Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦAVIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.05 KB, 19 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦAVIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU
1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
- Xuất khẩu là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Việc mua
bán hàng hoá hiểu theo nghĩa hẹp là các hàng hoá vật chất (hàng hoá hữu hình), còn
hiểu theo nghĩa rộng thì nó bao gồm các hàng hoá phi vật chất (hàng hoá vô hình).
Bên cạnh đó xuất khẩu hàng hoá còn được hiểu là việc trao đổi hàng hoá và dịch
vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường
là vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy
tiền tệ làm môi giới.
Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình bao gồm các nguyên vật liệu, máy móc thiết
bị, lương thực thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng…đây là bộ phận chủ yếu giữ vai trò
quan trọng trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia.
Xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình bao gồm các bí quyết công nghệ, bằng sáng
chế phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết
bị máy móc, dịch vụ du lịch và các loại hình dịch vụ khác…Đây là các bộ phận có tỷ
trọng ngày càng gia tăng phù hợp với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – công
nghệ và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải
có một nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,
hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ có thể có từ các nguồn sau: Xuất khẩu, đầu tư nước ngoài,
viện trợ, thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động…
Trong các nguồn trên, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu. Xuất khẩu
quyết định tốc độ và quy mô nhập khẩu. Ở Việt Nam, trong thời kỳ 1986-1990 nguồn
thu xuất nhập khẩu đã đảm bảo trên 55% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu; tương tự thời
kỳ 1991-1995: 75,3% và 1996-2000 là 84,5%, thời kỳ 2001-2005:85,17% (Nguồn:
Trung tâm Thông tin Thương mại)


- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển
Hoạt động xuất khẩu tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động,
sự phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu đã tác động đến các ngành công
nghiệp cung cấp đầu vào cho các ngành xuất khẩu tạo ra “mối quan hệ ngược” thúc đẩy
sự phát triển của các ngành này. Bên cạnh đó, khi vốn tích luỹ của nền kinh tế được
nâng cao thì sản phẩm thô sẽ tạo “mối liên hệ xuôi” là nguyên liệu cung cấp đầu vào
cho các ngành công nghiệp chế biến và “mối liên hệ xuôi” này tiếp tục được mở rộng.
Sự phát triển của tất cả các ngành này sẽ làm tăng thu nhập của những người lao động,
tạo ra “mối liên hệ gián tiếp” cho sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ.
Các ngành nông sản, thuỷ sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm xuất
khẩu đã thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản phát triển. Đồng thời việc tận dụng
những lợi thế so sánh về lao động đã phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều
lao động. Mặt khác việc nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đã tạo điều kiện
phát triển sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất phục vụ nhu cầu sản
xuất và xuất khẩu. Việc nhập khẩu các máy móc thiết bị đã góp phần đổi mới trang thiết
bị và công nghệ sản xuất, nhờ đó trình độ sản xuất và năng suất lao động được nâng
cao. Đồng thời do hướng vào thị trường quốc tế, sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn
quốc tế đã nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Việc xuất khẩu tạo điều kiện để tiêu thụ những lượng hàng hóa dư thừa do vượt
nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như hoạt động xuất khẩu là việc mở rộng ra thị trường
thế giới cũng là yếu tố nhằm thay đổi hình thức tổ chức sản xuất. Vì vậy việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển là việc làm cần thiết và phù hợp với
điều kiện hiện nay. Xuất khẩu thể hiện trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện nổi bật
như sau:
+ Hoạt động xuất khẩu tạo ra hệ thống dây chuyền phát triển các ngành nghề liên
quan một cách thuận lợi nhất. Ví dụ như hoạt động xuất khẩu hàng dệt may phát triển
thuận lợi sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề sản xuất may mặc như hoạt động
trồng bông, ngành nuôi tơ tằm…
+ Hoạt động xuất khẩu ngày càng mở rộng điều này chứng tỏ quá trình sản xuất

kinh doanh ổn định và phát triển việc này sẽ tạo ra việc mở rộng được thị trường tiêu
thụ cũng như tạo điều kiện khai thác hoạt động sản xuất trong nước một cách tối đa.
Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho các doanh nghiệp tham gia sâu
hơn vào nền kinh tế góp phần phân tán được rủi ro trong quá trình cạnh tranh.
+ Hoạt động xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ cung ứng đầu vào
cho hoạt động sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất trong nước, việc mở rộng hoạt động
sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm đáp ứng
được yêu cầu của thị trường thế giới.
+ Hoạt động xuất khẩu tạo ra các cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của các
quốc gia điều đó bắt buộc các doanh nghiệp không ngừng cải tiến sản xuất, hoàn thiện
các công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm các cách thức kinh doanh cho hiệu
quả nhất để giảm chi phí, tăng năng suất.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm tăng
thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động
Xuất khẩu có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Thể hiện ở
những mặt sau:
Trong các ngành nghề mà sản phẩm của nó có khả năng xuất khẩu như ngành nông
nghiệp, ngành chế biến nông lâm thủy sản, ngành dệt may, giày da…đã tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho người dân lao động khu vực nông thôn tăng thêm thu nhập và
giảm bớt tình trạng nghèo đói. Thông qua việc nhập khẩu nhiều sản phẩm trung gian,
một số ngành công nghiệp như dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng được mở rộng, tạo việc
làm cho dân cư thành thị đặc biệt là lao động thanh niên đang ngày gia tăng.
+Xuất khẩu làm tăng GDP, tăng thu nhập quốc dân từ đó có tác động làm tăng
tiêu dùng nội địa. Tiêu dùng nội địa tăng lại là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng
trưởng.
+ Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho nền kinh tế, nhất là trong
những ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
+ Xuất khẩu gia tăng sẽ làm gia tăng đầu tư trong các ngành sản xuất hàng hoá
xuất khẩu và những ngành có liên quan đến sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Đầu tư gia
tăng cũng là nhân tố kích thích tăng trưởng của nền kinh tế.

Nếu xuất khẩu tăng một tỷ USD thì sẽ tạo ra 35 nghìn đến 40 nghìn chỗ làm cho
người lao động. Còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì hàng năm có
thể tạo ra 50.000 việc làm cho người lao động (theo tờ: INTERNATIONAL TRADE
1986 - 1990).
Xuất khẩu phát triển là điều kiện cho các công ty xuất nhập khẩu tồn tại, phát
triển và mở rộng quy mô. Do vậy sẽ ngày càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người
lao động
- Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
Khi tổ chức hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp đơn vị cần phải tuân theo các
quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức
khoẻ của người lao động…Chính những quy định mang tính bắt buộc đó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải đổi mới cải tiến công nghệ sản xuất, hoàn thiện quá trình sản xuất
tiêu thụ, phân phối sản phẩm một cách khoa học. Công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại
sẽ giúp cho việc khai thác các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả
nhất góp phần nâng cao sử dụng đầu vào đạt hiệu quả đem lại sản lượng và chất lượng
tốt nhất.
- Xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày
càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Hoạt động xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào thị trường
thế giới nhiều hơn là thị trường trong nước, do vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững
trong cạnh tranh phải dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế. Thời kỳ đầu có thể có sự trợ giúp
của Nhà nước song muốn tiếp tục tồn tại thì phải tự khẳng định được vị trí của mình.
Mặt khác thị trường thế giới rộng lớn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu được
hiểu quả nhờ quy mô sản xuất lớn.
Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp tham gia vào cạnh tranh trên thị trường
thế giới về giá cả và chất lượng do đó doanh nghiệp sẽ phải hình thành cơ cấu sản xuất
phù hợp với thị trường để có giải pháp củng cố và nâng cao hiệu quả trong công tác
quản trị kinh doanh.
- Hoạt động xuất khẩu còn tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất
nước

Nguồn thu nhập này vượt xa các nguồn thu nhập khác kể cả vốn vay và vốn đầu tư của
nước ngoài, đối với các nước đang phát triển ngoại thương đã trở thành nguồn tích luỹ
vốn chủ yếu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá. Đồng thời có ngoại tệ
đã tăng được khả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị và nguyên liệu cần thiết
cho sự nghiệp phát triển của ngành công nghiệp.
Tóm lại đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa
Việt Nam trở thành nước công nghiệp mới.
1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
- Khái niệm:
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức giao dịch trong ngoại thương trong đó quan
hệ người mua, người bán và việc xác lập các điều kiện liên quan đến việc mua, bán
được xác lập trực tiếp mà không qua trung gian.
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí và thời gian cho giao dịch.
+ Không bị phân tán và chia sẻ lợi nhuận cho bên thứ 3 do đó lợi nhuận cao hơn.
+ Nắm bắt thông tin về khách hàng và thị trường 1 cách chính xác từ đó có thể
đáp ứng nhu cầu một cách tốt hơn.
+ Có thể chủ động hơn trong việc thay đổi các kế hoạch công việc của mình.
+ Hạn chế rủi ro
- Nhược điểm
+ Có rủi ro khi không có sự am hiểu về thị trường
+ Tốn thời gian công sức khi phải tổ chức 1bộ máy cồng kềnh
- Điều kiện áp dụng
+ Áp dụng đối với các doanh nghiệp có khả năng về tài chính, am hiểu về khách
hàng, thị trường.
1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
- Khái niệm:
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức giao dịch mua bán thông thường mà quan hệ
mua bán được thiết lập thông qua người thứ 3(người trung gian). Người trung gian có

thể là người đại lý hoặc là người môi giới.
- Ưu điểm:
+ Tận dụng được lợi thế của các trung gian như kinh nghiệm, thông tin tại các
thị trường nhất định và tiết kiệm chi phí.
+ Thiết lập được các quan hệ thương mại nhanh và hiệu quả.
+ Tạo được các quan hệ và có các hệ thống thông tin liên kết nhất định.
+ Lợi ích và lợi nhuận thu được có tính chắc chắn hơn.
- Nhược điểm:
+ Hạn chế tiếp xúc của nhà sản xuất và người tiêu dùng.
+ Bị chia sẻ quyền lợi và phải đáp ứng nhiều yêu sách của người trung gian.
+ Làm cho các doanh nghiệp giảm sự cạnh tranh do thông tin phản hồi chậm do
không được trực tiếp nghe được ý kiến của người tiêu dùng.
+ Lợi nhuận bị chia sẻ cho các nhà trung gian.
- Điều kiện áp dụng
Được áp dụng đối với các doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp, và phù hợp
với giai đoạn đầu thâm nhập của các doanh nghiệp
1.2.3 Buôn bán đối lưu
- Khái niệm:
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trong ngoại thương trong đó xuất
khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, một bên vừa đóng vai trò người bán, vừa đóng vai
trò người trong giao dịch. (Quan hệ hàng - hàng. Tiền không đóng vai trò quan trọng
trong giao dịch này mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương).
Phương pháp này thường xuất hiện khi khan hiếm ngoại tệ để giao dịch.
- Ưu điểm
+ Mức độ rủi ro thấp
+ Khai thác được nguồn lao động, nguyên vật liệu phụ trợ trong nước
+ Tiếp nhận được khoa học công nghệ
- Nhược điểm
+ Lợi nhuận thấp
+ Khả năng tiếp cận thị trường mới hạn chế

- Điều kiện áp dụng
Các bên đều thiếu ngoại tệ và có nhu cầu cao về hàng hóa
1.2.4 Bán hàng thông qua hội chợ triển lãm
- Khái niệm
Hội chợ là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đó hội chợ được tổ chức
định kỳ tại những điểm nhất định theo những quy định của nhà tổ chức nhằm mục đích
bán sản phẩm.
Triển lãm được tổ chức định kỳ tại những địa điểm nhất định nhưng với mục
đích trưng bày và giới thiệu về thành tựu trong 1 lĩnh vực kinh tế hoặc công nghệ nào
đó.
- Ưu điểm
Thường mang tính hướng đích, tiếp cận với khách hàng tiềm năng phô trương
được những thành tựu và kích thích khách hàng quan tâm chú ý trong tương lai.
Được cọ xát với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề thu thập nhiều thông
tin.
- Nhược điểm
Nghiệp vụ giao dịch và tổ chức rất phức tạp đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rõ ràng,
cán bộ tinh thông.
Thường diễn ra trong một thời gian và địa điểm nhất định gây khó khăn cho
những công ty ở các quốc gia không có ngoại giao thân thiện với nước tổ chức.
Thường bị lộ thông tin về sản phẩm vì có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tham
gia.
- Điều kiện áp dụng
Đối với các doanh nghiệp chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường.
1.2.5 Giao dịch tái xuất
- Khái niệm
Giao dịch tái xuất là hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước
đây đã nhập khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số
ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước: nước xuất

khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.
- Ưu điểm
Điều hoà thương mại thế giới, hạn chế cuộc chiến thương mại hoặc những trừng
phạt về kinh tế.

×