Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

5 lý do bạn nên từ chối một cơ hội làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.37 KB, 3 trang )

5 Lý do bạn nên từ chối một cơ hội làm việc
Được một công ty mời về làm việc có thể được coi là 1 thành tích đáng mừng. Tuy nhiên, không phải cơ hội làm việc
nào cũng là tốt - trong một số trường hợp, sẽ tốt hơn nếu bạn từ chối và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tiếp theo của
mình.
Bạn thừa biết rằng công việc dù có tốt đến thế nào cũng sẽ vô nghĩa nếu nhà tuyển dụng đối xử tệ với bạn, hoặc nếu
trách nhiệm công việc không ăn nhập gì với vị trí mà họ mô tả trong buổi phỏng vấn. Nhưng không phải lúc nào
những dấu hiệu đó cũng sẽ thể hiện rõ ràng cho bạn thấy, và bạn sẽ cần phải xem xét cẩn thận về công ty cũng như
là lời đề nghị trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đối với những người tìm việc đang phân vân rằng mình nên hay
không nên chấp nhận 1 lời mời làm việc, 5 dấu hiệu dưới dây sẽ cho bạn biết đó công phải là công việc phù hợp với
mình.

Văn hoá hoặc môi trường làm việc của công ty
không phải là điều bạn mong đợi
Hầu hết những người tìm việc đều tự phác thảo 1 bức tranh về văn hoá công ty lý tưởng của riêng mình. Môi trường
"hoàn hảo" này, bất kể đó là gì, cũng là nơi mà bạn biết bạn có thể phát triển, dựa trên tính cách và thói quen làm
việc của bạn. Khi bạn đi phỏng vấn, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí chung của công ty. Nó có đúng với mong
đợi của bạn?
Eileen Adler, giám đốc nhân sự của PeopleFluent cho biết: "Khi một đề nghị tuyển dụng được chấp nhận, có nghĩa là
cá nhân đó cam kết với bản thân cũng như là công ty. "Bất kỳ công ty nào không phù hợp với giá trị và văn hóa của 1
người sẽ là một môi trường khó khăn cho [người đó]."

Ví dụ: nếu bạn muốn có một môi trường làm việc theo nhịp độ nhanh và tập trung hiệu suất và trong quá trình phỏng
vấn, bạn sẽ thấy công ty không đáp ứng được điều này - người quản lý tuyển dụng không chuẩn bị cho cuộc phỏng


vấn của bạn hoặc hủy hẹn vào phút cuối - Adler đề nghị bạn hãy tìm 1 cơ hội khác. Bà cũng đề nghị chú ý đến không
khí trong văn phòng để đánh giá nền văn hóa công ty.
Adler nói với Business News Daily rằng: "Tôi khuyên các ứng viên nên đến đến buổi phỏng vấn sớm để họ có thể có
thời gian ngồi ở sảnh và quan sát cách thức nhân viên tương tác với nhau. "Nhân viên của công ty có thể hiện sự tự
hào khi làm việc ở đây không? Không khí có vui vẻ không?"


Bạn chưa hiểu rõ về công việc
Một tin tuyển dụng cho 1 công việc tốt sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về công việc trước khi bạn đến
phỏng vấn, và cuộc gặp với nhà tuyển dụng chỉ là làm sáng tỏ hơn về yêu cầu cho vị trí đó. Nếu đến thời điểm bạn
nhận được lời đề nghị mà bạn vẫn không biết mình sẽ làm gì thì bạn sẽ muốn từ chối lời đề nghị đó.
"Sự rõ ràng về vị trí và vai trò là một yếu tố quan trọng ... vì điều quan trọng là bạn phải có một mục tiêu cụ thể để
thành công tại bất kỳ công ty nào", theo Erika Kauffman, đối tác và quản lý của 5W Public Relations. "Trong khi các
thông tin mô tả về công việc và trách nhiệm có thể được thay đổi dựa trên những điểm mạnh và sở thích của cá
nhân, bạn nên tự hình dung cho mình những trách nhiệm chính trong công việc của bạn trước khi đồng ý lời đề nghị.
Nếu bạn không thể giải thích ngắn gọn vai trò của bạn sau quá trình phỏng vấn, bạn nên suy nghĩ cẩn thận trước khi
chấp nhận. "

Công việc này không đủ hấp dẫn với bạn

Trái với việc không nắm rõ những yêu cầu trong công việc là nhận thức rõ được mình sẽ như thế nào khi làm công
việc đó. Bạn có thể nhận thấy rằng, dựa trên kinh nghiệm từ trước đến nay, công việc này sẽ không cho bạn cơ hội
để bộc lộ hết năng lực của bản thân.
Adler cho biết: "Một cá nhân chỉ nên đồng ý nếu họ cảm thấy họ có thể tỏa sáng và thành công, học hỏi được những
kỹ năng mới, thiết lập thêm được nhiều mối quan hệ, đặt ra các mục tiêu và chinh phục chúng. "Nếu công việc đó
không mang lại cho bạn cảm giác đó, bạn nên từ chối."

Quá nhiều người từng làm vị trí đó
Adler lưu ý rằng điều quan trọng là bạn phải tìm ra lý do tại sao công việc đó vẫn còn trống. Nếu bạn thế chỗ cho một
nhân viên cũ thì người đó đã bị sai thải hay tự xin nghỉ? Anh / chị ấy đã gắn bó với công ty được bao lâu? Số lượng
người làm vị trí đó nhiều và thời gian làm việc ngắn có thể nêu ra một số vấn đề, có thể kể đến quá trình tuyển dụng
không ấn tượng và việc đào tạo nghèo nàn.


Bạn cũng có thể muốn tìm hiểu cách các nhân viên nói về đồng nghiệp và lãnh đạo của họ, và những loại vấn đề mà
họ đang cố gắng giải quyết trong tổ chức. Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ cho thấy độ tinh tế của công ty và
nhân viên, Adler nói.


Bạn không thấy hào hứng
Điều nay nghe có vẻ rập khuôn, bạn nên thành thật với cảm xúc của mình. Công việc đó có lẽ dành cho bạn nếu bạn
không cảm thấy phấn khích về cơ hội mà nó đem lại và việc tham gia vào đội ngũ nhân viên.
"Đừng mong tình hình sẽ trở nên khá hơn - nếu bạn không tìm thấy sự hòa hợp trong cuộc phỏng vấn với người
quản lý mới hoặc các thành viên trong nhóm của mình hoặc tệ hơn, nếu bạn không thể tin tưởng họ thì đừng nghĩ
rằng suy nghĩ đó sẽ thay đổi khi bạn đồng ý làm việc cho họ ".



×