Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh bánh đậu xanh của công ty TNHH gia bảo tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.78 KB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp
Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Mỗi doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững phải đánh giá
được năng lực thực sự của mình, đánh giá được sức mạnh của doanh
nghiệp và tương quan với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Ngành bánh đậu xanh Hải Dương được biết đến là một trong
những đặc sản, để lại ấn tượng riêng trong lòng du khách khi đến với
vùng đất Hải Dương. Ngành bánh đậu xanh được biết đến là một
trong những ngành tăng trưởng cao và ổn định tại Hải Dương. Hiện
nay Hải Dương có khoảng 10 doanh nghiệp sản xuất có quy mô,
khoảng 30 cơ sở sản xuất nhỏ và thị trường bánh đậu xanh tiềm năng
đang có cơ hội vươn xa hơn sang thị trường nước ngoài, sự cạnh
tranh giữa các nhãn hiệu bánh đậu xanh lớn như Bảo Hiên, Nguyên
Hương, Gia Bảo… ngày càng trở lên gay gắt.
Công ty TNHH Gia Bảo cũng là một trong những công ty
chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cạnh tranh. Thời gian qua mặc dù công ty
đã đạt được nhiều thành công trong kinh doanh, song thị phần sản
phẩm trong nước của công ty hiện tại vẫn còn thấp. Mặc dù là một
công ty có bề dầy uy tín trên thị trường song với thị phần trong nước
nhỏ nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng đang là vấn đề bức
thiết và vấp phải những khó khăn khá lớn. Hơn nữa trong điều kiện
khó khăn chung của nền kinh tế, sức cầu tăng trưởng chậm đặc biệt
là sức cầu về sản phẩm bánh kẹo thì nâng cao năng lực cạnh tranh
bánh đậu xanh của Công ty TNHH Gia Bảo là rất cấp thiết.
Để góp phần tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty TNHH Gia Bảo, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh bánh đậu xanh của Công ty
TNHH Gia Bảo” làm đề tài luận văn Thạc sỹ.




1.2 Tổng quan nghiên cứu về đề tài
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, liên quan đến vấn đề
nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, đã có nhiều công trình
nghiên cứu trong các lĩnh vực sản phẩm khác nhau.
Các công trình nghiên cứu trên đề cập tới góc độ năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm ở những công ty khác nhau. Nhìn
chung, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề
“Nâng cao năng lực cạnh tranh bánh đậu xanh của Công ty
TNHH Gia Bảo”. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết, có
giá trị khoa học, không trùng lặp với các công trình đã được công bố.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu là nâng cao năng lực cạnh tranh bánh
đậu xanh của Công ty TNHH Gia Bảo
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản
phẩm của công ty kinh doanh
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh bánh đậu xanh của
Công ty TNHH Gia Bảo
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
bánh đậu xanh của Công ty TNHH Gia Bảo
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh bánh đậu xanh của Công ty TNHH Gia Bảo tại thị trường nội địa.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt thời gian: Số liệu phân tích thực trạng lấy
từ năm 2013– 2015

- Phạm vi về mặt không gian: Đề tài được nghiên cứu tại thị
trường nội địa
- Phạm vi về mặt nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh
bánh đâ ̣u xanh của Công ty TNHH Gia Bảo tại thị trường nội địa

2


1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Nguồn thứ cấp
b. Nguồn sơ cấp
1.5.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng một số phương
pháp: thống kê, so sánh, tổng hợp từ những tài liệu thu thập được…
sau đó dùng phần mềm excel để xử lý phân tích số liệu.
1.6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm
của công ty kinh doanh
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh bánh đâ ̣u xanh
của Công ty TNHH Gia Bảo
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bánh đâ ̣u
xanh của Công ty TNHH Gia Bảo

3


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY KINH DOANH
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm
1.1.1.1 Sản phẩm và cấu trúc của sản phẩm
Sản phẩm theo quan điểm marketing: Sản phẩm là tất cả
những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn
được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý
mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. (Nguồn: Giáo trình marketing căn
bản, GS.TS Trần Minh Đạo, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, 2010, trang 234)
Những sản phẩm được mua bán trên thị trường bao gồm
hàng hóa vật chất, dịch vụ, địa điểm, tổ chức và ý tưởng. Khi bắt tay
và thiết kế sản phẩm cần quan tâm tới 5 mức độ của sản phẩm.
1.1.1.2 Tuyến sản phẩm bánh kẹo
a. Khái niệm tuyến sản phẩm bánh kẹo
Bánh kẹo là một nhóm sản phẩm được sản xuất chủ yếu từ
đường, bột mì, mật, tinh bột, ngoài ra còn có các nguyên phụ liệu
như: sữa, bơ, dầu thực vật, hương liệu... đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra mùi vị, màu sắc đặc trưng cho từng loại sản phẩm.
b. Đặc điểm sản xuất và tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo
- Đặc điểm sản xuất: sản phẩm bánh kẹo rất dễ sản xuất, dễ
làm nhái nên việc giữ gìn thương hiệu của các doanh nghiệp, các nhà
sản xuất rất khó khăn. Bên cạnh đó, do bánh kẹo là một loại thực
phẩm nên luôn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khó bảo
quản và dễ bị hư hỏng
- Đặc điểm tiêu dùng: sản phẩm bánh kẹo không phải là sản
phẩm thiết yếu nhưng rất cần thiết dùng làm quà biếu, lễ tết nên nhu
cầu mua sắm tuyến sản phẩm này vào dịp Tết Nguyên Đán hay Tết
Trung Thu tăng mạnh.


4


1.1.2 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là
một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử
dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc
gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia.
Có nhiề u cách thức diễn đa ̣t khác nhau về khái niê ̣m ca ̣nh
tranh, nhìn chung lại ta có thể hiể u như sau: “Ca ̣nh tranh là sự ganh
đua giữa các chủ thể trong viê ̣c giành các nhân tố sản xuấ t hoă ̣c
khách hàng nhằ m nâng cao vi ̣ thế của mình trên thi ̣ trường, để đa ̣t
đươ ̣c mô ̣t mu ̣c tiêu kinh doanh cu ̣ thể ”.
1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa
được hiểu thống nhất. Các quan điểm đều có nét chung, có thể đưa
ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh như sau: Năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả
năng giành thắng lợi của doanh nghiệp trong hoa ̣t đô ̣ng hướng tới sự
lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp trên thị trường.
1.1.4 Năng lực cạnh tranh sản phẩm
Năng lực cạnh tranh sản phẩm là khả năng đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hóa cùng
loại. Hay có thể hiểu là khả năng mà sản phẩm đó bán được nhiều và
nhanh chóng trên thị trường hơn sản phẩm tương tự.
1.2 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
SẢN PHẨM
1.2.1 Doanh thu, lợi nhuận sản phẩm của công ty trên thị trường

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng
hóa hoặc dịch vụ. Lợi nhuận là khoản tiền thu về sau khi đã trừ đi chi
phí. Bởi vậy mà doanh thu và lợi nhuận có thể được coi là một chỉ
tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh.

5


1.2.2 Thị phần sản phẩm của công ty trên thị trường
Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ
trong tổng dung lượng thị trường. Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự
chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng rộng.
1.3 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA SẢN PHẨM
1.3.1 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh quan
trọng của doanh nghiệp trên thị trường bởi nó biểu hiện sự thoả mãn
nhu cầu khách hàng của sản phẩm.
1.3.2 Uy tín, thương hiệu sản phẩm
Uy tín của doanh nghiệp được phản ánh qua việc hoàn thành
nghĩa vụ với nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch,
thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về chất
lượng sản phẩm.
Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, các doanh nghiệp
cần phải định vị thương hiệu, xây dựng cá tính riêng cho thương
hiệu. Đó là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp.
1.3.3 Giá cả sản phẩm
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của sản phẩm mà người bán
có thể dự tính nhận được từ người mua thông qua sự trao đổi giữa

các sản phẩm đó trên thị trường.
1.3.4 Tính độc đáo, đa dạng và khả năng đổi mới của sản phẩm
Để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp
thì hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung thực hiện là xây dựng và
áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm, hàng hóa của mình.
Các doanh nghiệp muốn thắng thế trong cạnh tranh thì phải
liên tục đổi mới sản phẩm nhằm tự cạnh tranh với mình, để tự vượt
trội chính mình và để tránh việc người khác cạnh tranh và vượt lên
mình.

6


1.3.5 Bao bì, hình thức sản phẩm
Bao bì nói chung được đĩnh nghĩa là tất cả những cái gì chứa
đựng và bao bọc sản phẩm. Đây là một yếu tố rất quan trọng bởi
trước khi lựa chọn tiêu dùng một mặt hàng, điều đầu tiên thu hút
người tiêu dùng nằm ở chính sự hấp dẫn của bao bì.
1.3.6 Hệ thống kênh phân phối
Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân
độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa
từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Đối với bánh kẹo là mặt hàng
tiêu dùng phổ biến, hệ thống kênh phân phối rất đa dạng, không chỉ ở
những siêu thị bán buôn lớn (Metro), siêu thị bán lẻ lớn (Big C, Fivi
mart, Vina mart...), đại lý chính hãng mà còn ở các nhà bán lẻ trên
toàn quốc.
1.3.7 Các chính sách xúc tiến hỗn hợp
Hoạt động marketing hiện đại quan tâm đến các chiến lược xúc tiến
hỗn hợp. Một số các công cụ mà các doanh nghiệp thường dùng:
Quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ cộng đồng, bán hàng cá nhân.

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA SẢN PHẨM
1.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.4.1.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô
Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp bao gồm:
- Các nhân tố môi trường chính trị, pháp luật
- Các nhân tố môi trường kinh tế
- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
- Các nhân tố thuộc môi trường văn hóa xã hội
- Các nhân tố thuộc môi trường tự nhiên
1.4.1.2 Các nhân tố môi trường ngành
Các nhân tố môi tường ngành ảnh hưởng đến hoạt động của
doanh nghiệp bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung
cấp, các sản phẩm thay thế

7


1.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.4.2.1. Nguồn nhân lực
1.4.2.2 Khả năng tài chính của doanh nghiệp
1.4.2.3 Hệ thống máy móc thiết bị công nghệ
1.4.2.4 Thông tin

8


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH BÁNH ĐẬU
XANH CỦA CÔNG TY TNHH GIA BẢO

2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO VIỆT NAM
Ngành bánh kẹo luôn là một trong những ngành có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Vai trò ngành sản xuất
bánh kẹo ngày càng được khẳng định khi giữ tỷ trọng lớn trong
ngành công nghệ thực phẩm, tăng từ 20% lên 40% trong gần 10 năm
trở lại đây.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là thị trường nội địa với
khoảng 80% sản lượng sản xuất được cung cấp cho nhu cầu trong
nước. Song theo xu thế hội nhập phát triển chung, các doanh nghiệp
trong ngành đã không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng thị
trường. Một thực tế thị trường bánh kẹo tiềm năng đang đang dần rơi
vào tay đối tác ngoại. Tại các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa,
bánh kẹo nội phân khúc thấp hơn cũng bị cạnh tranh bởi hàng nhập
khẩu từ Trung Quốc. Sản phẩm bánh đậu xanh Hải Dương cũng chịu
ảnh hưởng chung của ngành bánh kẹo Việt Nam.
2.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THNN GIA
BẢO
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Năm 1995, Công ty TNHH Gia Bảo là cơ sở sản xuất nhỏ
với khoảng hơn 10 lao động. Năm 1998 công ty chính thức được
thành lập theo quyết định số 7796/GP-UBND của UBND tỉnh Hải
Dương.Từ khi thành lập đến nay công ty đã tạo công ăn việc làm cho
hàng trăm lao động. Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên
công ty luôn nỗ lực không ngừng để đưa bánh đậu đậu xanh Gia Bảo
trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước.
Bánh đậu xanh Gia Bảo nhiều năm liền được người tiêu dùng bình
chọn là sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao. Luôn được đánh
giá là thương hiệu mạnh, với mẫu mã đa dạng, chất lượng uy tín, sản

9



phẩm của Công ty TNHH Gia Bảo hiện có bán ở tất cả các tỉnh thành
trên toàn quốc, các hệ thống siêu thị lớn, các khu du lịch.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm người đứng đầu là Ban
giám đốc. Dưới sự điều hành cùa Ban giám đốc, các phòng ban thực
hiện các chức năng nghiệp vụ chuyên môn như tham mưu về tài
chính, kế toán, công tác cải tiến kỹ thuật, quản lý quy trình kỹ thuật
và công nghệ sản xuất nhằm ổn định hoạt động của công ty.
2.3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH BÁNH ĐẬU
XANH CỦA CÔNG TY TNHH GIA BẢO
2.3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh bánh đậu xanh của Công ty
TNHH Gia Bảo dựa trên các tiêu chí
2.3.1.1 Doanh thu, lợi nhuận
Bảng 2.1 Doanh thu, lợi nhuận sản phẩm bánh đậu xanh
của Gia Bảo so với các đối thủ cạnh tranh (đvt: đồng)
Năm 2013
TT

Công ty

Doanh

Lợi nhuận

thu

Năm 2014
Doanh


Lợi nhuận

thu

Năm 2015
Doanh

Lợi nhuận

thu

Nguyên
1
2

Hương
Bảo Hiên

4.285.797

1.869.045

4.560.598

1.976.113

4.952.662

2.145.832


929.653

265.423

1.052.786

331.698

1.126.714

391.583

952.264

191.748

1.083.885

223.484

1.184.890

256.539

Rồng
3

Vàng


4

Hòa An

676.798

103.236

737.575

134.932

775.247

133.506

5

Gia Bảo

545.861

73.132

581.652

96.389

611.898


101.401

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty)
Đối với Gia Bảo, mặc dù doanh thu và lợi nhuận có tăng qua
các năm nhưng doanh thu, lợi nhuận và mức tăng trưởng doanh thu,
lợi nhuận của Gia Bảo thấp nhất so với các đối thủ cạnh tranh. Kết
quả này cho thấy công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao

10


chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng tối ưu các nguồn lực, tạo
ra năng suất cao hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
của Công ty.
2.3.1.2 Thị phần
Sản phẩm bánh đậu xanh của Gia Bảo đã được phủ kín khắp
các tỉnh thành trong cả nước và cũng đang được đầu tư ở nước ngoài
thông qua hệ thống đại lý của công ty. Thị trường trọng điểm của
công ty vẫn là khu vực phía Bắc, mở rộng ra các vùng mới với tập
khách hàng là những người tiêu dùng có thu nhập bình dân.
Có thể nói, việc cạnh tranh hiện nay giữa các công ty là cực kì
gay gắt. Cho nên, các Công ty trong ngành nói chung và Gia Bảo nói
riêng, luôn luôn phải vận động, tìm kiếm và quan sát thị trường để
giành lấy thị phần cho riêng mình.
Bảng 2.2 Thị phần sản phẩm bánh đậu xanh của Gia Bảo
so với các đối thủ cạnh tranh năm 2014

Tên công ty
Nguyên Hương
Bảo Hiên

Rồng Vàng
Hòa An
Gia Bảo

Thị phần
28%
8%
7%
6%
5%

2.3.2 Thực trạng tạo dựng năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh
đậu xanh Công ty TNHH Gia Bảo
2.3.2.1 Chất lượng sản phẩm
Chấ t lươ ̣ng sản phẩ m tố t góp phầ n rấ t lớn vào hiê ̣u quả của
viê ̣c tiêu thu ̣ ta ̣i công ty. Sau đây là bảng tổ ng hơ ̣p ý kiế n khách hàng
về chấ t lươ ̣ng sản phẩ m của Gia Bảo so với các đối thủ cạnh tranh
trên thi ̣trường

11


Bảng 2.3 Chất lượng sản phẩm bánh đậu xanh của Gia Bảo
so với các đối thủ cạnh tranh năm 2015
1
TT

Tên công ty

sp


2
%

sp

3
%

4
Điể m

sp

%

sp

%

13

9,6

123

90,4

3,90


TB

1

Nguyên Hương

2

Bảo Hiên

6

4,4

59

43,4

71

52,2

3,48

3

Rồng Vàng

13


9,6

65

47,8

58

42,6

3,33

4

Hòa An

26

19

64

47,1

46

33,8

3,15


5

Gia Bảo

18

13

57

41,9

61

44,9

3,32

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát)
Kết quả nghiên cứu từ phiếu điều tra cho thấy khách hàng
đánh giá chất lượng sản phẩm của Gia Bảo ở mức khá. Công ty cần
phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt hơn
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
2.3.2.2 Uy tín, thương hiệu sản phẩm
Người tiêu dùng Việt Nam từ lâu đã thuộc lòng câu slogan
của hãng: “Chất lượng tạo thịnh vượng”. Gia Bảo luôn đặc biệt quan
tâm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm.
Nhận thức được vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ, đến
nay, Công ty hiện có hai bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và
một bằng độc quyền sáng chế. Bằng số 8632 của hộp đựng bánh đậu

xanh hình chĩnh vàng. Với việc đưa ra thị trường những sản phẩm có
chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá thành phù hợp, những năm qua
Công ty đã không ngừng phát triển, trở thành một trong những Công
ty mạnh về bánh đậu xanh.

12


Bảng 2.4 Uy tín và thương hiệu sản phẩm của Gia Bảo
so với các đối thủ cạnh tranh

1
2
3

1

Tên công

STT

ty

2

3

4

5

Điể m

sp

%

sp

%

Nguyên
Hương
Bảo Hiên
Rồng
Vàng

sp

%

sp

%

sp

%

34


25

63

46

39

28,7

TB
4,04

13

9,6

52

38

71

52

3,43

18

13


79

58

39

29

3,15

4

Hòa An

26

19

79

58

31

23

3,04

5


Gia Bảo

16

12

62

46

58

43

3,31

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát)
2.3.2.3 Giá cả sản phẩm
Bảng 2.5 Giá cả sản phẩm của Gia Bảo
so với các đối thủ cạnh tranh

STT

Loại sản phẩm

Đơn vị tính

Đơn giá
(đồng)


- Bột đậu xanh Nguyên
Kg
Hương
1
50.000
- Bột đậu xanh Gia Bảo
- Bánh đậu xanh Gia Bảo
Hộp (200gr
2
175.000
x 5 hộp nhỏ)
- Bánh đậu xanh Bảo Hiên
(Nguồn: Kiểm tra điều tra khảo sát)
Mức giá của công ty đối với các sản phẩm tương tự của đối
thủ cạnh tranh như Nguyên Hương, Bảo Hiên là tương đương nhau.
Tuy nhiên so với Bảo Hiên thì mức giá này còn cao hơn khoảng
10%. Như vậy để có thể cạnh tranh về giá, Gia Bảo cần chủ động áp

13


dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm để nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty.
2.3.2.4 Tính độc đáo, đa dạng và khả năng đổi mới của sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp càng đa dạng thì khả năng đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng càng cao, khả năng chiếm giữ thị
phần càng lớn thì sức cạnh tranh càng mạnh. Vì vậy đây cũng là yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của
công ty. Hiện tại công ty phát triển hai loại sản phẩm chính là bánh

đâ ̣u xanh và bô ̣t đâ ̣u xanh.
Các sản phẩm của Gia Bảo mặc dù khá đa dạng, tuy nhiên so
với các đối thủ cạnh tranh thì còn chưa phong phú bằng. Đối với các
sản phẩm bánh kẹo chức năng và có lợi cho sức khỏe, Bibica đã cung
cấp ra thị trường các loại sản phẩm đặc biệt dành cho người bị đái
tháo đường, rối loạn mỡ máu, người mang thai, trẻ ăn dặm, tuy nhiên
Gia Bảo chưa có các sản phẩm đáp ứng đối tượng khách hàng này.
2.3.2.5 Bao bì, hình thức sản phẩm
Bảng 2.6 Bao bì, hình thức sản phẩm bánh đậu xanh
của Gia Bảo so với các đối thủ cạnh tranh

STT

1

1

Tên công
ty

sp

2
%

sp

3
%


Nguyên
Hương

4

5
sp

Điể m
%

TB

sp

%

sp

%

54

40

82

60

3,60


2

Bảo Hiên

8

5,9

92

68

36

26

3,21

3

Rồng Vàng

13

9,6

94

69


29

21

3,12

4

Hòa An

14

10

96

71

26

19

3,09

5

Gia Bảo

11


8,1

93

68

31

23

3,13

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát)
Đối với Gia Bảo, so với các đối thủ cạnh tranh vẫn đứng sau
Nguyên Hương, Bảo Hiên và tương đương với Rồng Vàng, Hòa An.

14


Bao bì, hình thức sản phẩm là một tiêu chí rất quan trọng đối với sản
phẩm bánh kẹo do nhu cầu mua sắm không chỉ dùng để tiêu dùng mà
còn thường được dùng làm quà biếu, lễ tết. Vì vậy, trong thời gian
tới, Gia Bảo cầ n phải cố gắ ng hơn nữa trong viê ̣c nghiên cứu thiế t
kế , cải tiế n mẫu mã sản phẩ m nhằ m tăng khả năng ca ̣nh tranh của
sản phẩ m cũng như góp phầ n tăng sản lươ ̣ng tiêu thu ̣ của công ty.
2.3.2.6 Hệ thống kênh phân phối
Bảng 2.7 Hệ thống phân phối sản phẩm của Gia Bảo
so với các đối thủ cạnh tranh năm 2014


Nhà phân
Siêu
Cửa hàng
phối
thị
bán lẻ
Nguyên Hương
30
150
600
Bảo Hiên
20
150
500
Rồng Vàng
50
120
450
Hòa An
90
120
350
Gia Bảo
25
150
550
(Nguồn: Điề u tra và khảo sát)
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng hệ thống phân phối
của Gia Bảo khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh, chỉ xếp sau
Nguyên Hương. Mặc dù vậy, công ty vẫn cần có những chính sách

nhằm làm sao cho hệ thống phân phối hoạt động hiệu quả và phát
huy hết tác dụng.
ST
T
1
2
3
4
5

Tên công ty

15


2.3.2.7 Các chính sách xúc tiến hỗn hợp
Bảng 2.8 Chính sách chiết khấu, hỗ trợ bán sản phẩm của
Gia Bảo so với các đối thủ cạnh tranh năm 2014
STT

1

Tên công ty
sp

2
%

sp


3
%

4

5

sp

%

sp

%

sp

Điể m
TB

%

1

Nguyên Hương

17

57


13

43

3.43

2

Bảo Hiên

23

77

7

23

3.23

3

Rồng Vàng

11

37

19


63

3.63

4

Hòa An

26

86,7

4

13,3

3,13

5

Gia Bảo

13

43

17

57


3.57

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát)
Kết quả điều tra khảo sát các cơ sở phân phối bánh kẹo cho
thấy chính sách chiết khấu, hỗ trợ bán hàng của Gia Bảo được đánh giá
khá cao so với các đối thủ cạnh tranh, với 3,57 điểm, xếp loại khá, tốt
hơn Nguyên Hương, Bảo Hiên, Rồng Vàng và chỉ xếp sau Hòa An.
Điều này cho thấy hiện công ty đang áp dụng mức chiết khấu hợp lý và
hỗ trợ bán hàng khá tốt so với đối thủ cạnh tranh.
Bảng 2.9 Chất lượng dịch vụ và tốc độ cung cấp sản phẩm
của Gia Bảo so với các đối thủ cạnh tranh năm 2014

STT

1

1

Tên công
ty

sp

2
%

sp

Nguyên
Hương


3

4

%

sp

0

18

60

%

sp
12

5

%
40

sp

Điể m
%


TB

3.40

2

Bảo Hiên

2

6.7

28

93

2.93

3

Rồng Vàng

8

27

22

73


2.73

4

Hòa An

9

30

21

70

2.70

5

Gia Bảo

8

27

22

73

16


0

2.73


(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát)
Kết quả điều tra khảo sát các cơ sở phân phối bánh kẹo cho
thấy Gia Bảo chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá, với 2,73 điểm
và so với các đối thủ cạnh tranh thì còn kém nhiều Nguyên Hương và
tương đương với Bảo Hiên, Hòa An. Qua đó thấy được mức độ cảm
nhận về chất lượng dịch vụ của Gia Bảo còn nhiều thiếu sót và chưa
được đánh giá tốt.
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH BÁNH
ĐẬU XANH CỦA CÔNG TY TNHH GIA BẢO
2.4.1 Những thành công đạt được
Công ty TNHH Gia Bảo được tặng thưởng Huân chương lao
động hạng Ba, Bằng khen của thủ tướng chính phủ cùng nhiều bằng
khen và giấy khen của các sở ban ngành từ trung ương đến địa
phương. Các Sản phẩm của công ty cũng nhận được nhiều giải
thưởng về chất lượng do các cơ quan tổ chức có uy tín trao tặng như
Cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khoẻ cộng đồng, Siêu cúp
thương hiệu nổi tiếng vì sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ và phát triển
cộng đồng, Cúp vàng topten sản phẩm thương hiệu Việt uy tín, chất
lượng…Bánh đậu xanh Gia Bảo nhiều năm liền được người tiêu
dùng bình chọn là sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty
hiện có hai bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và một bằng độc
quyền sáng chế. Bằng số 8632 của hộp đựng bánh đậu xanh hình
chĩnh vàng. Bằng số 15719 của hộp đựng bánh đậu xanh hình quả.
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Những hạn chế

Các sản phẩm của Gia Bảo hầ u như là về bánh đâ ̣u xanh mặc
dù khá đa dạng mẫu ma,̃ tuy nhiên so với các đối thủ cạnh tranh thì
còn chưa phong phú bằng.
Bao bì, thiết kế của công ty so với các thương hiệu bánh kẹo
ngoại còn chưa nổi bật, vẫn chưa tạo được nét sang trọng, sự trang
nhã trong thiết kế, hình ảnh, màu sắc.
Hạn chế trong chính sách xúc tiến hỗn hợp

17


2.4.2.2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh doanh của Việt Nam mặc dù đã ổn định
hơn trước nhưng còn rất nhiều biến động. Chính sách pháp luật chưa
thực sự thuận lợi, thông thoáng, lại thường xuyên thay đổi.
- Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa
nhiều đã ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất và kinh doanh bánh kẹo.
Nhu cầu bánh kẹo còn thay đổi rất lớn theo mùa.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Do hạn chế về mặt tài chính khiến công ty dè dặt hơn trong
việc đầu tư cho công tác quảng cáo, mở rộng thị trường, đa dạng hóa
chủng loại sản phẩm chủ yế u là các sản phẩ m bánh đâ ̣u xanh và chưa
nhiề u về liñ h vực sản xuấ t ke ̣o.
- Quy mô vốn của công ty so với các đối thủ cạnh tranh thì
chưa bằng, đối tượng khách hàng của công ty vẫn chỉ ở phân khúc
bình dân.
- Ngoài việc thiết kế ra thì chất liệu làm bao bì, mực in, công
nghệ in... ở trong nước so với nước ngoài thì vẫn còn đang rất khó
khăn.


18


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
BÁNH ĐẬU XANH CỦA CÔNG TY TNHH GIA BẢO
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG
TY TNHH GIA BẢO TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1 Dự báo khái quát thị trường bánh kẹo ở Việt Nam những năm
tới
Theo báo cáo của BMI, doanh thu ngành bánh kẹo Việt Nam
năm 2014 tăng trưởng 10,65% so với năm 2013, đạt doanh thu 27
nghìn tỉ đồng. Doanh thu ngành bánh kẹo dự báo sẽ đạt khoảng 40
nghìn tỉ vào năm 2018 với sản lượng ước hơn 200 ngàn tấn.
Tuy đã chiếm được thị phần trong nước, song với tình hình
kinh tế còn khó khăn, lại xuất hiện thêm nhiều các thương hiệu nước
ngoài như Glico, Lotte… khiến tốc độ tăng trưởng của các doanh
nghiệp bánh kẹo Việt Nam có phần bão hòa. Điều này dẫn đến việc
một số doanh nghiệp chuyển hướng, phát triển những sản phẩm
khác, nhằm nâng cao doanh thu.
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty
Đố i với thi ̣ trường nước ngoài, sản phẩm của công ty cũng
được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ và
một số nước Châu Âu. Đây là các thị trường tiềm năng cho hàng hóa
Việt Nam. Tuy nhiên, giới doanh nghiệp và các nhà quản lý Việt
Nam đều đánh giá đây là thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt
khe về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham dự
vào thị trường này, Gia Bảo coi đây là cơ hội để khẳng định mình và
bước vào sân chơi lớn. Gia Bảo nghiên cứu rất kỹ về sản phẩ m nhập

khẩu sang các thị trường khó tin
́ h.
3.1.3 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới
3.1.3.1 Mục tiêu chung
- Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục phát triển thương
hiệu Gia Bảo mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn bằng cách đưa ra các sản

19


phẩm ở rất nhiều phân khúc và triển khai hệ thống bán lẻ sâu rộng
hơn nữa trong 63 tỉnh thành cả nước.
- Nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước
cũng như ngoài nước.
- Gia tăng thị phần, đặc biệt là miền trung và tiếp đến miền
nam, phấn đấu đạt mức thị phần 6%.
3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục đầu tư mới máy móc thiết bị, tiến tới tự động hóa
các dây chuyền sản xuất
- Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, triển khai
nghiên cứu và đưa vào thực tiễn các sản phẩm có mức độ khác biệt,
độc đáo, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.
- Chú trọng khâu marketing nhằm tăng doanh số bán ra, có
chính sách chiết khấu hợp lý cho các thành viên nhằm tạo hệ thống
phân phối vững chắc.
- Bảo đảm việc làm ổn định và từng bước cải thiện đời sống
vật chất cho cán bộ công nhân viên.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
BÁNH ĐẬU XANH CỦA CÔNG TY TNHH GIA BẢO
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm

- Nâng cao chất lượng ở khâu nghiên cứu chế tạo sản phẩm
- Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng
- Nâng cao chất lượng ở khâu sản xuất
3.2.2 Tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm
Để có thể vừa nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn duy
trì được mức giá cạnh tranh, công ty cần phải áp dụng các biện pháp
nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, bao gồm:
- Tổ chức tốt công tác thu mua nguyên vật liệu.
- Giảm chi phí bảo quản, dự trữ nguyên liệu.
- Giảm chi phí khâu sản xuất.
- Tiết kiệm các chi phí bán hàng

20


- Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp bằng cách giảm các
yếu tố chi phí như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, điện thoại,
thuê giữ xe…
3.2.3 Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
Hiện nay, công ty chưa có các sản phẩm chức năng và có lợi
cho sức khỏe như: các loại sản phẩm đặc biệt dành cho người bị đái
tháo đường, rối loạn mỡ máu, người mang thai, trẻ ăn dặm, vận động
viên thể thao…Nguyên nhân là do đối tượng thị trường của công ty
vẫn chỉ tập trung ở phân khúc bình dân trong khi lượng khách hàng
tiêu thụ các sản phẩm chức năng và có lợi cho sức khỏe này chưa
nhiều và thường tập trung ở một số thành phố lớn.
Vì vậy công ty cần hợp tác nghiên cứu với các Viện dinh
dưỡng trong và ngoài nước để phát triển các sản phẩm nhằm đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của thị trường này.
3.2.4 Nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối

Để tạo bước đột phá trong công tác phân phối sản phẩm,
luôn được đánh giá là thương hiệu mạnh, với mẫu mã đa dạng, chất
lượng uy tín, sản phẩm. Công ty cần chú trọng về vấn đề việc hỗ trợ
kênh phân phối đó là đào tạo nhân viên bán hàng hiểu biết về sản
phẩm và biết cách giới thiệu và cung cấp những thông tin về sản
phẩm đến các cơ sở phân phối.
3.2.5 Duy trì công tác nghiên cứu thị trường
Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát
triển thì nhà sản xuất cần hiểu biết thị trường sâu sắc để tạo điều kiện
cho các nhà sản xuất phản ứng với những biến động của thị trường
một cách nhanh nhạy, đồng thời nhận biết được những cơ hội xuất
hiện trên thị trường, đảm bảo đúng hướng sản xuất của công ty.
Đối với việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, trong khi các đối
thủ cạnh tranh chính của công ty ở thị trường Nguyên Hương, Rồ ng
Vàng, Bảo Biên và cả các công ty trong ngành bánh ke ̣o như Hải
Châu, Bibica… với những sản phẩm, chính sách giá, chất lượng,
khuyến mại…khác cầncông ty phải tiếp tục nghiên cứu.

21


3.2.6 Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm và hoàn thiện
quy trình giao hàng
- Hoàn thiện hơn nữa quy trình giao hàng đảm bảo không để
xảy ra tình trạng cháy hàng khiến khách hàng phải chờ hàng bằng
cách đầu mỗi tháng các nhân viên bán hàng của công ty sẽ xuống
trực tiếp các đại lý thống kê số lượng bánh kẹo cần nhập trong tháng,
thời gian dự định sẽ lấy hàng để từ đó công ty có sự chuẩn bị trước
số lượng sản phẩm.
- Khi có biến động về giá, công ty cần nhanh chóng thông

báo đến các cơ sở phân phố i, ngoài ra cần tạo điều kiện cho các cơ sở
phân phố i trả chậm khi lấy hàng hoặc sẽ chiết khấu cao hơn nếu
thanh toán ngay.
- Áp dụng các chính sách hỗ trợ bán tốt hơn nữa.
3.2.8 Mô ̣t số giải pháp khác
3.2.8.1 Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên
Thực hiện phân tích nội dung tiêu chuẩn, quy mô công việc
của từng bộ phận trong công ty. Đánh giá, phân loại nguồn nhân lực
trong công ty theo trình độ, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề
nghiệp sau đó căn cứ vào bảng phân tích nội dung, tiêu chuẩn, quy
mô công việc của từng bộ phận trong công ty, thực hiện rà soát lại,
tái cơ cấu tổ chức nhân sự hiện hữu theo hướng tinh giản bộ máy
hoạt động, hợp lý hóa quy trình vận chuyển thông tin giữa các bộ
phận và phải phù hợp với dự báo về khuynh hướng đầu tư mở rộng
thay đổi công nghệ trong tương lai.
Công ty cần chú trọng vào các khâu: Về tuyể n du ̣ng, về đào
tạo và phát triển, chế độ đãi ngộ với nhân viên.
3.2.8.2 Quản lý hiệu quả các nguồn tài chính

22


3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ CÔNG THƯƠNG
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước
3.3.1.1 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật ngành bánh
kẹo
Trong thời gian tới đề nghị Nhà nước cần chú trọng đến
việc hoàn thiện và ổn định một số luật và các văn bản dưới luật.
Luật phải tính đến các biến động khách quan trong khoảng 15-20
năm để tạo tính ổn định tương đối. Một môi trường pháp luật ổn

định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Ngoài ra, hiện nay những pháp lệnh, quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm cũng như sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan
ban ngành đối với ngành sản xuất bánh kẹo còn thiếu chặt chẽ. Vì
vậy, ngành bánh kẹo rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc quy
hoạch, quan tâm đến quá trình sản xuất, lưu thông nhằm đảm bảo các
vấn đề về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm
bánh kẹo, từ đó đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các
nhà sản xuất.
Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện một số văn bản liên
quan đến ngành bánh kẹo để các công ty có cơ sở thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình; xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đáp ứng
được tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
3.3.1.2 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính
Các thủ tục hành chính ở các cơ quan nhà nước còn quá
phức tạp, mặc dù thời gian gần đây Nhà nước đã có những cải cách
cụ thể nhằm giảm bớt những khó khăn cho doanh nghiệp khi phải
thực hiện các thủ tục hành chính, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề
cần giải quyết
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Công Thương
- Tăng cường công tác quản lý thị trường
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu

23


KẾT LUẬN
Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề
xuyên suốt mọi thời kỳ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trong cơ chế thị trường. Một doanh nghiệp dù đã giành

thắng lợi trong cạnh tranh hiện tại sau đó vẫn có thể bị thất bại nếu
như doanh nghiệp đó không biết tìm cách nâng cao hơn nữa năng lực
cạnh tranh của mình.
Kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thị trường, nhu cầu giao lưu về kinh tế giữa các quố c gia ngày
càng tăng đòi hỏi chất lượng các sản phẩm phải ngày càng được nâng
cao. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không ngừng phải
tìm ra và phát huy những thế mạnh, hạn chế và khắc phục những tồn
tại để nâng cao năng lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm giành thế chủ động trên thi trường giúp cho hoạt động
kinh doanh đạt hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Đề tài nghiên cứu của tác giả “Nâng cao năng lực cạnh tranh bánh
đâ ̣u xanh của Công ty TNHH Gia Bảo” đã đáp ứng phần nào yêu cầu
đặt ra cả về mặt lý luận và thực tiễn và đã đạt được một số kết quả
sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh sản phẩm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản
phẩm.
- Trên cơ sở những tiêu chí đã đề ra, đề tài đã đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh bánh đâ ̣u xanh của Gia Bảo, tổng hợp phân
tích làm rõ các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh sản phẩm
bánh đậu xanh của công ty. Từ đó rút ra những thành tựu và kết quả,
hạn chế và nguyên nhân dẫn tới thực trạng như hiện nay.
- Đề xuất các kiến nghị và một số giải pháp đối với Gia Bảo
và đối với nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh
đâ ̣u xanh.

24



Tuy nhiên do hạn chế về nguồn kinh phí, thời gian và năng
lực nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót cũng như
hạn chế trong quá trình nghiên cứu. Tác giả rất mong nhận được sự
góp ý của các Thầy, Cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.

25


×