Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Các hành vi chính trị trong một tổ chức không phải vốn đã xấu nó chỉ là phương pháp để hoàn thành công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.22 KB, 9 trang )

“CÁC HÀNH VI CHÍNH TRỊ TRONG MỘT TỔ CHỨC KHÔNG PHẢI VỐN
ĐÃ XẤU. NÓ CHỈ LÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC”.
Hãy thảo luận về vấn đề này.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mỗi xã hội, mỗi tổ chức luôn hình thành nhiều nhóm lợi ích khác
nhau. Các nhóm lợi ích bao giờ cũng có nhu cầu tiến hành hành động vì một mục
tiêu nào đó. Khi xuất hiện các nhóm, các cá nhân có lợi ích khác nhau tất yếu sẽ
nảy sinh những hành vi chính trị như là những xung đột nhóm, cá nhân, hoặc
hình thành các liên minh...
Hành vi chính trị cá nhân có từ thủa sơ khai, ngay khi con người bắt đầu
thiết lập những nền tảng của một xã hội đơn giản, vì lý do sinh tồn nhiều cá nhân
kết hợp với nhau tạo thành tổ chức, khi đó ý thức chính trị đã bắt đầu xuất hiện.
Khi xã hội phát triển, ý thức chính trị cũng phát triển ở nhiều cấp độ khác nhau
thể hiện qua các hành vi chính trị ngày càng phong phú và phức tạp. Các hành vi
liên quan đến chính trị được thực thi ở mọi nơi, mọi lúc trong bất kỳ ổ chức nào
từ các tổ chức có quy mô lớn như các Tập đoàn, Công ty lớn đến những tổ chức
có quy mô nhỏ hơn như trường học hay các hiệp hội, nhóm đội sản xuất. Hành vi
chính trị đã trở thành tất yếu, tồn tại và phát triển song hành với sự phát triển của
một tổ chức.
II. PHÂN TÍCH HÀNH VI CHÍNH TRỊ
1. Các định nghĩa:

1


GaMBA01.X01

Quản trị Hành vi tổ chức

- Hành vi: là việc làm của con người (bao gồm cả cá nhân, nhóm người và tổ


chức). Hành vi bị chi phối bởi tính cách, khả năng, ý thức, động lực và môi
trường.
- Chính trị: là tiến trình mà theo đó các cá nhân, nhóm đưa ra quyết định
nhằm để giành giữ và sử dụng quyền lực của mình.
- Tổ chức: là tập hợp của hai hay nhiều người cùng hoạt động trong những
hình thái cơ cấu nhất định để đạt được mục tiêu chung. Ví dụ: một gia đình, một
doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước…
- Hành vi chính trị trong một tổ chức: là tất cả những phương thức, hoạt
động nhằm thực hiện mục tiêu chính trị trong tổ chức. Đó là những xung đột giữa
các nhóm, sự hình thành liên minh, quyền lực tổ chức.
2. Các hành vi chính trị trong tổ chức:
Các tổ chức đang tồn tại trong xã hội vô cùng phong phú và đa dạng. Mặc
dù khác nhau về hình thức tồn tại nhưng mỗi tổ chức đều mang tính mục đích,
tuy nhiên với những nhóm lợi ích khác nhau trong một tổ chức sẽ có các cách
tiến hành hành động khác nhau. Mục đích của hành vi chính trị là tạo ảnh hưởng
hoặc tranh giành lợi ích cục bộ với những thành viên hoặc nhóm khác trong tổ
chức, bất kể đến lợi ích chung của tổ chức. Về cơ bản hành vi chính trị trong tổ
chức được tồn tại dưới 2 hình thức:
- Xung đột - mâu thuẫn
- Hình thành các liên minh
2.1 Xung đột, mâu thuẫn:
* Khái niệm:

2


GaMBA01.X01

Quản trị Hành vi tổ chức


Xung đột, mâu thuẫn là quá trình trong đó một bên nhận thấy rằng các
quyền lợi của mình đang bị xâm phạm hoặc bị làm phương hại bởi một bên khác.
Sự tiềm ẩn của xung đột có thể thấy ở mọi nơi. Xung đột trong một tổ chức có thể
xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ đến lớn.
*Nguyên nhân:
- Các xung đột, mâu thuẫn có thể xảy ra khi mục tiêu của mỗi cá nhân
không thống nhất với nhau;
- Xung đột xảy ra khi có sự cản trở từ người khác đối với công việc, mục
tiêu mà cá nhân đang thực hiện;
- Cũng có thể xảy ra xung đột mâu thuẫn khi ganh đua một chức vụ hay
quyền lợi;
- Xung đột xảy ra khi phải chịu căng thẳng, áp lực tâm lý từ nhiều người;
- Xung đột xảy ra khi co sự mơ hồ về phạm vi quyền hạn;
- Có thể xảy ra do đụng độ về tính cách và giao tiếp không hiệu quả, do
người ta không thích nhau, khi niềm tin không tồn tại và khác nhau trong suy
nghĩ về viễn cảnh…
2.2. Chủ nghĩa bè phái (Liên minh):
Khi không xảy ra xung đột giữa các nhóm, các cá nhân thì sẽ có một xu
hướng khác được hình thành đó là chủ nghĩa bè phái hay còn gọi là liên mình.
Hành vi liên minh một mặt cũng đóng góp giúp tổ chức đạt được mục tiêu
nếu mục tiêu của liên minh là mục tiêu của tổ chức. Nhưng nó cũng có thể là
những liên minh với mục tiêu ngược lại mục tiêu của tổ chức.
* Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa bè phái:
3


GaMBA01.X01

Quản trị Hành vi tổ chức


- Để đạt được mục đích;
- Để hỗ trợ cảm xúc.
3. Ảnh hưởng của các hành vi chính trị trong tổ chức:
Các hành vi chính trị có thể mang đến kết quả tích cực hoặc tiêu cực, phụ
thuộc vào bản chất cường độ và mục đích của nhóm.
3.1 Ảnh hưởng tích cực:

- Làm việc có tính định hướng, mục tiêu rõ ràng;
- Thúc đẩy nhân viên làm việc vì mục đích tổ chức;
- Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới;
- Khuyến khích sự quan tâm của các thành viên trong nhóm;
- Giải quyết vấn đề và nhận ra cơ hội nhanh hơn;
- Chia sẻ thông tin và nhiệm vụ nhanh hơn;
- Nâng cao chất lượng các quyết định.
3.2 Ảnh hưởng tiêu cực:

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của các hành vi chính trị đối với một
tổ chức, hậu quả tiêu cực của chúng đối với hoạt động của tổ chức là rất lớn:
- Phá vỡ hệ thống và cấu trúc của tổ chức dẫn đến phong cách làm việc tùy
tiện gây bất mãn tinh thần và thái độ làm việc của nhiều người; Nội bộ lục đục,
nghi kỵ, các thành viên tránh né những vấn đề then chốt, sống còn cho sự thay
đổi, phát triển của tổ chức, không thấy lợi ích từ sự hợp tác gắn bó;
- Các thành viên tìm cách đánh bóng bản thân và lanh lợi nắm bắt các cơ
hội thăng tiến. Loại bỏ người có tài đức hơn mình để mình nổi trội;
4


GaMBA01.X01

Quản trị Hành vi tổ chức


- Lợi ích vật chất và tinh thần không được quan tâm thỏa đáng, xảy ra hiện
tượng trù dập người giỏi, khuyến khích kẻ xu nịnh, bất tài và “đóng cửa’ với
những người có tâm huyết;
- Hậu quả truyền tải thông tin bị cản trở, sự gắn kết trong nhóm bị giảm sút
và các mục tiêu của nhóm hoàn toàn phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giữa các thành
viên;
- Tình trạng đối lập làm tăng sự chán nản, bất mãn công việc, phá vỡ các
mối quan hệ, stress, bỏ việc và nghỉ làm;
- Làm giảm hiệu quả hoạt động của nhóm. Ở mức độ cao nhất có thể đe
dọa sự tồn tại của tổ chức, thậm chí là chấm dứt họat động của tổ chức.
4. Để hành vi chính trị trở thành tích cực:
Hành vi chính trị là một hiện tượng tự nhiên, nó không tự mất đi, nó có thể
mang lại các ảnh hưởng tiêu cực nhưng cũng có rất nhiều ảnh hưởng tích cực.
Bản thân mỗi cá nhân không thể trốn tránh hành vi chính trị trong tổ chức, vì vậy
giải quyết xung đột, mâu thuẫn và vấn đề liên minh, bè phái sao cho ổn thỏa là
một công việc mà nhà quản lý cần chú tâm để thúc đẩy tổ chức làm việc tốt hơn.
Một số giải pháp sau có thể giúp cho hành vi chính trị trở thành tích cực:
4.1. Khiến quyền lợi được vận hành hợp lý:
- Tổ chức phải có chính sách công bằng và bình đẳng;
- Tầm nhìn của tổ chức phải được phổ biến để mọi thành viên hiểu rõ, chia
sẻ và khao khát vươn tới. Mục tiêu của tổ chức phải được giải thích để mọi người
xem đó như là một nhiệm vụ bất khả kháng và cần phải có sự phối hợp chặt chẽ;

5


GaMBA01.X01

Quản trị Hành vi tổ chức


- Các thành viên phải hiểu rõ vị trí và vai trò của mình, xem tổ chức như là
đại gia đình;
- Có thể khám phá ra động cơ làm việc và khả năng của mỗi thành viên bằng
cách phỏng vấn, giao việc, thử trình độ, ... và phân công nhiệm vụ phù hợp với
khả năng và động cơ;
- Cá nhân nắm vai trò chủ thể trong động thái phát triển của tổ chức. Mỗi
thành viên thấy có khả năng và cơ hội rõ rệt trong nỗ lực đóng góp.
4.2. Khích lệ sự cạnh tranh:
- Tổ chức các cuộc thi với nhiều hình thức phát huy lòng nhiệt tình của
nhân viên. Huy động triệt để tính tích cực, khắc phục tâm lý ỷ lại của mỗi cá
nhân;
- Khai thác tối đa năng lực của mỗi người, giúp cho mỗi cá thể có thể phát
triển hoàn hảo;
- Trong quá trình cạnh tranh, mỗi nhân viên phải hoàn thành mọi nhiệm vụ,
khắc phục khó khăn, điều này thúc đẩy họ phải cố gắng học tập và nâng cao bản
thân.
4.3. Chia sẻ những câu chuyện có giá trị:
- Trước hết là khuyến khích các nhân viên củng cố kỹ năng;
- Thứ hai, và quan trọng hơn là tạo cơ hội cho các nhân viên được nổi bật
trong tổ chức;
- Công nhận thành quả của nhân viên trước tổ chức là việc làm vô cùng quan
trọng, nó là động lực rất lớn đối với nhân viên.

6


GaMBA01.X01

Quản trị Hành vi tổ chức


4.4. Xây dựng các quy định liên quan giá trị, niềm tin và cam kết khiến
các hành vi chính trị vì lợi ích chung:
* Giá trị:
- Tổ chức xem trọng kết quả làm việc hơn là cá nhân, xem trọng kết quả
chung hơn thành quả của từng cá nhân;
- Lợi ích của tổ chức gắn liền với lợi ích cá nhân của nhân viên. Thất bại
của tổ chức là thất bại của tất cả mọi thành viên;
- Mọi thành viên đều được tổ chức trân trọng và kỳ vọng vào đóng góp của
mình.
* Niềm tin:
- Sự thăng tiến của thành viên thông qua việc phát triển năng lực cá nhân,
chứ không có con đường nào khác;
- Cá nhân chỉ thăng tiến một khi tổ chức phát triển;
- Mọi thành viên khác trong tổ chức đang mong đợi cá nhân góp phần vào
thành quả chung và mỗi cá nhân cũng mong đợi họ như vậy;
- Mỗi cá nhân, cho dù thuộc bộ phận nào, làm việc với nhau là vì mục tiêu
chung của tổ chức.
* Cam kết:
- Lãnh đạo làm gương để tạo ảnh hưởng và niềm tin cho nhân viên;
- Chính sách thưởng phạt của tổ chức được thực hiện công bằng và công
khai;

7


GaMBA01.X01

Quản trị Hành vi tổ chức


- Loại bỏ chủ nghĩa hình thức, xây dựng mục tiêu rõ ràng và khuyến khích
mọi người tập trung vào hiệu quả;
- Khuyến khích phát triển cá nhân và gắn kết lợi ích phát triển cá nhân với
lợi ích của tổ chức;
- Xây dựng chính sách đào tạo, phát triển và truyền đạt cho nhân viên biết rõ
mục tiêu và chính sách phát triển của tổ chức.

III. KẾT LUẬN
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đã không ngừng hoàn thiện về khoa
học và công nghệ nhằm giành thế thượng phong trong cuộc chạy đua cạnh tranh
tri thức, không chỉ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội được quan tâm mà cả về
khoa học quản lý cũng được tầm nghiên và khảo cứu. Khoa học quản lý ngày
càng phát triển và trở thành hệ thống lý luận căn bản được các quốc gia, các tổ
chức ứng dụng, đặc biệt đối với lĩnh vực quản trị hành vi tổ chức, và cũng không
riêng biệt khi nghiên cứu về các hành vi chính trị trong tổ chức nhằm vận dụng
để tổ chức hoạt động hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất.
Hành vi chính trị trong một tổ chức về cơ bản là phương thức, cách thức
hành động của cá nhân, nhóm nhằm đạt được mục đích của mình. Nó sẽ giúp cho
hoạt động của tổ chức của tổ chức tốt hơn nếu nó phù hợp với lợi ích của tổ chức,
ngược lại nó sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của tổ chức nếu nó không phù hợp
với quyền lợi và mục tiêu của tổ chức. Nếu người lãnh đạo biết điều chỉnh nó phù
hợp với mục đích của tổ chức thì hành vi chính trị không có gì là xấu mà nó chỉ
là phương pháp để hoàn thành công việc mà thôi.

8


GaMBA01.X01

Quản trị Hành vi tổ chức


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tài liệu môn học Quản trị hành vi tổ chức - Chương trình Global
Advanced MBA - ĐH Griggs.

2.

TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Giáo trình
quản trị học, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2008

3.

TS. Bùi Anh Tuấn: Giáo trình hành vi tổ chức, NXB Thống Kê, 2003

4.

“Leadership” by Stephen P Robbins

5.

“The Hard Truth About Soft Skills” by Peggy Klaus

6.



9




×