Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo đức lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.93 KB, 19 trang )

SKKN: Mt vi bin phỏp nhm giỳp hc sinh hc tt mụn o c lp 1

MC LC
PHN
A
I
II
III
IV
B
I.
II
1
2
III
1

NI DUNG
PHN M U
Lý do chn ti.
i tng nghiờn cu.
Phm vi nghiờn cu.
Mc ớch nghiờn cu.
NI DUNG
C s lý lun v thc tin ca ti.
Thc trng ca vn .
Thun li.
Khú khn.
Cỏc gii phỏp v kt qu t c.
Tỡm hiu nguyờn nhõn


TRANG
2
2
2
2
2
3
3
4
4
4
4
5

2

Tỡm hiu ni dung chng trỡnh.

5

3

Nghiờn cu nm chc phng phỏp v trỡnh t ca tit dy.

7

4
C
1
2

3

Kt qu t c v bi hc kinh nghim.
KT LUN
Kt lun
Ti liu tham kho
Ph lc

11
12
13
14
15

MT VI BIN PHP NHM GIP HC SINH HC TT
MON ẹAẽO ẹệC LễP 1
A. PHN M U.
I. Lớ do chn ti.
Mc tiờu hng u m ng v Nh nc ta t ra cho ngnh giỏo dc hin
nay l: nõng cao dõn trớ, bi dng nhõn lc, o to nhõn ti, lm th no
o to nờn nhng nhõn ti cho dt nc phỏt trin mt nhõn cỏch ton din.
Ngi thc hin: Phm Th Tỏm Trng Tiu hc Phc Hũa B

1


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

Hiện nay, hầu như giáo viên chỉ chú trọng vấn đề đổi mới phương pháp, cải
tiến hình thức tổ chức dạy học trong lớp. Lại sao lãng đi công tác phối hợp với

gia đình và xã hội giáo dục học sinh. Nên chất lượng là do một phía quyết định
việc đổi mới giáo dục cần phải đổi mới toàn diện, trong đó cần đổi mới và chú
trọng môn đạo đức cho phù hợp với tình hình thực tế, nhất là nhu cầu phát triển
xã hội hiện nay.
Công tác chủ nhiệm lớp không thể hiện nổi bật, tách biệt việc giáo dục đạo
đức cho học sinh mà thường ẩn hiện trong quy trình dạy học - thực hiện thường
xuyên mối quan hệ nhà trường cùng gia đình, xã hội chung tay giáo dục nâng cao
về đạo đức trí tuệ thể chất thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản.
Qua những năm dạy lớp ở tiểu học, tôi nhận thấy tất cả các môn học đều
góp phần phát triển nhân cách của các em một cách toàn diện, trong đó môn đạo
đức là môn học quan trọng gần như hàng đầu, là môn học trực tiếp thực tế góp
phần xây dựng nên toàn nhân cách của các em ngay từ lứa tuổi tiểu học.
II. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối 1 và lớp 1a3 Trường Tiểu học Phước Hòa B.
III. Phạm vi nghiên cứu.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Phước Hòa B, từ tháng 8 năm 2014 đến
tháng 1 năm 2015.
Chương trình – Sách giáo khoa lớp một.
Các phương pháp dạy - học tích cực lớp một.
Một số tài liệu tham khảo.
IV. Mục đích nghiên cứu.
Qua thực tế hiện nay, học sinh học hết bậc tiểu học, lên học bậc THCS,
PTTH thì chất lượng đạo đức của các em gần như đang báo động, hình ảnh
những học sinh nói tục, chửi thề, đua xe, lạng lách, đánh nhau, vô lễ với thầy cô
giáo thậm chí còn đánh cả thầy cô… đang diễn ra hàng ngày.

Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

2



SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

Trong những năm gần đây, học sinh chủ yếu chỉ chú ý vào học hai môn
chính Tiếng Việt - Toán để thi tốt nghiệp và thi vào các ngành học ở những lớp
trên nên giáo viên và phụ huynh gần như lãng quên môn đạo đức, xem đây như
là một môn phụ, không đáng quan tâm, điều đó dẫn đến ảnh hưởng rất nhiều đến
chất lượng môn học nói riêng và ảnh đến chất lượng giáo dục đạo đức trong
ngành giáo dục nói chung.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận.
Tôi luôn nghĩ, mình là một giáo viên tiểu học, một người gieo mầm nhân
cách cho các em, mình cần quan tâm tìm tòi những kinh nghiệm hay, những
phương pháp giáo dục tối ưu nhất để giúp học sinh vừa học tập tốt, vừa rèn luyện
tốt đạo đức để mai này các em trở thành người có cả đức lẫn tài như lời Bác Hồ
kính yêu của chúng ta đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.
Các em như một tờ giấy trắng, rất ngây thơ và rất hồn nhiên. Các em bước
vào trường tiểu học với môi trường mới, với bạn bè và cô giáo mới…được làm
quen với nhiều môn học phù hợp với lứa tuổi của học sinh nhưng học thế nào là
hợp lý và mang lại hiệu quả, đó là vấn đề quan trọng mà ai cũng phải quan tâm,
đặc biệt là các em học sinh tiểu học nói chung các em học sinh lớp 1 nói riêng
khi cho các em đến trường được làm quen với việc đọc, viết, còn bồi dưỡng một
số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết với mối quan hệ nhà trường cùng gia
đình giáo dục sẽ nâng cao dần .
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong môi trường giáo dục hiện nay, yêu cầu về kiến thức và đạo đức một
người học sinh rất cần thiết. Vì vậy vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh đang là
vấn đề cần được coi trọng quan tâm trong nhà trường và toàn xã hội. Qua nhiều
năm giảng dạy ; qua tìm hiểu, cũng như học hỏi, tham khảo ý kiến của đồng

nghiệp, phụ huynh học sinh, bản thân tôi nhận thấy: Để dạy lễ nghĩa cho các em
Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

3


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

học sinh, không gì tốt hơn là các em được học qua môn đạo đức, chính vì lí do
đó mà tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi biện pháp tối ưu nhất để giúp học sinh học tốt
môn đạo đức, do đó tôi đã chọn đề tài “Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh
học tốt môn Đạo đức lớp 1.”
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1. Đặc điểm tình hình lớp.
Năm học 2014 - 2015 này, tôi phụ trách lớp gồm 33 học sinh trong đó có 19
em nữ. Ngay đầu năm học, tôi đã nhận thấy lớp tôi chủ nhiệm có những thuận lợi
và khó khăn như sau:
2 . Thuận lợi.
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm
lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, qua các buổi thao giảng, dự giờ…
Bản thân giáo viên có tinh thần yêu nghề, mến trẻ và đã giảng dạy nhiều
năm nên hiểu rõ tâm lý học sinh ở độ tuổi này.
Lớp một năm học này đồng thời lồng ghép các chuyên đề với kỹ năng sống
giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu với phong trào đổi mới phương pháp giáo
dục nên là một thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi vận dụng phương pháp
dạy học hưởng ứng tích cực vào học sinh trong quá trình tiếp thu và chiếm lĩnh
tri thức.
Tài liệu, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho môn học này ở thư viện trường
cũng khá đủ.
Đa số học sinh là dân địa phương nên giáo viên có nhiều thuận lợi hơn trong

việc giảng dạy cũng như việc phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác
kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục.
3. Khó khăn.
Lớp học có 1/2 học sinh là nam nên các em hay nghịch ngợm, ham chơi,
hiếu động gây một số khó khăn nhất định trong học tập của lớp.
Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

4


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

Nhiều phụ huynh còn cho rằng đây chỉ là một môn phụ, học sinh chỉ cần
đọc thông, viết thạo và biết cách tính toán thế là tốt rồi. Còn đạo đức nhân cách
thì lớn lên các em tự ý thức còn chưa muộn.
Trường nằm gần Công ty cao su Phước Hòa, nhiều nhà máy gạch, nhiều phụ
huynh làm công nhân cạo mủ, làm nông, làm thuê, dân di cư nên có một số trở
ngại trong việc giáo dục đại trà cho các em.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
1. Tìm hiểu nguyên nhân
Qua tình hình thực tế và thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay như trình
bày ở trên, tôi nhận thấy rằng tình trạng đạo đức của học sinh hiện nay còn nhiều
điều phải tiếp tục giáo dục, mà nguyên nhân do là:
Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc hình thành nhân cách cho các em
ngay từ nhỏ.
Tác động từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng không tốt đến các em.
Ví dụ: Phát hành và du nhập bất hợp pháp những phim truyện có nội dung
thiếu lành mạnh.
Kinh tế phát triển mạnh kéo theo nhiều quán xá mọc lên như nấm, dẫn đến
các tệ nạn xã hội diễn ra tràn lan như: trộm cắp, game, chát, lừa đảo, cờ bạc,

rượu chè, ma tuý… gây rối trật tự xã hội ảnh hưởng đến học sinh.
Biện pháp giáo dục của nhà trường và phụ huynh học sinh chưa chặt chẽ.
2. Tìm hiểu nội dung chương trình.
Muốn dạy tốt một môn học nào đó, giáo viên cần nắm vững nội dung
chương trình môn học ngay từ đầu năm để có thể đề ra những định hướng chung
xuyên suốt năm học.
Cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng và bồi dưỡng thái độ tình cảm tích
cực, đặc biệt coi trọng hình thành các kỹ năng ứng xử trong cuộc sống như kỹ
Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

5


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự giải quyết
vấn đề.
Chương trình môn đạo đức ở khối lớp 1 tập trung vào 3 nội dung chính.
Qua tìm hiểu chương trình đạo đức lớp 1 gồm :
Tuần

Tên bài dạy
Học kỳ I (18 tuần ): 18 tiết

1và 2

Em là học sinh lớp 1( KNS )(bài 1)

3 và 4


Gọn gàng, sạch sẽ (BVMT-NL) (bài 2)

5 và 6

Giữ gìn sách vở, DDHT (GDBVMT+ GDSDNLTK
- HQ) (bài 3)

7 và 8

Gia đình em ( GDKNS - GDBVMT) (bài 4)

9 và 10

Lễ phép với anh chị -nhường nhịn em nhỏ
(GDKNS) (bài5)

11

Thực hành kĩ năng GKI

12 và 13

Nghiêm trang trong khi chào cờ (bài 6)

14 và 15

Đi học đều và đúng giờ (GDKNS + TKNL) (bài 7)

16 và 17


Trật tự trong giờ học (bài 8)

18

ôn tập thực hành kĩ năng

Học kỳ II (17 tuần) 17 tiết
19 và 20
21 và 22
23 và 24

Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo DKNS) (bài 9)
Em và các bạn (GDKNS) (bài 10)

Đi bộ đúng quy định (T1) (GDKNS) (bài 11)

25

Thực hành kỹ năng GKII

26 và 27

Cám ơn và xin lỗi (KNS) (bài 12)

Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

6


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1


28 và 29

Chào hỏi và tạm biệt (KNS) (bài 13)

30 và 31

Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng (GDMT– KNS – SDNL)
(bài 14)

32 và 33

Dành cho địa phương (Đền ơn đáp nghĩa)

34

Dành cho địa phương (Vệ sinh trường lớp )

35

Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kỳ II và cuối
năm.

Chương trình đạo đức từ lớp một bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau.
Mỗi mối quan hệ có các chuẩn mực hành vi đạo đức riêng.
Ví dụ:
Các chuẩn mực hành vi đạo đức đối với bản thân
Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong mối quan hệ gia đình
Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo và
bạn bè.

Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội.
Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
Ngoài các chuẩn mực đạo đức trong chương trình còn có 3 tiết dành cho địa
phương.
3. Nghiên cứu nắm chắc phương pháp và trình tự của tiết dạy.
Môn Đạo đức là môn học mang đậm nét giáo dục, do đó giáo viên không
chi dạy học kiến thức đơn thuần, nắm phương pháp dạy học đơn thuần mà còn
phải nắm thật vững phương pháp, trình tự hình thành, giáo dục một chuẩn mực,
hành vi đạo đức nhất định. Tuy nhiên điều quan trọng hàng đầu vẫn phải nắm
vững trình tự và phương pháp đặc trưng của môn Đạo đức ở từng lứa tuổi, từng
lớp học cho phù hợp.
Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

7


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

Đây là khâu quan trọng nhất trong cả quá trình dạy học lẫn quá trình giáo
dục cần nắm chắc phương pháp và trình tự thì chúng ta mới đi đúng hướng, đúng
quy trình và phù hợp với tâm lí lứa tuổi, từ đó mới có thể thu được kết quả cao
trong dạy học và giáo dục. Do đó, tôi luôn quan tâm tìm hiểu và hệ thống hoá
trình tự và phương pháp dạy môn đạo đức như sau:
* Trình tự giờ dạy môn Đạo đức.
Tiết 1: để giúp học sinh xây dựng được nhân cách qua những chuẩn
mực đạo đức, tôi tiến hành các bước cho một tiết dạy như sau:
1. Ổn định:
Đây là bước khởi đầu quan trọng, tạo tâm lí thoải mái, vui tươi trong học tập
ở các bước tiếp theo. Tôi thường cho các em khởi động bằng những bài hát mang
ý nghĩa theo bài học để nội dung giáo dục nhẹ nhàng đi vào tâm hồn các em ngay

từ đầu giờ.
Ví dụ: khi dạy bài “Đi học đều và đúng giờ ’ tôi bắt nhịp cho học sinh bài
hát ‘Đồng hồ quả lắc ‘’để khởi động tiết học. Sau đó tôi lấy chủ đề bài hát để
giới thiệu bài
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh tự nhận xét về bản thân.
- Sau đó, các em nêu một tình huống hay kể lại một câu chuyện về việc làm
tốt thể hiện các chuẩn mực đạo đức đó.
- Giáo viên nhận xét - tuyên dương .
* Giới thiệu bài :
Nhiều giáo viên cho rằng việc giới thiệu chỉ là việc làm có tính chất hình
thức và chỉ làm khi có dự giờ hay thi giáo viên giỏi. Trái lại tôi cho rằng đây là
bước rất quan trọng. Những bài học khô khan, cứng ngắc, với tâm lí “ngán”;
“sợ” các em sẽ khó tiếp thu bài hơn.

Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

8


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

Mà muốn tạo đựơc tâm lí tốt trong giờ học, theo tôi việc giới thiệu bài phải
có nhưng cũng rất nhẹ nhàng và đơn giản. Tôi thường lấy thực tế để dẫn đến tựa
bài như từ bài khởi động hoặc cho học sinh kể về những việc làm hàng ngày ở
nhà cũng như ở trường như bài: Giữ gìn sáchvở, đồ dùng học tập.
+ Yêu cầu mỗi học sinh tự đứng lên giới thiệu về những công việc mà mình
đã làm ở nhà ,ở trường cho cả lớp nghe.
+ Học sinh lần lượt đứng lên giới thiệu .
+ Sau đó giáo viên nhận xét, chốt lại và đi vào bài học mới một cách tự

nhiên, nhẹ nhàng
* Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm để đóng vai hoặc xử lí tình
huống.
- Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
Giáo viên nêu từng ý kiến trong bài học, học sinh biểu lộ thái độ hay ý
kiến của mình theo cách quy ước của giáo viên.
Qua hoạt động này học sinh được trình bày ý kiến của mình về những vấn
đề có liên quan đến các em và biết làm việc, học tập đúng giờ.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy nhỏ, 4 nhóm thảo
luận 4 tình huống. Yêu cầu học sinh nhận xét về của từng nhóm (đúng, sai) giải
thích vì sao, xử lý như vậy.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai đúng, ai sai? ”
Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, giáo viên nêu tình huống đội nào giơ
tay trả lời đúng được điểm nếu sai đội khác trả lời (không được trùng lặp).
Giáo viên nhận xét - tuyên dương đội nào nêu nhiều, nhanh và đúng.
Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

9


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

Qua trò chơi cho học sinh thấy được việc Đi học đều và đúng giờ giúp
chúng ta học tập có kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy Đi học đều và đúng giờ
là việc làm cần thiết.
* Củng cố - liên hệ thực tế:
“Nghe dễ nhớ, nhìn dễ quên, làm dễ hiểu’’ và ở môn đạo đức không đơn

thuần chỉ dạy kiến thức mà còn giáo dục hành vi đạo đức cho các em học sinh
nên giáo viên cần quan tâm bước củng cố, cần phải khắc sâu hành vi bằng cách
để học sinh tự nêu lên những cảm nhận của mình về hành vi đã học và hướng
thực hiện cho bản thân chứ giáo viên không nên liên hệ giáo dục suông.
Lứa tuổi các em rất thích nghe kể chuyện và bắt chước nên tôi luôn kể về
các gương tốt cho các em nghe rồi phân tích và liên hệ đến bản thân của học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường thì phải thực hiện như thế nào để noi theo những
gương tốt không vi phạm điều xấu về đạo đức. Muốn đạt được thì người giáo
viên trước tiên phải gương mẫu.
Ví dụ: Dạy học sinh biết cảm ơn, xin lỗi thì không tấm gương nào sống
động hơn là giáo viên cảm ơn học sinh khi được em giúp mình việc gì, dù rất
nhỏ. Các em sẽ cảm thấy mình được tôn trọng hơn khi được cô “ xin lỗi” mình
khi cô đánh giá sai.
*Dặn dò:
Cuối tiết học, cần nhận xét tuyên dương và dặn dò học sinh những hành vi
cần thiết phải thực hiện trong thực tế để tiết sau thực hành .
Từ những liên hệ thực tế đó và sự uốn nắn của giáo viên có kích thích các
em có nhu cầu phấn đấu để đạt được những chuẩn mực đạo đức đã học. Cụ thể là
xấu hổ trước những hành vi chưa đúng của mình, hân hoan phấn khởi trước
những hành vi tốt và mong được học theo các gương tốt đó.
Cả hai trạng thái đều có tác dụng về mặt tâm lí hướng các em đến cái tốt,
các em sẽ tích cực rèn luyện và vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày.
Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

10


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

Với khẩu hiệu “Tiên học lễ - hậu học văn” đã nói lên tầm quan trọng của

việc giáo dục đạo đức trong nhà trường. Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức
là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thấm nhuần
những đạo lý đó là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn quan tâm uốn nắn cho các
em những điều hay, lẽ phải biết kính trọng ông bà, cha, mẹ, thầy cô giáo, trung
thực, lễ phép, sống hòa đồng biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè, không nói tục,
chửi thề….thông qua các biện pháp như nhắc nhở, trách phạt, khuyên bảo nhẹ
nhàng, động viên, nêu gương, kể chuyện ….nhưng tôi nhận thấy hiệu quả nhất
vẫn là biện pháp kể chuyện. Vận dụng những câu chuyện có nội dung, ý nghĩa
phù hợp với tình hình thực tế để giáo dục các em. Vì ở lứa tuổi các em rất thích
nghe kể chuyện và bắt chước nên tôi luôn kể về các gương tốt cho các em nghe
rồi phân tích và liên hệ đến bản thân của học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường
thì phải thực hiện như thế nào để noi theo những gương tốt không vi phạm điều
xấu về đạo đức. Muốn đạt được thì người giáo viên trước tiên phải gương mẫu.
4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm.
a. Kết quả đạt được.
Nhờ áp dụng những biện pháp trên vào tiết dạy môn Đạo đức mà tôi nhận
thấy kết quả đạt được thật sự đáp ứng nhu cầu mà bản thân tôi, nhà trường và xã
hội mong muốn ở các em. Cụ thể học sinh thuộc bài, hiểu bài, nhớ lâu và thực
hành tốt yêu cầu chuẩn mực của mỗi bài dạy và trong thực tế đa số học sinh
trong lớp tôi đều ngoan hơn, lễ phép hơn.
Ví dụ: Em Phát đầu năm rất ngỗ nghịch nay hiền, ngoan, chăm chỉ, biết
giúp đỡ bố mẹ.
Em Hùng đầu năm hay đánh bạn, chọc ghẹo bạn, nghịch phá trong lớp, nay
đã biết giúp đỡ bạn bè, vâng lời thầy cô …
Cụ thể qua việc đánh giá kết quả học tập học kỳ I ở năm học 2014-2015 lớp
tôi đã đạt như sau:

Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

11



SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

Thời gian

Sĩ số học sinh

Đầu năm

33

Học kỳ I

33

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

33

0

Từ khi áp dụng các biện pháp trên giúp học sinh tốt môn đạo đức, không chỉ
rèn cho các em ngoan hiền còn xây dựng cho các em một ý thức học tốt môn học
khác .
Các tiết của lớp bây giờ rất sôi động, tôi nghĩ đạt được kết quả này là do sự
sự cố gắng học hỏi những tấm gương tốt mà các em đã học qua ở những bài học
đạo đức. Từ đó, các em cố gắng rèn luyện để trở thành những người giúp ích cho

xã hội. Đó chính là kết quả mà tôi mong muốn nhiều nhất và với các biện pháp
như trên.
b. Bài học kinh nghiệm.
Từ những biện pháp và kết quả thu được như trên, tôi đã rút ra một số bài
học kinh nghiệm khi dạy môn đạo đức như sau:
Trước hết, giáo viên phải nắm vững được nhận thức của học sinh về môn
học và nội dung chương trình sách giáo khoa.
Áp dụng phương pháp dạy học đổi mới tạo sự hứng thú cho học sinh tập nói
chung và nhất là học tập môn đạo đức .
Khi chuẩn bị bài sau, cần chú đến những việc cụ thể :
Cần áp dụng những hành vi nào vào thực tế.
Giáo viên luôn gần gũi, hoà đồng với học sinh tạo cho lớp học, thầy trò, bạn
bè có mối quan hệ thân mật để càc em dễ diễn đạt ý của mình hơn.
Người giáo viên phải luôn luôn học hỏi ở đồng nghiệp, ở xã hội, trao dồi
những hành vi chuẩn mực. Luôn tâm niệm lời dạy: ’’Mỗi thầy cô giáo là tấm
Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

12


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

gương sáng cho học sinh noi theo”. Kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã
hội.
C. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên áp dụng vào thực tế ở lớp 1
Trường Tiểu Học Phước Hòa B đã giúp tôi thu được kết quả khả quan về công
tác giúp học sinh học tốt môn đạo đức lớp 1, cụ thể:
Những việc làm ở trên có tác dụng đem lại hiệu quả cho môn Đạo đức. đồng
thời giúp học sinh có ý thức được nhiệm vụ học tập đối với các môn học khác.

Đem lại hiệu quả tốt đẹp cho việc trồng người và đào tạo những con người làm
chủ đất nước có đủ đức lẫn tài; xây dựng cho các em những phẩm chất tốt đẹp
của một con người mới. Là giáo viên dạy lớp, tôi luôn tâm niệm; học sinh không
chỉ đọc, viết và làm tính thông thạo mà còn dạy các em làm người mà nhất là
một người lao động trong xã hội mới phải có đầy đủ các phẩm chất năng động,
sáng tạo … phát triển toàn diện. Con người biết sống cho mình và cho mọi người
do đó tôi nhận thấy tất cả các môn học điều quan trọng như nhau, mỗi môn đều
có một tác dụng giáo dục riêng và việc dạy tốt môn đạo đức cũng góp phần to
lớn vào mục tiêu giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên trong khi viết không thể tránh khỏi mhững thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được ý kiến của các cấp lãnh đạo để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Phước Hòa, ngày 20 tháng 01
năm 2015
Người viết

Phạm Thị Tám

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

13


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

- Báo Giáo dục Tiểu học.
- Đạo đức 2: Sách giáo khoa, Sách giáo viên.
- Báo Giáo dục và Thời đại.


PHẦN PHỤ LỤC
Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

14


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

HÌNH ẢNH MINH HỌA

Em Phát đầu năm chưa ngoan, nay ngoan hơn.

Em Hùng đầu năm hay đánh bạn, nghịch phá, nay đã biết giúp đỡ
bạn bè, vâng lời thầy cô …

Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

15


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

Tập thể lớp 1A3 năm học 2014-2015

Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

16


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………........................................
Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B


17


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

18


SKKN: Một vài biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 1

Người thực hiện: Phạm Thị Tám Trường Tiểu học Phước Hòa B

19



×