Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích tính đổi mới sáng tạo và dám chấp nhận rủi ro của doanh nhân việt trong thời kỳ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.86 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH TÍNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ DÁM CHẤP NHẬN RỦI
RO CỦA DOANH NHÂN VIỆT TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY

BÀI LÀM
Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh
tế thị trường. Doanh nhân là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều
hành một doanh nghiệp. Họ là những người luôn luôn đi trước đón đầu về
công nghệ. Hiểu theo nghĩa rộng, doanh nhân là những người có vị trí chức
danh (Chức vụ) trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị doanh
nghiệp; Là những người có khả năng và năng khiếu đặc biệt về kinh doanh,
có kỹ năng đặc biệt về kinh doanh, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để ứng
dụng mọi tình huốn trong kinh doanh. Vai trò chính của doanh nhân là xây
dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển doanh nghiệp để tạo ra hàng hóa,
dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân
phải là người tạo ra lợi nhuận và đóng góp cho xã hội.
Nước ta, trong thời kỳ hội nhập ngày nay, các Doanh nhân đã đóng một vị
trí, vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Vị trí của doanh nhân
ngày càng được khẳng định và coi trọng do có những đóng góp không nhỏ
vào sự phát triển kinh tế - Xã hội của Đất nước, giải quyết được nhiều lao
động không có việc làm, tạo công ăn việc làm cho người lao động, sản xuất ra
các sản phẩm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu Xã hội. Qua đó họ đã được tôn
vinh và ghi nhận, và chứng minh cụ thể là, ngày 13-10-2004 được lấy làm
Ngày Doanh nhân Việt Nam. Doanh nhân Việt Nam trong quá trình hoạt động
kinh doanh, họ đã đạt được những thành quả là bằng những phẩm chất bản
lĩnh và chiến lược đúng đắn, nhưng đằng sau họ vẫn còn ít nhiều còn bộc lộ


điểm còn hạn chế trong các chiến lược marketing - Kinh doanh và điều hành
hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể rõ hơn chúng ta có thể tìm hiểu và
phân tích sâu hơn về những đặc điểm của Doanh nhân Việt Nam sau đây.


NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NHÂN VIỆT NAM
Do đặc thù và ảnh hưởng về kinh tế - Cchính trị - Lịch sử của Đất nước
ta nói riêng và bản chất phong cách của người á đông nói chung, đội ngũ
Doanh nhân Việt Nam có một số đặc điểm riêng, khác với doanh nhân ở các
nước khác, đồng thời cũng có một số nét tương đồng với tầng lớp doanh
nhânThế giới. Cụ thể chúng ta đi vào tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của
Tầng lớp doanh nhân Việt mới, từ các nguồn thông tin khác nhau dưới góc
nhìn của chính các doanh nhân và những nhận định đánh giá của các chuyên
gia kinh tế như sau.
1-Về mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.
Các doanh nhân ở Việt nam chúng ta đa số có tinh thần doanh nghiệp ý
chí lập nghiệp, làm giàu, dám chấp nhận rủi ro, thách thức. Và theo các kết
quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp dân doanh ở
độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ đó là 62%, với doanh nghiệp
quốc doanh là 20 – 25%). Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính năng động, ý
chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và sức làm việc của
doanh nhân. Điều này thể hiện khá rõ trong thực tế cũng như qua những lý do
thúc đẩy họ làm kinh doanh được, Doanh nhân cho biết qua các cuộc điều tra.
Đặc biệt trong điều kiện ở nước ta cơ chế thị trường còn nhiều khiếm khuyết,
hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát triển, doanh nghiệp dân doanh còn bị
phân biệt đối xử và phải cạnh tranh không cân sức với các doanh nghiệp
Quốc doanh và doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nhân Việt Nam phải thực
sự có ý chí, tinh thần doanh nghiệp cao trên thương trường. Chính yếu tố đó


đã tạo nên sức bật cho hàng ngàn doanh nhân vươn lên và thành công qua quá
trình vật lộn để khởi nghiệp và mở mang sự nghiệp kinh doanh.
Trên thực tế một người không thể giàu có nếu không mạo hiểm. Các rủi
ro và thành quả luôn đi đôi với nhau và bạn càng mạo hiểm, thì bạn càng kỳ
vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Trong thực tế, có một chân lý lớn

lao về rủi ro cho rằng lo lắng không phải là một căn bệnh mà là một dấu hiệu
của sức khỏe. Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi
ro được tính toán trước.
Trong môi trường kinh doanh việc dám chấp nhận rủi ro là một trong
những yếu tố rất quan trọng dẫn đến thành công. Hầu hết các Doanh nhân đều
hiểu và biết rõ “rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn và ngược lại”.
Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều rủi ro có thể xẩy ra,
trong một số diễn đàn đã chỉ rõ có tới 07 loại rủi do và có thể nhiều hơn nữa
cụ thể như sau: Rủi ro vỡ nợ; Rủi ro kinh doanh; Rủi ro thanh khoản; Rủi ro
sức mua hay rủi ro lạm phát; Rủi ro lãi suất; Rủi ro công nghệ; Rủi ro chính
trị; - Rủi ro thị trường...vv.
Trên thực tế, không rủi ro có nghĩa là không lợi nhuận. nhưng phải tất
cả các loại rủi ro trên có thể đồng thời xảy ra tại một thời điểm và với cùng
một dự án đầu tư. Thứ hai là, các loại rủi ro khác nhau có mối liên hệ với
nhau. Vì vậy, đầu tư vào một Dự án đang phải đối mặt với rủi ro kinh doanh
cao thì cũng có nghĩa là nhà đầu tư gặp phải rủi ro thanh khoản cao hơn so
với việc đầu tư vào một Dự án tương tự khác có mức độ rủi ro kinh doanh
thấp hơn.
Các Doanh nhân Việt Nam thành công là do họ đều dám chấp nhận và
mạo hiểm đương đầu với những thách thức rủi ro đã được tính trước bằng
tầm nhìn và những chiến lược đúng đắn cùng với bản lĩnh của người Lãnh
đạo. Đây chính là đặc điểm mang tính đột phá và vượt qua chính mình của
các Doanh nhân dẫn đến thành công. Để thực hiện được các Doanh nhân này
đã có tầm nhìn tổng thể và đánh giá một cách cẩn trọng sự tồn tại của mỗi


loại rủi ro, và mức độ của nó trong mỗi cơ hội đầu tư mà họ đang xem xét.
Điều quan trọng là phải nắm rõ bản chất và mức độ rủi ro trong mỗi trường
hợp và liệu đó có phải là rủi ro có thể và sẵn sàng đương đầu hay không. Qua
đó sự hiện diện của rủi ro đã không làm họ chùn bước trước mỗi cơ hội đầu

tư. Vấn đề ghi nhớ rằng trong mỗi cơ hội đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro nhất định;
không rủi ro có nghĩa là không lợi nhuận. Và kỹ năng thành công trong quản
lý đầu tư chính là khả năng đạt được sự cân bằng hợp lý giữa rủi ro và lợi
nhuận. Nơi rủi ro cao, thì chính là nơi có lợi nhuận kỳ vọng cao
Để thực hiện được vấn đề này không phải bất kỳ Doanh nhân Việt
Nam nào cũng có thể thực hiện đơn giản. Trên thực tế cũng có không ít
Doanh nhân vì những suy nghĩ mang tính “ăn chắc mặc bền” đã không dám
mạo hiểm đương đầu với những rủi ro và thách thức, từ đó họ đã bỏ lỡ những
cơ hội kinh doanh đáng tiếc. Đại đa số các Doanh nhân này đều thuộc các
doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, ít linh động và kém linh hoạt, Năng lực tài
chính không lớn, năng lực cạnh tranh chưa cao để dám chấp nhận rủi ro, thiếu
tính chuyên nghiệp và không được đào tạo căn bản vì vậy mà ít thành công
hơn hoặc thành công đến muộn. Họ thiếu hẳn sự sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ
dám làm và tính tiên phong. Điều này thể hiện rõ nhất ở “tâm lý bầy đàn”
trong hoạt động doanh nghiệp thời gian qua. Những bài học đau lòng về “bầy
đàn trong chứng khoán”, “bầy đàn trong bất động sản”, “bầy đàn trong mô
hình Tập đoàn đa ngành, đa nghề”,… đã đẩy không biết bao doanh nhân,
doanh nghiệp đến bờ vực phá sản và đẩy kinh tế Đất nước vào cơn khủng
hoảng trầm trọng cùng với cơn hủng hoảng của kinh tế toàn cầu.
Theo kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các Doanh nhân Việt Nam nói
chung đều cho rằng việc chấp nhận rủi ro đều ở mức trung bình, nhưng khi đề
cập đến vấn đề cần phải táo bạo để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp thì có
trên 60% số người được hỏi đều đồng ý. Qua điều tra này có thể thấy rằng
phần lớn Doanh nhân đều rất muốn đột phá để đạt được mục tiêu thành công,
tuy nhiên do nhiều hạn chế nên vẫn còn nhiều quyết định mang tính an toàn,
ngắn hạn do quy mô và tiềm lực chưa đủ lớn, cụ thể là ở Việt Nam Hơn hiện


nay 90% doanh nghiệp là nhỏ và vừa, trong đó phần lớn trong số đó lại là nhỏ
và rất nhỏ, nhóm Doanh nghiệp này đa số thuộc thành phần doanh nghiệp

ngoài quốc doanh như: Công ty TNHH; Công ty cổ phần; Các Trung tâm
hoặc Họ là các Tổ hợp hay HTX…vv
2-Về tính đổi mới sáng tạo:
Trong mọi hoạt động của bất kỳ Doanh nhân nào, để đi đến thành công thì
luôn cần phải có sự đổi mới sáng tạo, từ đó mới có thể tạo nên những sản
phẩm có sự khác biệt - Mới lạ - Hoàn thiện. Để thực hiện được điều này các
Doanh nhân – Những nhạc trưởng luôn có tầm nhìn sáng tạo và ý chí trong
việc phát triển sản phẩm mới mang tính đột phá và đổi mới.
Truy nhiên ở Việt nam tính đổi mới và sáng tạo trong một bộ phân không
nhỏ doanh nhân Việt còn ở mức rất thấp. Chúng ta hay tự nhận xét rằng người
Việt thông minh, sáng tạo, nhưng nhiều khi các sáng tạo đó mang nặng tính
chất manh mún, tư phát, đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
Tại sao lại như vậy. Có thể nhận thấy rằng, như đã nói ở trên 90% doanh
nghiệp hiện nay của Việt Nam là doanh nghiệp là nhỏ và vừa, trong đó phần
lớn trong số đó lại là nhỏ và rất nhỏ, do vậy quy mô về vốn cũng như khả
năng đầu tư là rất hạn chế. Hơn nữa hầu hết các Doanh nhân đi lên chủ yếu
bằng tự lực cánh sinh là chính, bằng sự đam mê, do vậy không ít doanh nhân
có trình độ học vấn. còn hạn chế về kỹ nẵng và kinh nghiệm kinh doanh thấp.
Theo kết quả cuộc điều tra của MPDF và doanh nhân nữ nói trên cho thấy chỉ
có khoảng 25% nữ chủ doanh nhân có trình độ đại học hoặc là trên đại học,
trong khi có tới 32.5% chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Từ những thống
kế về doanh nhân nữ ta có thể suy ra tỷ lệ tương tự đối với nam doanh nhân.
Đó là lỗ hổng rất lớn, hạn chế khả năng và tầm nhìn của Doanh nhân trong
thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay và do đó giảm hiệu quả và tính sáng tạo
của doanh nghiệp. Ngoài ra người Việt chúng ta cũng thuộc phong cách và lối
sống của người á đông nói chung và Châu á nói riêng, nên cũng bị ảnh hưởng
mạnh bởi những nghi lễ tôn giáo nên ít nhiều cũng tác động tới việc phát triển


đến tính đổi mới sáng tạo Do vậy các Doanh nhân Việt Nam không nằm ngoài

yếu tố đó.
Đổi mới về sản phẩm:
Để có thể khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình và đồng thời
tối ưu hoá nhu cầu sử dụng đổi mới về sản phẩm luôn là vấn đề hết sức quan
trọng với các doanh nghiệp đồng thời đổi mới về sản phẩm là một bằng
chứng cho công trình công nghệ và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
Đổi mới sản phẩm để luôn đi đầu với thời đại nhằm tối ưu hoá doanh thu và
lợi nhuận.
Qua khảo sát ở phạm vi hẹp đối với các Doanh nghiệp nhỏ vừa đang
phát triển, có thể nhận thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp đứng đầu là các
Doanh nhân đã và đang rất qua tâm cũng như triển khai thực hiện các hoạt
động liên quan đến nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng công nghệ. Qua đó họ
cũng đã giới thiệu được nhiều sản phẩm - Dịch vụ mới trong vòng 5 năm gần
đây, và các sản phẩm dịch vụ mới này đều có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra
lợi nhuận và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Điều này thể hiện rất rõ kể từ khi Việt nam mở cửa hội nhập với thế
giới, mà thời điểm quan trọng nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, các Doanh nghiệp vừa và lớn, mà
đứng đầu chính là các Doanh nhân đã nhận thức rất kịp thời và đúng đắn, họ
đã đưa ra những chiến lược và quyết định trong việc đầu tư cho công tác
nghiên cứu và phát triển, đa dạng hoá ngành nghề, tạo ra nhiều loại sản phẩm
cũng như số lượng sản phẩm nhằm gia tăng nhanh giá trị cho chủ sở hữu, bảo
toàn vốn, tăng khả năng cạnh tranh… Điển hình là các Doanh nghiệp như Tập
đoàn Dầu khí (Doanh nhân Đinh La Thăng), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
(của Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức), Café Trung Nguyên (Doanh nhân Đạng
Lê Nguyên Vũ), Tập đoàn Việt Á (của Doanh nhân Phạm Thị Loan), Tập
đoàn FPT(Doanh nhân Trương Gia Bình) … Ở Tập đoàn Việt Á, trong những
năm gần đây đã tập trung đầu tư rất lớn cho việc nghiên cứu và phát triển sản



phẩm mới, cụ thế là đã thành lập một trung tâm chuyên nghiên cứu và phát
triển với chiến lược và lộ trình hoạt động rõ ràng để đưa những sản phẩm mới
với sự khác biệt và ưu việt từ 70 – 100%.
Tuy nhiên cũng có một thực tế hiện nay ở Việt Nam đó là có tới xấp xỉ
90% doanh nghiệp không có bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) phần
lớn tập trung ở nhóm các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân là đa số
các Doanh nghiệp này chưa thực sự coi trọng khâu R&D mà hầu hết chỉ tập
trung những sản phẩm thị trường đã có và copy mẫu mã sản phẩm, hơn nữa
cũng do ngân quỹ dành cho việc R&D không có hoặc rất hạn hẹp.
Về kênh phân phối:
Để chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh
tế thị trường và cũng không dễ dàng chuyển từ khâu phân phối theo kiểu “xin
cho” sang kênh phân phối cạnh tranh hiện đại.
Thiết lập một hệ thống theo chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và
quản lý lực lượng bán hàng hiệu quả là mấu chốt để cạnh tranh và giành thị
phần. Đây là mảnh đất mầu mỡ cho những ý tưởng sáng tạo trong việc: Tạo
lập ra các kênh phân phối theo dạng trực tiếp hay gián tiếp, đơn kênh hay đa
kênh, độ dài của kênh và các giải pháp khuyên khích bán hàng cũng như giảm
thiểu các xung đột lợi ích trong kênh.
Kênh phân phối là con đường đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người
tiêu dùng. Như vậy, kênh phân phối giữ vai trò hết sức quan trọng với các
doanh nghiệp giúp kích thích và tiêu thụ sản phẩm đến ngách thị trường cũng
như đến người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy, các
doanh nghiệp đua nhau phát triển mạng lưới bán hàng qua kênh này thông
qua các đại lý bán buôn, bán lẻ, hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu
dùng cuối cùng....
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO,
các doanh nhân đã ý thức được rất nhiều trong việc thiết lập hệ thống kênh



phân phối, nhằm phát triển thị trường tăng sản lượng sản phẩm bán ra, tăng
khả năng cạnh tranh. Chúng ta có thể thấy rõ vấn đề này qua việc xây dựng
hiệu quả hệ thống các kênh phân phối các cấp của các doanh nghiệp trong
nước đối với các ngành hàng như may mặc (Cty Việt Tiến, May 10, An
Phước, NINOMAX, PT2000…), lương thực - Thực phẩm - đồ uống (Cty
VF1, Seaprodex, Vinamilk)…
Hoạt động khuếch trương
Tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện một số nhiệm vụ marketing
khác nhau. Trước tiên, các doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng tiềm
năng thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Sau đó, họ phải thông tin
cho những người mua hàng tiềm năng về các đặc tính và những lợi ích của
sản phẩm người mua hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm đó. Nhiệm vụ tiếp
theo là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm; Sau khi khách hàng đã sử
dụng sản phẩm trong một thời gian dài, nhiệm vụ sẽ là nhắc nhở cho người
mua hàng biết rằng sản phẩm này vẫn đang được cung cấp và có thể tiếp tục
đem lại nhiều lợi ích. Vai trò của khuếch trương sản phẩm và quảng cáo chính
là thực hiện nhiệm vụ này.
Khuếch trương là một trong những hoạt động rất quan trọng chiến lược
marketing của mỗi doanh nghiệp, đó chính là sự đối thoại giữa doanh nghiệp
và khách hàng nhằm phát triển thương hiệu, tăng uy tín và tăng doanh số bán
hàng. Trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam chúng ta các Doanh nhân thường
thể hiện rất rõ vai trò quan trọng và nổi bật của mình trong các chiến lược
kinh doanh và khuyếch trương thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
Mỗi một doanh nghiệp tuỳ theo từng mục tiêu và hướng đi thường có những
chiến lược Marketing riêng theo từng đặc thù của mình. Đó là chiến lược
khuyếch trương thương hiệu Doanh nghiệp (như thương hiệu FPT, VNPT,
Hoàng anh Gia Lai, Café Trung Nguyên…), khuyếch trương thương hiệu sản
phẩm (như các sản phẩm KFC, KIDO’S của Tập đoàn Kinh Đô) hoặc khuếch
trương đồng thời cả hai (VINAMILK, An Phước, May 10…)



Hầu hết hiện nay các Doanh nghiệp đều thực hiện chiến lược
Marketing bằng các hoạt động khuyếch trương rất hiệu quả. Hoạt động
khuếch trương phổ biến được sử dụng gồm các chiến dịch quảng cáo, PR,
roadshow, tài trợ, từ thiện... Trong đó hoạt động PR được cho là hiệu quả
nhất, hoạt động PR là làm cho doanh nghiệp có một hình ảnh tốt trong mắt
người tiêu dùng. Sức ảnh hưởng của các chiến dịch PR thường được đo lường
bằng hai yếu tố chính đó là “thông tin truyền miệng” và “sự nhắc nhở của
truyền thông”.
3-Về tính tiên phong, chủ động đi trước các đối thủ trong các hoạt
động kinh doanh:
Khi nói đến Doanh nhân, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò hạt
nhân trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội…
Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy. Nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, thấm đẫm
trong mỗi hoạt động của doanh nhân là tính tiên phong, mở đường cho những
y tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm
nhìn trong tổ chức đời sống xã hội. Hoạt động của doanh nhân chính là thúc
đẩy sự ra đời của “con đường tơ lụa”: Những đường mòn xuyên châu lục,
những hải trình trên biển, mở ra trang sử mới trong giao thoa giữa các nền
văn minhcủa nhân loại trên thế giới.
Hiện tại, đất nước ta, bên cạnh những tác động tích cực đến đời sống
kinh tế - xã hội, hoạt động của doanh nhân là chất “men” gợi mở ra cách nhìn
mới, chiều kích mới về tổ chức, quản lý, tạo ra những xung lực mới trong tiếp
nhận những dòng chảy thời đại. Sự xuất hiện đông đảo của đội ngũ doanh
nhân trong những năm đổi mới tạo ra áp lực trong quản lý, đẩy nhanh hơn
quá trình chuyển từ cấp phép sang đăng ký thành lập doanh nghiệp. Từ đó,
dẫn đến hàng loạt thay đổi trong thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực đầu tư,
xây dựng, hải quan, kinh doanh ngoại tệ, công chứng… Về mặt nào đó,
những thay đổi trên tạo ra mối quan hệ mới, cách xử mới giữa quản lý nhà
nước và công dân.



Nói đến sứ mệnh doanh nghiệp, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò
đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã
hội… Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy nhưng nhìn nhận ở góc độ sâu hơn,
thấm đẫm trong mỗi hoạt động của doanh nhân là tính tiên phong, mở đường
cho những ý tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực
đến tầm nhìn trong tổ chức đời sống xã hội. Trong hoạt động Doanh nhân của
Việt nam hiện nay đã thể hiện nhiều tính tiên phong, nổi bật một số điểm như
sau:
+ Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới.
+ Tiên phong về công nghệ.
+ Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp.
+ Tiên phong về văn hóa và tri thức.
Với góc độ hàng hóa tiêu dùng, Doanh nhân là khách hàng tiên phong làm
tăng dung lượng của hoàng loạt thị trường như ngân hàng, Internet… và cũng
qua đó, làm thay đổi phương thức giao tiếp, giao dịch thương mại của các
pháp nhân, thể nhân Việt Nam với phần còn lại của thế giới.
Khi đất nước chuyển đổi thành công từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh
tế thị trường, chúng ta có cái nhìn logic hơn về mối quan hệ cung - cầu, giá cầu; Nhưng chỉ khi các siêu thị Nguyễn Kim, Sài Gòn – Chợ Lớn, HC,
Vincom, Parkson… tung những “đòn” siêu khuyến mãi, chúng ta mới nhận
thức một cách trực quan, đầy đủ sự vận động của giá lên cầu, cũng như quyền
năng, giới hạn của người tiêu dùng trong 3 trụ cột quyết định đến nhịp độ
phát triển đất nước, bao gồm: Xuất khẩu – Tiêu dùng trong nước – Đầu tư
toàn xã hội.
Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng
những biểu tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa tinh hoa văn hóa Việt
Nam ra thế giới. Những bông sen trên thân máy bay Vietnam Airlines, cây tre



trên logo của công ty lữ hàng Bambootourist, tà áo dài của nhà thiết kế thời
trang Sỹ Chung, Minh Hạnh, Ngân An… xuất hiện ở nhiều châu lục, khiến
Việt Nam gần gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới.
Hoạt động của Doanh nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc các
trường đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục, nghiên
cứu khoa học theo hướng coi trọng thực hành hơn. Sỡ dĩ Doanh nhân giữ vai
trò tiên phong trong sáng tạo, đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy là do họ
là đối tượng sử dụng tài nguyên (đất, mặt nước, rừng, dải tần số, nhân lực…)
nhiều nhất; Họ cũng là đối tượng sử dụng công nghệ nhiều nhất. Chính vì
vậy, hơn ai hết, họ sẽ tiếp tục đi đầu trong hành trình giao thoa, hội nhập giữa
các nền văn minh của nhân loại trên toàn thế giới.

Các tài liệu tham khảo:
- Tài liệu MBA trong tầm tay – Marketing.
- Bài Phát biểu của Bà Phạm Chi Lan tại Hội thảo Doanh
nhân VNam trong công cuộc đổi mới.
- Tạp chí Doanh Nhân.
- www.tapchicongsan.org.vn
- www.doanhnhan360.com
- Các nguồn trên internet.



×