Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

SKKN Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 30 trang )

Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng đối với
học sinh tiểu học vì nó hình thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho các em.
Nhất là lớp một là lớp đầu cấp. Người ta thường nói : “Cấp một là nền, lớp một
là móng”, móng có chắc thì nền mới vững. Là một người giáo viên lớp một tôi
phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, tìm ra những khó khăn để kịp
thời giúp đỡ, giáo dục các em. Khi vào lớp một các em bắt đầu chuyển từ hoạt
động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập, đó là một khó khăn đối với các
em vì phải bắt đầu làm quen với một hình thức hoạt động hoàn toàn khó đó là
đọc và viết. Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính
xác, không có lỗi, đọc đúng là không thừa, không sót âm, vần, tiếng. Học sinh
lớp tôi một số em đã quen với giọng địa phương nên khi phát âm thường sai dẫn
đến viết cũng không đúng, một phần do cha mẹ phát âm sai làm trẻ bắt chước
theo cũng không đúng.Vì vậy việc dạy các em biết đọc, đọc thành thạo, đọc trơn
tiếng, từ ngữ, câu, đoạn văn là việc làm hết sức quan trọng. Ngoài việc rèn kĩ
năng đọc đúng giáo viên cũng cần chú ý đến lời nói khi học sinh giao tiếp vì lúc
này trẻ hầu như dùng từ ngữ địa phương, cần chỉnh sửa lời nói mọi lúc để giúp
các em phát âm đúng.
Việc dạy đọc cho các em vô cùng quan trọng bởi có đọc tốt thì mới viết
đúng và hiểu những yêu cầu của các môn học khác như Toán, Tự nhiên xã hội,
đạo đức….. đọc tốt còn giúp các em mở rộng vốn hiểu biết, làm phong phú vốn
ngôn ngữ của mình. Kỹ năng đọc tốt sẽ giúp các em phát triển về tư duy, cảm
nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được tiếng, từ mình vừa học,
trau dồi, tích luỹ cho mình những gì đã học.
Bên cạnh kỹ năng đọc đúng, kỹ năng viết đẹp cũng đóng vai trò quan
trọng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Ngày nay, mặc dù có nhiều phương
tiện in ấn hiện đại song chữ viết vẫn có vai trò vô cùng quan trọng với xã hội
nhất là đối với công tác giáo dục. Dạy cho học sinh kỹ năng viết đúng, viết đẹp,


Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

viết nhanh không chỉ giúp các em học tốt môn Tiếng Việt mà còn giúp các em
học tốt các môn khoa học khác.
Câu nói ngàn xưa: “Nét chữ – Nết người” đến nay vẫn nguyên giá trị của
nó. Ẩn sâu trong việc luyện viết chữ đẹp là rèn nết người, học sinh được rèn tính
kiên trì, cẩn thận và óc thẩm mĩ. Ngoài ra, việc dạy luyện viết chữ đẹp cũng góp
phần gìn giữ bản sắc dân tộc, nét chữ truyền thống của người Việt Nam.
Như vậy, mỗi giáo viên cần quan tâm đến việc luyện chữ cho bản thân
đồng thời rèn chữ viết cho học sinh góp phần xây dựng và đẩy mạnh phong trào
thi đua “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”.
Qua quá trình dạy lớp tôi đã tìm ra biện pháp để giúp các em đọc, viết tốt.
Tôi đã áp dụng với lớp mình có hiệu quả. Và tôi quyết định chọn đề tài : “Biện
pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp”.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
1.

Đặc điểm tình hình
Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công chủ nhiêm lớp
1A4. Lớp có tổng số học sinh là 33/16 nữ. Trong đó có 3 học sinh dân tộc, 4 học
sinh lớn tuổi. Qua thực tế nhận lớp và quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh lớp
mình có 4 em chưa qua mẫu giáo, gia đình từ dưới quê mới chuyển lên nên các
em chưa kịp làm quen với môi trường mới, một số em chậm phát triển tư duy
còn mang nặng tính trực quan là chủ yếu, trí nhớ kém và một em khuyết tật
chậm phát triển trí tuệ. Các em còn phát âm sai, dùng từ địa phương là chính,

đọc ngọng nghịu phải đọc đến 2,3 lần mới đúng từ cần nói, nhiều em chưa có sự
tập trung cao trong giờ học còn mơ màng nhắc đến tên mới giật mình đứng lên
trả lời. Đầu năm học, học sinh lớp tôi có 3 em hoàn toàn chưa biết cầm bút, cầm
phấn, còn lúng túng khi viết, khi trình bày bài, chữ viết không đều, không đúng
cỡ chữ, viết thiếu nét, thừa nét, sai nét, chưa biết giữ tập vở sạch sẽ, các em rất
lạ lẫm với môi trường học tập mới, trường lớp.
Đa số cha mẹ các em đều là người lao động chân tay, làm từ sáng tới khuya
mới về nên không có thời gian để kèm các em học, một số phụ huynh học chưa
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

hết cấp 1 đã nghỉ nên cũng không biết dạy con mình như thế nào cho đúng.
Nhiều gia đình vợ chồng mâu thuẫn, cuộc sống gia đình không hạnh phúc gây
lộn, đánh nhau cũng phần nào ảnh hưởng đến tình hình học tập của các em. Bên
cạnh đó cũng có một số phụ huynh quan tâm, chịu khó dạy con học nhưng họ lại
lưỡng lự không biết dạy như thế nào cho đúng với cách giáo viên truyền đạt trên
lớp vì cách học của họ ngày xưa có sự khác biệt với bây giờ nên tôi đã hướng
dẫn cách thức đọc để giữa phụ huynh và giáo viên có sự phối hợp chặt chẽ. Còn
nhiều học sinh chưa ý thức được việc đọc đúng, viết đẹp có tầm quan trọng ra
sao vì các em chỉ mới chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang học tập. Vì
vậy là người giáo viên tôi cần phải có trách nhiệm giáo dục, dìu dắt các em đi
đúng hướng.
Qua nắm bắt tình hình lớp 1A4 từ đầu năm đến giữa tháng 10 tôi thu được
kết quả như sau:
Đánh vần chậm
SL: 17


Đánh vần nhanh

Tỉ lệ: 51,5%

SL: 7

Tỉ lệ: 21,2%

Đọc trơn tốt
SL: 9

Tỉ lệ:27,3%

Viết
Các nét chữ nguệch ngoạc
SL: 19

Tỉ lệ:57,6%

Các nét chữ tương đối đều và đẹp
SL: 14

Tỉ lệ:42,4%

Vì vậy việc rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng, viết đẹp là rất cần thiết và
quan trọng.
2.

Thuận lợi – Khó khăn

Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp và quá trình giảng dạy hàng

ngày tôi nhận thấy mình có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn sau:
2.1 Thuận lợi
- Trường Tiểu học Phước Hoà B được trang bị cơ sở vật chất tương đối
đầy đủ, đồ dùng dạy học cấp phát kịp thời phục vụ cho việc giảng dạy. Phòng
học khang trang, đủ ánh sáng, đầy đủ tiện nghi góp phần giúp học sinh học tập
tốt hơn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

- Nhiều học sinh thuộc bảng chữ cái, biết cầm phấn, cầm bút, biết ghép
âm vần nhanh. Học sinh biết lễ phép với thầy cô. Một số em có ý thức tự học,
biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ trong học tập.
- Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con mình, thường xuyên trao
đổi với giáo viên về tình hình học tập của con mình để có phương pháp dạy phù
hợp ở nhà.
2.2 Khó khăn
- Các em vừa từ mẫu giáo lên nên còn lạ lẫm với việc học là chủ yếu,
chưa quen khi nghe cô giảng bài, chưa tập trung trong giờ học, chưa quen với nề
nếp cũng như việc thực hiện nội quy của trường lớp. Trong giờ học chỉ thích nói
chuyện cô nói gì cũng mặc kệ chỉ khi gọi tên mới biết mình chưa chú ý nghe cô
giảng. Một số em chưa biết giữ đồ dùng học tập, tập sách dơ, bẩn.
- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của học sinh còn ỷ lại vào
giáo viên thậm chí sách vở, đồ dùng học tập cũng không mua đủ, không bao bọc
cẩn thận. Bản thân tôi phải mua bao lại cho một số em.

- Học sinh chưa ý thức được việc học, thích ở nhà hơn đi học. Có em nói
với mẹ “Đi học hoài, cho con nghỉ một ngày đi mẹ!”, không được sự cho phép
thế là khóc đến khi tới lớp vẫn khóc.
- Học sinh chưa kiên trì, tỉ mỉ tập viết từng nét chữ, con chữ, từ, câu. Chưa
tạo thói quen khi ngồi viết là phải cẩn thận, nắn nót.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.
1.1

Biện pháp giúp học sinh đọc đúng phân môn Học vần
. Phân chia nhóm đọc
Để dễ dàng cho việc giúp học sinh đọc bài đúng tôi chia các em thành 3 nhóm

+ Nhóm 1: Học sinh chưa nhớ hết vần và cách phát âm
+ Nhóm 2: Học sinh đọc nhỏ, nhút nhát, đánh vần còn chậm
+ Nhóm 3: Học sinh đọc trơn nhanh phát âm chưa đúng phụ âm đầu (do
dùng từ địa phương)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

Dựa vào những yếu tố trên tôi đã sắp xếp cho các em đọc yếu ngồi gần những
em đọc tốt để các em được bạn mình giúp đỡ tạo ra đôi bạn cùng tiến. Tôi
thường cho các em đọc nhóm đôi để giúp các em có ý thức làm việc nhóm, biết
hợp tác với nhau giúp nhau cùng tiến bộ. Đọc bài nối tiếp để các em tập trung
hơn vào bài đọc.Tôi luôn theo sát mỗi nhóm để kịp thời chỉnh sửa khi các em

phát âm chưa đúng. Lớp tôi một vài em quê ở miền tây, miền trung nên một số
âm chưa phát âm được nên cần có biện pháp để các em luyện phát âm đúng.

Học sinh đọc bài nhóm đôi

Học sinh đọc nối tiếp

Đối với học sinh tư thế đọc cũng rất quan trọng:
Khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng từ
30 đến 35cm, cổ và đầu thẳng. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc
với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi.
Khi đứng đọc tư thế thoải mái, tay trái đỡ sách, tay phải cầm 1 bên sách.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

Học sinh ngồi đọc bài

Học sinh đứng đọc bài

Tôi thường giáo dục học sinh phải có ý thức đọc sách ở nhà để lên lớp đọc
bài tốt như những bạn giỏi. Khuyến khích các em giờ ra chơi lên thư viện đọc
truyện tranh để mở rộng vốn từ cho mình.
Trong giờ đọc giáo viên phải là người đọc đúng phát âm chuẩn vì học sinh
bắt chước rất nhanh và tốt. Học sinh muốn đọc đúng thì phải đánh vần đúng.
* Tôi đưa ra biện pháp đọc đúng cho 3 nhóm trên như sau:

a) Học sinh chưa nhớ hết vần và cách phát âm
Đối với nhóm này tôi thường xuyên kiểm tra đọc, kèm cho các em thêm vào giờ
ra chơi. Một bài sẽ được đọc đi đọc lại nhiều lần trong ngày kèm với một cái
bảng con để trên bàn có viết sẵn những âm nào chưa nhớ, giáo viên sẽ yêu cầu
đọc bất kì lúc nào và bắt buộc em đó phải ghi nhớ.

Vần khó nhớ trên bảng con
Đọc nhớ bài rồi tôi sẽ yêu cầu viết bảng con, khi nghe giáo viên đọc học
sinh đó phải đánh vần rồi mới viết, viết xong đánh vần lại xem mình viết đúng
chưa rồi mới được dơ bảng và yêu cầu em đánh vần đọc trơn thêm lần nữa. Cách
này vừa giúp các em nhớ cách đọc và nhớ cách viết.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

Nhóm này thường qn các cách phát âm của phụ âm đầu: th, kh, p - ph, nh
gh, q - qu, gi, ng, ngh. Ngun âm đơi, vần.
Để khắc phục tình trạng trên mỡi ngày tơi sẽ phát cho những em này mợt
phiếu học tập về để rèn đọc những âm trên cho nhớ. Nợi dung phiếu như sau:
Bài: t - th
+ th: thể lệ, thơ ca, thổ lộ, thỏ mẹ, thú vò, bố tí là
thợ nề, thu về,..
Bài: k - kh
+ kh: khe khẽ, lá khô, khổ sở, khỉ đi xe mô tô, lu
khu, kha khá, kho cá…
Bài: p – ph - nh
+ ph: pha chè, phá cỗ, cà phê, đi phà, phì phò, phở bò,

đường phố, ..
+ nh: nhớ nhà, to nhỏ, nhu nhú, nha só, chú như cha, khi
đi nhớ đi nhè nhẹ,..
Bài: g - gh
+ gh: ghe đò, ghế đá, ghê sợ, ghi ta, ghẻ lỡ, ghi
nhớ, ghẹ,…
Bài: q – qu – gi
+ qu: quà quê, quá xa, vỏ quế, tổ quạ, …
+ gi: giá cả, ba giờ, giỗ cụ, gió to, gia vò, bà già,
dự giờ, giữ vở,..
Bài: ng – ngh
+ ng: ngồ ngộ, lá ngổ, bỡ ngỡ, từ ngữ, ru ngủ,
cá ngừ,…
+ ngh: đề nghò, nhà nghỉ, nghi ngờ, nghó kó, nghề
xẻ gỗ, …
Bài: ua – ưa

Người thực hiện: Ngũn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hồ B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

+ ua: chó sủa, vua chúa, tua tủa, gió lùa, già nua,
lá bùa,..
+ ưa: con lừa, cửa sổ, mưa to, quả dừa, sửa chữa,
sữa chua,..
Bài: iêu – yêu
+iêu: số liệu, kiêu ngạo, miêu tả, hiếu thảo,

khiêu vũ,…
+yêu: yểu điệâu, già yếu, yêu quý, yếu thế,..
- Tơi đã phới hợp cùng phụ huynh và hướng dẫn họ cách dạy đọc cho học
sinh. Từ sự phới hợp giữa giáo viên – phụ huynh, phụ huynh – học sinh, học
sinh -giáo viên nên đã mang lại nhiều kết quả tớt cho việc đọc của các em.
b) Học sinh đọc nhỏ, nhút nhát, đánh vần còn chậm
Đới với những em đọc bài nhỏ là do các em sợ đọc sai các bạn chê cười, có
em q ở Bình Định chỉ mới chủn vào giọng nói khác hẳn các bạn chủ ́u sử
dụng từ địa phương là chính nên em ấy e thẹn chỉ đọc lí nhí trong miệng sợ bị
bạn ghẹo. Vì vậy, tơi cần phải đợng viên các em đọc bài lớn để cơ sửa lỡi cho,
phải mạnh dạn tự tin khơng có gì phải mắc cỡ khơng nên đọc nhỏ như vậy các
em sẽ khơng tiến bợ, khơng giỏi như các bạn khác được, cần tun dương những
em này mỡi khi đọc bài lớn, đúng. Hướng dẫn nhẹ nhàng khi đọc chưa đúng,
khơng quát mắng các em sẽ thậm tệ hơn đấy, làm các em càng mất niềm tin,
ln sợ mình khơng đúng khi đọc. Ngoài cách đợng viên thì tơi sẽ gọi em đó lên
bảng đọc khi nào lớn mới cho về chỡ ngời nhằm tạo cho các em khả năng mạnh
dạn khi nói trước đám đơng. Thường xun gọi các em trả lời để giảm bớt tính
nhút nhát, đọc bài nhỏ.

Người thực hiện: Ngũn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hồ B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

Học sinh chỉ bảng đọc bài

Học sinh lên bảng đọc bài để mạnh dạn hơn


Những vần các em thường đánh vần chậm thường là những tiếng có vần chứa
nguyên âm đôi, những vần khó phát âm, khó nhớ nên các em phải mất vài giây
để kịp nhớ ra.
Ví dụ: ưu - ươu, uôn – ươn, ong – ông, inh – ênh, ut – ưt, it – iêt, uôt – ươt..
Tôi đã áp dụng một biện pháp đó là vào tiết 5 ôn tập tôi sẽ cho các em viết
bảng con những vần khó lên bảng con và yêu cầu các em đánh vần cho đúng rồi
đọc đồng thanh, còn tiết ôn đọc chiều các em sẽ được làm việc nhóm cùng nhau
đọc, những bạn đọc tốt sẽ giúp bạn mình đánh vần đúng và nhanh. Tôi thấy các
em thích làm việc nhóm vì được đọc cùng bạn mình, từ đó những em đọc còn
chậm sẽ chăm chỉ đọc hơn để bằng bạn bè.

Học sinh đọc nhóm 4

Học sinh viết tiếng có vần khó

c) Học sinh đọc trơn nhanh phát âm chưa đúng phụ âm đầu (do dùng từ địa
phương)
Thường nhóm học sinh này đánh vần nhẩm trong đầu rất nhanh nhưng lại
không cẩn thận dẫn đến đọc không đúng, có em lại không thể phát âm được âm
đó vì từ ngữ giao tiếp ở nhà đã ăn sâu vào tiềm thức nên rất khó sửa hay do cha
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

mẹ khi dạy các em đọc thì dùng từ địa phương để dạy con mình. Tôi hướng dẫn
các em phát âm những âm khó, hay nhầm lẫn như sau:
+ Âm n/l: người miền bắc thường hay lẫn lộn hai âm này. Âm n khi phát âm

đầu lưỡi chạm lợi trên, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi, mũi sẽ rung, để tay
lên khi đọc sẽ cảm nhận được, còn âm l khi phát âm mũi không rung. Hướng
dẫn học thực hành bằng cách để tay lên mũi rồi đọc các tiếng: no, na, nô, nơ,..
Các tiếng có âm l: la, lu, lư, le..
+ Âm ch/tr: âm ch lưỡi trước chạm rồi bật nhẹ, không cong lưỡi. Âm tr đầu
lưỡi uốn chạm vào vòm cứng nói dễ hiểu là âm tr đọc cong lưỡi lên. Vào giờ ra
chơi tôi thường gọi các em phát âm chưa được lên để tập phát âm, yêu cầu nhìn
khẩu hình miệng của giáo viên đọc theo.
+ Âm th/kh: Âm th đầu lưỡi chạm răng rồi bật mạnh. Âm Kh khi đọc gốc lưỡi
lui về phía vòm mềm tạo nên khe hẹp, thoát ra tiếng thoát nhẹ.
+ Âm r/g: Âm r uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh. Âm g khi đọc
gốc lưỡi nhích về phía gạc mềm, hơi thoát ra xát nhẹ.
+ Âm s/x: Âm s uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh. Âm x khi
đọc khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng – lợi, hơi thoát ra xát nhẹ.
Đọc đúng ngoài việc đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị) còn phải ngắt
nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). Việc ngắt hơi phù hợp với các dấu câu:
nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên
giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể. Thay đổi giọng cho phù hợp với
tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng cho phù
hợp để thấy rõ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.
Ví dụ: Bài Bà thổi xôi
Trưa, Bé về nhà. Nhà chả có ai. Bé gọi:
-

Bà ơi!
Bà trả lời:

-

Bé về rồi à?

Bé ngửi có mùi xôi.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

Bà lúi húi thổi xôi. Bé bê ghế để bà ngồi, đỡ mỏi.
Bài này tôi hướng dẫn học sinh dấu phẩy nghỉ ít, nghỉ nhiều ở dấu chấm,
lên giọng câu “Bà ơi!” có dấu chấm than và câu “Bé về rồi à?” có dấu chấm hỏi.
Kỹ năng đọc là một kĩ năng phức tạp đòi hỏi quá trình luyện tập lâu dài.
Đối với học sinh lớp 1, việc rèn luyện kỹ năng phải từ điểm xuất phát đầu tiên là
luyện đọc từng con chữ ghi âm, ghi vần tiến tới luyện đọc từng tiếng, từng từ,
từng câu…Ở lớp 1 tôi cần giành nhiều thời gian cho học sinh đọc đúng và đọc
thông thạo.
2.

Biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp

2.1 Dùng lời nói gây hứng thú cho học sinh
Dạy luyện chữ đẹp cho học sinh, điều quan trọng là phải gây được hứng thú cho
học sinh. Khi các em yêu thích chữ đẹp thì các em sẽ say mê và quyết tâm rèn
chữ cho đẹp. Tôi đã nêu gương sáng về rèn chữ viết, kể những câu chuyện về
rèn chữ viết như: Thần Siêu luyện chữ, Chữ người tử tù, Cao Bá Quát,… những
gương người thật việc thật, yêu cầu học sinh quan sát và học tập. Đồng thời
động viên các em nếu cố gắng kiên trì rèn luyện thì chữ viết các em cũng đạt
như vậy, thậm chí có thể đẹp hơn. Khi đã gây được hứng thú cho học sinh, các
em sẽ thích rèn viết chữ đẹp.


Bài viết của bạn Nguyễn Đức Hậu lớp 5
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

2.2 Dùng phương pháp trực quan
Khi dạy chữ viết, việc đưa giáo cụ trực quan là chữ viết mẫu in sẵn từng
chữ cái, bảng chữ cái là việc làm để cung cấp cho học sinh biểu tượng về chữ
viết, chưa cung cấp được kĩ năng viết. Nếu trực quan là chữ viết của cô giáo viết
mẫu thì càng giá trị hơn, học sinh dễ tiếp thu biểu tượng chữ viết hơn. Giáo viên
vừa viết vừa viết vừa phân tích được từng nét chữ hoặc từng kĩ thuật nối các con
chữ. Chữ viết mẫu của giáo viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, tạo
điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh. Khi nhận xét bài chữ
viết của giáo viên được học sinh quan sát như một chữ mẫu.

Bài viết mẫu của giáo viên
2.3 Luyện tập thực hành
Đây là phương pháp cực kì quan trọng. Tập viết chữ có tính chất thực hành.
Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở phân môn
tập viết mà còn ở tất cả các môn học khác, môn nào cũng cần chữ viết để ghi nội
dung bài. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý: các chữ có nét giống
nhau thì cùng xếp vào một nhóm giống nhau để rèn. Số lượng bài tập ít nhưng
lặp đi lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Việc cho học sinh viết đi viết lại
nhiều lần một bài sẽ dễ dàng nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B


Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

xét sự tiến bộ của học sinh. Có nhiều hình thức cho học sinh luyện tập thực
hành:
+ Tập viết trên bảng lớp
+ Tập viết trên bảng con của học sinh
+ Tập viết trong vở tập viết
+ Tập viết khi học các môn học khác
Dạy học sinh viết chữ đẹp cũng như dạy các môn khoa học khác cần đảm
bảo các nguyên tắc chung nhưng đối với dạy luyện viết chữ đẹp ta cần chú ý hai
nguyên tắc quan trọng sau:
a)

Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp thống nhất các bộ phận trong cơ thể
tham gia viết chữ.
Khi viết, cùng một lúc nhiều bộ phận của cơ thể cùng hoạt động. Tư thế

ngồi có quan hệ đến cột sống, đến phổi, đến lưng. Cách cầm bút có quan hệ đến
bàn tay, ngón tay, cổ tay. Hình dáng chữ có quan hệ đến mắt, miệng. Trên cơ sở
khoa học nghiên cứu của Bộ Y tế, nếu học sinh không tuân theo các quy định đó
thì có thể để lại nhiều di hại suốt đời như: Mắt bị cận do viết ở nơi thiếu ánh
sáng hoặc do tư thế ngồi viết cúi đầu quá sát vở hoặc quá xa vở. Cột sống bị
cong vẹo, lưng bị gù, phổi bị ảnh hưởng do tư thế ngồi viết chưa đúng. Vì vậy
khi rèn chữ viết cho học sinh, chúng ta cần nhắc nhở cách cầm bút, để vở, tư thế
ngồi và hoạt động viết của các em cho đúng. Phân tích nguyên tắc này cho thấy
kĩ năng viết của học sinh chỉ thực sự có được khi có sự phối hợp đồng bộ các bộ
phận trong cơ thể tham gia viết chữ. Việc đánh giá sản phẩm chữ viết cần được

theo dõi với quá trình viết của các em.
b)

Nguyên tắc coi trọng dạy luyện viết chữ đẹp là dạy hình thành một kĩ năng
Việc rèn kĩ năng đòi hỏi phải tri giác chính xác sản phẩm, nắm vững các

thao tác kĩ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác đó. Khi rèn luyện kĩ năng
viết chữ, học sinh phải nắm được hình dáng, đặc điểm, quy trình viết từng chữ
cái và từng nhóm chữ cái. Sự luyện tập phải liên tục, nhiều lần, lặp đi lặp lại để

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

khắc sâu vào trí nhớ học sinh. Để hình thành kĩ năng viết cho học sinh, quá trình
dạy luyện chữ đẹp phải trải qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Hình thành và xây dựng biểu tượng chữ viết giúp các em
nắm được hình dáng, kích thước, quy trình viết từng chữ cái.
+ Giai đoạn 2: Hướng dẫn các em luyện viết các chữ cái, liên kết các chữ
cái để luyện từ, câu ứng dụng.
Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa
các chữ, căn cứ vào kích thước quy trình viết, chúng ta có thể chia các nhóm chữ
như sau:
* Chữ thường: có thể chia làm 4 nhóm
+ Nhóm 1: Nhóm chữ có nét tương đồng là nét cong:

d, đ, q


o, ô, ơ, a, ă, â,

+ Nhóm 2: Nhóm chữ có nét tương đồng là nét khuyết trên và nét khuyết dưới:

h, k, l, b, g, y

+ Nhóm 3: Nhóm chữ có nét tương đồng là nét hất (sổ) và nét móc ngược:

i, t, u, ư, p, n, m

+ Nhóm 4: Nhóm có nét chữ tương đồng là nét cong, nét móc, nét có vòng
xoắn: r, s, v, c, e, ê, x
* Chữ hoa: Có thể chia làm 6 nhóm
+ Nét tương đồng nhóm 1: A,

Ă, Â, N, M

+ Nét tương đồng nhóm 2: P,

R, B, D, Đ

+ Nét tương đồng nhóm 3: C,

G, S, L, E, Ê, T

+ Nét tương đồng nhóm 4: I,

K, V, H


+ Nét tương đồng nhóm 5: O,

Ô, Ơ, Q

+ Nét tương đồng nhóm 6: U,

Ư, Y, X

2.4 Những điều kiện chuẩn bị cho việc luyện viết chữ đẹp.
a)

Chọn bút

+ Chọn bút không quá dài hoặc quá ngắn, khoảng 13cm là vừa.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

+ Bút không to hoặc nhỏ quá, nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7mm là vừa.
+ Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào ổ bút phải vừa khít không quá to hoặc
quá nhỏ. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.
+ Các bộ phận khác của bút phải đảm bào cho việc hút mực, giữ mực và ra
mực đều.
+ Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ (khoảng
8 đến 10g/1 cây bút là vừa)
b) Tư thế ngồi viết

Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, vai thăng bằng, đầu
hơi cúi và nghiêng sang trái, mắt cách vở 25cm đến 30cm. Hai tay để trên bàn,
tay trái giữ vở, tay phải cầm bút. Hai chân để song song, thoải mái.

Học sinh viết bài
c) Cách để vở
Vở mở không gập đôi, để hoàn toàn trên mặt bàn, hơi nghiêng sang trái
khoảng 15 độ so với cạnh bàn sao cho mép vở song song với cánh tay.
d) Cách cầm bút

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

Cầm bút bằng ba ngón tay. Ngón tay giữa ở phía dưới, ngón trỏ ở phía trên
và ngón cái giữ bút ở phía ngoài sao cho ngón tay cái thẳng với cánh tay. Bàn
tay để nghiêng lên trang vở, cổ tay thẳng thoải mái. Bút nghiêng về phía cánh
tay khoảng 45 độ so với mặt giấy và song song với mép dọc trang vở. Ngòi bút
úp xuống mặt giấy.
2.5 Hướng dẫn viết
Trước khi học sinh viết từng con chữ giáo viên sẽ hướng dẫn các em cách
viết các nét cơ bản trước.

Ví dụ: Hướng dẫn viết nét khuyết trên
Cấu tạo: + Cao 5 ô li
+ Rộng 1 ô li rưỡi
Cách viết: Đặt bút trên ĐKN2, giữa ĐKD1 và ĐKD2 viết nét

nét khuyết trên chạm ĐKN6, kéo thẳng ra ĐKD2 dừng bút ĐKN1
Nét khuyết dưới:
Cấu tạo: + Cao 5 ô li
+ Rộng 1 ô li rưỡi
Cách viết: Đặt bút trên ĐKN3 viết nét khuyết dưới kéo dài
xuống ĐKN4 phía dưới dựa theo ĐKD3, dừng bút ở ĐKN2
-

Sau khi học sinh đã biết viết các nét cơ bản tôi sẽ hướng dẫn các em viết từng
chữ cái theo từng nhóm đã nêu trên.
Ví dụ: Chữ q
- Cấu tạo: + Cao 4 ô li
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

+ Rộng 1 ô li rưỡi
+ Viết 2 nét: Nét cong kín và nét thẳng đứng sát vào phía bên phải
nét cong kín.
-

Cách viết: Sau khi viết nét cong khép kín (như chữ o), lia bút đến điểm giao
nhau giữa ĐKN3 với ĐKD3 phía dưới viết nét thẳng đứng. Điểm dừng bút là
giao điểm của ĐKD3 và ĐKN3 phía dưới.
- Khi học sinh đã viết thành thạo chữ cái tôi sẽ hướng dẫn các kĩ thuật viết




Viết liền mạch: Khi viết các con chữ trong một chữ ta cần chú ý viết liền mạch.
Trong một chữ ta sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút, thuật kéo dài nét và thêm nét
phụ để nối các nét chữ trong một chữ cho liền mạch. Khi nối liền các con chữ
trong một chữ xuất hiện hai trường hợp:
+ Nét nối thuận lợi: Là những nét nối giữa hai con chữ có điểm dừng bút và
điểm đặt bút trùng nhau.
+ Nét nối không thuận lợi: Là những nét nối giữa hai con chữ có điểm dừng
bút và điểm đặt bút không trùng nhau.



Viết đúng khoảng cách
Có hai loại khoảng cách: Khoảng cách giữa chữ nọ và chữ kia bằng một
đơn vị chữ. Khoảng cách giữa con chữ nọ và con chữ kia bằng ½ con chữ.



Đánh dấu chữ và dấu ghi thanh
Kích thước dấu chữ và dấu ghi thanh: ¼ đơn vị chữ
Dấu chữ nào đánh sát với dấu chữ ấy, dấu ghi thanh đánh ở vị trí âm chính
của vần. Viết liền mạch các nét chữ rồi mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh.
Ngoài ra, khi đưa bút nhẹ nhàng, mềm mại khi viết những nét từ trên xuống
hay những nét ngược chiều để tạo nét viết thanh. Có thể nhấn bút khi viết những
nét từ trên xuống để viết nét đậm. Để rèn chữ viết đẹp cho học sinh trong thời
gian ngắn nhất mà đạt hiệu quả cao nhất, ta cần chú ý những chỗ nào (nét chữ,
kĩ thuật) học sinh đã đạt được rồi thì không phải rèn nữa mà chỉ bồi dưỡng cho
học sinh những điểm yếu và thiếu.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B


Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

Trong thời gian qua tôi đã áp dụng những biện pháp trên để giúp học sinh
đọc đúng viết đẹp. Qua việc theo dõi hàng ngày cùng sự giúp đỡ tận tình cho
đến kiểm tra HKI các em đạt được kết quả sau:
Đọc
Viết
Đánh vần chậm
Đánh vần nhanh
Đọc trơn tốt
Các nét chữ nguệch ngoạc
Các nét chữ tương đối đều và đẹp
SL: 5
Tỉ lệ: 15,2% SL: 12 Tỉ lệ: 36,4%
SL: 16 Tỉ lệ:48,4%
SL: 7
Tỉ lệ: 21,2%
SL: 26
Tỉ lệ:78,8%
Qua những biện pháp tôi đã áp dụng để dạy giúp các em đã thuộc cách
ghép vần, ghi nhớ các âm vần đã học, đọc trơn bài tốt hơn. Các em có thể đọc
trơn được đoạn văn bản ngắn trong sách thực hành với tốc độ tương đối nhanh.
Tôi thấy lớp mình học tiến bộ rất nhiều, các em siêng năng chăm chỉ hơn, có ý
thức học tập và tự phục vụ.
So với đầu năm tình hình đầu năm thì chữ viết lớp tôi có sự cải thiện rõ rệt.
Các nét chữ đều hơn, đúng độ cao con chữ và khoảng cách chữ.

Qua nhiều nhiều lần trao đổi về tình hình học tập của học sinh với phụ
huynh đã đạt nhiều kết quả tốt, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng
dạy các em biết đọc biết viết. Phụ huynh hết sức lắng nghe cách hướng dẫn của
giáo viên để biết cách truyền đạt cho con em mình.
Ngoài những kết quả đã kể trên vẫn còn một số em đã có nhiều nỗ lực và
cố gắng nhưng do trí nhớ kém nên chưa nhớ hết được những vần đã học. Vài em
còn chưa tập trung viết nên nét chữ chưa đẹp, vẫn còn thiếu nét hoặc thừa nét.
Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn luôn cố gắng phụ đạo thêm để cuối năm các em có
thể đánh vần nhanh hơn.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Là người giáo viên tiểu học đặc biệt là tôi được phân công giảng dạy lớp 1,
tôi cần phải biết rèn cho mình tính kiên trì, nhẫn nại, không la mắng học sinh
quá nhiều chỉ làm các em sợ hãi mà không chịu đọc bài.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

Để giờ tập đọc đạt được kết quả cao tôi cần áp dụng linh hoạt các biện pháp
trong phần luyện đọc. Tuỳ từng bài tôi áp dụng các biện pháp phù hợp làm sao
đạt kết quả cao nhất. Kiểm tra việc đọc của học sinh hằng ngày, bất cứ thời điểm
nào cũng có thể gọi học sinh đọc nhất là những em đọc chậm hay quên. Chỉnh
sửa từ ngữ của học sinh trong từng lời nói để tạo thói quen đọc đúng.
Muốn học sinh viết đẹp, giữ gìn sách vở thì người giáo viên trước hết phải
viết chữ cẩn thận, đẹp, phải coi trọng chữ viết hằng ngày của mình trên bảng,
đây chính là trang viết mẫu mực đầu tiên của tôi cho học sinh thấy và học theo.
Giáo viên cần viết đúng chính tả, đúng mẫu rõ ràng và ngay ngắn. Bản thân tôi

phải thường xuyên luyện viết hằng ngày để viết đúng mẫu chữ quy định và các
bài viết luyện chữ đẹp, sáng tạo.
Bồi dường lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện phong trào “Giữ
vở sạch chữ đẹp”, cho học sinh xem những bài viết đẹp, những mẫu chuyên về
tấm gương rèn chữ viết để các em noi theo. Cần động viên khen ngợi để khích lệ
các em viết tốt hơn.
VI. KẾT LUẬN
Ngôn ngữ và chữ viết là một công cụ giao tiếp đặc biệt trong cuộc sống
nhất là với học sinh tiểu học. Các em cần phải hoàn thiện để có vốn từ đúng sử
dụng hằng ngày cũng như sau này là hành trang cho các em bước vào đời.
Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả cao, người giáo viên phải đầu tư thời
gian một cách hợp lý nhằm lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho kỹ
càng, phù hợp. Đồng thời người giáo viên cũng phải bồi dưỡng lòng say mê,
hứng thú cho học sinh. Trong quá trình dạy đọc người giáo viên đọc mẫu phát
âm tốt sẽ giúp học sinh đọc đúng. Luôn sử dụng đồ dùng trực quan để giúp trẻ tư
duy, nhớ bài tốt hơn.
Chữ mẫu của giáo viên đẹp, cách trình bày khoa học sẽ lôi cuốn các em
hơn, gây sự thích thú được viết đẹp giống cô. Từ đó hình thành cho học sinh yêu
chữ viết. Học sinh cần biết rằng chữ viết đẹp không phải tự nhiên mà có, phải

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

không ngừng rèn luyện, tỉ mĩ, kiên trì mới có được. Viết đẹp cũng là sự tôn trọng
đến người đọc.
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh đọc đúng viết đẹp cho học sinh

lớp 1 mà tôi đã thực hiện và đạt kết quả như trên.Tuy nhiên khả năng của tôi có
hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong Ban giám hiệu,
phòng giáo dục và đào tạo góp ý để để tài được hoàn thiện hơn.
Phước Hoà, ngày 15 tháng 1 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hằng

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

Học vần
PPCT: 129-130

OM - AM

I.Mục tiêu
- HS đọc, viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm; từ
và các câu ứng dụng trong bài. Luyện nói được mợt
câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.
- Đọc trơi chảy, viết liền mạch đúng cỡ chữ đợ cao.
- Giáo dục HS u thích mơn học, u quý q hương, đất nước và biết
giữ gìn vẻ đẹp của q hương.
II.Ch̉n bị
1. Giáo viên
- Tranh minh hoạ, chữ mẫu.

2. Học sinh
- Bộ chữ thực hành, bảng con, phấn, vở.
III.Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1.Ổn định

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Hát

2.KTBC
- Đọc, viết: bình minh, nhà rơng.

- HS đọc, viết bảng con.

- Đọc câu ứng dụng.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét.
3.Bài mới
Giới thiệu bài.
Hơm nay, các em học om, am.
Hoạt động 1: Dạy vần om
Nhận diện vần om
- Vần om có mấy âm?
Người thực hiện: Ngũn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hồ B

Trang



Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

- So sánh vần on và vần om?

- HS phân tích ghép vần.
- Giớng: đều có âm o.
- Khác: vần on kết thúc âm n,
vần om kết thúc âm m.

Đánh vần, đọc trơn

-Hs cài bảng.

- GV hướng dẫn đánh vần: o-m-om
- Đọc trơn: om.

-Hs đọc CN, tở, ĐT

- Có vần om muốn có tiếng xóm
ta làm thế nào?

- Thêm âm x, dấu sắc.
-Hs cài bảng.

- Tiếng xóm có âm gì ghép với vần gì?
- GV hướng dẫn đánh vần: x-om-xom-sắc- - HS phân tích, ghép tiếng.
- HS đánh vần, đọc trơn.

xóm.
- Đọc trơn: xóm.

- GV giới tranh: Tranh vẽ gì?
- Rút ra từ ứng dụng: làng xóm.
- GV giải thích từ.

-Hs quan sát và trả lời: làng

- Các em thấy hình ảnh con trâu, cây rơm, xóm
đường làng, bờ ao có đẹp khơng?
- Nơi em ở có những hình ảnh này khơng?

- HS lắng nghe.

- Thiên nhiên, đất nước Việt Nam rất đẹp.
Các em phải biết u quý q hương, đất …có
nước và hãy ra sức giữ gìn vẽ đẹp đó.

…có

-Gv đọc mẫu: om – xóm- làng xóm.

-Hs lắng nghe.

-Nhận xét

-Hs đọc CN, tở, ĐT

Hoạt động 2: Dạy vần am
Nhận diện vần am
- Vần am có mấy âm?
- So sánh vần om và vần am.


- HS phân tích ghép vần.

Người thực hiện: Ngũn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hồ B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

- Giống: đều có kết thúc âm m.
- Khác: vần om có âm o, vần
Đánh vần, đọc trơn

am có âm a.

- GV hướng dẫn đánh vần: a-m-am.

-Hs cài bảng.

- Đọc trơn: am.
- Coù vần am muốn có tràm ta làm như thế - HS đánh vần, đọc trơn.
nào?
- Âm tr, dấu huyền.
- Tiếng tràm gồm có âm gì ghép với vần gì?

-Hs cài bảng.

- GV hướng dẫn đánh vần: tr-am-tramhuyền-tràm.


- HS phân tích, ghép tiếng.

- Đọc trơn: tràm.

- HS đánh vần, đọc trơn.

- GV giới tranh: Tranh vẽ gì?
- Rút ra từ ứng dụng: rừng tràm.
- GV giải thích từ.

- Hs quan sát và trả lời: rừng

- Các em đã nhìn thấy rừng tràm chưa?

tràm

- Nhìn thấy hình ảnh các chị mặc áo bà ba,
chèo xuồng đi trong rừng tràm, em có cảm -Hs trả lời.
nghĩ gì?
- Nét đẹp của quê hương, đất nước là những
gì gần gũi với chúng ta thường ngày. Các
em phải biết yêu quý, giữ gìn nó đừng đánh - Hs lắng nghe
mất nét đẹp ấy.
-Gv đọc mẫu: am – tràm – rừng tràm
-Nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết

- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.

- GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết:

- om: Điểm đặt bút dưới dòng kẻ ngang 3, - HS đọc lại 2 vần.
viết chữ cái o liền nét với chữ cái m.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hoà B

Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

- làng xóm: Viết chữ cái l liền nét viết ang,
lia bút viết dấu hùn trên đầu con chữ a, - HS theo dõi, lụn viết vào
cách 1 con chữ o viết chữ cái x liền nét viết bảng con.
om, lia bút viết dấu sắc trên đầu chữ cái o.
- am: Điểm đặt bút nằm dưới đường kẻ
ngang 3, viết chữ cái a liền với chữ cái m.
- rừng tràm: Viết chữ cái r liền nét viết
ưng, lia bút viết dấu hùn trên đầu chữ cái
ư, cách 1 con chữ o viết chữ cái tr liền nét
viết am, lia bút viết dấu hùn trên đầu chữ
cái a.
- GV nhận xét và sửa sai.
Hoạt động 4: Từ ứng dụng
- GV giới thiệu, giải thích các từ: chòm
râu, đom đóm, quả trám,
trái cam.

- HS tự đọc, tìm tiếng mới,

- GV nhận xét và sửa sai.


phân tích tiếng và đọc tiếng, từ.

Tieát 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Đọc vần, tiếng, từ mới.
- Đọc các từ, câu ứng dụng.
- GV hướng dẫn quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
Mưa tháng bảy gãy cành
trám.

- HS đọc bảng lớp.

Nắng tháng tám rám trái

- HS đọc cá nhân, lớp.

bòng.

- HS quan sát tranh và trả lời.

- GV nhận xét và sửa sai.

- HS đọc thầm tìm tiếng mới,

Hoạt động 2: Lụn viết

phân tích tiếng và đọc.

- GV hướng dẫn lại cách viết, nhắc nhở tư
Người thực hiện: Ngũn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hồ B


Trang


Đề tài: Biện pháp giúp học sinh đọc đúng, viết đẹp lớp 1

thế ngời viết.
- Thu và nhận xét vở.

- HS lụn viết vào vở.

Hoạt động 3: Luyện nói
- GV treo tranh, gợi ý baèng hệ
thống câu hỏi:

- HS quan sát các tranh và

- Tranh vẽ gì?

lụn nói theo chủ đề.

- Họ đang làm gì?
- Tại sao em bé lại cảm ơn chò?
- Em đã nói lời cảm ơn bao
giờ chưa?
- Khi nào thì phải nói lời cảm
ơn?
4.Củng cố – Dặn do
- Gọi đọc bài.


- HS đọc lại bài.

- Học bài, xem bài ở nhà.

- HS lắng nghe và thực hiện ở

- Tìm tiếng mới mang vần mới nhà.
học.

Người thực hiện: Ngũn Thị Thu Hằng – Trường: TH Phước Hồ B

Trang


×