Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại xã Kim Liên giai đoạn 20102014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.07 KB, 26 trang )

đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014

Phần mở đầu
I.

Mở đầu

Với sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân trong xã, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các
cấp, ngành, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại Kim Liên đã về tới đích.
Kim Liên là xã đầu tiên của huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là
tiền đề, động lực để tiến tới xây dựng xã Kim Liên đạt xã nông thôn mới kiểu
mẫu, xứng đáng là quê hương Bác Hồ kính yêu.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM),
ngay sau khi tiếp thu chủ trương, nghị quyết, kế hoạch từ cấp trên, Đảng bộ,
chính quyền xã xác định đây là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; là
nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong tất cả các nhiệm vụ của địa phương. Đảng
uỷ xã đã có Nghị quyết chuyên đề số 12-NQ/ĐU ngày 29/11/2011 về “Tư
tưởng chỉ đạo của cấp uỷ đảng và quyết tâm của toàn Đảng bộ về xây dựng
NTM”. Thực hiện nghị quyết trên, Đảng uỷ đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng
NTM, UBND xã thành lập Ban quản lý xây dựng NTM và thành lập Ban giám
sát cộng đồng, các tiểu ban hành động với sự chỉ đạo sát sao, xây dựng lộ trình,
phân công nhiệm vụ cụ thể, nên được người dân trong xã hưởng ứng tích cực.
Trong quy hoạch, Kim Liên đã phát huy và kế thừa những cái sẵn có, dựa
trên tình hình thực tế của địa phương. Xã tập trung quy hoạch giai đoạn 2011 –
2020 dựa trên 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu. Đảng uỷ đã chỉ đạo các ban đi vào hoạt
động, kiểm tra, rà soát, đánh giá các tiêu chí để xác định các tiêu chí đã đạt và
các tiêu chí chưa đạt. Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện đề án xây dựng NTM
hợp lý, trên cơ sở tập trung ưu tiên những tiêu chí chưa đạt, củng cố và nâng
thêm các tiêu chí đã đạt theo lộ trình hợp lý; các nhiệm vụ, nội dung được bàn


bạc công khai, dân chủ đến tận người dân. Để chủ trương được thực hiện một
cách tự giác, tích cực, Kim Liên đã thực hiện tốt vai trò Đảng lãnh đạo, Nhà
nước điều hành, MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tuyên truyền, vận
động nhân dân hiểu được tầm quan trọng của Chương trình, vai trò chủ thể của
mỗi gia đình, mỗi người dân; từ đó, nhân dân trực tiếp làm và hưởng lợi. Khi tư
tưởng đã thông, Đảng bộ và nhân dân đoàn kết một lòng, hăng hái thi đua trong
phong trào xây dựng NTM, phát huy nội lực trong nhân dân, tranh thủ tốt sự giúp
đỡ của các doanh nghiệp, cùng toàn thể con em xa quê đóng góp xây dựng quê
hương.
Để xây dựng thành công nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
trong tỉnh xác định đây là cuộc vận động mang tính toàn diện, rất cần sự đồng
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 1


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
thuận, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Điều quan
trọng nhất là phải phát huy tối đa vai trò của nông dân trong tiến trình thực hiện
xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Vì vậy đề tài : “đánh giá hiệu quả
dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại xã Kim Liên giai
đoạn 2010-2014” được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hiệu quả trong phát
triển kinh tế xã hội xã Kim Liên khi có sự tham gia của người dân.
II. Mục tiêu
- Vận dụng các công cụ PRA trong điều tra.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Kim Liên trong giai
đoạn thực hiện đề án nông thôn mới 2010 – 2014.
- Đánh giá hiệu quả sự tham gia của cộng đồng.
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của đề án nông thôn mới.

III. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Các phương pháp thực hiện công cụ PRA.
- Kết quả đạt được sau quá trình điều tra.
- Giải pháp đề ra.
IV. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống.
- Quan điểm tiếp cận.
V. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian : kết quả thực hiện nông thôn mới tại xã Kim Liên, Nam Đàn,
Nghệ An.
- Thời gian : giai đoạn 2010 – 2014

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 2


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014

Phần 2: Nội dung
Chương 1: Khái quát về xã Kim Liên
1.1.
1.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.
Vị trí địa lý.

Kim Liên là xã đồng bằng nằm ở phía Đông huyện Nam Đàn, cách thành

phố Vinh 13km về phía Tây, có tổng diện tích đất tự nhiên là 1522,07 ha.
Xã Kim Liên trước năm 1945 thuộc tổng Lâm Thịnh. Hiện nay có 25 đơn vị
xóm: xóm Đồng 1, 2, xóm Hội 1, 2, 3, 4, xóm Hồng 1, 2, xóm Hồng Sơn 1, 2,
xóm Liên Minh, xóm Mậu 1, 2, 3, 4, 5, 6, xóm Sen 1, 2, 3, 4, xóm Sơn 1, 2,
xóm Trù 1, 2.
Ranh giới:
- Phía đông giáp xã Nam Giang (huyện Nam Đàn) và xã Hưng
Đạo (huyện Hưng Nguyên)
- Phía nam giáp xã Nam Cát (huyện Nam Đàn), xã Hưng Lĩnh (huyện Hưng
Nguyên) và xã Xuân Lâm (huyện Nam Đàn)
- Phía tây giáp xã Hùng Tiến (huyện Nam Đàn)
- Phía bắc giáp xã Nam Lĩnh (huyện Nam Đàn).
1.1.2. Tài nguyên đất
- Nhóm cát thô ven sông: phân bố rãi rác ở các xóm ven sông Lam Trà,
sông Đào.
- Nhóm đất phù sa : Nhóm đất phù sa phân bố khắp ở các xóm trong xã, có
phản ứng trung tính đến ít chua, thuận lợi cho canh tác lúa nước, trồng Ngô. Nhóm
đất phù sa có diện tích khoảng 747,64 ha.
- Nhóm đất cát pha phù hợp để trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày như
đậu,lạc,..
- Nhóm đất đỏ vàng: Phù hợp trồng cây ăn quả, trồng rừng và trồng cây công
nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu,..
1.1.3. Tài nguyên rừng.
Rừng xã Kim Liên bao gồm diện tích núi Chung, chủ yếu trồng các loại cây
như thông, cây lim, cây tràm,..
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 3



đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
Diện tích đất lâm nghiệp năm 2014 của xã chiếm 1046,3 ha trong đó chủ yếu
là rừng sản xuất với các công tác trồng cây phân tán, bảo vệ rừng, và khoanh
nuôi rừng tái sinh.
1.1.4. Tài nguyên nước.
Xã Kim Liên có nguồn nước khá dồi dào với lượng mưa hàng năm tương đối
nhiều cùng với hệ thống sông Đào, sông Lam Trà và kênh 79. Các sông và kênh
này có nhiệm vụ vừa tưới cho hầu hết diện tích lúa và rau màu toàn xã vừa làm
nhiệm vụ tiêu nước vào mùa mưa.
Ngoài ra xã còn có các ao, hồ với diện tích 109 ha.
Hệ thống nước ngầm tương đối lớn do chưa bị khai thác nhiều, nguồn nước
chưa bị ô nhiễm.
1.1.5. Khí hậu.
Kim Liên nằm trong vùng khí hậu gió mùa, có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông
rõ rệt tương tự như miền Bắc Việt Nam.
- Mùa Hạ, vùng chịu không khí nóng nực cùng với gió Lào khô làm cho đất đai
khô cằn, nguồn nước khô cạn, cây cối khô héo.
- Mùa Thu, là mùa mưa về, hàng năm nước lũ dâng lên làm thiệt hại mùa màng
vụ lúa hè thu và các sản phẩm khác.
- Mùa đông rét cắt da cắt thịt của gió mùa đông bắc.
Đây là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt
nhất.
1.2.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế.
Năm 2014 kinh tế tăng trưởng khá, giá trị sản xuất đạt 263,9 tỉ đồng, tốc độ
tăng giá trị sản xuất 13,2% so với năm 2013; trong đó Nông lâm thủy sản 108,8
tỷ đồng, đạt 99,2%; công nghiệp xây dựng 132,07 tỷ đồng, tăng 27,3%; dịch vụ
23,1 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùn kỳ năm 2013. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch

đúng hướng, có nhiều mô hình kinh tế phát triển hiệu quả.
a) Nông – lâm – thủy sản
- Tổng diện tích gieo trồng cả năm 1840 ha, tăng 5 ha so với năm 2013; các
mô hình trồng hoa, giống mới cho hiệu quả cao.Năng suất các loại cây trồng
chính đạt khá cao; năng suất lúa Đông Xuân đạt 65,6 tạ/ha, năng suất lúa Hè
Thu đạt 49,3 tạ/ha, năng suất lạc 24 tạ/ha, năng suất ngô đạt 41 tạ/ha, năng suất
đậu xanh 3 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực (lúa) 7604 tấn tăng 17 tấn so với
năm 2013

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 4


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
- Chăn nuôi: tổng đàn gia súc,gia cầm ổn đinh và có phát triển. Có 1682 con
trâu, bò; 4282 con lợn; 68188 con gia cầm. công tác phòng chống dịch đạt khá,
tỉ lệ tiêm phòng đạt 51% .
- Thủy sản: ổn định diện tích ao cá thâm canh. Tổng diện tích nuôi cá là
178,5 ha, sản lượng cá đạt 317 tấn.
- Kinh tế vườn tiếp tục phát triển, trồng mới 2500 cây ăn quả các loại. sản
lượng cây ăn quả đạt 258,3 tấn giảm 5% so với năm 2013.
b) Công nghiệp – xây dựng.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng dạt 130,07 tỷ đồng, tăng 27,3%
so cùng kỳ năm 2013.
Các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triểm khá, nhât là
nghề sản xuất đồ sắt, đồ gỗ, bún bánh.
Thực hiện mọi chủ trương huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ
tầng phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh như trường tiểu học Làng Sen,

UBND xã, 20km đường giao thông nội đồng, 12,2km đường giao thông nông
thôn, cải tạo hệ thống kênh mương,… tổng kinh phí xây dựng các công trình là
76,736 tỷ đồng.
c) Dịch vụ.
Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ 20,01 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng
kỳ năm 2013. Số lượng cơ sở kinh doanh tăng 10%, lao động tăng 27% so với
cùng kỳ.
1.2.2.

Dân số

Dân số xã trung bình ước khoảng 11739 người(31/12/2014), tốc độ phát triển
dân số tự nhiên 0,56%/năm. Dân số trong độ tuổi lao động: 6634 người, chiếm
56,5% dân số toàn xã. Trong đó số lao động nam là 3295 người, số lao động nữ
là 3339 người.

Chương 2: phương pháp thực hiện các công cụ PRA
2.1. Khái quát về phương pháp PRA
2.1.1 Giới thiệu về PRA

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 5


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
- PRA là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người
dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ
về đời sống và điều kiện thực tế của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực

hiện.
- PRA là một cách làm việc mới, sẽ khắc phục được cách làm việc cũ đồng
thời cách làm này không những được dùng trong quá trình thu thập, xử lý
thông tin mà được thực hiện xuyên suốt dự án hay chương trình.
- PRA giúp cho tác viên cộng đồng hay cán bộ dự án :
- Học hỏi từ người dân, cùng làm việc với dân.
- Thúc đẫy để giúp người dân địa phương tự phân tích, lập kế hoạch và thực
hiện
- Nâng cao chất lượng đời sống cho các cộng đồng ở nông thôn là mục tiêu
đầu tiên của các chương trình phát triển. Tong khi có hiều sự nỗ lực, như là
phổ biến cho nông dân các ưu thế lai, kĩ thuật áp dụng phân bón, thuốc trừ
sâu bệnh hoặc xây dựng các hệ thống thủy lơi đem lại hiệu quả ở một số nơi,
giúp ích cho người dân, nhưng thật không may mắn những tiến bộ kĩ thuật
này không đến được những nông dân nghèo nông thôn. Để giải quyết những
khó khăn này và những yêu cầu dựa trên lợi thế nguồn tài nguyên của từng
vùng, những cố gắng phát triển bền vững cho các hệ thống hỗ trợ đang trở
nên là những mục tiêu trước mắt của nhiều quốc gia đang phát triển.
- PRA (phương pháp đánh giá nhanh nông thôn) là một trong những cách
tiếp cận mới để thay thế phương pháp lỗi thời trong phát triển nông thôn. Nó
được dựa trên kinh nghiệm địa phương, nơi các cộng đồng quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên của họ một cách hiệu quả. PRA là một phương pháp có
sự tham gia đồng tình của người dân, là một thành phần căn bản trong việc
xây dựng kế hoạch đề án; điều đó duy trì được các kỹ thuật địa phương cũng
như duy trì các hệ thống bền vững của sinh thái, kinh tế, chính sách, và những
khưo điểm phát triển bền vững thực sự đó sẽ hợp thành những cách tiếp cận
mà chính các cộng đồng địa phương có thể quản lý và kiểm soát.

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 6



đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
- PRA có nguồn gốc từ RRA, nó là một trong các phương pháp tiếp cận để
thiết kế, thực hiện, theo dõi và đánh giá nhanh của sự phát triển nông thôn. Sử
dụng của PRA cũng giống như RRA, khảo sát thăm dò bằng PRA, theo dõi
bằng PRA, đánh giá bằng PRA, và lấp kế hoạch bằng PRA
- Tóm lại, PRA là là cách tiếp cận từ dưới lên (từ cộng đồng lên). Đây là
một hệ thống các phương pháp gồm các phương pháp điều tra, khảo sát…
mang tính bán chính quy, có thể thực hiện bởi cơ quan nhà nước và một phần
của cộng đồng được thực hiện bởi một nhóm liên ngành.
2.1.2. Đặc điểm của PRA
- Các kỹ thuật ứng dụng có thể thích ứng cho nhiều tính huống cần đánh giá
khác nhau. Chính các đối tượng thụ hưởng dự án quyết định cách thức để
lượng giá các hoạt động mà có tham gia hoậc chưa tham gia và chính các kỹ
thuật này đóng góp to lớn đối với ý thức quyền sở hữu dự án cũng như sư gia
tăng những khả năng chống đỡ và duy trì.
- Người dân cảm thấy thoải mái nói chuyện tự nhiên với tác viên hướng dẫn
lượng giá. Chính người dân là chuyên gia lượng giá, còn tác viên hướng dẫn
chỉ đóng vai trò xúc tác và tạo thuận lợi cho sự tham gia tích cực.
- PRA làm thay đổi thái độ và phương pháp luận về đánh giá và phát triển
cộng đồng trước đây
- PRA tạo một quá trình cùng nhau học hỏi của cả hai phía : người dân và
tác viên cộng đồng.
- PRA làm nỏi bật những dữ kiện về chất cũng như về lượng.
- PRA giúp mỗi nhóm sông trong cộng đồng đề ra các giải pháp phù hợp
với chính khả năng và tài nguyên của họ để họ có thể thực hiện và đạt được
lợi ích.
- Thông qua PRA, mỗi thành viên trong cộng đồng nhân thấy tiếng nói của

chính mình được lắng nghe, được ghi nhận để cùng thúc đẫy sự đóng góp
chung.
- Thông qua PRA, mỗi thành viên trong cộng đồng và tác viên cộng đồng
đều được thử thách để cùng phát triển.
- Những người nghèo, người bị thiệt thòi ít được học hành trong cộng đồng
được thu hút một cách tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện,
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 7


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
giám sát và đánh giá – tạo ra sự công bằng, dân chủ trong việc tham gia lấy
quyết định và phát triển cộng đồng.
2.1.3 Một số nguyên tắc khi sử dụng công cụ PRA
- Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm, điều
kiện sống và lao động của họ.
- Học hỏi nhanh và tích cực bằng sự khám phá, sử dụng mềm dẻo các kỷ
thuật PRA, tạo cơ hội tham gia, tạo môi quan hệ tương tác và kiểm tra chéo.
- Loại bỏ thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm
dò thay cho sự bất cần, quan tâm đến người nghèo, người bị thiệt thòi, phụ nữ
và học hỏi từ họ về những quan tâm và ưu tiên.
- Sử dụng tối ưu các kỷ thuật và công cụ trức là phải cân nhắc giữa số
lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian.
- Sử dụng phép kiểm tra chéo các thông tin.
- Bắt đầu từ cái tổng quát đến chi tiết.
 Luôn tìm kiếm mọi mặt từ người dân, nghĩa là tìm tòi, học hỏi từ nhũng
điểm không hợp lý, những người không ủng hộ, những người đứng ngoài
cuộc …ở mọi tình huống.

- Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, tự
đánh giá, tự phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đưa ra kết quả và là
chủ sở hữu của các kết quả đó, Vai trò của tác viên chỉ là hướng dẫn người
dân cách làm, thúc đẫy và tạo điều kiện cho họ tự làm, tự phân tích…
- Hãy luôn tự vấn mình, nghĩa là tác viên cộng đồng hãy luôn tự kiểm tra
mình và tự phê bình về thái độ, phong cách, cách ứng xử khi cùng làm việc
với người dân.
- Hãy chịu trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi tác viên cộng đồng phải tự
chịu chịu trách nhiệm với chính công việc của mình làm, không đổ lỗi cho
người khác.
- Cùng chia sẻ, nghĩa là tạo cơ hội cùng làm việc, cùng chung sống, chia sẻ
suy nghĩ, tình cảm, tâm tư giữa người dân với nhau, giữa người dân với tác
viên cộng đồng.
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 8


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
- Sử dụng các công cụ PRA một cách mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo, nghĩa
là không lựa chọn, sử dụng một cách máy móc tùy theo bối cảnh, điều kiện,
đặc tính con người của địa phương.
2.1.4 Các công cụ PRA
Phương pháp PRA bao gồm một loạt các công cụ để thu thập và phân tích thông
tin (số liệu thứ cấp và số liệu thực địa). Những công cụ chính bao gồm:
Xem xét số liệu thứ cấp
Quan sát trực tiếp
Vẽ bản đồ: tài nguyên, bản đồ cơ sở hạ tầng, bản đồ xã hội…
Mặt cắt

Sơ lược lịch sử
Biểu đồ xu hướng (biến động theo thời gian), biểu đồ mối quan hệ nhân
quả
Tùy

Lịch thời vụ
Phỏng vấn bán cấu trúc
Xếp hạng giàu nghèo
Sơ đồ Venn
Phân tích SWOT
Xác định những thay đổi có ý nghĩa cộng đồng
Sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề, cây trồng, vật nuôi.
Xếp hạng giàu nghèo.
Xếp hạng ưu tiên.
theo mục đích và yêu cầu, nhóm công tác sẽ chọn lựa các kĩ thuật phù hợp

và hữu dụng nhất cho từng cuộc PRA
2.2. Phương pháp thực hiện công cụ PRA
2.2.1. Xem xét số liệu thứ cấp.
- Khảo sát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Kim Liên; các đề
án,báo cáo lien quan tới xây dựng nông thôn mới; kết quả đạt được của
đề án xây dựng nông thôn mới của xã Kim Liên giai đoạn 2010 – 2014;
sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn
mới tại xã.
- Các số liệu cần thu thập được xác định trước khi thực hiện PRA. Đây là
những tài liệu có sẵn như báo cáo, thống kê, bản đồ, ảnh, kết quả nghiên
cứu có trước về xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Liên. Các thông tin
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 9



đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
này được thu thập nhờ sự giúp đỡ của cán bộ làm việc tại UBND xã Kim
Liên, trên internet,…Người thực hiện PRA trực tiếp xin số liệu của các
cán bộ văn phòng, cán bộ thống kê kiểm kê, cán bộ địa chính, cán bộ
tham gia quá trình thực hiện đề án nông thôn mới; thu thập các ảnh về
xây dựng nông thôn mới của xã trên internet; tham khảo các luận văn, đồ
án có lien quan đã có sẵn từ trước. Các số liệu thu thập bao gồm như các
báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới của xã Kim Liên; đề án xây
dựng xã Kim Liên,huyện Nam Đàn thành xã nông thôn mới kiểu mới
giai đoạn 2015 – 2020;…
2.2.2. Quan sát trực tiếp.
- Khảo sát về điều kiện đất đai, hệ thống kênh mương,đường giao thông,
cơ sở hạ tầng, thực vật và hệ thống cây trồng nông nghiệp,vấn đề vệ
sinh môi trường, đời sống sinh hoạt,..của xã Kim Liên.
- Việc quan sát được thực hiện bởi người thực hiện PRA.Ngoài ra còn có
sự hỗ trợ hướng dẫn của người dân hoặc cán bộ xã.Người thực hiện
quan sát để so sánh mức độ giàu nghèo của xã thông qua nhà ở hoặc
điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình; quan sát các báo cáo, thống kê
do các cán bộ xã cung cấp; quan sát các hệ thống kênh mương, đường
giao thông của xã, vấn đề bảo vệ môi trường ở trên địa bàn đặc biệt là 1
số địa điểm có xảy ra ô nhiễm môi trường,.. Việc quan sát trực tiếp phải
được thực hiện đều trên địa bàn xã để đưa ra những nhận xét khách
quan.Ngoài ra người thực hiện có thể tham gia các cuộc họp, các buổi
báo cáo để nắm rõ tình hình thực hiện và so sánh với những gì quan sát
được.
2.2.3. Lịch thời vụ.
- Khảo sát các thông tin về lịch canh tác của người dân trên địa bàn xã,

thời tiết các tháng trong năm của xã Kim Liên; thứ tự gieo trồng các
loại cây trồng và thời gian thu hoạch, thời gian thực hiện các hoạt động
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trên địa bàn
xã; tỷ lệ lao động theo ngành nghề và độ tuổi của xã; các loại dịch bệnh
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 10


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
xảy ra trong năm; giá cả các sản phẩm sản xuất; các sự kiện, lễ hội diễn
ra trong năm,..
- Lịch thời vụ được thực hiện bởi người dân trong xã, bao gồm người
làm trong các ngành nghề khác nhau và cả nam nữ nhiều độ tuổi, cán
bộ về nông nghiệp, cán bộ về văn hóa,…lịch thời vụ được lập theo
dạng bảng số liệu theo tỉ lệ các tháng trong năm.
2.2.4. Sơ đồ Venn
- Khảo sát công việc của các tổ chức trong xã lien quan đến quá trình
thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới của xã Kim Liên, lien hệ
mối quan hệ và mức độ quan trọng của các tổ chức trong quá trình
thực hiện nông thôn mới.
- Sơ đồ Venn được thành lập sau khi tham khảo các số liệu thứ cấp
được cung cấp bởi cán bộ UBND xã, xác đinh các tổ chức cá nhân
lien quan tới xây dựng nông thôn mới như ngân hàng, UBND, mặt
trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữa, cộng đồng người dân,
…;xác định công việc,mức độ quan trọng của các tổ chức và mối
lien quan giũa chúng bằng các vòng tròn với mức độ giao nhau.
2.2.5. Bảng hỏi.
- Khảo sát mức độ hài lòng về chất lượng cuộc sống,cơ sở hạ tầng, vật

chất kĩ thuật, của cán bộ xã, của người dân, hiệu quả của đề án xây
dựng nông thôn mới,..
- Xây dựng bảng hỏi với các câu hỏi về các vấn đề liên quan đến xây
dựng nông thôn mới với các lựa chọn khác nhau về mức độ hài lòng
của người dân, các câu hỏi yêu cầu người dân nêu ra quan điểm cũng
như yêu cầu của họ.thực hiện cuộc phỏng vấn với nhiều đối tượng khác
nhau và trải đều các xóm trên địa bàn xã Kim Liên.
2.2.6. Ma trận SWOT.
- Khảo sát các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với xã
Kim Liên và người dân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn
mới.

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 11


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
- Cuộc họp để xác định ma trận SWOT bao gồm người thực hiện PRA,
cán bộ xã và người dân trong xã;người thực hiện PRA đặt các câu hỏi
để xác định mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình
xây dựng nông thôn mới; liệt kê các kết quả được đưa ra vào bảng ma
trận; trình bày kết quả sau khi thảo luận và đưa rat ham khảo ý kiến
người dân.
2.2.7. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề, cây trồng,vật nuôi.
- Xác định những vấn đề ưu tiên, cây trồng và vật nuôi mà người dân
quan tâm nhất như vấn đề môi trường, hệ thống tưới tiêu,kênh
mương,đường giao thông, cây lúa,ngô,lạc, lợn,trâu bò,gia cầm,…
- Liệt kê cùng người các vấn đề, cây trồng,vật nuôi trên địa bàn xã; yêu

cầu người dân chấm điểm theo các tiêu chí nhất định để xác định mức
độ ưu tiên theo thang điểm ;sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp các vấn
đề,cây trồng,vật nuôi được quan tâm.

Chương 3: kết quả đạt được
3.1. Hiệu quả của dự án nông thôn mới tại xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014.
3.1.1. Về triển khai chương trình.
Sau khi tiếp thu chủ trương về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới, Đảng ủy xã đã có Nghị quyết chuyên đề số 12-NQ/ĐU ngày
29/11/2011, UBND xã đã xây dựng quy hoạch, rà soát thực trạng, xây dựng đề
án trình cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện.Khi rà soát đối chiếu
quy định thì Kim Liên đã đạt 10/19 tiêu chí nông thôn mới.
Đảng bộ và chính quyền xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt
trong tất cả các nhiệm vụ của địa phương từ đó kịp thời quán triệt trong Đảng
bộ, các đoàn thể và ban ngành trong hệ thống chính trị , đồng thời đẩy mạnh
tuyên truyền cho nhân dân hiểu được tầm quan trọng của chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đã phân tích rõ tại cộng đồng dân cư về nội
dung 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, phương pháp, cách
làm, vai trò chủ thể của mỗi gia đình, mỗi người dân, khẳng định nhân dân trực
tiếp làm và trực tiếp hưởng lợi.
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 12


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
3.1.2. Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
UBND xã đã chỉ đạo và thực hiện tốt nhiệm vụ hàng đầu là công tác xây

dựng quy hoạch và công bố quy hoạch theo đúng hướng dẫn và đạt tiêu chí quy
hoạch như : Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội – môi trường; Quy hoạch phát triển các khu dân cư.
Sauk hi quy hoạch được phê duyệt xã đã tiến hành công bố công khai tại các
Nhà văn hóa xóm, tại trụ sở UBND xã và triển khai hội nghị phổ biến kế
hoạch . Thực hineej quy hoạch, quản lý quy hoạch cơ bản theo quy hoạch đã
được phê duyệt.
3.1.3. Về phát triển kinh tế.
Kinh tế liên tục có mức tăng trưởng khá. Năm 2014 tăng 48,64% so với năm
2010, đạt tốc độ bình quân 10,4% , thu nhập bình quân đầu người ước đạt 26
triệu đồng, tăng 72,2% so với năm 2010, bình quân 14,1%/năm. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 63,9%(năm 2010)
xuống còn 50,3% (năm 2014) ,tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng từ 27,2%
(năm 2010) lên 34,2% (năm 2014), tỷ trọng dịch vụ tăng từ 9,1% (năm 2010)
lên 15,5% (năm 2014).
a) Nông – lâm nghiệp – thủy sản

Sử dụng máy gặt đập liên hoàn trong thu hoạch lúa ở Kim Liên. Ảnh: Hữu Nghĩa

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 13


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014

Hoàn thành công tác “đồn điền đổi thửa, chuyển đổi ruộng đất” theo chỉ thị
08 của BTV tỉnh ủy, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng

hợp lý, tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 1835 ha, diện tích trồng lúa cả
năm 1495,28 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ha; diện tích ngô cả năm 125,4 ha,
năng suất bình quân 45 tạ/ha; diện tích lạc cả năm 68,9 ha, năng suất bình quân
24,4 tạ/ha.Sản lượng lương thực bình quân hàng năm 7800 tấn. Một số mô hình
sản xuất đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao như: dưa đỏ, trồng hoa, sản
xuất cánh đồng mẫu lớn 250 ha. Chăn nuôi phát triển ổn định cả tổng đàn gia
súc và gia cầm, chủ yếu là chăn nuôi tập trung tại 26 trang trại. Sản lượng thịt
hơi xuất chuồng bình quân hàng năm 850-900 tấn.
Diện tích ao cá 158,5 ha, sản lượng cá hàng năm 300-320 tấn. Kinh tế vườn
cho thu nhập khá, tổng diện tích vườn hiện có 75 ha, trong đó chủ yếu là vải,
xoài, hồng xiêm.
b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị sản xuất năm 2014 ước tăng 89,7% so với năm 2010, bình quân tăng
17,35%/năm; các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng khá như:
nghề mộc, gò hàn, sản xuất bún bánh, xây dựng…
Năng lực sản xuất: có 72 cơ sở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gồm: chế
biến nông sản 47 cơ sở, 3 cơ sở ấp trúng, 5 cơ sở gò hàn, 5 cơ sở sản xuất đồ
nhôm kính, 17 cơ sở sản xuất đồ mộc,.. đã góp phần làm phong phú thêm các
ngành nghề trên địa bàn xã.Tạo công ăn việc làm thường xuyên và thu nhập ổn
định cho người lao động. Trong đó nhóm chế biến gỗ và đồ mộc dân dụng có
17 cơ sở, tạo việc làm ổn định cho 200-250 lao động có thu nhập từ 4,5-5,5
triệu đồng/người/tháng.
c) Dịch vụ.
Dịch vụ phát triển nhanh về cả số lượng và quy mô, nhất là dịch vụ ăn uống,
bán hàng lưu niệm. tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại hàng năm
cao, ước năm 2014 đạt 26,4 tỷ đồng, tăng 177,2% so với năm 2010, tốc độ bình
quân 29,1%/năm. Toàn xã có 275 hộ buôn bán nhỏ lẻ, 6 doanh nghiệp xây
dựng, 25 xe ô tô vận tải, 11 xe ô tô dịch vụ chở khách; 3 hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp, hoạt động có hiệu quả với 3 khâu như: thủy nông, giống và phân
bón.Thực hiện nhanh với cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; toàn xã có 26

máy làm đất, 640 máy gặt cầm tay, 16 máy tuốt lúa và 1 máy gặt liên hoàn.
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 14


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
3.1.3. Về xây dựng kết cấu hạ tầng
a) Hạ tầng giao thông.
Xã Kim Liên có quốc lộ 46 chạy qua, ngoài ra còn có đường tỉnh 539, 540,
đường trục chính xã, đường lien thôn, đường nội thôn và đường nội đồng thành
1 hệ thống giao thông thuận lợi.
- Đường quốc lộ 46 qua địa phận xã Kim Liên có chiều dài 3,5km; mặt
đường rộng 10,5m.
- Đường tỉnh qua xã Kim Liên có 3 tuyến Đường tỉnh ĐT539 (đoạn qua xã
có chiều dài 1,3km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m); đường tỉnh ĐT
540 (đoạn qua xã có chiều dài 5,2m, trong đó có 3km nền đường rộng 7m,mặt
đường rộng 5,5m còn lại 2,2km quy mô đường đô thị); đường tỉnh DDT542D
(đoạn qua xã có chiều dài 1,3km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 8m).
- Đường huyện tại xã Kim Liên có 3 tuyến: tuyến đường Kim Liên – Nam
Cát có chiều dài 2,76km, nền đường 7m, từ bãi đậu xe quê Ngoại đến xã Nam
Cát; tuyến đường Kim Liên – Đan Nhiệm có chiều dài qua xã Kim Liên dài
1,76km, nền đường 7m, nối từ đường TL540 đến xã Hùng Tiến; tuyến đường
Giang – Liên – Lâm (đường núi chung) có chiều dài qua xã Kim Liên dài
3,9km, nền đường 7m, nối từ QL46 tại chợ Sáo Nam Giang đến đường
TL542B.
- Đường xã tổng chiều dài 4,366km cơ bản đã được bê tông hoặc rải nhựa
đạt yêu cầu.
- Đường trục thôn xóm có 38,7km là đường bê tong với nền đương rộng

trung bình từ 4 – 6m. Đường ngõ xóm có 22,2km là đường bê tong có nền
đường rộng 4 – 6m.
- Đường trục chính từ các khu dân cư ra nội đồng có tổng cộng 37,2km
đường chính nội đồng, đã cứng hóa bằng bê tong 25,1km, đạt 78,5%.
b) Hạ tầng thủy lợi.
Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu lấy từ trạm n=bơm
4 AC, trạm 5 tại xã Nam Giang và 9 trạm bơm của xã (công suất 500m 3/h),
nguồn tưới đảm bảo cơ bản nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp các vụ
trong năm.
Hệ thống tiêu của xã chủ yếu dựa vào các Sông: sông Đào, sông Lam Trà và
kênh 79, các sông và kênh này phục vụ cho việc tưới tiêu của toàn xã.

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 15


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
Hệ thống kênh mương: gồm kênh tưới 4 hữu và 4 tả, các kênh cấp I, cấp II
phần lớn đã được kiên cố hóa, phục vụ sản xuất. tổng chiều dài kênh mương
cấp I dài 6,6 km; trong đó 6,6km đã được kiên cố hóa đạt 100%.Tổng chiều dài
kênh mương cấp 2, 3 dài 26,5km trong đó 22,7km đã được kiên cố hóa đạt
85,5%.

Xây dựng kênh mương nội đồng ở xã Kim Liên.

b) Hệ thống điện.
Tổng trạm biến áp 15 trạm với tổng công suất 2940KVA, hiện tại cơ bản đáp
ứng được nhu cầu thiết yếu nhưng lâu dài cần phải nâng cấp và xây mới. Trong

đó cần nâng cấp 14 trạm, xây mới 3 trạm. Số hộ sử dụng điện thường xuyên an
toàn 2942 hộ, đạt 100%.
d) Cơ sở vật chất trường học.
Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư xây dung, nâng cấp trên cơ
sở tranh thủ nguồn đầu tư của các doanh nghiệp. trường THCS Kim Liên lên 3
tầng, 2 trường tiểu học 2 đến 3 tầng, 2 trường mần non 2 tầng, có 3 trường có
nhà giáo dục thể chất và thể thao, cơ sở vật chất dạy và học cơ bản đáp ứng
được yêu cầu.
đ) Cơ sở vật chất văn hóa.

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 16


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
Các thiết chế văn hóa thể thao từ xã đến xóm cơ bản đảm bảo. Ở xã có nhà
văn hóa đa năng với 600 ghế, Nhà thi đấu thể thao đa chức năng 2000 chỗ ngồi.
Có 3 sân bóng ở các khu vực: sân 1 có diện tích 10593 m 2; sân 2 có diện tích
7113 m2; sân 3 có diện tích 6570 m2; 25/25 xóm có nhà văn hóa xóm và các khu
thể thao đạt chuẩn theo quy định.
Xã Kim lien có các công trình di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng như:
Khu di tích Làng Sen, Khu di tích Hoàng Trù, khu di tích Núi Chung, chùa Đạt
và đền thờ Võ Đắc Đài. Các khu di tích này đã được phê duyệt quy hoạch và
bảo tồn.
e) Chợ nông thôn.
Xã Kim Liên có chợ Cầu là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa của nhân dân đã
được xây dựng với chất lượng tốt cũng như quy mô lớn. Khuôn viên chợ có
diện tích 19565 m2. Ngoài chợ cầu ra thì còn lại chủ yếu là 1 số hộ tư nhân và

các ki ốt buôn bán của hộ gia đình nằm rải rác dọc theo tuyến đường quốc lộ
46, tỉnh lộ 539, 540, 542 và đường lien xã.
f) Nhà ở dân cư nông thôn.
Tổng số hộ có nhà ở 3214 hộ, trong đó số nhà kiên cố và bán kiên cố đạt
chuẩn của Bộ Xây dựng 2983 nhà, chiếm 97,8%. Không có nhà tạm bợ, dột nát.
3.1.4. Về văn hóa – xã hội – môi trường.
a) Giáo dục và đào tạo.
Chất lượng dạy và học ngày càng đucợ nâng cao. Kim Liên là xã duy nhất ở
huyện có 5/5 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (trong đó 2 trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia ở mức độ 2). Trẻ em đến tuổi đều được đến trường 100%.Hàng
năm số lượng học sinh đậu vào cac trường đại học, cao đẳng 120 – 130 em.
Công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm, 25/25 xóm có quỹ khuyến
học, 65 dòng họ có quỹ khuyến học, đến nay quỹ khuyến học toàn xã gần 4 tỷ
đồng, bình quân hàng năm chi cho khuyến học từ 200 – 220 triệu đồng.
b) Về văn hóa thông tin thể thao.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng làng văn
hóa, gia đình văn hóa được toàn dân hưởng ứng tích cực, tổ chức tốt các hoạt
động văn hóa, thể thao nhan kỷ niệm các ngày lễ lớn hàng năm đặc biệt là Lễ
hội Làng Sen. Có 100% hộ dân có phương tiện nghe nhìn. Hệ thống đường làng
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 17


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
có đèn điện chiếu sang, 25/25 xóm có nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng
khang trang.Tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa đạt 84%, có 20/25 xóm đạt
xóm văn hóa.
c)Về thực hiện các chính sách xã hội.

Thực hiện tốt chính sách người có công và chính sách an ninh xã hội. Công
tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được cấp ủy chính quyền quan tâm.
Trong hơn 4 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới hỗ trợ 160 con bò sinh
sản, làm 30 căn nhà, ủy thác vay gần 20 tỷ đồng vốn sản xuất cho hộ nghèo,
cận nghèo; có 247 người đang làm việc ở nước ngoài, hàng năm đưa về khoản
thu nhập từ 20-25 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8% năm 2010 đến nay còn
2,815, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng.
d) Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe
Xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2013-2020, đáp ứng các chỉ tiêu
của bộ tiêu chí nông thôn mới.Hàng năm đều thực hiện tốt các chương trình
quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sưc khỏe ban đầu cho
nhân dân đảm bảo. Hiện nay tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt
80,4%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 15% năm 2014 giảm 2% so
với năm 2010.
100% hộ dân có công trình hợp vệ sinh trong đó có 80% hộ gia đình có công
trình vệ sinh tự hoại.
e) Công tác vệ sinh môi trường.
Công tác vệ sinh môi trường được thực hiện nghiêm túc.Chất thải rắn đucợ tổ
chức thu gom tập trung và vận chuyển tới nhà máy xử lý rác định kỳ. Cùng
với việc ban hành thực hiện đề án thu gom và xử lý rác thải tập trung 2
lần/tháng, đến nay Kim Liên cơ bản đảm bảo môi trường xanh sạch, không để
tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra.
Các công trình vệ sinh cơ bản đảm bảo, đạt 98%; các cơ sở sản xuất kinh
doanh cam kết và thực hiện đầy đủ về bảo vệ môi trường. Nước sinh hoạt chủ
yếu sử dụng nước máy của nhà máy nước Cầu Bạch, nhà máy nước Hùng
Thành, giếng khoan, giếng khơi. Chất lượng nước ngầm ở đây được đánh giá
là cơ bản hợp vệ sinh. Có 92% hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ
sinh.

Sinh viên: Biện Thị Huệ


Page 18


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
Nghĩa trang, nghĩa địa: toàn xã có 9 nghĩa trang được quy hoạch vùng cát
tang, hung táng riêng, có quy chế và ban quản trang đầy đủ.
3.1.5.Về an ninh trật tự.
Trong những năm qua an ninh chính trị, an toàn xã hội cơ bản được giữ vững,
trên địa bàn cơ bản không xảy ra điểm nóng.Hàng năm thực hiện hiệu quả các
chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy; nhiệm
vụ quốc phòng quân sự địa phương, tuyển giao quân đầy đủ và chất lượng
cao.Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được nhân dân đồng tình
hưởng ứng.Hàng năm phối hợp bảo vệ cho hàng trăm đoàn cán bộ cấp cao
của Đảng và Nhà nước,hàng ngàn lượt khách về tham quan và làm việc tại
Kim Liên, được công nhận là xã an toàn về an ninh trật tự.
Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, công tác
hòa giải đucợ thực hiện tốt. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đucợ
thực hiện tốt, từ đó người dân đã chấp hành tốt các chủ trương đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương.
3.1.6.Về xây dựng hệ thống chính trị.
Kim lien đã xây dựng được 1 hệ thống chính trị vững mạnh. Đảng bộ với 630
đảng viên, hàng năm kết nạp 8-9 đảng viên mới, lien tục được phong tặng đảng
bộ trong sạch vững mạnh, năm 2013 đạt đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu
biểu.Đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ, trách nhiệm khá cao, 24/24
công chức đạt chuẩn theo quy định( trong đó 11 người trình độ đại học chiếm
43,47%, 13 người trình độ trung cấp chiếm 56,53%, 5 đồng chí trung cấp đang
học lên đại học). Chính quyền hàng năm đều đucợ công nhận vững mạnh, Mặt
trận tổ quốc và các tổ chức khác được công nhận xuất sắc.

Xã Kim Liên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang, tặng thưởng 1 huân chương Lao động hạng Ba và nhiều năm liền tặng cờ
đơn vị dẫn đầu các mũi phong trào thi đua. Về thực hiện mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, qua thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp huyện và tỉnh,
UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định số 3868/QĐ_UBND ngày
13/8/2014 công nhận xã Kim Liên đạt 19/19 theo chuẩn Nông thôn mới.

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 19


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014

Đón nhận Bằng khen
XDNTM.

3.2. Khả năng tham gia và kiến thức của cộng đồng trong thực hiện đề án
xây dựng nông thôn mới.
Sau khi đề án và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã đã được phê duyệt,
các xóm họp dân để xây dựng kế hoạch phát triển của thôn (5 năm và hàng năm)
trong đó cần bàn thống nhất các nội dung:
- Các hộ dân chủ động: Cải tạo nâng cấp nhà ở, xoá nhà tạm; chỉnh trang khuôn
viên, vườn ao, hàng rào, cổng ngõ, các công trình vệ sinh (nhà tắm, nhà tiêu,
chuồng trại chăn nuôi, công trình nước sạch…) theo quy định chung của thôn;
sắp xếp đồ dùng sinh hoạt trong gia đình gọn, đẹp.
- Xác định hướng đi phát triển kinh tế của từng hộ gia đình trong xóm (theo quy
hoạch của xã); lựa chọn nghề phù hợp để chủ động nâng cao kiến thức, đào tạo
nghề..., chuyển đổi lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

- Nhân dân bàn và thống nhất đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng của
xóm, xã: Đường thôn xóm, đường nội đồng, kênh mương, nhà văn hoá, nhà mẫu
giáo và khu thể thao xóm, hệ thống cống rãnh thoát nước thải, trồng cây xanh,
vườn hoa, điện chiếu sáng nơi công cộng…
- Xây dựng hương ước, quy ước của xóm về nếp sống văn hoá, về an ninh trật tự
xã hội trong xóm.
- Ban Phát triển xóm phát động thi đua giữa các hộ gia đình trong xóm với nhau,
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 20


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
thi đua với xóm khác trong thực hiện xây dựng nông thôn mới theo phương
châm “Làm từ nhà làm ra xóm”. Tổ chức cho các hộ ký cam kết xây dựng nông
thôn mới theo kế hoạch của xóm.
- Khi đã thực hiện xong các công việc của hộ, Ban phát triển xóm xây dựng kế
hoạch đề nghị với xã hỗ trợ xây dựng các công trình công cộng của xóm (trong
đó nêu rõ cam kết đóng góp của dân trong xóm để xây dựng công trình).
- Khi kế hoạch được duyệt: Ban Phát triển xóm tổ chức họp dân bàn biện pháp
thực hiện kế hoạch; bầu Ban giám sát xây dựng công trình của xóm; tham gia
nghiệm thu các công việc đã hoàn thành, thông báo công khai quyết toán phần
nguồn lực, kinh phí hàng năm do dân đóng góp để thực hiện xây dựng nông thôn
mới tại xóm.
- Sau khi công trình hoàn thành, Ban Phát triển xóm có trách nhiệm nhận bàn
giao công trình đưa vào sử dụng, xây dựng kế hoạch vận động nhân dân trong
xóm bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng các công trình trên địa bàn.
Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới là tham gia ý kiến
vào đề án xây dựng nông thôn mới và đồ án quy hoạch nông thôn mới cấp xã;

tham gia lập kế hoạch thực hiện Chương trình (thôn, xã).
Tham gia và lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau thật
thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện
của địa phương.
Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn,
xã.
Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình hạ
tầng kinh tế-xã hội của xã, thôn theo kế hoạch hàng năm.
Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây
dựng của xã, thôn.
Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.
Nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới bao gồm: công sức, tiền
của do người dân và cộng đồng đầu tư bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình
mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh;
cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn
nông thôn mới; cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang
cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang…
Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng, soi bãi, trên đất rừng hoặc cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 21


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
Đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của làng xã như giao thông, kiên
cố hóa kênh mương, vệ sinh công cộng…
Có lẽ, khó khăn nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vì đây là

một trong những nội dung đòi hỏi phải tập trung nguồn lực và kinh phí lớn.
Ngoài việc tranh thủ các nguồn vốn như: Ngân sách nhà nước, trái phiếu chính
phủ, tín dụng nhân dân, doanh nghiệp và các nguồn khác, Kim Liên còn có sự
đồng thuận nhất trí cao trong nhân dân vì vậy bà con đã tích cực, tự nguyện đóng
góp hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng: điện đường, trường, trạm; nhà
văn hóa xã, nhà thi đấu đa năng, nhà văn hóa xóm, sân chơi bãi tập. Ngoài ra, bà
con còn tự chỉnh trang nhà cửa khu dân cư để phục vụ dân sinh đi đôi với việc
phát triển kinh tế của địa phương và nhất là người con của quê hương Hồ Chủ
tịch nên nhân dân Kim Liên lúc nào cũng trong tư thế đón khách.
Qua 3 năm thực hiện việc huy động nguồn vốn trong nhân dân, Kim Liên đã
đóng góp được 307 tỷ đồng: cụ thể xây mới được 5 trường học cao tầng (63tỷ
đồng); 20km đường trục xã, xóm; 3,4km mương thoát nước và 25,1km đường
nội đồng: 115tỷ đồng; trụ sở làm việc trên 10 tỷ đồng, Nhà thi đấu thể thao đa
năng 23 tỷ đồng; nhà truyền thống, 4 nhà văn hóa xóm, 1 trạm điện; thiết chế
văn hóa và sân chơi, bãi tập của các xóm: 11tỷ đồng. Chỉnh trang nhà cửa và xây
mới nhà dân 61tỷ đồng. Trong quá trình xây dựng có 1.556 hộ dân đã hiến
35,25ha đất, trị giá 50 tỷ đồng và đóng góp hàng chục ngàn ngày công.
Ông Vương Thúc Kính, Xóm trưởng Trù 2, cho biết: “Sau khi có sự đồng thuận
cao trong nhân dân và chính quyền, chúng tôi tự nguyện đóng góp từ cán bộ đến
nhân dân, theo nhân khẩu và độ tuổi, mỗi khẩu 500.000 đồng, từ sơ sinh đến 60
tuổi. Tính đến thời điểm bắt tay XDNTM xóm chúng tôi còn 3 tiêu chí chưa đạt:
Giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và môi trường, sau 3 năm xây dựng
và đóng góp đến nay chúng tôi đã hoàn thành 99%”.
Xóm Trưởng Hội 3, ông Trần Khắc Nhượng, cũng cho biết: “XDNTM ở Kim
Liên nhanh chóng thành công nhờ cả 2 phía, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo xã và
đồng thuận cao của người dân, với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra và dân tự đóng góp, đồng thời vận động cả con em đi làm ăn xa cùng
đóng góp, ở xóm tôi có khoảng 15 con em làm ăn xa quê đã đóng góp gần 150
triệu đồng”.
Trong quá trình xây dựng có 1566 hộ dân hiến 35,25 ha đất, giá trị 50 tỷ dồng

và đóng góp hàng chục ngày công.
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 22


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014

Bà con xóm Vân Hội 2, xã Kim Liên (Nam Đàn) làm đường nông thôn

( Nhiều hộ Dân tự nguyện đập bờ rào của nhà mình để hiến Đất làm đường giao thông Nông thôn )

Ngoài ra, nhiều bà con Kim Liên còn có ý kiến: thành công XDNTM chỉ là bước
đầu, hiện, chúng tôi đang phấn đấu xây dựng nông thôn kiểu mẫu. Vì vậy, sắp tới
phải chỉnh trang lại bờ rào, cổng, thống nhất theo một khuôn mẫu, không phải
mạnh ai nấy làm. Các trục đường chính phải có cây bóng mát, cây ăn quả, ao
làng phải có đất để trồng cây bóng mát xung quanh…
Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 23


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
Chị Hoàng thị Ngọc, xóm trưởng xóm Liên Sơn 2 xã Kim Liên- Nam Đàn cho
biết : “ Để đẩy nhanh mục tiêu xây dựng NTM theo chủ trương chung, ngoài
phần hỗ trợ xi măng của Tỉnh, chúng tôi đã huy động bà con tham gia đóng góp
tiền của, hiến đất để làm đường, nói chung bà con rất phán khởi, hồ hởi tham gia.
Đợt này lại được kho KX5 giúp đỡ ngày công, phương tiện nên tiến độ đang

được đẩy nhanh, góp phần cùng với xã nhà hoàn thành các tiêu chí NTM đúng
thời gian, tạo điều kiện cho bà con xây dựng đời sống”
Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” ở các cấp; nâng cao vai trò chủ thể của người dân và vai trò tự quản của các
cộng đồng dân cư ở nông thôn.Phát động các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
dục thể thao và vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn gắn với xây dựng nông
thôn mới, nhằm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền Nghị quyết số 33-NQ/TW của Đảng
(khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững, trong đó có nội dung xây dựng nông thôn mới.
3.3. Hạn chế và giải pháp đưa ra
3.3.1. Hạn chế.
- Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế : tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất chưa tương xứng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa có tính bền
vững, tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn cao 50,3%, tỷ trọng ngành dịch vụ còn
thấp.Chưa khai thác tốt tiềm năng về điều kiện canh tác, tài nguyên du lịch, đất
đai, sản phẩm du lịch còn đơn điệu,..Ngoài ra hiện tượng níu kéo khách du lịch
bán hàng rong chưa được giải quyết triệt để.
- Cơ sở vật chất văn hóa chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ; nhà văn hóa
xóm còn nhủ yếu dùng để hội họp, chưa có thư viện, phòng đọc;các hoạt động
văn hóa mang tính thời vụ.Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa còn hạn chế trên 1 số mặt.Một bộ phận người dân ý thức tôn trọng, tự hào là
người dân quê Bác còn hạn chế.
- Hệ thống giao thông nông thôn chưa đầy đủ mương thoát nước dọc các khu dân
cư; hệ thống cây xanh trên các trục giao thông còn ít; tiêu úng cho sản xuất còn
khó khăn, nhất là kênh 79 chảy xuống Hưng Nguyên còn ách tắc.
- Vẫn còn hiện tượng đánh nhau, gây rối trật tự, tệ nạn cờ bạc xảy ra.
- Công tác tuyên truyền quán triệt thực hiện các chủ trương chính sách có lúc
chưa quyết liệt, phương pháp còn hạn chế.
Sinh viên: Biện Thị Huệ


Page 24


đánh giá hiệu quả dự án nông thôn mới khi có sự tham gia của cộng đồng tại
xã Kim Liên giai đoạn 2010-2014
- Trong 1 số trường hợp vẫn còn nhiều hộ gia đình không có ý thức phối hợp với
cán bộ như tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc gia cầm, giải phóng mặt bằng,…
- Công tác vệ sinh môi trường nơi công cộng, dọc các tuyến đường còn xẩy ra
hiện tượng tập kết rác bưa bãi, không đúng thời gian quy định, đặc biệt là khu
vực bãi xe quê Nội và quê Ngoại Bác.
- Tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên còn cao so với kế hoạch đề ra.
3.3.2. Giải pháp
- Tập trung phát triển thế mạnh về du lịch của xã, tăng cường các dịch vụ đi kèm
phát triển du lịch. Ngăn chặn triệt để hiện tượng bán hàng rong, níu kéo khách du
lịch, đảm bảo văn minh lịch sự phục vụ tốt nhu cầu du khách.
- Rà soát, điều chỉnh bổ sung và tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch sử dụng đất
giao thông, thủy lợi tưới tiêu phục vụ tốt quá trình phát triển.
- Trồng cây xanh trên các trục đường, bố trí đầy đủ hệ thống mương thoát nước
thải và hệ thống chiếu sang. Tổ chức nâng cấp tu sửa và nạo vet hệ thống kênh
mương.Xây dựng các tuyến đường tự quản của các chi hội, chi đoàn.
- Thực hiện phương châm Nhà nước hỗ trợ, nhân dân trực tiếp làm và hưởng
thụ.Thực hiện tốt dân chủ cơ sở, phát huy tốt nội lực, huy động và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn đóng góp của nhân dân.
- Khuyến khích nhân dân xây dựng nhà vườn nông thôn; phát động nhân dân đầu
tư chỉnh trang nhà cửa, khuôn viên, phát triển bờ rào cây xanh..

- Tập trung đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, giáo dục nếp sống
văn minh nông thôn sâu rộng và đồng bộ, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức,
trách nhiệm của mọi người về văn hóa và pháp luật.

- Kiểm tra, xử lý các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường tuyên
truyền, phổ biến và vận động người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh về ý thức và
trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường.Thực hiện tốt đề án thu gom và xử
ly rác thải tập trung.

Phần 3: kết luận và kiến nghị
I.

Kết luận.

Sinh viên: Biện Thị Huệ

Page 25


×