Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU KÉM GIẢI CÁC BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.73 KB, 13 trang )

1

PHỤ LỤC
I- PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………….trang 2
II- PHẦN NỘI DUNG…………………………………………….…...trang 3
1- Cơ Sở Lí Luận………………………………………………..trang 3
2- Cơ Sở Thực Tiễn…………………………………………….. trang 3
3- Các giải pháp……………………………………….…………trang 9
4-Kết luận.......................................................................................trang 9
III- KẾT LUẬN....................................................................................trang 10
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….... trang11


2

CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU KÉM GIẢI CÁC BÀI TẬP
HÓA VÔ CƠ LỚP 12
I- PHẦN MỞ ĐẦU
Giải các bài tập hóa học đối với học sinh yếu kém là một vấn đề khó, do các
em mất cân bản mà môn hóa học lại là môn học nhiều kiến thức, bài tập đa dạng
khó nhớ. Rèn luyện học sinh yếu kém giải bài tập hóa học sẽ góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học môn hóa học nói riêng và góp phần không nhỏ vào việc nâng
cao chất lượng của học sinh. Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần phải củng cố và
hệ thống hóa kiến thức ngắn gọn và thường xuyên lặp đi lặp lại để học sinh ghi
nhớ. Qua quá trình giảng dạy lớp 12, tôi nhận thấy đa số các em học sinh đều gặp
khó khăn khi giải các bài tập vô cơ lớp 12. Tôi đã vận dụng một số biện pháp ôn lại
kiến thức cho các em và thấy học sinh đã giải được bài tập nên tôi chọn đề tài: “
CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU KÉM GIẢI CÁC BÀI TẬP
HÓA VÔ CƠ LỚP 12” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình, nhằm chia sẽ,
trao đổi với đồng nghiệp. Với đề tài: “ CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN HỌC
SINH YẾU KÉM GIẢI CÁC BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ LỚP 12”, tôi mong muốn


góp thêm chút ít kinh nghiệm cũng như được học hỏi trao đổi với các đồng nghiệp
góp phần nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi và giảm bớt học sinh yếu.


3

II- PHẦN NỘI DUNG
1-Cơ Sở Lí Luận:
-Dùng biểu bảng hệ thống lại công thức tính số mol và nồng độ phần
trăm để học sinh áp dụng:
m= n×M
V= n×22,4 (áp dụng cho chất khí , đkc)
n = CM (M)V(lít) (áp dụng cho dung dịch)
mct=mdd×C%/100
Với mdd = mct + mdm
Hoặc mdd = Ddd(g/cm3) Vdd(ml)
-Hệ thống hóa các phương trình thu gọn theo một số phương pháp tính
nhanh để giải các bài toán trắc nghiệm hóa vô cơ lớp 12:
*R  (số mol electron cho/ số mol electron nhận) sản phẩm khử
* Phương pháp bảo toàn mol nguyên tố kết hợp với bảo toàn khối
lượng để giải các bài tập khử các oxit kim loại bằng CO và H 2. Dựa trên
nguyên tắc CO và H2 lấy O của các oxit kim loại:
CO + O CO2 hoặc H2 + O H2O
* Phương pháp tăng giảm khối lượng để giải các bài tập kim loại tác
dụng với dung dịch muối.
Từ những cơ sở lí luận trên sẽ giúp học sinh dễ dàng giải các bài
tập vô cơ hóa 12 và được áp dụng trên cơ sở thực tiễn sau đây.
2- Cơ Sở Thực Tiễn
a. Bài tập mẫu
Bài tập 1: Cho 10 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác

dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 4,48 lit H2(đkc). Thành phần
% của Mg trong hỗn hợp là:
A. 50%.

B. 35%.

C. 20%.

D. 48%.


4

Giải
Mg

H2

0,2 mol

4,48/22,4 mol

%mMg = 0,2x24/10 =48%
*Do số mol electron cho bằng hóa trị của kim loại Mg là 2 mà số electron
nhận bằng 2 nên ta có hệ số sản phẩm khử ( H2) là 1.
Bài tập 2: Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu
V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là
A. 2,52 lít.

B. 3,36 lít.


C. 4,48 lít.

D. 1,26 lít.

Giải
Al

3/8 N2O

4,05/27mol

0,15x3/8 mol

Thể tích của N2O = 22,4x0,15x3/8=1,26 lít
*Do số mol electron cho bằng hóa trị của kim loại Al là 3 mà số electron
nhận bằng 2 nên ta có hệ số sản phẩm khử ( N2O) là 3/8.
Bài Tập 3: Câu 6. Cho 19,2 gam kim loại R tan hoàn toàn
trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm
khử duy nhất). Kim loại R là:
A. Cu.

B. Zn.

C. Fe.

D. Mg.

. Giải
R


n/3 NO

0,6/n mol

4,48/22,4mol

19,2/MR = 0,6/n với n=2 thì MR = 64 vậy kim loại R là Cu
*Do số mol electron cho bằng hóa trị của kim loại R là hóa trị chưa biết đặt n
mà số electron nhận bằng 3 nên ta có hệ số sản phẩm khử ( NO) là n/3.
Bài tập 4: Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO,
Fe3O4, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO ở (đktc). Khối lượng chất rắn
thu được sau phản ứng là:


5

A. 39g

B. 38g

C. 24g

D. 42g

Giải
CO

+


8,4/22,4 mol
mchất rắn

O

CO2

0,375mol

= moxit - mO
= 45 – 0,375x16 =39

* Do CO kết hợp với O của một số oxit kim loại sau Al để tạo ra CO2 nên
khối lượng chất rắn thu được bằng với khối lượng chứa các oxit trừ khối lượng oxi
nguyên tử.
Bài tập 5: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H 2
đi qua một ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit: CuO, Fe 3O4, Al2O3 nung
nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một
hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính
V và m.
A. 0,224 lít và 14,48 gam. B. 0,448 lít và 18,46 gam.
C. 0,112 lít và 12,28 gam. D. 0,448 lít và 16,48 gam.
Giải
Thực chất phản ứng khử các oxit trên là
CO + O → CO2
H2 + O → H2O.
Khối lượng hỗn hợp khí tạo thành nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu chính là khối
lượng của nguyên tử Oxi trong các oxit tham gia phản ứng. Do vậy:
mO = 0,32 gam.



nO =

0,32
= 0,02 mol
16


6



(n

CO

)

+ n H2 = 0,02 mol .

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
moxit = mchất rắn + 0,32


16,8 = m + 0,32



m = 16,48 gam.




Vhh (CO+ H2 ) = 0,02 × 22,4 = 0,448 lít.

Bài tập 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại
gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan
hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl 2M. Tính thể tích dung dịch HCl
cần dùng.
A. 0,5 lít.

B. 0,7 lít.

C. 0,12 lít.

D. 1 lít.

Giải
mO = moxit −mkl = 5,96 − 4,04 = 1,92 gam.
nO =

1,92
= 0,12 mol .
16

Hòa tan hết hỗn hợp ba oxit bằng dung dịch HCl tạo thành H2O như sau:
2HCl +

O2− → 2Cl−

+ H2O


0,24 ← 0,12 mol


VHCl =

0,24
= 0,12 lít. (Đáp án C)
2

Bài tập 7: Cho 11,5 gam hỗn hợp gồm ACO 3, B2CO3, R2CO3 tác dụng
hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 lít CO 2 (đktc). Khối lượng muối clorua
tạo ra trong dung dịch là
A. 14,2 gam. B. 12,6 gam. C. 14,1 gam. D. 13,2 gam.


7

Giải
CO32-

+

2HCl

60

→ 2Cl- +CO2 +
71


1mol

H2O
Mtăng=11

2,24/22,4 mtăng=0,1x11
Khối lượng muối clorua = khối lượng muối cacbonat + khối lượng tăng
= 11,5 + 1,1 = 12,6 gam
b- Bài tập làm thêm
Câu 1: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72.

B. 4,48.

C. 2,24.

D. 3,36.

Câu 2. Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư
thu được 13,44 lit khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Phần % về khối lượng của
Cu trong hỗn hợp là:
A. 69%.

B. 96%.

C. 44%

D. 56%.


Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO 3
đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm
về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 21,95%.

B. 78,05%.

C. 68,05%.

D. 29,15%.

Câu 4: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí
(đkc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng để
hoà tan chất rắn B thu được 2,24 lít khí SO2 (đkc). Khối lượng hỗn hợp A ban đầu
là:
A. 6,4 gam.

B. 12,4 gam.

C. 6,0 gam.

D. 8,0 gam.

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu
được 1,68 lít H2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 60%.

B. 40%.

C. 30%.


D. 80%.


8

Câu 6: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm
IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim
loại đó là (Mg= 24, Ca= 40, Sr= 87, Ba = 137)
A. Be và Mg.

B. Mg và Ca.

C. Sr và Ba.

D. Ca và Sr.

Câu 7: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá
Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu
bám trên lá Fe là bao nhiêu gam?
A. 12,8 gam.

B. 8,2 gam.

C. 6,4 gam.

D. 9,6 gam.

Câu 8: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO 3 0,1M. Khi phản ứng kết
thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm

A. 0,65 gam.

B. 1,51 gam.

C. 0,755 gam.

D. 1,3 gam.

Câu 9: Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO 4. Nếu biết khối lượng đồng bám
trên lá sắt là 9,6 gam thì khối lượng lá sắt sau ngâm tăng thêm bao nhiêu gam so
với ban đầu?
A. 5,6 gam.

B. 2,8 gam.

C. 2,4 gam.

D. 1,2 gam.

Câu 10: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 2O3 cần 2,24 lít CO
(ở đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 5,6 gam.

B. 6,72 gam.

C. 16,0 gam.

D. 8,0 gam.

Câu 11: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al 2O3 nung

nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có
trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam.

B. 8,3 gam.

C. 2,0 gam.

D. 4,0 gam.


9

Câu 12: Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp (X) chứa 31,9 gam gồm Al 2O3, ZnO,
FeO và CaO thì thu được 28,7 gam hỗn hợp chất rắn (Y). Cho toàn bộ hỗn hợp chất
rắn (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đkc). Giá trị V là
A. 5,60 lít8.

B. 4,48 lít.

C.6,72 lit.

D. 2,24 lít.

Quá trình lập đi lập lại công thức tính giúp cho học sinh ghi nhớ cộng với
việc thu gọn các phương trình hóa học sẽ giúp các em học sinh dễ nhớ và rút ngắn
thời gian trong quá trình giải bài tập hóa vô cơ lớp 12. Học sinh viết ít phương trình
với hệ số cân bằng nhỏ hạn chế tối đa sai sót.
Tuy nhiên việc rèn luyện học sinh yếu kém cần có sự kiên nhẫn sự quan tâm
thông cảm của giáo viên đối với học sinh đặc biệt đối với môn hóa học đây là

môn mà học sinh đa số dễ mất căn bản.
3- Các giải pháp
Để đạt kết quả trong quá trình giảng dạy nói chung và rèn luyện học sinh
yếu kém giải các bài tập hóa học chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Chia nhóm thảo luận ( có học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, để học
sinh khá giỏi hỗ trợ học sinh yếu kém). ( giáo viên bộ môn)
-Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở động viên và kết hợp với nhà
trường tăng tiết phụ đạo cho học sinh yếu kém. ( giáo viên bộ môn)
- Thực hiện giảm tải chương trình môn Hóa học. (bộ giáo dục và đào tạo)
4-Kết luận
Vận dụng các biện pháp rèn luyện học sinh yếu kém giải các bài tập hóa vô
cơ lớp 12 vào lớp 12A9, tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ trong việc giải bài tập
hóa vô cơ lớp 12. Đạt kết quả như sau:
Mức Độ

Chưa Hiểu
Hiểu và Vận Dụng
Vận Dụng Thành Thạo
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng
%
Lớp 12A9
4
11,7%
16
47,1%
14
41,2%
Đối với lớp 12A9, các em được sắp theo lớp tự chọn ôn thi tốt nghiệp môn

hóa nhưng trên thực tế các em rất yếu về cách giải bài tập hóa học, hầu hết các em


10

điều mất căn bản về môn hóa. Tuy nhiên các em cũng luôn cố gắng ôn luyện đồng
thời có sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn theo dõi, động
viên khuyên bảo nhiệt tình cũng giúp các em tiến bộ. Với tỉ lệ như trên là điều rất
khả quan.
III- KẾT LUẬN
“ Các biện pháp rèn luyện học sinh yếu kém giải các bài tập hóa vô cơ
lớp 12” là một trong những biện pháp giúp cho học sinh yếu kém cũng cố lại kiến
thức góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Bên cạnh đó, rèn
luyện cho giáo viên tính kiên nhẫn, sự thông cảm, tinh thần trách nhiệm cao với
học sinh.
Nói chung rèn luyện học sinh yếu kém là vấn đề thiết yếu và có tầm quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường. “ Các biện pháp rèn
luyện học sinh yếu kém giải các bài tập hóa vô cơ lớp 12” góp phần không nhỏ vào
việc trang bị kiến thức cho học sinh trong kì thi tốt nghiệp.
Tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Các biện pháp rèn luyện học
sinh yếu kém giải các bài tập hóa vô cơ lớp 12” với mong muốn chia sẽ một ít kinh
nghiệm với đồng nghiệp đồng thời cũng mong sự đóng góp ý kiến chân thành của
đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn trong việc rèn luyện học sinh yếu kém và nâng
cao chất lượng học sinh.
Thạnh Trị, tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Phương Hoài Tâm
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- HÓA HỌC 12- Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam



11

2- HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG – Tạp Chí Của Hội Hóa Học Việt nam
3- BÀI TẬP HÓA HỌC 12 - Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
4- VIOLET

NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
---


12

…………………………………………………………………………...........
……….
……………………………………………………………………………...........
………………….………….…………………………………………………...........
……………………….……….………………………………………………...........
………………………………………………………………………………...........
Thạnh Trị, ngày tháng năm 2015
TỔ TRƯỞNG

………………………….
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KY
THUẬT TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY
--…………………………………………………………………………...........
……………………………………………………………………………………......
.....
………………………………………………………………………………...........

…………………….…………………….……………………………………...........
…………………………….……………….…………………………………...........
Thạnh Trị, ngày tháng năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

HIỆU TRƯỞNG
Phan Văn Tiếng


13

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KY
THUẬT NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH
--…………………………………………………………………………...........
……………………..………………………..
……………………………………...........
………………………………………………………………………………...........
………………………………………….……………………………………...........
………………………….……………….……………………………………...........
……………………………….………..………………………………………...........
…………………………………………..……………………………………...........
……………………….………………………..………………………………...........
………………………..…………………….…………………………………...........
………………………….………………..…………………………………...........
……………………….……………………..…………………………………...........
…………………………………………………….
……………………………...........
……………………….…………….…………………………………………...........
……………………………………..…………………………………………...........
……………………………………..…………………………………………...........




×