Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá tính bền vững của một số khu tái định cư thuộc xã nậm tăm, huyện sìn hồ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------

PHẠM QUANG CƢỜNG

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ KHU TÁI ĐỊNH CƢ
THUỘC XÃ NẬM TĂM, HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------

PHẠM QUANG CƢỜNG

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ KHU TÁI ĐỊNH CƢ
THUỘC XÃ NẬM TĂM, HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học bền vững
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Văn Giới

HÀ NỘI, năm 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Ngô Văn Giới, không sao chép các
công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng,
đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận
văn.
Tác giả

Phạm Quang Cƣờng


LỜI CẢM ƠN!

Em chân thành cảm ơn Thầy, Cô trong Khoa Các khoa học liên ngành
(Đại học Quốc gia Hà Nội) trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập đến nay,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy, Cô. Với lòng biết ơn
sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô lời cảm ơn chân thành, sức khỏe và
hạnh phúc. Em tin rằng với tri thức và lòng nhiệt huyết, Thầy Cô tiếp tục truyền
lửa cho các học viên các khóa tới.
Đặc biệt, em trân trọng cảm ơn TS. Ngô Văn Giới đã tận tình hướng dẫn,
truyền tải nhiều kiến thức vô cùng quý báu giúp em hoàn thành bản luận văn
này. Cảm ơn Đồng chí Cà Văn Tem, nguyên chủ tịch UBND xã Nậm Tăm, Đồng
chí Cà Văn Nguyên, chủ tịch UBND xã Nậm Tăm và 28 người dân trong cộng
đồng bản tái định cư đã cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi hoàn thành các phiếu
khảo sát cộng đồng.

Trong quá trình thực địa và làm luận văn, khó tránh khỏi thiếu sót, rất
mong Thầy, Cô tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của Thầy, Cô để em hoàn thành tốt hơn các bài luận trong tương lai.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
HỌC VIÊN

Phạm Quang Cƣờng


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………...

1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5

1.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………....

5

1.1.1. Tái định cƣ……………………………..…………………………..

5


1.1.2. Phát triển và phát triển bền vững………………………………….

6

1.1.3. Tính bền vững……………………………………………………..

8

1.1.4. Tính bền vững khu tái định cƣ………………………………..……

9

1.1.5. Chỉ thị phát triển bền vững………………………………………...

10

1.2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu……………………………….……….

12

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về tái định cƣ……………………………..

12

1.2.2. Tình hình nghiên cứu về các phƣơng pháp đánh giá tính bền vững
khu tái định cƣ……………………………………………………………

13


1.2.3. Cách tiếp cận để đánh giá cộng đồng phát triển bền vững…….….

14

1.2.4. Tình hình tái định cƣ tại Việt Nam…………………………….…..

17

1.2.5. Tình hình phát triển bền vững tại Việt Nam………………….……

18

1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu…………………………….…….

19

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lai Châu…………………

19

1.3.2. Khái quát xã Nậm Tăm, bản Phiêng Chá, Tả Tủ 2…………...........

19

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

23



2.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………….………………….

23

2.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………….…………………

23

2.3. Nội dung nghiên cứu………………………………….……………..

23

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………….………………

23

2.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu………………………………………

23

2.4.2 Phƣơng pháp điều tra thực địa……………………….……………..

23

2.4.3 Phƣơng pháp CSA………………………………….………………

24

2.4.4 Phƣơng pháp độ bền vững BS…………………….………………..


26

2.4.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu………………………………………….

30

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

32

3.1 Hiện trạng khu tái định cƣ thuộc khu vực nghiên cứu……………….

32

3.1.1 Hiện trạng khu tái định cƣ bản Phiêng Chá………………………..

32

3.1.2 Hiện trạng khu tái định cƣ bản Tả Tủ 2……………………………

35

3.2. Mức bền vững của các khu tái định cƣ thuộc khu vực nghiên cứu….

39

3.2.1. Mức độ bền vững của khu tái định cƣ theo phƣơng pháp CSA…..

39


3.2.2. Mức độ bền vững của hai khu tái định cƣ theo phƣơng pháp BS…

51

3.2.3. Nhận xét và đánh giá chung về mức bền vững giữa hai khu tái
định cƣ ………………………….…………………….…………………

63

3.3 Một số giải pháp nâng cao tính bền vững khu tái định cƣ bản Phiêng
Chá, bản Tả Tủ 2…………………………………………………………

64

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………………….

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………

69

PHỤ LỤC…………………………………………………………………..

71


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

BS

Barometer of Sustainability

Phƣơng pháp thƣớc đo tính
độ bền vững

CSA

Community Sustainability
Assessment

Phƣơng pháp đánh giá khả
năng bền vững của cộng
đồng

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm trong nƣớc

GNP

Gross National Product


Tổng sản phẩm quốc gia

IUCN

International Union
for Conservation of Nature and
Natural Resources

Hiệp hội Bảo tồn Thiên
nhiên Thế giới

HST

Hệ sinh thái

PTBV

Phát triển bền vững

SNP

Sustainable National Product

Tổng sản phẩm quốc dân bền
vững

SNI

Sustainable National Income


Tổng thu nhập quốc dân bền
vững

TĐC

Tái định cƣ

UNESCO

United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hiệp
quốc

WWF

World Wide Fund For Nature

Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế
giới

WCED

World Commission on
Environment and Development


Ủy ban Môi trƣờng và Phát
triển thế giới

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bộ chỉ thị đánh giá mức độ bền vững của cộng đồng theo CSA

24

Bảng 2.2 Cách đánh giá phƣơng pháp CSA

26

Bảng 2.3 Các mảng vấn đề sử dụng theo đánh giá của phƣơng pháp BS

27

Bảng 3.1 Cơ cấu dân số của bản Phiêng Chá (năm 2016)
Bảng 3.2 Cơ cấu dân số của bản Tả Tủ 2 (năm 2016)
Bảng 3.3 Chỉ số bền vững thuộc lĩnh vực sinh thái
Bảng 3.4 Chỉ số bền vững thuộc lĩnh vực xã hội
Bảng 3.5 Chỉ số bền vững thuộc lĩnh vực tinh thần


33
37
40
43
46

Bảng 3.6 Tổng hợp điểm 3 lĩnh vực (I1, I2, I3) theo phƣơng pháp CSA

49

Bảng 3.7 Các chỉ thị đơn trong đánh giá mức bền vững khu tái định cƣ

51

Bảng 3.8 Diện tích giao đất cho bản Phiêng Chá

53

Bảng 3.9 Diện tích giao đất cho bản Tả Tủ 2

53

Bảng 3.10 Tỷ lệ diện tích đất sản xuất/diện tích đất thoả thuận

53

Bảng 3.11 Tỷ lệ tháng đủ nƣớc trong năm bản Phiêng Chá, Tả Tủ 2

54


Bảng 3.12 Số trẻ em dƣới 5 tuổi của bản Phiêng Chá, Tả Tủ 2

55

Bảng 3.13 Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi không bị viêm phổi cấp
Bảng 3.14 Tỷ lệ số tháng sử dụng nhiên liệu từ sản phẩm phụ nông
nghiệp bản Phiêng Chá, Tả Tủ 2

55

Bảng 3.15 Tỷ lệ đất đai đƣợc sử dụng hợp lý bản Phiêng Chá, Tả Tủ 2
Bảng 3.16 Tỷ lệ trẻ sơ sinh không bị tử vong bản Phiêng Chá, Tả Tủ 2
Bảng 3.17 Tỷ lệ thu nhập ngoài chi phí dành cho ăn uống
Bảng 3.18 Tỷ lệ số ngƣời  15 tuổi biết chữ

56
57
57
58
59

Bảng 3.19 Tỷ lệ số hộ gia đình chấp hành chủ trƣơng, chính sách của
Đảng; phát luật của nhà nƣớc; hƣơng ƣớc của bản

59

Bảng 3.20 Số lƣợng nam, nữ (≥ 15 tuổi) của bản Phiêng Chá, Tả Tủ 2

60


Bảng 3.21 Tỷ lệ nữ giới so với nam giới trong các buổi họp bản

60


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Một số mô hình phát triển bền vững

8

Hình 1.2 Vòng tuần hoàn tiếp cận tính bền vững

9

Hình 1.3 Mô hình phát triển bền vững theo sự thỏa hiệp giữa hệ thống
kinh tế, tự nhiên và xã hội

15

Hình 1.4 Mô hình quả trứng của hệ thống môi trƣờng theo IUCN

16

Hình 1.5 Mô hình chiếc ghế 3 chân mô phỏng sự bền vững của cộng
đồng

17

Hình 1.6 Khung cảnh khu tái định cƣ bản Phiêng Chá – xã Nậm Tăm


21

Hình 1.7 Khung cảnh khu tái định cƣ bản Tả Tủ 2 - xã Nậm Tăm

21

Hình 2.1 Các vùng đánh giá mức độ bền vững

27

Hình 3.1 Cảnh dòng sông Nậm Tăm thuộc xã Nậm Tăm, Sìn Hồ

32

Hình 3.2 Cơ cấu sử dụng đất hiện tại của bản Phiêng Chá

34

Hình 3.3 Toàn cảnh bản Tả Tủ 2, thuộc xã Nậm Tăm, Sìn Hồ

36

Hình 3.4 Cơ cấu sử dụng đất hiện tại của bản Tả Tủ 2

37

Hình 3.5 So sánh điểm số 3 lĩnh vực (I1, I2, I3) khu tái định cƣ Phiêng
Chá và Tả Tủ 2


50

Hình 3.6 Vị trí của bản Phiêng Chá và bản Tả Tủ 2 trên biểu đồ BS

62


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế thế giới đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, trong đó có
thời kỳ và nhiều quốc gia lấy tăng trƣởng kinh tế làm trọng mà không tính đến
mức độ ô nhiễm môi trƣờng, đã thải ra môi trƣờng nhiều chất độc hại, làm biến
đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm nguồn nƣớc và suy giảm đa dạng sinh học… Từ
đó đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trên toàn cầu, một vấn
đề đã đƣợc đặt ra là phát triển kinh tế phải gắn với công bằng xã hội và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên, khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản để hạn chế gây ô
nhiễm môi trƣờng. Do vậy, quan niệm về phát triển cũng đã đƣợc nhận thức lại,
làm sao vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trƣờng và thực hiện công bằng xã
hội, từ nhận thức này phát triển bền vững đƣợc các quốc gia trên thế giới đặc
biệt quan tâm. Nhận thức về phát triển bền vững đƣợc làm rõ hơn tại Hội nghị
thƣợng đỉnh toàn cầu về môi trƣờng và phát triển tại Rio De Janeiro, Brazil
(Rio-92) đã khẳng định vai trò quan trọng của phát triển bền vững. Năm 2002,
tại Johannesburg (Nam Phi) Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền
vững (Rio+10) họp lại sau 10 năm thực hiện các tuyên bố năm 1992 đã đƣa ra.
Ở Việt Nam, phát triển bền vững đã đƣợc các nhà khoa học và Chính phủ
quan tâm qua các công trình nghiên cứu, ban hành các chính sách về phát triển
bền vững, tham gia ký Tuyên ngôn Rio về môi trƣờng và phát triển đồng thời
cam kết thực hiện phát triển bền vững, xây dựng Chƣơng trình nghị sự 21 quốc
gia, chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2020, tiêu chí đánh giá
phát triển bền vững, bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa

phƣơng giai đoạn 2013 – 2020 đã đƣợc ban hành và triển khai thực hiện.
Trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu về năng lƣợng, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Việt Nam đã xây dựng nhiều
nhà máy sản xuất điện năng, nhất là các nhà máy thuỷ điện, dẫn đến phải di dân
để phục vụ cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện nhƣ: Sơn La (số dân di
1


chuyển là 12.479 hộ với 62.394 dân, Lai Châu (số dân di chuyển là 1.889 hộ với
7.852 khẩu) [1]. Riêng dự án thuỷ điện Sơn La đã có 3.564 hộ/16.961 nhân khẩu
di chuyển ra khỏi lòng hồ và mặt bằng sang tỉnh Lai Châu [13], từ đó đã có rất
nhiều khu tái định cƣ đƣợc lập mới trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Lai Châu với vị trí đầu nguồn của Sông Đà, có tổng lƣu vực lớn, là nơi
sinh thủy cho các nhà máy thủy điện lớn: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội
Quảng, Bản Chát và nhiều công trình thuỷ điện vừa và nhỏ khác. Có diện tích tự
nhiên 906.878,7 ha, diện tích quy hoạch lâm nghiệp là 752.172 ha, trong đó rừng
đặc dụng 41.275 ha, rừng phòng hộ 417.180 ha, rừng sản xuất 293.717 ha, diện
tích rừng hiện còn toàn tỉnh hơn 383.590,8 ha [14]. Sìn Hồ là huyện thuộc tỉnh
Lai Châu; có diện tích tự nhiên 1.526,96 km2, có địa hình tƣơng đối phức tạp,
nhiều núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh bởi nhiều khe sâu, toàn huyện có 14
dân tộc cùng sinh sống [3].
Nậm Tăm là một xã vùng thấp thuộc huyện Sìn Hồ, với nhiều dân tộc
cùng sinh sống. Thực hiện kế hoạch tái định cƣ, theo quy hoạch Nậm Tăm có
462 hộ tái định cƣ trên địa bàn xã [13]. Thực tế cho thấy các khu tái định cƣ
thƣờng không đáp ứng đƣợc các nhu cầu của cộng đồng nhất là việc phát triển
kinh tế, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, chƣa bảo tồn những giá trị văn hoá, ô nhiễm
môi trƣờng, đa dạng sinh học bị suy giảm, khai thác tài nguyên không hợp lý…
dẫn tới nghèo đói tại các khu tái định cƣ ở nƣớc ta, trong đó có khu tái định cƣ
thuộc xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Do vậy việc đánh giá mức độ
bền vững một số khu tái định cƣ tại xã Nậm Tăm, để rút ra bài học kinh nghiệm

và tìm ra các giải pháp nhằm ổn định và nâng cao tính bền vững cho các khu tái
định cƣ là rất cần thiết. Với những lý do trên đề tài: “Đánh giá tính bền vững
của một số khu tái định cư thuộc xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”
đƣợc nghiên cứu với mục đích phân tích thực trạng, đánh giá mức độ bền vững
và đề xuất các giải pháp nhằm tăng tính bền vững cho các khu tái định cƣ thuộc
địa bàn nghiên cứu.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tính bền vững khu tái định cƣ bản
Phiêng Chá và bản Tả Tủ 2 thuộc xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tính bền vững của một số khu
tái định cƣ thuộc xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
 Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng các khu tái định cƣ tại khu vực
nghiên cứu.
 Xác định mức độ và các nguyên nhân tác động đến tính bền vững của
khu tái định cƣ.
 Đề xuất những giải pháp nâng cao tính bền vững một số khu tái định cƣ
trên địa bàn xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cƣu trả lời các câu hỏi sau:
Thực trạng các khu tái định cƣ trên địa bàn huyện Sìn Hồ nhƣ thế nào?
Các cộng đồng tái định cƣ tại đây có phát triển bền vững không? Mức độ
bền vững của họ là ở đâu? Nguyên nhân và các yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc
phát triển bền vững khu tái định cƣ trên địa bàn nghiên cứu?

Cần phải làm gì để cộng đồng có thể nâng cao mức bền vững hiện tại?
Thực trạng các khu tái định cƣ trên ở huyện Sìn Hồ còn chƣa bền vững do
tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không hợp lý, trình độ nhận thức của ngƣời
dân còn thấp.
Giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng, bảo vệ động
vật hoang dã, phát huy nghề truyền thống.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận về đánh giá
tính bền vững khu tái định cƣ.

3


 Ý nghĩa thực tiễn: Đo đƣợc mức độ bền vững của khu tái định cƣ và đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững khu tái định cƣ, góp phần nâng
cao hiệu quả trong công tác di dân tái định cƣ ở Lai Châu.

6. Cấu trúc luận văn
Kết cấu của Luận văn bao gồm các phần chính sau:
Mở đầu.
Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 2. Đối tƣợng, phạm vi, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Kết luận và khuyến nghị.

4


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tái định cư
Tái định cƣ theo nghĩa rộng, tái định cƣ chỉ những ảnh hƣởng tác động
đến đời sống của ngƣời dân do bị mất tài sản và nguồn thu nhập trong quá trình
phát triển dự án gây ra, bất kể có phải di chuyển hay không nhằm khôi phục
cuộc sống của họ. Dƣới góc độ chính sách, tái định cƣ đƣợc hiểu là cả quá trình
từ đền bù cho các tài sản bị thiệt hại đến các biện pháp hỗ trợ cho việc tái tạo lại
các tài sản bị mất hoặc hỗ trợ di chuyển trong trƣờng hợp hộ dân cƣ phải di
chuyển và cuối cùng là toàn bộ các chƣơng trình, biện pháp nhằm giúp những
ngƣời bị ảnh hƣởng khôi phục lại cuộc sống và nguồn thu nhập của họ [6].
Nhƣ vậy với nghĩa rộng tái định cƣ đã bao hàm ý nghĩa ngƣời dân đƣợc
nhận những giá trị hiện tại nhƣ giá trị nhà, đất, tài sản trên đất đồng thời đƣợc hỗ
trợ sản xuất và đất đai phục vụ nhu cầu của cuộc sống khi đến nơi ở mới. Theo
nghĩa hẹp tái định cƣ là quá trình di chuyển ngƣời dân đến nơi ở mới.
Khu tái định cƣ, hiện nay chƣa có định nghĩa chung nhất về khu tái định
cƣ, với luận văn này, khu tái định cƣ đƣợc hiểu là một số hộ gia đình (thƣờng có
số lƣợng từ 30 hộ gia đình trở lên) đƣợc di chuyển từ nơi triển khai xây dựng
các công trình đến nơi ở mới (không thuộc phạm vi xây dựng các công trình).
(Theo Luật Đất đai, 2013) quy định khu tái định cƣ tập trung phải xây
dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp
với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
Các hình thức tái định cƣ: Theo điều tra thực tế việc di dân tái định cƣ
các công trình thuỷ điện thấy rằng có 4 hình thức tái định cƣ là di vén, di xen
ghép, di dân tập trung và di dân tuỳ chọn: i) Di vén là quá trình di ngƣời dân từ
vùng thấp của lòng hồ lên sƣờn núi cao để sinh sống nhằm tránh ngập lụt khi
đóng đập hồ thủy điện khi hoàn thành; ii) Di xen ghép là quá trình di ngƣời dân
5



từ vùng lòng hồ đến sống chung với ngƣời dân địa phƣơng ở xã khác, bản khác;
iii) Di dân tập trung là quá trình di toàn bộ ngƣời dân lòng hồ đến nơi ở mới
(phải đầu tƣ toàn bộ cơ sở hạ tầng nhƣ điện, nhà cửa, trƣờng học, trạm y tế và hỗ
trợ đất sản xuất); Di dân tuỳ chọn là hình thức mà các hộ phải di chuyển đƣợc
nhận một khoản tiền đền bù (đất đai, nhà ở, hoa màu…) sau đó tự bố trí chỗ ở và
điều kiện sản xuất.
1.1.2. Phát triển và phát triển bền vững
Phát triển: Phát triển là một quá trình bao gồm nhiều thành tố khác nhau:
kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị, văn hóa và không gian. Mỗi thành tố ấy lại là
một quá trình tiến hóa, nhằm biến một xã hội nông nghiệp – “phụ thuộc” vào
thiên nhiên thành một xã hội công nghiệp hiện đại – “ít phụ thuộc” vào thiên
nhiên. Ở phần lớn các khu vực trên thế giới, thực tế đã ngày càng chứng tỏ phát
triển là sự tiến hành đồng thời những cuộc tiến hóa trên 4 bình diện: kinh tế,
không gian, xã hội chính trị và văn hoá, có nghĩa là [8]:
Phát
triển

=

Công
nghiệp hoá

+

Thành thị
hoá

+


Quốc tế
hoá

+

Phƣơng
tây hoá

Phát triển bền vững: Cuốn sách “Mùa xuân câm lặng” của Rachel
Louise Carson (1962) đƣợc xuất bản với cảnh báo về những hiểm họa của thuốc
trừ sâu DDT, đã hoài nghi một cách biện chứng niềm tin của nhân loại vào tiến
bộ khoa học kỹ thuật này và giúp tạo ra một sân khấu cho các phong trào môi
trƣờng. DDT, thuốc trừ sâu mạnh nhất từng đƣợc biết đến trên thế giới đã làm
tổn thƣơng tới các hệ tự nhiên… “Mùa xuân câm lặng” đã làm thay đổi nhận
thức của ngƣời dân Hoa Kỳ về bảo vệ môi trƣờng, góp phần thúc đẩy các chính
sách bảo vệ môi trƣờng của đất nƣớc này [7].
Phát triển bền vững là "sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa
mãn các nhu cầu của chính họ" [7]. Nhƣ vậy phát triển bền vững phải hài hòa

6


giữa phát triển kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng trái đất nhằm duy
trì cuộc sống tốt đẹp của con ngƣời và đảm bảo đa dạng sinh học.
Tại Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững họp tại
Johannesburg (Nam Phi) năm 2012 thì nội hàm của khái niệm phát triển bền
vững tiếp tục đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh: “Phát triển bền vững là quá trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó
là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [7].

Theo tác giả Lê Trọng Cúc (2015), sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, sự
công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng bao gồm:
- Kinh tế trong phát triển bền vững là một nền kinh tế tăng trƣởng liên tục,
không gây ô nhiễm suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo do
biết vận dụng kỹ thuật và sự khôn khéo của con ngƣời, đồng thời không gây ô
nhiễm môi trƣờng.
- Sự công bằng xã hội trong phát triển bền vững đƣợc đặc trƣng bởi sự
phân phối quyền lợi và các cơ hội một cách công bằng giữa các tầng lớp xã hội.
- Môi trƣờng trong phát triển bền vững đòi hỏi không chỉ cho xã hội loài
ngƣời mà còn cho tất cả các hệ thống sinh vật trên trái đất. Loài ngƣời không chỉ
lo cho lợi ích riêng của mình mà phải đảm bảo đƣợc sự cân bằng sinh thái, bởi
loài ngƣời chỉ là một thành viên trong toàn bộ sinh quyển [4].
- Một số mô hình/sơ đồ phát triển bền vững:

Sơ đồ quan hệ thời gian và không gian của
các hệ kinh tế - xã hội – môi trường,
Jacobs & Sadler, 1990 [5]

7

Mô hình phát triển bền vững của
WCED, 1987 [5]


Mô hình phát triển bền vững WB [5]

Mô hình phát triển bền vững do
UNESCO đề xuất [7]

Hình 1.1 Một số mô hình phát triển bền vững


1.1.3. Tính bền vững
Trên thế giới có nhiều khái niệm về tính bền vững theo ngành hoặc lĩnh
vực nhƣ tính bền vững về kinh tế, tính bền vững về sinh thái nhân văn, tính bền
vững về môi trƣờng, tính bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu… mà chƣa
có khái niệm chung nhất về tính bền vững.
Theo Neil E.Harrion (2000), khoa học không thể xác định đƣợc các giới
hạn trong các hệ thống tự nhiên và cũng không thể tiên đoán đƣợc loài ngƣời sẽ
bị ảnh hƣởng nhƣ thế nào khi vƣợt quá chúng [20]. Nhƣ vậy để đánh giá đƣợc
tính bền vững, nhất là tính bền vững của cộng đồng đòi hỏi phải xây dựng bộ
công cụ với các tiêu chí rất sát thực, phản ánh giá trị cốt lõi của cộng đồng ấy.
Theo GS.TS Mai Trọng Nhuận tính bền vững trong bối cảnh biến đổi khí
hậu là: (1) “Giá trị” (V) của một hệ thống lợi ích (system of interest) đƣợc duy


trì theo thời gian: V(St+1) V(St); (2) Mức độ các hệ thống sinh học duy trì tính
đa dạng và khă năng sản xuất (trong sinh thái học); (3) Sức chống chịu của các
hệ thống; Khả năng kéo dài của quá trình; (4) Duy trì các quá trình sản sinh, sản
xuất: a) không gây suy thoái, nguy hiểm tới các hệ thống sinh vật tự nhiên; b)
thay thế nguồn tài nguyên mà con ngƣời sử dụng bởi các nguồn tài nguyên có
giá trị tƣơng đƣơng hoặc cao hơn cho cùng hoạt động mà không làm suy thoái,
8


gây nguy hiểm tới các hệ thống sinh vật tự nhiên; (5). Bốn hợp phần bền vững
thuộc kinh tế, sinh thái, chính trị và văn hóa (Vòng tuần hoàn tiếp cận tính bền
vững) nhƣ hình 1.2 dƣới đây:

Hình 1.2 Vòng tuần hoàn tiếp cận tính bền vững
Nguồn: Mai Trọng Nhuận (bài giảng KHBV, 2017)

Theo GS.TSKH Trƣơng Quang Học (bài giảng KHBV, 2016) có hàng
trăm định nghĩa về tính bền vững, trong nhiều trƣờng hợp có sự lẫn lộn nhƣng
hiểu rất rõ thế nào là không bền vững và vấn đề không phải là có một định nghĩa
hoàn hảo mà là “mong muốn cái gì để có ý nghĩa bền vững”.
Trong luận văn này, tính bền vững trong phát triển bền vững đƣợc tiếp
cận với 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trƣờng: tính bền vững về kinh tế đƣợc
hiểu là nền kinh tế phát triển hài hòa, hợp lý và không gây ô nhiễm môi trƣờng;
tính bền vững về xã hội là cộng đồng (cụm dân cƣ, quốc gia) bình đẳng, công
bằng, tiến bộ; tính bền vững về môi trƣờng là khả năng chống chịu của môi
trƣờng đối với toàn bộ hệ sinh thái trên trái đất.
1.1.4. Tính bền vững khu tái định cư
Cộng đồng: là một nhóm ngƣời sống trong một môi trƣờng có những đặc
điểm tƣơng đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau (Korten,
9


1987), cộng đồng có đặc điểm chung về kinh tế, huyết thống, mối quan tâm và
quan điểm, môi trƣờng và nhân văn, vùng địa lý, tâm lý.
Nhƣ vậy, khu tái định cƣ là một cộng đồng, ngoài đặc điểm của cộng
đồng, khu tái định cƣ có đặc điểm riêng là di chuyển từ nơi ở cũ đến nơi ở mới.
Phát triển bền vững khu tái định cƣ: Đề tài trình bày khái niệm về phát
triển bền vững khu tái định cƣ dƣới góc độ tiếp cận lợi ích kinh tế, xã hội, môi
trƣờng: Phát triển bền vững khu tái định cƣ đƣợc hiểu là tập hợp các hệ thống
kinh tế, xã hội, môi trƣờng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển lâu dài các khu
tái định cƣ.
Để phát triển bền vững khu tái định cƣ đòi hỏi phải có nghiên cứu lý
thuyết và thực tiễn, trong đó cần đảm bảo các điều kiện cơ bản về kinh tế: (i) đời
sống của ngƣời dân trong khu tái định cƣ có mức thu nhập bình quân ít nhất
cũng bằng mức thu nhập trung bình của toàn quốc, có nghề sản xuất lâu dài, ổn
định; (ii) về xã hội: một cộng đồng đoàn kết, hòa đồng, bình đẳng, ngƣời dân có

điều kiện chăm sóc sức khỏe, giáo dục tốt; (iii) về môi trƣờng: không ô nhiễm,
đa dạng sinh học đƣợc đảm bảo trong vùng.
Nhƣ vậy tính bền vững khu tái định cư là hoạt động kinh tế của khu tái
định cƣ đƣợc phát triển hài hòa, hợp lý, không gây ô nhiễm môi trƣờng; các
thành viên bình đẳng, công bằng, tiến bộ; đảm bảo duy trì và phát triển hệ sinh
thái của vùng.
1.1.5. Chỉ thị phát triển bền vững
Chỉ số và chỉ thị là những thông tin đặc trƣng, cô đọng, đơn giản và định
lƣợng, phản ánh bản chất của một hệ thống (nếu là chỉ số) hoặc bản chất của một
yếu tố, một tổ phần, một tính chất của hệ thống (nếu là chỉ thị) [9].
Phát triển bền vững đƣợc định lƣợng ở hai cấp độ: (i) cấp độ quốc tế và
quốc gia, (ii) cấp độ các địa phƣơng. Vì vậy các chỉ thị cho sự phát triển bền
vững cũng mang tính đặc thù riêng với từng cấp độ tƣơng ứng.

10


- Ở cấp độ quốc gia có 3 nhóm chỉ thị thƣờng đƣợc dùng để định lƣợng
sự phát triển bền vững là: (i) Các chỉ thị kinh tế: Quan điểm truyền thống để
đánh giá sự phát triển là dùng chỉ số GNP bình quân đầu ngƣời. Tuy nhiên, chỉ
số này không tính đến sự suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và suy thoái tài
nguyên thiên nhiên. Để khắc phục nhƣợc điểm này ngƣời ta đƣa ra chỉ số SNP
(tổng sản phẩm quốc dân bền vững) hoặc chỉ số SNI (tổng thu nhập quốc dân
bền vững); (ii) Các chỉ thị xã hội: Chỉ thị xã hội đƣợc sử dụng là HDI, chỉ thị
này do Chƣơng trình Môi trƣờng thế giới đƣa ra. Chỉ thị HDI gồm 3 thành phần
đƣợc thể hiện nhƣ công thức HDI = L + H + T, trong đó: L là chỉ thị về tuổi thọ
trung bình của ngƣời dân, phản ánh chất lƣợng môi trƣờng và điều kiện sống của
dân cƣ, H là chỉ thị về số năm giáo dục bình quân và trình độ văn hoá của dân
cƣ, phản ánh tiềm năng phát triển của quốc gia trong tƣơng lai, T là chỉ thị thu
nhập quốc dân bình quân trên đầu ngƣời, phản ánh khả năng tăng trƣởng kinh tế

của quốc gia [5].
- Ở cấp độ địa phương, các chỉ thị của phát triển bền vững gồm các thông
số định lƣợng cho môi trƣờng khu vực. Các chỉ thị này có các đặc điểm sau: (i)
Đại diện cho các thành phần môi trƣờng trong địa bàn đang xét, (ii) Có thể tách
ra khỏi các thông số khác để đo đạc, (iii) Phản ánh tình trạng diễn biến môi
trƣờng theo thời gian, không gian, (iv) Không quá nhiều để địa phƣơng có thể
đủ điều kiện và kinh phí thực hiện [5].
Để đáp ứng việc đo mức độ phát triển bền vững, nhiều tác giả đã đề xuất
bộ chỉ thị, tiêu biểu là tác giả Lê Văn Khoa và Trần Thị Lành đề xuất bộ chỉ thị
gồm 26 chỉ thị PTBV miền núi, mỗi chỉ thị đều đƣợc đƣa ra các mức để đánh giá
và chỉ ra nguồn thông tin, các biện pháp thu thập và thẩm định thông tin [10].
Hay tác giả Lê Trình và Lê Thạc Cán năm 1998 có đề xuất hệ thống tiêu chí
phát triển bền vững quốc gia gồm 5 chỉ thị kinh tế, 16 chỉ thị xã hội, 17 chi thị
môi trƣờng, 4 chỉ thị đáp ứng đảm bảo PTBV [13].
Gần đây nhất (năm 2014) Chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng
điểm cấp nhà nƣớc “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
vùng Tây Nguyên” do tác giả Trần Văn Ý đã nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu
11


phát triển bền vƣng về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng các tỉnh Tây
Nguyên với 77 chỉ tiêu tiếp cận trên 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

1.2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về tái định cư
- Trên thế giới: do quá trình phát triển kinh tế cũng nhƣ nhiều nguyên
nhân khác nhau, ở trong lòng mỗi quốc gia trên thế giới đã có rất nhiều hoạt
động tái định cƣ, trƣớc thực tế đó các công trình nghiên cứu trên thế giới về tái
định cƣ bắt đầu đƣợc thực hiện. Từ năm 1970 trở lại đây các nghiên cứu về tái
định cƣ ngày càng đƣợc quan tâm, tuy nhiên các nghiên cứu mới tập trung vào

một số vấn đề về đền bù, bồi thƣờng, phân tích những lý thuyết về bồi thƣờng,
tái định cƣ, nghiên cứu chính sách và đánh giá kết quả thực hiện chính sách về
tái định cƣ từ đó đề xuất đổi mới hệ thống pháp luật chứ chƣa đi vào nghiên cứu
bản chất của tái định cƣ. Điển hình là Lý thuyết của Scudder – Colson, Lý
thuyết của De Wet, Khung sinh kế bền vững DFID (2007).
Tiêu biểu cho nghiên cứu này là lý thuyết rủi ro bần cùng hóa và phục hồi
sinh kế (IRR) của Cernea đề xuất năm 1990, đã đƣa ra mô hình lý thuyết xác
định những rủi ro bần cùng hóa phát sinh từ nội tại của quá trình tái định cƣ bắt
buộc và các quy trình cần thiết cho việc khôi phục đời sống của ngƣời bị di dời.
Cernea đã phát triển một mô hình lý thuyết để giải thích nguyên nhân của
bần cùng hóa/đói nghèo và cách thức giải quyết những rủi ro này nhằm phục hồi
sinh kế gồm 8 rủi ro chính, đƣợc nhóm thành 3 vấn đề: kinh tế, xã hội, văn hóa.
Về 8 rủi ro bần cùng hóa chủ yếu trong tái định cư: (1) mất đất đai, (2) tình
trạng mất việc làm, (3) tình trạng mất nhà cửa, (4) bị gạt ra ngoài lề, (5) mất an
ninh lƣơng thực, (6) tăng bệnh tật và tử vong, (7) mất khả năng tiếp cận với các
tài sản và dịch vụ công cộng, (8) chia cắt xã hội. Về các quy trình cơ bản của
phục hồi sinh kế: (1) từ không có đất đến có đất, và từ thất nghiệp đến có việc
làm, (2) từ mất nhà cửa đến xây dựng lại nhà cửa, (3) từ chia cắt xã hội đến tổ
chức lại cuộc sống cộng đồng, từ bị gạt ra ngoài lề đến hòa đồng vào xã hội, và
12


từ bị tƣớc đoạt đến việc phục hồi tài sản, dịch vụ công cộng, (4) từ mất an ninh
lƣơng thực đến đầy đủ về dinh dƣỡng, và từ gia tăng về bệnh tật đến chăm sóc y
tế tốt hơn [12].
- Tại Việt Nam: ở Việt Nam nghiên cứu về tái định cƣ chƣa có nghiên
cứu cụ thể và tổng quát, hoạt động tái định cƣ ở nƣớc ta chủ yếu gắn với các
công trình dự án thủy điện, xây dựng hạ tầng, đi vào phân tích và tổng kết các
chính sách, quy định của Nhà nƣớc về định mức hỗ trợ tái định cƣ nhƣ đền bù
tài sản và giá trị trên đất, định mức hỗ trợ ngƣời dân đến nơi ở mới. Vấn đề

nghiên cứu đánh giá tính bền vững các khu tái định cƣ ở nƣớc ta chƣa đƣợc thực
hiện, chƣa mang tính hệ thống.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về các phương pháp đánh giá tính bền vững khu
tái định cư
Hiện chƣa có nghiên cứu đánh giá tính bền vững khu tái định cƣ mà chủ
yếu là các nghiên cứu để đo lƣờng sự phát triển bền vững một cộng đồng nói
chung (có thể là làng, xã, phƣờng, huyện, quốc gia). Theo Francesco di Castri
(1995) sự phát triển bền vững có thể đặc trƣng bằng 4 độ đo chủ yếu: kinh tế,
môi trƣờng, xã hội và văn hóa [19].
Nhằm xác định và so sánh các vùng, năm 1996 IUCN đề xuất một phƣơng
pháp gọi là thƣớc đo độ bền vững BS (Barometer of Sustainability). Sử dụng
thƣớc đo BS có thể đánh giá mức sung mãn về sinh thái và nhân văn, là một
công cụ để tổng hợp và mô tả sinh động các ảnh hƣởng của các phƣơng án phát
triển [8]. Đây là phƣơng pháp đánh giá một cộng đồng có bền vững hay không
bền vững và đƣa ra biểu đồ vị trí tạo ra một bức tranh toàn hệ thống xem cộng
đồng bền vững ở mức độ nào.
Đánh giá phát triển cộng đồng bằng chỉ số bền vững địa phƣơng LSI
(Local Sustainability Index) do hai nhà khoa học Bỉ là Nath và Talay đề xuất
năm 1998 [22]. Đây là bƣớc đột phá về phƣơng pháp đánh giá cộng đồng, góp
phần đánh giá phát triển ở cấp cộng đồng rất thuận lợi và độ tin cậy cao.
13


Phƣơng pháp đánh giá khả năng bền vững của cộng đồng CSA
(Community Sustainability Assessment) đƣợc mạng lƣới Làng sinh thái của Hoa
Kỳ xây dựng, đây là phƣơng pháp tiếp cận trên 3 lĩnh vực sinh thái, xã hội, tinh
thần và mỗi lĩnh vực có 7 chỉ thị thành phần với các câu hỏi có sẵn đƣợc thiết
kế rất tổng thể và cơ bản với trọng số tƣơng ứng nhằm đánh giá mức bền vững
của cộng đồng. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là có thể đánh giá mức độ bền
vững của các cộng đồng nhỏ hay lớn.

Đối với một cộng đồng có rất nhiều các yếu tố cấu thành gồm con ngƣời,
văn hóa, môi trƣờng sinh thái, hoạt động sản xuất vật chất, giá trị tinh thần…
Nhƣ vậy, việc đánh giá tính bền vững khu tái định cƣ với góc độ đề tài này là
việc đánh giá mức độ bền vững khu tái định cƣ trên cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội,
môi trƣờng và có thể sử dụng một trong các phƣơng pháp trên để đánh giá,
nhằm xem xét cộng đồng đó có bền vững hay không.
1.2.3. Cách tiếp cận để đánh giá cộng đồng phát triển bền vững
Để đánh giá cộng đồng có phát triển bền vững hay không cần phải có một
bộ công cụ đầy đủ, phù hợp với từng đối tƣợng cần đánh giá, vì phát triển có
liên quan đến nhiều mặt, nhiều chiều cạnh nhƣ kinh tế, xã hội, môi trƣờng, sinh
thái... Sự phát triển bền vững của một cộng đồng có thể đƣợc đánh giá bằng
nhiều chỉ thị khác nhau, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Cách tiếp cận theo 3 thành phần kinh tế, xã hội, môi trƣờng: (i) Bền
vững về kinh tế có thể đƣợc đánh giá thông qua giá trị và mức ổn định của các
chỉ số tăng trƣởng kinh tế truyền thống nhƣ: tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP),
GDP bình quân đầu ngƣời, tổng sản phẩm quốc dân (GNP), mức tăng trƣởng
GDP, cơ cấu GDP,... một quốc gia phát triển bền vững về kinh tế khi phải đảm
bảo tăng trƣởng GDP và GDP bình quân đầu ngƣời cao. Các nƣớc thu nhập thấp
có mức tăng trƣởng GDP vào khoảng 5%/năm. Nếu có mức tăng trƣởng GDP
cao nhƣng GDP bình quân đầu ngƣời thấp thì vẫn xem là chƣa đạt tới mức bền
14


vững; (ii) Bền vững về xã hội của một cộng đồng đƣợc đánh giá thông qua các
chỉ số phát triển con ngƣời (HDI), hệ số bình đẳng thu nhập, chỉ số về giáo dục,
dịch vụ y tế và các hoạt động văn hoá… Chỉ số phát triển con ngƣời HDI là chỉ
số tổng hợp của độ đo về sức khỏe con ngƣời thể hiện qua tuổi thọ trung bình
(T1), độ đo học vấn trung bình của ngƣời dân (HV2), độ đo về kinh tế thể hiện
qua sức mua tƣơng đƣơng (PPP/ngƣời, ký hiệu là KT3). HDI = f(T1*HV1*KT3),
nếu chỉ số HDI <0,500 là chậm phát triển, HDI từ 0,501 đến 0,799 là phát triển

trung bình, HDI>0,800 là phát triển cao; (iii) Bền vững về môi trường thể hiện ở
việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đƣợc đa dạng sinh học, hạn
chế ô nhiễm môi trƣờng, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng… Muốn vậy thì dân số
phải không đƣợc vƣợt quá khả năng chịu tải của không gian; chất lƣợng môi
trƣờng đƣợc duy trì ở mức tốt hơn hoặc tối thiểu phải bằng tiêu chuẩn cho phép
[11]. Nhƣ vậy, một cộng đồng chỉ có thể phát triển một cách bền vững khi có
mối quan hệ hài hoà giữa ba trụ cột trên.
Từ cách tiếp cận trên, đã có nhiều mô hình phát triển bền vững đƣợc xây
dựng nhƣ Mô hình của Villen (1990), Mô hình của WCED (1987)... điển hình là
mô hình của Jacobs & Sadler (1990).

Hình 1.3 Mô hình phát triển bền vững theo sự thỏa hiệp giữa hệ thống kinh tế, tự
nhiên và xã hội (Jacobs & Sadler 1990) [5]

Theo mô hình (hình 1.3) sự phát triển bền vững không cho phép vì sự ƣu
tiên của hệ này dễ gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác hay phát triển
bền vững là sự dung hòa các tƣơng tác và thỏa hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu
trên [5]. Đây là cách tiếp cận trực tiếp trên 3 lĩnh vực quan trọng của một cộng
15


đồng, cách tiếp cận này coi trọng sự phát triển đồng đều của cả 3 lĩnh vực kinh
tế, xã hội, tự nhiên và đƣợc đặt ngang hàng nhau.
Cách tiếp cận dựa trên sự cân bằng phúc lợi sinh thái và phúc lợi xã
hội - nhân văn trong mô hình “quả trứng”: Hệ thống này do Hiệp hội Bảo tồn
Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đề xuất và cho rằng xã hội loài ngƣời nhƣ lòng đỏ
trứng, nằm bên trong lòng trắng trứng là hệ sinh thái. Xã hội loài ngƣời là phần
không thể tách rời khỏi hệ sinh thái bao quanh, giống nhƣ lòng đỏ của quả trứng
bị bao quanh bởi lòng trắng. Cả hai thứ sẽ bền vững chỉ với điều kiện cả hai
đƣợc duy trì và cải thiện. Bất cứ hệ nào suy thoái hoặc đơn phƣơng phát triển thì

xã hội đều không bền vững [9].

Hình 1.4 Mô hình quả trứng của hệ thống môi trường theo IUCN, 1996, [9]

Cách tiếp cận này thƣờng đƣợc sử dụng trong việc xây dựng các phƣơng
pháp đánh giá bền vững cho một cộng đồng, tuy nhiên cách tiếp cận này khi đặt
mục tiêu sinh thái và mục tiêu xã hội nhân văn ngang nhau, nhƣ vậy quá coi
trọng mục tiêu về sinh thái.
Cách tiếp cận dựa trên ba lĩnh vực sinh thái, xã hội và tinh thần: Mô
hình chiếc ghế 3 chân minh họa cho cách tiếp cận này. Sự bền vững tổng thể của
một cộng đồng đƣợc nâng lên khi cả 3 chân ghế (tƣơng ứng với 3 lĩnh vực tinh
thần, sinh thái và xã hội) cân bằng và đều đƣợc nâng lên.

16


×