Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Khủng hoảng nợ công châu âu và tác động đến nền kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.56 KB, 11 trang )

1- Khủng hoảng nợ công Châu Âu và tác động đến nền kinh tế thế giới
Khái niệm nợ công, có thể hiểu “nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là
tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa
phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế nợ chính
phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó.
Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu
chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Ngoài việc vay bằng cách phát hành
trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng
thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn như Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF), WB...
Khủng hoảng nợ công làm tổn thương đồng Euro
Đầu tư vào đồng Euro khi thị trường tài chính khu vực Châu Âu với thành viên
Hy Lạp bất ổn, xu hướng đầu tư mạo hiểm thoái trào cũng là lúc các loại trái
phiếu, cổ phiếu có quốc tịch từ các quốc gia Châu Âu và đồng tiền sử dụng khu
vực kinh tế đồng Eurozone cũng bị giới, đầu tư lẩn tránh. Điều này làm mất ổn
định lãi suất liên ngân hàng của đồng Euro khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào
đồng tiền chung Euro và có thể liên đới đến các nước có tình trạng nợ công
tương tự như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha. Vì vậy một đợt tháo chạy quy mô
lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu của các ngân hàng khu vực Châu Âu là
điều hoàn toàn có thể. Chính điều này tạo nên hiệu ứng sụp đổ hàng loạt các nền
kinh tế khác.
Khủng hoảng tài chính khu vực Eurozone phủ bóng đen lên sự phục hồi kinh tế
toàn cầu
Sự phục hồi kinh tế khu vực Châu Âu khá chậm chạp khi các quốc gia Đức và
Pháp tham gia cứu trợ các nước thành viên trong cộng đồng, do vậy nguồn lực
dành cho chính sách tài khóa trong nước bắt buộc phải giảm. Một số nước cho


vay trong khu vực Euro lo ngại rằng các vấn đề của Châu Âu sẽ gây tác động
tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính, khiến các ngân hàng thắt chặt cho vay
trong thời gian ngắn hạn làm cho các khoản tiền cứu trợ của chính phủ khó tiếp


cận doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tình trạng các doanh nghiệp lớn liên tiếp thông báo thua lỗ và gia tăng thất
nghiêp tại Châu Âu.
Hãng bảo hiểm AIG trong quý 3/2009 thông báo thua lỗ 8,9 tỉ USD và hãng tài
chính Fannie Mae trong quý 4 thua lỗ 16,3 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng tài
chính tiếp tục nối dài chuỗi ngày khó khăn trên thị trường việc làm cựu lục địa.
Tính đến tháng 3/2009, tỉ lệ thất nghiệp khu vực Eurozone là 10% trong đó tỉ lệ
thất nghiệp giới trẻ Tây Ban Nha là 40%.
Khủng hoảng nợ công khu vực dẫn đến khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng tiêu
cực đến kinh tế khu vực, nguy cơ sụp đổ nền kinh tế dây chuyền, nhiều ngân
hàng thua lỗ, phá sản, tình trạng thất nghiệp phổ biến ảnh hưởng đến nền kinh tế
Châu Á và cả thế giới.
Tác động cuộc khủng hoảng Euro đến nền kinh tế khu vực Đông Nam Á
Ba kịch bản cho Đông Nam Á

Khủng hoảng nợ công Châu Âu đang phình to với 3 kịch bản được dự đoán đều
không sáng sủa. Một là, Châu Âu sẽ giữ được Hy Lạp ở lại trong khối, hai là Hy
Lạp sẽ ra đi trong trật tự và ba là nước này sẽ rời khỏi khối trong sự hỗn loạn và
hiệu ứng domino sẽ lan sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước khác.


Tới nay, nhiều người vẫn tin rằng các nền kinh tế Đông Nam Á có thể vượt qua
được cơn địa chấn này nhưng trong trường hợp kịch bản xấu nhất xảy ra, khu
vực Đông Nam Á sẽ bị tác động mạnh nhất do sự phụ thuộc tương đối lớn của
các nền kinh tế khu vực vào Châu Âu. Bởi EU là đối tác thương mại lớn thứ hai
của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ trong năm
2011 đạt 206 tỉ euro (tương đương 350 tỉ USD) và đứng đầu về đầu tư ở khu
vực ASEAN với tổng vốn lên đến 230 tỉ USD.

Do vậy, khi xảy ra khủng hoảng, trao đổi thương mại trực tiếp và gián tiếp với

Châu Âu và Mỹ sẽ sụt giảm nhanh chóng. Những thành phẩm và hàng hóa xuất
khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc cũng sẽ bị cắt giảm, trao
đổi thương mại với đối tác lớn nhất của ASEAN này sẽ bị chững lại và mục tiêu
đạt 500 tỷ USD giá trị trao đổi thương mại vào năm 2015 giữa ASEAN và
Trung Quốc sẽ không thể thực hiện được. Sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu
cũng đồng nghĩa với việc giá cả hàng hóa giảm và thu nhập từ xuất khẩu của
Đông Nam Á sẽ bị thiệt hại.

Thực vậy, kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng GDP của hầu hết các nền kinh tế
trong khu vực đã có dấu hiệu chậm lại trong quý đầu năm 2012 khi động lực
của tăng trưởng nhờ các gói kích thích kinh tế được tung ra vào các năm 2009,
2010 đã hết. Tuy nhiên, riêng Thái Lan và Philippines vẫn giữ được đà tăng
trưởng tốt với những lý do đặc biệt, đó là nhu cầu tái thiết, phục hồi sau trận lụt
lịch sử hồi năm 2010 ở Thái Lan. Còn với Philippines là nhờ tăng chi tiêu chính
phủ mà 3 tháng đầu 2012, kinh tế nước này đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến,
đạt 6,4%.


Ngoài lĩnh vực xuất khẩu là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, các dòng chảy tài
chính cũng sẽ bị ngưng đọng. Với thực tế rằng khu vực Đông Nam Á phụ thuộc
khá lớn vào dòng đầu tư nước ngoài để tăng trưởng, nên việc các nền kinh tế
phát triển trên thế giới áp dụng chính sách khắc khổ sẽ đẩy khu vực vào tình
trạng khan hiếm về vốn đầu tư. Tuy nhiên, cho tới nay phần lớn các nền kinh tế
Đông Nam Á vẫn đứng khá vững trước những biến động thất thường của dòng
vốn tư bản nhờ thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa khá thận trọng trong suốt 1
thập kỷ trở lại đây.
Dẫu vậy, sự ra vào thất thường của những dòng đầu tư đã gây ra những phức tạp
nhất định cho công tác quản lý vĩ mô, áp lực cho tỷ giá hối đoái, lãi suất và lạm
phát. Trong đó, Indonesia là nước phải chịu nhiều hậu quả nhất từ sự thất
thường này. Lý do chính là do tỷ lệ nắm giữ nguồn vốn cổ phần trên thị trường

chứng khoán và các công cụ vay nợ ngắn hạn của các nhà đầu tư nước ngoài ở
Indonesia khá lớn. Khi có dấu hiệu của sự bất ổn, họ sẵn sàng bán đi các tài sản
của mình.

Do đồng nội tệ có xu hướng mất giá trong thời gian gần đây, chính phủ
Indonesia đã có kế hoạch tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường để đáp ứng
nhu cầu mua chứng khoán nhà nước trên thị trường thứ cấp và áp dụng một số
công cụ giao dịch ngoại tệ khác nhằm ổn định tỷ giá hối đoái của đồng rupiah.

Tính đến tháng 4/2012, các khoản nợ tư nhân nước ngoài từ Châu Âu của
Indonesia là 21,6 tỷ USD, trong đó chủ yếu từ Hà Lan (57,3%), tiếp theo là Anh
(10,7%), Đức (6,4%) và Pháp (2,5%). Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công
ở Châu Âu ngày một gia tăng khiến giá trị đồng nội tệ rupia cũng như các chỉ số


chứng khoán tại thị trường Châu Á, trong đó có Indonesia, đã bị giảm trong vài
tháng qua.

2- Khủng hoảng nợ công khu vực Eurozone, sự tác động toàn cầu đối với
các doanh nghiệp và các ngành nghề.

Tình trạng khủng hoảng nợ công khu vực Châu Âu gây ra tâm lý lo lắng sự sụp
đổ tài chính dây chuyền, tình trạng thất nghiệp gia tăng, do vậy người dân khu
vực Châu Âu tiêu dùng tiết kiệm hơn. Nhu cầu mua sắm tại Mỹ và các quốc gia
Châu Âu suy giảm rõ rệt trong đó các ngành ảnh hưởng mạnh nhất là doanh
nghiệp sản xuất ô tô, dịch vụ cung ứng du lịch và các ngành may mặc. Theo báo
cáo của Hiệp hội sản xuất ô tô Châu Âu, 27 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu
nhu cầu xe hơi giảm 10,8% so cùng kỳ với năm 2011, doanh số bán xe ở khu
vực này đã giảm liên tiếp12 tháng tính đến thời điểm tháng 9. Tuy nhiên, Hiệp
hội các nhà sản xuất xe hơi ở Châu Âu cho hay lượng tiêu thụ xe ở các thị

trường lớn mạnh không hề thuyên giảm, thậm chí còn có dấu hiệu tăng trưởng
rõ rệt, điển hình là trường hợp nước Anh, doanh thu tăng 8,2% so với cùng kỳ
năm ngoái.

Xét trên toàn phạm vi Châu Âu, đợt giảm 10,8% trong tháng 9 là cú giảm mạnh
nhất trong vòng 12 tháng qua. Từ tháng 1 đến hết tháng 8, doanh số bán hàng
trên thị trường Liên minh Châu Âu chỉ giảm 7,6% so với năm 2011. Riêng ở
Anh, thị trường xe hơi có chuyển biến tích cực khi tốc độ tăng trưởng đạt 4,3%
so với sự suy giảm 2 con số ở Ý và Tây Ban Nha. Ở Đức, 2,4 triệu ô tô đã được
bán ra trong năm nay, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.


Suy giảm doanh số bán hàng ngành ô tô liên minh Châu Âu là 7,6% so với năm
2011. Doanh số ô tô sụt giảm làm ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp phụ
trợ cũng suy giảm tương ứng, thu nhập người lao động không ổn định nên chi
tiêu cân nhắc và tiết kiệm hơn, do vậy các ngành du lịch và may mặc cũng ảnh
hưởng trầm trọng.
3- Sự liên đới đến thị trường chứng khoán và cổ phiếu Châu Á , Việt Nam.
Sự khủng hoảng tài chính khu vực Eurozone ngày càng lan rộng không chỉ ảnh
hưởng khu vực Châu Âu mà lan sang cả Châu Á. Theo dữ liệu khảo sát kinh
doanh mới nhất, các nhà sản xuất Châu Á đang phải gồng mình vật lộn với nhu
cầu yếu ớt từ Mỹ và Châu Âu trong bối cảnh mong manh của nền kinh tế toàn
cầu. Khu vực đồng Euro đang sa lầy trong suy thoái kinh tế trong khi Mỹ hiện
duy trì đà phục hồi kinh tế ở mức cân bằng.
Thị trường vốn và hàng hóa có dấu hiệu giảm sút ở Châu Á. Chỉ số quản lý thu
mua (PMI) chính thức của Trung Quốc cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh
của nhà máy liên tục thu hẹp trong tháng thứ 2 liên tiếp và cuộc khảo sát của
các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản cũng thể hiện niềm tin sản xuất tồi tệ trong
hơn 3 tháng qua. Thêm nữa, chỉ số PMI của Đài Loan cũng chạm ngưỡng thấp
nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây và sản lượng xuất khẩu của Hàn Quốc cũng

tụt dốc nghiêm trọng.
Theo cuộc khảo sát ở Trung Quốc, động lực của nền kinh tế toàn cầu đang bị
kìm hãm do tăng trưởng chậm lại trong quý thứ 7 liên tiếp. Nhìn chung, chỉ số
PMI tăng lên 49,8 trong tháng 9 so với 49,2 trong tháng 8, tuy nhiên những con
số dưới 50 đều chứng tỏ quy mô sản xuất bị thu hẹp. Chính phủ đã quyết định
cắt giảm lãi suất 2 lần, nới lỏng yêu cầu ngân hàng dự trữ xuất 1,2 nghìn tỷ nhân
dân tệ (190 tỷ $) cho vay.


Nhật Bản cũng lâm vào tình trạng tương tự. Sản lượng xuất khẩu sụt giảm
nghiêm trọng đặc biệt là sang các nước Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, chỉ số niềm
tin của các nhà sản xuất dường như rất mong manh.
Hàn Quốc, cường quốc xuất khẩu các nhãn hàng của Samsung Electronics và
Hyundai Motor cũng giảm 5,1% sản lượng xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu
trong tháng 9 và giảm 0,4 % sang thị trường Hoa Kỳ. Tổng thể xuất khẩu của
Hàn Quốc đã sụt giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
In-đô-nê-xi-a tiết lộ sản lượng xuất khẩu của quốc gia này cũng giảm so với
năm trước đó. Thậm chí ở Đài Loan, số lượng các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm
với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 11 năm 2011.
Chỉ riêng ở Ấn Độ, chỉ số PMI có dấu hiệu khả quan. Các đơn đặt hàng và hoạt
động sản xuất liên tục tăng lên trong tháng 9 tuy nhiên cảnh báo lượng hàng tồn
kho có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Hệ quả của cuộc khủng hoảng làm gia tăng lạm phát và thất nghiệp tại các nước
Châu Âu, đồng Euro mất giá, GDP tăng trưởng thấp, lạm phát tăng cao, thu
nhập thực tế của người dân giảm và cầu tiêu dùng nhập khẩu giảm mạnh. Các
vấn đề này đã ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Châu Á và Việt Nam.
Châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn chủ lực của các nước thuộc khu vực Châu
Á và Việt Nam. Xuất khẩu đình đốn đã gây ra tình trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh trì trệ của các doanh nghiệp Châu Á, Việt Nam. Tình trạng các tổ
chức sản xuất thua lỗ và có khả năng phá sản tác động xấu đến thị trường trái

phiếu và chứng khóan là tất nhiên.
Vấn đề khác là sự bùng nổ giá vàng thu hút vốn đầu tư, các nhà đầu tư thế giới
đầu tư vào vàng như là là nơi trú ẩn an toàn khi tình trạng khủng hoảng tài chính
khu vực Châu Âu ngày càng lan rộng làm cho giá vàng thời gian qua tăng lên
rất cao. Điều này phản ánh nhu cầu dự trữ vàng an toàn hơn so đồng tiền giấy


sau khi các tổ chức, cá nhân ở Châu Âu và Châu Á đua nhau mua vàng và bạch
kim. Chính điều này tác động xấu đến đầu tư thế giới, Châu Á và cả Việt Nam
bởi khi vàng chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục đầu tư của các tổ chức thì cũng
đồng nghĩa với việc các danh mục khác như trái phiếu và cổ phiếu sẽ giảm
mạnh. Như vậy đồng vốn đầu tư gián tiếp càng giảm mạnh.
Ảnh hưởng và bài học cho Việt Nam
Kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệ
xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá
cao. Nếu cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp xảy ra thì kinh tế của Việt Nam
cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cũng là một
bài học cho Việt Nam khi nhìn lại vấn đề nợ công và mô hình tăng trưởng của
nền kinh tế.
Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián
tiếp vào Việt Nam. Dù Hy Lạp không phải là một nền kinh tế lớn ở Châu Âu và
quan hệ thương mại, dòng vốn đầu tư giữa Việt Nam không lớn, nhưng Việt
Nam sẽ chịu tác động gián tiếp nếu cuộc khủng hoảng này nổ ra.
Với việc EU và IMF cam kết sử dụng gần 1,000 tỷ USD để cứu trợ cho nước
này và một số nước có liên quan, chúng tôi cho rằng khả năng vỡ nợ của Hy
Lạp sẽ khó diễn ra. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng này sẽ làm chậm lại đà phục hồi
của kinh tế toàn cầu và đặc biệt là kinh tế Châu Âu là khu vực có quan hệ
thương mại và dòng vốn đầu tư khá lớn vào Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ
không tránh khỏi những ảnh hưởng.
Ổn định tỷ giá và tâm lý trên thị trường chúng khoán. Các dòng vốn đầu tư từ

khu vực Châu Âu suy giảm, hay đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang khu
vực này chậm lại đều tạo ra mối đe dọa lên sự phát triển kinh tế Việt Nam và ổn
định của tỷ giá tiền đồng. Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng


sẽ bị tác động không nhỏ bởi sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Châu Âu
và thế giới. Không loại trừ khả năng có một đợt rút lui mạnh mẽ của dòng tiền
từ nhà đầu tư trong nước và cả nước ngoài nếu khủng hoảng nợ công bùng nổ.
Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Việt Nam. Trong
thời gian gần đây, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đưa ra cảnh
báo về mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mức trần cho phép.
Cũng tương tự như Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn duy trì ở
mức cao và kéo dài. Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên
ngoài, trong đó số tiền vay nợ qua ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu
chính phủ quốc tế ngày càng lớn. Dù hiện tại tỷ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an
toàn (dưới 50%), nhưng tỷ lệ này đang ngày càng tăng nhanh và sẽ nhanh chóng
tiệm cận mức giới hạn an toàn 50%.
Việt Nam cũng đã phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích kinh
tế để lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng. Áp lực thâm hụt ngân sách càng
nặng hơn khi sắp tới Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất lớn như mở
rộng thủ đô Hà Nội, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường cao tốc Bắc
Nam,... Đây là những dự án tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền không phải
là tiền tiết kiệm trong nước, mà đến từ nguồn vốn vay từ nước ngoài.
Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn
thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và các
nước Châu Âu cũng khiến Việt Nam phải suy nghĩ lại về bài toán chất lượng
tăng trưởng. Tỷ lệ đầu tư/GDP trong những năm gần đây đều ở mức trên 40%.
Đây là một tỷ lệ rất cao so trung bình các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong số hơn 40% nói trên, khoảng 27- 30% được tài trợ bởi nguồn vốn tiết
kiệm trong nước. Hơn 10% còn lại là từ dòng vốn từ bên ngoài (FDI, FPI, ODA

và các khoản vay khác), trong đó vốn vay chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Với việc


dòng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư,
nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh tế thế giới ngưng trệ.
Tuy vậy, chúng tôi cho rằng một kịch bản xấu ít có khả năng xảy ra và trong
ngắn hạn Việt Nam chưa phải chịu áp lực quá nhiều từ việc suy giảm các dòng
vốn đến từ bên ngoài. Xét về dài hạn, tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các
dòng vốn đầu tư nước ngoài kéo dài sẽ khiến Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro
tương tự như Hy Lạp.
Kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao mà sẽ không phải phụ
thuộc quá nhiều đến dòng vốn từ bên ngoài như hiện tại nếu Việt Nam sử dụng
vốn đầu tư một cách hiểu quả ( ICOR khoảng 3.5 - 4, bằng mức trung bình các
nước đang phát triển). Vì vậy, giải pháp dài hạn của Việt Nam vẫn là phải nâng
cao hiệu quả đầu tư, giúp giảm được hàng loạt những rủi ro đối với nền kinh tế.
Tóm lại, từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp một lần nữa cho chúng ta thấy kinh tế
Việt Nam vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng dựa quá nhiều vào
dòng vốn đầu tư từ bên ngoài. Tình trạng của Việt Nam cũng giống Hy Lạp ở
một số yếu tố như: thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài, yếu kém trong quản lý
chi tiêu công… Chỉ có tái cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng
trưởng mới giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm
sắp tới./.
Tài liệu tham khảo
/>Á />m=10&mc=157&msc=194&n=13138


/>



×