Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

du an nha may che bien rau qua xuat khau tinh gia lai ok

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 52 trang )

DỰ ÁN
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN RAU QUẢ
XUẤT KHẨU TẠI TỈNH GIA LAI


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 2
PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.............................................................4
1.1. CHỦ ĐẦU TƯ....................................................................................................................4
1.2. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................................................4
1.3. VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ.....................................................................................4
1.4. THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN.....................................................................................4

PHẦN 2. THUYẾT MINH DỰ ÁN............................................................................5
2.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN......................................................................................5
2.2. CĂN CỨ THỰC TẾ CỦA DỰ ÁN CỦA DỰ ÁN.............................................................5
2.2.1. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau quả đông lạnh..........................................................5
2.2.2 Nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm của Dự án............................................................9
2.3 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................................14
2.3.1 Khái quát chung về tỉnh Gia Lai..............................................................................14
2.3.2. Hiện trạng nông nghiệp và tiềm năng phát triển rau quả........................................15
2.4. MỤC TIÊU DỰ ÁN...........................................................................................................16
2.4.1. Mục tiêu chung của dự án.......................................................................................16
2.4.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................16
2.5. CÁC PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN...........................................................17
2.5.1. Phương án xây dựng vùng nguyên liệu...................................................................17
2.5.2. Phương án xây dựng tổ hợp nhà máy.....................................................................20
2.5.3. Phương án Vệ sinh an toàn và phòng chống cháy nổ.............................................25
2.5.4.Phương án bảo vệ môi trường..................................................................................27
2.6. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN......................29
2.6.1 Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp....................................................................29


2.6.2. Chế độ làm việc......................................................................................................30
2.6.3. Kế hoạch thực hiện dự án.......................................................................................30
2.7 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.......................................................31

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................34
3.1. KẾT LUẬN........................................................................................................................34
3.2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................34

PHỤ LỤC................................................................................................................... 35
PHỤ LỤC 1. ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐÔNG LẠNH.........................................35
PHỤ LỤC 2.ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CÔ ĐẶC...................................................36
PHỤ LỤC 3. ĐƠN GIÁ NHÀ MÁY ĐỒ HỘP........................................................................37
PHỤ LỤC 4. MỨC LƯƠNG DỰ KIẾN CHO DỰ ÁN...........................................................38
PHỤ LỤC 5: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN................................................................39
PHỤ LỤC 6: DỰ TÍNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.....................................................40
PHỤ LỤC 7. DỰ KIẾN DOANH SỐ BÁN SẢN PHẨM TRONG 5 NĂM ĐẦU..................41
2


PHỤC LỤC 8. DỰ KIẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN...............42
PHỤ LỤC 9. CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG..............47
PHỤ LỤC 10. CHI PHÍ KHẤU HAO......................................................................................47
PHỤ LỤC 11. CHI PHÍ LÃI VAY VÀ KẾ HOẠCH TRẢ NƠ................................................47
PHỤ LỤC 12. ẢNH TRANG THIẾT BỊ CỦA TỔ HƠP NHÀ MÁY.....................................48

3


PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1. CHỦ ĐẦU TƯ

 Địa chỉ trụ sở chính:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp :


Người đại diện theo pháp luật:
Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc Công ty.

1.2. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
Tỉnh Gia Lai.
1.3. VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
- Tổng vốn đầu tư: 247.250.000.000 đồng (Hai trăm bốn mươi bảy tỷ hai trăm
năm mươi triệu đồng).
- Nguồn vốn: Vốn tự có chiếm 30%,
Vốn vay ngân hàng chiếm 70%
STT
1
2

Nội dung
Vốn tự có
Vốn vay
Tổng

Năm 2017+2018
Năm 2019
Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ Số tiền (nghìn đồng)
39.000.000
30%
35.250.000
90.000.000

70%
83.000.000
129.000.000
100%
118.250.000

1.4. THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự án được tiến hành trong 03 năm được chia làm ba giai đoạn chính

4

Tỷ lệ
30%
70%
100%


PHẦN 2. THUYẾT MINH DỰ ÁN
2.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
- Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
- Nghị định 52/1999/NĐ-CP, ngày 08/07/1999 về việc ban hành quy chế
quản lý đầu tư và xây dựng.
- Nghị định số 132/2000/NĐ-CP ngày 04/05/2000 về việc sửa đổi và bổ
sung một số điều trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hàng theo Nghị
định số 52/1999/NĐ-CP.
- Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 về quy chế quản lý đầu tư
và xây dựng.
2.2. CĂN CỨ THỰC TẾ CỦA DỰ ÁN CỦA DỰ ÁN
2.2.1. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau quả đông lạnh

Với lợi thế về thời gian bảo quản cũng như chất lượng sản phẩm, nhu cầu
sản phẩm rau quả đông lạnh đang ngày một tăng cao trong những năm gần đây.
Đặc biệt, Nhật Bản , Nga, EU và Mỹ là các thị trường đầy tiềm năng cho sản
phẩm này.
- Nga nằm trong khu vực khắc nghiệt về thời tiết, mùa đông thường kéo dài 4
đến 6 tháng, trong khi công nghệ sản xuất trong các nhà kính còn non kém...
Hằng năm phải nhập khẩu hàng tỷ USD rau quả tươi và chế biến các loại. Rau
quả đông lạnh đang là nhu cầu ngày càng tăng đối với người tiêu dùng Nga. Nếu
như năm 2009, dung lượng thị trường rau quả đông lạnh tại Nga chỉ là 156,7
ngàn tấn thì đến năm 2016 là 346,7 ngàn tấn, tăng 2,2 lần về lượng và 2,1 lần về
trị giá. Tỷ lệ giữa rau và quả đông lạnh là 86% và 14%. Khối lượng sản xuất sản
phẩm rau quả đông lạnh tại Nga tuy có mức tăng trưởng ổn định, nhưng mới chỉ
đáp ứng 26,5% nhu cầu, đạt khoảng 8 kg/người/năm. Những năm gần đây, tại
LB Nga, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế toàn cầu, thị trường rau
quả đông lạnh vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, hiện nay, Nga
đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm rau từ các nước trong EU và Mỹ.
5


Đây là cơ hội để nâng cao hơn nữa khối lượng nhập khẩu rau quả đông lạnh của
Việt Nam vào thị trường Nga.
- Nhật Bản là thị trường tiêu thụ quy mô lớn nhiều loại hàng hóa nhập khẩu với
khoảng 126 triệu dân có mức thu nhập trung bình 31 nghìn USD/người/năm.
Người tiêu dùng Nhật Bản sẵn sàng trả giá cao hơn chút ít cho những hàng hoá
có chất lượng tốt. mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 517 triệu tấn rau quả các loại. Xu
hướng tiêu thụ gần đây chủ yếu hướng vào các loại rau quả được chế biến sẵn
sàng hoặc ở dạng đông lạnh vì một bộ phận lớn dân cư có nhu cầu rút ngăn thời
gian chế biến khi làm bếp. Số liệu trong đồ thị dưới đây cho thấy nhu cầu tiêu
thụ rau quả đông lạnh của Nhật Bản rất lớn và tăng mạnh qua các năm. Tuy
nhiên, người tiêu dùng Nhật Bản lại khó tính đối với chất lượng sản phẩm, mọi

loại rau quả nhập khẩu vào Nhật phải theo đúng hệ thống chỉ tiêu thống nhất. Do
lo ngại về việc lây nhiễm dịch bệnh, nên việc nhập khẩu rau quả lạnh vào Nhật
bị kiểm soát rất chặt. Thông thường các nhà nhập khẩu sẽ đi thu thập thông tin
nhu cầu của các đại lý và các nhà phân phối sau đó đặt hàng với các nhà xuất
khẩu chứ ít khi các nhà phân phối liên lạc trực tiếp với các nhà xuất khẩu. Các
nhà nhập khẩu sẽ tìm kiếm mức giá tốt nhất sau đó trả tiền trước khi hàng rời
cảng. Các sản phẩm đông lạnh truyền thống mà Nhật Bản nhập khẩu từ Việt

Nam bao gồm rau chân vịt, đậu tương rau
Với lợi thế về giá thành cũng như chất lượng sản phẩm, hiện nay các nhà nhập
khẩu Nhật Bản đang dần giảm lượng rau quả đông lạnh nhập khẩu từ Trung
Quốc để chuyển sang nhập từ Việt Nam. Đặc biệt, đang có nhiều Công ty Nhật
Bản muốn hợp tác đầu tư trồng, chế biến sản phẩm khoai môn Nhật Bản đông
6


lạnh với khối lượng lớn. Chính vì vậy, đơn đặt hàng nhập khẩu rau quả đông
lạnh của Nhật Bản từ Việt Nam lên đến hàng chục nghìn tấn mỗi năm, đặt ra bài
toán về sản xuất cho các nhà máy chế biến rau quả tại Việt Nam.
- Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 28 quốc gia với hơn 500 triệu dân, là khu
vực văn minh sớm và phát triển vào bậc nhất toàn cầu, vì thế cũng là khu vực có
khối lượng giao dịch thương mại khổng lồ, chiếm 45% tổng kim ngạch nhập
khẩu của thế giới. Hơn thế nữa, do mặt bằng sinh hoạt xã hội cao, hệ thống pháp
lý hoàn chỉnh, khá ổn định nên EU đòi hỏi rất khắt khe về các tiêu chuẩn trong
nhiều lĩnh vực, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù là một thị trường
thống nhất, người dân tại các nước EU lại có sở thích và thói quen tiêu dùng
tương đối khác nhau. Lượng rau, quả lạnh tiêu thụ có xu hướng ngày một tăng
tại EU do thói quen ăn uống để bảo vệ, tăng cường sức khỏe của người dân. Hầu
hết các nước EU là những nước trồng nhiều rau quả. Tuy nhiên, điều kiện khí
hậu ở Châu Âu đã gây cản trở rất nhiều đến việc trồng trọt của họ. Phương thức

trồng trong nhà kính chỉ phần nào bù đắp được lượng thiếu hụt. Ngoài ra, việc
sản xuất rau quả của EU còn bị hạn chế bởi tính mùa vụ và điều đó tạo cơ hội
cho các nhà cung ứng ở các nước khác tham gia vào thị trường này vào thời
điểm trái mùa.
Đối với người Châu Âu, chủng loại rau quả và trái cây lạnh mà họ tiêu dùng rất
phong phú, bao gồm sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Nguồn cung của những
sản phẩm này chủ yếu là từ những người gieo trồng thường xuyên và một số là
từ sản lượng theo mùa vụ của những người Châu Âu trồng tại nhà. Những mặt
hàng đông lạnh được ưa chuộng nhất ở đây là dứa, vải, lạc tiên, hành, rau chân
vị, táo, nho, lê. Những nước nhập khẩu hàng đầu EU là Đức, Anh, Pháp và Hà
Lan chiếm hơn 70% giá trị nhập khẩu rau quả toàn EU.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ các loại quả nhiệt đới lạnh tại EU được dự báo sẽ
tăng từ 6 - 8% hàng năm. Trong EU, Anh là thị trường tiêu thụ lớn nhất, tiếp
theo là Pháp và Đức.

7


+ Thị trường dứa lạnh đã được thấy một sự phát triển lành mạnh trong EU và
EU chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, các nước đang phát triển sẽ có thể được
hưởng lợi từ sự phát triển này.
+ Lạc tiên là một trái cây mới trong EU, nhưng mặc dù thị trường có thể nhỏ
nhưng sẽ phát triển. Hơn nữa, không có sản xuất thương mại của lạc tiên lạnh
trong EU, do đó, bất cứ nhu cầu sẽ phải được đáp ứng bằng nhập khẩu, có nghĩa
là nước đang phát triển sẽ có thể được hưởng lợi.
- Mỹ là nước có sự đa dạng hóa cơ cấu dân số dẫn đến đa dạng hóa nhu cầu tiêu
thụ rau quả lạnh (những người di cư từ các vùng nhiệt đới vẫn giữ thói quen tiêu
thụ các loại rau quả nhiệt đới khi sinh sống tại Mỹ). Thị trường nông sản tại Mỹ
tương đối mở (thuế nhập khẩu trung bình khá thấp, nhiều mặt hàng nông sản
nhập khẩu từ các nước được Mỹ cho hưởng chế độ MFN hoặc có các FTA với

Mỹ). Hơn nữa, mức độ cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới khiến nhiều
nông sản nội địa của Mỹ không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu về giá (do
chi phí sản xuất tại Mỹ rất cao).
Tại Mỹ, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng rau quả trong đó có rau quả đông
lạnh có xu hướng tăng do khuyến cáo của các nhà khoa học về vai trò của rau
quả đối với việc gia tăng sức khỏe và tuổi thọ. Những năm gần đây, rau quả lạnh
chiếm tỷ trong cao, vượt trội trong số các mặt hàng nông sản được nhập khẩu
vào Mỹ, với khoảng 20 – 27% tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản, nổi bật là
các mặt hàng đậu tương rau, đậu tương hạt, rau chân vịt và dứa đông lạnh. Khí
hậu nóng lên khiến mặt hàng này ngày càng được ưa chuộng. Trong khi đó, Việt
Nam lại có lợi thế về nguồn hoa quả nhiệt đới rất phong phú, bổ dưỡng. Nếu có
thể đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, đây sẽ là thị trường đầy
tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
2.2.2 Nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm của Dự án
2.2.2.1 Thị trường tiêu thụ dứa cô đặc
Dứa cô đặc là sản phẩm truyền thống, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
sản lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Đây là sản phẩm có thể dùng trực
tiếp hoặc chế biến lại, các nhà nhập khẩu sử dụng để chế biến lại thành nhiều
8


loại sản phẩm khác nhau. Ưu điểm của sản phẩm dứa cô đặc là có thể đóng
trong thùng khối lượng lớn (lên đến 260kg), thời gian bảo quản lâu, có thể vận
chuyển được đi xe và giảm được trọng lượng so với nước dứa ép khoảng 80%.
Mặt khác, tiêu chuẩn nguyên liệu để chế biến nước dứa cô đặc không quá cao,
qua đó giúp giải được bài toán tiêu thụ nguyên liệu vào chính vụ dứa.
Trong giai đoan từ năm 2010 đến nay, Mỹ và thị trường EU vẫn là thị
trường tiêu thụ dứa cô đặc chính trên thế giới. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng
dứa cô đặc tăng lên ở thị trường EU và Arap tăng lên cũng thúc đẩy sự tăng
trưởng của dứa cô đặc.

Biểu đồ 2.3: Giá dứa cô đặc trên thị trường thế giới từ năm 1996 đến 2015
Đơn vị tính: USD

Đơn vị tính: USD
Từ năm 2015, sản phẩm dứa cô đặc trở thành mặt hàng được các nhà nhập
khẩu trên thế giới đặc biệt quan tâm. Mặc dù giá tăng lên gấp 02 lần so với năm
2014 nhưng nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này vẫn rất cao, hầu hết các nhà cung
cấp dứa cô đặc đều không đáp ứng đủ đơn đặt hàng của khách hàng. Để lý giải
cho việc cả giá và nhu cầu sản phẩm này đều tăng cao, có thể đưa ra 02 lý do:
- Thứ nhất, từ năm 2015, chính phủ Thái Lan bỏ chính sách hỗ trợ cây dứa,
khiến diện tích trồng dứa giảm xuống, nông dân Thái Lan chuyển sang trồng các
loại cây khác.
- Thứ hai, nhiệt độ trái đất nóng lên khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nước trái
cây trong đó có nước dứa tăng cao đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ.
9


Đây chính là thời cơ vàng để Việt Nam tập trung phát triển vùng nguyên liệu
trồng dứa và các nhà máy sản xuất dứa cô đặc.
2.2.2.2 Thị trường tiêu thụ chanh leo cô đặc
Chanh leo cô đặc là một sản phẩm nông nghiệp trọng điểm có giá trị cao,
cây chanh leo là một cây dễ trồng, dễ phát triển, thuận lợi trong việc thu hoạch
và chế biến. Đặc biệt tại các các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Gia Lai, hay
Đăk Nông, khi tiến hành trồng chanh leo sẽ rất phù hợp về thời tiết, khí hậu
cũng như cho năng suất rất cao từ 70 đến 90 tấn/ha, đem lại lợi thế cạnh tranh
rất lớn về giá thành cũng như chất lượng của sản phẩm. Thị trường cho sản
phẩm chanh leo cô đặc rất rộng mở, nhưng tập trung chủ yếu tại các thị trường
chính như Châu Âu, Mỹ, Úc, và các nước Trung Đông, tổng số lượng nhập khẩu
chanh leo từ các thị trường này lến đến hơn 50.000 tấn/ năm. Hiện nay, các nước
Nam Mỹ và châu phi như Peru, Brazil, Costa Rica, Colombia và Ecuador vẫn là

các nhà sản xuất xuất khẩu chính của sản phẩm chanh leo cô đặc vẫn là tỷ trọng
lên đến hơn 70%, Sản phẩm chanh leo cô đặc từ Việt nam vào các thị trường này
còn rất khiêm tốn chỉ từ 5 – 7%. Nguyên nhân chủ yếu khiến sản phẩm chanh
leo cô đặc chưa phổ biến trên thế giới không phải do chất lượng, hay giá thành,
mà do những yếu tố sau:
Thứ nhất, Việt Nam phát triển giống cây chanh leo tím của châu Á trong khi thị
trường thế giới lại có thói quen ưa dùng sản phẩm chanh leo vàng, xuất phát từ
vùng Nam Mỹ: Ecuado, Peru, Colombia… Vì vậy, khi xuất khẩu vào các thị
trường, chúng ta mất nhiều thời gian làm thương hiệu, làm Marketing để thuyết
phục khách hàng chất lượng của chanh leo tím không những không thua kém mà
còn vượt trội hơn so với chanh leo vàng.
Thứ hai, xuất khẩu chanh leo Việt Nam ra thế giới gặp nhiều bất lợi về thuế.
Hiện tại, đối thủ lớn nhất của chanh leo cô đặc Việt Nam tại thị trường Châu Âu
là Ecuado và Peru. Sản phẩm chanh leo xuất khẩu của hai nước này vào châu Âu
được hưởng thuế 0% nhờ các hiệp định thương mại đã được ký kết giữa các bên.
Trong khi đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU vẫn chưa được thông
10


qua nên sản phẩm chanh leo nước ta xuất khẩu vào EU vẫn phải chịu thuế nhập
khẩu 7-9%, do đó bị cạnh tranh về giá rất lớn so với các đối thủ.
Nhưng bên cạnh những khó khăn trong việc phát triển thị trường chanh leo cô
đặc, Việt nam cũng có những lợi thế nhất định so với các nước khác trong việc
phát triển mặt hàng chanh leo cô đăc:
Thứ nhất, cây chanh leo tím là cây rất lợi thế khi phát triển ở Việt Nam, đem lại
năng suất rất cao từ 70 đến 90 tấn/ha, đặc biệt có những diện tích trồng tại Đăk
Nông, hay Gia Lai có thể cho năng suất đến hơn 100 tấn/ha. Hơn nữa, giá thành
phát triển cây chanh leo tím của Việt Nam cũng thấp hơn, chỉ bằng 78% so với
cây chanh leo vàng tại các nước Nam Mỹ và Châu Phi. Từ đấy, tuy rằng có bất
lợi về thuế so với các nước khác, nhưng sản phẩm chanh leo cô đặc Việt Nam

hoàn toàn có thể cạnh tranh về giá thành, đem lại lợi thế thương mại rất lớn.
Thứ hai, Hiện tại Việt Nam đã và đang tiến hành hoàn thiện hai hiệp định
thương mại lớn là FTA với Châu Âu – Dự kiến đi vào thực thi vào đầu năm
2018, và TPP – dự kiến đi vào thực thi cuối năm 2017, và khi những hiệp định
này đi vào thực thi, thuế nhập khẩu chanh leo cô đặc từ Việt Nam vào các nước
Châu Âu, cũng như Mỹ sẽ là ở mức 0% đem lại sự lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Thứ ba, chất lượng sản phẩm từ cây chanh leo tím hoàn toàn không thua kém
chanh leo vàng, ở nhiều điểm như màu sắc, hương vị còn có phần ưu việt hơn.
Chính vì vậy, tuy rằng thói quen người tiêu dùng trên thế giới vẫn là chanh leo
vàng, nhưng khi có lợi thế thương mại nhất định, thì việc thay đổi thói quen
người tiêu dùng từ chanh leo vàng sang chanh leo tím là hoàn toàn khả thi và
nhanh chóng

11


Biểu đồ 2.4: Giá chanh leo cô đặc trên thị trường thế giới
từ năm 1996 đến 2015
Đơn vị tính: USD

Theo nguồn Foodnew, nhu cầu đối với mặc hàng lạc tiên cô đặc sẽ tăng gấp
khoảng 3-5 lần trong vòng 3 năm tới. Chính vì vậy, mặt hàng dứa lạc tiên cô đặc
là mặt hàng tiềm năng cho các nhà máy chế biến cô đặc.
2.2.2.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm dứa đóng hộp
Dứa đóng hộp là một mặt hàng truyền thống có lịch sử gần 100 năm, thị trường
dứa đóng hộp rất lớn tập trung chủ yếu tại các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Đông,
Nga… với tổng sản lượng thị trường lên đến gần 1.000.000 tấn sản phẩm/năm.
Mặt hàng dứa hộp được sử dụng rộng rãi tại các thị trường này cho nhiều mục
đích từ bán lẻ cho các hộ tiêu dùng, phục vụ trong nhà hàng, khách sạn hoặc
dùng làm nguyên liệu chế biến thành sản phẩm khác như sữa chua… Hiện nay,

các nước sản xuất chính vẫn là Thái Lan, Indonesia, Philipine, Costa rica, và các
nước Nam Mỹ, sản lượng sản xuất tại Việt nam vẫn rất khiêm tốn chỉ từ 2 đến
3% tổng sản lượng của toàn cầu. Tuy vậy, việc phát triển và chế biến sản phẩm
dứa đóng hộp tại Việt nam cũng có nhưng lợi thế cạnh tranh nhất định và đầy
tiềm năng:
Thứ nhất, do định hướng kinh tế, một số nước như Thái Lan, Indonesia,
Philipine đều dần dần chuyển dịch từ nên kinh tế Nông Nghiệp sang định hướng
các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, từ bỏ hỗ trợ nông nghiệp cho cây Dứa.
Điều này làm giá dứa nguyên liệu tại các thị trường này rất cao, mất dần tính
12


cạnh tranh thương mại. Tạo ra dư địa thị trường rất lớn và đầy tiềm năng cho các
nước như Việt Nam, Malaysia, Costarica.
Thứ hai, nhu cầu dứa hộp với các nước phát triển ngày một tăng, đặc biệt tại Mỹ
và Châu Âu, 3 năm gần đây nhu cầu dứa hộp đều tăng từ 10 đến 12% năm, tạo
ra một thị trường đầy hứa hẹn. Thêm nữa, việc xúc tiến hiện thực thi hóa hai
hiệp định thương mại lớn là TPP và FTA, Việt nam sẽ có lợi thế về thương mại
và thuế rất lớn so với các nước khác.
2.2.2.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngô ngọt đóng hộp
Ngô ngọt là một trong loại ngũ cốc có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể coi
ngô ngọt là thực phẩm giàu năng lượng chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin.
Việc ăn ngô hàng ngày mang lại nhiều ích lợi cho cơ thể như tăng cường sức
khỏe cho mắt, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa bệnh tim, ngăn, giảm ung thư phổi,
giúp xương chắc khỏe, cải thiện tình trạng thiếu máu, làm giảm Cholesterol…
Từ ngô ngọt có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng hàng ngày
như chiên, nấu canh, lẩu soup, làm bánh, nấu chè… chính từ những lợi ích tuyệt
với đó nên ngô ngọt đã trở thành món ăn được ưa chuộng trên thế giới cũng như
ở Việt Nam. Thị trường ngô ngọt đóng hộp rất lớn tập trung chủ yếu tại các nước
Châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Nga… với tổng sản lượng thị trường lên trên 1 triệu

tấn sản phẩm/năm. Hiện nay, các nước sản xuất chính vẫn là Trung Quốc, Thái
Lan, Indonesia, Philipine, và các nước Nam Mỹ. Ở Việt Nam hiện nay nhu cầu
tiêu thu ngô ngọt đóng hộp ngày một tăng cao. Năm 2016 sản lượng tiêu thụ ước
tính khoảng 36.000 tấn sản phẩm, dự báo đến năm 2020 sẽ tăng lên 50.000 tấn
sản phẩm mỗi năm. Hiện tại, sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 50%
sản lượng tiêu thụ, lượng thiếu hụt còn lại chủ yếu được nhập khẩu từ các nước
Thái Lan, Trung Quốc. Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,
cũng như tập quán và trình độ canh tác rất phù hợp và thuận lợi cho sản xuất cây
ngô ngọt. Hiện tại các nhà máy chế biến ngô ngọt chủ yêu tập trung ở Miền Bắc,
với quy mô nhỏ, máy móc thiết bị không đồng bộ nên khả năng cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường không cao
13


2.3 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.3.1 Khái quát chung về tỉnh Gia Lai.
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc cao nguyên Trung Bộ;
phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia)
với đường biên giới chạy dài khoảng 90 km.
Gia Lai có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Sân bay
Pleiku cùng Quốc lộ 14, 25, 19 và đường Hồ Chí Minh nối kết Gia Lai với các
tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều
địa phương khác trong cả nước. Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên là 15.485
km2, độ cao trung bình so với mặt biển từ 800 – 900 m. Đỉnh núi cao nhất là núi
Konkơkinh (1.748 m). Gia Lai có 15 đơn vị hành chính: thành phố Pleiku; thị xã
An Khê và các huyện: Đăk Pơ, Đăk Đoa, A Yun Pa, Chư Păh, Chư Prông, Chư
Sê, Đức Cơ, La Grai, Kbang, Krông Pa, Kong Chro, Mang Yang, Ia Pa.
2.3.1.1. Địa hình
Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây, chia thành 3

dạng chính: địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt là
dãy núi Mang Yang kéo dài từ đỉnh KonKơkinh đến huyện Kông Pa, chia thành
2 vùng khí hậu rõ rệt là Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn; địa hình cao
nguyên; là cao nguyên đất đỏ bazan – Plâycu và cao nguyên Kon Hà Nùng,
chiếm 1/3 diện tích tự nhiên; địa hình thung lũng, được phân bố dọc theo các
sông, suối, khá bằng phẳng, ít bị chia cắt..
2.3.1.2 Khí hậu
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có
lượng mưa lớn, không có bão và sương muối.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào
tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có
lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ
1.200 – 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C. Khí hậu và thổ
nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp
14


ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
2.3.1.3 Đất đai
Toàn tỉnh có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm
chính: đất feralit (đất đỏ vàng) chiếm 53% diện tích đất tự nhiên của tỉnh; đất đỏ
vàng trên đá granit và riolit phân bố tập trung ở gần rìa của khối đất đỏ bazan;
đất xám trên đá granit và phù sa cổ chiếm 25,2%, phân bố tập trung theo 2 hệ
thống sông lớn, còn lại các nhóm khác phân bố rải rác ở nhiều nơi.
Thực chất, tài nguyên đất ở Gia Lai đã được khai thác và sử dụng từ lâu, trước
kia là khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sinh sống của đồng bào dân tộc,
ngày nay nguồn tài nguyên này đặc biệt được chú trọng khai thác và đưa vào sản
xuất nông – lâm nghiệp với quy mô lớn, hình thành những vùng chuyên canh.
Trên cơ sở các điều kiện sinh thái tự nhiên của tỉnh, có thể chia thành 3 vùng:

đất đỏ bazan cao nguyên Plâycu, diện tích tập trung lớn, địa hình bằng phẳng,
giao thông thuận lợi; dân cư và cơ sở hạ tầng tập trung; vùng thung lũng sông
suối ở phía Nam, Đông, Đông Nam và Tây Nam là vùng đất phù sa, đất xám.
Các vùng đồi núi phía Bắc, Đông và Đông Nam có địa hình chia cắt.
2.3.2. Hiện trạng nông nghiệp và tiềm năng phát triển rau quả
Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho nhiều loại câycông nghiệp, cây
ăn quả, chăn nuôi và sản xuất tổng hợp nông, lâm nghiệp đem lại hiệu quả cao.
Cả tỉnh có gần 450.000 ha đất nông nghiệp, trong đó có 180.000 ha đất trồng
cây hàng năm và 235.000 ha đất trồng cây lâu năm. Gia Lai có 828.776 ha diện
tích rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên 741.632 ha, diện tích rừng trồng
30.306 ha, ngoài ra còn có khoảng 100 triệu cây tre, nứa và các lâm sản khác có
giá trị như song mây, bời lời, sa nhân. Bên cạnh đó còn có một số khoáng sản
quý: Boxit, niken, coban, vàng và các khoáng sản phi kim loại như các loại đá
quý, vật liệu xây dựng…

15


2.4. MỤC TIÊU DỰ ÁN
2.4.1. Mục tiêu chung của dự án
Nhà máy chế biến nông sản hiện đại được xây dựng và phát triển trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông nhằm đảm bảo tiêu thu thụ nông sản cho bà con nông dân
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng
5.500 lao động với mức thu nhập bình quân 6.500.000 – 7.000.000đ/ người/
tháng (Trong đó: 5.000 lao động khối nông nghiệp, 500 lao động khối công
nghiệp);
2.4.2. Mục tiêu cụ thể
2.4.2.1. Mục tiêu cụ thể 1
Đến cuối năm 2017, vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy được xây
dựng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và vùng Tây

Nguyên nói chung. Cụ thể:
- Phát triển vùng nguyên liệu dứa với diện tích từ 2000 - 10.000 ha một năm
- Phát triển vùng nguyên liệu cây chanh dây với diện tích 2000 ha/năm
- Phát triển vùng nguyên liêu cây ngô ngọt với diện tích từ 1000ha đến
1500ha/vụ
- Phát triển vùng nguyên liệu cây đậu tương rau với diện tích từ 500 - 1000
ha/vụ
- Phát triển vùng nguyên liệu cây khoai lang với diện tích 700 - 1000 ha/năm
- Phát triển vùng nguyên liệu cây Rau chân vịt và các oại cây rau màu khác
(Hành, Hẹ, rau an toàn...)với diện tích từ 300 ha đến 500 ha/vụ
2.4.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
Đến cuối năm 2018, tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại, áp dụng công
nghệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới, với tổng công suất hơn
40.000 tấn sản phẩm/ năm được xây dựng. Cụ thể:
-

Cuối năm 2018 Nhà máy đông lạnh được xây dựng và đưa vào hoạt động
với công suất 02 tấn sản phẩm/giờ. Nhà máy được trang bị hệ thống đông
lanh kết hợp giữa hệ thóng máy nén của Mayekawa (Nhạt Bản) và dàn
16


IQF của Octofost (Thụy điển) tạo ra sản phẩm đông lạnh đạt tiêu chuẩn
nhập khẩu khắt khe cua các nước trên thế giới.
-

Cuối năm 2017 Nhà máy cô đặc được xây dựng và đưa vào hoạt động có
thể sản xuất 10 tấn dứa cô đặc 60 Brix/giờ hoặc 05 tân chanh dây cô đặc
50 Brix/giờ. Toàn bộ sản phẩm được đóng gói vào túi Aseptic vô trung
đảm bảo chất lượng và đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.


-

Cuối năm 2018 Nhà máy đồ hộp được đưa vào hoạt động với công suất
10.000 tấn sản phẩm/năm. Toàn bộ máy móc được nhập khẩu từ Châu Âu

2.4.2.3. Mục tiêu cụ thể 3
Trong quá trình vận hành, dự án đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho
công nhân như: phòng chống khí độc, phòng chóng ồn và phòng chống rung.
Đảm bảo an toàn trong sử dụng máy móc, điện, trong phòng thí nghiệm và an
toàn về phòng cháy chữa cháy
2.4.2.4. Mục tiêu cụ thể 4
Trước khi triển khai dự án năm 2017, các báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án được thực hiện.
2.5. CÁC PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
2.5.1. Phương án xây dựng vùng nguyên liệu
Để có một vùng nguyên liệu cung cấp nguyên liệu ổn định cho hoạt động của
Nhà máy. Dự án dự kiến thực hiện các hoạt động sau:
Giải pháp 1: Thực hiện liên kết với các hộ trong sản xuất nguyên liệu
Với bề dày nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công ty
cổ phần TPXK Đồng Giao đã có nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác với
người nông dân tại nhiều địa phương trên cả nước. Sự hợp tác giữa Công ty và
người nông dân không những mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông
dân, đồng thời cũng giúp cho Công ty có nguồn nguyên liệu ổn định với chất
lượng đảm bảo. Từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển sản xuất của công ty và đời sống
kinh tế xã hội của người dân địa phương.
Nội dung liên kết:
 Trách nhiệm Công ty.
17



- Cho vay giống (cây giống, hạt giống) không tính lãi, chi phí về giống ghi nợ và
được đối trừ khi thanh lí hợp đồng.
- Ứng trước toàn bộ chi phí về phân bón; các loại vật tư phục vụ cho trồng mới
và chăm sóc; công lao động theo từng công đoạn (trong trường hợp hộ dân có
các tổ chức có uy tín đứng ra bảo lãnh, ký Hợp đồng trực tiếp với công ty). Toàn
bộ giá trị ứng trước này, Công ty sẽ tính lãi theo lãi suất cho vay của ngân hàng
NN&PTNT tại thời điểm ứng.
- Cung cấp thuốc BVTV không tính tiền đối với một số cây trồng như: rau chân
vịt, Đậu tương rau.
- Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, phối kết hợp với địa phương chỉ đạo
trong quá trình sản suất, cử cán bộ và phương tiện vận chuyển thu mua sản
phẩm tại địa phương. Trả phí quản lí cho bộ máy chỉ đạo sản xuất.
- Đảm bảo cung ứng giống, các loại vật tư đúng số lượng, chất lượng, chủng
loại, qui cách và thời hạn đã cam kết.
- Phổ biến cho bà con nông dân tiêu chuẩn, chất lượng từng loại sản phẩm thu
mua; giá cả thu mua; diện tích từng loại cây trồng dự kiến triển khai.
- Cam kết thu mua toàn bộ số lượng sản phẩm công ty đã khoán cho người dân.
Phối hợp với bà con nông dân tổ chức các biện pháp thu mua phù hợp với thời
gian thu hoạch của và kế hoạch giao nhận.
- Thanh toán đầy đủ tiền hàng hóa sau khi kết thúc vụ thu hoạch.
- Trong trường hợp có thiên tai bất khả kháng sảy ra, Công ty đến kiểm tra cụ
thể mức độ thiệt hại và cùng chia sẻ thiệt hại với bà con nông dân.
* Trách nhiệm bà con nông dân hoặc các tổ chức đại diện.
- Quy hoạch vùng triển khai trồng. Đất triển khai không trồng bất kì cây trồng
khác ngoài những cây trồng của Công ty và không tranh chấp với bất kỳ tổ chức
cá nhân nào.
- Tổ chức sản xuất, chăm sóc, thu hoạch các loại cây trồng.
- Phải tuân thủ các qui trình sản xuất theo yêu cầu của Công ty và phù hợp với
khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Đặc biệt, thực hiện nghiêm ngặt về quy

trình sử dụng thuốc BVTV cũng như phân bón.
18


- Giao, bán 100% sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách về phẩm chất, số
lượng, đúng thời gian, địa điểm giao hàng đã được hai bên thống nhất. Không
được cung cấp cho bên thứ 3.
- Tổ chức thu hoạch, bốc xếp lên xe ô tô theo sự hướng dẫn của Công ty.
- Bảo toàn và có trách nhiệm hoàn lại phần giá trị mà Công ty đã ứng trước.
- Cung cấp cho Công ty các thông tin về quá trình canh tác, phân bón và thuốc
BVTV đã sử dụng, thời gian thu hoạch, v.v.... (có sổ ghi chép chi tiết quá trình
sản xuất cho từng loại cây trồng theo mẫu của Công ty)
- Thường xuyên thông tin cho Công ty về quá trình sinh trưởng và phát triển của
các loại cây trồng.
Giải pháp 2: Công ty thuê lại đất tự tổ chức sản xuất.
Công ty sẽ ký Hợp đồng thuê đất của các tổ chức hoặc cá nhân với thời
hạn tối thiểu 10 năm. Từ đó, Công ty sẽ tổ chức sản xuất trên diện tích thuê và
thanh toán tiền thuê đất hàng năm. Cụ thể:
* Công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng thời hạn thuê;
- Không thay đổi hiện trạng đất; không được huỷ hoại, làm giảm sút giá trị sử
dụng của đất;
- Trả đủ tiền thuê theo phương thức đã thoả thuận;
- Được xây nhà cấp 4 hoặc lán trại với tổng diện tích không lớn hơn 50m² để ở
trông coi và bảo quản vật tư, phân bón.
- Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; không được làm tổn hại đến
quyền, lợi ích của người sử dụng đất xung quanh;
- Không được cho người khác thuê lại quyền sử dụng đất.
- Trả lại đất đúng tình trạng như khi nhận sau khi hết thời hạn thuê, trừ trường
hợp có thoả thuận khác.

- Được sử dụng đất ổn định theo thời hạn thuê đã thoả thuận. Được hưởng hoa
lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất.
* Tổ chức, cá nhân cho Công ty thuê đất có các quyền và nghĩa vụ sau:
19


- Chuyển giao đất đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, loại đất và tình
trạng đất như đã thoả thuận.
- Toàn bộ diện tích giao cho Công ty phải thu hoạch hết các cây trồng hàng năm
và lâu năm.
- Cùng Công ty đi cắm mốc ranh giới.
- Bảo đảm về an ninh đối với toàn bộ diện tích đất thuê trong suốt quá trình
Công ty triển khai sản xuất.
2.5.2. Phương án xây dựng tổ hợp nhà máy
2.5.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng Nhà máy đông lạnh
 Công suất hoạt động
Nhà máy đông lạnh được thiết kế với công suất sản xuất 02 tấn sản phẩm trên
giờ. Sản phẩm được sản xuất khép kín từ trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, đông
lạnh, đóng gói, bảo quản. Đặc biệt, dây chuyền sản xuất đông lạnh kết hợp giữa
hệ thống máy nén của Mayekawa – Nhật Bản và dàn IQF của Octofrost – Thụy
Điển để tận dụng tối đa hóa hiệu quả của thiết bị. Chính vì vậy, sản phẩm đông
lạnh đảm bảo đạt các tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe của các nước trên thế giới.
 Trang thiết bị, nhà xưởng
- Nhà xưởng sản xuất có diện tích : 1.500 m²
- Xây dựng nhà kho lạnh bảo quản (bao gồm panel + cửa + đèn): 2000 m²
- Các máy móc, thiết bị sản xuất, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng sản
phẩm (được thể hiện trong bảng dưới đây)
Bảng 2.4. Máy móc & thiết bị cho Nhà máy đông lạnh
Danh mục
Máy nén trục vít Mycom cho hệ thống IQF

Dàn IQF Octofrost
Dàn ngưng tụ bay hơi Evapco (cho dàn IQF)
Hệ thống băng tải + máy rửa
Cụm máy nén Bitzer
Dàn lạnh Kueba
 Công nghệ sản xuất sản phẩm lạnh

ĐVT Số lương Xuất xứ
Bộ
1
Nhật Bản
Dàn
1
Thụy Điển
Dàn
1
Nhật Bản
Bộ
1
Châu Âu
Cái
2
Đức
Cái
4
Đức

Công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy đông lạnh được thể hiện trong sơ đồ
dưới đây
20



Sơ đồ 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất quả đông lạnh
Tiếp nhận nguyên liệu và phân loại
Ngâm rửa
Phân loại theo kích cỡ
Sơ chế

Phụ liệu

Xử lý phụ liệu

Rửa
Tạo hình
Đạt

Không đạt
Lựa chọn

Rửa lại BTP
Ráo nước
Cấp đông
Chuẩn bị bao bì

Đóng gói
Dò kim loại
Nhập kho
Bảo quản đông lạnh

Xuất hàng


2.5.2.2. Phương án 2: Xây dựng nhà máy cô đặc
 Mô tả Nhà máy cô đặc
Sau khi hoàn thành đầu tư, đưa vào hoạt động, nhà máy cô đặc có thể sản
xuất 10 tấn dứa cô đặc 60 Brix/ giờ hoặc 05 tấn chanh dây cô đặc 50 Brix / giờ.
Công nghệ sản xuất sản phẩm cô đặc dựa trên quy trình tự động hóa khép kín
hoàn toàn, thành phẩm được đóng gói vào túi Aseptic vô trùng đảm bảo chất
lượng và đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn bộ thiết bị
21


máy móc được nhập khẩu từ Công ty Bertuzzi - Italy, đây là công ty có kinh
nghiệm 70 năm trong ngành máy móc, thiết bị chế biển nông sản. Đặc biệt,
Công ty đã cung cấp hàng trăm hệ thống dây chuyền cô đặc trên toàn thế giới.
 Trang thiết bị, nhà xưởng của nhà máy được chia thành các nhóm như
sau:
- Nhà xưởng sản xuất: 4.500m²
- Xây kho thành phẩm: 1.500 m²
- Trang thiết bị
Bảng 2.5. Hệ thống máy móc thiết bị cho Nhà máy cô đặc

Hệ thống máy
ĐVT
Hệ thống rửa, chọn
Bộ
Hệ thống trích ép
Bộ
Hệ thống gia nhiệt
Bộ
Hệ thống ly tâm

Bộ
Hệ thống cô đặc
Bộ
Máy rót Aseptic
Cái
Hệ thống thu hồi hương
Bộ
Phụ tùng
Bộ
Nồi hơi
Bộ
 Công nghệ sản xuất sản phẩm cô đặc

Số lương
01
01
01
01
01
01
01
01
01

Xuất xứ
Italy
Italy
Italy
Italy
Italy

Italy
Italy
Italy
Việt Nam

- Hệ thống ngâm rửa, lựa chọn sơ chế: Nguyên liệu đầu vào được đưa qua
hệ thống máy rửa bao gồm bồn rửa sục bằng áp lực nước tuần hoàn liên tục,
máy rửa bàn chải sau đó đi qua bàn chọn có công nhân loại bỏ nguyên liệu
không đạt chất lượng.
- Hệ thống trích ép dịch chanh dây:Do có kinh nghiệm lâu năm trong việc
sản xuất hệ thống trích ép dịch chanh dây nên hệ thống hiện nay hiện nay của
Bertuzzi là hiện đại nhất trên thế giới, hiệu suất thu hồi cao, màu dịch chanh dây
sau khi trích ép đảm bảo chất lượng, không bị ảnh hưởng bởi màu tím của vỏ
quả.
- Hệ thống trích ép dịch nước dứa: Bertuzzi sử dụng hệ thống ép băng tải
để trích ép nước dứa. Đây là công nghệ đem lại tỷ suất thu hồi cao nhất hiện nay
và được nhiều đơn vị chế biến sử dụng
22


- Hệ thống cô đặc: Sau khi qua ly tâm nước dịch quả được cô lên bằng hệ
thống cô đặc tấm bản, với 02 hiệu ứng cô (nhiệt độ hiệu ứng 1: 75 – 78 oC, nhiệt
độ hiệu ứng 2: 45 – 47oC), thiết kế để cô đặc dịch chanh dây từ 14 Brix thành 50
Brix và cô đặc nước dứa từ 12 Brix thành 60 Brix
2.5.2.3. Phương án 3: Xây dựng Nhà máy đồ hộp
 Công suất hoạt động
Sau khi hoàn thành đầu tư, đưa vào hoạt động, nhà máy đồ hộp có công suất
10.000 tấn sản phẩm một năm. Công nghệ sản xuất sản phẩm đồ hộp được ứng
dụng những tiến bộ mới nhất trên thế giới với năng suất cao, giảm chi phí sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Toàn bộ thiết bị máy móc được nhập khẩu

từ châu Âu.
 Trang thiết bị, nhà xưởng
- Nhà xưởng sản xuất: 2000 m²
- Nhà kho thành phẩm: 1.500 m²
- Máy móc, thiết bị sản xuất.
Bảng 2.6 Máy, thiết bị sản xuất nhà máy đồ hộp
Hệ thống máy
Máy cắt gọt, tạo hình dứa
Máy rửa dứa
Hệ thống sơ chế ngô (rửa, trần, bóc bẹ, cắt hạt, sang
chọn hạt ngô)
Máy chiết định lương cái (cho lon 15oz, 20oz,
30oz)
Máy chiết định lương cái (cho lon A10)
Máy rót dịch kèm ghép mí chân không (cho lon
15oz)
Máy rót dịch kèm ghép mí chân không (cho lon
20oz,30oz)
Máy rót dịch kèm ghép mí chân (cho lon A10)
Nồi thanh trùng Stock

23

ĐVT
Bộ
Bộ
Bộ

Số lương
4

2
1

Xuất xứ
Italy
Italy
Trung Quốc

Cái

1

Tây Ba Nha

cái
cái

1
1

Tây Ba Nha
Tây Ba Nha

cái

1

Tây Ba Nha

Cái

Cái

1
4

Tây Ba Nha
Tây Ba Nha


 Công nghệ sản xuất sản phẩm đồ hộp
Sơ đồ 2.2. Công nghệ sản xuất đồ hộp
Tiếp nhận nguyên liệu và phân loại
Ngâm rửa
Phân loại theo kích cỡ
Sơ chế

Phụ liệu

Xử lý phụ liệu

Rửa
Tạo hình
Đạt

Không đạt
Lựa chọn

Rửa lại BTP
Ráo nước
Vào hộp

Chuẩn bị bao bì

Ghép mý
Thanh trùng
Nhập kho
Bảo ôn

Xuất hàng

24

Nấu dịch


2.5.3. Phương án Vệ sinh an toàn và phòng chống cháy nổ
2.5.3.1. Giải pháp 1: Trang bị bảo hộ lao động và thực hiện đúng các kỹ thuật
trong vận hành
Đảm bảo an toàn lao động là tìm mọi cách để phòng ngừa tai nạn và hạn chế đến
mức tối thiểu các sự cố có thể dẫn đến tai nạn khi công nhân làm việc đồng thời
có những biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.
Chống khí độc:
Khí CO2 sinh ra do quá trình đốt lò hơi, khí NH3 phát tán do rò rỉ khí gas hệ
thống lạnh. Các khi này nếu tích tụ với nồng độ lớn có thể sẽ gây ngạt thở cho
công nhân, nhất là công nhân trong khu vực vận hành lò hơi và vận hành thiết bị
lạnh. Đối với khí CO2 ta có thể sử dụng biện pháp thu hồi, lọc bụi và phát thải
ra môi trường ở độ cao 15m, hòa loãng vào không khi bằng hệ thống ống khói.
Đối với khí NH3 phải làm tốt công tác kiểm định an toàn thiết bị, phòng ngữa rò
rỉ khí Gas. Đồng thời nhà xưởng cần phải thông thoáng, phải trồng cây xanh
xung quanh nhà máy để làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn, tạo cảnh quan
cho nhà máy. Trang bị đầy đủ phòng hộ lao động và mặt nạ phòng đốc cho

người lao động trong quá trình làm việc và xử lý sự cố.
Chống ồn và chống rung:
Tiếng ồn và chấn động ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của công nhân
như gây mỏi mệt, mạch đập và nhịp thở tăng, huyết áp tăng, kém tập trung,
ảnh hưởng đến thính giác, khả năng làm việc bị giảm sút.
Khắc phục:
- Thường xuyên tra dầu mở vào các máy. Phát hiện và sửa chữa kịp thời
các bộ phận rơ, cũ hay bị mòn.
- Giảm rung bằng cách lắp ráp chính xác các thiết bị, cách ly các móng
máy với sàng, dưới bệ máy có lót các tấm đàn hồi hay bộ phận chống sóc, có
thể gắn các lò so giảm rung cho thiết bị.
- Sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động để chống ồn trong quá trình sản xuất.
An toàn về thiết bị chịu áp:
25


×