Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tất cả những điều bạn cần biết để ứng tuyển cho công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.04 KB, 3 trang )

Tất cả những điều bạn cần biết để ứng tuyển cho công việc
đầu tiên sau khi tốt nghiệp

Chúc mừng những sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp – chỉ còn vài tuần nữa thôi bạn sẽ kết
thúc việc học của mình vĩnh viễn (hoặc ít nhất là bây giờ). Đây là lúc để ăn mừng, là thời
gian để hưởng thụ cuộc sống không còn bài tập về nhà và cũng đến lúc phải bắt đầu tìm
kiếm việc làm cho mình.
Một số người cảm thấy hoảng sợ khi nghĩ đến việc tìm việc làm, nhưng bạn thì không nên như vậy. Bởi
vì săn việc làm là một quá trình, nên có thể nó sẽ làm bạn nản chí, nhưng ai cũng có thể thành công.


Như đã nói, lần đầu tiên tìm việc, mọi thứ có thể có chút quá sức, tôi sẽ tổng hợp tất cả mọi hướng dẫn
mà các bạn cần cho lần nộp đơn xin việc đầu tiên vào đây.
Hãy cùng VIECOI.VN bắt đầu nào!

Bước 1: Tìm ra thứ mà bạn muốn làm
Trước hết, vấn đề lớn nhất không có câu trả lời chuẩn mực là: Bạn muốn làm gì với cuộc đời mình? Chờ
một chút, trước khi điền vào đơn, phải biết điều này: bạn không cần tìm cuộc sống của bạn lúc này,
bạn đang cần tìm việc mà thôi (chẳng có gì là cố định cả!)
Nếu bạn không có ý tưởng gì cho việc nên bắt đầu từ đâu, hãy nghĩ đến những lớp học và những buổi
thảo luận yêu thích ở trường đại học, các hoạt động trong những câu lạc bộ bạn tham gia hay bất kì
thứ gì bạn hứng thú trong những năm gần đây. Vấn đề nào khiến bạn tức tối? Đề tài nào khiến bạn
buồn phát khóc lên? Câu trả lời đầu tiên cho những câu hỏi trên sẽ đưa bạn đến gần hơn với ngành
nghề phù hợp hoặc một chức vụ thực tế nào đó. Bạn có thể lọc bớt sự lựa chọn của mình bằng cách trả
lời những câu hỏi sau trong The Muse của Lily Zhang: Tôi có thể làm gì để giúp đỡ mọi người? Một ngày
lí tưởng của tôi sẽ như thế nào? Điều gì làm tôi cảm thấy không chịu đựng nổi?
Vẫn chưa chắc chắn ư? Hãy nhìn qua mô tả sơ lược của công ti trong VIECOI và xem điều gì làm bạn
thấy hứng thú.

Bước 2: Sắp xếp lại hình ảnh trực tuyến của bạn
Bây giờ bạn đã biết ngành nào bạn muốn làm, bây giờ là lúc tạo dựng hình ảnh trực tuyến của bạn sao


cho phù hợp với ngành nghề đó. Bởi vì trong mỗi lĩnh vực, bạn đều sẽ được tra cứu bằng Google bởi


nhàtuyển dụng, nên ắt hẳn bạn sẽ không mong muốn họ nhìn thấy cái gì ngoài ý muốn đâu, mẹ bạn sẽ
thất vọng đấy.
Với người mới bắt đầu, LinkedIn của bạn phải sẵn sàng với một bản tóm lược ấn tượng nhấn mạnh
những thành tựu, kĩ năng và những điều bạn quan tâm. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, bạn cần có kế hoạch
để tích cực, ăn khớp với nền tảng đã dựng – có nghĩa là bạn phải chia sẻ những bài báo thú vị, kết nối
với mọi người, tìm những nhóm bạn cảm thấy phù hợp để tham gia. Bạn cũng cần chỉnh sửa hoặc cá
nhân hóa cái tài khoản truyền thông xã hội như Facebook hoặc Instagram, những thứ mà bạn thường
dùng một cách khá thoải mái (một lần nữa, hãy nghĩ đến mẹ của bạn)
Thêm vào đó, bạn cũng nên nghĩ đến việc mở cho mình một website cá nhân hay blog hoặc hồ sơ. Đây
là một cách thú vị và sáng tạo để cho thấy công việc của bạn, sở thích hoặc tính cách cảu bạn – thứ
mà rất nhiều công ty sẽ đòi hỏi bạn bổ sung vào hồ sơ của mình.

Bước 3: Tìm vị trí còn mở
Vậy bạn sẽ tìm những bài đăng tuyển ở đâu? Nơi tôi chọn đầu tiên là VIECOI. Đây là nơi bạn có thể tìm
công việc theo ngành, theo thành phố, theo cấp độ (nó sẽ chắc chắn hơn khi bạn tìm kiếm ở cấp độ
mới bắt đầu), hoặc theo từng công ty cụ thể.
Nói chung, khi danh sách các công việc mở ra, bạn sẽ muốn tìm kiếm những thứ làm bạn quan tâm mà
bạn đã liệt kê từ trước. Ví dụ, nếu bạn muốn làm ở một công ti với công việc xã hội, hãy nhìn vào nó và
xem những người đang làm việc nói gì. Nhưng bạn phải biết những thứ mà bài đăng tuyển dụng đang
tìm kiếm ở bạn – nếu nó đòi hỏi ứng viên phải giỏi về ngôn ngữ lập trình Python và bạn chưa từng nghe
về nó, đây có thể không phải là công việc dành cho bạn (hoặc, đó là dấu hiệu cho biết bạn phải học
một khóa online trước khi đăng kí)
Nếu bạn đã có lĩnh vực cụ thể hướng đến, hãy tìm những trang web tìm kiếm công việc cụ thể để phục
vụ cho việc tìm kiếm của mình.

Chia sẻ và đóng góp ý kiến cùng VIECOI.VN nhé!
Tìm hiểu NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ CHO TƯƠNG LAI.

Bài được dịch bởi Hiếu Hạnh từ www.themuse.com



×