BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHO CÁ ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG
MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ
NƢỚC NGỌT
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
2
LỜI GIỚI THIỆU:
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Sản
xuất giống một số loài cá nước ngọt ở Việt Nam nói riêng đã có những bước
phát triển đáng kể.
Chương trình khung quốc gia nghề Sản xuất giống một số loài cá nước
ngọt đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết
cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong
quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề theo các mô đun đào tạo là
cấp thiết hiện nay.
Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống một số loài
cá nước ngọt cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên
soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Cho cá đẻ và ấp trứng là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để
dạy độc lập, sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề việc chọn cá
bố mẹ thành thục và tiêm chất kích thích, kích thích sinh thái cá đẻ tự nhiên,
vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo, ấp được trứng một số loài cá nước ngọt. Mô
đun này được học trước mô đun ương nuôi cá giống và sau mô đun nuôi vỗ cá
bố mẹ của nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn không
tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên : ThS. Lê Văn Thắng
2. ThS. Nguyễn Thanh Hoa
3. ThS. Ngô Chí Phương
4. ThS. Đỗ Văn Sơn
5. ThS. Nguyễn Mạnh Hà
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU: ............................................................................................ 2
MÔ ĐUN CHO CÁ ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG ......................................................... 7
Mã mô đun: MĐ04 ........................................................................................... 7
Bài 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư cho cá đẻ và ấp trứng ......................... 8
Mục tiêu: .......................................................................................................... 8
1. Chuẩn bị thiết bị ........................................................................................ 8
1.1. Ao, bể chứa nước ................................................................................ 8
1.2. Hệ thống lọc nước ............................................................................... 9
1.3. Bể hoặc ao cho cá đẻ ........................................................................... 9
1.4. Ao ấp trứng cá ................................................................................... 12
1.5. Bể ấp trứng cá ................................................................................... 12
1.6. Bình vây (vies) và khay ấp trứng. ...................................................... 14
2. Chuẩn bị dụng cụ..................................................................................... 16
2.1. Dụng cụ thu, chứa và vận chuyển trứng, cá ....................................... 17
2.2. Dụng cụ pha và tiêm chất kích thích .................................................. 19
2.3. Dụng cụ kiểm tra cá bố mẹ ................................................................ 21
2.4. Dụng cụ pha chế chất khử dính ......................................................... 21
2.5. Dụng cụ định lượng trứng, cá bột ...................................................... 22
2.6. Dụng cụ vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo .......................................... 22
2.7. Dụng cụ đo yếu tố môi trường .......................................................... 22
2.8. Dụng cụ đo lưu tốc dòng chảy ........................................................... 25
3. Chuẩn bị vật tư ........................................................................................ 26
3.1. Chất kích thích .................................................................................. 26
3.2. Giá thể............................................................................................... 27
3.3. Chất khử trứng dính .......................................................................... 28
Bài 2: Chọn cá bố mẹ thành thục và tiêm chất kích thích ................................ 29
1. Mùa vụ cho cá đẻ .................................................................................... 29
2. Xác định khối lượng cá cho đẻ ................................................................ 29
2.1. Lựa chọn sản lượng cá bột cần sản xuất ............................................ 29
2.2. Xác định khối lượng cá cái, cá đực cần cho đẻ .................................. 30
3. Chọn cá cái thành thục ............................................................................ 31
3.1. Chọn ngoại hình ................................................................................ 31
3.2. Thăm trứng ....................................................................................... 32
3.3. Tiêm thăm dò .................................................................................... 34
4. Chọn cá đực thành thục .......................................................................... 35
4.1. Chọn ngoại hình ................................................................................ 35
4.2. Kiểm tra tinh dịch ............................................................................. 37
5. Sử dụng chất kích thích cá sinh sản ......................................................... 38
5.1. Chọn chất kích thích, liều lượng sử dụng và số lần tiêm .................... 38
5. 2. Lập bảng sử dụng và pha chất kích thích sinh sản ............................ 44
5.3. Tiêm chất kích thích .......................................................................... 45
Bài 3: Kích thích sinh thái cá đẻ tự nhiên ........................................................ 47
4
1. Điều kiện sinh thái để cá đẻ tự nhiên ....................................................... 47
1.1. Nhiệt độ ............................................................................................ 47
1.2. Oxy hòa tan ....................................................................................... 48
1.3. Dòng chảy ......................................................................................... 48
1.4. Giá thể............................................................................................... 49
2. Thực hiện cho cá đẻ ................................................................................. 49
2.1. Mật độ cá bố mẹ ................................................................................ 49
2.2. Kích thích nước ................................................................................. 50
2.3. Quản lý các yếu tố sinh thái .............................................................. 50
2.4. Quản lý thiết bị hỗ trợ cá đẻ .............................................................. 54
3. Thu và định lượng trứng ......................................................................... 55
3.1. Xác định thời điểm thu trứng............................................................. 55
3.2. Thu trứng .......................................................................................... 55
3.3. Định lượng trứng ............................................................................... 56
Bài 4: Vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo .......................................................... 58
1. Xác định thời điểm vuốt trứng: ................................................................ 58
1.1. Dự tính thời điểm cá chảy trứng ........................................................ 58
1.2. Kiểm tra cá chảy trứng ...................................................................... 58
2. Vuốt trứng và gieo tinh:........................................................................... 59
2.1. Bắt và giữ cá cái ................................................................................ 59
2.2. Vuốt trứng ......................................................................................... 60
2.3. Bắt cá đực, vuốt và trộn tinh.............................................................. 60
3. Khử dính trứng: ....................................................................................... 61
3.1. Chọn và chuẩn bị chất khử dính ........................................................ 61
3.2. Pha dung dịch khử dính ..................................................................... 62
3.3. Thực hiện khử dính trứng .................................................................. 62
Bài 5: Ấp trứng cá .......................................................................................... 65
1. Đưa trứng vào thiết bị ấp ......................................................................... 65
1.1. Xác định thể tích bể ấp, bình vây ...................................................... 65
1.2. Xác định thể tích ao ấp ...................................................................... 65
1.3. Lựa chọn mật độ ấp ........................................................................... 65
1.4. Tính số lượng trứng đưa vào ấp ......................................................... 66
1.5. Đưa trứng vào ấp ............................................................................... 66
2. Quản lý trứng, cá bột trong quá trình ấp .................................................. 67
2.1. Điều kiện môi trường ........................................................................ 67
2.2. Nguồn nước cấp ................................................................................ 67
2.3. Xác định thời điểm trứng nở.............................................................. 68
2.4. Điều chỉnh lưu tốc nước: ................................................................... 68
2.5. Quản lý địch hại và vệ sinh thiết bị ấp: .............................................. 69
2.6. Cho cá bột ăn .................................................................................... 70
3. Thu cá bột ............................................................................................... 70
3.1. Xác định thời điểm thu cá bột............................................................ 70
3.2. Định lượng mẫu: ............................................................................... 71
3.3. Thu toàn bộ cá bột:............................................................................ 71
5
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 72
I. Vị trí, tính chất của mô đun : ..................................................................... 72
II. Mục tiêu: ................................................................................................ 72
III. Nội dung chính của mô đun: .................................................................. 72
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành........................................... 73
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ....................................................... 77
VI. Tài liệu tham khảo ................................................................................. 79
6
MÔ ĐUN CHO CÁ ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG
Mã mô đun: MĐ04
Giới thiệu mô đun:
Mô đun cho cá đẻ và ấp trứng là mô đun chuyên môn của nghề Sản xuất
giống một số loài cá nước ngọt.
Mô đun cho cá đẻ và ấp trứng nhằm giúp cho học viên sau khi học hiểu
được tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ thành thục, kỹ thuật pha và tiêm chất kích thích
cá đẻ trứng; phương pháp giục cá đẻ tự nhiên, vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo,
ấp trứng cá trong ao, trong bể, trong bình vây. Thực hiện được công tác chọn cá
bố mẹ thành thục cho đẻ; kỹ thuật pha và tiêm chất kích thích cá đẻ trứng;
phương pháp giục cá đẻ tự nhiên, vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo, phương
pháp ấp trứng cá. Phục vụ cho nhiệm vụ cho cá đẻ và ấp trứng.
Mô đun cho cá đẻ và ấp trứng cung cấp cho học viên những nội dung cơ
bản về phương pháp chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ. Kỹ thuật pha và tiêm
chất kích thích cá đẻ trứng; phương pháp giục cá đẻ tự nhiên; kỹ thuật vuốt
trứng và gieo tinh nhân tạo; ấp trứng cá sau khi đẻ.
Mô đun cho cá đẻ và ấp trứng được viết dưới dạng tích hợp giữa lý
thuyết và thực hành. Người học tiếp thu chủ yếu thông qua thực hành thao tác
và đánh giá kết quả học tập của mô đun qua thao tác thực hành.
7
Bài 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tƣ cho cá đẻ và ấp trứng
Mục tiêu:
- Nêu yêu cầu chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật tư cho cá đẻ và ấp trứng;
- Chuẩn bị được dụng cụ, thiết bị, vật tư cho cá đẻ và ấp trứng.
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị thiết bị
1.1. Ao, bể chứa nước
- Ao chứa nước là nơi cung cấp nguồn nước chính cho quá trình đẻ
trứng.
- Ao chứa nước thường dùng làm ao lắng chất vẩn phù sa của hệ thống
công trình cho cá đẻ.
- Ao có diện tích, thể tích nước lớn nhỏ tùy thuộc vào quy mô sản xuất
của từng cơ sở. Ngoài ra số lượng ao chứa nhiều hay ít tùy thuộc vào mục đích
sử dụng cũng như yêu cầu của cơ sở sản xuất giống.
- Chuẩn bị ít nhất 1 ao thuận tiện nhất để phục vụ chính cho quá trình
cho cá đẻ.
- Bể chứa nước là nơi cung cấp nước trực tiếp trong quá trình cho cá đẻ
trứng.
+ Bể chứa nước trước khi cho vào hệ thống lọc
+ Bể chứa nước sau khi đã lọc sạch và để cung cấp trực tiếp cho hệ thống
cho cá đẻ
- Thông thường chuẩn bị từ 1- 2 bể chứa phục vụ cho cá đẻ trứng
Hình 4-1: Bể chứa nước
8
1.2. Hệ thống lọc nước
- Hệ thống lọc nước gồm:
+ Bể chứa kết hợp với làm lắng
+ Lưới lọc ngược: lưới mắt dày kích thước mắt lưới 60- 80 mắt lưới/cm2
+ Lọc tinh (có hoặc không tùy thuộc vào chất lượng nước): gồm lớp đá,
lớp cát và lớp than hoạt tính
+ Hệ thống vòi cấp vào công trình cho cá đẻ trứng
- Chuẩn bị từ 1- 2 hệ thống lọc phục vụ cho một đợt cá đẻ trứng
Hình 4-2: Hệ thống lọc nước tuần hoàn
1.3. Bể hoặc ao cho cá đẻ
- Ao cho cá đẻ trứng chủ yếu để phục vụ cho cá chép, cá rôphi và một số
loài cá đẻ trứng tự nhiên khác.
+ Diện tích ao: từ 50- 1.000m2
+ Độ sâu mực nước ao: từ 0,5- 1,0m nước
- Chuẩn bị ao:
+ Làm cạn nước bằng cách tháo cạn hoặc bơm cạn.
+ Vệ sinh xung quanh bờ ao và nền đáy ao.
+ Bón vôi khử trùng: vôi bột lượng từ 10- 15kg/ 100m2 ao.
+ Phơi ao để diệt tạp: phơi nứt “chân chim”.
+ Lọc nước sạch và cấp vào ao với lượng nước từ 0,5- 1,0m nước.
- Số lượng và thể tích ao tùy vào đợt cho cá đẻ, thông thường chuẩn bị từ
2- 10 ao cho cá đẻ trứng/ đợt.
9
Hình4-3: Ao cho cá đẻ
- Bể cho cá đẻ: thông thường hiện nay sử dụng bể hình tròn (bể vòng) có
chất liệu là xi măng hoặc composited.
- Thể tích bể: 2- 20m3
- Chuẩn bị bể:
+ Kiểm tra hệ thống cấp và thoát nước: gồm van điều chỉnh nước cấp và
lù thoát nước.
+ Vệ sinh bể sạch sẽ bằng bàn chải.
+ Cấp nước, vận hành thử bể để kiểm tra hoạt động của bể.
- Số lượng bể phục vụ cho một đợt cá đẻ từ 2- 5 bể.
10
Hình 4- 4: Bản vẽ bể vòng cho cá đẻ trứng
1. Ống cấp nước
2. Thành bể trơn láng.
3. Hố thu trứng.
4. Đáy bể
5. Hố nước trồi
6. Cửa thu trứng
7. Bể thu trứng
8. Giai hứng trứng
9. Cống điều tiết mực nước trong bể, ván phai
10. Val tháo cạn
11. Cống luồn dẫn trứng, đường ngầm tháo nước.
11
1.4. Ao ấp trứng cá
- Ao ấp trứng chủ yếu để phục vụ cho cá chép và một số loài cá đẻ trứng
tự nhiên khác.
+ Diện tích ao: từ 50- 1.000m2
+ Độ sâu mực nước ao: từ 0,5- 1,0m nước
- Chuẩn bị ao:
+ Làm cạn nước bằng cách tháo cạn hoặc bơm cạn.
+ Vệ sinh xung quanh bờ ao và nền đáy ao.
+ Bón vôi khử trùng: vôi bột lượng từ 10- 15kg/ 100m2 ao.
+ Phơi ao để diệt tạp: phơi nứt “chân chim”.
+ Lọc nước sạch và cấp vào ao với lượng nước từ 0,5- 1,0m nước.
- Số lượng và thể tích ao tùy vào đợt ấp trứng cá, thông thường chuẩn bị
từ 2- 10 ao cho cá đẻ trứng/ đợt.
Hình 4- 5: Ao ấp trứng cá
1.5. Bể ấp trứng cá
- Bể ấp trứng cá: thông thường hiện nay sử dụng bể hình tròn (bể vòng)
có chất liệu là xi măng hoặc composited.
- Cấu tạo bể vòng ấp trứng cá gồm:
+ Thành bể: thường được xây dựng bằng gạch kết hợp với xi măng,
thành bể trơn nhẵn bao quanh xung quanh bể.
12
+ Mạng tràn: mạng tràn được xây dựng ở giữa bể kết hợp giữa khung sắt
với lưới để tạo mạng tràn thoát nước.
+ Hệ thống cấp nước: được bố trí bằng hệ thống van điều chỉnh cấp nước
từ đáy bể lên thông qua các “mõn nhái” xung quanh đáy bể.
+ Hệ thống thoát nước: được bố trí bằng hệ thống van gắn ở đáy bể
thông ra ngoài- thường gọi là lù thoát nước.
Hình 4- 6: Bản vẽ cấu tạo bể vòng ấp trứng cá
- Thể tích bể: thường từ 2- 10m3
- Chuẩn bị bể:
+ Vệ sinh thành bể sạch sẽ bằng cách dùng bàn chải đánh rửa sạch sẽ hệ
thống thành bể.
13
+ Kiểm tra hệ thống cấp nước: gồm van điều chỉnh nước cấp, hệ thống
“mõm nhái” xung quanh bể. Kiểm tra bằng cách vận hành thử xem van cấp và
mõn nhái có bị tắc nghẽn, kẹt ở đâu để kịp thời khắc phục.
+ Kiểm tra hệ thống thoát nước: gồm van điều chỉnh thoát nước, hệ
thống lù, ống thông ra ngoài. Kiểm tra bằng cách vận hành thử xem van thoát
có bị tắc nghẽn, kẹt ở đâu để kịp thời khắc phục.
+ Chuẩn bị hệ thống mạng tràn gồm:
Kiểm tra khung mạng tràn, gia cố lại chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ.
Kiểm tra lưới mạng tràn xem có dị rách, hư hại để khắc phục và vệ sinh
sạch sẽ.
Mắc lưới vào kung mạng tràn và cố định lại chắc chắn, an toàn.
+ Cấp nước, vận hành thử bể để kiểm tra hoạt động của bể.
- Số lượng bể phục vụ cho một đợt ấp trứng cá từ 2- 3 bể.
Hình 4- 7: Bể vòng ấp trứng cá
1.6. Bình vây (vies) và khay ấp trứng.
- Bình vây:
+ Cấu tạo: Bình vây có cấu tạo dạng phễu, được làm bằng nhựa trong,
thủy tinh, hoặc bằng tôn... Bình vây gồm có vòi cấp nước, vòi thoát nước và hệ
thống mạng tràn.
14
Bình vây có dung tích chứa nước của bình vây cũng rất khác nhau: 5 lít,
10 lít, 30 lít, 100 lít và 200 lít...
Trong một cơ sở ấp trứng bằng bình vây có thể sử dụng từ hàng chục đến
hàng trăm bình có nhiều cỡ khác nhau. Các bình được bố trí trên các giá đỡ
theo một hệ thống hoặc bố trí thành tầng để sử dụng tiết kiệm nước.
Bình hoạt động theo nguyên tắc nước được cấp vào từ đáy bình rồi chảy
ngược lên phía trên. Trên miệng bình được lắp khung tràn tránh trứng và cá bột
trào ra ngoài trong quá trình ấp.
+ Chuẩn bị bình vây:
Vê sinh bình sạch sẽ và khử trùng bằng nước muối hoặc thuốc tím.
Cấp nước vào bình.
Lắp mạng tràn
Lắp bình vào hệ thống ấp (thường tạo thành dàn các bình vây với nhau).
Vận hành thử.
Hình 4- 8: Bình vây phục vụ ấp trứng
- Khay ấp trứng
+ Cấu tạo:
15
Khay ấp được làm bằng chất
liệu nhựa, nhôm…
Kích thước: dài 30- 40cm,
rộng 20- 30cm, cao 7- 10cm.
Khay có thiết kế mạng tràn
bằng cách đục lỗ nhỏ 2 bên
thành và chắn bằng lưới để
chánh trứng, cá bột lọt ra ngoài
Hình 4- 9: Cấu tạo khay ấp trứng
Khay ấp thường được ghép lại
thành hệ thống dàn ấp.
Dàn ấp thường làm bằng các
thanh sắt hoặc khung sắt đặt
trên hệ thống bể giữ nước
thoát ra từ khay.
Hệ thống khay ấp được thiết
kế vòi cấp nước vào từng khay
trong quá trình ấp. Nước thoát
ra được lọc và tuần hoàn để
tiết kiệm nước trong quá trình
ấp trứng.
Hình 4- 10: Hệ thống dàn khay ấp trứng
+ Chuẩn bị khay ấp: khay ấp được vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra hệ thống lỗ
tràn thoát nước.
Lắp khay lên hệ thống dàn ấp, số lượng khay ấp tùy thuộc trữ lượng
trứng cần ấp.
Cấp nước vận hành thử để kịp thời khắc phục sự cố trước khi ấp trứng.
2. Chuẩn bị dụng cụ
16
2.1. Dụng cụ thu, chứa và vận chuyển trứng, cá
- Dụng cụ thu trứng, cá: gồm cốc đong, ca, xô, chậu, vợt các loại…
+ Vợt thu trứng, cá bột: gồm 2 loại vợt là vợt loại lớn và vợt loại nhỏ
Vợt loại lớn: đường kính từ 0,5- 1,0m, kích thước mắt lưới từ 60- 80
mắt/cm2
Vợt loại nhỏ: đường kính từ 0,1- 0,3m, kích thước mắt lưới từ 60- 80
mắt/cm2
Số lượng vợt chuẩn bị từ 2- 5 vợt mỗi loại/ đợt cho cá đẻ
Chất lượng: vành vợt đảm bảo chắc chắn, lưới không bị rách
Hình 4- 11: Vợt thu trứng và cá bột có cán
+ Vợt thu, vận chuyển cá bố mẹ: đường kính từ 0,5- 1,0m, kích thước
mắt lưới 2a từ 10- 30mm.
Số lượng vợt chuẩn bị từ 2- 5 vợt/ đợt cho cá đẻ.
Chất lượng: vành vợt đảm bảo chắc chắn, lưới không bị rách.
+ Cốc đong, ca, xô, chậu: đảm bảo chắc chắn và tùy thuộc vào mục đích
sử dụng mà kích cỡ, thể tích khác nhau.
17
Hình4- 12: Cốc đong trứng, cá bột
Hình 4- 13: Chậu nhựa dung để vận chuyển trứng cá
18
- Dụng cụ chứa và vận chuyển cá:
+ Bể chứa cá:
Bể loại xi măng hoặc composited: thể tích từ 1- 5m3.
Số lượng bể từ 2- 5 bể/ đợt cho cá đẻ trứng .
+ Băng ca, bao dứa vận chuyển cá bố mẹ.
Số lượng băng ca, bao dứa vận chuyển cá bố mẹ chuẩn bị từ 5- 10/ đợt
cho cá đẻ.
Chất lượng: vành vợt đảm bảo chắc chắn, không bị rách.
2.2. Dụng cụ pha và tiêm chất kích thích
- Dụng cụ pha gồm: cốc đong, cối nghiền.
+ Cốc đong: chất liệu thủy tinh trong suốt, dung tích từ 20- 250ml.
Chất lượng đảm bảo các vạch phân cách rõ rang.
Số lượng cốc: từ 1- 3 cốc.
Hình 4- 14: Cốc đong thể tích nước
19
+ Cối nghiền: gồm chày và cối, chất liệu có thể bằng sứ hoặc thủy tinh.
Chất lượng cối đảm bảo chắc chắn.
Số lượng cối: từ 1- 3 cối.
Hình 4- 15: Cối nghiền chất kích thích sinh sản cá
- Dụng cụ tiêm chất kích thích gồm: kim tiêm, ống tiêm.
+ Ống tiêm: chất liệu bằng nhựa trong có vạch chia, thể tích từ 5- 25ml.
Chất lượng đảm bảo các vạch phân cách rõ ràng.
Số lượng ống tiêm: từ 2- 10 ống.
+ Kim tiêm: đảm bảo đúng kích cỡ với ống tiêm, số lượng kim tiêm từ 515 kim tiêm.
Hình 4- 16: Ống tiêm dung để tiêm chất kích thích cha cá
20
2.3. Dụng cụ kiểm tra cá bố mẹ
- Dụng cụ kiểm tra cá bố mẹ: gồm que thăm trứng, kính lúp, hộp lồng,
cân.
+ Que thăm trứng: chất liệu làm bằng nhôm hoặc đồng đặc, tròn nhẵn,
chiều dài 20- 30cm, đường kính 2- 5mm. Một đầu que nhọn, một đầu tù có thể
nối với một sợ dây treo. Phía đầu nhọn khoét lõm vào bằng 1/3- 1/3 tổng chu vi
que.
Chất lượng que thăm trứng đảm bảo an toàn cho cá.
Số lượng que thăm trừng: từ 2- 5 que.
+ Kính lúp: dùng để kiểm tra trứng, số lượng từ 1- 3 kính.
+ Hộp lồng dùng để đựng trứng và kiểm tra độ thành thục. Hộp lồng
bằng thủy tinh trong suốt, số lượng hộp lồng từ 10- 20 hộp.
+ Cân: dùng để cân kiểm tra khối lượng cá bố mẹ, loại cân đĩa khối
lượng 5, 10, 15, 20, 25kg.
Chất lượng đảm bảo các vạch phân cách khối lượng rõ ràng.
Số lượng cân: mỗi loại khối lương 1 chiếc.
Hình4- 17 :Cân đồng hồ dung để cân cá bố mẹ
2.4. Dụng cụ pha chế chất khử dính
- Dụng cụ pha gồm: cốc đong, chậu.
+ Cốc đong: chất liệu thủy tinh trong suốt, dung tích từ 50- 500ml.
Chất lượng cốc đong đảm bảo các vạch phân cách rõ ràng.
Số lượng cốc: từ 1- 3 cốc.
+ Chậu: chất liệu bằng nhựa, dung tích từ 5- 25 lít.
Chất lượng chậu đảm bảo chắc chắn.
21
Số lượng chậu: từ 2- 5 chậu.
2.5. Dụng cụ định lượng trứng, cá bột
- Dụng cụ định lượng trứng gồm: cốc đong, chậu, cân điện tử.
+ Cốc đong: chất liệu thủy tinh trong suốt, dung tích từ 10- 200ml.
Chất lượng đảm bảo các vạch phân cách rõ ràng.
Số lượng cốc: từ 1- 3 cốc.
+ Chậu: chất liệu bằng nhựa, dung tích từ 5- 25 lít.
Chất lượng chậu đảm bảo chắc chắn.
Số lượng chậu: từ 2- 5 chậu.
+ Cân điện tử: dung để cân, định lượng trứng cá.
Hình 4-18: Cân điện tử
2.6. Dụng cụ vuốt trứng và gieo tinh nhân tạo
- Dụng cụ trứng gồm: chậu các loại.
+ Chất liệu bằng nhựa.
+ Dung tích từ 5- 25 lít.
+ Chất lượng đảm bảo chắc chắn.
+ Số lượng chậu: từ 2- 5 chậu.
2.7. Dụng cụ đo yếu tố môi trường
- Nhiệt kế:
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước phục vụ cho cá đẻ
trứng và ấp trứng cá trong thiết bị ấp.
22
Hình 4- 19: Nhiệt kế
- Dụng cụ đo pH nước:
+ Hộp giấy quỳ gồm:
Giấy quỳ
Thang so màu
Giấy quỳ
Lưu ý đến hạn sử dụng của
giấy quỳ
Thang so màu
Hình 4- 20: Một số kiểu hộp giấy
quỳ
23
+ Máy đo pH gồm;
Máy điều khiển
Màn hình hiển thị
Đầu điện cực
Hình 4- 21: Máy đo pH nước
Bộ test pH gồm:
Thuốc thử
Lọ nhựa
Thuốc thử
Thang so màu
Lọ nhựa trong chứa
mẫu nước
Thang so màu
Hình 4- 22: Các thành phần của hộp test pH
24
- Dụng cụ đo oxy hòa tan
là:
+ Hộp test gồm thuốc thử,
thang so màu và lọ nhựa
trong chứa mẫu nước.
Lưu ý đến hạn sử dụng
của test kit
Hình 4- 23: Các thành phần của hộp test Oxy
+ Máy đo oxy gồm:
Bộ điều khiển
Màn hình hiển thị
Đầu dò có điện cực
Hình 4- 24: Máy đo oxy hòa tan
2.8. Dụng cụ đo lưu tốc dòng chảy
Dụng cụ đo lưu tốc dòng chảy dùng để đo lưu tốc dòng chảy ở bể cho cá
đẻ và bể ấp trứng cá.
Đo lưu tốc dòng chảy được thực hiện với máy đo lưu tốc nước.
Phổ biến là lưu tốc kế cơ và lưu tốc kế điện tử với nhiều loại khác nhau.
Cách sử dụng tùy theo từng loại máy
+ Máy đo lưu tốc kế cơ