Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

định nghĩa lý thuyết về lãnh đạo nào là phù hợp nhất với những lãnh đạo doanh nghiệp việt nam ngày nay và bài học thực tiễn có thể được rút ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.02 KB, 14 trang )

Bạn nghĩ gì về câu nói “Có bao nhiêu người định nghĩa về lãnh đạo thì có từng
ấy định nghĩa khác nhau về hành vi này”? Đánh giá xem các định nghĩa lý
thuyết về lãnh đạo nào là phù hợp nhất với những lãnh đạo doanh nghiệp Việt
Nam ngày nay và bài học thực tiễn có thể được rút ra?

Bài làm
Nghệ thuật hay khả năng lãnh đạo luôn là đề tài có sức lơi cuốn các nhà nghiên
cứu trong nhiều năm qua và lịch sử loài người đã chứng minh rằng: vai trị của
người lãnh đạo là vơ cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ
chức, và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức đó. Vậy lãnh đạo
là gì? Vì sao vai trị của lãnh đạo lại vơ cùng quan trọng như vậy?
Khi nói đến lãnh đạo người ta thường liên tưởng tới hình ảnh của những cá nhân
kiệt xuất đầy quyền lực, năng động, lôi cuốn, ảnh hưởng tới nhiều người khác và
để lại dấu ấn trong lịch sử cũng như trong hiện tại. Lãnh đạo mang trong mình
một sự quyến rũ bởi quyền lực và vinh quang, lãnh đạo làm người ta đấu tranh
vì nó và cũng khổ sở vì nó. Hào quang và tầm ảnh hưởng của họ có thể lan xa
mọi châu lục và mọi dân tộc lồi người, bên cạnh họ có rất nhiều người có khi là
cả một dân tộc sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ họ. Nhưng cũng có lãnh
đạo có quyền lực nhưng lại khơng thu hút được mọi người, gây hận thù mất lòng
cấp dưới mất lòng nhân dân. Có những nhà lãnh đạo chuyên quyền độc đốn lấy
mục tiêu đạt được bằng mọi giá, thì lại có những nhà lãnh đạo lại ơn hịa thu
phục nhân tâm lấy chữ nhân làm gốc.
Thuật ngữ lãnh đạo là một từ có gốc từ vựng thơng thường và được đưa vào
trong kho thuật ngữ nghiên cứu khoa học mà chưa được định nghĩa một cách
chính xác. Phức tạp hơn khi lãnh đạo được người ta hiểu và đánh đồng nó như
một số thuật ngữ khác như là: Quản lý, quyền lực, thẩm quyền, quản trị hay
1


kiểm sốt, .... Chính vì thế mà Bennis khi nhìn nhận vấn đề này ông cho rằng:
“Khái niệm về lãnh đạo dường như luôn luôn làm chúng ta bối rối hoặc nó


xuất hiện dưới một hình thức khác làm cho chúng ta khốn khổ một lần nữa
bởi tính chất khó định hình và q linh hoạt của nó. Vì vậy, chúng ta đã phải
sáng tạo nhiều thuật ngữ tương ứng để đối phó với nó .... nhưng những thuật
ngữ này vẫn chưa định nghĩa được một cách thỏa đáng”.
Theo dòng lịch sử, con người đã cố gắng nghiên cứu về thuật ngữ lãnh đạo, các
nhà nghiên cứu thường định nghĩa lãnh đạo theo quan điểm cá nhân của mình và
các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm nhất, còn các nhà lãnh đạo thực tế thì lại
đứng trên các quan điểm từ đặc thù lãnh đạo của tổ chức mình đảm nhiệm mà ở
đó nó là các đặc thù khác nhau về chun mơn, về văn hóa tổ chức, về tập quán
lao động trong tổ chức, về tính chất, về nhu cầu của các nhóm người khác nhau
trên những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Tuy nhiên, sau khi tổng quan các
tài liệu viết về lãnh đạo, Stogdill (1974, trang 259) đã đưa ra nhận định: “Có
bao nhiêu người định nghĩa về lãnh đạo thì có từng ấy định nghĩa khác nhau
về hành vi này”.
Có thể thấy rằng Stogdill đã đưa ra quan điểm như vậy là hồn tồn có cơ sở do
mỗi nhà nghiên cứu lại có các phương pháp/cách tiếp cận khác nhau khi nghiên
cứu hành vi lãnh đạo.
Nghiên cứu hành vi lãnh đạo: “Là nghiên cứu cách thức người quản lý dùng
thời gian và những mơ hình hoạt động, trách nhiệm, chức năng chính của công
việc quản lý. Nghiên cứu hành vi lãnh đạo cũng xác định hành vi lãnh đạo hiệu
quả“.
Lãnh đạo được định nghĩa dưới góc độ tố chất, hành vi, ảnh hưởng, cách giao
tác, lãnh đạo vai trò, sự đảm nhiệm một vị trí quản lý.
Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu:
-

“Lãnh đạo là sự vượt trội về quyền lực áp đặt nhằm đảm bảo sự tuân thủ về
cơ học những chỉ đạo mang tính thủ tục của một số tổ chức” (D.Katz &
Kanh, 1978 – T528).
2



-

“Lãnh đạo là hành vi của một cá nhân … chỉ đạo các hoạt động của một
nhóm người thực hiện một mục tiêu chung” (Hemphilll&Coons, trang 7).

-

“Lãnh đạo được thực hiện khi mọi người …. huy động …. các nguồn lực
về thể chế, chính trị, tâm lý và các nguồn lực khác để đánh thức, lôi kéo sự
tham gia và làm hài lòng động cơ của những người cấp dưới” (Burns, 1978
– trang 18).

-

“Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của một
nhóm người có tổ chức để thực hiện một mục tiêu chung” (Rauch &
Behling, 1984 – trang 46).

-

“Lãnh đạo là một quá trình chỉ đạo có ý nghĩa đối với nỗ lực của tập thể và
huy động nỗ lực sẵn sàng để đạt được mục đích” (Jacobs & Jaques, 1990 –
trang 281).

-

“Lãnh đạo là khả năng bước ra khỏi nền văn hoá để bắt đầu những quy
trình thay đổi mang tính cách mạng dễ được chấp nhận hơn” (E.H. Schein,

1992 – trang 2).

-

“Lãnh đạo là một quá trình làm cho những gì mà mọi người chung sức làm
cùng nhau trở nên có ý nghĩa nhờ đó mọi người có thể hiểu và quyết tâm”
(Drath & Palus, 1984 – trang 4).

-

“Lãnh đạo là việc truyền đạt các tầm nhìn, thể hiện các giá trị và tạo ra mơi
trường trong đó các mục tiêu có thể đạt được” (Rechard & Engle, 1986 –
trang 206).

-

“Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân gây ảnh hưởng, thúc đẩy và khuyến
khích người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công của tổ chức…”
(Housetal, 1999 – Trang 184).

Có thể thấy sự khác nhau giữa các định nghĩa nêu trên không phải do kết quả
xem xét quá kỹ lưỡng mà thực chất là phản ánh sự không nhất quán trong việc
xác định những người lãnh đạo và các quy trình lãnh đạo, mỗi một mơi trường
lãnh đạo sẽ thích ứng với từng phong cách hay hành vi lãnh đạo khác nhau. Mặt
3


khác, nhân tố trong tổ chức thay đổi, con người thay đổi, cuộc sống vận động,
người lãnh đạo trong tổ chức cũng trưởng thành từ sự vận động đó. Chính vì thế,
các “hoạt động” của lãnh đạo phải mang phong cách “tình huống” để theo từng

hồn cảnh nhất định.
Trên thực tế, q trình phân tích đã phát sinh nhiều luận điểm gây tranh cãi như
sau:
* Thứ nhất, lãnh đạo nên được nhìn nhận là vai trị chun trách hay là một
quy trình ảnh hưởng chung?
Có quan điểm cho rằng tồn bộ các nhóm đều có sự phân rõ về vai trị trong đó
có cả vai trị lãnh đạo gắn liền với một số trách nhiệm và chức năng mà không
thể chia sẻ rộng rãi cho người khác mà không làm nguy hại đến hiệu quả chung
của nhóm. Cá nhân được kỳ vọng thực hiện vai trò lãnh đạo chuyên trách được
gọi là “lãnh đạo”. Các thành viên còn lại được coi là “cấp dưới”. Sự khác biệt về
vai trò giữa người lãnh đạo và cấp dưới khơng có nghĩa là một cá nhân không
thể không thực hiện được đồng thời vai trò của người lãnh đạo và cấp dưới. Các
nhà nghiên cứu có quan điểm lãnh đạo là một vai trò chuyên trách thường quan
tâm hơn đến các yếu tố quyết định việc lựa chọn người lãnh đạo, các hành vi
điển hình của những vị lãnh đạo và tác động của các hành vi đó đối với những
thành viên khác trong nhóm hoặc tổ chức.
Có quan điểm khác thì cho rằng lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng diễn ra
tự nhiên trong một hệ thống xã hội và được các thành viên phổ biến rộng rãi.
Theo quan điểm này bất kỳ cá nhân nào trong xã hội có thể thực hiện khả năng
lãnh đạo ở bất cứ thời điểm nào và khơng có ranh giới rõ ràng giữa lãnh đạo và
cấp dưới. Các thành viên trong nhóm có thể thực hiện các quy trình gây ảnh
hưởng lẫn nhau để gánh vác nhiều chức năng lãnh đạo và quyết định tới hiệu
quả làm việc của tổ chức hoặc của nhóm.
* Thứ hai, tranh cãi khác được đưa ra là kiểu quá trình gây ảnh hưởng của
lãnh đạo. Lãnh đạo gây ảnh hưởng tới tổ chức, tới từng thành viên trong tổ chức
bằng nhiều cách khác nhau ví dụ có thể bằng mệnh lệnh hành chính, sử dụng
4


nhiều biện pháp kiểm soát là khen thưởng hoặc phạt để khống chế hoặc cưỡng

ép cấp dưới. Có những ý kiến ngược lại cho rằng lãnh đạo là việc gây ảnh hưởng
khiến cấp dưới trở nên nhiệt huyết và quyết tâm thực hiện công việc. Theo tôi
phải gộp cả hai ý kiến trên lại để định nghĩa quá trình gây ảnh hưởng của lãnh
đạo. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và mỗi cách gây ảnh hưởng có hiệu
quả khác nhau trong từng tình huống cụ thể khác nhau, trong từng hoàn cảnh
khác nhau và áp dụng với từng đối tượng khác nhau. Điều quan trong là nhà
lãnh đạo sẽ phải điều tiết để sử dụng quyền lực một cách hợp lý, đấy chính là
một trong những tố chất làm nên lãnh đạo.
* Thứ ba, tranh cãi về những nỗ lực ảnh hưởng nào là một phần của lãnh
đạo liên quan đến mục đích và kết quả của những nỗ lực đó.
Có quan điểm cho rằng lãnh đạo xuất hiện chỉ khi mọi người bị tác động phải
làm gì là đúng và có lợi cho chính họ và cho tổ chức. Định nghĩa này về lãnh
đạo không bao gồm các nỗ lực gây ảnh hưởng khơng thích hợp hoặc có hại cho
cấp dưới. Ví dụ như trong lịch sử hầu hết nhưng nhà lãnh đạo kiệt xuất đều
mang lại hiệu quả cho nhóm, tổ chức hay rộng hơn là tồn nhân loại. Nhưng
cũng có những lãnh đạo gây ra tổn thất rất lớn, và thường nhưng tổn thất do lãnh
đạo gây ra có sức cơng phá rất lớn, một ví dụ điển hình là Adoft Hitle lãnh đạo
của đế chế Đức quốc xã đã kéo lùi lịch sử của nhân loại. Trong nhiều trường hợp
hành vi của lãnh đạo có nhiều mục đích khác nhau, kết quả của những hành
động đấy khơng thể suy đốn ngay được mà phải phụ vào nhiều yếu tố khác
nhau để dẫn đến kết quả cuối cùng. Có nhiều quyết định của lãnh đạo đi ngược
lại với lợi ích của tổ chức nhưng kết quả cuối cùng lại mang lại thắng lợi chung,
nhưng cũng có trường hợp ngược lại. Vì vậy, phạm trù các q trình lãnh đạo
khơng nên chỉ giới hạn bởi mục đích dự kiến, hoặc nếu có thì khơng nên giới
hạn ở đó.
* Thứ tư, các nhà lãnh đạo là các nhà thu phục nhân tâm
Hầu hết các ý kiến đều cho là vậy. Các nhà lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng bằng
cách dựa trên lý trý hoặc tình cảm. Các nhà lãnh đạo gây ảnh hưởng đến lý trí
5



bằng cách để cấp dưới tin rằng lợi ích tốt nhất của họ là hợp tác và cùng nhau
thực hiện mục tiêu chung. Các ý kiến khác cho rằng giá trị ảnh hưởng của lãnh
dạo dựa trên tình cảm có thể mang lại các thành cơng to lớn cho nhóm và tổ
chức, các nhà lãnh đạo này sẽ truyền nhiệt huyết đến từng thành viên trong
nhóm để họ hi sinh lợi ích các nhân này vì mục tiêu chung. Khái niệm lãnh đạo
sẽ phải bao gồm cả hai quy trình gây ảnh hưởng này, thực tế chứng minh rằng
nhà lãnh đạo nào biết kết hợp cả hai yếu tố lý trí và tình cảm một cách nhuần
nhuyễn sẽ mang lại thắng lợi rực rỡ cho tổ chức.
Như vậy, khơng có thuyết lãnh đạo nào là tuyệt đối, và cũng không thể có mơ
hình lãnh đạo nào lý tưởng, vì thế tôi cho rằng sự vận dụng linh hoạt các thuyết
lãnh đạo vào trong từng tổ chức khác nhau sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tài “biến
hoá” của các nhà lãnh đạo, nhưng dù là biến hố gì thì ở một nhà lãnh đạo vẫn
nên có 3 yếu tố là: Khả năng gây ảnh hưởng, tầm nhìn và khả năng truyền cảm
hứng.
Điều đó hồn tồn phù hợp với một định nghĩa mà được đánh giá phổ biến nhất
về lãnh đạo là: “ Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác nhằm
tạo ra sự hiểu biết và nhất trí về việc cần phải làm, cách thức thực hiện hiệu
quả những việc đó và q trình hỗ trợ nỗ lực tập thể hoặc cá nhân để hoàn
thành những mục tiêu chung”.
Định nghĩa và lý thuyết về lãnh đạo nào mà phù hợp nhất với những lãnh
đạo doanh nghiệp Việt Nam ngày nay?
Việt Nam - một nước đang chuyển đổi từ nên kinh tế bao cấp sang nền kinh tế
thị trường với sự lãnh đạo tập trung và một thực tế diễn ra hiện nay là:
-

Có hiện tượng rất nhiều lãnh đạo đã sử dụng quyền lực của mình vượt giới
hạn cho phép. Lợi dụng chức quyền và lạm dụng chức quyền là bệnh khá
phổ biến ở nước ta hiện nay. Chính điều đó đã gây thiệt hại hàng ngàn tỷ
đồng của ngân sách. Gây xói mịn niền tin của nhân dân. Bao che dung

túng cho tội phạm và kết quả là hàng loạt các vụ án tham nhũng xét xử
chậm chạp, kéo dài và không nghiêm minh. Các vụ án lớn như Epco/Minh
6


Phụng, Năm Cam, Đại lộ Đông Tây, PMU18, Vinashin, … trong một thời
gian dài được dung túng bởi những người có chức có quyền.
-

Cấp trên khơng làm gương, khơng trung thực làm cấp dưới mất lịng tin
diễn ra tình trạng cấp dưới không nghe lời cấp trên, ngấm ngầm không chịu
sự lãnh đạo của cấp trên. Điển hình là các văn bản chỉ thị của cấp trên đưa
xuống nhưng cấp dưới khơng chấp hành. Hoặc nếu có chấp hành thì cũng
cố tình kéo dài hoặc làm sai lệch. Chính lợi dụng điểm yếu trong lãnh đạo
này mà nhiều kẻ thù của dân tộc tìm mọi cách chống chúng ta như vụ tại
Tây Nguyên. Hầu hết các vụ tham những đều xuất phát từ lợi dụng quyền
lực và lạm dụng vượt quyền lực mà mình được giao .

-

Chế độ một thủ trưởng làm việc theo mệnh lệnh cũng là một kiểu lãnh đạo
mà hiện nay chúng ta đang áp dụng, đặc biệt ở các doanh nghiệp quốc
doanh. Các vị lãnh đạo điển hình là các giám đốc doanh nghiệp nhà nước
được trao quyền cho lãnh đạo một doanh nghiệp. Với tiêu chí là thực hiện
quy chế dân chủ cho người lao động, nhưng thực chất thì hầu như nắm mọi
quyền lực áp đặt vào tay mình. Lợi dụng sự quyết đốn của cá nhân mình
trong mọi hồn cảnh từ phân chia quyền lợi đến phân công công việc, tuyển
dụng hay đào tạo. Cũng có sự tham gia của người lao động nhưng thực tế
chỉ là hình thức. Sợ và ngại ủy quyền cho cấp dưới vì sợ mất quyền lợi và
ảnh hưởng tới uy tín của mình. Tình trạng khơng muốn sử dụng người tài

cịn diễn ra nhiều, các cơng ty cổ phần cịn mang nặng hình thức sở hữu
nhà nước. Các tập đoàn cát cứ, mạnh đơn vị nào đơn vị đó phát triển kinh
doanh tất cả các ngành nghề nào nếu có khả năng gây mất cân bằng cho
nền kinh tế. Tuy vậy, thực tế khi xảy ra những vấn đề khó khăn hay phải
chịu trách nhiệm thì lãnh đạo của chúng ta lại đổ lỗi nhiều cho sự lãnh đạo
tập thể ví dụ như ban giám đốc, cấp ủy, … Lãnh đạo của chúng ta cịn
mang tính truyền thống cao như ngại đổi mới, dĩ hòa vi quý, ngại trách
nhiệm, bảo thủ. Nhiều cơ quan đơn vị còn tình trạng địa phương chủ nghĩa,
gia đình trị, ê kíp vây cánh lãnh đạo.

7


Do vậy, đối với các doanh nghiệp quốc doanh theo quan điểm của tôi định nghĩa
phù hợp nhất về lãnh đạo là: “ Sự vượt trội về quyền lực áp đặt nhằm đảm bảo
sự tuân thủ về cơ học những chỉ đạo mang tính thủ tục của một tổ chức”.
Định nghĩa của D. Katz & Kahn, 1978, trang 528.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều nhà lãnh đạo đổi mới kiệt xuất đã làm
cho đất nước ta trở nên phát triển và hiện nay Việt Nam đang từng bước hội nhập
vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO
và các tổ chức khác.
Q trình hội nhập địi hỏi sự phát triển không ngừng của xã hội, chúng ta đã,
đang và sẽ được tiếp cận với nhiều kiến thức mới, từ lý thuyết đến thực tiễn,
không thể giữ mãi một phong cách lãnh đạo chủ đạo mà cần kết hợp được tính
truyền thống và hiện đại. Do đó , ngày đang xuất hiện nhiều nhà lãnh đạo có đầy
đủ các tố chất, năng lực lãnh đạo gồm: tố chất kiến thức, năng lực, phẩm chất và
nghệ thuật lãnh đạo. Công việc lãnh đạo bao gồm việc khích lệ các thành viên
trong tổ chức đồng tâm hiệp lực để hoàn thành kế hoạch và thực hiện mục tiêu
của tổ chức. Người lãnh đạo có khả năng quyết sách kịp thời và đúng đắn, có tố
chất phẩm cách tốt, tính tình cởi mở, giỏi giao tiếp, tính cách hướng ngoại dễ

gần và dễ bao dung, có ý chí và có lập trường có thể chấp nhận thất bại và áp
lực, khơng ngại khó khăn, kiên quyết và bình tĩnh khi xử lý công việc, không
mềm yếu và cũng không quá xốc nổi, có ý kiến độc đáo, làm việc linh hoạt ứng
biến khơng vi phạm ngun tắc.
Điều đó rất phù hợp với đặc thù của văn hoá ” Doanh nghiệp Việt Nam hiện
đại” trong giai đoạn hiện nay:
-

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp
tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và
hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Văn hố doanh nghiệp là cơ sở của tồn bộ các chủ trương, biện
pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể nói thành cơng hoặc thất
8


bại của các doanh nghiệp đều gắn với việc có hay khơng có văn hố doanh
nghiệp theo đúng nghĩa của khái niệm này.
-

Văn hoá doanh nghiệp nước ta tiếp thu những nhân tố văn hố trong kinh
doanh hình thành qua nhiều năm của các nền kinh tế hàng hoá trên thế giới,
đồng thời tiếp thu và phát huy những tinh hoa văn hố trong kinh doanh
của cha ơng. Chỉ có như vậy mới kết hợp được tốt truyền thống và hiện đại,
đó là sự kết hợp có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành văn hố
doanh nghiệp mang đặc sắc Việt Nam.

Có thể nêu lên một số điểm nổi bật về văn hoá doanh nghiệp nước ta trong giai
đoạn hiện nay như sau:

Trước hết, từ công cuộc đổi mới được bắt đầu đến nay, ở nước ta đã dần dần
hình thành mục đích kinh doanh mới, đó là kinh doanh vì lợi ích của mỗi cá
nhân doanh nhân, mỗi doanh nghiệp và cũng vì lợi ích của cả dân tộc. Ngay
trong thời kỳ Pháp thuộc, chúng ta cũng có những doanh nhân khơng chỉ làm
giàu cho mình mà còn làm giàu cho đất nước như Bạch Thái Bưởi, vừa làm giàu
vừa quan tâm những hoạt động xã hội từ thiện như Nguyễn Sơn Hà. Ngày nay,
mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp gắn với công cuộc phát triển kinh tế
của đất nước, vì lợi ích của cá nhân, gia đình và lợi ích của cả đất nước, dân tộc.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng mục đích kinh doanh của mỗi doanh nhân ở nước
ta hiện nay cũng rất đa dạng về tính chất, bởi vì lẽ sống của con người là đa
dạng, phong phú, nhiều màu vẻ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang trong
giai đoạn chuyển đổi, thể chế kinh tế cũng đang được chuyển đổi từng bước.
Hai là, văn hoá doanh nghiệp Việt nam địi hỏi gắn bó chặt chẽ hiệu quả kinh
doanh và tính nhân văn trong kinh doanh. Điều đặc biệt quan trọng là nâng
cao tinh thần cộng đồng dân tộc trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp, một đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp mà chúng ta cần xây
dựng: chúng ta đề cao ý chí tự lập, tự cường, sức vươn lên của mỗi doanh
nghiệp, đồng thời huy động tính cộng đồng, tính truyền thống "chị ngã, em
nâng" của dân tộc. Đồng thời cũng khuyến khích doanh nghiệp tham gia các
9


hoạt động xã hội, như xố đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào gặp thiên tai, tham
gia các hoạt động từ thiện, … Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt nam vẫn còn một số
nhược điểm như cạnh tranh bất hợp pháp, tranh giành thị trường, đáng phê phán
nhất là những thủ đoạn hạ giá, phá giá khi xuất khẩu hàng hoá để cạnh tranh nội
bộ. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực hiện nay, khi cuộc cạnh tranh về
chất lượng và giá cả hàng hoá diễn ra gay gắt, chúng ta đề cao việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp lại càng phải đề cao tính tập thể, truyền
thống đồn kết dân tộc trong kinh doanh.

Ba là, hình thành và phát huy văn hố doanh nghiệp trước hết là phải dựa
vào con người. Đó là vì phát triển doanh nhân khơng chỉ tăng vốn, tăng lợi
nhuận, tăng thu nhập cho người lao động mà còn phải tạo ra mơi trường văn hố
doanh nghiệp tiến bộ cũng tức là tạo ra một sức mạnh tổng thể cố kết và cổ vũ
người lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo với niềm tin, một lý tưởng
cao đẹp. Trình độ nhân lực của ta hiện nay đang cịn thấp so với u cầu (kể cả
trình độ của người lao động cũng như của người quản lý doanh nghiệp) càng
làm nổi bật ý nghĩa hết sức cấp bách của việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người trong khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Bốn là, văn hố doanh nghiệp của từng doanh nghiệp Việt Nam có những nét
chung của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam và những nét riêng của từng
doanh nghiệp. Những nét riêng ấy là truyền thống tốt đẹp, độc đáo của từng
doanh nghiệp. Ví dụ nét độc đáo của doanh nghiệp A là rất nhã nhặn, chu đáo
với khách hàng và đối tác, nét độc đáo của doanh nghiệp B là nhiều sáng kiến
vận dụng công nghệ cao, nét độc đáo của doanh nghiệp C là tận tình bồi dưỡng,
đào tào nguồn nhân lực và phát triển con người.
Từ việc tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam,
tôi cho rằng định nghĩa và lý thuyết phù hợp nhất với những lãng đạo doanh
nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới đó là: “ Lãnh đạo là q trình gây ảnh
hưởng đối với người khác nhằm tạo ra sự hiểu biết và nhất trí về việc cần

10


phải làm, cách thức thực hiện hiệu quả những việc đó và q trình hỗ trợ nỗ
lực tập thể hoặc cá nhân để hồn thành những mục tiêu chung”.
Bởi vì văn hóa doanh nghiệp vừa có nét chung vừa có nét riêng của mỗi doanh
nghiệp, đặc điểm hoạt động kinh doanh gắn bó chặt chẽ hiệu quả kinh doanh và
tính nhân văn trong kinh doanh, mục tiêu kinh doanh không chỉ vì lợi ích của
mỗi cá nhân doanh nhân, mỗi doanh nghiệp mà cịn vì lợi ích của cả dân tộc.

Định hướng phát triển doanh nghiệp không chỉ tăng vốn, tăng lợi nhuận, tăng
thu nhập cho người lao động mà cịn phải tạo ra mơi trường văn hố doanh
nghiệp tiến bộ cũng tức là tạo ra một sức mạnh tổng thể cố kết và cổ vũ người
lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo với niềm tin, một lý tưởng cao
đẹp bởi vì trình độ nhân lực của ta hiện nay đang cịn thấp so với u cầu. Do
đó, người lãnh đạo các doanh nghiệp Việt nam hiện nay hiểu theo đúng nghĩa và
phù hợp nhất đó là khái niệm trên.
Bài học thực tiễn có thể được rút ra?
Qua tiếp cận khá niệm lãnh đạo dưới nhiều góc độ khác nhau của các nhà nghiên
cứu, chúng ta có thể rút ra những bài học thực tiễn quý báu.
Thứ nhất: Bài học thực tiễn rút ra là chúng ta phải nhanh chóng thốt ra
khỏi tư tưởng quan liêu bao cấp mà bao nhiêu năm đè nặng lên tư tưởng.
Nó ảnh hưởng đến tư tưởng của các nhà lãnh đạo. Mở cửa hội nhập để học tập
cách lãnh đạo cách quản trị của những nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt,
quan tâm đến vấn đề con người và trọng tâm là giáo dục đào tạo. Đầu tư đào tạo
bổ sung, đào tạo mới những nhà lãnh đạo để phù hợp với điều kiện thực tế hiện
nay để phát triển kịp với thời đại.
Thứ hai: Nhận biết được sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý:
Lãnh đạo được mô tả như những người có khả năng truyền cảm hứng và có định
hướng, trong khi quản lý là những người có nhiệm vụ trọng tâm và là người điều
khiển. Phong cách của nhà quản lý là quản lý kinh doanh - họ thưởng cho nhân
viên vì năng lực làm việc của họ. Ngược lại, lãnh đạo có nhiệm vụ chuyển hố,
11


hay nói cách khác, họ là những người truyền cảm hứng. Điểm khác biệt dễ nhận
thấy để có thể biết ai là lãnh đạo ở đây chính là khả năng truyền cảm của người
nào tốt hơn.
Thứ ba: Để trở thành người lãnh đạo hiệu quả, người lãnh đạo cần kết hợp
tố chất và ký năng lãnh đạo.

Tố chất nói đến đặc điểm cá nhân của người lãnh đạo bao gồm các đặc điểm về
cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị. Còn kỹ năng lãnh đạo là khả năng làm
một việc nào đó theo một cách có hiệu quả như kỹ năng về chun mơn nghiệp
vụ: có kiến thức chun mơn, có kiến thức thị trường, có kiến thức khoa học
hiện đại; kỹ năng giao tiếp và quản lý: có văn hố giao tiếp, bản lĩnh, tự tin, sáng
tạo, quyết đoán, khoa học, … Một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ
những tố chất lãnh đạo vốn có mà cịn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để
lãnh đạo hiệu quả.
Thứ tư: Để phân biệt người lãnh đạo hiệu quả và người lãnh đạo không hiệu
quả căn cứ vào ba loại hành vi lãnh đạo, đó là:
-

Hành vi định hướng cơng việc: Người lãnh đạo hiệu quả sẽ tập trung vào
chức năng định hướng công việc. Xuất phát từ yêu cầu cụ thể của công
việc, người lãnh đạo cần đưa ra các kế hoạch, phân cơng và giải thích cho
các thành viên trong tổ chức về nhiệm vụ, các quy tắc phải tuân thủ; đồng
thời cần chỉ đạo, điều phối các hoạt động, đo lường các kết quả. Điều này
cũng rất quan trọng với một số lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam khi vẫn
còn cầm tay chỉ việc cho cấp dưới dẫn đến hiệu quả lãnh đạo không cao.

-

Hành vi định hướng mối quan hệ: Người lãnh đạo hiệu quả thì định hướng
cơng việc sẽ khơng xảy ra nếu có những mối quan hệ lo lắng giữa con
người với con người. Người lãnh đạo quan tâm, tìm hiểu, khuyến khích,
hướng dẫn, đánh giá và ghi nhận kết quả của các thành viên trong tổ chức.
Hành vi này đặc biệt quan trong đối với các lãnh đạo doanh nghiệp Việt
nam, khi mà con người Việt nam cịn có xu hướng tình cảm hố các quan
hệ cơng việc.
12



-

Hành vi lãnh đạo tham gia: Người lãnh đạo hiệu quả thường áp dụng hình
thức giám sát chung thay vì giám sát từng nhân viên cấp dưới. Người lãnh
đạo khuyến khích nhân viên tham gia trong việc ra quyết định, cải thiện
thông tin hai chiều và thúc đẩy sự hợp tác, q trình giải quyết xung đột.

Thứ năm: Vai trị của yếu tố tình huống giúp lãnh đạo hiệu quả:
Yếu tố tình huống hướng đến sự thích nghi của lãnh đạo khi có tình huống biến
cố. Người lãnh đạo hiệu quả cần liên tục tìm hiểu tình hình và đánh giá cách
thức điều chỉnh hành vi của họ phù hợp với tình huống ln biến đổi và các biến
cố. Người lãnh đạo cần tìm hiểu các u cầu của cơng việc, các điểm hạn chế về
mặt tình huống, các mối quan hệ giữa các cá nhân để xác định hành động nào là
phù hợp để trở nên thành công. Trong điều kiện xảy ra khủng khoảng kinh tế
toàn cầu như hiện nay, các nhà lãnh đạo cần luôn luôn đặt ra các tình huống có
thể xảy ra đối với doanh nghiệp để có thể chủ động ứng phó, đưa ra các giải
pháp tối ưu nhất trong mỗi tình huống, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi
doanh nghiệp.
Thứ sáu: Do đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt nam, thì phong cách lãnh
đạo phù hợp nhất là sự kết hợp của 3 phong cách là: Lãnh đạo ủng hộ, lãnh
đạo uy tín và lãnh đạo tham gia sẽ là thuận lợi hơn trong quá trình điều hành
doanh nghiệp.
Người lãnh đạo hiệu quả luôn đảm bảo được các yếu tố: Một là có định hướng
chiến lược phát triển rõ ràng và quan trọng là làm cho các cộng sự thấu hiểu
được định hướng đó; Hai là phân rõ vai trị của từng thành viên và xây dựng
được tính hệ thống, các quy trình phối hợp nghiệp vụ nhằm đảm bảo hiệu quả
công việc tốt nhất và tránh chồng chéo; Ba là xây dựng cơ cấu đánh giá và chính
sách khen thưởng để động viên nhân viên; Bốn là đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực kế thừa thông qua các lớp đào tạo và đào tạo tại chỗ; Và điều thứ năm
là đánh giá thành tích từng nhân viên hàng năm, đồng thời cùng lên kế hoạch cá
nhân của nhân viên đó cho năm sau.

13


Định nghĩa về lãnh đạo là một đề tài khó và có rất nhiều điều để bàn luận, tuy
nhiên trên thực tế những phong cách lãnh đạo khác nhau, những định nghĩa lãnh
đạo khác nhau ở trong từng môi trường khác nhau, trên các phương diện khác
nhau vẫn phát huy những hiệu quả khác nhau. Có bao nhiêu người mong muốn
định nghĩa về lãnh đạo thì có bằng ấy hành vi lãnh đạo, và trên thực tế cũng
khơng có một “lý thuyết” nào bao trùm được toàn bộ hành vi lãnh đạo trong mọi
tình huống, mọi trường hợp. Mặc dù vậy, dù trên quan điểm nào, tôi vẫn cho
rằng chức năng của lãnh đạo là: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đối với
người khác nhằm tạo ra sự hiểu và nhất trí về việc cần phải làm, cách thức thực
hiện hiệu quả những việc đó và q trình hỗ trợ nỗ lực tập thể hoặc cá nhân để
hoàn thành những mục tiêu chung. Còn việc làm thế nào để lãnh đạo được hiệu
quả trên các chức năng chính đó, điều này phụ thuộc vào khả năng, kinh
nghiệm, nhận thức và sự rèn luyện của từng nhà lãnh đạo.

14



×