Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích và đánh giá về đặc điểm của doanh nhân việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.1 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NHÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY
Cho tới nay ở Việt Nam chưa có tổ chức nào tiến hành điều tra tổng thể
và nghiên cứu một cách toàn diện, để có thể cung cấp cho xã hội một bức
tranh đầy đủ rõ nét về thế hệ doanh nhân mới của Việt Nam - người đang
được cho là: “đóng vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng phát triển nền
kinh tế nước nhà”.
Doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng đồng rất đa dạng, hình
thành từ nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội nhưng họ có một đặc
điểm chung là làm công việc kinh doanh với mục tiêu đạt được sự giàu có và
thành đạt. Họ không chỉ là các ông chủ tư nhân mà còn bao gồm cả bộ phận
cán bộ, lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà
nước; không chỉ là một bộ phận của trí thức mà còn có trong giai cấp nông
dân, đội ngũ cán bộ, công chức...; không chỉ là những người có hàng trăm,
hàng nghìn tỷ đồng mà có cả những người mới lập nghiệp nghèo nhưng có chí
làm giàu.
Những lý do chính để các doanh nhân Việt Nam lập nghiệp bằng con
đường kinh doanh là:
- Muốn phát huy tối đa năng lực cá nhân;
- Có điều kiện thuận lợi để làm kinh doanh;
- Để kiếm sống hoặc tăng thu nhập;
1


- Thích thử thách, sáng tạo;
- Theo truyền thống gia đình hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh
- Muốn theo đuổi giá trị đạo đức hoặc phong cách sống riêng.
Do đặc điểm chính trị và lịch sử, doanh nhân Việt Nam có một số đặc điểm
riêng, khác với doanh nhân ở các nước khác, đồng thời cũng có một số nét
tương đồng với các đồng nghiệp nước ngoài. Doanh nhân Việt Nam bao gồm


các đặc điểm cơ bản sau:
- Ra đời và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới và phát triển nền
kinh tế thị trường của đất nước;
- Đa số tuổi đời khá trẻ, được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi
mới, có tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số
không ít doanh nhân có trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng quản trị, kinh
doanh thấp;
- Có tinh thần doanh nghiệp ý chí lập nghiệp, làm giàu, dám chấp nhận
rủi ro, thách thức;
- Làm việc rất cần cù, năng động chịu khó học và vươn tới cái mới, có
tính tiên phong trong một số lĩnh vực;
- Sống có nhân bản, có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, có mong
muốn được gắn bó trong hội đoàn;

2


- Sống có văn hoá, giữ gìn những truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia
đình, xã hội và dân tộc. Tuy vậy, tất nhiên vẫn còn những thiểu số doanh nhân
thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức, văn hoá trong kinh doanh và trong cuộc
sống, nên có những hành vi xấu làm phương hại đến lợi ích của Doanh
nghiệp, của xã hội và của cộng đồng Doanh nghiệp.
* Xét về mức độ dám chấp nhận rủi ro:
Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh
nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45. Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính
năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và sức
làm việc của doanh nhân.
Tuy vậy, cũng có thể nói có một bộ phận không nhỏ doanh nhân Việt
Nam là không dám chấp nhận rủi ro. Họ thiếu hẳn sự sáng tạo , đổi mới, dám
nghĩ dám làm và tính tiên phong. Điều này thể hiện rõ nhất ở “tâm lý bầy

đàn” trong hoạt động doanh nghiệp thời gian qua. Những bài học đau lòng về
“bầy đàn trong chứng khoán”, “bầy đàn trong bất động sản”, “bầy đàn trong
mô hình tập đoàn đa ngành, đa nghề”,… đã đẩy không biết bao doanh nhân,
doanh nghiệp đến bờ vực phá sản và đẩy kinh tế đất nước vào cơn khủng
hoảng trầm trọng.
Ở một góc nhìn khác, việc dám đối mặt với rủi ro trong quyết định của
một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam vẫn mang nặng tính “liều” và quyết định
mang tính thiếu nhận thức và hiểu biết. Có thể nhận thức những “rủi ro trong
những quyết định dám chấp nhận rủi ro” của doanh nghiệp Viêt Nam như sau:
3


- Thiếu những qui tắc khôn ngoan trong việc chấp nhận rủi ro;
- Thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ nguyên tắc này;
- Đơn giản hóa những qui trình kinh doanh;
- Chưa đo lường và lượng hóa được những rủi ro.
Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro được
tính toán trước. Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn.
Trong một số thương vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thể chiếm ưu thế
hơn, và những rủi ro khác chỉ là thứ yếu. Hiểu đầy đủ về những loại rủi ro
chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính toán và đưa ra những quyết định
đầu tư nhanh nhạy.
Có một câu nói rất hay là: “Không rủi ro có nghĩa là không lợi nhuận.
Nơi rủi ro cao thì cũng kỳ vọng lợi nhuận cao”, vấn đề chỉ là quản lý rủi ro đó
như thế nào. Không phải tất cả các loại rủi ro trong kinh doanh có thể đồng
thời xảy ra tại một thời điểm và với cùng một vụ đầu tư. Mặt khác, các loại
rủi ro khác nhau có mối liên hệ với nhau. Điều quan trọng là phải đánh giá
một cách cẩn trọng sự tồn tại của mỗi loại rủi ro và mức độ của nó trong mỗi
cơ hội đầu tư.
Có thể thấy rõ điều đó trong sự kiện Việt Nam ra nhập WTO. Sự kiện

này thường được các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp Việt thường gọi là
“ra biển lớn”. Ra biển lớn là chấp nhận rủi ro. Trong cái gọi là “biển lớn” ấy
chứa đựng cả những cơ hội "cá về đầy khoang" cũng như những rủi ro của
4


những cơn bão lớn. Chỉ những Doanh nghiệp và doanh nhân dám chấp nhận
sự thách thức của biến cả mới xứng đáng thu nhận về mình sức mạnh của đại
dương. Ra biển lớn cần thuyền trưởng vững vàng và đội ngũ thuỷ thủ dạn dày
sóng gió. "Sóng cả nhưng không ngã tay chèo" là nhờ vào người “thuyền
trưởng” - tức là ban giám đốc và hội đồng quản trị của Doanh nghiệp, và
"thủy thủ đoàn" - tức là nhân viên của Doanh nghiệp. Ra biển lớn cần “hoa
tiêu” giỏi, cần có la bàn và hệ thống định vị, dẫn đường tốt. Ra biển lớn cần
tàu lớn, và quan trọng hơn, cần tàu tốt.
Hơn 90% doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam là nhỏ và vừa, trong đó
phần lớn trong số đó lại là nhỏ và rất nhỏ. Để cạnh tranh trên thị trường Quốc
tế, không thể không có Doanh nghiệp lớn. Có một nghịch lý hiện nay là chúng
ta vừa thiếu vừa thừa Doanh nghiệp lớn: thiếu những Doanh nghiệp lớn có
khả năng cạnh tranh quốc tế, trong khi lại thừa Doanh nghiệp lớn kém hiệu
quả. Ngay cả khi các Doanh nghiệp dám chấp nhận rủi ro thì họ cũng cần tìm
những biện pháp để giảm bớt và phân tán rủi ro. Ở đây, vai trò của Nhà nước
là hết sức quan trọng. Ra biển lớn cần hiểu biết và tôn trọng "luật hàng hải"
quốc tế, luật biển quốc tế khác luật sông nội địa. Đã một thời gian dài các
Doanh nghiệp Việt quen với việc xé rào và lách luật hơn là tuân thủ luật. Hiểu
biết luật và các tập quán thương mại quốc tế không chỉ giúp các Doanh
nghiệp thành công hơn, mà còn giúp họ giảm rủi ro và bớt tổn thất trong
những tranh chấp thương mại khi chúng xảy ra.
* Xét về tính đổi mới sáng tạo:
5



Có một thực tế cần phải nhìn nhận thẳng thắn là tính đổi mới và sáng tạo
trong một bộ phân không nhỏ doanh nhân Việt còn ở mức rất thấp. Chúng ta
hay tự nhận xét rằng người Việt thông minh, sáng tạo, nhưng nhiều khi các
sáng tạo đó mang nặng tính chất manh mún, đối phó, thiếu tầm tư duy dài
hạn, chủ động.
Vấn đề là, một số không ít doanh nhân có trình độ học vấn hạn chế, kỹ
năng kinh doanh thấp. Đó là lỗ hổng rất lớn, hạn chế khả năng và tầm nhìn
của doanh nhân trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay và do đó giảm
hiệu quả và tính sáng tạo của doanh nghiệp.
Ngày nay chúng ta thường nghe đến những lý thuyết trong quản trị
doanh nghiệp như: quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị chiến lược,
quản trị marketing,… và doanh nghiệp cần phải “nhắm vào thị trường, hướng
tới khách hàng”, phải đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất, giá cạnh
tranh nhất, phải xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, đầu tư trang thiết
bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, ... Và giờ đây hình như đó đang là đích trong
tư duy chiến lược của các nhà doanh nhân Việt.
Cần phải có cái nhìn toàn diện hơn, trong bối cảnh một “thế giới phẳng”,
một chiến lược “đại dương xanh” và một nền “kinh tế tri thức” thì ta “giật
mình” nhận thấy rằng: tập đoàn Nike, Reebook không có một nhà máy nào cả,
Nokia đa phần sản phẩm Made in China, … Cả một tòa nhà khổng lồ của
Nike ở giữa trung tâm New York chỉ quản lý 3 mảng chính: Hệ thống nghiên
cứu và Phát triển (R&D); Hệ thống phân phối và Quản lý thương hiệu.
6


Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D): Đây là một khâu then chốt
trong việc tạo ra một sản phẩm mới. Gần đây người ta nói nhiều tới chiến
lược “Tập trung để khác biệt” và coi đó như là chìa khóa thành công của
doanh nghiệp. Rất tiếc rằng điều đó ở doanh nghiệp Việt nam chưa được coi

trọng. Họ đa phần chỉ tập trung những sản phẩm mà thị trường đã làm và chỉ
lo để “copy”.
Việt Nam không chỉ đơn giản để chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường và cũng không dễ dàng chuyển từ
khâu phân phối theo kiểu “xin - cho” sang kênh phân phối cạnh tranh hiện
đại.
Thiết lập một hệ thống theo chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và quản
lý lực lượng bán hàng hiệu quả là mấu chốt để cạnh tranh và dành thị phần.
Đây là mảnh đất mầu mỡ cho những ý tưởng sáng tạo trong việc: thiết lập
kênh phân phối theo dạng trực tiếp hay gián tiếp, đơn kênh hay đa kênh, độ
dài của kênh và các giải pháp khuyên khích bán hàng cũng như giảm thiểu các
xung đột lợi ích trong kênh.
Ngoài ra, định vị được thương hiệu và xây dựng một thương hiệu mang
tính nhất quán và chuyên nghiệp là vấn đề không phải doanh nghiệp Việt nào
cũng đã làm được. Nhiều doanh nghiệp trong quá trình phát triển đã xa rời
những giá trị cốt lõi mà mình định ra rồi phát triển dần theo hướng “đa ngành,
đa nghề” để rồi đánh mất chính bản sắc của mình.

7


Đổi mới sáng tạo trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc
khủng hoảng kinh tế của Việt Nam đang bước vào giai đoạn thử thách gay go
nhất cho Chính phủ cũng như giới doanh nghiệp.
Theo góc nhìn cá nhân thì khả năng dự báo, sự linh hoạt trong chiến
lược kinh doanh và khả năng tư duy không chuẩn mực là những nhân tố mang
tính sáng tạo cao của doanh nhân trong việc đưa doanh nghiệp của mình vượt
khó khăn.
Ở đây tôi muốn đi sâu vào phân tích tố chất mang tính đổi mới của
doanh nhân đó là khả năng tư duy không chuẩn mực. Cuộc khoảng hoảng tài

chính toàn cầu đang diễn ra kéo theo một loạt các định chế tài chính, các tập
đoàn khổng lồ sụp đổ hoặc trên bờ vực phá sản. Những lý thuyết kinh tế, tài
chính, những chuẩn mực kinh doanh tưởng chừng bền vững nhất, tiên tiến
nhất thì nay lung lay dữ dội và gây ra sự hoài nghi cho các nhà kinh tế. Và
cùng lúc đó, thành công của các doanh nghiệp khi thực thi công việc ngược
lại với các chuẩn mực lại đem lại những thành công bất ngờ. Cuối năm 2008
khi thị trường tài chính Mỹ lung lay dữ dội thì theo logic chuẩn mực chung
đồng Dollar Mỹ nhất thiết phải mất giá, vậy mà thực tế cho thấy một điều kỳ
lạ là đồng Dollar Mỹ lại lên giá một cách mạnh mẽ và có tính bền vũng với tất
cả các đồng tiền khác. Nếu lý giải vấn đề theo hướng không chuẩn mực thì sự
việc này lại mang tính logic của nó và nếu doanh nghiệp cũng “hành xử “theo
một kiểu không chuẩn mực tương tự thì đây lại là cơ hội lớn với họ.

8


Ở tầm vĩ mô, ta nhận thấy những thiệt hại khôn lường nếu người điều
hành nền kinh tế đất nước “thiếu” những tư duy không chuẩn mực thì hậu quả
như thế nào. Như từ đầu năm 2008, khi kinh tế đất nước bước vào giai đoạn
lạm phát nghiêm trọng thì Nhà nước đã tăng lãi suất cơ bản lên và đã phần
nào kìm hãm được lạm phát. Nhưng có điều là đáng tăng lãi suất với mức vừa
phải, vừa tăng vừa “lựa” thì họ lại tăng với một tốc độ chóng mặt. Một hệ lụy
xảy ra là chỉ vài tháng sau hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam đứng trên bờ phá
sản vì không chịu được “nhiệt” của lãi suất. Hàng hóa giá thành cao, không
bán được, xuất khẩu suy giảm nghiêm trọng, hàng trăm nghìn người mất việc
làm. Tới lúc đó, Nhà nước lại đưa ra ngay một loạt chính sách hỗ trợ lãi suất
ngắn hạn và lãi suất cho hàng xuất khẩu để “kích cầu” và “kích cung”. Chưa
biết có “kích” được gì không nhưng một hệ lụy mà không biết Nhà nước có
nghĩ tới không đó chính là việc làm này lại phạm luật cạnh tranh của WTO !
Nói tới câu chuyện này để thấy các nhà điều hành đất nước nếu vận hành

chính sách “đúng bài” mà thiếu đi sự linh hoạt không nhất thiết theo chuẩn
mực thì chỉ giảm đau chứ không chữa lành bệnh.
* Xét về tính tiên phong:
Khi nói về sứ mệnh doanh nghiệp, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai
trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã
hội… Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy nhưng nhìn nhận ở góc độ sâu hơn,
thấm đẫm trong mỗi hoạt động của doanh nhân là tính tiên phong, mở đường

9


cho những ý tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực
đến tầm nhìn trong tổ chức đời sống xã hội.
Tính tiên phong trong hoạt động doanh nghiệp Việt nam được thể hiện ở:
- Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới;
- Tiên phong về công nghệ;
- Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp;
- Tiên phong về văn hóa và tri thức.
Khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có cái nhìn
logic hơn về mối quan hệ cung - cầu, giá - cầu; nhưng chỉ khi các siêu thị
Metro, Vincom, BigC, Nguyễn Kim, Parkson,… tung những “đòn” siêu
khuyến mãi, chúng ta mới nhận thức một cách trực quan, đầy đủ sự vận động
của giá lên cầu, cũng như quyền năng, giới hạn của người tiêu dùng trong 3
trụ cột quyết định đến nhịp độ phát triển đất nước, bao gồm: xuất khẩu - tiêu
dùng trong nước - đầu tư toàn xã hội.
Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng
những biểu tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa những tinh hoa Việt Nam
ra thế giới. Như Cafe Trung Nguyên, đôi dép Bitis, bánh kẹo Kinh Đô, tà áo
dài của nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh, gạch ngói Secoin, … xuất hiện ở
nhiều châu lục, khiến Việt Nam gần gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới.

Hoạt động của doanh nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc
các trường đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục,
10


nghiên cứu khoa học theo hướng coi trọng thực hành hơn. Sỡ dĩ doanh nhân
giữ vai trò tiên phong trong sáng tạo, đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy là
do họ là đối tượng sử dụng tài nguyên (đất, mặt nước, rừng, dải tần số, nhân
lực, thông tin,…) nhiều nhất; họ cũng là đối tượng sử dụng công nghệ nhiều
nhất.
Tính tiên phong cũng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược
cạnh tranh vượt lên đối thủ . Trong doanh nghiệp nên lấy tiêu chí “luôn tạo ra
sự mới lạ” như kim chỉ nam cho hoạt động R&D để phát triển sản phẩm mới.
Cứ 1 tháng chúng ta cho ra 1 model sản phẩm mới và mỗi năm lại tung ra thị
trường 1-2 chủng loại sản phẩm mới. Điều đó sẽ đẩy các đối thủ cạnh tranh
của mình luôn ở thế người đi sau. Mỗi khi họ copy xong 1 model sản phẩm
của doanh nghiệp mình thì cũng là lúc doanh nghiệp kịp tung ra model mới
được bán với giá cao, còn model cũ thì hạ giá để cạnh tranh với đối thủ. Với
chiến lược này, người doanh nhân luôn là người tiên phong chiếm lĩnh và dẫn
dắt thị trường trong lĩnh vực của mình.
Trên đây là một số phân tích về những tố chất chính mà giới doanh
nhân Việt cần có trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt hữu ích trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế hiện nay.

11



×