Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Quản trị chuỗi cung ứng đối với mặt hàng giày thể thao của Công ty Nike tại thị trường Việt Nam (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

----------∗∗∗----------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG GIÀY THỂ THAO CỦA
CÔNG TY NIKE TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

QUÁCH NGỌC HÂN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

----------∗∗∗----------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG GIÀY THỂ THAO CỦA
CÔNG TY NIKE TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 60340102

Họ và tên học viên: QUÁCH NGỌC HÂN

Người hướng dẫn: PGS. TS BÙI NGỌC SƠN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Bùi Ngọc Sơn. Các số liệu, bảng biểu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá, các thông tin trích dẫn trong Luận văn do
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau đã được chỉ rõ nguồn gốc trong phần
tài liệu tham khảo. Nội dung và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác cũng như mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện Luận văn này đã được ghi nhận và cảm ơn.
TP.HCM, ngày 05 tháng 09 năm 2017
Học viên thực hiện Luận văn

Quách Ngọc Hân


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1


2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài.................................3

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................7

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................8

5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................9

6.

Kết cấu của luận văn ......................................................................................9

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG MẶT
HÀNG GIÀY THỂ THAO……………………………………………………….11
1.1.

Khái quát chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng .........11

1.1.1.

Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng .................11


1.1.2.

Cấu trúc và mô hình chuỗi cung ứng .............................................12

1.1.3.

Thành phần của chuỗi cung ứng ....................................................15

1.2.

Nội dung hoạt động quản trị chuỗi cung ứng .......................................17

1.2.1.

Hoạch định nhu cầu và thiết kế sản phẩm......................................18

1.2.2.

Quản trị hoạt động cung ứng và gia công sản xuất ........................19

1.2.3.

Quản trị hoạt động phân phối.........................................................21

1.2.4.

Quản trị hoạt động bán hàng ..........................................................22

1.3.


Giới thiệu về chuỗi cung ứng ngành Da giày và sản phẩm giày thể thao

tại thị trường Việt Nam ....................................................................................24
1.4.

Một số kinh nghiệm phát triển hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trên

thế giới và bài học kinh nghiệm cho công ty Nike tại Việt Nam .....................26
1.4.1.

Kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn Dell ..............26

1.4.2.

Kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn Adidas ..........29

1.4.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Nike .............................................31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................33


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
MẶT HÀNG GIÀY THỂ THAO CỦA CÔNG TY NIKE TẠI THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM ..............................................................................................................34
2.1.

Giới thiệu chung về Nike và mặt hàng giày thể thao Nike ...................34


2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty Nike .....................34

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của Nike Việt

Nam

........................................................................................................36

2.1.3.

Mặt hàng giày thể thao của công ty Nike tại thị trường Việt Nam 37

2.2.

Phân tích nội dung các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mặt hàng

giày thể thao của Nike tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 ..........40
2.2.1.

Hoạch định nhu cầu và thiết kế sản phẩm......................................42

2.2.2.

Quản trị hoạt động cung ứng và quá trình gia công sản xuất ........44


2.2.3.

Quản trị hoạt động phân phối.........................................................48

2.2.4.

Quản trị hoạt động quản lý bán hàng .............................................56

2.3.

Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mặt hàng giày

thể thao của Nike tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 ..................59
2.3.1.

Những thành công đạt được ...........................................................59

2.3.2.

Những hạn chế và nguyên nhân .....................................................61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................64
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG GIÀY THỂ THAO CỦA CÔNG TY NIKE
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2025 ..................................65
3.1.

Định hướng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mặt hàng giày thể thao

của Công ty Nike tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017-2025 .....................65

3.1.1.

Các định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện hoạt động trong quản trị

chuỗi cung ứng mặt hàng giày thể thao tại thị trường Việt Nam .................65
3.1.2.

Mục tiêu cho các hoạt động trong quản trị chuỗi cung ứng mặt

hàng giày thể thao của công ty Nike tại thị trường Việt Nam .....................66
3.1.3.

Cơ hội và thách thức cho các hoạt động trong quản trị chuỗi cung

ứng mặt hàng giày thể thao của công ty Nike tại thị trường Việt Nam .......66


3.2.

Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mặt hàng

giày thể thao của công ty Nike tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017-2025 70
3.2.1.

Giải pháp cho hoạt động hoạch định nhu cầu khách hàng và thiết

kế sản phẩm ..................................................................................................71
3.2.2.

Giải pháp cho hoạt động quản trị cung ứng và gia công sản xuất .77


3.2.3.

Giải pháp cho hoạt động quản trị phân phối ..................................83

3.2.4.

Giải pháp cho hoạt động quản trị bán hàng ...................................87

3.3

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng

mặt hàng giày thể thao của công ty Nike tại thị trường Việt Nam giai đoạn
2017-2025 .........................................................................................................92
3.3.1.

Kiến nghị đối với Nhà nước ...........................................................92

3.3.2.

Kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành liên quan ......................97

3.3.3.

Kiến nghị đối với Hiệp hội da giày Việt Nam ...............................97

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................98
KẾT LUẬN ..............................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU
STT

Tên hình vẽ

Trang

1

Hình 1.1: Dòng chuỗi cung ứng xuôi – ngược

13

2

Hình 1.2: Dòng chuỗi cung ứng hội tụ - phân kỳ

13

3

Hình 1.3: Chuỗi cung ứng hợp tác theo chiều ngang

14

4


Hình 1.4: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

14

5

Hình 1.5: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng điển hình

15

6

Hình 1.6: Thành phần của chuỗi cung ứng

15

7

Hình 1.7: Hệ thống quản lý CTO và MTO của Dell

29

8

Hình 1.8: Thành phần chuỗi cung ứng của Adidas

30

10


Hình 2.1: Chuỗi giá trị mặt hàng giày thể thao của Nike

42

STT

Tên sơ đồ

Trang

1

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Nike Việt Nam

36

2

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kênh phân phối của Nike tại Việt Nam

52

3
4

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến khách hàng
của Nike
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình xử lý khiếu nại đổi/trả hàng hoàn tiền
của Nike


STT
1

Tên đồ thị
Đồ thị 1.1: Đồ thị biểu diễn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị Ngành
Da giày

STT
1
2

Tên bảng
Bảng 2.1: Tiêu chí kiểm soát thanh toán của Nike từ 2012-2016
Bảng 2.2: Tỷ lệ đơn hàng tương lai phân theo khu vực của Nike
năm 2016

55
57

Trang
24

Trang
48
49


STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9

Tên biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Số lượng nhân viên của Nike từ 2012-2016
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của khách hàng cá nhân khi lựa chọn kênh
phân phối sản phẩm giày thể thao Nike
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của khách hàng cá nhân về kênh truyền thông
của sản phẩm giày thể thao Nike tại Việt Nam
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của khách hàng cá nhân về các hình thức
chiêu thị của sản phẩm giày thể thao Nike tại Việt Nam
Biểu đồ 2.5: Số lượng và tỷ lệ Doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh
giá chuỗi cung ứng giày thể thao Nike tại Việt Nam
Biểu đồ 2.6: Số nhà máy gia công giày toàn cầu cho Nike từ 20142016
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % nhà máy gia công giày Nike theo nhóm nước
từ 2012-2016
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ sản lượng giày tại các nhà máy gia công năm
2016
Biểu đồ 2.9: Số lượng đơn đặt hàng toàn cầu giày Nike từ 20122016

Trang
35
38
39
40

41
45
45
46
49


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

DN

Doanh nghiệp

3

DNTN


Doanh nghiệp tư nhân

4

ĐVT

Đơn vị tính

5

KCN

Khu công nghiệp

6

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2. Tiếng Anh
STT

Từ viết

Nội dung

tắt


1

B/L

2

CRM

3

Nghĩa

Bill of Lading
Customer

Vận đơn
Relationship Quản lý mối quan hệ khách

Management

hàng

EDI

Electronic Data Interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

4


EOQ

Economic Order Quantity

Số lượng đơn hàng sinh lợi

5

ERP

Enterprise Resource Planning

6

IT

Information Technology

7

MRP

Materials Requirements Planning

8

MRPII

9


RFID

Radio Frequency Identification

10

SCM

Supply Chain Management

Quản trị chuỗi cung ứng

11

TQM

Total Quality Management

Quản trị chất lượng toàn diện

12

WMS

Warehouse Management system

Hệ thống quản lý kho

Manufacturing


Hệ thống hoạch định tài
nguyên doanh nghiệp
Công nghệ thông tin
Hoạch định nhu cầu nguyên
vật liệu

Resource Hoạch định nguồn lực sản

Planning

xuất
Công nghệ nhận dạng đối
tượng bằng sóng vô tuyến


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Quản trị chuỗi cung ứng giày thể thao Nike tại Việt Nam được chia thành 4
hoạt động chính: Hoạch định nhu cầu và thiết kế sản phẩm (dự báo lượng cầu, công
suất sản lượng và thời gian sản xuất sản phẩm, thiết kế và định giá sản phẩm); quản
trị hoạt động cung ứng và quá trình gia công sản xuất (tìm kiếm và tuyển chọn nhà
cung cấp, đàm phán hợp đồng, mua hàng và lựa chọn hình thức gia công, quản trị
tồn kho và phân chia rủi ro, kiểm soát quá trình thanh toán); quản trị hoạt động phân
phối (quản trị đơn đặt hàng, lập lịch biểu giao hàng, vận chuyển hàng hóa) và quản
lý bán hàng (trả hàng và xử lý sản phẩm lỗi, quản trị hệ thống thông tin và ứng dụng
công nghệ, dịch vụ khách hàng và hậu mãi). Để hoàn thiện hoạt động này cần có sự
phối hợp giữa nội bộ Nike, các đối tác doanh nghiệp khác và khách hàng, nhóm các
giải pháp được xây dựng tương ứng với mỗi hoạt động SCM. Cụ thể về hoạch định
nhu cầu và thiết kế sản phẩm gồm thay đổi liên tục tần suất dự báo lượng cầu, thiết
kế công suất, chuẩn hóa quy trình, thời gian và kế hoạch sản xuất, đa dạng hóa thiết
kế và điều chỉnh giá sản phẩm phù hợp; về quản trị cung ứng và gia công sản xuất

gồm xây dựng mạng lưới tương tác nội bộ và kết nối đối tác kinh doanh, chuyển đổi
sang hình thức gia công bậc cao, giảm thiểu tối đa hàng tồn kho, kiểm soát thanh
toán và các khoản phải thu; về quản trị phân phối gồm hoàn thiện quy trình theo dõi
đơn hàng, tăng sử dụng các đại lý về Logistics quản trị chuỗi cung ứng, kiểm soát
lịch trình giao hàng và phân bổ nguồn phân phối sản phẩm; về quản trị bán hàng
gồm thực hiện tốt quản lý hàng trả lại (reverse logistics), ứng dụng công nghệ và
thiết lập hệ thống thông tin kết nối, quản trị chất lượng dịch vụ thay vì quản trị chi
phí. Một số kiến nghị đối với Nhà nước về xây dựng môi trường vĩ mô ổn định,
chính sách liên doanh liên kết doanh nghiệp, xây dựng và phát triển cụm công
nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực ngành da giày, cùng một số kiến nghị khác đối với
các cơ quan ban ngành liên quan và Hiệp hội Da - Giày Việt Nam cùng phối hợp
thực hiện nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đối với mặt hàng giày
tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho Nike tại thị trường Việt Nam.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khái niệm chuỗi cung ứng ra đời cách đây vài thập niên, lần đầu được biết đến
ở Việt Nam khoảng năm 1980, đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng quan trọng
đối với nền kinh tế thế giới, khi giờ đây cạnh tranh toàn cầu không chỉ đơn giản gói
gọn giữa các doanh nghiệp nữa mà thay vào đó là giữa những chuỗi cung ứng với
nhau. Theo thông lệ cũ trước đây, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến chất lượng thì sản
phẩm hiện tại mang tính toàn cầu với các thành phần có nguồn gốc từ nhiều quốc
gia khác nhau, chịu áp lực giảm chi phí và đối mặt với yêu cầu khác biệt hóa cao do
nhu cầu khách hàng thường xuyên thay đổi dẫn đến doanh nghiệp phải tăng cường
sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt
làm gia tăng giá trị và vai trò then chốt của chuỗi cung ứng.
Quản trị chuỗi cung ứng được hiểu cơ bản là toàn bộ quá trình từ việc hoạch

định nhu cầu, thiết kế sản phẩm, cung cấp đầu vào (5M) đến gia công sản xuất và
tạo ra đầu ra cuối cùng sau đó thông qua hoạt động tiếp thị, truyền thông, bán hàng
và mạng lưới kênh phân phối đến người tiêu dùng là một quy trình khép kín chặt
chẽ và phức tạp. Các tập đoàn lớn như Dell, Toyota, Wal-Mart, P&G, Unilever...
luôn coi trọng phát triển hoạt động quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain
Management - SCM) và coi đây là một tài sản chiến lược giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh, phát huy được lợi thế về chi phí và giá thành so với các đối thủ giữ vững
lợi thế người dẫn đầu thị trường.
Nike là công ty đầu tiên thuê ngoài trong lĩnh vực sản xuất, không đầu tư nhà
máy sản xuất trực tiếp, mà 100% qui trình được đặt tại các nhà máy gia công bên
ngoài nước Mỹ tập trung ở khu vực châu Á. Trước đây Trung Quốc đứng đầu về
các hợp đồng gia công thì hiện nay dần chuyển sang thị trường Việt Nam với 44%
thị phần so với con số lần lượt là 29% và 21% đến từ Trung Quốc & Indonesia và
còn lại 6% đến từ các nước khác như Argentina, Brazil, Ấn Độ và Mexico....(Báo
cáo thường niên của công ty Nike 2016, tr.6). Bằng hình thức gia công xuất khẩu
với nguồn cung ứng nguyên phụ liệu từ nước ngoài và mẫu mã sản xuất theo chỉ
định nhưng hiện Ngành Da giày Việt Nam đang chiếm 4,3% thị phần thế giới, đứng


2

thứ 3 khu vực châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ và kim ngạch xuất khẩu da giày Việt
Nam đứng thứ 4 toàn cầu với nhu cầu nhập khẩu khoảng 133 tỷ USD, dẫn đầu là thị
trường EU (chiếm 38%), tiếp đến là châu Á (chiếm 36%) và châu Mỹ (23%) (Hiệp
hội Da - Giầy Việt Nam (LEFASO), Tạp chí Da giày & Cuộc sống số 4 (11/2016),
tr.6). Ngoài ra, việc tận dụng những ưu đãi cùng tiến trình hội nhập kinh tế như
Hiệp định thương mại Việt Nam - EU cho phép mặt hàng giày dép có mũ bằng cao
su xuất khẩu sang 5 nước Liên minh Kinh tế Á - Âu (Nga, Armenia, Belarus,
Kazakhstan và Kyrgyzstan) được hưởng thuế 0%, Hiệp định thương mại xuyên
Thái Bình Dương (TPP) trong đó 12 nước thuộc TPP đang chiếm 45% tổng kim

ngạch xuất khẩu giày với triển vọng thuế suất sẽ về 0%, Hiệp định Thương mại tự
do ASEAN cam kết thuế quan thuộc khối ASEAN trở về 0%....(Công ty cổ phần
nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam (VIRAC., JSC), Báo cáo nghiên cứu Ngành
Da giầy Việt Nam quý 2/2016)
Nike bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1995, khởi điểm với
5 nhà máy gia công đối với mặt hàng giày thể thao. Sau hơn 20 năm hiện diện, Nike
đã mở rộng hoạt động kinh doanh lên 15 nhà máy, trở thành doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng đầu về vốn đầu tư, tốc độ phát triển và mức
độ thâm dụng lao động. Trên thực tế, nhờ tích lũy kinh nghiệm, hệ thống công nghệ
thông tin hiện đại và cập nhật, Nike đã thực hiện rất tốt chuỗi giá trị toàn cầu, bao
gồm thương hiệu, nhà máy sản xuất, nhà máy nguyên phụ liệu, gia tăng chuỗi liên
kết nội địa tức là mua nguyên liệu từ những nhà cung ứng trong nước rồi quản lý
hoạt động sản xuất của đối tác thứ ba, triển khai bán hàng trong mạng lưới phân
phối nên góp phần nâng cao thị phần và sức cạnh tranh, giảm lệ thuộc nguyên liệu
từ nước ngoài và gặt hái nhiều thành công. Tuy nhiên, do kinh nghiệm quản lý chưa
nhuần nhuyễn, áp lực kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt và tư duy chậm đổi mới, bộ
máy quản lý cồng kềnh, thiếu triển khai và phối hợp từ các đối tác nên hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng giày thể thao của Nike vẫn còn tồn đọng nhiều yếu kém.
Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần nghiên cứu tình hình thực tế, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Nike, do
vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị chuỗi cung ứng đối với mặt hàng giày thể


3

thao của Công ty Nike tại thị trường Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học
kinh tế của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài
GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, TS. Nguyễn Xuân Minh, Th.S Kim Ngọc Đạt
(2011), “Quản trị cung ứng”, NXB Tổng hợp TP.HCM gồm 12 chương cung cấp

một cách hệ thống, khoa học, đầy đủ và chi tiết những kiến thức cơ bản về quản trị
cung ứng. Các tác giả đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về cung ứng và quản trị
cung ứng như khái niệm, quá trình hình thành và phát triển, vai trò, ý nghĩa, mục
tiêu, xu hướng và các chính sách chủ yếu trong quản trị cung ứng để chứng minh
cung ứng là hoạt động không thể thiếu trong mọi tổ chức và cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật thì hoạt động này đang dần hoàn thiện, khi mới khởi đầu đó
chỉ là những hoạt động mua bán giản đơn, được thực hiện bằng tay thì hiện tại cung
ứng được khẳng định là một nghề chuyên môn năng động. Tiếp đến các tác giả
phân tích cụ thể về tổ chức trong quản trị cung ứng bao gồm tổ chức bộ máy, tổ
chức công việc và tổ chức nhân sự, căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm cụ thể từng doanh
nghiệp để lựa chọn mô hình phù hợp, thực hiện tốt hoạt động và mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Trên cơ sở vòng tròn Deming xây dựng quy trình nghiệp vụ cung ứng
bao gồm nhiều bước như xác định nhu cầu vật tư, lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán,
ký kết hợp đồng cung ứng, tổ chức thực hiện đơn hàng/hợp đồng, nhập kho vật tư –
bảo quản – cung cấp đóng vai trò quan trọng và có mối quan hệ mật thiết, bên cạnh
thực hiện theo quy trình chung, cần tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để xử lý các đơn
hàng đặc biệt, đơn hàng khẩn cấp, đơn hàng nhỏ lẻ, đơn hàng dài hạn hoặc đơn
hàng quốc gia. Để cải thiện năng suất hay sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh
tranh cao từ đó tăng doanh số công tác thu mua về trang thiết bị sản xuất, mua dịch
vụ được xem là hoạt động đầu tư cơ bản và là một trong những nhiệm vụ thú vị
cũng như nhiều thách thức nhất được giao cho bộ phận mua hàng. Nhờ các phương
pháp dự báo dựa trên cơ sở tình hình sử dụng vật tư trong quá khứ và hiện tại, xác
định nhu cầu vật tư và dự báo nhu cầu vật tư, làm căn cứ xây dựng kế hoạch cung
ứng – bước đầu của quá trình cung ứng đảm bảo cung cấp vật tư đầy đủ, chính xác,
nhằm đảm bảo nhịp độ sản xuất liên tục và nhịp nhàng. Trong điều kiện hội nhập và


4

toàn cầu hóa thì cung ứng quốc tế, xây dựng các chuỗi cung ứng nội địa, tham gia

vào chuỗi khu vực và toàn cầu trở thành xu hướng phát triển chủ yếu, nguồn cung
cấp và tầm quan trọng của việc lựa chọn nguồn cung cấp, chiến lược và chiến thuật
lựa chọn nhà cung cấp, phát triển và duy trì nguồn cung cấp bền vững và đánh giá
một đối tác cung cấp tiềm năng đòi hỏi phương pháp thực hiện được đánh giá công
phu và khoa học. Nền kinh tế tri thức, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và
thương mại điện tử trong quản trị cung ứng, sử dụng những công cụ này giúp giải
quyết nhanh chóng đầu vào và đầu ra cho quá trình, tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường. Đàm phán là một khoa học cũng là một nghệ thuật và đàm
phán trong hoạt động cung ứng cũng không là một ngoại lệ, bao gồm nhiều giai
đoạn từ chuẩn bị, tiếp xúc, đàm phán, kết thục – ký kết hợp đồng đến bước rút kinh
nghiệm, để thành công trong đàm phán cần có sự chuẩn bị kỹ càng và vận dụng linh
hoạt, nhuần nhuyễn những kỹ thuật thích hợp. Cung và cầu trên thực tế không phải
lúc nào cũng dễ dàng gặp nhau nên cần đến vai trò của dự trữ trong hoạt động cung
ứng, phân loại dự trữ, chi phí dự trữ và sử dụng một số mô hình quản trị dự trữ để
xác định lượng hàng trên mỗi đơn hàng để đạt mức chi phí thấp nhất và thời điểm
đặt hàng hợp lý. Cùng với thời gian, vai trò của kho bãi ngày càng được khẳng định
với hệ thống kho bãi ngày càng phát triển ứng dụng những kỹ thuật và công nghệ
hiện đại tiêu biểu như công nghệ RFID và để đưa sản phẩm đến gần hơn với người
tiêu dùng cuối cùng không thể không quan tâm và đầu tư cho công tác vận tải,
những quyết định về điều kiện giao hàng, phương thức vận tải, hãng vận tải, lộ trình
vận tải giúp giảm chi phí Logistics và tối đa chiến lược vận tải khoa học…
Huỳnh Thị Thu Sương, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác
trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ”, Luận
án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 tập
trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ,
trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ vận dụng tổng hợp giữa phương pháp
định tính như: chuyên gia, suy diễn, sử dụng kỹ thuật định tính và định lượng như
phỏng vấn sâu cùng với phương pháp định lượng như: phân tích Cronbach Alpha,
phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định hồi quy bội (RA)….Mục đích nghiên



5

cứu của luận án nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, sự hợp tác
trong chuỗi cung ứng, phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp
(không tính doanh nghiệp FDI) trong ngành đồ gỗ trên địa bàn TP.HCM, Đồng Nai
và Bình Dương đặt trong mối liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất với các
nhà cung cấp nguyên liệu và nhà phân phối sản phẩm đầu ra đến tay người tiêu
dùng, xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động đến sự hợp tác trong
chuỗi, tác giả trên cơ sở lập luận đưa ra các giải pháp phù hợp trong giai đoạn năm
2011 – 2020 nhằm giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý doanh nghiệp có cái
nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương thức tiếp cận và đo lường các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, tham khảo và ứng dụng trong thực
tiễn sản xuất kinh doanh. Mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 8 nhân tố có ảnh hưởng
đến sự hợp tác chuỗi cung ứng sau đó đưa ra được kết quả một mô hình hợp tác
trong chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam bị chi phối bởi 6 nhân tố bao gồm: nhân tố
văn hóa và nhân tố chiến lược bên cạnh các nhân tố như tín nhiệm, quyền lực, tần
suất, thuần thục thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Nguyễn Quang Vũ,“Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Quản trị chuỗi cung
ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế TPHCM năm 2015 đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý
luận về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào ngành dệt may như về khái
niệm, cấu trúc, thành phần, mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, phân
biệt giữa quản trị chuỗi cung ứng và quản trị Logistics, phân tích và đánh giá thực
trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam giai
đoạn 2012-2014, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng hàng
may mặc của công ty Uniqlo bao gồm sự bất ổn về mặt môi trường, công nghệ
thông tin và các mối quan hệ hợp tác trong chuỗi, sự thỏa mãn của khách hàng. Tác
giả ứng dụng mô hình SCOR (Supply Chain Operation Reference) chia hoạt động
SCM thành các công đoạn: Lập kế hoạch (Plan), tìm nguồn cung cấp (Source), sản

xuất (Make), phân phối (Deliver), thu hồi (Return), đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi
cung ứng thông qua 4 tiêu chuẩn: Giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí. Cùng
dựa trên cơ sở định hướng phát triển chung, mục tiêu hoạt động quản trị chuỗi cung


6

ứng của Uniqlo đến năm 2020 và dự báo về định hướng và tiềm năng phát triển
ngành dệt may Việt Nam đề xuất các nhóm giải pháp cho từng công đoạn của quá
trình và các kiến nghị đối với Chính phủ và Hiệp hội dệt may Việt Nam.
Mai Thái Sơn,“Giải pháp đẩy mạnh hoạt động quan trị chuỗi cung ứng tại
công ty Decathlon Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương năm
2015 trình bày tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, sự cần
thiết của đẩy mạnh hoạt động SCM, đưa ra bài học kinh nghiệm từ Walmart, phân
tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của Decathlon ở các công đoạn: hoạch định
nhu cầu khách hàng, cung ứng (quản lý nguyên phụ liệu, kế hoạch sản xuất, chất
lượng sản phẩm), phân phối (lưu kho thành phẩm, vận chuyển) và bán hàng, trên cơ
sở phân tích SWOT, định hướng phát triển con người và chiến lược tập trung phát
triển thị trường Châu Á của Decathlon đưa ra nhóm giải pháp đẩy mạnh trong từng
công đoạn tương ứng trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty.
Nguyễn Tấn Phát, “Giải pháp hoàn thiện việc trưng bày sản phẩm tại cửa
hàng bán lẻ Công ty TNHH Nike Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế TPHCM năm 2012 nghiên cứu đánh giá việc trưng bày của công ty
Nike dựa vào ba yếu tố: độ nhận biết của khách hàng mục tiêu đối với thương hiệu,
doanh số bán hàng, suy nghĩ và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm, cung cấp
những kiến thức nền tảng về trưng bày sản phẩm, mục đích, các nhân tố ảnh hưởng,
mối quan hệ giữa trưng bày sản phẩm với hành vi khách hàng và chiến lược
Marketing Mix, phân tích thực trạng hoạt động Marketing của Nike về khách hàng
mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị, phân tích môi
trường, thiết kế ma trận SWOT, đánh giá trưng bày qua quy trình hoạch định, thực

hiện, kiểm tra, thiết kế bảng khảo sát gồm 18 câu hỏi về thói quen tiêu dùng của
khách hàng đối với sản phẩm Nike, việc trưng bày của Nike do áp dụng nguyên tắc
theo chuẩn toàn cầu giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm, nhận diện thương
hiệu, gia tăng lợi nhuận và đồng thời chỉ ra những hạn chế về mặt hàng hóa, diện
tích cửa hàng, kiến thức trưng bày của nhân viên bán hàng đã và đang tạo ra rào cản
lớn trong hoạt động. Do vậy nhóm giải pháp đề xuất hoàn thiện bao gồm cập nhật
sản phẩm theo mùa vụ, chủ động về lượng hàng tồn, vị trí cửa hàng, hỗ trợ sản


7

phẩm trang bị cho tượng người mẫu và tạo trải nghiệm khác biệt cho khách hàng sẽ
mang lại hiệu quả và có giá trị.
Nhìn chung, trong những nghiên cứu tiêu biểu đã được phân tích ở trên, các
tác giả nghiên cứu về hoạt động và quy trình quản trị chuỗi cung ứng rất bao quát,
đầy đủ và có giá trị học thuật cao, các công trình nghiên cứu khoa học đã được thực
hiện bài bản và chuyên sâu đối với lĩnh vực như ngành gỗ, ngành dệt may hoặc sản
phẩm thể thao nói chung. Liên quan đến Nike, đề tài được phân tích chỉ dừng lại ở
nghiên cứu về một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng nên mối
quan hệ giữa Nike và các đối tác thể hiện chưa chặt chẽ và tính tương tác còn hạn
chế. Có thể thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng của Nike, do vậy, tác giả hy vọng sẽ khái quát hóa toàn bộ quy trình
này, đặc biệt áp dụng riêng cho mặt hàng giày thể thao tại thị trường Việt Nam để
có thể đưa đến những giá trị về mặt khoa học lý luận và thực tiễn áp dụng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động quản trị chuỗi cung ứng,
luận văn sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá và nêu lên những thành tựu đã đạt được
cũng như những hạn chế và nguyên nhân tồn đọng trong thực tế vận hành, từ đó đề
xuất các giải pháp và kiến nghị hữu ích nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi
cung ứng đối với mặt hàng giày thể thao của Nike tại thị trường Việt Nam.

Để đạt được mục đích trên, luận văn xác định các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng,
thành phần, cấu trúc, mô hình, giới thiệu kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của
các tập đoàn lớn để rút ra bài học cho hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mặt hàng
giày thể thao của Công ty Nike tại thị trường Việt Nam.
+ Thứ hai, trình bày nội dung các hoạt động quản trị chuỗi ứng mặt hàng giày thể
thao của Nike tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2012-2016, thống kê, phân tích số
liệu, đánh giá dựa trên kết quả điều tra xã hội học, nhận xét về những thành tựu, xác
định những hạn chế và nguyên nhân tồn đọng trong hoạt động của chuỗi.


8

+ Thứ ba, nêu ra định hướng, mục tiêu phát triển, những cơ hội, thách thức tiềm
năng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng mặt hàng giày thể thao của Nike tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017-2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị chuỗi
cung ứng mặt hàng giày thể thao của công ty Nike tại thị trường Việt Nam, kinh
nghiệm của các tập đoàn lớn có cấu trúc và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
tương tự như Dell, Adidas và bài học rút ra cho Nike trong chuỗi cung ứng giày.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu dùng để phân tích trong luận văn được
thu thập trong khoảng thời gian 5 năm liên tục từ 2012–2016 để đủ căn cứ và sức
thuyết phục đưa ra những nhận định và đánh giá khách quan, trong đó dữ liệu thứ
cấp sẵn có từ các báo cáo thường niên của công ty Nike, Tổng cục Hải quan, Tổng
cục thống kê, Hiệp hội Da giày, Trung tâm thương mại quốc tế... và dữ liệu sơ cấp
thu được thông qua các bảng khảo sát 100 khách hàng cá nhân và 150 doanh nghiệp
liên quan trong chuỗi, được thiết kế phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu. Quyết định
số 6209/QĐ-BCT ngày 25 tháng 10 năm 2010, Bộ Công Thương phê duyệt “Quy

hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp da - giày Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2025”. Do đó tác giả sẽ nghiên cứu đề xuất giải pháp và kiến nghị cho hoạt
động chuỗi cung ứng của mặt hàng giày thể thao Nike tương ứng trong giai đoạn
2017-2025 để phù hợp với ngành và định hướng phát triển chung.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng
sản phẩm, mạng lưới các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng giày thể thao Nike tại
thị trường Việt Nam tập trung nghiên cứu ở khu vực Đông Nam Bộ (Đồng Nai,
Bình Dương, Tây Ninh, Long An, TP.HCM…) với sự phát triển rộng khắp và
nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu gia công xuất khẩu, mức độ đô thị hóa
cao và lực lượng lao động do tìm kiếm cơ hội việc làm và nâng cao chuyên môn tay
nghề tập trung về ngày một gia tăng.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động quản
trị chuỗi cung ứng thông qua mối quan hệ hợp tác giữa 5 thành phần cơ bản của


9

chuỗi: doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, bán
lẻ và khách hàng, sử dụng mô hình SCOR kết hợp trao đổi chia sẻ với các đối tác
liên quan trong chuỗi phân chia hoạt động SCM thành 4 công đoạn chính: hoạch
định nhu cầu, định giá và thiết kế sản phẩm, quản trị cung ứng và quá trình gia
công/sản xuất, quản trị phân phối và quản lý bán hàng để phân tích và đánh giá.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp và thống kê phân tích, mô tả, so
sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp
nghiên cứu định tính, tổng hợp thông tin từ sách báo, tạp chí chuyên ngành,
Internet; sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu sẵn có từ các báo
cáo hoạt động, tiến hành lập bảng biểu, vẽ các sơ đồ minh họa, đồ thị, biểu đồ… để
dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung nghiên cứu. Tác giả đồng thời kết hợp với
trực tiếp đi khảo sát tại các nhà máy ở Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, TPHCM,

Long An… tiếp xúc với các nhân viên thu mua, nhân viên kho, nhân viên xuất nhập
khẩu và các quản lý cấp trung chia sẻ những thuận lợi và hạn chế trong nội dung
công việc liên quan đến chuỗi cung ứng. Tiến hành điều tra xã hội học thông qua
công cụ Google Docs - tạo và phân tích bản khảo sát, thiết kế phiếu khảo sát riêng
đối với nhóm các khách hàng cá nhân và nhóm Doanh nghiệp liên quan đến chuỗi
cung ứng của Nike tại Việt Nam, thông qua mạng xã hội, chia sẻ hoặc gửi email
trực tiếp đến các đối tác này để thực hiện bảng khảo sát, sau đó tổng hợp bằng
Excel các kết quả nhận được, từ đó rút ra những nhận xét và đánh giá.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về quản trị chuỗi cung ứng mặt hàng giày thể thao
- Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi ứng mặt hàng giày thể thao của
Công ty Nike tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016
- Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mặt
hàng giày thể thao của Công ty Nike tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 - 2025.


10

Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến Quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở 2 tại TP.HCM đã
nhiệt tình giảng dạy và cung cấp những kiến thức nền tảng cho tác giả trong suốt
thời gian qua. Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn PGS. TS Bùi Ngọc Sơn là người trực
tiếp hướng dẫn tận tình và chỉ bảo tác giả trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng kiến thức nên luận văn
không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, vì vậy, tác giả mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ phía Quý Thầy, Cô và bạn đọc nhằm giúp cho luận văn
được hoàn thiện hơn.



11

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG
GIÀY THỂ THAO
1.1.

Khái quát chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

1.1.1.

Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

1.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Khái niệm chuỗi cung ứng ra đời cách đây vài thập niên và xuất hiện lần đầu
tiên tại Việt Nam khoảng năm 1980. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã dẫn đến
nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng có thể kể đến như:
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn và phân phối nhằm thực
hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản
phẩm/thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng” (Ganesham, Ran and Terry
P. Harrison, 1995, An introduction to supply chain management).
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián
tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà
sản xuất và nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả nhà vận chuyển, kho bãi, người bán
lẻ và bản thân khách hàng” (Chopra Sunil và Peter Meindl, 2001, Supply chain
management: Strategy, planning and operation).
“Chuỗi cung ứng bao gồm các liên kết giữa các tổ chức trong dòng chảy xuôi
chiều và ngược chiều của sản phẩm, dịch vụ, tài chính, thông tin từ nguồn ban đầu
đến khách hàng cuối cùng” (Robert M. Monczka, Robert B. Handfield, Larry C.

Giunipero, James L. Patterson, 2009)
Trên cơ sở những định nghĩa trên có thể hiểu đơn giản “Chuỗi cung ứng là
mối liên kết thành dòng chảy phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận
chuyển giữa các thành viên, từ giai đoạn thu mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất chế
biến và phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng”.
1.1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Dựa theo những cách tiếp cận khác nhau về chuỗi cung ứng đưa đến nhiều
định nghĩa khác nhau về quản trị chuỗi cung ứng có thể kể đến như:


12

“Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương pháp được sử dụng để kết
hợp một cách có hiệu quả các nhà cung cấp, các nhà sản xuất, các kho hàng và các
cửa hàng để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và
đúng thời điểm nhằm giảm thiểu các chi phí hệ thống và thỏa mãn các yêu cầu về
mức độ dịch vụ” (David Simchi-Levi, Philip Kaminsky, Edith Simchi-Levi, 2008).
“Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp các công cụ từ lập kế hoạch và điều
khiển các bước trong mạng lưới từ thu mua nguyên vật liệu, chuyển hóa thành sản
phẩm và vận chuyển sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng” (Joe D. Wisner, KeahChoon Tan, G. Keong Leong, 2009, Priciples Supply Chain Management – A
Balanced Approach).
“Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động định hướng, quản lý hai chiều và phối
hợp của sản phẩm, dịch vụ, thông tin, tài chính thành dòng chảy từ nguyên vật liệu
đến người sử dụng cuối cùng” (Robert M. Monczka, Robert B. Handfield, Larry C.
Giunipero, James L. Patterson, 2009).
Như vậy “Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp
nghệ thuật và khoa học liên quan đến sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển
nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu
thành sản phẩm/dịch vụ, cắt giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng suất hoạt động,
tồn kho an toàn, đưa đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng khách hàng, đúng thời

gian và địa điểm, gia tăng lợi nhuận mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm,
đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả nhu cầu thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững
cho các tổ chức liên quan trong chuỗi”.
1.1.2.

Cấu trúc và mô hình chuỗi cung ứng

1.1.2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng
a. Chuỗi cung ứng hợp tác theo chiều dọc: khi hai hoặc nhiều tổ chức chia sẻ trách
nhiệm, nguồn lực và thông tin cho các bên liên quan, thường áp dụng trong các
ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ như sản xuất xe hơi, máy bay, điện
tử. Chuỗi cung ứng hợp tác theo chiều dọc gồm:


13

+ Dòng chuỗi cung ứng xuôi – ngược: khi lấy một tổ chức làm quy chiếu, các hoạt
động dịch chuyển nguyên vật liệu đến được gọi là ngược dòng; ngược lại các hoạt
động dịch chuyển vật liệu ra gọi là xuôi dòng.

Hình 1.1: Dòng chuỗi cung ứng xuôi – ngược
(Nguồn: IESCL, 2012, Lý thuyết chuỗi cung ứng, tr.11)
+ Dòng chuỗi cung ứng hội tụ - phân kỳ: Trên thực tế đa số nguyên vật liệu được
mua từ nhiều nhà cung cấp và sản phẩm được bán cho nhiều khách hàng. Chuỗi hội
tụ khi nguyên vật liệu dịch chuyển giữa các nhà cung cấp như nhà lắp ráp bộ phận,
cụm chi tiết là nhà cung cấp cấp 1, công ty sản xuất linh kiện là nhà cung cấp cấp 2,
nhà cung cấp vật liệu là nhà cung cấp cấp 3. Chuỗi phân kỳ khi sản phẩm dịch
chuyển xuyên suốt các khách hàng như trung gian bán sỉ là khách hàng cấp 1, nhà
bán lẻ là khách hàng cấp 2 và khách hàng cuối cùng là khách hàng cấp 3.


Hình 1.2: Dòng chuỗi cung ứng hội tụ - phân kỳ
(Nguồn: IESCL, 2012, Lý thuyết chuỗi cung ứng, tr.13)
b. Chuỗi cung ứng hợp tác theo chiều ngang: khi hai hay nhiều tổ chức thay vì hợp
tác, chia sẻ các thông tin và nguồn lực lại cạnh tranh nhau, chuỗi cung ứng do phía
cầu hay người mua quyết định, thường áp dụng trong những ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như ngành may mặc, giày dép và các hàng
thủ công khác. Chuỗi cung ứng hợp tác theo chiều ngang gồm:


14

+ Dòng vật chất/hàng hóa: Dòng nguyên liệu đi từ nhà cung cấp qua các trung gian,
chuyển đến doanh nghiệp trung tâm để sản xuất ra thành phẩm và cung cấp cho
khách hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối.
+ Dòng thông tin: Dòng trao đổi 2 chiều giữa các mắt xích, kết nối từ hoạt động đặt
hàng với nhà cung cấp (thị trường nguyên liệu, kế hoạch thu mua sản xuất) đến các
phản hồi từ khách hàng (dự báo thị trường, đặc điểm cung cầu sản phẩm, thị hiếu
người dùng, ý kiến sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ).
+ Dòng tài chính: ngược với dòng hàng hóa, dòng tài chính đi từ người mua tới
người bán, liên kết các thành phần trong chuỗi bởi yếu tố lợi nhuận.

Hình 1.3: Chuỗi cung ứng hợp tác theo chiều ngang
(Nguồn: IESCL, 2012, Lý thuyết chuỗi cung ứng, tr.16)
1.1.2.2. Mô hình chuỗi cung ứng
a. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản: công ty mua nguyên vật liệu từ một nhà cung
cấp, sản xuất ra sản phẩm tại một địa điểm duy nhất và bán hàng trực tiếp cho người
sử dụng, áp dụng phổ biến ở công ty có quy mô nhỏ.
NHÀ CUNG CẤP

NHÀ SẢN XUẤT


KHÁCH HÀNG

Hình 1.4: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản
(Nguồn: Souviron, 2006, Strategic Supply Chain Planning, tr. 23)
b. Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng: Công ty tự sản xuất, thu mua nguyên vật liệu
trực tiếp hoặc thông qua trung gian từ các nhà cung cấp, các bộ phận được chế tạo ở
nhiều nhà máy chuyển đến doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm phân phối đến nhà bán
sỉ rồi đến nhà bán lẻ và sau cùng đến tay nhiều người tiêu dùng thông qua hợp tác
với các đối tác cung cấp dịch vụ về logistics, hậu cần, tài chính, marketing, công
nghệ thông tin, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm...


15

Hình 1.5: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng điển hình
(Nguồn: Souviron, 2006, Strategic Supply Chain Planning, tr. 32)
1.1.3.

Thành phần của chuỗi cung ứng

Nhà
cung cấp

Nhà
sản xuất

Nhà
phân phối


Nhà
bán lẻ

Người
tiêu dùng

Hình 1.6: Thành phần của chuỗi cung ứng
(Nguồn: Lambert và cộng sự, 2005, An Evaluation of process oriented supply chain
frameworks, tr 25)
- Nhà cung cấp: có khả năng chuyên môn đặc thù cung ứng đầu vào phục vụ sản
xuất và các dịch vụ như công nghệ thông tin, logistics, nghiên cứu thị trường. Ví dụ,
để sản xuất ra một đôi giày Nike Việt Nam cần sử dụng cao su thiên nhiên/tổng
hợp, các hợp chất nhựa, vật liệu đệm bọt, da vải, nylon, polyester và canvas, màng
phim polyurethane, trong đó có các nhà cung cấp tiêu biểu như về đệm Air-Sole
(DOAS/IHM), hộp giày (CLCBD, Tân Á), thùng (AP, CLCBD, Tomoku, Tân Á),
giấy gói (Nam Phương), giấy nhét (Đông Tây Tây Nguyên), dây giày (HongWon,
ChenTai), vải (DongJin, You Young, GJL), da giày (KuoYuen, TongHong,
YoungIl), polymer (nhập khẩu từ Đài Loan), OIA (dịch vụ quản trị chuỗi cung ứng
SCM), Damco (dịch vụ vận chuyển cho thuê kho bãi)…


×