Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 37 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi,
thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực do ảnh
hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin. Với nhiều thông
tin thiếu lành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều
biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống. Tình
trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng. Có nhiều nguyên nhân
khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế... Tuy
nhiên theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng
sống (KNS). Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn
của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém … đã bị
lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không” với cái
xấu. Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống và những ứng phó
tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Từ thực trạng trên, ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị
40/2008/CT–BGDĐT về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong
các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013”. Từ đây, việc rèn luyện KNS cho học
sinh phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng được xác định là một trong 5
nội dung thiết thực để “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng
thời đây cũng là cơ sở pháp lý để việc giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho học
sinh được quan tâm, chú trọng hơn.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 1




Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Thực hiện chủ trương trên của Bộ Giáo dục, từ năm học 2010 – 2011, ngành
giáo dục tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện việc lồng ghép giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua một số môn học. Mặc dù đã được ngành tổ chức tập
huấn nhiều đợt, được lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện, bản thân của
mỗi giáo viên cũng đã tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tuy nhiên
qua quá trình trực tiếp thực hiện việc giáo dục học sinh cũng như qua các tiết thao
giảng, dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh vẫn còn có những lúng túng nhất định và hiệu quả vẫn chưa đạt được như
mong đợi. Với những lí do đó, tôi xin mạnh dạn trình bày “Một số kinh nghiệm
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3”.
II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA HỌC SINH LỚP 3 VÀ THỰC TRẠNG LỚP
HỌC:
1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3:
Học sinh lớp 3 trong độ tuổi từ 8 đến 9 tuổi. Hệ thần kinh của các em đang
phát triển nên các em dễ bị kích thích. Vì vậy giáo viên và gia đình cần chú ý đặc
điểm này để giúp học sinh hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì của bản thân trước
những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công
cộng và trong lớp học. Mặt khác, không được mắng, dọa dẫm, đe nạt các em vì làm
như thế sẽ gây tác hại đến sự phát triển thần kinh của các em.
Sự nhận thức của các em ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách, ảnh
hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng sống của các em. Từ đó các em có được những
kiến thức vận dụng trong cuộc sống, sinh hoạt, giao tiếp ứng xử phù hợp với yêu
cầu chuẩn mực xã hội.
Học sinh thường hay bắt chước, đặc biệt là học sinh tiểu học thích bắt chước
các hành vi, cử chỉ, điệu bộ, lời nói,… của các nhân vật trong phim, của giáo viên,
của những người thân trong gia đình. Tính bắt chước là con dao hai lưỡi vì trẻ em

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 2


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

dễ bắt chước cái tốt và cái xấu. Chính vì vậy mà những tính cách và hành vi của
những người xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi
ứng xử của học sinh.
2. Thực trạng lớp học:
Năm học 2013 – 2014 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A2 với sĩ số 32
học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ.Đa số các em đều là con em cán bộ công nhân
Công ty Cao su Phước Hòa, một số ít các em là con em của những gia đình nhập cư
và vãng lai. Theo tình hình thực tế của trường, các em đều được học hai buổi.
Trong đó có 15/32 học sinh ở lại bán trú. Hầu hết thời gian chính của các em là ở
trường, các em được học tập và vui chơi, nghỉ ngơi đều theo sự hướng dẫn và giúp
đỡ của giáo viên. Còn thời gian ở nhà các em chủ yếu chỉ có xem ti vi mà không có
nhiều hoạt động khác, đó cũng chính là lí do mà các em ít được tiếp xúc với mọi
người trong gia đình, đặc biệt hơn là gia đình chỉ có 3 hoặc 4 người nên việc giao
tiếp của các em rất hạn chế, vì khi các em đi học về thì ba mẹ của các em đã mệt do
công việc nên thường dành thời gian để nghỉ ngơi, ít có điều kiện để trao đổi cùng
các em những vấn đề về học tập cũng như những vấn đề liên quan đến sức khỏe,
giới tính và đời sống…Đây cũng là một trong những lí do mà kỹ năng sống của các
em đang còn nhiều hạn chế.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI NIỆM KỸ NĂNG SỐNG
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO):KNS Là các khả năng để có hành vi thích
ứng (adaptive) và tích cực (positive).
KNS giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách

thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF): KNS là cách tiếp cận giúp
thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 3


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và phát triển kỹ năng.Cách tiếp cận này nhấn
mạnh việc luyện tập thường xuyên, lặp đi lặp lại để củng cố .
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(UNESCO):KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham
gia vào cuộc sống hàng ngày.KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết
cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kỹnăng tự quản bản
thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm
việc hiệu quả.
Theo các nhà giáo dục Việt Nam: KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi
người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua sinh hoạt tập thể:
Mục tiêu:
Giáo dục kỹ năng sống thông qua sinh hoạt tập thể là rèn luyện cho các em
cónhững kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, bao gồm 5 nhóm
kỹ năng chính:
a) Nhóm kỹ năng nhận thức:
Kỹ năng nhận thức bản thân, kỹ năng nhận thức nói chung,kỹ năng xác định

kế hoạch, kỹ năng xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân,kỹ năng khắc phục
khó khăn để đạt mục tiêu, kỹ năng tư duy tích cực và sáng tạo.
b) Nhóm kỹ năng xã hội:
Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ( biết giới thiệu về bản thân, về gia đình,
về trường, lớp học, bạn bè và thầy cô giáo; biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường,
ở nhà và nơi công cộng; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 4


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Kỹ năng giao tiếp không lời, kỹ năng thuyết trình và nói được đám đông, kỹ
năng cảm xúc và phản hồi, kỹ năng từ chối, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng vận động và gây ảnh hưởng, kỹ năng ra quyết định.
c) Nhóm kỹ năng quản lý bản thân:
Kỹ năng làm chủ cảm xúc; kỹ năng phòng chống stress, kỹ năng vượt qua lo
lắng, sợ hãi, đau buồn; kỹ năng đối phó với sự mất mát, chấn thương, lạm dụng; kỹ
năng khắc phục sự tức giận, kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng nghỉ ngơi tích cực;
kỹ năng giải trí lành mạnh; kỹ năng giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung; kỹ năng
kiềm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân có hại; kỹ năng hoạt động nhóm trong
học tập, vui chơi và lao động;…
d) Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực:
Kỹ năng phòng chống xâm hại thân thể ; kỹ năng phòng chống bạo lực học
đường; kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình; kỹ năng tránh tác động xấu từ bạn
bè ( biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn); kỹ năng duy trì quan hệ
hợp tác.
e) Nhóm kỹ năng đời sống cá nhân và gia đình
Kỹ năng quản lí tài chính; kỹ năng chuẩn bị thức ăn;kỹ năng vệ sinh; kỹ

năng tự khám phá bản thân; kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích; kỹ năng bảo
vệ sức khỏe; kỹ năng vượt qua nghịch cảnh…
2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua sinh hoạt tập thể:
2.1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động NGLL:
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học, ngoài việc
lồng ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong
những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh. Chính vì thế, ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 5


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau, tổng phụ trách Đội kết hợp với
giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa như:
trò chơi dân gian, tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường,hội thi văn
nghệ,làm báo tường, làm thiệp chúc mừng nhân các ngày lễ lớn, tổ chức các hoạt
động ủng hộ bạn nghèo,…

Học sinh tham gia thi làm lồng đèn đẹp

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 6


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3


Học sinh thi làm lồng đèn

Học sinh đang chơi trò chơi dân gian
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 7


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Học sinh diễn văn nghệ

Học sinh tham gia trồng hoa trong vườn trường
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 8


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Thông qua các hoạt động này giáo viên rèn cho các em tính đoàn kết tập thể,
khả năng làm việc theo nhóm, đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách
nhiệm cho các em.
Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của giáo viên
đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, trong học tập, học
sinh nỗ lực cố gắng học tập và luôn tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học
để áp dụng vào thực tiễn, từ đó các em thấy vui và biết thêm nhiều kiến thức ,giúp
các em biết tự chăm sóc bản thân, tự sắp xếp góc học tập ngăn nắp, tự giặt quần áo
cho mình, vệ sinh cá nhân và môi trường sống…Ngoài ra các em còn giúp bố mẹ

một số công việc nhà phù hợp với các em. Đây được xem là bước tiến quan trọng
trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, xem học sinh là trung tâm, góp
phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường.
2.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua một số trò chơi:
Trò chơi là một hoạt động thu hút được học sinh bởi tính hấp dẫn của nó. Với
đặc điểm tâm lí của trẻ em là hiếu động, thích cái mới, cái hấp dẫn, ham chơi… nên
việc sử dụng trò chơi để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh luôn mang lại những
hiệu ứng và hiệu quả tích cực.
Xin giới thiệu một số trò chơi có thể áp dụng tốt trong các hoạt động NGLL:
a) Trò chơi: Tôi tin bạn
- Ý nghĩa: Qua trò chơi giáo dục được cho học sinh các kỹ năng: Kỹ năng
hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá.
- Dụng cụ: khăn sạch để bịt mắt
- Cách chơi:Chia lớp thành hai nhóm (nhóm Thỏ và nhóm Rùa). Cho nhóm
Thỏ đứng vào một góc,bịt mắt lại. Người quản trò đưa nhóm Rùa vào một góc khác
rồi phổ biến luật chơi sao cho các bạn nhóm Thỏ không nghe thấy.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 9


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

- Luật chơi:
+ Các bạn nhóm Rùa lần lượt mỗi người chọn một bạn trong nhóm Thỏ.
+ Đến nắm tay bạn và dắt đi lung tung, càng làm bạn mất phương hướng
càng tốt.
+ Tuyệt đối giữ yên lặng, dù người bị dẫn đi có hỏi gì thì người dẫn cũng
không được nói một lời nào.

+ Sau 3 phút dẫn các bạn nhóm Thỏ lại vị trí ban đầu, tháo khăn bịt mắt và
cho các bạn nhóm Thỏ phát biểu cảm xúc và đoán xem ai là người đã dẫn mình.
Trong suốt quá trình dẫn dắt bạn, sẽ giúp bộc lộ tính cách của người dẫn
đường ( cẩn thận, lém lỉnh, chu đáo…)
Nếu bạn nhóm Thỏ có đoán đúng người dắt mình cũng nói lên mức độ hiểu
và thân quen với nhau giữa các bạn trong lớp.
b) Trò chơi : Bạn là ai
- Ý nghĩa:
+ Đôi khi ta quên mất hình ảnh mình trong mắt người khác : mình có tốt như
mình nghĩ không? Mọi người đang nghĩ sao về mình?
+ Cơ hội hiếm gặp để mọi người có thể thoải mái góp ý hay khen ngợi bạn.
+ Sau trò chơi các bạn trong lớp sẽ hiểu nhau hơn và có thể tự nhìn nhận lại
về mặt mạnh,mặt yếu của mình mà khắc phục.
* Kết luận: Qua trò chơi giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp đồng thời
giáo dục kỹ năng đánh giá cho các em.
- Dụng cụ:mỗi bạn một tờ giấy A4, bút, băng keo hai mặt.
- Cách chơi:
+ Chuẩn bị: Mỗi bạn dành ra 3 phút để suy nghĩ về 3 điều của bản thân
mình: Thế mạnh, điểm yếu, điều mà mình muốn người khác nghĩ về mình.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 10


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

+ Vòng 1
. Mỗi bạn có 1 phút để ghi 3điều các em vừa nghĩ vào tờ giấy A4 ( ghi ngắn
gọn)
. Dán tờ giấy vào lưng bằng keo hai mặt

. Đi lòng vòng và xem của các bạn khác
+ Vòng 2
. Ngồi xuống và 1 phút tổng hợp những gì nhìn thấy.
. Sau đó cả lớp đứng lên, mỗi người phải xin ít nhất 5 nhận xét của các bạn
khác về mình. Bạn nhận xét phải ghi lại.
. Sau khi đã đủ ý kiến, các bạn lần lượt gỡ tờ giấy ra và đọc lại các nhận xét
. Cuối cùng tất cả đưa cho người quản trò. Người quản trò sẽ đọc cho cả lớp
cùng nghe và học sinh sẽ cùng rút ra bài học cho bản thân các em.
3. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập
3.1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua môn Tiếng Việt
3.1.1. Mục tiêu
Môn Tiếng Việt bước đầu giúp học sinh hình thành và rèn luyện các kỹ năng
sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em nhận biết được những giá trị tốt
đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận,đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng
và không ngừng vươn lên trong cuộc sống, biết ứng xử phù hợp trong các mối quan
hệ với người thân, với cộng đồng, và với môi trường tự nhiên,biết sống tích cực,
chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dung học tập
của các môn học. Do đặc thù bộ môn có thể khẳng định: Những kỹ năng sống chủ
yếu được xây dựng qua các nội dung hoạt động trong quá trình dạy học Tiếng Việt.
3.1.2. Phát triển một số kỹ năng sống thông qua dạy học Tiếng Việt
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 11


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

a. Giáo dục kỹ năng sống giúphọc sinh phát triển kỹ năng nhận thức
Như những môn học khác, qua các bài học, bài tập của các phân môn Tập

làm văn, Luyện từ và câu, Tập đọc. Giáo viên có thể lồng ghép rèn luyện và phát
triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy tích cực và tư duy sáng tạo,…Nói cách
khác, khi giáo viên giao nhiệm vụ giải các bài tập Luyện từ và câu, Tập làm văn
hay trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh cũng chính là
lúc giáo viên tạo điều kiện và cơ hội để học sinh phát triển kỹ năng nhận thức, Kỹ
năng tư duy tích cực và tư duy sáng tạo. Các kỹ năng này có thể được rèn luyện
dưới hình thức làm việc cá nhân, nhóm nhỏ,…
b. Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinhphát triển kỹ năng xã hội
Môn Tiếng Việt có ưu thế đặc biệt trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp
bằng ngôn ngữ ( giới thiệu về bản thân, về trường,về lớp học và bạn bè, thầy cô
giáo, biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng, biết nói lời
đề nghị, cảm ơn,xin lỗi…). Qua các giờ Tập đọc , Tập làm văn, kể chuyện… các kỹ
năng giao tiếp không lời, kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông , kỹ năng điễn
đạt cảm xúc và phản hồi của học sinh cũng sẽ được rèn luyện và phát triển.
Ngoài ra còn có một số kỹ năng phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh là :
kỹ năng đọc ( đọc lưu loát, đọc hiểu) kỹ năng viết ( viết chữ, viết văn bản) , kỹ
năng nghe ( nghe – hiểu, nghe – ghi, nghe – nói qua điện thoại) kỹ năng nói ( sử
dụng nghi thức lời nói như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, tường thuật sự việc, kể
chuyện, trao đổi, thảo luận, phát biểu, thuyết trình, nói qua điện thoại,qua các
phương tiện công nghệ…)

c. Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh phát triển kỹ năng quản lý bản
thân:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 12


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3


Ở môn Tiếng Việt giáo viên có thể khai thác tác dụng của các bài tập để rèn
luyện và phát triển kỹ năng quản lý thời gian , kỹ năng giải trí lành mạnh, kỹ năng
hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động .
d. Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinhphát triển kỹ năng phòng chống
bạo lực:
Nhằm phòng chống bao lực có hiệu quả, giáo viên sử dụng các kỹ năng duy
trì quan hệ hợp tác, kỹ năng nhận biết đúng sai …giáo viên tích hợp trong giờ dạy
môn Tiếng Việt qua các tiết tập đọc, kể chuyện luyện từ và câu thông qua các hình
ảnh chính diện và phản diện của bài đọc.
e. Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinhphát triển kỹ năng đời sống cá
nhân và gia đình:
Ở môn Tiếng Việt, nhóm kỹ năng đời sống cá nhân và gia đình tuy không
trực tiếp giáo dục học sinh các nội dung về quản lý tài chính, vệ sinh, khám phá bản
thân, phòng tránh tai nạn thương tích, bảo vệ sức khỏe như môn Tự nhiên và xã hội
hoặc kỹ năng vượt qua nghịch cảnh, kỹ năng giải trí lành mạnh như môn Đạo đức
nhưng qua các hình tượng nhân vật trong các bài tập đọc , tiết kể chuyện … của bộ
môn Tiếng Việt, các nội dung trên sẽ được thẩm thấu một cách gián tiếp tích hợp
cùng bộ môn Đạo đức, Tự nhiên và xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học
sinh.
Ví dụ:Bài chiếc áo len ( Tiếng Việt 3 tập 1)
Thông qua câu chuyện của hai anh em Tuấn, Lan giáo dục học sinh lòng yêu
thương, biết nhường nhịn quan tâm đến anh chị em của mình.

Hoặc bài Buổi học thể dục ( Tiếng Việt 3 tập 2)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 13



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Là ca ngợi sự vượt khó của một học sinh bị khuyết tật nhằm giáo dục học
sinh về kỹ năng nhận thức bản thân, kỹ năng tự nhận thức, xác định giá trị của bản
thân, biết mục tiêu định hướng rõ ràng, kỹ năng thể hiện sự tự tin trong công việc,
kỹ năng thể hiện sự yêu thương, cảm thông và chia sẻ với bạn bè.
3.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức:
3.2.1. Mục tiêu:
Môn Đạo đức có mục tiêu hình thành và phát triển kỹ năng nhận xét, đánh
giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kỹ
năng lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình
huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết yêu thương tôn trọng con người, mong
muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt
tránh cái ác, cái sai, cái xấu.
3.2.2. Phát triển một số kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Đạo đức:
Môn đạo đức tưởng như là dễ nhưng lại rất khó đối với học sinh tiểu học.
Làm thế nào để học sinh có được những thói quen tốt,có những hành vi ứng xử
đúng là cả một quá trình rèn luyện lâu dài, thường xuyên, liên tục.
Không những thế còn phải kết hợp chặt chẽ với các môi trường giáo dục giữa
nhà trường, gia đình và xã hội.
- Chính vì vậy giáo viên và người lớn phải là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo. Học sinh phải nhận thức được rõ ràng mọi hành động đâu là xấu để tránh,
đâu là tốt để noi theo.
- Thông qua các tiết đạo đức, để các tiết học đạt hiệu quả cao thì giáo viên
phải nghiên cứu kĩ giáo án, bài giảng để có phương pháp tổ chức tiết học một cách
hợp lý. Cách sử dụng đồ dùng dạy học đưa ra phải đúng lúc, đạt hiệu quả tốt. Khi
giảng dạy giáo viên phải lưu ý đến hệ thống câu hỏi đàm thoại phải phù hợp, phải
logic để đúc rút ra được những bài học quý báu trong giờ đạo đức cho học sinh cần
học tập. Trong tiết thực hành giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện những
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B


Page 14


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

hành vi đạo đức tốt vừa học được bằng những việc làm cụ thể vừa sức, vừa khả năng
của học sinh: bằng nhiều việc làm khác nhau, cũng như nhiều hình thức khác nhau.
VD: Khi dạy bài “ Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em”
Giáo viên có thể cho học sinh đàm thoại một số câu hỏi để học sinh hiểu
được: Tại sao chúng ta phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? Chăm
sóc ông bà, cha mẹ ,anh chị em là bổn phận của các em. Cho học sinh liên hệ bản
thân mình đã chăm sóc ông bà, cha mẹ chưa? Nếu đã quan tâm chăm sóc thì em đã
quan tâm, chăm sóc như thế nào? Trong nhiều trường hợp khác nhau giáo viên phải
lựa chọn cách giảng khác nhau cho các tổ nhóm sưu tầm câu chuyện, tranh ảnh
phục vụ bài giảng cùng giáo viên thì học sinh dễ nắm chắc nội dung của bài mới.
Giáo viên không phải giảng nhiều mà học sinh dễ hiểu. Giáo viên dựa vào các bài
tập gợi ý hướng dẫn học sinh biết áp dụng những kiến thức vừa học vào thực tế
cuộc sống chăm sóc ông bà, cha mẹ như thế nào? Kể cả lúc khoẻ mạnh, lúc đi chơi
xa, đi công tác và nhất là lúc ôm đau, bệnh tật bằng những việc làm cụ thể của
mình qua việc “nhận diện hành vi đúng sai, qua tranh ảnh”. “Cùng nhau tham gia
giải quyết các tình huống”. (Qua các tiểu phẩm do học sinh tự đóng) hoặc các tình
huống các em có thể gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Giúp các em có những đối xử
đúng mực, bộc lộ được tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của mình đối với ông bà
cha mẹ người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình.
VD: Cho học sinh đóng tiểu phẩm “Chăm sóc bà khi bà bị ốm” bố mẹ đi
công tác vắng. Hoặc xử lý tình huống: Bố đi công tác xa về, hay ông bà nội ngoại ở
quê lên chơi. Hoặc đóng vai theo các gợi ý ở bài tập 4 để học sinh có thể xử lý các
tình huống cụ thể trong thực tế.
- Thường xuyên nêu các tấm gương tốt ở lớp ở trường cho các em noi theo.

Hoặc tấm gương qua các câu chuyện, qua báo thiếu niên nhi đồng...

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 15


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

- Ngoài ra giáo viên còn phải cho học sinh thấy được trách nhiệm của mình
đối với các bạn, đối với mọi người và nhất là đối với trường với lớp khi được cô
giao, nên làm tròn là thể hiện lòng yêu trường lớp.
VD: Dạy bài: “Tích cực tham gia việc lớp việc trường” qua các bài tập xử lí
tình huống và thảo luận về việc làm của các bạn qua các bức tranh, các câu chuyện
Giáo viên cho học sinh liên hệ bản thân học sinh hiểu được: Tham gia làm việc lớp,
việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi học sinh. Ngoài ra để giáo dục kĩ
năng sống Giáo viên luôn động viên, khuyến khích, tuyên dương những học sinh
làm tròn công tác được giao hàng ngày và qua các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
- Thành lập những “đôi bạn cùng tiến” để giúp nhau về mọi mặt: học tập, lao
động, đạo đức, kỉ luật...
- Sử dụng tốt sổ liên lạc, kết hợp chặt chẽ với các môi trường giáo dục (nhà
trường, gia đình và xã hội) giúp các em tiến bộ về đạo đức hàng ngày, hàng tuần.
- Giáo dục các em có ý thức tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua
của trường, của Đội phát động.
VD: Tham gia phong trào nhân đạo mua tăm ủng hộ người mù. Góp các quỹ
từ thiện quỹ tình thương, ủng hộ các bạn nghèo vượt khó, các bạn tàn tật, đồng bào
lũ lụt...
- Rèn cho học sinh có thói quen chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, biết xin lỗi.
Giáo dục học sinh biết lễ nghĩa đối tối thiểu của một con người.
VD: Đi về phải biết chào hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị. Đến trường chào hỏi

các thầy cô giáo, các bác công nhân viên. Ra đường chào hỏi người lớn tuổi. Biết
cảm ơn khi nhờ ai việc gì đó. Biết xin lỗi khi làm điều sai...
- Sau mỗi tiết học, giáo viên đều hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trước để
nghe giảng càng nắm vững bài và tự kiểm tra phần thực hành của từng cá nhân, tổ
nhóm rồi báo cáo cho giáo viên ngay.
- Có như thế học sinh mới học tốt tiết đạo đức được.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 16


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

- Qua một số kinh nghiệm trên tôi thấy tiết học đạo đức ở lớp tôi có nhiều kết
quả tốt. Đội ngũ cán sự lớp nhiệt tình có trách nhiệm hơn. Học sinh phục tùng cán
sự lớp có nề nếp tự quản tốt lúc vắng cô. Các em đều có thói quen bảo nhau học tập
và lao động cũng như giữ kỉ luật ở mọi nơi, mọi chỗ.
- Làm tốt mọi công việc của cô giáo giao cho.
- Các em có thói quen cảm ơn, xin lỗi, có thói quen chào hỏi khách trong
ngoài trường và những người lớn tuổi.
- Học sinh thật thà dũng cảm. Có lỗi dám nhận lỗi với cô và sửa lỗi. Nhặt
được của rơi nộp cô chủ nhiệm, cô tổng phụ trách để trả lại bạn đánh mất.
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi hơn mình.
- Trong các tiết học đạo đức các em chủ động tiếp thu kiến thức mới. Không
còn tình trạng bỡ ngỡ thụ động trong học tập nữa.
- Học sinh hiểu biết một cách vững chắc về những chuẩn mực đạo đức, hành
vi đạo đức để có những thói quen tốt về đạo đức trong mọi quan hệ và mọi tình
huống.
- Các em biết hoà mình vào tập thể lớp trường. Có trách nhiệm với tập thể
bằng những hành động của mình.

Các em tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng và yêu thích học môn đạo đức.
3.3. Phát triển kỹ năng sống thông qua dạy học Tự nhiên xã hội:
3.3.1. Mục tiêu:
Giáo dục kỹ năng sống trong môn Tự nhiên và xã hội giúp học sinh :
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân, biết lắng nghe, ứng xử
phù hợp ở một số tình huống liên quan đến sức khỏe bản thân, các quan hệ trong xã
hội, (gia đình, nhà trường, cộng đồng) và trong môi trường tự nhiên.
- Biết tìm kiếm xử lí thông tin và phân tích so sánh để nhận diện , nêu nhận
xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong Tự nhiên xã hội.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 17


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

- Hiểu và vận dụng được các kỹ năng. Có những hành vi tích cực,tự nguyện
trong thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe bản thân trong việc đảm
bảo an toàn khi ở nhà, ở trường,ở nơi công cộng, thân thiện với cây cối, con vật
xung quanh, có ý thức hành động bảo vệ giữ gìn môi trường sống của mình.
3.3.2. Phát triển một số kỹ năng cho học sinh thông qua dạy học Tự nhiên và
xã hội:
Tự nhiên và Xã hội là những vấn đề gần gũi với cuộc sống, vì vậy các em có
nhiều kinh nghiệm liên quan đến nội dung học tập. Dựa vào đặc điểm này khi tổ
chức các hoạt động dạy học, giáo viên cần khai thác những biểu tượng, kinh
nghiệm vốn có từ gia đình, trường học và quê hương của HS để hình thành và giáo
dục cho các em những kỹ năng sống thích hợp.
Cũng giống như các môn học khác, các hoạt động học tập ở đây thường bắt
đầu từ việc yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận, hỏi đáp về các hình ảnh, tình
huống, thông tin… để khai thác những kiến thức trong SGK như: các thế hệ trong

một gia đình, các việc làm để phòng cháy khi ở nhà, các hoạt động ở trường, các
hoạt động sản xuất và dịch vụ và các việc làm để giữ vệ sinh môi trường ...Ngoài ra
việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như yêu cầu các em học sinh điều
tra, sưu tầm: ảnh chụp các thành viên trong gia đình, trường học; họ hàng nội
ngoại; mẩu tin, tư liệu về các vụ hoả hoạn, các ngành nghề ở địa phương; tranh ảnh
về các hoạt động trong trường học; ảnh về các cơ quan của tỉnh (thành phố); tranh
ảnh về các hoạt động: thông tin liên lạc; nông nghiệp; công nghiệp, thương mại;
tranh, áp phích về an toàn giao thông; tranh về rác thải, cách thu gom và xử lý rác
thải... Tiếp theo đó trên các tiết học các em sẽ quan sát, nhận xét, xử lý các thông
tin đã sưu tầm được qua các hoạt động quan sát, thảo luận, hỏi đáp và trình bày kết
quả thông qua các hoạt động giới thiệu, trình bày, báo cáo ...Hoặc việc tham gia
đóng vai: hoạt động tại nhà bưu điện để biết cách ghi địa chỉ, gửi thư và sử dụng
các dịch vụ khác tại bưu điện; Bán hàng để làm quen với các hoạt động mua
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 18


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

bán...Hay các trò chơi như: Mời bạn đến thăm gia đình tôi để tập giới thiệu về các
thế hệ trong gia đình mình; Đi chợ mua gì? Cho ai? Để tỏ sự quan tâm đến các
thành viên trong gia đình; Xếp hình gia đình 2 thế hệ, 3 thế hệ, 3 thế hệ mở rộng để
củng cố kiến thức về mối quan hệ họ hàng; Gọi cứu hoả để tập cho học sinh biết
phản ứng đúng khi gặp hoả hoạn; Chuyển thư để học sinh biết được có nhiều cách
chuyển thư khác nhau và luyện phản xạ nhanh; Đèn xanh, đèn đỏ để củng cố kiến
thức và kỹ năng của học sinh về tín hiệu giao thông... giúp cho giáo viên dễ dàng
khai thác để giáo dục được những kỹ năng sống cần thiết cho các em như: kỹ năng
hợp tác làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình và phản biện; kỹ năng tự phục vụ và
bảo vệ bản thân; kỹ năng kiên định và kỹ năng từ chối; kỹ năng xử lí thông tin; kỹ

năng giao tiếp ; kỹ năng tự đánh giá…
VD: Khi dạy bài “Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống”
Giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Tôi cần đến đâu”
Mục tiêu:
- Nhận biết và chỉ được các cơ quan hành chính cấp tỉnh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn.
- Ứng xử nhanh.
Cách chơi:
Học sinh quan sát tranh giáo viên đã phóng to trên bảng, lắng nghe câu hỏi.
Nhiệm vụ của học sinh là nói được tên nơi mà bạn mình cần đến. Sau đó chỉ nơi đó
trên bức tranh.
Giáo viên chia lớp thành 2 đội và tổ chức cho học sinh chơi.
Câu hỏi gợi ý:
Tôi đau bụng quá tôi cần tới đâu?
Tôi muốn thăm một bạn đang bị ốm tôi cần tới đâu?
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 19


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Kết luận: qua trò chơi học sinh biết được những nơi làm việc xung quanh các em và
nhiệm vụ của từng cơ quan đó để các em có thể vận dụng trong thực tế khi các em
có nhu cầu
III. KẾT QUẢ:
Qua quá trình phối hợp thực hiện một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh của lớp, tôi nhận thấy khả năng thể hiện sự ứng xử trong giao tiếp
hàng ngày của các em từng bước đã có những chuyển biến đáng kể :
Khảo sát qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết Tiếng

Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội trong giữa học kỳ II cho thấy:
Thực hành thảo luận nhóm
TSH
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách
Biết cách lắng nghe, hợp tác
S
ra khỏi nhóm
SL
%
SL
%
32
30
94
2
6
Khảo sát qua quan sát học sinh ứng xử với bạn khi tham gia các hoạt động
tập thể thời điểm giữa học kỳ II:

TSH

Ứng xử tình huống trong sinh hoạt tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi

S
32

tham gia


khá phù hợp
SL
31

%
97

SL
1

%
3

Bên cạnh sự tiến bộ về kỹ năng sống của học sinh, thông qua các hoạt động,
học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi của bản thân, các em
cũng trở nên tốt hơn. Học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng
xử phù hợp. Ngoài ra còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự
hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 20


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

C. KẾT LUẬN:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học trong
nhà trường, giáo viên cần sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp dạy học và
kĩ thuật dạy học truyền thống và hiện đạitheo tinh thần phát huy tính tích cực, sáng
tạo của học sinh. Hạn chế thuyết giảng, làm thay học sinh, chú ý tạo ra những quan

hệ tích cực giữa học sinh với nhau trong học tập và thực hành kĩ năng.
Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền. Việc sử dụng
phương pháp và kĩ thuật dạy học rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ
thể. Vì vậy giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với
nhu cầu , trình độ của học sinh và đặc điểm hoàn cảnh cụ thể của lớp học mà mình
phụ trách.
Thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng cần được thông tin đến
phụ huynh, để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với con
em mình, cùng với giáo viên thực hiện, theo dõi, ủng hộ động viên các em. Nếu
được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh thì việc thực hiện dễ dàng thành công hơn.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua học tập, sinh hoạt là điều hết
sức cần thiết cho tương lai của các em. Để đạt được điều đó giáo viên cần kiên trì,
quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy.
Trên đây là một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp
3, chắc chắn rằng đây chưa phải là những kinh nghiệm hay nhất, mang lại hiệu quả
tốt nhất trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy, tôi rất mong nhận
được sự đóng góp chân tình, quý báu của Hội đồng xét duyệt và của quý thầy cô để
những kinh nghiệm ấy ngày càng trở nên gần gũi và mang lại hiệu quả thiết thực
trong công tác giáo dục học sinh.
Người viết

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 21


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Nguyễn Thị Hồng Gấm


PHỤ LỤC I
Một số Kế hoạch bài dạy lồng ghép kỹ năng sống trong môn Tiếng Việt
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 22


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Bài Ông ngoại – (Tập đọc lớp 3, tập 1)
I. Mục tiêu :
- Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn
chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu ND : Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ôngngười thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. Trả lời được các
CH trong SGK). Giao tiếp: trình bày suy nghĩ. Xác định giá trị
- Giáo dục Hs biết tình cảm của mọi người trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần hd hs luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
A/ Bài cũ : GV kiểm tra bài cũ .

Hoạt động của trò
- HS đọc bài – TLCH .

B/ Bài mới :
1. Khám phá

- HS lắng nghe .


Giới thiệu bài .
2. Kết nối

- HS lắng nghe .

*Hoạt động 1 : Luyện đọc
- GV đọc bài .
- GV hd hs luyện đọc kết hợp giải
nghĩa từ .

- HS đọc từng câu, từng đoạn trước lớp :
+ Đoạn 1 : Từ Thành phố……đến
những ngọn cây hè phố.
+ Đoạn 2 : Từ Năm nay……đến Ông
cháu mình đến xem trường thế nào .
+ Đoạn 3 : Từ Ông chậm rãi……đến

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 23


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau
này .
+ Đoạn 4 : Còn lại .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
* Hoạt động 2 : HD hs tìm hiểu bài .


- Cả lớp đọc thầm bài văn . Một hs đọc
thành tiếng đoạn 1, trả lời câu hỏi :
+ Không khí mát dịu mỗi sáng ; trời
xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông
trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè
phố .
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 , trả lời :
+ Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút,
hd bạn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực,
dạy bạn những chữ cái đầu tiên .
- 1 hs đọc thành tiếng đoạn 3 và 4 , cả
lớp đọc thầm theo , trả lời :
+ Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân
trên chiếc xe đạp cũ, đèo bạn nhỏ tới
trường . (Ông dẫn bạn nhỏ lang thang
khắp các căn lớp trống trong cái vắng lặng
của ngôi trường cuối hè – Ông nhấc bổng
bạn nhỏ trên tay, cho gõ thử vào mặt da

GV chốt lại :

loang lổ của chiếc trống trường).
- 1 HS đọc câu cuối , trả lời :
+Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu
tiên, ông là người đầu tiên dẫn bạn đến

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 24



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

trường học, nhấc bổng bạn trên tay, cho
bạn gõ thử vào chiếc trống trường, nghe

3. Thực hành
*Hoạt động 3 : Luyện đọc lại

tiếng trống trường đầu tiên .

GV đọc lại đoạn 1.
Sau đó hd hs đọc đúng, đọc diễn

- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn ; Thi
đọc cả bài .

cảm đoạn văn .
4. Vận dụng - Dặn dò
GV nhận xét tiết học – GD . Yêu
cầu hs về nhà tiếp tục luyện đọc thêm.

KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
(Tập Làm Vănlớp 3 tập 1)
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học của mình .Viết lại được
những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn khoảng 5 câu.
- Rèn kĩ năng giao tiếp và lắng nghe tích cực.
- HS biết yêu quý những kỉ niệm về tuổi ấu thơ.

II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi sẵn những câu hỏi gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1/. Ổn định;
2/. Kiểm tra:
- Kiểm tra 4 vở học sinh viết đơn xin cấp thẻ - 4 học sinh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm – Trường Tiểu học Phước Hòa B

Page 25


×