Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tìm hiểu phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc đề - thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.98 KB, 66 trang )

luan van,khoa luan, thac si , su pham1document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp

MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Lí do chọn đề tài
Câu là một phạm trù cơ bản của cú pháp học, là đơn vị thông báo nhỏ
nhất của ngôn ngữ. Câu cũng là đối tượng thu hút nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp phân
tích câu tiếng Việt, trong đó hướng phân tích câu phổ biến nhất là theo cấu
trúc Chủ - Vị. Phương pháp này xuất phát từ góc độ cấu trúc hình thức, căn cứ
vào hình thức biểu hiện và vai trò cú pháp của các bộ phận trong câu để phân
biệt ra các thành phần chính, thành phần phụ của câu, thành phần phụ của từ
và các thành phần biệt lập. Tuy nhiên, sự phát triển của ngữ pháp học hiện đại
đặt ra yêu cầu cần phải phân tích câu tiếng Việt một cách toàn diện hơn không
chỉ ở phương diện hình thức mà cả ở phương diện sử dụng và phương diện
ngữ nghĩa. Chính vì thế, bên cạnh cấu trúc Chủ - Vị, đã có những đề xuất mới
về việc phân tích câu tiếng Việt như phân tích câu theo cấu trúc Vị từ - Tham
thể, cấu trúc Nêu - Báo, cấu trúc Đề - Thuyết. Những hướng phân tích câu
này đều cố gắng thể hiện một cách toàn diện cả hai mặt nội dung và hình thức
của câu, nâng cao hiệu quả giao tiếp của con người, khắc phục sự phiến diện
chỉ nghiêng về hình thức của hướng phân tích câu theo cấu trúc Chủ - Vị của
ngữ pháp truyền thống.
Xuất phát từ chỗ nhận biết được nhu cầu về lí luận và thực tiễn của việc
phân tích câu tiếng Việt hiện nay, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề "Tìm
hiểu phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc Đề - Thuyết", một
hướng phân tích câu được xuất phát từ bình diện dụng học (đặt câu trong tình
huống giao tiếp cụ thể, nhằm những mục đích cụ thể) dưới sự soi sáng của



NguyÔn ThÞ Kim Dung

1

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc1bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham2document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
ngữ pháp chức năng làm đề tài nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của
mình.
Phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc Đề - Thuyết đã
được một số nhà ngôn ngữ học nghiên cứu tạo nên những tiền đề lí thuyết
vững chãi. Với khoá luận này, chúng tôi xác định cho mình hướng đi là dựa
trên những tiền đề sẵn có để tiếp tục nghiên cứu thêm về cấu trúc Đề - Thuyết
của câu tiếng Việt. Trong khuôn khổ có hạn của một khoá luận tốt nghiệp,
chúng tôi tập trung vào các vấn đề:
(1) - Phân loại và phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc Đề - Thuyết
một cách lôgic, có hệ thống, khoa học.
(2) - Làm rõ vấn đề ưu nhược điểm của phương pháp phân tích câu theo
cấu trúc Đề - Thuyết so với cấu trúc Chủ - Vị.
Chúng tôi hi vọng, với khoá luận này, việc phân tích câu tiếng Việt theo cấu
trúc Đề - Thuyết sẽ trở nên dễ dàng hơn với những người đã đọc nó.
2. Lịch sử vấn đề
Cú pháp học Việt Nam cho đến nay đã có rất nhiều công trình sử dụng
phương pháp phân tích câu theo cấu trúc Chủ - Vị. Trong thời điểm hiện tại

thì việc giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng và ở phổ thông cũng vẫn đang đi
theo hướng phân tích câu này.
Trái lại, hướng phân tích câu theo cấu trúc Đề - Thuyết vẫn còn ít
người biết đến. Do vậy nó vẫn là một vấn đề còn mới mẻ, rất cần sự tìm tòi
đào sâu nghiên cứu.
Ở Việt Nam, tên gọi Đề - Thuyết đã được đề cập đến từ lâu bởi Lưu
Vân Lăng (1970) và UB KHXH (1983), song phải đến Cao Xuân Hạo thì
hướng phân tích câu này mới có một điểm tựa vững chãi về lí thuyết.
Cao Xuân Hạo là người đầu tiên áp dụng một cách triệt để quan hệ Đề
- Thuyết vào việc phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt trong công trình

NguyÔn ThÞ Kim Dung

2

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc2bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham3document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
"Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng". Đây cũng là một công trình có
tính chất nền tảng mà những người nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng ngữ
pháp chức năng có thể coi là một tài liệu quý phục vụ đắc lực cho đề tài
nghiên cứu của mình.
Sau "Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng" phải kể đến cuốn "Câu
trong tiếng Việt" của tập thể tác giả Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân
Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm. Công trình này nghiên cứu tiếng

Việt dựa trên quan điểm và phương pháp của ngữ pháp chức năng, lấy câu
làm đơn vị xuất phát (quyển một), rồi từ đấy lần lượt phân tích cấu trúc và
công dụng của các thành phần câu và các yếu tố làm công cụ cú pháp trong
câu (quyển hai).
Ngoài ra, tác giả Đào Thanh Lan cũng có công trình về cấu trúc Đề Thuyết đó là cuốn: "Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc Đề - Thuyết".
Công trình này đã có những đề xuất mới về cấu trúc Đề - Thuyết của câu
tiếng Việt như xác định bộ năm tiêu chí để phân tích câu, phân tích câu đơn
một cách cụ thể, chi tiết, thay thuật ngữ "khung đề" bằng "chu ngữ" và "minh
xác ngữ". Tuy nhiên, đúng như nhan đề của cuốn sách, Đào Thanh Lan chỉ đề
cập tới cấu tạo của câu đơn tiếng Việt và đi phân tích câu đơn theo cấu trúc
Đề - Thuyết mà không khảo sát các loại câu khác vốn tồn tại khá phổ biến
trong lời nói như câu ghép, câu đặc biệt, câu một phần (theo cách gọi tên của
Cao Xuân Hạo).
Gần đây nhất có công trình: "Ngữ pháp Việt Nam phần câu" của tác giả
Diệp Quang Ban. Công trình này vận dụng những thành tựu của ngữ pháp
chức năng vào tiếng Việt, đồng thời cũng không li khai những thành tựu của
Việt ngữ học truyền thống và của cấu trúc luận trong giai đoạn trước đây.
Cuốn sách bao gồm bảy chương, trong đó chương năm dành cho nội dung

NguyÔn ThÞ Kim Dung

3

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc3bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham4document,pdf,docx,download


Khãa luËn tèt nghiÖp
xem xét cấu trúc Đề- Thuyết trong chức năng văn bản của câu (Câu được xem
như là một đơn vị thực hiện chức năng tạo văn bản).
Như vậy có thể nói, các công trình nghiên cứu về cấu trúc Đề - Thuyết
còn quá ít ỏi, khiêm tốn so với cấu trúc Chủ - Vị. Chính vì thế địa hạt này vẫn
còn có nhiều chỗ trống để cho chúng ta bàn đến.
3. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề tài "Tìm hiểu phương pháp phân tích câu theo cấu trúc
Đề - Thuyết", chúng tôi muốn tường minh vấn đề phần Đề và phần Thuyết
trong câu tiếng Việt, xác lập tiêu chí phân định phần Đề và phần Thuyết, đặc
biệt là làm rõ các kiểu câu được phân chia theo cấu trúc Đề - Thuyết và so
sánh cấu trúc này với cấu trúc Chủ - Vị. Từ đó giúp cho người đọc có khả
năng vận dụng lí thuyết này vào phân tích một câu cụ thể và tiếp nhận câu
trong văn bản cũng như trong đời sống tốt hơn.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu đề tài "Tìm hiểu phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo
cấu trúc Đề - Thuyết", chúng tôi xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Hệ thống hoá những tiền đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Trên cơ sở lí thuyết và thực tiễn giao tiếp, khái quát các tiêu chí phân
định phần Đề và phần Thuyết.
- Tường minh các kiểu câu được phân chia theo cấu trúc Đề - Thuyết.
- So sánh cấu trúc Đề - Thuyết với cấu trúc Chủ - Vị trên phương diện
hình thức (giống và khác), về nội dung, và công dụng (ưu, nhược điểm).
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về phương pháp phân tích câu là một vấn đề rộng và
phương pháp phân tích câu theo cấu trúc Đề - Thuyết cũng là một vấn đề
tương đối rộng và mới mẻ. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi không
nhằm mục đích khảo sát tất cả các phương pháp phân tích câu tiếng Việt mà

NguyÔn ThÞ Kim Dung


4

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc4bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham5document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
chỉ chú trọng đi sâu vào một phương pháp, đó là phân tích câu theo cấu trúc
Đề - Thuyết.
Mặt khác, trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ
dừng ở mức độ tìm hiểu một cách cơ bản về phương pháp phân tích câu theo
cấu trúc Đề - Thuyết để từ đó có một cái nhìn khái quát về cấu trúc này cũng
như ưu nhược điểm của nó so với cấu trúc khác, góp phần hoàn thiện hơn các
vấn đề về phương pháp phân tích câu tiếng Việt.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
6.3. Phương pháp phân tích
6.4. Phương pháp so sánh
7. Bố cục của khoá luận
Khoá luận có bố cục như sau:
- Mở đầu (5 trang)
- Nội dung: gồm ba chương
+ Chương 1: Cơ sở lí luận (12 trang)
+ Chương 2: Phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc
Đề - Thuyết (34 trang)

+ Chương 3: So sánh cấu trúc Đề - Thuyết với cấu trúc Chủ - Vị
(13 trang)
- Kết luận (2 trang)

NguyÔn ThÞ Kim Dung

5

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc5bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham6document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.Quan niệm về đơn vị câu
Hệ thống ngôn ngữ bao gồm nhiều cấp độ: âm vị, hình vị, từ, câu và
cấp độ trên câu. Trong đó, câu là đơn vị nhỏ nhất có chức năng thông báo.
Vậy câu là gì?
Theo quan niệm của những người làm công tác giảng dạy ngữ pháp,
một định nghĩa đầy đủ về câu phải bao gồm các ý sau:
Về mặt bản thể, câu không phải đơn vị có sẵn của ngôn ngữ mà là một
đơn vị được tạo ra trong quá trình tư duy và giao tiếp nhờ sự kết hợp của các
đơn vị có sẵn. Về mặt này câu giống với cụm từ tự do, giống với đoạn văn và

văn bản, khác với âm vị, hình vị, từ và cụm từ cố định.
Về mặt nội dung, câu phải diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
Về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu gồm có hai thành phần chính: chủ ngữ và
vị ngữ. Thiếu đi một trong hai thành phần này (trong những điều kiện bình
thường) câu sẽ bị coi là câu sai ngữ pháp.
Về mặt chức năng, câu có chức năng biểu đạt các hành vi ngôn ngữ:
chào, mời, hứa hẹn, cam đoan, thề, xin, yêu cầu, ra lệnh, khẳng định, phủ
định, bác bỏ, cảnh cáo ...
Về mặt hình thức, ở dạng nói, câu có một ngữ điệu kết thúc, ngữ điệu
này báo cho người nghe biết câu đã trọn vẹn, người nghe không chờ đợi phần
tiếp theo của nó. Ở dạng viết, ngữ điệu kết thúc được thể hiện bằng một dấu
ngắt câu.
1.2.Các phương pháp phân tích câu tiếng Việt

NguyÔn ThÞ Kim Dung

6

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc6bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham7document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Ngày nay, trong sự phát triển của hàng loạt lí thuyết mới, câu tiếng Việt
được nghiên cứu ở ba bình diện:
- Bình diện kết học (Ngữ pháp)
- Bình diện nghĩa học (Ngữ nghĩa)

- Bình diện dụng học (Ngữ dụng)
Tương ứng với ba bình diện có các phương pháp phân tích câu như sau:
1.2.1.Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc Chủ - Vị (Bình diện
kết học)
Bình diện kết học là bình diện hình thức của câu có nhiệm vụ nghiên
cứu những cách thức và quy tắc kết hợp các từ ngữ để tạo câu; đặc điểm và
chức năng của các thành phần câu; các mô hình cấu trúc của câu. Theo bình
diện này có phương pháp phân tích câu theo cấu trúc Chủ - Vị. Đây là phương
pháp phân tích câu phổ biến nhất từ trước đến nay của Việt ngữ học theo quan
điểm của ngữ pháp truyền thống.
Theo cấu trúc Chủ - Vị, trong một câu tiếng Việt có thể xuất hiện bốn
kiểu thành phần sau:
- Thành phần chính: chủ ngữ, vị ngữ.
- Thành phần phụ của câu: trạng ngữ, đề ngữ, vị ngữ
phụ.
- Thành phần phụ của từ: bổ ngữ, định ngữ.
- Thành phần biệt lập: tình thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ,
phụ chú ngữ.
Để câu mang nội dung thông báo trọn vẹn và là một câu đúng thì hai
thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ không được phép vắng mặt trong những
điều kiện bình thường. Đây cũng chính là hai thành phần làm nên nòng cốt
câu.
+ Chủ ngữ:

NguyÔn ThÞ Kim Dung

7

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc7bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan


K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham8document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Chủ ngữ là thành phần chính của câu có mối quan hệ qua lại và quy
định lẫn nhau với thành phần vị ngữ. Chủ ngữ nêu lên đối tượng mà nội dung
nói về đối tượng ấy sẽ được bàn đến trong vị ngữ.
Ví dụ:
Cô giáo tôi giảng bài rất hay.
CN
Đối tượng câu trên muốn nói tới là cô giáo tôi. Đây chính là chủ ngữ của câu.
+ Vị ngữ:
Vị ngữ là thành phần chính của câu có mối quan hệ qua lại và quy định
lẫn nhau với thành phần chủ ngữ. Vị ngữ nêu lên nội dung của đối tượng
được nói đến ở chủ ngữ. Vị ngữ nêu lên cái đặc trưng (quan hệ, tính chất,
trạng thái, hành động) vốn có ở chủ ngữ hoặc có thể áp đặt một cách hợp lí
cho đối tượng đó.
Ví dụ:
Nguyễn Du (là) tác giả Truyện Kiều
VN
Câu trên có tác giả Truyện Kiều là vị ngữ, nó nói lên đặc trưng quan hệ với
chủ ngữ là Nguyễn Du qua hệ từ là.
+ Trạng ngữ:
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu bổ sung các ý nghĩa về hoàn cảnh
cho sự kiện ở nòng cốt câu.
Ví dụ:
Giữa Mạc Tư Khoa, tôi nghe câu hò xứ Nghệ.
TN

Giữa Mạc Tư Khoa là trạng ngữ bổ sung ý nghĩa không gian cho câu.
+ Vị ngữ phụ:

NguyÔn ThÞ Kim Dung

8

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc8bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham9document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Vị ngữ phụ là thành phần tương ứng với vị ngữ được đẩy lên trước chủ
ngữ, bổ sung ý nghĩa trạng thái cho sự kiện ở nòng cốt câu. Vị ngữ phụ có thể
cùng với chủ ngữ làm thành một câu trọn vẹn trong trường hợp vắng vị ngữ
chính.
Ví dụ:
Tay xách nón, chị Dậu bước lên thềm nhà.
VP
+ Đề ngữ:
Đề ngữ là thành phần phụ của câu nêu lên chủ đề câu nói, có vị trí đặc
thù là đứng ở đầu câu.
Ví dụ:
Tấm áo ấy, bấy lâu nay con thường vẫn mặc.
K
Ngoài các thành phần trên, câu còn có các thành phần phụ của từ, các
thành phần biệt lập.

1.2.2. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc Vị từ - Tham thể
(Bình diện nghĩa học)
Bình diện nghĩa học là bình diện nội dung của câu có nhiệm vụ nghiên
cứu về ý nghĩa giữa các từ, các câu với cái mà các từ các câu này diễn tả. Mỗi
một câu là một sự tình. Mỗi sự tình là một cấu trúc bao gồm:
- Cái lõi của sự tình là do vị từ (động từ, tính từ) đảm nhiệm.
- Các tham thể tham gia vào sự tình do danh từ và đại từ đảm nhiệm.
Đây chính là cấu trúc Vị từ - Tham thể của câu.
+ Vị từ:
Vị từ là cái lõi của mệnh đề đóng vai trò trung tâm của vị ngữ. Trong
các ngôn ngữ Ấn Âu vị từ luôn được biểu hiện bằng động từ, còn trong tiếng

NguyÔn ThÞ Kim Dung

9

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc9bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham10document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Việt vị từ được biểu hiện bằng động từ và tính từ. Theo lí thuyết diễn trị, vị từ
là cái đỉnh của câu.
Trên thực tế, có những vị từ không đòi hỏi một tham thể nào. Đó là
trường hợp của những câu đặc biệt. Số lượng tham thể do vị từ đòi hỏi không
giống nhau. Cụ thể:
- Vị từ đòi hỏi một tham thể:

Ví dụ:
Tôi ngủ.
Nó hát.
- Vị từ đòi hỏi hai tham thể (các động từ tác động...)
Ví dụ:
Họ xây nhà.
Chị đang may áo.
- Vị từ đòi hỏi ba tham thể (các động từ trao nhận...)
Ví dụ:
Lan tặng người yêu một chiếc áo sơ mi.
- Vị từ đòi hỏi bốn tham thể:
Ví dụ:
Tôi đổi một bức tranh cho nó để lấy một quyển sách.
+ Tham thể:
Tham thể là các thực thể xung quanh vị từ. Có hai loại tham thể: tham
thể bắt buộc và tham thể mở rộng.
Tham thể bắt buộc là những thực thể xung quanh vị từ mà sự có mặt
của chúng là do vị từ đòi hỏi.
Tham thể mở rộng là những thực thể xuất hiện trong sự tình song sự có
mặt của chúng không do vị từ đòi hỏi mà do tình huống hoàn cảnh mách bảo.
Ví dụ:

NguyÔn ThÞ Kim Dung

10

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc10bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n



luan van,khoa luan, thac si , su pham11document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Chiều qua, trong khu rừng này,một con sư tử đã vồ một người khách du lịch.
TTMR1

TTMR2

TTBB1

VTTT

TTBB2

Với ví dụ trên ta có:
Vị từ trung tâm: vồ
Tham thể bắt buộc 1: một con sư tử (chủ thể thực hiện hành động)
Tham thể bắt buộc 2: một người khách du lịch (đối tượng của hành
động)
Tham thể mở rộng 1: chiều qua (bổ sung ý nghĩa thời gian)
Tham thể mở rộng 2: trong khu rừng này (bổ sung ý nghĩa không gian)
1.2.3. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc Nêu – Báo (Bình
diện dụng học)
Bình diện dụng học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong các tình
huống giao tiếp cụ thể, nhằm những mục đích cụ thể. Nghiên cứu ở bình diện
này có nhiệm vụ làm rõ giá trị thông báo của câu: đâu là tin cũ (phần nêu),
đâu là tin mới (phần báo); làm rõ mục đích phát ngôn của câu, làm rõ những
hàm nghĩa hay ẩn ý chỉ có thể suy ra từ tình huống phát ngôn, văn cảnh. Với
sự ra đời của lí thuyết phân đoạn thực tại vào những năm 30 của thế kỉ XX do

nhà ngôn ngữ học người Sec là V.Mathesius tìm ra, câu được chia làm hai
phần là phần Nêu và phần Báo.
+ Phần Nêu:
Phần Nêu là xuất phát điểm của thông báo, là cái đã biết và dễ nhận
biết mà từ đó người nói bắt đầu thông báo của mình.
+ Phần báo:
Phần Báo là trọng tâm của thông báo, là cái chưa biết, cái mới, là cái
mà người nói cho là không có mặt trong ý thức người nghe lúc bấy giờ.
Ví dụ:
A: Bạn đang làm gì đấy?

NguyÔn ThÞ Kim Dung

11

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc11bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham12document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
B: Tôi đang học bài.
N(cũ)

B(mới)

Các phát ngôn mặc dù cùng mô hình cấu trúc ngữ pháp, cùng thành phần từ
vựng, thậm chí cùng trật tự thành tố nhưng nếu xuất hiện trong những văn

cảnh hoặc tình huống giao tiếp khác nhau thì mang những nhiệm vụ thông
báo khác nhau.
Ví dụ:
Phát ngôn: Sáng mai tôi học ngữ pháp tiếng Việt.
Ngữ cảnh 1:
A: Bao giờ bạn học ngữ pháp tiếng Việt?
B: Sáng mai tôi học ngữ pháp tiếng Việt.
B

N

Ngữ cảnh 2:
A: Sáng mai bạn học gì?
B: Sáng mai tôi học ngữ pháp tiếng Việt.
N

B

Ngữ cảnh 3:
A: Sáng mai bạn làm gì?
B: Sáng mai tôi học ngữ pháp tiếng Việt.
N

B

Ngữ cảnh 4:
A: Sáng mai ai học ngữ pháp tiếng Việt?
B: Sáng mai tôi học ngữ pháp tiếng Việt.
N


B

N

...
Như vậy có thể thấy rằng cấu trúc Nêu – Báo của câu hoàn toàn phụ
thuộc vào văn cảnh, tình huống giao tiếp.

NguyÔn ThÞ Kim Dung

12

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc12bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham13document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
1.2.4. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc Đề - Thuyết (Bình
diện dụng học)
Cũng xuất phát từ bình diện dụng học nhưng theo quan điểm của ngữ
pháp chức năng, một câu được chia làm hai thành phần chính là phần Đề và
phần Thuyết. Tương ứng ta có phương pháp phân tích câu theo cấu trúc Đề Thuyết.
Phần Đề chỉ ra cái được nói đến trong câu. Cái được nói đến thường là
cái đã biết trong quá trình diễn ra hoạt động giao tiếp giữa các nhân vật giao
tiếp, nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho hoạt động thông báo ở trong câu.
Phần Thuyết chứa dựng nội dung nói về phần Đề. Do đó nó thường
mang thông tin mới, thông tin chính của câu.

Ví dụ:
Chiếc áo này đẹp thật!
Đ

T

Yêu là chết ở trong lòng một ít.
Đ

T

Tiểu kết
Như vậy, câu là một hiện tượng phức tạp kết hợp trong nó ba bình diện,
tương ứng với nó là bốn phương pháp phân tích. Bên cạnh phương pháp
truyền thống là phân tích câu theo cấu trúc Chủ - Vị, ba phương pháp còn lại
là những đề xuất mới dựa trên các góc độ khác nhau. Đây cũng là một thành
tựu cơ bản của cú pháp học hiện đại đang trên con đường cố gắng tiếp cận câu
một cách toàn diện ở cả phương diện hình thức cũng như nội dung để đạt
được mục đích nâng cao hiệu quả giao tiếp cho con người trong cuộc sống.
1.3. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc Đề - Thuyết
1.3.1. Ngữ pháp chức năng và cấu trúc Đề - Thuyết

NguyÔn ThÞ Kim Dung

13

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc13bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n



luan van,khoa luan, thac si , su pham14document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Ngữ pháp chức năng (functional grammar) là một lí thuyết và hệ thống
phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương
tiện thực hiện sự giao tiếp giữa con người với con người. Đây là phương pháp
khảo sát ngôn ngữ gắn với hoạt động hành chức của nó. Ngữ pháp chức năng
được S.C.Dick xây dựng năm 1978 rồi được phát triển trong hàng loạt công
trình nghiên cứu về tính đa dạng của các ngôn ngữ.
Ch.N.Li và S.A.Thompson trong công trình nghiên cứu của mình đã
chia ngôn ngữ thế giới thành bốn loại hình:
- Ngôn ngữ thiên chủ ngữ
- Ngôn ngữ thiên đề ngữ
- Ngôn ngữ vừa thiên chủ ngữ, vừa thiên đề ngữ
- Ngôn ngữ không thiên chủ ngữ cũng không thiên đề
ngữ
Trong đó tiếng Việt được xếp vào loại ngôn ngữ thiên đề ngữ. Tức câu
tiếng Việt chủ yếu là loại câu có kết cấu Đề ngữ - Thuyết ngữ chứ không phải
là các kết cấu khác.
Với quan điểm nghiên cứu ngôn ngữ gắn với hoạt động hành chức của
nó, ngữ pháp chức năng có nhiệm vụ nghiên cứu, miêu tả, giải thích các quy
tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ ở mặt hình thức và mặt nội dung, quan
sát cách sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tế hiện thực để theo
dõi cách hành chức của ngôn ngữ qua những biểu hiện sinh động của nó trong
khi được sử dụng.
Mối liên hệ giữa phương tiện thể hiện (hình thức) và mục đích thể hiện
(nội dung) hiểu theo quan điểm của ngữ pháp chức năng không phải là mối
quan hệ giữa hai bình diện mà là mối quan hệ của ba bình diện: kết học, dụng
học và nghĩa học theo lí luận kí hiệu học của S.C.Dick và Ch.Moris.


NguyÔn ThÞ Kim Dung

14

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc14bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham15document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Như vậy, ngữ pháp chức năng coi cả ba bình diện kết học, dụng học và
nghĩa học của ngôn ngữ là ba bình diện chức năng và thực hiện cách tiếp cận
chức năng với cả ba bình diện.
Ở Việt Nam, quan điểm xếp ngôn ngữ tiếng Việt vào loại hình ngôn
ngữ thiên đề ngữ của Ch.N.Li và S.A.Thompson đã được Cao Xuân Hạo vận
dụng vào việc phân tích câu tiếng Việt. Theo đó, ta có cấu trúc Đề - Thuyết
của câu.
1.3.2. Các thành phần trong cấu trúc Đề - Thuyết của câu
Cấu trúc Đề - Thuyết là cấu trúc ngữ pháp thể hiện mệnh đề (thể hiện
mối quan hệ của câu với tư duy), thể hiện mối quan hệ của câu với hiện thực
phản ánh (sự kiện, sự tình) và thể hiện cách thông báo sự kiện (cách nhận
định sự kiện ấy). Cấu trúc Đề - Thuyết gồm các thành phần chính sau:
+ Phần Đề:
Đề (chủ đề) là thành phần chính thứ nhất trong nòng cốt câu chỉ ra thực
thể là đối tượng được nói đến trong phần Thuyết, là chủ đề của thông báo.
+ Phần Thuyết:
Thuyết là thành phần chính thứ hai trong nòng cốt câu đơn chỉ ra đặc

trưng thông báo cho thực thể ở phần Đề.
Ví dụ:
Con cô Nga thông minh lắm.
Đ

T

Bên cạnh hai thành phần nòng cốt là Đề và Thuyết thì cấu trúc Đề Thuyết của câu còn có các thành phần phụ sau:
Khung đề là thành phần biểu thị ý nghĩa về thời gian, cảnh huống.
Khung đề luôn đứng trước chủ đề của câu và nêu ra phạm vi mà sự nhận định
ở phần Thuyết có hiệu lực. Khung đề có tác dụng mở rộng và cụ thể hoá tính
hiện thực của phát ngôn, do đó mà làm tăng hiệu quả giao tiếp cho câu.

NguyÔn ThÞ Kim Dung

15

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc15bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham16document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Khung đề khác với chủ đề ở chỗ nó không góp phần làm nên bậc trong cấu
trúc Đề - Thuyết của câu.
Ví dụ:

C




Gần trưa,

đ

t

chợ

đã vãn.

Câu trên là câu đơn có một bậc Đề - Thuyết.
Minh xác ngữ là thành phần phụ thường đứng trước nòng cốt câu để
minh xác cho danh từ làm đề ngữ trong nòng cốt câu về hành động, trạng thái,
đặc trưng bổ sung bằng vị từ, ngữ vị từ, hoặc các kết cấu có tính chất như một
vị từ nhằm chú giải cho hành động, trạng thái, đặc trưng chính được nêu ở
phần Thuyết. Minh xác ngữ tương đương với thành phần vị ngữ phụ trong cấu
trúc Chủ - Vị.
Ví dụ:
Lắng nghe tiếng gió bên tai, Minh Châu thở dài.
MXN
Giữa hai thành phần khung đề và minh xác ngữ có những điểm giống
nhau đó là đều có vị trí đặc thù là đứng trước nòng cốt câu, đều có thể lược bỏ
mà không hề ảnh hưởng đến cấu trúc cơ bản của câu. Tuy nhiên, điểm khác
biệt giữa chúng là minh xác ngữ chỉ bổ sung ý nghĩa cho phần Đề còn khung
đề thì bổ sung ý nghĩa cho cả nòng cốt câu.
Minh xác ngữ bổ sung ý nghĩa về hành động, trạng thái còn khung đề
thì là không gian, thời gian, cảnh huống ...

Như vậy, các thành phần trong một cấu trúc Đề - Thuyết của câu tiếng
Việt bao gồm: Đề, Thuyết, Khung đề, Minh xác ngữ.
1.3.3. Quan hệ về nghĩa giữa Đề và Thuyết

NguyÔn ThÞ Kim Dung

16

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc16bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham17document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Giữa Đề và Thuyết là một quan hệ cú pháp phản ánh quan hệ lôgic giữa
phần sở đề và phần sở thuyết của một nhận định. Quan hệ về nghĩa này rất đa
dạng, lỏng lẻo. Chỉ cần giữa hai thành phần Đề và Thuyết không có những
mối liên hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa phi lí thì câu đã được công nhận là đúng.
Trong cấu trúc Đề - Thuyết, các vai nghĩa được thực hiện với một trung tâm
(Đề hoặc Thuyết) hoặc với một bộ phận của Đề hoặc Thuyết.

Vai nghĩa

Do đề thực hiện

Do thuyết thực hiện

1. Chủ thể


Mẹ đã về.

Gây ra chuyện này là tôi.

Mai là sinh viên khoa văn.

Thông minh nhất lớp là
Nam.

2. Đối thể

Còn mày thì tao cho người ta Nó ăn nhiều ô mai.
cưới.

Sơn thích nhất là môn toán.

Thuốc này ngày uống hai lần.
3. Thời gian

Khi vui thì vỗ tay thật to.

Thời gian làm bài là 60 phút.

Năm phút nữa thì giải lao.

Máy bay cất cánh là vào lúc
6 giờ.

4. Nơi chốn


Xuân Hoà là nơi tôi học.

Họ gặp nhau lần cuối là ở

Hạ Long đẹp thật!

đây.
Địa điểm kiến tập là Hà Nội.

5.Nguyên

Vì ốm tôi nghỉ học.

Điểm kém là do lười học.

nhân
6. Công cụ

7. Chất liệu

Chìa khoá này không mở Nấu ếch thì phải nồi đất.
được cửa.

Muốn viết đẹp thì phải bút

Nồi đồng thì nấu ốc.

nét thanh nét đậm.


Vàng là kim loại quý.

Ấm này bằng nhôm.

NguyÔn ThÞ Kim Dung

17

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc17bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham18document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU TIẾNG VIỆT
THEO CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT

2.1. Tiêu chí xác định phần Đề và phần Thuyết
2.1.1. Tiêu chí về phương tiện đánh dấu sự phân chia Đề, Thuyết:
THÌ, LÀ, MÀ
+THÌ:
THÌ là một trong những chỉ tố quan trọng nhất làm nên tiêu chí nhận
diện cho thành phần chủ đề trong câu tiếng Việt.
Trong một câu nếu có THÌ xuất hiện thì trước nó sẽ là chủ đề của câu.
Ví dụ:
Con vua thì lại làm vua.
Học nhiều thì phải khôn ra.

Tuy nhiên, trong các trường hợp sau thì chỉ tố THÌ không phải là
phương tiện đánh dấu phần Đề của câu:
Ví dụ:
(1). Mớ cá này, con thì chết, con thì ươn.
(2). Con tôi, đứa thì đi học, đứa thì đi làm.
(3). Món này ăn thì ngon nhưng làm thì mất công.
(4). Anh quyến rũ tôi thì có.
(5). Họ yêu nhau thì phải.
Ở các ví dụ (1), (2), (3), THÌ phân giới Đề - Thuyết trong các tiểu cú
làm thuyết ghép của câu.
Ví dụ (4), (5), THÌ mở đầu cho phần tình thái hay còn gọi là Thuyết
tình thái, Thuyết giả của câu.
THÌ cũng tách biệt khung đề với nòng cốt câu.

NguyÔn ThÞ Kim Dung

18

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc18bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham19document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Ví dụ:
Ngày mai thì trời nắng to.
Chiều mai thì em mới đi Hà Nội.
Cách đây hai năm thì nó ngoan lắm.

Đối với những trường hợp này, để xác định phần Đề, phần Thuyết của
câu, chúng ta có thể lược bỏ Khung đề, giữ lại nòng cốt câu rồi xen THÌ vào
giữa nòng cốt câu nếu ở vị trí nào hợp lí nhất câu vẫn có nghĩa và hoàn chỉnh
thì trước THÌ là Đề, sau THÌ là Thuyết.
Ví dụ:
Trời thì nắng to. [ +]
Trời nắng to thì. [ - ] (Câu chưa hoàn chỉnh)
Trời nắng thì to. [ - ] (Sai lôgic, chỉ nói nắng thì to )
Trong một câu, THÌ có thể xuất hiện, có thể vắng mặt. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp sự vắng mặt của THÌ dẫn tới câu có nhiều cách hiểu hoặc
có nhiều cách phân tích theo cấu trúc Đề - Thuyết khác nhau.
Ví dụ:
Cái sai nói mãi cũng thành đúng.
Cái sai thì nói mãi cũng thành đúng.
Cái sai mà nói mãi thì cũng thành đúng.
Ba ví dụ trên về nghĩa là giống nhau song mô hình cấu trúc Đề - Thuyết
lại khác nhau.
Hoặc:
Anh mời thì tôi đến.
Nghĩa rất rõ ràng nhưng nếu bỏ THÌ:
Anh mời tôi đến.
Người đọc sẽ có hai cách hiểu về câu trên:
Anh thì mời tôi đến

NguyÔn ThÞ Kim Dung

19

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc19bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan


K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham20document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Hoặc: Anh mời thì tôi đến.

Sự có mặt của THÌ còn giúp cho một ngữ thành câu hoặc chưa thành
câu.
Ví dụ:
Khi tàu chạy thì về.
Khi tàu chạy về.
Muốn đi thì nhanh lên.
Muốn đi nhanh lên.
Tóm lại, THÌ có tác dụng phân giới Đề - Thuyết với nhiệm vụ là xác
định Đề (chủ đề và khung đề).
+ LÀ:
LÀ là một từ có nhiều chức năng khác nhau trong câu tiếng Việt nhưng
chủ yếu và thông dụng nhất là chức năng phân chia Đề, Thuyết của câu. Nếu
THÌ đánh dấu Đề thì LÀ đánh dấu Thuyết.
LÀ biểu thị quan hệ giữa phần Đề và phần Thuyết: Đề nêu thực thể, đối
tượng, Thuyết nêu đặc trưng của nó hoặc giải thích về nó.
Ví dụ:
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Sống là đấu tranh.
Mẹ tôi là giáo viên.
Tiền thì quý, quỳ thì tiến là quy luật của xã hội.
Hà Nội là trái tim của cả nước.
Tình yêu là một điều kì diệu.

LÀ làm chức năng báo hiệu cho biết phần đi sau nó là Thuyết khi phần
này không có hình thái tiêu biểu của một phần Đề.
Ví dụ:

NguyÔn ThÞ Kim Dung

20

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc20bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham21document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Về đích đầu tiên là vận động viên của Đà Nẵng.
Em tôi thích nhất là kẹo chanh.
Người mà tôi yêu nhất là cô ấy.
Họ gặp nhau lần cuối là trong chiến dịch Tây Bắc.
Giữa THÌ và LÀ trong nhiều trường hợp có thể thay thế cho nhau mà
cấu trúc của câu không thay đổi.
Ví dụ:
Thế thì tốt.
Thế là tốt.
Anh mời thì tôi đến.
Anh mời là tôi đến.
Tôi thì thích món lẩu cá nhất.
Tôi là thích món lẩu cá nhất.
Trong câu nếu cả THÌ và LÀ cùng xuất hiện thì ranh giới Đề - Thuyết

nằm ở chỗ THÌ.
Ví dụ:
Em tôi thì thích nhất là kẹo chanh.
Đ

T

Tuy nhiên, trong các ví dụ sau thì ngược lại:
Sách lược của Bá Kiến là mềm thì nắn, rắn thì buông.
Đ

T

Tiền thì quý, quỳ thì tiến là quy luật của xã hội.
Đ

T

+ MÀ:
Trong câu tiếng Việt MÀ cũng là một từ đa chức năng trong đó có chức
năng phân giới Đề Thuyết.
MÀ có chức năng phân giới Đề Thuyết của câu:

NguyÔn ThÞ Kim Dung

21

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc21bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n



luan van,khoa luan, thac si , su pham22document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Ví dụ:
Hắn mà dám thế à?
Con gái con đứa mà dám chửi nhau à!
Mắt để đâu mà cô lại vén váy đi như thế?
MÀ có chức năng phân giới Đề Thuyết của tiểu cú:
Ví dụ:
Con gái mà đanh đá thì ế chồng.
Người đàn ông mà được nhiều người thích sẽ khiến phụ nữ lo
lắng.
Bạn đi thi mà chủ quan thì/là dễ trượt lắm đấy.
Đề bài mà vào phần này thì/là trúng tủ.
MÀ có chức năng phân giới khung đề với nòng cốt câu.
Ví dụ:
Quá trưa mà khách vẫn chưa đến.
Bây giờ mà đi bộ thì không kịp.
Như vậy, phương tiện đánh dấu và phân chia Đề, Thuyết trong câu là
THÌ, LÀ, MÀ. Trong ba chỉ tố ấy, THÌ có cương vị cao nhất, kế đến là LÀ,
thấp nhất là MÀ.
2.1.2. Tiêu chí về ý nghĩa chức năng
Chức năng của Đề là chỉ ra thực thể là đối tượng được nói đến trong
phần Thuyết, là chủ thể của sự nhận định, chủ đề của thông báo.
Chức năng của phần Thuyết là chỉ ra đặc trưng thông báo cho thực thể
ở phần Đề.
Ví dụ:
Khuôn mặt và dáng hình của cô ấy rất đẹp.

Đ

T

Cuộc liên hoan kéo dài suốt đêm.

NguyÔn ThÞ Kim Dung

22

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc22bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham23document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Đ

T

Tấc đất là tấc vàng.
Đ

T

Tháng giêng là tháng ăn chơi.
Đ


T

2.1.3. Tiêu chí về vị trí
Trật tự thông thường của cấu trúc Đề - Thuyết là Đề trước Thuyết sau.
Đây là một biểu hiện hình thức quan trọng của sự phân biệt giữa Đề và
Thuyết. Trật tự này phản ánh một quy luật chung của cách tư duy: trước khi
nhận định một điều gì, người ta giới hạn phạm vi ứng dụng của điều đó, nói
cách khác, người ta đưa ra một số sở đề rồi mới nói về sở đề đó.
Chính vì Đề là điểm xuất phát của nhận định trong tư duy cho nên cùng
một nội dung mệnh đề, nếu điểm xuất phát khác nhau, ta có những câu có đề
khác nhau.
Ví dụ:
Bức tranh này không đẹp.
Đ

T

Đẹp thì bức tranh này không đẹp.
Đ

T

Con cún thì người ta bắt mất rồi.
Đ

T

Người ta bắt mất con cún rồi.
Đ


T

Cả tiền thuốc, tiền lợn mày phải nộp một trăm bạc trắng.
Đ

T

Mày phải nộp một trăm bạc trắng cả tiền thuốc, tiền lợn.
Đ

NguyÔn ThÞ Kim Dung

T

23

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc23bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham24document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp
Những câu có trật tự ngược lại hết sức hiếm hoi, chỉ gặp trong những
tình huống rất đặc biệt bộc lộ sắc thái cảm xúc rất mạnh mẽ như:
Có bao giờ trở lại tuổi sinh viên.
Đ

T

(Nguyễn Trọng Hoàn - Nhớ Xuân Hoà xưa)

2.1.4. Tiêu chí về từ loại
Đề thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ nhân xưng hoặc những
cụm từ có hạt nhân là danh từ. Ngoài ra động từ, tính từ cũng có khả năng làm
Đề nhưng tỉ lệ này thấp hơn.
Ví dụ:
Tôi là sinh viên. (Đề là đại từ)
Đ

T

Cái nết đánh chết cái đẹp. (Đề là danh từ)
Đ

T

Nhà tôi giáp sông Hồng. (Đề là cụm danh từ)
Đ

T

Tiền gạo là của mẹ cha. (Đề là cụm danh từ)
Đ

T

Cái nghiên cái bút thật là của em. (Đề là cụm danh từ đẳng lập)
Đ1


Đ2

T

Nghĩ nhiều thì đau đầu. (Đề là cụm động từ)
Đ

T

Thi vào đại học thì khó. (Đề là cụm động từ)
Đ

T

Thuyết thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ. Ngoài ra Thuyết
cũng còn được biểu hiện bằng danh từ, đại từ, số từ.
Ví dụ:

NguyÔn ThÞ Kim Dung

24

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc24bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


luan van,khoa luan, thac si , su pham25document,pdf,docx,download

Khãa luËn tèt nghiÖp

Trẻ trồng na, già trồng chuối. (Thuyết là cụm động từ)
Đ1

T1

Đ2

T2

Gừng càng già càng cay. (Thuyết là tính từ)
Đ

T

Miệng kẻ sang có gang có thép. (Thuyết là 2 cụm động từ đẳng
lập)
Đ

T1

T2

Làm anh khó đấy. (Thuyết là tính từ)
Đ

T

Của rẻ là của ôi. (Thuyết là cụm danh từ)
Đ


T

Học giỏi nhất lớp là Nga. (Thuyết là danh từ riêng)
Đ

T

Thời gian như là gió. (Thuyết là danh từ chung)
Đ

T

Con số mà tôi thích nhất là 9. (Thuyết là số từ)
Đ

T

Gây ra chuyện này là tôi. (Thuyết là đại từ)
Đ

T

2.1.5. Tiêu chí về khả năng lược bỏ
Đề và Thuyết là hai thành phần chính có vai trò cú pháp ngang nhau.
Nếu trong một câu khuyết đi một trong hai thành phần trong những điều kiện
bình thường thì câu đó trở nên không hoàn chỉnh.
Trong giao tiếp nói năng, không phải khi nào người ta cũng nói ra
những câu đơn hai thành phần Đề - Thuyết mà còn xuất hiện các thành phần
phụ. Trong những trường hợp này chúng ta có thể dùng đến thao tác lược bỏ


NguyÔn ThÞ Kim Dung

25

tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc25bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan

K31C - Khoa Ng÷ v¨n


×