình thành kĩ năng dạy học của chính giáo viên đó.

4. Các bước hình thành kĩ năng dạy học môn Tự nhiên và xã hội
Để có thể dạy tốt môn Tự nhiên và xã hội, giáo viên cần có nắm vững các
bước hình thành rèn luyện kĩ năng dạy học đối với môn học này. Cụ thể như sau:
Bước 1. Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần đạt đối với việc hình thành
từng kĩ năng dạy học Tự nhiên và xã hội cụ thể.

GV: Nguyễn Thị Hiếu

4

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Bước 2. Huy động những kiến thức có liên quan đến kĩ năng dạy học Tự
nhiên và xã hội cần hình thành: kĩ năng xử lý tình huống sư phạm, kĩ năng nắm
bắt tâm lý của học sinh, kĩ năng tổ chức trò chơi học tập…
Bước 3. Tổ chức các tiết dạy tự nhiên và xã hội trong các giờ lên lớp, rút
kinh nghiệm cho các buổi dạy tiếp sau.
Bước 4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng dạy học
Có rất nhiều kĩ năng thành phần nhằm hình thành kĩ năng dạy học Tự
nhiên và xã hội ở tiểu học:
- Kĩ năng tổ chức, giám sát các hoạt động của học sinh.
- Kĩ năng dự đoán và xử lý tình huống sư phạm.
- Kĩ năng thiết kế các hoạt động học tập chủ yếu.
- Kĩ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học.
- Kĩ năng phân tích sách giáo khoa.
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chú trọng đi sâu tìm hiểu
và vận dụng hai kĩ năng: Kĩ năng tổ chức, giám sát các hoạt động của học sinh;

Kĩ năng dự đoán và xử lý tình huống sư phạm.
II. Thực trạng vận dụng các kĩ năng dạy học và cách giải quyết của
tác giả
1.Kĩ năng tổ chức, giám sát các hoạt động của học sinh
Kĩ năng tổ chức, giám sát các hoạt động của học sinh là kĩ năng tổ chức
các mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với tài liệu nhằm
giúp học sinh tự hình thành kiến thức mới. Kĩ năng này thể hiện rõ nhất vai trò
tổ chức, điều khiển hoạt động dạy học của giáo viên thông qua việc sử dụng
ngôn ngữ nói, viết, việc sử dụng các phương tiện dạy học, làm thí nghiệm, đọc
và phân tích bản đồ, lược đồ…
GV: Nguyễn Thị Hiếu

5

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Kĩ năng này bao gồm:
1.1. Kĩ năng giới thiệu bài
Giới thiệu bài là khâu quan trọng trong tiến trình dạy học, có tác dụng gợi
mở, lôi cuốn học sinh, kích thích tính tò mò và khơi gợi nhu cầu cần tìm hiểu
kiến thức. Do đó, cần giới thiệu bài theo hướng tạo ra các tình huống có vấn đề
hoặc tổ chức các trò chơi để tạo tình huống.
Kĩ năng giới thiệu bài không phải là kĩ năng đơn giản. Có rất nhiều giáo
viên gặp lúng túng trong phần này. Nhiều giáo viên chưa biết cách đặt vấn đề
nên thường đặt những câu hỏi vòng vo, đi quá xa nội dung bài và chưa gợi mở
được nội dung bài học.
Ví dụ:

Trong bài 14. Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, giáo viên giới thiệu bài như
sau:
- Em hãy kể tên những thứ gây ngộ độc cho con người?
- Ở nhà em có những thứ đó không?
- Em có từng thấy trường hợp bị ngộ độc chưa?
- …
Cách giới thiệu bài như trên không hiệu quả, vừa mất thời gian vừa tạo ra
cái khó cho học sinh khi học sinh không nêu được tên những thứ có thể gây ngộ
độc. Thay vào đó, giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách sau:
Cho học sinh xem một đoạn video clip giới thiệu về các loại thuốc, thực
phẩm, chất độc hại có thể gây nguy hiểm cho con người khi ăn, uống, ngửi, tiếp
xúc. Sau đó, giáo viên hỏi học sinh nhìn thấy những loại thuốc, thực phẩm, chất
độc hại nào trong video clip vừa xem. Từ đó, giáo viên dẫn dắt các em vào bài
học.
a. Các hình thức giới thiệu bài
GV: Nguyễn Thị Hiếu

6

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Có hai hình thức giới thiệu bài: giới thiệu bài trực tiếp và giới thiệu bài
gián tiếp.
Giới thiệu bài trực tiếp là đi thẳng vào bài học, không phải trải qua các
bước trung gian dẫn dắt người học vào bài. Biện pháp này đơn giản, không phải
mất thời gian đầu tư nhưng không kích thích nhu cầu khám phá của người học.
Do đó, trong quá trình rèn luyện kĩ năng dạy học giáo viên nên hạn chế sử dụng.

Giới thiệu bài gián tiếp là sử dụng các bước trung gian nhằm dẫn dắt
người học theo hướng khám phá, gợi mở vấn đề. Hình thức này kích thích nhu
cầu và tư duy của người học. Có thể kể đến những biện pháp sau:
*Sử dụng phương tiện trực quan như tranh ảnh, vật thật, đoạn phim…
Ví dụ: Bài 27. Loài vật sống ở đâu. Giáo viên có thể cho học sinh xem
đoạn phim về thế giới động vật. Sau đó đặt câu hỏi đi vào vấn đề như sau:
- Trong đoạn phim vừa xem có những loài vật nào? (Học sinh nêu)
- Chúng sống ở đâu? (Học sinh nêu)
- Những loài sống trên cạn/dưới nước/trên không đó có đặc điểm gì giống
nhau?...
Cuối cùng giáo viên giới thiệu bài mới.
* Sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt
Ví dụ: Bài 33. Mặt trăng và các vì sao. Giáo viên có thể sử dụng các câu
hỏi sau để dẫn dắt vào bài mới:

- Vào đêm trung thu chúng ta sẽ thấy các vật gì trên bầu trời?
- Các em có biết câu chuyện về chú Cuội sống trên mặt trăng và chị Hằng
Nga không?
- Thế còn câu chuyện Đô-rê-mon cùng các bạn bay vào dải ngân hà?
GV: Nguyễn Thị Hiếu

7

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

- …
Những câu chuyện đó rất gần gũi và hầu như trẻ lớp 2 nào cũng đã biết

đến và xem qua nên chắc chắn không có khó khăn gì khi chúng ta dẫn dắt vào
bài bằng cách đó.
*Sử dụng tình huống có vấn đề
Ví dụ: Bài 6. Tiêu hóa thức ăn
Giáo viên cho học sinh ăn một mẩu bánh mì hoặc viên kẹo. Sau đó đặt
vấn đề: Khi chúng ta nhai và nuốt mẩu bành mì/viên kẹo, chúng sẽ tiêu hóa như
thế nào trong bụng của chúng ta?
*Sử dụng chuyện kể
Ví dụ: Bài 17. Phòng tránh ngã khi ở trường. Giáo viên kể cho học sinh
nghe một câu chuyện có liên quan đến tai nạn như trèo cây hái trái, xô đẩy hoặc
đùa giỡn nhau khi lên xuống cầu thang… rồi bắt đầu cho học sinh tìm hiểu bài.
*Sử dụng bài hát
Ví dụ: Bài 20. An toàn khi đi các phương tiện giao thông. Giáo viên bắt
nhịp cho cả lớp hát bài Đường em đi (Đường em đi là đường bên phải, đường
bên trái là đường ngược lại…) rồi hướng dẫn các em vào nội dung bài học.
Hoặc bài 11. Gia đình. Giáo viên cử một học sinh hát bài “Ba ngọn nến
lung linh” của nhạc sĩ Thanh Lễ rồi giới thiệu bài học.
*Sử dụng bài thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ…
Ví dụ: Bài 8. Ăn uống sạch sẽ. Giáo viên đọc câu tục ngữ “Nhà sạch thì
mát, bát sạch ngon cơm” và chỉ cho học sinh thấy rằng: bát sạch không chỉ ngon
cơm mà còn giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe rồi đi vào bài.
*Sử dụng trò chơi học tập

GV: Nguyễn Thị Hiếu

8

Trường Tiểu học Phước Hòa B



Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Ví dụ: Bài 12. Đồ dùng trong gia đình. Giáo viên cho học sinh chơi trò vẽ
đồ vật. Có thể gọi một số học sinh xung phong lên bảng để vẽ theo mô tả của
giáo viên. Sau đó triển khai bài học.
b. Các bước hình thành kĩ năng giới thiệu bài
Bước 1. Lựa chọn biện pháp giới thiệu bài sao cho phù hợp với nội dung
trọng tâm của bài và đặc điểm nhận thức của học sinh. Thông tin dùng để giới
thiệu là một câu hỏi, một tình huống, một vấn đề mà ngay lập tức học sinh
không thể trả lời được. Nó chỉ gợi nhu cầu tìm hiểu tri thức cho học sinh.
Bước 2. Chốt lại vấn đề và giới thiệu bài cần học
Ví dụ: Bài 26. Một số loài cây sống dưới nước (bài 25 là bài Một số loài
cây sống trên cạn). Giáo viên đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ, sau đó chốt lại rằng:
chúng ta đã tìm hiểu về một số loài sống trên cạn, các em có biết cây cũng có thể
sống ở dưới nước không? Bạn nào đã thấy một số loài cây sống dưới nước?
Những loài đó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loài cây sống dưới nước
nhé.
1.2. Kĩ năng trình bày bảng
a. Yêu cầu của trình bày bảng
Một yêu cầu chung của trình bày bảng ỏ tiểu học là phải khoa học, đẹp.
Các kiến thức trình bày trên bảng sẽ được lưu giữ lại cho đến hết tiết học.
Khi trình bày bảng giáo viên cần dự tính trước bảng dạy được phân chia
như thế nào cho tương ứng với nội dung kiến thức của bài khi đưa lên. Mỗi môn
học thường có từ 2 – 3 hoạt động. Khi trình bày viết bảng thì trình bày từ trái
sang phải, không viết ở giữa bảng vì nhìn lên không cân xứng. Có như thế khi
trình bày bảng hoặc treo tranh mới đẹp.
b. Các bước hình thành kĩ năng trình bày bảng

GV: Nguyễn Thị Hiếu


9

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Bước 1. Căn cứ vào nội dung tiết học mà dự tính những phần bảng sẽ
trình bày.
Bước 2. Kết hợp giảng và ghi những nội dung cần thiết lên bảng
Nội dung ghi lên bảng thường được sắp xếp theo trình tự sau:
Tổng số: 30

Thứ… ngày…tháng…năm…

Vắng: 0

Tự nhiên và xã hội
Bài Tiêu hóa thức ăn

Tổ 1: ∗∗

Ý kiến HS

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Tổ 2: ∗∗∗∗
Tổ 3: ∗∗∗

Tổ 4: ∗∗

1.3. Kĩ năng trình bày lời giảng
a. Yêu cầu
Kinh nghiệm đối với giáo viên khi tổ chức hoạt động dạy học Tự nhiên và
xã hội cho học sinh tiểu học là lời nói phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và không
nên nói quá nhiều. Trong quá trình giảng có thể kết hợp các phương tiện trực
quan để học sinh dễ theo dõi và kiến thức được khắc sâu hơn. Giáo viên cũng
không nên nói quá 3 phút cho một họat động.
b. Các bước hình thành kĩ năng trình bày lời giảng
Bước 1. Chuẩn bị kĩ lời giảng. Xác định rõ điều cần giảng cho học sinh
(xác định nội dung cần giảng, giảng vào lúc nào và giảng như thế nào?)
Bước 2. Tổ chức hoạt động giảng dạy trước học sinh

GV: Nguyễn Thị Hiếu

10

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Bước 3. Kết thúc bài giảng. Giáo viên có thể kết thúc bài học bằng cách
đặt câu hỏi khái quát, tổng hợp hay tổ chức trò chơi củng cố để học sinh tóm tắt
phần kiến thức trọng tâm của bài.
1.4. Kĩ năng thiết kế và sử dụng câu hỏi
Câu hỏi chính là chìa khóa giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt độn giảng
dạy. không có tiết học nào mà giáo viên không sử dụng câu hỏi. nó có tác dụng
dẫn dắt, giúp học sinh tự rút ra kiến thức. bên cạnh đó, câu hỏi còn là công cụ đề

kiểm tra, đánh giá kết quá, thu nhận kiến thức và năng lực nhận thức ở học sinh.
a. Các dạng câu hỏi đề xuất sử dụng:
Để có được kĩ năng dạy học mônTự nhiên và xã hội, giáo viên phải biết
cách sử dụng đa dạng các loại câu hỏi. Có thể sử dụng các loại câu hỏi sau:
* Câu hỏi về kiến thức cơ bản: là những câu hỏi có tính chất tái hiện, đơn
giản, có tác dụng kiểm tra những kiến thức buộc người học phải ghi nhớ.
Ví dụ:
Khi dạy bài Cơ quan vận động, giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy kể tên các
cơ quan vận động của cơ thể người?
*Câu hỏi nêu chi tiết của bài học: đây là loại câu hỏi giáo viên sử dụng
trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới, là cơ sở dẫn dắt giúp
các em phát hiện ra kiến thức của bài.
Ví dụ: Bài 13. Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở, giáo viên dẫn dắt
vào bài, sau đó tùy vào các bước triển khai hoạt động mà có thể đặt các câu hỏi
sau:
- Nếu như mọi người không quét dọn sạch sẽ xung quanh nhà ở của mình
thì điều gì sẽ xảy ra?
- Em hãy kể những việc mà mọi người phải làm để xung quanh nhà của
chúng ta sạch sẽ?
GV: Nguyễn Thị Hiếu

11

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

- …
*Câu hỏi khái quát, tổng hợp: là loại câu hỏi giúp học sinh hệ thống hóa

bài học, có cách đánh giá, nhận thức vấn đề một cách đầy đủ trước khi vận dụng
kiến thức vào thực tế. cụ thể, loại câu hỏi này trong môn Tự nhiên xã hội sẽ giúp
cho học sinh khái quát được các nội dung chính cảu bài, giải thích được các hiện
tượng…
Ví dụ:
Bài 9. Đề phòng bệnh giun. Sau khi học xong bài. Học sinh biết được tác
hại của giun đối với sức khỏe của con người và biết được giun thường ở đâu
trong môi trường. Giáo viên đặt câu hỏi:
- Làm thế nào để em tránh được bệnh giun?
- Chúng ta có thể làm gì để giun không có nơi sinh sản và phát triển?
*Câu hỏi định hướng: là loại câu hỏi đặt ra không nhằm giúp học sinh trả
lời các kiến thức đã tiếp thu và ghi nhớ. Nó có chức năng định hướng, bổ sung
thông tin cho học sinh. Câu hỏi này thường sử dụng khi học sinh không trả lời
được câu hỏi lớn do giáo viên đề ra. Khi đó, giáo viên sẽ chia nhỏ câu hỏi hoặc
đặt câu hỏi phụ để giúp học sinh tự rút ra kiến thức của bài. Loại câu hỏi này có
vai trò quan trọng trong quá trình dạy học tích cực. Thầy chỉ là người gợi mở,
hướng dẫn còn trò là người thi công thực hiện, giải quyết vấn đề để từ đó tự rút
ra kiến thức.
Ví dụ: Bài 8. Ăn uống sạch sẽ. Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta
phải ăn uống sạch sẽ? Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên có thể sử dụng
câu hỏi gợi ý: Nếu chúng ta ăn cá/thịt/rau/quả mà chưa rửa sạch thì sẽ bị làm
sao?...
*Câu hỏi nêu vấn đề: là những câu hỏi nêu lên những tình huống có chứa
đựng “mâu thuẫn”. Loại câu hỏi này có thể dùng để đào sâu kiến thức cho học
sinh khá giỏi nhưng cũng có thể dùng để mở đầu cho tiết học.
GV: Nguyễn Thị Hiếu

12

Trường Tiểu học Phước Hòa B



Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Ví dụ: Bài 7. Ăn uống đầy đủ. Giáo viên đặt câu hỏi để đào sâu kiến thức
của học sinh về dinh dưỡng trong các loại thức ăn: rau/củ/quả cung cấp cho cơ
thể chúng ta các loại chất gì? Mỡ động vật (mỡ heo, bò, mỡ cá..) và dầu thực vật
có cùng nhóm chất dinh dưỡng với nhau không?
b. Các bước thiết kế và sử dụng câu hỏi
* Các bước thiết kế câu hỏi
Bước 1. Phân tích sách giáo khoa để hiểu nội dung đồng thời xác định
kiến thức trọng tâm của bài.
Bước 2. Liên hệ kiến thức của bài với những kiến thức có liên quan
Bước 3. Lựa chọn loại câu hỏi phù hợp với mục đích và nội dung bài học
Bước 4. Thiết kế câu hỏi
*Các bước sử dụng câu hỏi
Bước 1. Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Khi đặt câu hỏi nên dành ít thời
gian cho học sinh suy nghĩ, tránh tình trạng gọi học sinh đứng dậy rồi mới đặt
câu hỏi hay gọi học sinh ngay khi vừa kết thúc câu hỏi. Khi đặt câu hỏi nên
khuyến khích và động viên tất cả học sinh trả lời. Cần lưu ý rằng học sinh có thể
sẽ trả lời sai, đó là việc bình thường, giáo viên không nên lúng túng. Lúc này
không nên nhận xét câu trả lời đúng hay chưa đúng mà nên huy động các ý kiến
khác của học sinh trong lớp. Nếu cả lớp vẫn không trả lời được thì giáo viên
chia nhỏ câu hỏi, sử dụng câu hỏi phụ hoặc đổi câu hỏi mới.
Bước 2. Chỉ định học sinh trả lời câu hỏi. Tùy theo mức độ khó của câu
hỏi để gọi học sinh trả lời sao cho phù hợp, tránh tình trạng tập trung vào một
vài học sinh năng động. Đối với một câu hỏi nên gọi ít nhất 2- 3 em trả lời nhằm
phát huy khả năng của học sinh đồng thời cũng tạo cơ hội cho nhiều em được
tham gia hoạt động học một cách tích cực.


GV: Nguyễn Thị Hiếu

13

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

Bước 3. Nhận xét câu trả lời của học sinh. Nên tích cực tuyên dương,
khen thưởng những học sinh trả lời đúng câu hỏi, đặc biệt là những câu trả lời
hay. Với những câu trả lời sai, giáo viên nên giúp học sinh nhận ra những cái sai
của mình và hướng dẫn các em điều chỉnh, đồng thời cũng động viên, khuyến
khích các em, tránh để các em cảm thấy xấu hổ vì trả lời sai và không dám phát
biểu nữa.
1.5. Kĩ năng làm chủ giáo án, làm chủ thời gian tiết học
a. Yêu cầu
Người dạy phải chủ động về thời gian và kế hoạch dạy học của mình, đảm
bảo truyền tải đúng và đủ kiến thức trong phạm vi thời gian cho phép.
b. Các bước hình thành kĩ năng làm chủ giáo án, làm chủ thời gian
tiết học
Bước 1. Thiết kế tốt mọi hoạt động
Bước 2. Dự tính được thời gian cho từng hoạt động, phân chia thời gian
hợp lí, tránh tình trạng rải đều thời gian cho mỗi hoạt động. Do đó, người dạy
cần xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài, kiến thức vận dụng, liên hệ thực
tế để phân bổ thời gian cho từng nội dung.
Bước 3. Giảng giải các nội dung kiến thức theo từng phần đã định, tránh
lan man, sa đà vào những nội dung không cần thiết.
Bước 4. Giải quyết nhanh những vấn đề học sinh gặp vướng mắc, khó
khăn trong quá trình hình thành kiến thức. Có những câu hỏi của học sinh có thể

giải quyết ngay tại lớp nhưng cũng có khi dành thời gian cho các em suy nghĩ và
những tiết học tiếp theo sẽ giải quyết câu hỏi đó.
Trong quá trình tổ chức hoạt động cho học sinh, giáo viên phải quan tâm
đến học sinh, nắm bắt tâm lí của các em để có phương án xử lí hiệu quả nhất và
nên đi theo tiến trình dạy học đã dự kiến. Tuy nhiên, giảng dạy là một hoạt động
nghệ thuật, do đó cần có sự khéo léo và linh hoạt. Nếu cần có thể thay đổi tiến
GV: Nguyễn Thị Hiếu

14

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

trình dạy học để tiết học trở nên sinh động và đáp ứng nhu cầu học tập của hoc
sinh. Song phải đảm bảo chuyển tải được tất cả nội dung kiến thức của bài.
1.6. Kĩ năng tổ chức các hình thức học tập khác nhau cho học sinh
Có hai hình thức tổ chức hoạt động học tập Tự nhiên và xã hội là dạy học
trong lớp và dạy học ngoài lớp.
a. Dạy học trong lớp: cá nhân, cả lớp, theo nhóm nhỏ
- Cá nhân: là hình thức dạy học mà giáo viên trực tiếp giao nhiệm vụ học
tập đến từng em. Có một số hình thức làm việc cá nhân như sau:
+Làm việc với phiếu học tập: phiếu thực hành, phiếu kiểm tra, phiếu giao
việc…
+Làm các bài tập trong sách bài tập các môn về tự nhiên và xã hội
+Tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu hoặc đối chứng các hiện tượng.
+Làm trò chơi khoa học.
+Thể hiện tài năng, sở trường (làm thơ, viết văn, kể chuyện, vẽ tranh…)
+Các hoạt động độc lập khác (sưu tầm mẫu vật, tranh ảnh…)

+Giáo viên giúp đỡ cá nhân học sinh
- Cả lớp: giáo viên cùng lúc có thể cung cấp kiến thức cho số đông học
sinh. Tuy nhiên, giáo viên phải họat động nhiều và làm giảm đi tính tích cực của
người học.
- Theo nhóm nhỏ: là hình thức tổ chức dạy học khi giáo viên điều khiển
và hướng dẫn các hoạt động học tập theo các tổ, nhóm học sinh.
b. Dạy học ngoài lớp
*Dạy học ngoài thiên nhiên: trong chương trình các môn học về tự nhiên
và xã hội nói chung và môn Tự nhiên và xã hội nói riêng có rất nhiều bài có thể

GV: Nguyễn Thị Hiếu

15

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

và nên tiến hành dạy học ở bên ngoài thiên nhiên. Dạy học ngoài thiên nhiên có
thể coi là hình thức tổ chức đặc trưng của môn học tự nhiên và xã hội.
- Địa điểm: trong sân trường, vườn trường, các trục lộ giao thông, bờ
sông, hợp tác xã, xí nghiệp, ủy ban…
Yêu cầu : gần trường học.
- Các bước tiến hành:
+Công tác chuẩn bị: tìm hiểu trước địa điểm, thời gian thích hợp để thực
hiện bài giảng; chuẩn bị hế thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh vào trung tâm bài
học; dự kiến cách bố trí ngồi học đúng của học sinh khi quan sát đối tượng học
tập; quy định về kỷ luật trên đường đi, khi học tập và an toàn trong học tập.
+Tiến hành bài học: nêu mục đích,yêu cầu của bài học; hướng dẫn học

sinh quan sát và đặt câu hỏi theo trình tự quan sát; giáo viên và học sinh phân
tích chỗ đúng và sai trong quá trình quan sát.
+Tổng kết, rút ra những kết luận cần thiết.
+Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà.
*Tham quan:
- Địa điểm tham quan xa trường học như các cơ sở hành chính, y tế, kinh
tế, văn hóa ở địa phương, các di tích lịch sử, nhà bảo tàng, nhà máy phát điện,
đồng ruộng, khu chăn nuôi…
- Các bước tổ chức hoạt động tham quan:
+Chuẩn bị tham quan: chuẩn bị nội dung, phương tiện
+Giáo viên hướng dẫn học sinh tham quan.
+Học sinh ghi chép những thông tin cần thiết.
+Học sinh có thể đặt ra những câu hỏi và giáo viên giải đáp.
+Tóm tắt và tổng kết buổi tham quan.
GV: Nguyễn Thị Hiếu

16

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

2. Kĩ năng dự đoán và xử lí tình huống sư phạm
Để dự đoán và giải quyết được những tình huống sư phạm có thể xảy ra
trong các giờ học Tự nhiên và xã hội đòi hỏi người dạy phải có kinh nghiệm, am
hiểu chương trình tiểu học và đặc biệt là kiến thức chuyên môn vững chắc.
2.1.Các bước dự đoán tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học
Bước 1. Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm tâm lí của học sinh.
Bước 2. Thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh.

Bước 3. Căn cứ vào hai bước trên để dự đoán những khó khăn mà học
sinh có thể gặp phải trong quá trình học tập môn Tự nhiên và xã hội.
Bước 4. Dự kiến trước một số biện pháp xử lí tình huống
2.2. Các bước xử lí tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học
Bước 1. Phân tích nhận dạng tình huống
Bước 2. Xác định nhanh nội dung chính của tình huống và đề ra các
phương án giải quyết và lựa chọn phương án tối ưu.

Bước 3. Rút ra bài học kinh nghiệm.
Tuy nhiên, trong quá trình xử lí tình huống có thể giải quyết
Hướng 1. Đối với những tình huống dễ, đơn giản giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh giải quyết ngay trên lớp.
Hướng 2. Đối với những tình huống không phức tạp nhưng thuộc phạm vi
kiến thức của những bài học hay những lớp học sau thì giáo viên sẽ hướng dẫn
một phần trong khuôn khổ của bài học. Còn những nội dung còn lại, học sinh sẽ
được tiếp xúc và giải thích trong các tiết học khác.
Tình huống sư phạm trong các giờ học rất đa dạng. Đối với giáo viên thì
đây là vấn đề khó khăn, vì vậy, trong quá trình dạy học Tự nhiên và xã hội giáo
GV: Nguyễn Thị Hiếu

17

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

viên nên linh động giải quyết hoặc có thể sử dụng những tình huống sư phạm giả
định, dự trù trước để giải quyết.
III. Kết quả thực nghiệm

Tôi khá tự tin với các kĩ năng giảng dạy Tự nhiên xã hội của mình và bản
thân tôi cũng đã chia sẻ kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình giảng dạy với
các đồng nghiệp khi họ có những băn khoăn liên quan đến cách dạy Tự nhiên và
xã hội lớp 2.
Qua tham vấn đồng nghiệp, họ đều cho rằng đây là những kĩ năng, kinh
nghiệm hay và sẽ tiếp tục vận dụng để triển khai bài học.
Thực tế áp dụng đã đem lại hiệu quả thật sự. Các kĩ năng của tôi áp dụng
đã phát huy được hiệu quả: học sinh có kiến thức vững vàng hơn trong môn Tự
nhiên và xã hội, các em hiểu bài sâu hơn, nhớ lâu hơn. Qua tham khảo ý kiến
của giáo viên các lớp tiếp sau, họ cho biết các em vẫn nhớ rất nhiều kiến thức cũ
của môn Tự nhiên và xã hội lớp trước và tiếp cận kiến thức mới khá tốt.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng của cá nhân cũng khó tránh
khỏi tính chủ quan. Tôi sẽ tiếp tục đón nhận ý kiến từ các đồng nghiệp ở các
trường khác để kết quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội được tốt hơn nữa.
C. Kết luận
Vận dụng các kĩ năng dạy học là một việc làm cần thiết. Mặc dù vậy, việc
áp dụng vào môn học chắc chắn sẽ khác nhau (vì những môn học khác nhau sẽ
có những điểm tương đồng và khác biệt). Vì lí do đó, từng giáo viên phải có
những sáng tạo và linh hoạt để bài giảng của mình phong phú, hấp dẫn và hiệu
quả hơn.
Kĩ năng dạy học đóng vai trò quyết định chất lượng dạy học môn Tự
nhiên và xã hội. Đối với học sinh, các em không chỉ được truyền đạt được kiến
thức một cách đầy đủ mà thêm vào đó, khơi gợi được hứng thú, tinh thần tự
giác và chủ động. Ngược lại, giáo viên dạy học mà không có kĩ năng sẽ làm cho
GV: Nguyễn Thị Hiếu

18

Trường Tiểu học Phước Hòa B



Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giáo viên trở thành người “nhồi
nhét” kiến thức. Đối với người dạy, việc trang bị kĩ năng giảng dạy sẽ giúp giáo
viên chủ động hơn và thể hiện được khả năng sáng tạo của mình vì không đi
theo một lối mòn định sẵn. Qua đó, làm cho người giáo viên gắn bó và có trách
nhiệm với nghề dạy.
Để vận dụng các kĩ năng dạy học hiệu quả, theo bản thân tôi thì khoảng
80% hiệu quả phụ thuộc vào nghệ thuật sử dụng của người giáo viên. Còn 20 %
còn lại, có thể phụ thuộc vào các yếu tố khác như: năng lực học sinh, chương
trình, điều kiện hiện có để áp dụng…
Tất cả những điều trên là kinh nghiệm và đánh giá của riêng bản thân tôi,
hi vọng có thể góp phần nho nhỏ nâng cao chất lượng đào tạo môn Tự nhiên và
xã hội lớp 2 tại các trường Tiểu học./.

Phước Hòa, ngày 25 tháng 1 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Hiếu

GV: Nguyễn Thị Hiếu

19

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 2
Bùi Phương Nga (chủ biên); Lê Thu Dinh – Đoàn Thị My – Nguyễn Tuyết
Nga
2. Sách giáo viên Tự nhiên và xã hội lớp 2
Bùi Phương Nga (chủ biên); Lê Thu Dinh – Đoàn Thị My – Nguyễn Tuyết
Nga
3. Chương trình Tiểu học
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo
4. Tạp chí giáo dục tiểu học.

GV: Nguyễn Thị Hiếu

20

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả

NHẬN XÉT CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

NHẬN XÉT CỦA HĐKH CẤP HUYỆN
GV: Nguyễn Thị Hiếu

21

Trường Tiểu học Phước Hòa B


Kinh nghiệm vận dụng các kĩ năng cần thiết để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 đạt hiệu quả
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

GV: Nguyễn Thị Hiếu


22

Trường Tiểu học Phước Hòa B



×