Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

hoàn thành các bài tập big 5 và MBTI và đánh giá về tính cách cá nhân hành vi ứng xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.37 KB, 16 trang )

Đề tài:
Bạn hãy hoàn thành các bài tập Big 5 và MBTI. Sau đó hãy chuẩn bị một báo cáo
việc học của bạn Báo cáo của bạn cần giải thích:
 Các bài tập đó giúp bạn hiểu gì về bản thân?
 Bạn có thể sử dụng các thông tin để định hướng cho các hành vi cư xử của bạn
trong tương lai như thế nào?
 Nêu những ví dụ về kết quả và hành vi cư xử của bạn giúp bạn xác định và giải
thích những hành vi đó như thế nào?
 Bạn hãy phân tích và giải thích hành vi cư xử của mình, sự giao tiếp của bạn với
người khác, các hoạt động yêu thích và thái độ của bạn đối với công việc qua
những kết quả từ bản điều tra thái độ, giá trị và tính cách.
Bạn nên gộp kết quả của bản câu hỏi Big 5 và MBTI và những chú ý đi kèm vào phần
phụ lục của báo cáo. Bạn nên hướng những nghiên cứu khác thành những bài báo có
tính chất học thuật giúp bạn hiểu hơn về các câu hỏi và câu trả lời. Hãy chắc chắn rằng
bạn ghi rõ nguồn của thông tin mà bạn dùng để tham khảo.
Trong bài báo cáo của mình, bạn phải phân định rõ phần giới thiệu và kết luận. Trong
phần thân bài, bạn có thể sử dụng những câu hỏi trong phần đề tài như các tiêu đề phụ.
Hãy chắc chắn rằng bạn dẫn chứng đủ các tài liệu mà bạn tham khảo trong bài ở cuối
báo cáo của bạn. Bạn có thể tham khảo Phụ lục 2 và 3 về trình bày và phương thức
đánh giá bài báo cáo

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012

MỤC LỤC

Trang
Trang 1


Lời nói đầu
Chương 1


1.
2.
3.
Chương 2
I.
1
2
II
Chương 3
I
II
III

Kỹ năng tự nhận thức về bản thân
Thế nào là nhận thức về bản thân
Tự nhận thức được hình thành từ khi nào
Tại sao phải hình thành kỹ năng tự nhận thức về bản thân.
Hành vi cư xử của bản thân
Định hướng hành vi cư xử trong tương lai
Thế nào gọi là hành vi ứng xử
Định hướng hành vi ứng xử trong tương lai
Một số ví dụ cụ thể về kết quả và hành vi cư xử trong xã hội
Những trắc nghiệm mang tính cá nhân.
Trắc nghiệm Big 5
.Trắc nghiệm MBTI
Đánh giá và phân tích hành vi ứng xử, tính cách cá nhân của bản
thân
Kết luận
Tài liệu tham khảo


3
4
4
4
5
5
5
5
5
6
6
10
14
15

Trang 2


LỜI MỞ ĐẦU
Không phải ai cũng có khả năng hiểu rõ bản thân, hiểu rõ cảm xúc cá nhân mình, mục
tiêu và ước mơ của mình hơn người khác. Vì vậy, để có thể đưa ra những chọn lựa thông
minh trong cuộc sống cũng như ứng phó cho phù hợp với hoàn cảnh, chúng ta nên làm thế
nào. Việc hiểu rõ bản thân đem lại cho bạn nhiều lợi ích, từ việc đạt được những mục tiêu
trong học tập, trong cuộc sống, cho đến việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi
người.
Nhìn vào những người đạt được các thành tựu to lớn trong xã hội, chúng ta có thể thấy
rằng, họ đều sở hữu khả năng định hướng bản thân và biết cách sử dụng nó để đạt được mục
tiêu. Vì thế, nếu mình cũng muốn nâng cao năng lực nhận biết bản thân, có thể phân biệt các
dạng cảm xúc và dùng chúng như một phương thức chỉ dẫn hành động cho mình. Cho dù
cuộc sống thăng hay trầm, mỗi người đều có tâm trạng vui hay buồn, đang chịu thất bại hay

đạt được thành công, cái Tôi đích thực vẫn luôn tồn tại sâu bên trong mỗi con người.
Qua hai bài tập Big 5 và MBTI bước đầu tiên đã giúp tôi phân tích, đánh giá bản thân
để bắt đầu với việc nhìn lại hành vi cư xử trong cuộc sống cũng như trong công việc cho
chính bản thân tôi từ trước đến nay. Tôi viết ra bản báo cáo này và nhìn lại những công việc
mà mình đã từng làm hay đã có kinh nghiệm dựa trên các góc độ như “ Công việc, cách thức
nhìn nhận, giao tiếp đối xử với từng đối tượng như thế nào?”, “Nếu như công việc đó là làm
việc theo nhóm thì vai trò của tôi là như thế nào?”, tôi càng liệt kê cụ thể lại càng có hiệu
quả. Kết hợp cả những thứ chẳng hạn như mục tiêu của tôi là gì, mức độ thành công là bao
nhiêu %,… để từ đó viết ra. Những nội dung mà tôi đã ghi chú lại, tự đánh giá về năng lực
của tôi. Chắc chắn tôi sẽ có thể suy luận ra được những gì mình đã đạt được, những gì mình
đã học được qua mỗi công việc cũng như những hoạt động trong cuộc sống.
Tôi tóm tắt lại những điểm mà tôi thấy mình đã trưởng thành chưa từ cách hiểu tự nhận
thức như trên có thể hiểu kỹ năng tự nhận thức về bản thân là năng lực cá nhân vận dụng có
hiệu quả những tri thức, những kinh nghiệm thành hành động để nhận biết đúng đắn mình là
ai, mình có thể làm được gì, điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì, mình đang sống trong
hoàn cảnh nào.

Trang 3


CHƯƠNG 1:
KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân.
Tự nhận thức là quá trình phát triển cao của con người. Đây là một trong những vấn đề
phức tạp và quan trọng nhất của con người. Tự nhận thức được hiểu là quá trình cá nhân
phân biệt cái thuộc về mình và cái không thuộc về mình, đặc biệt là quá trình cá nhân phân
tách cái tôi nội tâm của mình để hiểu được mình với những đặc điểm tâm lý, nhân cách và
phẩm chất đạo đức riêng của cá nhân.
Từ cách hiểu tự nhận thức như trên có thể hiểu kỹ năng tự nhận thức về bản thân là năng
lực cá nhân vận dụng có hiệu quả những tri thức, những kinh nghiệm thành hành động để

nhận biết đúng đắn mình là ai, mình có thể làm được gì, điểm mạnh, điểm yếu của mình là
gì, mình đang sống trong hoàn cảnh nào.
2. Tự nhận thức được hình thành từ khi nào?
Tự nhận thức được hình thành từ rất sớm của tuổi thơ và khi hình thành thì nó có những
hình thức và nội dung đặc trưng. Tự nhận thức thể hiện đầu tiên là việc biết phân biệt bản
thân nó với thế giới vật chất. Tiếp theo, tự nhận thức của trẻ được phát triển ở bậc thang mới.
Trẻ nhận thức bản thân với một tư duy khác nó là thành viên của môi trường xã hội, mà cụ
thể đây là gia đình trẻ. Trong giai đoạn này trẻ đã hình thành tư duy so sánh giống và khác
nhau. Đến tuổi vị thành niên, cá nhân bắt đầu nhận thức về “Cái tôi lý tưởng” của mình
thông qua những hiểu biết về đặc điểm tâm lý, tính cách và các phẩm chất đạo đức. Đây
chính là sự bắt đầu của quá trình tự hoàn thiện của mỗi cá nhân.
3. Tại sao phải hình thành kỹ năng tự nhận thức về bản thân.
Tự nhận thức giúp con người hiểu rõ về bản thân mình với những điểm mạnh, điểm yếu,
sở thích, tư duy, niềm tin, động lực và cảm xúc vốn có. Từ đây, mỗi cá nhân biết được điều
gì là quan trọng, hợp với mình, cái gì mình có thể phát triển và cái gì không, nhờ đó đưa ra
được những định hướng tốt, phù hợp với chính bản thân mình.
Tự nhận thức cũng cho phép mình hiểu về người khác, cách họ cảm nhận về mình cũng
như những thái độ và phản hồi của mình đối với người khác. Thông qua “tấm gương” là

Trang 4


những cá nhân khác để mỗi người hiểu sâu sắc hơn về mình và có lối hành xử phù hợp với
những cá nhân khác.
Càng hiểu rõ bản thân càng có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu hiện. Nếu
hiểu cảm xúc và suy nghĩ của mình, chúng ta có thể lựa chọn cách hành động hoặc phản ứng
trong một tình huống nào đó hoặc với một người nào đó.
CHƯƠNG 2:
HÀNH VI CƯ XỬ CỦA BẢN THÂN
I. Đinh hướng hành vi ứng xử trong tương lai

1. Thế nào gọi là hành vi ứng xử.
Hành vi ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự
tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa
con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc
điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của
cá nhân với những người chung quanh.
2. Định hướng hành vi ứng xử trong tương lai.
Hành vi ứng xử là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở
lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những
người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi
ứng xử của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và
trưởng thành của mỗi cá nhân trong tương lai. Hành vi ứng xử được coi là các giá trị văn
hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời
nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung
quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản
thân mình.
II. Một số ví dụ cụ thể về kết quả và hành vi cư xử trong xã hội
Hành vi cư xử là một loạt các hoạt động của bản thân để đưa ra một giải pháp đảm bảo
đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Những người thành công thích
cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp từng tình huống và thời điểm
thích hợp. Cùng với việc rèn luyện, tôi có thể cải thiện khả năng đưa ra những quyết định tốt
cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống riêng tư, tài chính và nghề nghiệp, vì cuộc sống
bao gồm rất nhiều hành vi quyết định và những lựa chọn tốt nhất là chìa khoá cho sự thành
công của tôi.
Trang 5


Khả năng đưa ra hành vi cư xử tốt có thể giúp tôi:
• Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư

• Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho tôi.
Cho dù tôi đang đi học, đang làm việc, hay đang vui chơi cùng gia đình, bạn bè thì điều
quan trọng là vẫn phải nghĩ về những hậu quả trước khi tôi đưa ra những hành vi cư xử như
thế nào đó sau đây là một ví dụ:
Hãy tưởng tượng tôi đang đi chơi cùng gia đình thì gặp một người bạn, người bạn của
tôi mời tôi một điếu thuốc lá, tôi sẽ từ chối hay nhận lời mời? Hoặc vào một ngày nghỉ cuối
tuần, một nhóm tôi bè đến rủ tôi đi du lịch, tôi sẽ từ chối? nhận lời? Hay tôi phải nghĩ đến
hành vi cư xử như thế nào đó?
Cuộc sống là vậy đó! Chúng ta luôn phải đưa ra những hành vi và phải có trách nhiệm với
hành vi của mình.
CHƯƠNG 3
NHỮNG TRẮC NGHIỆM MANG TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
I. Trắc nghiệm Big 5:
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng
dưới đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý hay
không đồng ý của bạn với nó. Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính
cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính cách khác phù hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối

4 = Trung lập

2 = Rất phản đối

5 = Đồng ý

3 = Phản đối

6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý


Tôi tự thấy mình

1

2

3

4

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết
2. Chỉ trích, tranh luận
3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền muộn
5. Sẵn sang trải nghiệm, một con
người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng
7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
10.Nguyên tắc, ít sáng tạo

5

6

7

x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
Trang 6


“Big 5”

Đặc điểm I: Tính cách này thiên về những giao tiếp xã hội. Những So sánh với những người
Hướng Ngoại người hướng ngoại cao thường năng động và thích tụ khác, điểm trong phân
tập bạn bè. Những người điềm thấp (những người này (I) là: Tương đối cao
hướng nội) thường im lặng và hay trầm ngâm.
Đặc điểm II:

Từ kết quả này, bạn có

thiên hướng ngoại
Tính cách này cho thấy xu hướng giao tiếp của bạn So sánh với những

Độ

với những người khác như thế nào. Những người có người khác, điểm của

Hòa


độ hòa nhập cao thường đáng tin cậy, thân thiện và bạn trong phân này

Nhập

sẵn sàng hợp tác. Những người điểm thấp thường (II) là: tương đối cao

( hay

nóng nảy và không sẵn sàng hợp tác.

Thân

Từ kết quả này, bạn có
thiên hướng nội

Thiện)
Đặc điểm III:

Tính cách này cho thấy sự quy củ và kiên trì trong So sánh với những

Sự kiên trì

quá trình bạn theo đuổi mục tiêu. Những người đạt người khác, điểm của

trong theo

điểm cao thường là những người có mục tiêu và bạn

trong


phân

đuổi mục tiêu phương pháp rõ ràng và có trách nhiệm. Những người này( III) là:tương đối
( hay Ý chí

đạt điểm thấp thường kém cẩn thận hơn, không đủ độ cao

hoặc độ phụ

tập trung và có thể dễ dàng bị phân tán khỏi công Từ kết quả này, bạn có

thuộc)
việc.
thiên hướng nội
Đặc điểm IV: Tính cách này thể hiện xu hướng trải nghiệm những So sánh với những
Độ

suy nghĩ và cảm giác tiêu cực Những người điểm cao người khác, điểm của

Vững

dễ bị tác động bởi cảm giác không an toàn và căng bạn trong phân này

Vàng

thẳng về mặt tình cảm. Những người điểm thấp (IV ) là:khoảng trung

Về


thường thư thái hơn, bị tác động bởi tình cảm và bình. Từ kết quả này,

Tâm

căng thẳng.

bạn có thiên hướng nội

Lý.
Đặc điểm V:

Tính cánh này thể hiện mức độ cởi mở và sự hứng thú So sánh với những

Độ Cởi Mở

với vấn đề văn hóa. Những người được điểm cao người khác, điểm của
thường có trí tưởng tượng tốt, sáng tạo và luôn tìm bạn trong phân này
kiếm những trải nghiệm văn hóa và giáo dục mới. (V ) là:khoảng trung
Những người điểm thấp thường thực tế hơn, không bình
Trang 7


quan tâm nhiều đến nghệ thuật và thực tế về bản chất. Từ kết quả này, bạn có
thiên hướng ngoại

Bản điều tra giá trị Rokeach

Sắp xếp (1=quan trọng nhất...)

Các giá trị hướng tới

1. Sức khỏe – thể trạng và tâm lý ổn định
2.

An ninh xã hội – được bảo vệ khỏi nguy hiểm

3. Gia đình yên ấm – chăm sóc người mình yêu thương
4. Thành công – sự đóng góp lâu dài
5. Địa vị xã hội – được tôn trọng và khâm phục
6. Được tôn trọng – Được công nhận
7. Tự do – độc lập và có quyền lựa chọn
8. Một cuộc sống dễ chịu – sống cuộc đời khá giả
9. Sự bình đẳng – ái hữu và cơ hội chia đều cho tất cả
10. Tình bạn thực sự - tình bạn keo sơn
11. Sự hài hòa bên trong – thoát khỏi mâu thuẫn bên trong
12. Tình ái – đời sống tinh thần và tình cảm phong phú
13. Thế giới hòa bình – một thế giới không chiến tranh và
mâu thuẫn
14. Thông thái – hiểu tường tận cuộc đời
15. Cuộc sống thú vị - cuộc sống hào hứng, năng động
16. Thế giới đẹp tươi – đầy cảnh đẹp và nghệ thuật
17. Hài lòng – cuộc sống hưởng thụ, nhàn hạ
18. Sự cứu rỗi – được cứu vớt; cuộc sống dài lâu
Xếp hạng (1= quan trọng nhất)

Những tiêu chí đánh giá
1. Tự chủ- tự làm chủ bản thân mình, biết kiềm chế.
2. Độc lập- tự lực, tự cường
3. Khả năng- có năng lực, hiệu lực
4. Trung thực- chân thành và thực thà
5. Dũng cảm- can đảm bảo vệ niềm tin của bạn

Trang 8


6. Tham vọng- chăm chỉ và đầy cảm hứng
7. Giàu trí tưởng tượng- dám sáng tạo và dám làm
8. Trí tuệ- Thông minh và luôn suy ngẫm
9. Logic- Đồng nhất, duy lý
10. Tầm nhìn mở- sự cởi mở trong suy nghĩ
11. Sạch sẽ- sạch và gọn
12. Vị tha- sẵn long tha thứ cho người khác
13. Sẵn lòng giúp đỡ- làm việc vì lợi ích của người khác
14. Giàu tình yêu thương- tình cảm và dịu dàng
15. Trung thành- luôn chung thủy với nhóm hoặc bạn bè
16. Tuân thủ quy tắc- có trách nhiệm, đáng tôn trọng
17. Lịch sự- lịch lãm và cư xử tốt
18. Có trách nhiệm- đáng tin cây
Qua hai bảng các giá trị hướng tới và các chỉ tiêu đánh giá giúp cho bản thân tự nhận xét
và đánh giá những điều quan trọng trong cuộc đời mình.
Trong vô vàn lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào bản thân cũng
đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho
chúng ta một cuộc đời "thăng hoa" như mong muốn và ngược lại.
Cuộc sống luôn thôi thúc chúng ta có những hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị
nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Để xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi:
“Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có
đáng để dùng hay không?”.
Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của
cuộc đời mình nằm ở đâu) - được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa
đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả
những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho
mình và hậu quả là cuộc đời nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra

vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau,
cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau.
Nói đến con người là hàm ý tới con người xã hội với nhiều mối quan hệ đan xen, và cũng
chính những mối quan hệ đó định hình chân dung một người. Chẳng hạn, phương Tây có câu:
Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai. Còn ông bà mình, khi nhận xét về
một người hoặc một nhóm người nào đó thì thường nói: “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” hoặc
Trang 9


“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” (ngoại trừ một số ít người quá đặc biệt, quá cá tính thì
gần mực sẽ không đen, mà gần đèn cũng chẳng sáng).

II.Trắc nghiệm MBTI
Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người đều có hai mặt.
Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con người, và sự vật. Một
mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng
tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi người đều
thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một
mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính
cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại

Tính cách hướng nội



Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau




Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao



Thường cần một khoảng "thời gian riêng tư" để

tiếp với thế giới bên ngoài


tái tạo năng lượng

Thường cởi mở và được khích lệ bởi



con người hay sự việc của thế giới bên
ngoài


Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi khi như
"đóng lại" với thế giới bên ngoài




Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một

Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong
mối quan hệ con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên? Phần giác quan (S) của bộ não
chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của HIỆN
TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC
TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại
Trang 10


từ các sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết,
diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã được thu thập, và ghi nhận
các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả
việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi
cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức
sử dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan


Các đặc điểm trực giác

Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới các




cơ hội hiện tại




ý tới các cơ hội tương lai

Sử dụng các giác quan thông thường và tự



khám phá các triển vọng mới là bản

tiễn

năng tự nhiên

Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin và



Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố
trí, ngữ cảnh, và các mối liên kết

Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm




trong quá khứ


Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/

động tìm kiếm các giải pháp mang tính thực

các sự kiện trong quá khứ


Tinh thần song với Tương Lai, chú

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết
mang tính lý thuyết

Thích các thông tin rành mạch và rõ ràng;



Thoải mái với sự không cụ thể, dữ

không thích phải đoán khi thông tin "mù

liệu không thống nhất và với việc

mờ"

đoán biết ý nghĩa của nó

Chọn điều phù hợp nhất:


Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ não
chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa trên các
nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý
của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và
chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới
những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của chúng ta.
Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều
có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối lập
nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Trang 11


Các đặc điểm suy nghĩ




Các đặc điểm cảm tính

Tự động tìm kiếm thông tin và sự



hợp lý trong một tình huống cần


ảnh hưởng tới người khác trong một tình

quyết định

huống cần quyết định

Luôn phát hiện ra công việc và



nhiệm vụ cần phải hoàn thành.


Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và
phản ứng của con người.

Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị



và quan trọng


Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể
một cách tự nhiên

Chấp nhận mâu thuẫn như một phần




tự nhiên và bình thường trong mối

Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng
tiêu cực với sự không hòa hợp.

quan hệ của con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng cả hai
quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ
chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một
trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới
bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới
bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng,
ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và
hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch
Tính cách đánh giá


Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động.




Tập trung vào hành động hướng công việc;
hoàn thành các phần quan trọng trước khi

Tính cách lĩnh hội


cần lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.


Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách xa



Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình
chuẩn để quản lý cuộc sống.

Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn;
làm việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.

thời hạn cuối.


Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết
hợp

tiến hành.


Thoải mái tiến hành công việc mà không




Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.

Trang 12


Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn
I

N

T

J

Qua những bài trắc nghiệm thu được kết quả những chữ cái thể hiện tính cách của bản
thân bao gồm các chữ INTJ điều này thể hiện tính cách của bản thân có lối sống chủ đạo là
trực giác nội tâm và mọi sự tiếp nhận mọi thứ chủ yếu dựa vào trực giác.
Vì trực giác hướng nội là chủ đạo trong tính cách của bản thân, người có tính cách
INTJ thường tập trung vào quan sát thế giới xung quanh và sáng tạo nhiều ý tưởng và khả
năng. Não bộ của họ liên tục thu thập thông tin và tạo sự kết nối giữa các thông tin đó. Bản
thân rất sâu sắc và thường hiểu những ý tưởng mới rất nhanh. Tuy nhiên, quan tâm chính

không phải là hiểu biết khái niệm, mà là áp dụng khái niệm đó một cách hữu ích.
Ví dụ 1: Bản thân hiện đang phụ trách công tác xuất nhập khẩu tại Công ty, trong
cuộc họp giao ban được lãnh đạo giao nhiệm vụ chuẩn bị tham gia đấu thầu lô phụ tùng đầu
máy xe lửa tại Hà Nội. Để chuẩn bị được tốt công tác đấu thầu thì bản thân phân công cho
các nhân viên phụ trách các công việc cụ thể như sau:
- Nhân viên Hải được giao mua hồ sơ dự thầu và làm hồ sơ tham gia đấu thầu.
- Nhân viên Long được giao làm việc với đối tác phía Trung Quốc để tìm hiểu và lấy
giá gốc từ Nhà máy Sản xuất số phụ tùng này.
Trong quá trình làm hồ sơ dự thầu bản thân tôi đã có được những thông tin đáng tin
cậy là bộ hồ sơ này có tới 03 nhà thầu tham dự, nhưng chỉ có Công ty mình là có giá gốc từ
Nhà máy sản xuất, nên rất khả quan khả năng trúng thầu là 90%.
Nhưng kết quả mở thầu thì bộ hồ sơ của chúng tôi lại có giá cao kết quả là không
trúng thầu. Khi về đến Công ty Lãnh đạo đã hỏi tôi là tại sao không trúng tôi không biết trả
lời như thế nào và đã triệu tập họp phòng và viện vào lý do không trúng thầu là có khả năng
các đối tác khác biết giá của mình làm cho tình hình thêm phức tạp và không khí trong
phòng căng thẳng làm áp lực ông việc cho nhân viên Hải và Long.
Ví dụ 2: Tôi đã giao nhiệm vụ cho nhân viên Cường làm thủ tục tiếp nhận hàng nhập
khẩu tại sân bay Đà Nẵng. Khi nhân viên Cường đã làm xong các thủ tục khai báo Hải quan,
cán bộ Hải quan đi kiểm tra hàng thực tế thì phát hiện ra khi khai báo trên tờ khai Hải quan
và các chứng từ nhập khẩu toàn bộ đều ghi là 03 cặp nhưng thực tế là 12 cái. Nhân viên
Trang 13


Cường không biết giải thích như thế nào liền điện cho tôi xuống làm việc. Khi tôi xuống
kiểm tra qua toàn bộ hồ sơ và hàng hóa thì biết mình khai báo như thế là sai. Nhưng tôi vẫn
một mực là bộ hồ sơ và khai báo Hải quan là hoàn toàn đúng là bởi vì một cặp ở đây là bao
gồm 04 cái theo từ chuyên ngành của Đầu máy xe lửa. Mới đầu cán bộ Hải quan không đồng
ý nhưng tôi vẫn nhất quyết cho là đúng và cuối cùng được cán bộ Hải quan chấp nhận. Sau
đó tôi có về liên lạc với đối tác phía bên Đức hỏi thì họ trả lời là các ông mua có 03 cặp tức
là 6 cái nhưng chúng tôi sản xuất một lô ra tới 12 cái số còn lại cũng không bán cho ai nên

chúng tôi gửi cho các ông luôn.
III. Đánh giá và phân tích hành vi ứng xử, tính cách cá nhân của bản thân.
Qua bài trắc nhiệm và ví dụ cụ thể xảy ra tại Công ty, tôi nhận thấy một phần nào đó
về hành vi cư xử và tính cách cá nhân và phát hiện ra những ưu, khuyết điểm để có các giải
pháp hoàn thiện được tốt hơn.

Cụ thể qua ví dụ 1 cách tôi ứng xử với nhân viên cấp dưới một cách cục bộ như thế là
chưa đúng. Đáng lẽ ra cần tìm nguyên nhân tại sao phía đối tác đối tác lại lấy được giá tốt
hơn và giá đó là do ai báo, hàng hóa có đúng do nhà máy chính hãng sản xuất hay không hay
là chỉ là những nhà máy sản xuất mang tính thị trường có nghĩa là khách hành cần mặt hàng
gì thì sản xuất mặt hàng đó nhưng chất lượng lại không có. Để từ đó có những giải pháp và
phương hướng cho những lô hàng tiếp theo.
Còn ví dụ thứ 2 thể hiện tôi là một con người quyết đoán mặc dụ có mang mộ chút là
bảo thủ. Những điểm đó không làm ảnh hưởng lớn đến ai thì chúng ta nên áp dụng nhưng
cũng phải tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
* Giải pháp hoàn thiện và phát triển tốt hơn tính cách của tôi
Để phát triển cá nhân bản thân tôi cần tập trung, tỉnh táo không nên vội vã, cần thu
thập tất cả mọi thứ vào trong trực giác để hiểu chúng. Điều này có thể cần thiết để cung cấp
cho trực giác của tôi để làm việc xử lý những thông tin mới.

Trang 14


+ Ưu điểm: - Những thông tin được hệ thống và phân tích một cách tự nhiên mặc dù
nằm trong điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
- Có khả năng tập trung cao độ để hoàn thành công việc đang diễn ra.
- Sẵn sàng thay đổi ý định để đạt được mục tiêu.
- Xây dựng kế hoạch và phát triển nó một cách thành công.
+ Nhược điểm: - Thường xuyên không quan tâm đến ý kiến của người khác
- Hay đánh giá những nhược điểm, lỗi của người khác.

- Hay có tính bảo thủ luôn cho mình là đúng.
+ Giải pháp: - Chú ý lắng nghe những ý tưởng mới của người khác để từ đó phân tích
đúng sai.
- Nắm bắt được thái độ và tình cảm của người đối diện trước khi đưa ra hành vi ứng
xử.
- Phải biết đối mặt với những điểm yếu của mình để cố gắng vượt qua chúng.
- Khiêm tốn tự biết đánh giá bản thân như mình thường đánh giá người khác.
KẾT LUẬN
Qua hai bài tập trắc nghiệm Big 5 và MBTI và bản báo cáo của bản thân tôi thấy một
điều quan trọng không phải là việc tôi tìm thấy được điểm nào vượt trội hơn người khác mà
là việc tôi nhìn và xem lại mình đã thu lượm được những tri thức gì, mình đã trưởng thành
lên như thế nào. Tôi suy nghĩ và ghi chép lại những vấn đề như: Đối với mỗi sự việc, hiện
tượng, mình đã phấn đấu và đã gặp phải những trở ngại, khó khăn như thế nào. Những việc
gì vẫn đang tiếp diễn? Nếu tôi đã thất bại thì nguyên nhân thất bại là gì và tôi đã làm gì để
khắc phục.
Hành vi ứng xử là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là những hoạt
động có mục đích cụ thể, phương tiện cụ thể tại một địa điểm cụ thể. Như vậy, đơn vị cơ sở
của hành vi là hành động và do đó hành vi của con người có tính chất hướng đích.
Với bản chất hành vi cư xử của con người luôn gắn liền tư duy lý trí với tình cảm, qua
phân tích hành vi cư xử của bản thân ta thấy có những giới hạn không thể áp dụng được
trong thực tế. Nó chỉ đúng trong lý thuyết với các giả định được lý tưởng hóa.
Các tài liệu tham khảo:
- Giáo trình quản trị Hành vi tổ chức: TS Hoàng Lâm Tịnh
- />Trang 15


- />-

Trang 16




×