Tải bản đầy đủ (.ppt) (71 trang)

Tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.32 KB, 71 trang )

CHƯƠNG III
Tổ chức thực hiện và đánh giá
chính sách công
PGS. TS. Văn Tất Thu
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ


I. Tổ chức thực hiện (thực thi) chính
sách công
1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa và tầm quan
trọng của tổ chức thực hiện chính sách
công
1.1. Khái niệm

- Tổ chức thực hiện chính sách công là toàn
bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong
chính sách thành hiện thực với đối tượng
quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.


1.2. Vị trí của thực hiện chính sách

- Tổ chức thực hiện chính sách là một khâu
hợp thành chu trình chính sách, nếu thiếu
vắng công đoạn này thì chu trình chính sách
không thể tồn tại. Tổ chức thực hiện chính
sách là một hệ thống nhất nhất là với hoạch
định chính sách.
- So với các khâu khác trong chu trình chính
sách, tổ chức thực hiện chính sách có vị trí
đặc biệt quan trọng, là bước thực hiện hóa


chính sách trong đời sống xã hội.


- Tổ chức thực hiện chính sách tốt không
những mang lại lợi ích to lớn cho các nhóm
đối tượng thụ hưởng, mà còn góp phần làm
tăng uy tín của nhà nước trong quá trình quản
lý xã hội.
- Để có được một chính sách tốt, các nhà
hoạch định phải trải qua một quá trình nghiên
cứu, tìm kiếm công phu. Nhưng dù tốt đến đâu
chính sách cũng trở thành vô nghĩa nếu nó
không được đưa vào thực hiện.


1.3.Ý nghĩa tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính
sách
1.3.1. Tổ chức thực hiện chính sách là giai đoạn biến ý đồ
chính sách thành hiện thực

- Tổ chức thực thi chính sách là giai đoạn biến thái
độ ứng xử của nhà nước với các đối tượng quản lý
thành hiện thực.
1.3.2.Tổ chức thực thi chính sách để từng bước
thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu
chung
1.3.3.Tổ chức thực hiện (thực thi) chính sách là để
khẳng định tính đúng sai của chính sách



1.3.4. Qua tổ chức thực hiện chính sách giúp cho
chính sách ngày càng hoàn chỉnh
- Ngoài ra tổ chức thực hiện đưa chính sách vào thực
tiễn cuộc sống là quá trình phức tạp, đầy biến động,
chịu sự tác động của một loạt các yếu tố, thúc đẩy
hoặc cản trở việc thực hiện chính sách.
- Tổ chức thực hiện chính sách không tiến hành tốt dễ
dẫn đến thiếu tin tưởng thậm chí chống đối của nhân
dân đối với nhà nước. (thí dụ việc thực hiện chính
sách đền bù đất đai thời gian qua).


2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách
công
2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
chính sách công
- Các cơ quan từ trung ương đến địa phương
đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện với các
nội dung sau:
+ Kế hoạch tổ chức điều hành
+ Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực
+ Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện
+ Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính
sách


+ Dự kiến nội quy, quy chế về tổ chức điều
hành; về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hành
của các nhân, tổ chức tham gia; tổ chức điều
hành chính sách; về các biện pháp khen

thưởng, kỷ luật…
- Kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch thực thi
chính sách do lãnh đạo có thẩm quyền các cấp
thông qua.


2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách công
- Giúp cho các đối tượng chính sách và mọi
người dân tham gia hgiểu rõ về mục đích, yêu
cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính
sách để họ tự giác thực hiện.
- Giúp cho CBCC có trách nhiệm tổ chức thực
thi nhận thức đầy đủ tính chất, quy mô, tầm
quan trọng của chính sách để họ tích cực tìm
kiếm các giải pháp thực hiện.


2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính
sáchcông
- Để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả
cần phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan, các ngành, các cấp.


2.4. Duy trì chính sách công
- Là hoạt động bảo đảm cho chính sách tồn tại
và phát huy được tác dụng trong môi trường
thực tế.
- Nếu gặp phải khó khăn do môi trường biến
động các cơ quan nhà nước cần sử dụng các

công cụ quản lý tác động tạo môi trường thuận
lợi cho việc thực thi chính sách.


2.5.Điều chỉnh chính sách công
- Điều chỉnh để chính sách phù hợp với yêu
cầu quản lý và tình hình thực tế.
- Cơ quan nào ban hành chính sách cơ quan đó
có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách.
- Có thể điều chỉnh biện pháp, cơ chế thực hiện
và các nội dung khác, nhưng không được làm
thay đổi mục tiêu chính sách, nếu thay đổi mục
tiêu coi như chính sách thất bại.


2.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện chính sách công
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
chính sách giúp kịp thời bổ sung hoàn thiện
chính sách.
- Chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện nâng
cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu
chính sách.


2.6. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ
chức thực hiện chính sách công
- Là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều
hành và chấp hành chính sách của các đối
tượng thực thi chính sách.

- Đối tượng được xem xét đánh giá tổng kết về
chỉ đạo điều hành là các cơ quan nhà nước từ
TW đến cơ sở.
- Xem xét đánh giá việc thực thi của các đối
tượng thụ hưởng chính sách (đối tượng được
thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp).


- Thước đo đánh giá kết quả thực thi chính
sách là: tinh thần hưởng ứng với mục tiêu
chính sách; ý thức chấp hành các quy định về
cơ chế, biện pháp thực hiện mục tiêu chính
sách trong từng điều kiện về không gian và
thời gian.


3. Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức
thực hiện chính sách công
3.1. Yêu cầu thực hiện mục tiêu
- Thực thi chính sách là những hoạt động cụ
thể của các cơ quan quản lý nhà nước và các
đối tượng tham gia nhằm đạt những mục tiêu
trực tiếp. Vì vậy, đạt mục tiêu chính sách là
yêu cầu cơ bản nhất.


3.2. Yêu cầu bảo đảm tính hệ thống
- Nội dung của tính hệ thống bao gồm: Hệ
thống mục tiêu và biện pháp của chính sách;
hệ thống trong tổ chức bộ máy tổ chức thực thi

chính sách; hệ thống trong điều hành, phối hợp
thực hiện; hệ thống trong sử dụng công cụ
chính sách với các công cụ quản lý khác của
nhà nước. Yêu cầu này được đảm bảo trong
thực thi chính sách sẽ là cơ sở trực tiếp cho
việc đạt mục tiêu đề ra.


3.3. Yêu cầu các cơ quan nhà nước phải bảo
đảm tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ
chức thực hiện chính sách công
- Tính pháp lý được thể hiện trong tổ chức thực
hiện chính sách là việc chấp hành các quy định
về thực thi chính sách để đảm bảo tính tập
trung, thống nhất trong chấp hành chính sách.


- Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống bộ máy quản lý
nhà nước phải gọn, nhẹ đủ năng lực tổ chức
thực hiện chính sách theo quy trình khoa học.
Tính khoa học thể hiện trong quá trình tổ chức
thực hiện chính sách là việc phối hợp nhịp
nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách,
việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào
thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các
chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả
một chính sách v.v…


3.4. Yêu cầu bảo đảm lợi ích thật sự cho các

đối tượng thụ hưởng
- Trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi
ích và nhà nước là người bảo vệ lợi ích hợp
pháp của cá nhân và tổ chức. Để thực hiện
chức năng này, nhà nước thường dùng chính
sách công để đảm bảo lợi ích cho các đối
tượng thụ hưởng trong xã hội. Kết quả này sẽ
củng cố niềm tin của người dân vào nhà nước
thông qua các chính sách công, vì thế đảm bảo
lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng là
yêu cầu quan trọng trong thực thi chính sách.


4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực
hiện chính sách công
4.1. Yếu tổ khách quan
- Yếu tố khách quan là những yếu tố xuất hiện
và tác động đến tổ chức thực thi chính sách từ
bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể
quản lý. Các yếu tố này tồn tại và vận động
theo quy luật khách quan ít tạo ra những biến
đổi bất thường, do đó không gây được sự chú ý
của các nhà quản lý.


Nhưng tác động của chúng đến quá trình thực
thi chính sách lại rất lớn, vì cơ chế tác động
giữa chúng với các vấn đề chính sách được
hình thành trên cơ sở của quy luật. những yếu
tố khách quan chủ yếu có thể kể ra đây là:



a. Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố
gắn liền với mỗi chính sách. Tính chất của vấn
đề chính sách có tác động trực tiếp đến cách
giải quyết vấn đề bằng chính sách như: Nếu
vấn đề chính sách là đơn giản, liên quan đến ít
đối tượng chính sách thì công tác tổ chức thực
thi sẽ thuận lợi hơn các vấn đề phức tạp có
quan hệ lợi ích với nhiều đối tượng trong xã
hội.


b. Môi trường thực thi chính sách là yếu tổ liên
quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự
nhiên và quốc tế, … Các hoạt động này diễn ra
theo quy luật trong những điều kiện cụ thể, nên
nó độc lập với quá trình thực thi chính sách.
Theo nghĩa rộng, môi trường thực thi chính
sách chứa đựng toàn bộ các thành phần vật
chất và phi vật chất tham gia thực hiện chính
sách như các nhóm lợi ích có được từ chính
sách trong xã hội; các điều kiện vật chất kỹ
thuật trong nền kinh tế; bầu không khí chính
trị; xã hội trật tự; quan hệ quốc tế rộng mở.


c. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi
chính sách thể hiện sự thống nhất hay không

về lợi ích của các đối tượng trong quá trình
thực hiện mục tiêu chính sách. Nếu lợi ích của
các đối tượng tham gia thực hiện chính sách
không mâu thuẫn với nhau và với đối tượng
thụ hưởng thì chính sách được triển khai thực
hiện dễ dàng và ngược lại, lợi ích của đối
tượng tham gia thực hiện chính sách mâu
thuẫn với lợi ích của đối tượng thụ hưởng thì
thực hiện chính sách sẽ khó khăn, thậm chí còn
thất bại.


×