NGUYỄN TRỌNG KIM DUNG LUẬN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH
LỚP: KẾ TOÁN 2-K8
MSSV:08.044.027
TÁI CHÍNH CÔNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ KHI NƯỚC
TA GIA NHẬP SÂU VÀO KINH TẾ QUỐC TẾ
Một quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển thì đòi hỏi nền kinh tế của quốc gia đó phải có nền kinh
tế phát triển mạnh mẽ. Do đó, hệ thống tài chính quốc gia phải thực sự quán ly chặc chẽ, trong đó phải nói
đến Tài Chính Công càng phải vững chắc hơn vì Tài Chính Công chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, nó
là một công cụ quản lý vĩ mô gắn liền với hoạt động nhà nước về các tài chính của nhà nước nhưng được
thực thi theo khuông khổ của pháp luật nhằm ổn định kinh tế và sự hài hòa xã hội, nó luôn tác động đến
các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính quốc dân, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực
kinh tế và thị trường tái chính. Và nó càng có vai trò cực kỳ quan trọng hơn khi nước ta càng hội nhập sâu
vào Kinh Tế Thế Giới. Điều này có thể thấy ở vai trò của tài chính công là:
Huy động nguồn tài chính bảo đảm nhu cầu chi tiêu của nhà nước: khi nói đến tài chính công là nói
đến các quỷ NSNN mà để có được quỷ này thì đòi hỏi tài chính công phải phát huy khả năng bằng cách
sử dụng các công cụ kinh tế nhằm thu hút các nguồn thu ngân sách nhà nước như: thuế, tín dụng nhà
nước, nguồn thu từ các hoạt động nhà nước. Nhưng việc thực hiện phải được thông qua với tỷ lệ phù
hợp và có hiệu quả, cụ thể như:
- Ta có được khoảng 28% đến 32 % GDP từ thuế. Tuy nhiên chính sách thuế phải phù hợp mặc dù nó
không gây bất bình trong dân chúng nhưng nó ảnh hưởng đến tổng cầu và tác đông đến sản xuất.
- Ta có các khoảng thu nhập, lợi tức cổ phần nhà nước thu qua việc đầu tư, các khoảng thu từ phí và lệ
phí của công dân.
- Các khoảng thu tín dụng nhà nước: hoạt động cho vay nhưng với mục đích có lợi cho người dân.
Nhưng tất cả các hoạt đông này phải đảm bảo tỷ lệ phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao.
Thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững: thể
hiện nhà nước chi ngân sách và hoạt động đầu tư nhằm tái lập lại sự cân đối giữa các ngành kinh tế như:
ngành thủ công truyền thống và công nghiệp hiện đại, sự cân đối giữa các vùng kinh tế như:vùng có nền
kinh tế yếu kém và kinh tế phát triển, vùng thành thị và nông thôn,…tạo điều kiện cho việc phát triển
kinh tế trong cả nước, thực hiện chính sách hổ trợ hợp lý, bù đắp thua thiệt cho các doanh nghiệp đổi
mới với chế độ khuyến khích phát triển kinh doanh hay miễn giảm thuế phù hợp.
Góp phần ổn định thị trường và giá cả hàng hóa, tức can thiệp vào việc mua bán trên thị trường
thông qua các chính sách tài trợ giá và dự trữ: quỷ dự phòng tài chính và hàng hóa để tác động vào đầu
vào và đầu ra của thị trường nhằm tạo sự bình ổn giữa cung và cầu. Nó được thể hiện khi nhà nước can
thiệp vào giá cả hàng hóa trên thị trường như: khi giá thóc mất giá thì nhà nước sẽ mua thóc vào để cứu
giá thóc trên thị trường. Vì nếu thị trường không ổn định thì nền kinh tế sẽ bị rối loạn, trì trệ. Ngoài ra
tài chính công còn tác động đến thị trường tiền tệ, thị trường vốn nhằm kiểm soát và làm giàm lạm phát
bằng các chính sách cân đối NSNN, khai thác vốn vay và viện trợ nước ngoài.
Tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội, tạo công bằng
giữa các ngành kinh tế như việc đánh thuế cao các mặt hàng xa xỉ như: bia, rượu, thuốc lá,.. nhưng lại
miễm giảm thuế với mặt hàng thủ công truyền thống, đánh thuế cao đối với những người có thu nhập
cao rồi hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp thông qua các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc
làm, xóa đói giảm nghèo,…
Với tầm quan trọng và tầm quản lý vĩ mô thì tài chính công nắm vai trò chủ đạo để dẫn dắt và điều
khiển nền kinh tế ngày càng phát triển. Vì vậy khi nước ta gia nhập vào nền Kinh tế Thế Giới (WTO) thì
nhiệm vụ của tài chính công như vị “ thuyền trưởng” để dẫn dắt cả đội tàu đi vào cửa biển lớn là nền
kinh tế thế giới.
Với mục tiêu “Hòa nhập nhứ không hòa tan” của nước Việt Nam ta khi gia nhập vào WTO thì đòi hỏi
nước ta phải độc lập về chính trị, chủ động về kinh tế. Khi đã là nước thành viên thứ 158 của WTO thì
ta thực sự còn quá non trẻ khi bước vào một chiến trường kinh tế với sự chèn ép mạnh mẽ của các nước
tư bản nước ngoài lớn mạnh. Điều này đòi hỏi hệ thống tài chính của nước ta phải đứng vững.Vì vậy,
Tài chính công phải nâng cao vai trò then chốt của mình để nền kinh tế của ta được chủ động hơn. Vì
khi ta được công nhận là một nước thị trường hoàn toàn thì ta phải tháo bỏ các thuế quan, rào cảng, mở
rộng giao dịch tự do lưu chuyển thì nước ta luôn bị chi phối bởi tác dộng bên ngoài, một biến động nhỏ
trên thế giới cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tấ của ta, cụ thể có thể thấy ở một số trường hợp:
- Khi chiến tranh xãy ra ở các nước cung cấy dầu mỏ lớn như: Iran, Irac thì giá xăng dấu trong nước bị
dao động và tăng vọt và mất ổn định trong thời gian dài.
- Mở rộng giao dịch mua ban thì sẽ có nhiều hàng hóa tràn vào nước ta cùng với xu hướng chuộng
hàng ngoại thì sẽ khiến cho lượng tiêu thụ hàng hóa trong nước sụt giảm, ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp trong nước.
- Khi nền chính trị của nước đối tác ta ký kết làm ăn bị rối loạn cũng tác động đến nền kinh tế nước ta,
đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan. ( Ví dụ: một vị Thủ tướng của nước đối tác làm ăn của ta bị ép
thoái vị thì ngay lập tức những hợp đồng làm ăn giữa các doanh nghiệp nước ta sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc
sẽ gây nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa sang đó.)
- Cuộc khủng hoảng tiền tệ của các ngân hàng Mỹ cũng làm cho nền kinh tế ta mất cân đối, cụ thể là
lạm phát tăng nhanh trong thới gian vừa qua như: giá gạo, xăng dầu,.. làm cho một số mặt hàng tăng giá
nhanh chóng gây mất ổn định trên thị trường.
Và còn nhiều ảnh hưởng khác nửa mà bộ máy quản lí tài chính nước ta không xử lí đúng đắn và kịp
thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. do đó đòi hỏi tài chính công phải đưa ra chính sách phù hợp để
cứu vãn trong những tình thế khó khăn như:
- Nhà nước phải chi tiêu công phù hợp thônh qua dự trữ tài chính, chính sách bình ổn giá cả như: hạ
thấp giá xăng dầu, gạo… trong thời gian lạm phát để tạo lại sự cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu của
người dân trong xã hội.
- Bằng các chính sách chi tiêu đầu tư, nhà nước sẽ hổ trợ vốn, góp vốn cổ phần hoặc góp vốn liên
doanh để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kích thích tăng sản xuất để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
- Đồng thời doanh nghiệp phải tái phân phối thu nhập xã hội để tăng kích cầu, dùng chính sách thuế
linh hoạt để điều chỉnh lại lượng tiêu thụ hàng hóa trong nước bằng cách giảm thuế để hộ trợ sản xuất
cho doanh nghiệp nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm mà không gây ảnh hưởng lớn đến đén các mặt hàng
nhập khẩu.
Ngoài ra,để thu hút nguồn vốn các nhà đầu tư nước ngoài thì đòi hỏi tài chính công phải có chính sách
chi cho đầu tư phát triển thích đáng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng như: nâng cấp hệ thống đường xá, mở rộng
GTVT, cải cách giáo dục để nâng cao trí thức và khả năng cạnh tranh, tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho
các nhà đầu tư để đến mở rộng đầu tư phát triển. Đồng thời có thể hổ trợ cho bộ máy quản lí nhà nước tốt
hơn, khuyến khích bộ máy việc xử lí công việc ở bộ phận hành chính nhanh chóng.
Tuy nhiên thời gian qua tài chính công Việt Nam còn mờ nhạc, chính sách vẫn còn lỏng lẻo, chưa
kiểm soát được thị trường trong nước đã làm cho giá cả của một số mặt hàng vẫn chưa ổn định như: giá
sữa cao gấp 5 lần và giá ô tô cao gấp 3 lần so với giá của các nước khác trên thế giới hoặc khi giá xăng
dầu thế giới tăng lên thì giá trong nước cũng tăng theo, nhưng khi đã giảm thì giá trong nước vẫn chưa
được bình ổn.…Điều này là do tổ chức tài chính nước ta vẫn chưa thực hiện tốt, không kiễm soát chặt
chẽ được giá cả trên thị trường nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung làm cho có sự phân hóa
nghiêm trọng giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế hay giữa các doanh nghiệp sản xuất… làm cho
kinh tế mất ổn định, rối loạn và mất ổn định, nền kinh tế sẽ bị lũng đoạn và trì trệ.
Vì vậy, ta có thể thấy tài chính công có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế vì nói đến tài chính
công là nói đến trách nhiệm đối với xã hội đứng ở góc độ vững vàng là trụ sở vững chắc để điều tiết và
tác động đến các cấu trúc tài chính khác trong nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nếu tài chính
công không vững mạnh sẽ kéo theo hàng loạt những vấn đề về kinh tế sẽ không được giải quyết và dẫn
đến sự mất cân đối trong hệ thống tài chính quốc gia, nền kinh tế của ta sẽ bị mất tự chủ trên thị trường
quốc tế và ngày càng trở nên trì trệ,rối loạn và suy thoái.