Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tôi không phải vị sếp tồi khi sa thải bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.02 KB, 2 trang )

Tôi Không Phải Vị Sếp Tồi Khi Sa Thải Bạn
“Tôi biết điều đó là không dễ dàng với tôi cũng như với bạn, nhưng tôi sẽ cố gắng giúp bạn và chia sẻ cùng
bạn…”.

Sa thải nhân viên là điều khó khăn đối với sếp, có nhiều lý do có thể do chính sách công ty cắt giảm nhân sự hoặc
nguyên nhân do chính nhân viên đó gây ra, nhưng dù là trường hợp nào đi nữa đó cũng là vấn đề nhạy cảm khó nói.
Hãy chuẩn bị trước những gì bạn muốn nói với nhân viên của mình.

Dành thời gian đánh giá từng nhân viên
Trước khi đưa ra quyết định bạn hãy dành thời gian để đánh giá mặt tốt, mặt chưa tốt, những thành tích đặt được
của nhân viên và đặc biệt là thái độ làm việc của họ để bạn có cái nhìn toàn diện nhất về từng nhân viên, không để
cảm xúc xen lẫn vào công việc mà có thiên hướng không công bằng trong chuyện này.

Mỗi nhân viên đều có sự gắn bó với công ty trong một khoảng thời gian nào đó, dù trong công việc hay cuộc sống thì
bạn và nhân viên đã làm việc và sát cánh cùng nhau, cùng làm việc, và bây giờ phải đưa ra một quyết định khó khăn
bạn rất dễ bị cảm xúc xâm chiếm, hãy tỉnh táo.

Chuẩn bị hồ sơ cũng như vấn đề pháp lý
Bộ luật lao động ở quốc gia nào cũng bảo vệ quyền lợi của người lao động, vì vậy bạn phải chắc chắn rằng điều bạn
làm là phù hợp với pháp luật, và bạn cũng đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục cho việc đó trước khi thực hiện, nếu
không thực hiện tốt về vấn đề lương, trợ cấp và các khoản tiền khác có thể bạn sẽ gặp phải vấn đề về kiện tụng.

Đây là một vấn đề khá quan trọng trong quá trình sa thải, cắt giảm nhân sự, nếu như công ty bạn cắt giảm nhiều
nhân sự, sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật lao động vì vậy nếu công ty bạn không có bộ phận pháp chế thì
hãy tìm đến với luật sư để họ có thể giúp bạn phương án tốt nhất, tránh kiện tụng sau này.

Hãy thẳng thắn với nhân viên
Thẳng thắn là điều tốt nhất lúc này mà bạn nên làm, nếu bạn cứ vòng vo loanh quanh, mập mờ có thể nhân viên sẽ
hiểu sai ý bạn. Không đóng kịch cũng không thương hại, hãy đồng cảm và sẻ chia cùng họ, hãy đặt mình vào tình
thế của họ để hiểu và cảm nhận những gì, hãy nói với họ bằng sự chân thành của bạn.


Nếu phải sa thải nhiều nhân viên để cắt giảm nhân sự thì càng khó khăn hơn với bạn, nhiệm vụ của bạn là phải
thông báo cho nhóm nhân viên đó biết rồi gặp gỡ từng người một để lắng nghe họ nói, bạn cũng chuẩn bị tinh thần
cho những cơn giận giữ của họ, bởi lẽ đó cũng là điều dễ hiểu trong trường hợp này.

Nói chuyện với nhân viên trước khi họ ra đi


Trong suy nghĩ của mỗi nhân viên bị sa thải có nghĩa là họ không còn giá trị đối với công ty, nỗi buồn và thất vọng.
Hãy giành thời gian sẻ chia cùng họ, bạn không thay đổi được tình hình những bạn có thể giúp đỡ họ về tinh thần,
bạn cũng có thể giúp đỡ họ có một công việc mới ở những công ty khác nếu như đó là đợt cắt giảm nhân sự của
công ty. Nếu bạn cảm thấy lúng túng không biết nên làm thế nào hãy nhờ đến các nhà tâm lý hỗ trợ, hỗ là những
chuyên gia trong lĩnh vực này.

Thanh toán các khoản chi phí và thu hồi tài sản công ty
Đó là điều cần thiết bạn phải làm trước khi họ đi, các khoản phí trước khi thôi việc, yêu cầu nhân viên hoàn trả lại
những công cụ làm việc, hỗ trợ công việc và các các tài sản khác thuộc công ty trước khi họ đi.

Trên đây là nhưng việc cơ bản nhất bạn phải làm với cương vị là người đứng đầu trong công ty, sẽ không ai có thể
thay thế bạn, hãy thẳng thắn, cẩn trọng và khéo léo trong mọi chuyện để mọi chuyện trở nên suôn sẻ hơn.

Lưu ý khác
Không nên sa thải nhân viên vào ngày thứ sáu, vì sau đó họ sẽ có nhiều thời gian để buồn và than phiền với tất cả
mọi người. Tốt nhất hãy làm điều đó vào ngày đầu tuần, và cho họ về ngay lập tức và hẹn một thời điểm cụ thể để
họ đến thu xếp đồ dùng cá nhân.



×