Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Hành động hỏi qua lời thoại nhân vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.42 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ THU HOÀI

HÀNH ĐỘNG HỎI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


2

NGHỆ AN - 2014
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tiểu thuyết đang là thể loại được quan tâm và nhìn
nhận dưới nhiều góc độ khác nhau như: Văn học, triết học, tâm lí học, xã hội học,
ngôn ngữ học. Dưới góc độ ngôn ngữ, hành động ngôn ngữ nhân vật ngày càng được
chú ý. Nguyễn Đình Tú là nhà văn có những đóng góp mới trong việc thể hiện ngôn
ngữ nhân vật. Ông đã xây dựng nhân vật với nhiều hành động đa dạng, như hành
động kể, cầu xin, van vỉ, đe dọa, chửi mắng, dụ dỗ, ra lệnh, đặc biệt là hành động hỏi.
Do đó, việc đi sâu nghiên cứu hành động hỏi qua lời thoại của nhân vật trong tiểu
thuyết của ông là việc hết sức cần thiết. Nó giúp chúng ta hiểu được những bất cập
trong một xã hội đang chuyển mình - một xã hội đang thay da đổi thịt nhưng vẫn còn
rơi rớt những tiêu cực của giới trẻ cần được khắc phục. Thông qua hội thoại, nhân vật
trong tác phẩm không chỉ thực hiện chức năng giao tiếp mà nó còn làm sáng tỏ đặc
trưng tâm lí, nghề nghiệp, văn hóa của mỗi cá nhân, đặc trưng ngôn ngữ của chủ thể


giao tiếp. Kết quả nghiên cứu lời thoại nhân vật sẽ bổ sung thêm lí thuyết về hành
động ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại.
Vì vậy, đề tài của chúng tôi đi vào tìm hiểu Hành động hỏi qua lời thoại nhân
vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.
2. Lịch sử vấn đề
Hành động hỏi được khai thác từ nhiều góc độ với những quan điểm, khuynh
hướng nghiên cứu như:
a. Nghiên cứu câu hỏi theo hướng truyền thống
Các nhà ngữ pháp học truyền thống chủ yếu quan tâm đến ngôn ngữ và các
bình diện của nó như: cấu trúc câu, thành phần chính, thành phần phụ của câu, câu
phân loại theo mục đích nói như: câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi… Ở đây, câu
hỏi chỉ được xem xét ở bình diện tĩnh tại, đặt trong khuôn khổ những câu tách khỏi
ngữ cảnh, chưa chú ý tới những nhân tố thuộc phạm vi ngữ dụng.
b. Nghiên cứu câu hỏi theo hướng chức năng


3
Đi vào nghiên cứu ngôn ngữ trên bình diện chức năng, một số nhà ngôn ngữ
học và lôgic học dần quan tâm đến bình diện lôgic - ngữ nghĩa của các câu hỏi. Câu
hỏi theo quan niệm của các nhà ngữ pháp chức năng thường được đóng khung bằng
những khái niệm, những công thức lôgic nhất định để xác định tính đúng đắn của các
thao tác lôgic, nhằm vào việc lựa chọn và kết hợp các thành phần của phán đoán (chủ
từ, hệ từ, vị từ) mà chưa chú trọng đến những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng thực
thụ.
c. Nghiên cứu câu hỏi theo hướng ngữ dụng học
Đối tượng mà ngữ nghĩa- ngữ dụng quan tâm đến không chỉ là nội dung mệnh
đề, cái lõi miêu tả của câu gắn với một phân đoạn thực tế bên ngoài, mà còn là trình
bày ngữ nghĩa - ngữ dụng của nó trong hành phần của hành động ngôn ngữ.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hành động hỏi qua lời đối thoại của
nhân vật nam và nữ trong các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, gồm:
- Hồ sơ một tử tù, Nxb Văn học, 2002.
- Nháp, Nxb Công an Nhân dân, 2007.
- Phiên bản, Nxb Công an Nhân dân, 2009.
- Kín, Nxb Văn học, 2010.
- Hoang tâm, Nxb Hội Nhà văn, 2013.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được triển khai với hai mục đích:
- Về lý thuyết: Làm rõ bản chất hành động hỏi của các nhân vật trong tác phẩm
của Nguyễn Đình Tú.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn này là những tư liệu trong
giảng dạy, nghiên cứu về các sáng tác của nhà văn Nguyễn Đình Tú.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để triển khai đề tài, chúng tôi cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Trình bày một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: Vấn đề hội thoại, vấn
đề hành động ngôn từ, quan niệm về giới trong ngôn ngữ.


4
- Tìm hiểu vai xã hội và chiến lược sử dụng từ xưng hô của nhân vật nam và nữ
thể hiện qua hành động hỏi trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Tú.
- Chỉ ra các chiến lược giao tiếp thể hiện qua phương thức hỏi trực tiếp hay
gián tiếp, hình thức sử dụng phương tiện thể hiện hành động hỏi, nội dung hành động
hỏi của nhân vật nam, nữ trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Tú.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi áp dụng các phương pháp sau: Phương pháp
thống kê, phân loại, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Cái mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết

của nhà văn Nguyễn Đình Tú dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ dụng học kết hợp một
số kiến thức lý luận có tính chất liên ngành.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Vai xã hội và chiến lược sử dụng từ xưng hô qua lời thoại nhân vật
thực hiện hành động hỏi trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
Chương 3: Nội dung hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú


5
Chương 1
MỘT SỐ CỞ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. XUNG QUANH VẤN ĐỀ HỘI THOẠI
1.1.1. Khái niệm hội thoại
Hội thoại là một trong những hoạt động giao tiếp bằng lời giữa hai hoặc nhiều
nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại
về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức, nhằm đi đến một đích nhất định.
1.1.2. Một số nhân tố chi phối hội thoại
1.1.2.1. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp đóng một vai trò quan trọng là nhân tố chi phối hội thoại. Nói
cách khác, không có nhân vật thì sẽ không có hội thoại.
1.1.2.2. Ngữ cảnh giao tiếp
Trong tác phẩm văn học, khi một nhân vật xuất hiện cùng với lời thoại của
nhân vật trao đổi với nhân vật xung quanh thì lời nói đó chịu sự chi phối của ngữ
cảnh.
1.1.2.3. Vấn đề tương tác trong hội thoại
Trong hội thoại, các tham thoại giao tiếp sẽ có sự tác động qua lại và biến đổi

lẫn nhau.
1.1.3. Các dạng hội thoại thường gặp trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
1.1.3.1. Đơn thoại
1.1.3.2. Song thoại
1.1.3.3. Đa thoại
Như vậy, lời thoại của các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú được thể
hiện chủ yếu dưới dạng song thoại. Do đó, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi
chỉ xem xét đến hội thoại hai bên có sự tương tác (song thoại).
1.2. XUNG QUANH VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ
1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cho rằng: “Khi miêu tả, kể, nhận xét, khuyên...là
chúng ta đang hành động - hành động bằng ngôn ngữ. Ta có thể sử dụng thuật ngữ


6
hành động ngôn ngữ (hay hành vi ngôn ngữ) để chỉ những hành động bộ phận bằng
ngôn ngữ của con người.” [31, tr.69].
1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ
Theo J. Austin, hành động lời nói bao gồm 3 loại: Hành động tạo lời, hành
động ở lời và hành động mượn lời.
1.2.3. Các loại hành động ngôn ngữ
1.2.3.1. Phân loại của J. Austin
1.2.3.2. Phân loại của A. Wierzbicka
1.2.3.3. Phân loại của G. Yule
1.2.3.4. Phân loại của J. Searle
J. Searle đã liệt kê 12 điểm được cùng làm tiêu chí phân loại hành động ngôn
ngữ, từ đó phân lập được năm loại hành động ở lời: Tái hiện, điều khiển, cam kết,
biểu cảm, tuyên bố. Ở đây, Searle đã xếp hành động hỏi vào nhóm điều khiển.
Trong luận văn này, khi nghiên cứu về hành động hỏi theo chúng tôi, hành
động hỏi là một hành động phổ biến trong giao tiếp, trong hoạt động nhận thức cũng

như trong các hoạt động thực tiễn của con người.
1.3. HÀNH ĐỘNG HỎI DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRUYỀN
THỐNG VÀ NGỮ DỤNG HỌC
1.3.1. Hành động hỏi dưới góc nhìn ngôn ngữ học truyền thống
Nội dung của câu hỏi bao giờ cũng biểu thị “điều chưa biết”, hoặc “cái không
rõ”, để người nghe đáp lại “điều chưa biết, cái không rõ ấy”.
1.3.2. Hành động hỏi dưới góc nhìn ngữ dụng học
Dưới góc nhìn ngữ dụng học, hành động hỏi được hiểu là khi gặp một sự việc,
một tình huống có vấn đề khó khăn hay không hiểu, hay muốn kiểm tra, người nói
thường đưa ra hành động hỏi. Để thể hiện hành động này, người nói thường dùng
động từ: hỏi, thắc mắc, chất vấn...
1.4. GIỚI VÀ QUAN NIỆM VỀ GIỚI TRONG NGÔN NGỮ
1.4.1. Khái niệm giới
Giới tính là một thuật ngữ để chỉ sự khác biệt về mặt sinh lí học giữa nam giới
và nữ giới.
1.4.2. Giới trong ngôn ngữ


7
Sự tồn tại yếu tố giới tính trong ngôn ngữ luôn tồn tại hai chiều: chiều tác động
của giới tính đến lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp và chiều thông qua giao tiếp yếu
tố giới tính được bộc lộ.
1.5. NGUYỄN ĐÌNH TÚ - VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Nguyễn Đình Tú sinh năm 1974, ở Kiến An, Hải Phòng. Hiện nay, anh là
trưởng ban văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Các công trình nghiên cứu về sáng tác của anh:
Đầu tiên phải kể đến các nhà văn quân đội như Khuất Quang Thụy với bài viết:
Một khái niệm mới về tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù. Tiếp đó là Chu Lai với bài viết
Nguyễn Đình Tú và Nháp. Cùng với những nhà văn nổi tiếng trên, ta còn gặp ý kiến
của các nhà phê bình văn học như Nguyễn Thị Minh Thái với Kín - một dòng tiểu

thuyết miên man, Đoàn Minh Tâm với Từ Hồ sơ một tử tù đến Nháp - một chặng
đường tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú... Bên cạnh đó, có những bài viết nhỏ được in trên
các diễn đàn và tạp chí như: Phạm Thùy Linh với Phiên bản- góc tiếp cận nhân văn,
Triệu Xuân với Hoang tâm - một cách lý giải về thân phận con người sau chiến
tranh… Ngoài ra, còn có một số báo cáo khoa học, khóa luận và luận văn cũng
nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong sáng tác của Nguyễn Đình Tú, mà chủ yếu
ở thể loại tiểu thuyết.
1.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề lý thuyết làm cơ sở tiền đề
để đi vào chương 2, chương 3. Đó là: Vấn đề hội thoại; vấn đề hành động ngôn ngữ;
quan niệm về giới và giới trong ngôn ngữ; một vài nét về tác giả, tác phẩm của nhà
văn Nguyễn Đình Tú.
Trên cơ sở lý thuyết đó, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu vai xã hội, chiến lược
sử dụng từ xưng hô, cũng như nội dung và chiến lược giao tiếp của các tuyến nhân
vật thể hiện qua hành động hỏi trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú để từ đó làm
nổi bật lên nét tính cách đa dạng, phong phú của các nhân vật trong giao tiếp.
Chương 2
VAI XÃ HỘI VÀ CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ


8
QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN ĐÌNH TÚ

2.1. BIỂU THỨC NGỮ VI THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ
2.2. CÁC VAI XÃ HỘI CỦA NHÂN VẬT THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG
HỎI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ
2.2.1. Thống kê vai xã hội của các nhân vật thực hiện hành động hỏi trong
tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

Bảng 2.2. Bảng thống kê các vai xã hội của các nhân vật thực hiện
hành động hỏi trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
Tổng số hành động hỏi: 1270
Nhân vật

Nhóm
bảo vệ
pháp
luật

Nhóm
xã hội
đen

Nhóm
công
nhân
viên
chức

Nhóm
học sinh,
sinh viên

Nhóm
nghề tự
do

Tổng


Nam

106

124

344

181

105

860

%

12,3 %

14,4 %

40 %

21,1 %

12,2 %

100%

Nữ


0

119

28

62

201

410

%

0%

29 %

6,9 %

15,1 %

49 %

100%

Qua khảo sát tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, chúng tôi thống kê được 1270
hành động hỏi của các nhân vật tham gia hội thoại (trong đó có 860 hành động hỏi
của nhân vật nam và 410 hành động hỏi của nhân vật nữ). Trên cơ sở kết quả thống
kê được, chúng tôi tiến hành phân loại và phân chia nhân vật theo nhóm nghề nghiệp,

từ đó phân cách thành 5 tuyến nhân vật cụ thể: Nhóm bảo vệ pháp luật, nhóm xã hội
đen, nhóm công nhân viên chức, nhóm học sinh - sinh viên, nhóm nghề tự do.
2.2.2. Vai xã hội của nhân vật thực hiện hành động hỏi trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú
2.2.2.1. Khái niệm vai xã hội


9
Theo nhóm tác giả Bùi Tất Tươm: “Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội
thoại đối với người khác trong cuộc thoại.” [43, tr. 170]
2.2.2.2. Phân loại, mô tả vai xã hội
a. Quan hệ ngang
b. Quan hệ dọc
2.2.2.3. Nhận diện vai xã hội của nhân vật thực hiện hành động hỏi trong
tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
Để nhận diện vai xã hội của các nhân vật thể hiện hành động hỏi trong tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú, chúng tôi căn cứ vào những dấu hiệu sau: Dựa vào quan hệ
xã hội của nhân vật khi tham gia giao tiếp với nhân vật khác; dựa vào ngôn ngữ được
sử dụng trong hành động hỏi; dựa vào nội dung hành động hỏi, dựa vào cung cách
xưng hô của nhân vật với nhân vật khác trong cuộc thoại, dựa vào điệu bộ, cử chỉ,
ánh mắt, trang phục….của nhân vật (thông qua ngôn ngữ miêu tả của người kể
chuyện).
2.2.2.4. So sánh vai xã hội của nhân vật nam và nữ thể hiện qua hành động
hỏi trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
a. Vai xã hội của nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
Khảo sát và thống kê 410 hành động hỏi của nhân vật nữ trong tiểu thuyết của
Nguyễn Đình Tú, chúng tôi nhận thấy vị thế giao tiếp của người phụ nữ xuất hiện
trong cuộc hội thoại với nhiều vị thế khác nhau: Nhân vật nữ sử dụng hành động hỏi
với thái độ nhẹ nhàng, lịch sự, nhường nhịn; nhân vật nữ sử dụng hành động hỏi với
thái độ chủ động, trực tiếp đi thẳng vấn đề; nhân vật nữ sử dụng hành động hỏi với

thái độ uy quyền, bề trên.
b. Vai xã hội của nhân vật nam trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
So với nhân vật nữ, nhân vật nam trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú xuất hiện với
nhiều vị thế đa dạng và phong phú hơn. Sau đây là những vị thế chính: Nhân vật nam sử
dụng hành động hỏi với thái độ tự tin, làm chủ tình thế; nhân vật nam sử dụng hành
động hỏi với thái độ bề trên, trấn áp; nhân vật nam sử dụng hành động với thái độ uy
quyền, chỉ huy; nhân vật nam sử dụng hành động hỏi với thái độ làm chủ; nhân vật
nam sử dụng hành động với thái độ thẳng thắn, trực tiếp.


10
2.3. CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN
VẬT KHI THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN ĐÌNH TÚ
2.3.1. Khái niệm từ xưng hô
Theo Đỗ Thị Kim Liên trong “Giáo trình ngữ dụng học”: “Từ xưng hô là
những từ dùng để xưng hô giữa các nhân vật khi giao tiếp. Xưng hô cũng được xem
là một phạm trù, đó là phạm trù ngôi” [30, tr. 174]
2.3.2. Phân loại hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt
Khi đề cập đến từ xưng hô người ta có thể chia hệ thống từ xưng hô trong tiếng
Việt thành hai nhóm lớn: Các từ xưng hô chuyên dụng (tức các đại từ nhân xưng);
các từ (ngữ) xưng hô lâm thời (tức các từ thuộc từ loại khác hoặc các ngữ được lâm
thời dùng trong vai trò xưng hô). Trong luận văn này, chúng tôi gọi chung cả hai
nhóm là từ xưng hô và phân loại như sau:
2.3.2.1. Đại từ nhân xưng
2.3.2.2. Danh từ thân tộc dùng trong vai trò xưng hô
2.3.2.3. Dùng tổ hợp từ để xưng hô
2.3.3. Thống kê định lượng
Qua khảo sát 1270 hành động hỏi của các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú, chúng tôi đã thống kê được số lượng từ xưng hô được các nhân vật sử dụng

thể hiện qua hành động hỏi khi tham gia hội thoại thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4. Thống kê từ xưng hô của các nhân vật thực hiện
hành động hỏi trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú
Đại từ nhân xưng
Nam
Nữ
169
65
29,4 %
18,4 %
234 (25,2 %)

Danh từ thân tộc
Nam
Nữ
349
236
60,8 %
66,9 %
585 (63,1 %)

Tổ hợp từ dùng để xưng hô
Nam
Nữ
56
52
9,8 %
14,7 %
108 (11,7 %)


Căn cứ vào số liệu ở bảng 2.3 trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét:
- Lớp từ xưng hô được vai giao tiếp nam và nữ sử dụng qua hành động hỏi
trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú gồm ba nhóm:


11
+ Xưng hô bằng danh từ thân tộc: 585 (chiếm 63,1%)
+ Xưng hô bằng đại từ nhân xưng: 234 (chiếm 25,2%)
+ Xưng hô bằng tổ hợp từ: 108 (chiếm 11,7%)
- Kết quả thống kê cũng cho thấy sự chênh lệch giữa các nhóm xưng hô.
Hầu hết các nhân vật đều lựa chọn danh từ thân tộc làm từ xưng hô (Ở nam là
60,8%, ở nữ là 66,9%).
- Xưng hô bằng đại từ nhân xưng được sử dụng ít hơn danh từ thân tộc. Ở nhân
vật nam tỉ lệ này là 29,4%, ở nhân vật nữ là 18,4%. Con số này cho thấy cả nhân vật
nam và nhân vật nữ hầu như ít lựa chọn từ xưng hô là đại từ nhân xưng. Bởi lẽ, xưng
hô bằng đại từ nhân xưng mang tính khách quan. Nếu sử dụng đại từ nhân xưng quá
nhiều, khoảng cách giữa các nhân vật sẽ bị giãn ra và khó tạo sự thân thiện.
- Lớp từ xưng hô bằng tổ hợp từ ít được sử dụng.
2.3.4. Biểu hiện cụ thể về chiến lược sử dụng từ xưng hô qua hành động
hỏi của vai giao tiếp nữ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
2.3.4.1. Thống kê định lượng
2.3.4.2. Một số nhận xét về cách sử dụng từ xưng hô của vai giao tiếp nữ thể
hiện qua hành động hỏi trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
a. Nhân vật nữ sử dụng đại từ nhân xưng một thể hai ngôi
b. Cách sử dụng từ xưng hô của vai giao tiếp nữ nghiêng về sắc thái gần gũi,
thân mật
c. Cách sử dụng từ xưng hô của vai giao tiếp nữ thể hiện sắc thái khiêm
nhường, nét đẹp ứng xử nữ tính
d. Cách sử dụng từ xưng hô của vai giao tiếp nữ linh hoạt, tinh tế theo mức độ
tình cảm

2.3.5. Biểu hiện cụ thể về chiến lược sử dụng từ xưng hô qua hành động
hỏi của vai giao tiếp nam trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
2.3.5.1. Thống kê định lượng
2.3.5.2. Một số nhận xét về cách sử dụng từ xưng hô của vai giao tiếp nam
thể hiện qua hành động hỏi trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú


12
a. Cách sử dụng từ xưng hô của vai giao tiếp nam nghiêng về sắc thái suồng
sã, thân mật
b. Cách sử dụng từ xưng hô của vai giao tiếp nam mang sắc thái trịch thượng,
trấn áp người đối thoại
2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận như sau:
- Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú xuất hiện ở nhiều vai, phong
phú và đa dạng. Về nhân vật nữ, vị thế của người phụ nữ đã có sự thay đổi mạnh
mẽ. Người phụ nữ đã khẳng định được vị trí của mình trong xã hội qua nhiều lĩnh
vực chứ không chỉ xuất hiện trong gia đình như trước đây. Đó là: kinh doanh, buôn
bán, công nhân viên chức nhà nước, thậm chí là nữ giang hồ. Đối với nhân vật nam
thì ở những lĩnh vực chủ chốt, truyền thống nam vẫn giữ thế mạnh: vai trụ cột, bảo
vệ xã hội trước cái ác, cái xấu xa của cuộc sống. Họ vẫn nổi bật và khẳng định mình
ở những lĩnh vực xã hội quen thuộc, đặc trưng truyền thống, thể hiện sự cách biệt,
bất bình đẳng vốn có giữa hai giới.
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô nhiều về số lượng, đa dạng về cấu
tạo và nguồn gốc xuất xứ. Nhờ vậy, người Việt nói chung và các nhân vật trong tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú nói riêng có điều kiện biểu hiện nhiều sắc thái khác nhau của
văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử trong cộng đồng. Có thể nói, qua cách sử dụng từ
xưng hô, chúng ta có thể nhận biết được khá nhiều đặc trưng về văn hóa ngôn ngữ
của giới. Đáng chú ý nhất là việc các nhân vật thường sử dụng danh từ thân tộc làm
từ xưng hô trong giao tiếp xã hội với số lượng lớn. Điều này thể hiện truyền thống

của cộng đồng người Việt và cả những nét đẹp đặc trưng của các nhân vật trong giao
tiếp ngôn ngữ.
- Cách sử dụng từ xưng hô của nam giới và nữ giới cũng có những khác biệt
nhất định. Cả hai giới đều thích sử dụng danh từ thân tộc hơn dùng đại từ nhân xưng,
nhưng nữ giới thường sử dụng từ xưng hô để thể hiện sự gần gũi, thân mật, nhún
nhường, thể hiện được nét đẹp ứng xử nữ tính; trong khi đó cách sử dụng từ xưng hô
của nam giới lại nghiêng về sắc thái thân mật, suồng sã và trịch thượng, trấn áp.
Ngoài ra, nữ giới còn thường sử dụng một thể hai ngôi để xưng hô hơn nam giới.


13
Những nét khác biệt ấy đã tạo nên đặc trưng, phong cách riêng cho từng giới khi giao
tiếp. Đây cũng chính là đặc trưng phong cách riêng của Nguyễn Đình Tú khi xây
dựng nhân vật sử dụng từ xưng hô, khác với những tác giả khác trước cách mạng
tháng Tám như: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng...


14
Chương 3
NỘI DUNG HÀNH ĐỘNG HỎI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ
3.1. NỘI DUNG HÀNH ĐỘNG HỎI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ
3.1.1. Thống kê định lượng
Bảng 3.1. Bảng thống kê nội dung hành động hỏi của nhân vật
trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú
Nữ
Tổng số hành
Đề tài


Đời tư
Trái pháp luật
Xã hội
Gia đình và giáo dục
Các lĩnh vực khác
Tôn giáo
Tình yêu
Sex
Kinh tế
Pháp luật

Nam
Tổng số hành

động hỏi: 410 động hỏi: 860
Số
Số
%
%
lượng
lượng
100 24,4 % 186 21,6 %
72
17,6 %
50
5,8 %
63
15,3 % 309 35,9 %
60
14,6 %

56
6,5 %
50
12,2 % 140 16,3 %
39
9,5 %
32
3,7 %
12
2,9 %
16
1,9 %
10
2,5 %
35
4,1 %
4
1%
9
1,1 %
0
0%
27
3,1 %

Tổng số hành
động hỏi: 1270
Số
lượng
286

122
372
116
190
71
28
45
13
27

%
22,5 %
9,6 %
29,3 %
9,1 %
15 %
5,6 %
2,2 %
3,5 %
1,1 %
2,1 %

Nữ giới quan tâm và bộc lộ sự hiểu biết của mình trong các lĩnh vực vốn là thế
mạnh của nam giới như: trái pháp luật (17,6%), sex (5,4%)… Với nam giới, ngoài
những lĩnh vực vốn được coi là thế mạnh, mang đặc trưng giới như: xã hội (29,3%),
trái pháp luật (9,6%), pháp luật (2,1%); kinh tế (1,1%), sex (3,5%) họ còn dần hướng
sự quan tâm của mình sang các vấn đề nổi cộm, được xem là thế mạnh của nữ giới
như: đời tư (21,6%), tôn giáo (5,6%). Như vậy, giữa nhân vật nam và nhân vật nữ ở
đây đã có xu hướng giao thoa lẫn nhau về đề tài, nội dung của câu hỏi.
3.1.2. Chiến lược nêu nội dung hành động hỏi của các nhân vật trong tiểu

thuyết Nguyễn Đình Tú


15
3.1.2.1. Hành động hỏi của nhân vật nam, nữ trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú hướng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội
3.1.2.2.. Hành động hỏi hướng đến những vấn đề nhạy cảm, tế nhị
Trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, không chỉ nam giới mà người phụ nữ
cũng đã cởi mở hơn trong việc thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thậm chí dám bộc lộ cả
những điều trước đây được coi là thầm kín, riêng tư.
3.1.3.3. Hành động hỏi hướng đến tìm hiểu về vấn đề đời tư của nhân vật
Qua thống kê và khảo sát 1270 hành động hỏi của nhân vật trong tiểu thuyết
của Nguyễn Đình Tú, chúng tôi thấy được số lượng hành động hỏi mà nhân vật
hướng tới lĩnh vực đời tư khá nhiều có 286 hành động (chiếm 22,5%). Họ thường hỏi
về công việc, cuộc sống gia đình, đời sống riêng tư cá nhân, thậm chí là hồi ức về
những khoảng thời gian đẹp trong quá khứ.
3.2. CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP CỦA NHÂN VẬT QUA HÀNH ĐỘNG
HỎI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ
3.2.1. Khái niệm chiến lược giao tiếp
Chiến lược giao tiếp là mô hình tương tác cố định của những người tham gia sự
kiện giao tiếp (diễn ngôn). Nếu sự kiện giao tiếp là sự kiện giữa các cá nhân, thì chiến
lược giao tiếp là một hệ thống tham số cơ bản nào đó của việc sáng tạo văn bản [56,
tr.100-101].
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn xem xét chiến lược giao tiếp
của ba tuyến nhân vật. Đó là: nhóm nhân vật công nhân viên chức, nhóm nhân vật xã
hội đen và nhóm nhân vật nghề tự do.
3.2.2. Chiến lược giao tiếp qua hành động hỏi của nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú
3.2.2.1. Chiến lược giao tiếp qua hành động hỏi của nữ xã hội đen
Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được tổng số hành động hỏi ở tuyến nhân vật

này chiếm số lượng tương đối nhiều gồm 119 hành động hỏi (chiếm 29%) trong tổng
số 410 hành động hỏi. Nhóm nhân vật này mang phong cách, chiến lược giao tiếp
riêng và độc đáo. Đây là tuyến nhân vật nữ xuất hiện mới mẻ trong văn học giai đoạn
đổi mới, khi xã hội có nhiều biến chuyển, địa vị của người phụ nữ đã có vai trò quan


16
trọng trong đời sống xã hội. Các luận văn nghiên cứu về hành động hỏi của nhân vật
nữ trong các tác phẩm giai đoạn trước (sau 1975), khi thống kê khảo sát hầu như
không thấy xuất hiện tuyến nhân vật nữ này. Đây là một nét đặc trưng trong tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú, nữ giới đã có những sự bứt phá, khẳng định mình trong xã
hội mới.
3.2.2.2. Chiến lược giao tiếp qua hành động hỏi của nhân vật nữ công nhân
viên chức
Qua khảo sát 410 hành động hỏi của nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú, chúng tôi thống kê được 28 hành động hỏi ở tuyến nhân vật này, chiếm
6,9%. Với số lượng này, mặc dù không nhiều so với các tuyến nhân vật khác, nhưng
qua phân tích, đối chiếu, chúng tôi xét thấy, tuyến nhân vật này cũng có nhiều đặc
trưng đáng chú ý trong giao tiếp. Sau đây, chúng tôi đi sâu phân tích nhân vật nữ
công nhân viên chức đang làm việc và đã nghỉ hưu trong các cơ quan nhà nước.
3.2.2.3. Chiến lược giao tiếp qua hành động hỏi của nữ tự do
Đây là tuyến nhân vật có số lượng hành động hỏi nhiều nhất, gồm 201 hành
động hỏi, chiếm 49% trong tổng số 410 hành động hỏi của nhân vật nữ. Do hoàn
cảnh và tính chất nghề nghiệp không ổn định nên tuyến nhân vật này về giọng điệu
cũng như ngôn ngữ thường biểu thị sự bấp bênh, vị thế phụ thuộc hoặc là những toan
tính cho những giá trị vật chất của đời sống. Mặc dù vị thế của họ đã được thay đổi
phần nào, nhưng phần lớn họ vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
3.2.3. Chiến lược giao tiếp qua hành động hỏi của nhân vật nam trong tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú
3.2.3.1. Chiến lược giao tiếp qua hành động hỏi của nam xã hội đen

Qua khảo sát, thống kê hành động hỏi của nhân vật nam trong tiểu thuyết của
Nguyễn Đình Tú, chúng tôi nhận thấy số lượng hành động hỏi ở tuyến nhân vật nam
xã hội đen chiếm số lượng tương đối nhiều so với các tuyến nhân vật khác. Trong
tổng số hành động hỏi của nhân vật nam có tới 124 hành động hỏi thuộc tuyến nhân
vật xã hội đen, chiếm 14,4%. Họ là những thợ đào vàng trái phép, bụi đời, trộm cắp
vặt, cướp, giang hồ đâm thuê chém mướn… Đây là một dạng tuyến nhân vật hoàn
toàn mới mẻ, có nét cá tính rất riêng và đặc sắc.


17
3.2.3.2. Chiến lược giao tiếp qua hành động hỏi của nam công nhân viên
chức
Hành động hỏi của tuyến nhân vật nam công nhân viên chức chiếm số lượng
nhiều nhất, có 344/ 860 hành động hỏi, chiếm 40% tổng số hành động hỏi. Nam công
nhân viên chức tham gia vào nhiều ngành nghề đa dạng như: Nhà báo, bác sĩ, cán bộ
viên chức về hưu, cựu chiến binh, giáo viên, công nhân, … Như vậy, có thể nói nhân
vật trong tiểu thuyết của Nguyến Đình Tú đa phần là những người có học thức và
hiểu biết về một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Họ đã khẳng định được vị thế của
mình trong xã hội. Tham gia vào các ngành nghề, ở các vị trí khác nhau nên đặc điểm
sử dụng ngôn ngữ và chiến lược giao tiếp của tuyến nhân vật này cũng rất phong phú.
3.2.3.3. Chiến lược giao tiếp qua hành động hỏi của nam làm nghề tự do
Nhân vật nam làm nghề tự do trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú không chỉ
ít hơn rất nhiều so với nhân vật nữ làm nghề tự do (nam: 105/860; nữ: 201/410 hành
động), mà hành động hỏi của tuyến nhân vật này cũng chiếm tỉ lệ ít nhất trong tổng
số hành động của nhân vật nam (12,2%). Với đặc trưng tham gia vào các ngành nghề
có tính chất không ổn định, vị thế xã hội thấp, đời sống bấp bênh nên ở tuyến nhân
vật này đặc điểm ngôn ngữ rất phong phú, đa dạng.
3.3. CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN NỘI DUNG
HÀNH ĐỘNG HỎI CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
ĐÌNH TÚ

3.3.1. Chiến lược sử dụng từ nghi vấn qua lời thoại nhân vật trong tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú
3.3.1.1. Khái niệm “đại từ nghi vấn”
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Đại từ nghi vấn là đại từ có ý nghĩa hỏi về đối
tượng hoặc sự vật, về đặc tính, phẩm chất, số lượng của đối tượng hoặc sự vật (như
ai, gì, nào, bao nhiêu, của ai…)”. [55, tr.464 ].
Trong 860 hành động hỏi, nhân vật nam đã sử dụng 388 đại từ nghi vấn, chiếm
45,1%; nhân vật nữ sử dụng 187 đại từ nghi vấn trên tổng số 410 hành động hỏi, 45,6
chiếm %.
3.3.1.2. Vị trí các đại từ nghi vấn trong câu tiếng Việt


18
a. Các đại từ nghi vấn trong tiếng Việt
Dựa vào tư liệu của các nhà ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về ngữ pháp
tiếng Việt như: Đỗ Hữu Châu, Đỗ Thị Kim Liên, Diệp Quang Ban, Nguyễn Đức
Dân…và trên cơ sở khảo sát những câu hỏi xuất hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Đình
Tú, tác giả đã thống kê được các đại từ nghi vấn sau: Đại từ nghi vấn dùng để hỏi
thông tin về một hay nhiều người với tư cách là chủ thể hay khách thể của hành
động:ai; đại từ nghi vấn dùng để hỏi thông tin về một sự vật, sự việc hay một hiện
tượng nào đó với tư cách là chủ thể hay khách thể của hành động: gì, cái gì, chuyện
gì, việc gì…; đại từ nghi vấn dùng để hỏi thông tin nhằm xác định một sự vật, hiện
tượng cụ thể: nào; đại từ nghi vấn này đứng sau danh từ, thường là các danh từ đơn vị
như: cách (nào), con (nào), cái (nào; đại từ nghi vấn dùng để hỏi thông tin về tình
trạng, trạng thái, đặc điểm, tính chất của một sự vật, hiện tượng nào đó: ra sao, thế
nào…; đại từ nghi vấn dùng để hỏi thời gian diễn ra một hành động, sự việc nào đó:
bao giờ, khi nào…; đại từ nghi vấn dùng để hỏi thông tin về địa điểm, nơi chốn: ở
đâu, đi đâu, từ đâu; đại từ nghi vấn dùng để hỏi nguyên nhân: sao, tại sao, vì sao …
hay mục đích: làm gì, để làm gì của một hành động nào đó; đại từ nghi vấn dùng để
hỏi số lượng: bao nhiêu, mấy.

b. Vị trí các đại từ nghi vấn trong câu tiếng Việt
Theo nghiên cứu của một số nhà ngôn ngữ học, các đại từ nghi vấn có thể có
các vị trí sau: Đứng đầu câu; đứng cuối câu; đứng trước hoặc sau vị từ.
3.3.2. Chiến lược sử dụng từ tình thái qua lời thoại nhân vật trong tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú
3.3.2.1. Khái niệm
Từ tình thái là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu
khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
3.3.3.2. Phân loại từ tình thái
Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau: Tình thái từ nghi vấn: à, ư,
hả, hử, chứ, chăng, nhỉ, hở, cơ, nhé; tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, đi thôi, nhé;
tình thái từ cảm thán: thay, sao, thật; tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ,
mà, dạ, vâng.


19
Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, chúng tôi nhận thấy 2 loại từ tình thái được
anh sử dụng. Đó là: tình thái từ nghi vấn, tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Ở chương 3, chúng tôi thống kê định lượng, phân tích nội dung và chiến lược
giao tiếp của nhân vật qua hành động hỏi trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Qua đó,
chúng tôi nhận thấy nội dung hành động hỏi qua lời thoại nhân vật hướng đến nhiều
lĩnh vực trong đời sống. Bên cạnh những lĩnh vực quen thuộc thì các nhân vật đã
hướng đến những lĩnh vực mới mẻ. Đặc biệt là đối với nhân vật nữ, họ đã quan tâm
đến những vấn đề nhạy cảm, tế nhị như tình yêu, tình dục hay cả những lĩnh vực vốn
thuộc thế mạnh của nam giới như kinh tế, giáo dục gia đình.
- Khảo sát, phân tích chiến lược giao tiếp của các tuyến nhân vật, chúng tôi
nhận thấy tổng số hành động hỏi của nhân vật nữ được khảo sát ít hơn rất nhiều so
với nhân vật nam (nam 860 hành động, trong khi nữ chỉ có 410 hành động). Trong đó
chúng tôi thấy có sự khác biệt và chênh lệch giữa các tuyến nhân vật với nhau. Ở

nhân vật nữ, tuyến nhân vật làm nghề tự do chiếm tỉ lệ cao nhất (201 hành động 49%), còn tuyến nhân vật nữ bảo vệ pháp luật chiếm tỉ lệ thấp nhất (0 hành động 0%). Ở tuyến nhân vật nam, tuyến nhân vật nam công nhân viên chức chiếm tỉ lệ cao
nhất (344 hành động - 40%), thấp nhất là tuyến nhân vật nam làm nghề tự do (105
hành động - 12,2%). Điều này cho thấy trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú các
nhân vật nam đa phần đều là người có học thức và trình độ chuyên môn nhất định,
còn nhân vật nữ chủ yếu là những người buôn bán nhỏ lẻ, có địa vị thấp trong xã hội.
- Chiến lược giao tiếp của nhân vật qua hành động hỏi trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú rất đa dạng và phong phú. Trong các hành động hỏi mà nhân vật sử
dụng, chúng tôi nhận thấy hành động hỏi không chỉ nhằm mục đích tìm kiếm thông
tin mà còn thể hiện rất nhiều mục đích khác trong đời sống như: bộc lộ tình cảm, đe
dọa, than vãn, trách móc, phủ định bác bỏ, cầu khiến, xác nhận… Trong phạm vi đề
tài này, chúng tôi không phân tích mục đích tìm kiếm thông tin mà đi sâu phân tích
các mục đích có tác dụng tạo nên đặc trưng cho tính cách nhân vật. Chính mục đích
hành động hỏi mà các nhân vật sử dụng trong quá trình giao tiếp đã góp phần tạo nên
cá tính phong phú, đa dạng của từng nhân vật trong tác phẩm.


20
KẾT LUẬN
Qua khảo sát, phân tích hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đã tham gia ở nhiều lĩnh vực
trong đời sống xã hội. Nữ giới không chỉ là những người gắn liền với phạm vi gia
đình, nội trợ mà họ còn tham gia vào nhiều vai trong xã hội, đặc biệt là những vai có
vị thế giao tiếp mạnh như: nữ công nhân viên chức, nữ giang hồ…Nhân vật nam vẫn
giữ phong đọ ở những lĩnh vực truyền thống, thế mạnh, trụ cột trong gia đình như:
nam trí thức, nam công nhân viên chức, đặc biệt là nhóm nhân vật nam tham gia bảo
vệ pháp luật.
- Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
phong phú, đa dạng. Cả nhân vật nam và nữ chủ yếu sử dụng danh từ thân tộc khi
giao tiếp hội thoại. Các danh từ thân tộc được nhân vật nữ sử dụng với tần xuất cao là

anh, em thể hiện nét dịu dàng, nữ tính của nhân vật. Với nhân vật nam, bên cạnh việc
sử dụng danh từ thân tộc, các nhân vật còn hay sử dụng các đại từ khi xưng hô như:
tôi, tao, mày… trong các tình huống giao tiếp suồng sã, thân mật hay đe dọa, trấn áp
người khác.
- Nội dung hành động hỏi mà nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
hướng đến là hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, không có sự phân biệt giữa các đề
tài vốn là thế mạnh hay quen thuộc, truyền thống của nam hay nữ giới.
- Tìm hiểu hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình
Tú giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về tác phẩm và đặc điểm phong cách nhà văn. Có thể
nói, Nguyễn Đình Tú là cây bút nổi bật trong nền văn học đương đại Việt Nam. Ông
là nhà văn có phong cách viết độc đáo. Tác phẩm của ông thu hút được sự quan tâm
của đông đảo độc giả. Nhiều tác phẩm của ông đã đạt giải thưởng cao như: Giải
thưởng văn học 10 năm Bộ công an với tiểu thuyết “Hồ sơ một tử tù”, Giải thưởng
tiểu thuyết Nhà xuất bản Công an nhân dân phối hợp với Hội Nhà văn năm 2002 với
tác phẩm Hồ sơ một tử tù, năm 2010 với tác phẩm Phiên bản…Với những thành công
đã đạt được, Nguyễn Đình Tú đã khẳng định được tài năng của mình và xứng đáng


21
trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện thực mang tính thời
sự của nước nhà.


22

Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh

Người hướng dẫn khoa học:

GS. TS. Đỗ Thị Kim Liên

Phản biện 1:

.......................................................
.......................................................

Phản biện 2:

.......................................................
.......................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ
họp tại Trường Đại học Vinh
Vào hồi
giờ
ngày
tháng 10 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Trường Đại học Vinh


23



×