ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ TIẾN LINH
GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
PHONG CÁCH NGƢỜI CƠNG AN NHÂN DÂN
CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH
NHÂN DÂN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội – năm 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ TIẾN LINH
GIÁO DỤCTƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ
PHONG CÁCH NGƢờI CÔNG AN NHÂN DÂN
CHO SINH VIÊN HọC VIệN AN NINH
NHÂN DÂN HIệN NAY
Chuyên ngành : Hồ Chí Minh học
Mã số
: 60 31 02 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. Phạm Ngọc Anh
Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực,
khách quan và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.Các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Hà Tiến Linh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANND
An ninh nhân dân
ANQG
An ninh quốc gia
CAND
Công an nhân dân
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG ................................................................................................ 11
CHƢƠNG 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH NGƢỜI
CƠNG AN NHÂN DÂN................................................................................ 11
1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm phong cách ....................................................................... 11
1.1.2. Công an nhân dân .............................................................................. 17
1.1.3. Phong cách người CAND .................................................................. 20
1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phong cách ngƣời
CAND ............................................................................................................. 22
1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ
của lực lượng CAND .................................................................................... 22
1.2.2. Xây dựng phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh –
Nhu cầu khách quan ..................................................................................... 29
1.2.3. Nội dung cơ bản của phong cách người CAND ................................ 32
1.3. Giá trị lý luận và thực tiễn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phong cách
ngƣời CAND Việt Nam ................................................................................. 59
1.3.1. Giá trị lý luận ..................................................................................... 60
1.3.2. Giá trị thực tiễn .................................................................................. 62
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 65
CHƢƠNG 2: GIÁO DỤC PHONG CÁCH NGƢỜI CAND CHO SINH
VIÊN HỌC VIỆN ANND THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC
TRẠNG, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP ............................................................. 67
2.1. Các yếu tố tác động và yêu cầu mới đặt ra đối với việc giáo dục
phong cách ngƣời CAND theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cho sinh viên Học
viện ANND hiện nay...................................................................................... 67
2.1.1. Học viện ANND – Cơ sở đào tạo hàng đầu của lực lượng CAND.... 67
2.1.2. Các yếu tố tác động tới việc giáo dục phong cách người CAND tại
Học viện ANND ............................................................................................ 70
2.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với việc giáo dục phong cách người CAND cho
sinh viên Học viện ANND ............................................................................ 78
2.2. Thực trạng giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phong cách ngƣời
CAND cho sinh viên ...................................................................................... 82
2.2.1. Những kết quả đạt được ..................................................................... 83
2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân......................................................... 86
2.3. Nội dung giáo dục phong cách ngƣời CAND theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh cho sinh viên ........................................................................................ 90
2.3.1. Về phong cách tư duy ......................................................................... 91
2.3.2. Về phong cách diễn đạt ...................................................................... 92
2.3.3. Về phong cách làm việc ..................................................................... 94
2.3.4. Về phong cách ứng xử........................................................................ 96
2.3.5. Về phong cách sống ........................................................................... 98
2.4. Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giáo dục phong cách
ngƣời CAND cho sinh viên Học viện ANND hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh ...................................................................................................... 100
2.4.1. Tăng cường vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị
trong công tác giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí
Minh cho sinh viên Học viện ANND .......................................................... 101
2.4.2. Tổ chức thường xuyên, định kỳ các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
trong tồn Học viện nhằm học tập, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an ....................................... 103
2.4.3. Nghiên cứu, hoàn thiện và triển khai việc giảng dạy nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND trong Học viện, đồng thời
sử dụng nhiều phương pháp và hình thức bồi dưỡng để tăng hiệu quả giáo
dục đối với sinh viên .................................................................................. 105
2.4.4. Tổ chức nhiều chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về điều
lệnh CAND, văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, làm
việc nhóm…cho sinh viên ........................................................................... 106
2.4.5. Thường xun tiến hành bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn và
nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy,
quản lý ........................................................................................................ 107
2.4.6. Chú trọng tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đồn
thanh niên và triển khai mơ hình các đơn vị tự quản về chấp hành điều lệnh,
phòng ở kiểu mẫu về điều lệnh nội vụ trong học viện ............................... 110
2.4.7. Tổ chức nhiều hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, thơng qua đó
giáo dục phong cách người CAND cho sinh viên và tạo môi trường lành
mạnh cho sinh viên học tập, rèn luyện và phấn đấu .................................. 111
2.4.8. Đầu tư nâng cấp đồng bộ các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong học
viện, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và rèn luyện của sinh viên113
2.4.9. Nâng cao ý thức tự giác giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện của học viên
.................................................................................................................... 114
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................. 115
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 118
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa
Mác - Lênin, tinh hoa văn hóa nhân loại với truyền thống văn hóa tốt đẹp của
dân tộc, được trau dồi qua thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng
đất nước. Kinh qua bao thăng trầm của cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã
chứng minh được tính chân lý, thực tiễn và trở thành nền tảng tư tưởng của
Đảng và của cả dân tộc.Nghiên cứu Hồ Chí Minh, chúng ta thấy được sự hài
hịa giữa dân tộc và thời đại; giữa truyền thống và hiện đại; giữa phương
Đông và phương Tây; giữa một vĩ nhân với con người bình thuờng. Hồ Chí
Minh nổi bật lên trong sự giản dị là một cốt cách vĩ đại của một con người
“Đại nhân, đại trí, đại dũng”. Từ nhu cầu thực tiễn của hành động, mỗi người
đều sẽ tìm thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh những “bàn chỉ nam” cho mình
để vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của Người.
Thời kỳ đổi mới hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nắm vững, vận dụng
sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh để tạo ra những bước phát triển
mạnh mẽ, vững chắc và đúng hướng cho sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 05CT/TW về việc Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh và xác định rõ: “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là
đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm
vụ…”.
1
Từ tầm quan trọng to lớn đó, việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh vào thực tiễn với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực là một yêu cầu vô cùng
quan trọng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến lực lượng công an
nhân dân, Người căn dặn: “cơng an của ta là cơng an nhân dân, vì dân mà
phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc”[67, tr.498]. Người rất quan tâm
đến công tác xây dựng lực lượng CAND: “Đối với nhân dân, đối với Đảng,
với cách mạng xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của công an rất lớn, rất nặng
nề. Cho nên phải xây dựng một bộ máy công an rất tốt, rất chắc chắn”[73,tr.
259]. Từ đó có thể thấy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
phong cách người CAND là một việc rất quan trọng; tuy nhiên, hiện nay,
chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.
Học viện ANND là trung tâm đào tạo hàng đầu của lực lượng CAND,
có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ cơng an có bản lĩnh chính trị
cao, chun mơn nghiệp vụ vững vàng để góp phần vào công cuộc bảo vệ an
ninh trật tự của Tổ quốc, tận tâm phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong tình hình hiện nay, với nhiều biểu hiện tiêu cực như: thối hóa, biến
chất, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực
dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói khơng đi đơi với làm… thì việc giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND cho mỗi sinh viên trong học
viện là một việc làm cấp thiết. Điều đó trang bị cho sinh viên khả năng tư duy
độc lập, tự chủ, sáng tạo (phong cách tư duy); khả năng diễn đạt mạch lạc, rõ
ràng (phong cách diễn đạt); tận tụy phục vụ nhân dân, dám nghĩ, dám nói,
dám làm, nói đi đôi với làm (phong cách làm việc); lối ứng xử văn hóa
(phong cách ứng xử); đức tính giản dị, chừng mực, nề nếp trong sinh hoạt
(phong cách sinh hoạt). Từ đó, sinh viên mới có được bản lĩnh vững vàng sẵn
sàng đối mặt với những khó khăn, gian khổ và sau này đủ khả năng hoàn
2
thành tốt nhiệm vụ vinh quang mà Đảng, Nhà nước giao phó, xứng đáng là
con em yêu quý của nhân dân.
Xuất phát từ những vấn đề trên và từ thực tiễn công tác của bản thân,
tác giả nhận thấy việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phong
cách người CAND và vận dụng trong công tác giáo dục sinh viên tại học viện
ANND là một việc vô cùng quan trọng, cấp thiết. Vì thế, tác giả mạnh dạn
chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phong cách
ngƣời CAND cho sinh viên Học viện ANNDhiện nay” làm đề tài luận văn
thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí
Minh về lực lượng CAND và phong cách người CAND Việt Nam
Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về lực lượng CAND và phong cách người CAND Việt Nam có thể kể đến:
- Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cơng an nhân dândo Tơ Lâm chủ
biên đượcnhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2015. Tác giả đã
trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về CAND như: nguồn
gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; vị trí, vai trị,
chức năng, nhiệm vụ của cơng an nhân dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
lãnh đạo công an nhân dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng
CAND. Đây là một cơng trình nghiên cứu có tính chất tổng quan, chỉ rõ nhiều
vấn đề về CAND.
- Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cơng an nhân dân - Giá trị lý
luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2015 do Tô Lâm chủ
biên. Ở cuốn sách này, tác giả tập trung chứng minh giá trị lý luận và thực tiễn
của tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND. Ngoài ra, cuốn sách cũng chỉ ra được sự
3
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng lực lượng CAND như: xây dựng
tư cách người công an cách mệnh; xây dựng bản chất giai cấp cho CAND;
công tác tổ chức, cán bộ trong CAND…
- Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh trật tự, Nxb.
Cơng an nhân dân, H, 2005 do Nguyễn Đình Tập chủ biên. Cuốn sách đã chỉ ra
những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về an ninh, trật tự. Trong đó có đề
cập đến nội dung xây dựng lực lượng CAND Việt Nam, nhấn mạnh đến bản
chất CAND, xây dựng bộ máy CAND và xây dựng người CAND.
Thêm vào đó, cịn có nhiều bài viết do các tác giả nghiên cứu về những
nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND, trong đó có vấn đề học tập phong
cách Hồ Chí Minh như: Tác giả Phạm Văn Dần có bài viết “Qn triệt tư
tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” Tạp chí Cơng an nhân dân, số 5, năm
2009. “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Cơng an nhân dân” của tác giả
Nguyễn Bình Ban đăng trên Tạp chí Cơng an nhân dân, số 3, năm 2003. Tác
giả Đỗ Tiến Triển có bài viết “Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây
dựng bộ máy tổ chức Cơng an nhân dân”, Tạp chí Công an nhân dân, số 5,
năm 2004. Bài viết “Quán triệt lời dạy của Bác Hồ trong lĩnh vực giáo dục,
đào tạo cán bộ phục vụ công tác An ninh trật tự” của tác giả Phạm Tất Dong
trên Tạp chí Công an nhân dân, số 5, năm 1990. “Xây dựng bản lĩnh chính trị
của người cán bộ an ninh theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong q trình hội
nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Trịnh Lương Hy trong Kỷ yếu Hội thảo
khoa học – thực tiễn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
– Cơng an nhân dân vì nước qn thân vì dân phục vụ” năm 2007. Năm
2008, tác giả Lê Hồng Anh có bài viết “Sáu điều Bác dạy – Di sản tinh thần
vô giá để xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh”
được đăng trên Tạp chí Cộng sản, số tháng 3…
4
Nhìn chung, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tư
tưởng Hồ Chí Minh về CAND. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu
chun sâu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND Việt Nam.
2.2. Những cơng trình liên quan đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về phong cách người CAND nói chung và sinh viên trong các trường
CAND hiện nay nói riêng
Liên quan đến sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người
CAND nói chung và sinh viên trong các trường CAND nói riêng, có thể kể
đến một số cơng trình nghiên cứu sau:
- Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Công an) năm 2007:Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Thượng tá, TS Nguyễn Bình
Ban làm Chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã chỉ rõ sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với cơng tác bảo đảm an ninh trật tự và công tác xây dựng lực lượng
Cơng an nhân dân Việt Nam. Ngồi những nội dung trình bày tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, các tác giả đã
phân tích phong cách tư duy, phong cách làm việc, sinh hoạt của đội ngũ cán
bộ Công an nhân dân theo quan điểm Hồ Chí Minh. Mục đích hoạt động của
Cơng an nhân dân là phục vụ nhân dân, đảm bảo cuộc sống yên vui và hạnh
phúc của nhân dân, của đất nước nên các cán bộ chiến sỹ phải có phong cách
tư duy, làm việc, sinh hoạt dân chủ, sâu sát, gắn bó mật thiết với nhân dân,
với địa bàn cơ sở.
- Bài báo khoa học: “Xây dựng phong cách người Cảnh sát nhân dân vì
nhân dân phục vụ”, đăng trên Tạp chí Cộng sản của đồng chí Thiếu tướng
Nghiêm Xuân Yêm, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân. Ngoài những nội
dung giới thiệu cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Cảnh sát nhân
5
dân vì nhân dân phục vụ”, tác giả đã chỉ rõ công tác xây dựng phong cách
người Cảnh sát nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ, cần phải lưu ý
một số vấn đề như: Xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân tuyệt đối trung
thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng ý
thức, nếp sống tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong khi
thi hành công vụ; tăng cường tinh thần trách nhiệm, đạo đức cách mạng và ý
thức pháp luật của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân; tổ chức có hiệu quả
chương trình hành động xây dựng phong cách người Cảnh sát nhân dân vì
nhân dân phục vụ.
Những cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đạt được nhiều kết quả ở trình
độ nơng, sâu khác nhau.Tuy nhiên, đến nay, chưa có một cơng trình nào trực
tiếp nghiên cứu đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách
người CAND trong giáo dục sinh viên tại Học viện ANND.
2.3. Những vấn đềđã được nghiên cứuvà những vấn đề mới đặt ra
mà luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu
- Qua đọc và nghiên cứu những cơng trình có liên quan đến đề tài, có
những vấn đề sau đây đã được nghiên cứu:
Một là, nghiên cứu về những đề tài có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng lực lượng CAND và phong cách người CAND, các tác giả
đã có những nghiên cứu ban đầu, chỉ ra được quan điểm cơ bản của Hồ Chí
Minh về CAND và nhấn mạnh giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí
Minh về CAND. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã có đề cập đến vấn đề vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng lực lượng CAND về tư tưởng, về
tổ chức và về bộ máy, tuy nhiên chưa có cơng trình nào đi sâu vào giáo dục
phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
6
Hai là, nghiên cứu các cơng trình khoa học liên quan đến xây dựng lực
lượng CAND nói chung và sinh viên CAND nói riêng, các tác giả đã làm rõ
nội dung, biện pháp xây dựng lực lượng CAND trong thời kỳ mới và phong
cách người Cảnh sát nhân dân vì nhân dân phục vụ. Tuy nhiên, các cơng trình
nghiên cứu này mới chỉ dừng ở bước vận dụng chung tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng lực lượng CAND hoặc xây dựng phong cách người Cảnh sát
nhân dân nói riêng, chưa có sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong
cách người CAND nói chung. Những nội dung cụ thể về phong cách người
CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng vào giáo dục sinh viên trong
Học viện ANND chưa được đi sâu nghiên cứu.
- Luận văn đặt ra và đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề chính sau:
Một là, luận văn xây dựng khái niệm phong cách người CAND theo tư
tưởng Hồ Chí Minh; nêu bật những quan điểm của Hồ Chí Minh về phong
cách người CAND.
Hai là, luận văn đề xuất các biện pháp để xây dựng phong cách người
CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư
tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND Việt Nam
Ba là, luận văn làm rõ những nhân tố tác động đến việc giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND, đồng thời luận văn cũng
đưa ra những yêu cầu mới đặt ra đối với cơng tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh về phong cách người CAND cho sinh viên Học viện ANND hiện nay.
Bốn là, luận văn chỉ rõ thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về
phong cách người CAND cho sinh viên và đề xuất những giải pháp chủ yếu
nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người
CAND giai đoạn hiện nay.
7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
phong cách người CAND và vận dụng trong giáo dục sinh viên Học viện
ANND hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng đến giải quyết 4 nhiệm vụ:
Một là, luận văn phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về phong cách người CAND.
Hai là, luận văn đánh giá thực trạng và nêu các vấn đề mới đặt ra trong
giáo dục sinh viên hệ đào tạo chính quy tập trung về phong cách người
CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện ANND.
Ba là, luận văn phân tích các nhân tố tác động đến cơng tác giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND cho sinh viên chính quy Học
viện ANND hiện nay.
Bốn là, luận văn đề xuất nội dung và những giải pháp chủ yếu nâng cao
hiệu quả giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người CAND giai
đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về phong
cách người CAND và thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về phong
cách người CAND cho sinh viên hệ đào tạo chính quy tập trung tại Học viện
ANND.
8
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về tài liệu: Nghiên cứu các tư liệu gốc; Hồ Chí Minh tồn tập; Hồ
Chí Minh biên niên tiểu sử và các tài liệu khác có liên quan đến phong cách Hồ Chí
Minh.
- Phạm vi về đối tượng: Sinh viên hệ chính quy tập trung tại Học viện
ANND.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý luận
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ mà luận văn đề ra, chúng tơi sử dụng cơ
sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính
sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận mácxít, kết hợp với các phương pháp
khác như phương pháp văn bản học, triết học xã hội, phương pháp phân tích –
tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phỏng vấn sâu, phương
pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp điều tra điền dã và quan sát tham
dự… Ngoài ra, phương pháp chuyên gia cũng được tác giả áp dụng nhằm tranh
thủ ý kiến của các nhà khoa học và các nhà hoạt động quản lý thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ khái niệm phong cách người CAND theo tư
tưởng Hồ Chí Minh và những nội hàm cơ bản của vấn đề này. Từ đó, góp phần
làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND – Đây là nội dung quan trọng
9
đang cần được tiếp tục nghiên cứu. Từ những kết quả đạt được, luận văn cũng
cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học cho việc giáo dục phong cách người CAND
cho sinh viên Học viện ANND theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn sẽ là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và áp dụng vào
công tác giáo dục phong cách người CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học
viện ANND.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn kết cấu thành 2
chương, 6 tiết
Chƣơng 1: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phong cách ngƣời cơng an
nhân dân
Chƣơng 2: Giáo dục phong cách ngƣời CAND cho sinh viên Học
viện ANNDtheotƣ tƣởng Hồ Chí Minh– thực trạng, nội dung, giải pháp
10
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH NGƢỜI
CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm phong cách
1.1.1.1. Một số quan niệm về phong cách
Phong cách là khái niệm có nguồn gốc từ tiếng Latinh là stylus; tiếng Hy
Lạp là stylos.Quan niệm về phong cách có nhiều cách hiểu khác nhau đối với
mỗi lĩnh vực cũng như mỗi nền văn hóa.
Dưới góc độ tâm lý học, phong cách là một phạm trù thuộc tính cách của
con người. Phong cách thể hiện thái độ của chủ thể thông qua hành vi, cách thức
biểu hiện ra bên ngồi, nó là tính độc đáo của cá nhân qua cách xử lý tình huống
xảy ra trong thực tiễn. Phong cách là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ
thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối bền vững của các cá nhân.Điều
đó quy định sự khác biệt của mỗi cá nhân và sự thích nghi với mơi trường xã
hội.
Ở phương Tây, phong cách lại được hiểu như một sự độc đáo, đặc trưng
của người làm nghệ thuật được thể hiện ra trong văn học, nghệ thuật.Ngoài ra,
các nhà khoa học phương Tây còn cho rằng phong cách là kết quả của mối quan
hệ giữa cá nhân và sự kiện. Nhìn chung, cách hiểu về phong cách ở phương Tây
thường là theo nghĩa hẹp, chỉ giới hạn trong văn học, nghệ thuật.
Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng đã tiếp cận đến vấn đề phong cách và
đưa ra nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: “Phong cách là những
lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của
một người hay một loại người nào đó”.
11
Trong cuốn sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh do Giáo sư
Đặng Xuân Kỳ chủ biên có chỉ rõ: “Phong cách còn được hiểu theo nghĩa rộng
là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành
nền nếp ổn định của một người hoặc của một lớp người, được thể hiện trong tất
cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và
viết) … tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó”[42, tr.153].
Giáo sư Mạch Quang Thắng có đưa ra khái niệm về phong cách: “Phong
cách là cái riêng, cái độc đáo, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn định của
một người hoặc một lớp người được thể hiện trong tất cả các mặt của cuộc sống”
Từ tất cả các cách tiếp cận và định nghĩa đó, chúng ta có thể đưa ra một số
đặc điểm về phong cách như sau:
Một là, phong cách không phải là một yếu tố bẩm sinh, nó được hình
thành trong q trình sống của con người.
Hai là, phong cách không phải là yếu tố bất biến, nó hồn tồn có thể thay
đổi theo điều kiện và hoàn cảnh tác động. Tuy nhiên, sự thay đổi của phong cách
không phải là sự thay đổi đột ngột mà đó là sự thay đổi từ từ. Do đó, phong cách
mang hình thái là một nền nếp ổn định của cá nhân.
Ba là, phong cách chịu sự tác động của nhóm yếu tố thuộc về cá nhân
và nhóm yếu tố thuộc về mơi trường. Nhóm yếu tố thuộc về cá nhân bao
gồm: yếu tố thể chất; yếu tố tự tu dưỡng, tự rèn luyện; yếu tố hoạt động của
cá nhân. Nhóm yếu tố thuộc về mơi trường bao gồm: yếu tố môi trường
sống; yếu tố giáo dục. Tuy nhiên, sự tác động ở đây có thể theo hai chiều
hướng là thuận hoặc nghịch. Với sự tác động theo chiều hướng thuận, cá
nhân có thể định hình phong cách theo chiều hướng mà hồn cảnh, mơi
trường tác động, chi phối (Trường hợp này tương tự như câu tục ngữ: Gần
mực thì đen, gần đèn thì rạng hoặc đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo
giấy). Với sự tác động theo chiều hướng nghịch, cánhân có thể định hình
12
một phong cách trái ngược với sự tác động của hồn cảnh, mơi trường
(Tương tự câu tục ngữ: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn).
Bốn là, phong cách phải là cái riêng, cái độc đáo mà từ đó, người ta có thể
phân biệt cá nhân này với cá nhân khác, nhóm người này với nhóm người khác,
lực lượng này với lực lượng khác. Chẳng hạn, phong cách sáng tác của một
người nhạc sĩ chuyên viết tình ca sẽ khác với một nhạc sĩ chuyên viết nhạc Rock
hoặc phong cách làm việc của các bác sĩ sẽ khác phong cách làm việc của các kỹ
sư. Sự khác nhau được tạo ra ở đây bởi nhiều yếu tố như: tính chất công việc,
lĩnh vực chuyên môn, thể chất của mỗi cá nhân…
Với những đặc điểm như vậy, ta có thể xem xét phong cách là những thói
quen, lề lối, tác phong, phẩm cách… đã trở thành nề nếp, được hình thành trong
quá trình phát triển, thể hiện trong các mặt của cuộc sống và tạo thành một nét
riêng, nét độc đáo của cá nhân hay một nhóm người.
1.1.1.2. Phong cách Hồ Chí Minh
Nói đến phong cách Hồ Chí Minh, trước Đại hội VII (tháng 6-1991),
Đảng ta thường dùng khái niệm “tác phong” để nói về “tác phong của Hồ Chủ
tịch”.Với cách dùng như vậy, “tác phong” được hiểu là phong cách làm việc và
phong cách cơng tác của Hồ Chí Minh.Bắt đầu từ Đại hội VII, “tác phong” được
thay bằng “phong cách” và được Đảng nêu ra rất nhiều lần vào các Văn kiện về
sau này. Đến 15-5-2016, Đảng nhấn mạnh hơn nữa về phong cách Hồ Chí Minh
thơng qua chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Phần lớn trong các Văn kiện của Đảng, phong cách Hồ Chí Minh thường
được nhắc đến cùng với tư tưởng, đạo đức của Người. Đảng ta coi việc bồi
dưỡng, giáo dục tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh cho mỗi cán bộ,
đảng viên và nhân dân có tác dụng vơ cùng quan trọng. Tại Đại hội VII, Đảng
coi đó là một nội dung lớn trong công tác “Đổi mới, nâng cao chất lượng công
13
tác tư tưởng” nhằm chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng. Tại Đại hội XII, Đảng coi việc học tập phong cách Hồ Chí Minh nhằm:
“chống suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu
hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hố”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè
phái, "lợi ích nhóm", nói khơng đi đơi với làm”[24,tr. 47].
Từ đó có thể thấy, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng đề cập từ khá
sớm và là một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng và
chỉnh đốn Đảng. Vậy, phong cách Hồ Chí Minh là gì? Chỉ thị 05-CT/TW của
Đảngngày 15-5-2016 nêu rõ:
Đó là phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong
tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vơ cùng sinh động, tự nhiên,
độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng
ngày. Đó là: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý
luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể,
tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn,
thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đơi với
làm, đi vào lịng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong
cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ,
tự mình nêu gương,...
Từ quan điểm của Đảng nêu ra trong Chỉ thị 05-CT/TW, có thể rút ra
hai vấn đề như sau:
Một là,Đảng đưa ra quan niệm về phong cách Hồ Chí Minh: “phản ánh
những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vơ
cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt
động, ứng xử hằng ngày”
Hai là, Đảng chỉ ra nội hàm trong phong cách Hồ Chí Minh, đó là sự
tổng hợp của: phong cách tư duy; phong cách làm việc; phong cách ứng xử;
14
phong cách nói đi đơi với làm, đi vào lịng người; phong cách nói và viết;
phong cách sống; phong cách quần chúng, dân chủ…
Các nhà khoa học khi tiếp cận, nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh
cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau.
Trong cuốn sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh do Giáo sự
Đặng Xuân Kỳ chủ biên,viết: “Phong cách Hồ Chí Minh tiêu biểu cho phong
cách của những người cách mạng, những người cộng sản, những con người
chân chính nhằm thực hiện những tư tưởng, đường lối cách mạng đúng đắn,
những phương pháp cách mạng thích hợp nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người. Phong cách Hồ Chí Minh khơng phải ở
tầm cao không thể vươn tới, mà luôn luôn ở phía trước chúng ta”[42, tr.160].
Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh được chỉ ra gồm: phong cách tư duy,
phong cách làm việc; phong cách diễn đạt; phong cách ứng xử; phong cách
sinh hoạt.
Trong Giáo trình Nhập mơn Hồ Chí Minh học do Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn biên soạn, phong cách Hồ Chí Minh được định nghĩa:
“phong cách Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng có, cái độc đáo, có tính hệ
thống, trở thành nền nếp ổn định được phản ánh trong toàn bộ cuộc sống của Hồ
Chí Minh”. Ở đây, các tác giả chỉ ra hệ thống phong cách Hồ Chí Minh bao
gồm: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; phong cách làm việc; phong
cách diễn đạt gọn, rõ, hấp dẫn, đại chúng; phong cách ứng xử; phong cách sinh
hoạt giản dị, lành mạnh.
Nhìn chung, từ nhiều quan niệm khác nhau, có thể rút ra một số đặc điểm
chính về phong cách Hồ Chí Minh như sau:
Thứ nhất, phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận khơng thể tách rời
trong tồn bộ di sản mà Hồ Chí Minh để lại choĐảng và nhân dân ta. Đó là
phong cách của một con người có cái tâm trong sáng, có cái đức sáng ngời, có
15
cái trí mẫn tiệp, có cái hành mực thước và có ý chí khơng gì lay chuyển được.
Đó cũng là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc ta.
Thứ hai, phong cách Hồ Chí Minh là sự phản ánh tư tưởng, đạo đức của
Người thông qua các hoạt động ứng xử, sinh hoạt hàng ngày.Cách biểu hiện của
Hồ Chí Minh thể hiện sự sinh động, tự nhiên, hài hịa, độc đáo, cuốn hút giữa
truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Thứ ba, phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện bởi một anh hùng giải
phóng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, một chiến sĩ kiên cường, bền bỉ của
phong trào cộng sản, phong trào công nhân cũng như phong trào giải phóng dân
tộc vì hịa bình và sự tiến bộ của thế giới. Vĩ đại là vậy nhưng phong cách Hồ
Chí Minh khơng phải là điều khơng thể với tới, cũng không phải là thứ chỉ để
chiêm ngưỡng, thán phục mà phong cách Hồ Chí Minh là tấm gương cho tất cả
mọi người học tập, noi theo. Không kể già hay trẻ, nam hay nữ, người phương
Đông hay người phương Tây đều thấy gần gũi, không xa lạ với phong cách Hồ
Chí Minh.
Thứ tư, phong cách Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho phong cách của người
cộng sản, người cách mạng chân chính.Trên cơ sở đó, phong cách của Người là
chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng và bồi dưỡng
nhân cách cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và về mai sau.
Thứnăm, phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống
và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, phát triển theo logic
từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và thể hiện
ra qua hoạt động thực tiễn hàng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử,
phong cách sinh hoạt).
Từ các quan điểm của Đảng và các nhà khoa học, có thể đưa ra định nghĩa
sau về phong cách Hồ Chí Minh:
Phong cách Hồ Chí Minh là sự phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư
tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc
16
đáo, hài hòa trong hoạt động, ứng xử hằng ngày; là tài sản tinh thần vô cùng
quý báu của Đảng và dân tộc ta, là chuẩn mực cho xây dựng, giáo dục con
người xã hội chủ nghĩa;phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể nhất quán,
phát triển theo logic từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách
diễn đạt) và thể hiện ra qua hoạt động thực tiễn hàng ngày (phong cách làm
việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt).
1.1.2. Công an nhân dân
1.1.2.1. Khái niệm CAND
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến lực lượng CAND,
Người đã có nhiều bài nói, bài viết dành riêng cho lực lượng CAND.Trong đó,
Người đưa ra rất nhiều quan điểm về CAND chẳng hạn:
- “Công an là một bộ máy để thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân,
bảo vệ nền chuyên chính của nhân dân đối với các thế lực phản động
khác.”[71, tr.598]
- “công an của ta là cơng an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào
nhân dân mà làm việc.” [67, tr.498].
- “Cơng an là bộ máy giữ gìn chính quyền chống thù ngồi địch
trong”[71, tr.249]
Có thể thấy, tuy Hồ Chí Minh khơng nói rõ khái niệm về CAND nhưng
thơng qua những quan điểm về CAND của Người, chúng ta có thể hình dung
một cách chỉnh thể về CAND và các cách hiểu về CAND sau này đều dựa trên
các quan điểm mà Hồ Chí Minh đưa ra.
Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam năm 2005, do Viện
Khoa học và Chiến lược Công an xuất bản thì khái niệm CAND được hiểu là:
“một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm nịng cốt, xung kích trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn xã hội. CAND Việt Nam có
17
chức năng: tham mưu cho Đảng và Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách,
biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự trong phạm vi cả nước; tiến hành các biện pháp
phòng ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây tổn hại đến
an ninh, trật tự, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống tự do, hạnh
phúc, lao động hịa bình của nhân dân.”
Trong Luật Cơng an nhân dân được ban hành năm 2014, tại Khoản 1
Điều 4 có nêu: “Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt
trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an tồn xã
hội, đấu tranh phịng, chống tội phạm.”
Hồ Chí Minh là người cha kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân,
là người sáng lập, xây dựng, giáo dục, rèn luyện lực lượng Cơng an nhân dân.
Có thể thấy, ngay từ buổi đầu thành lập, Người đã hướng tới xây dựng lực lượng
cơng an của chính quyền mới khác hồn tồn so với cơng an của đế quốc. Người
khẳng định: “Cơng an nhân dân hồn tồn khác cơng an đế quốc”[69, tr.269],
Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp, áp bức nhân dân cịn
cơng an của ta mang sứ mệnh cao cả là phục vụ nhân dân. Đó là tính nhân dân
của cơng an ta và là điểm quan trọng nhất phân biệt giữa CAND với cơng an
đế quốc.
Từ những điểm đó, ta có thể đưa ra khái niệm CAND theo tư tưởng Hồ
Chí Minh như sau: CAND là lực lượng vũ trang nhân dân, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng; là cơ quantrọng yếu bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân; dựa
vào nhân dân làm việc, vì nhân dân phục vụ, có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn
trật tự, an ninh.
1.1.2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND
Theo Luật Công an nhân dân được ban hành năm 2014 thì vị trí, chức
năng và nhiệm vụ của lực lượng CAND được quy định:
18