Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại khách sạn BMC hà tĩnh – chi nhánh công ty TNHH thiên an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 93 trang )


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤ

Ký hiệu

Nội dung

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT
BHTN

Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

NVL

Nguyên vật liệu


NCTT

Nhân công trực tiếp

SXC

Sản xuất chung

CCDC
TSCĐ
GTGT
TNDN
TK
VNĐ

Công cụ dụng cụ
Tài sản cố định
Giá trị gia tăng
Thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản
Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂM, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ........................................................6
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN BMC HÀ TĨNH CÓ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM........................................................................................................................... 3

1.1. Đặc điểm SXKD và quản lý SXKD ở Khách sạn BMC Hà Tĩnh..........................3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn BMC Hà Tĩnh.......................3
Khách sạn BMC Hà Tĩnh là một chi nhánh hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty
TNHH Thiên An............................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Khách sạn BMC Hà Tĩnh................8
1.1.2.1. Quy trình hoạt động dịch vụ chính của Khách sạn BMC Hà Tĩnh....................8
1.1.2.2. Quy trình nhận đặt và sử dụng dịch vụ ăn uống tại Khách sạn:.....................10
1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Khách sạn BMC Hà Tĩnh..................................11
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn MBC Hà Tĩnh những năm gần
đây .......................................................................................................................... 13
1.2. Đặc điểm công tác kế toán của Khách sạn BMC Hà Tĩnh.................................15
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Khách sạn BMC Hà Tĩnh....................................15
1.2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh.......................................16
1.2.3. Hình thức kế toán, phần mềm kế toán áp dụng ở Khách sạn BMC Hà Tĩnh.....17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN BMC HÀ TĨNH....................................20
2.1. Thực trạng kế toán CPSX...................................................................................20
2.1.1. Phân loại CPSX và đối tượng hạch toán CPSX.................................................20
2.1.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.......................................................22
2.1.2.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................................22
2.1.2.2. Chứng từ hạch toán.........................................................................................22
2.1.2.3. Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp........................................25
2.1.2.4. Hạch toán tổng hợp.........................................................................................31
2.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp..................................................................35
2.1.3.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp..............................................................35
2.1.3.2. Các chính sách về lao động tiền lương của Khách sạn BMC Hà Tĩnh...........35
2.1.3.3. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương..................................45
2.1.3.4. Hình thức trả lương và chứng từ sử dụng........................................................49
2.1.3.5. Trình tự hạch toán...........................................................................................54
2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung.........................................................................60

2.1.4.1. Nội dung của chi phí sản xuất chung..............................................................60


2.1.4.2. Chứng từ hạch toán.........................................................................................61
2.1.4.3. Tài khoản sử dụng...........................................................................................61
2.1.4.4. Quy trình hạch toán.........................................................................................62
2.1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.......................................................................67
2.1.5.1. Tài khoản hạch toán........................................................................................67
2.1.5.2. Trình tự hạch toán...........................................................................................67
2.2. Thực trạng tính giá thành tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh.....................................71
2.2.1. Đối tượng tính giá thành...................................................................................71
2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm...............................................................71
2.2.3. Nhận xét về thực trạng hạch toán chi tiết sản xuất và tính giá thành tại Khách
sạn BMC Hà Tĩnh........................................................................................................75
2.2.3.1. Ưu điểm..........................................................................................................75
2.2.3.2. Hạn chế...........................................................................................................77
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI KHÁCH SẠN BMC HÀ TĨNH...79
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh.......................................................................................79
3.1.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................79
3.1.2. Nguyên tắc và yêu cầu trong hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh........................................................80
3.2. Các giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh.......................................................................................80
3.2.1. Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.........................................80
3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp.................................................82
3.2.3. Hoàn thiện phương pháp tính và hạch toán chi phí sản xuất chung...................83
KẾT LUẬN................................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................86



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Khách sạn BMC Hà Tĩnh........................................11
Bảng 1.1: Doanh thu và lợi nhuận của Khách sạn BMC Hà Tĩnh...........................................14
Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tình..............................17
Hình 1.1. Giao diện phần mềm kế toán Misa 2015..................................................................18
Bảng 2.1. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp..................................................................24
Sơ đồ 2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí NVL trực tiếp...........................................25
Hình 2.1. Hóa đơn GTGT mua nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng thẳng..............................27
Hình 2.2. Giao diện nhập Chứng từ mua hàng không qua kho.................................................29
Sơ đồ 2.2. Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho.....................................................................30
Hình 2.3. Giao diện nhập phiếu xuất kho.................................................................................31
Hình 2.4. Giao diện nhập sổ cái TK 621A................................................................................33
Bảng 2.2. Trích sổ chi tiết TK 621A – Chi phí NVL trực tiếp cho bộ phận buồng phòng......34
Bảng 2.3. Trích sổ cái TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..........................................34
Bảng 2.4. Bảng chấm công CBCNV Khách sạn BMC Hà Tĩnh..............................................36
Bảng 2.6. Mẫu Bảng đánh giá kết quả nhân viên Khách sạn BMC Hà Tĩnh..........................40
Bảng 2.7. Bảng hệ số phụ cấp chức vụ của cán bộ tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh....................41
Bảng 2.8. Bảng số tiền phụ cấp trách nhiệm, điện thoại tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh............41
Bảng 2.9. Mẫu danh sách CBCNV Khách sạn BMC Hà Tĩnh hưởng phụ cấp giặt là..............42
Bảng 2.10. Mẫu danh sách CBCNV Khách sạn BMC Hà Tĩnh hưởng phụ cấp tiệc cưới........44
Bảng 2.11. Tỷ lệ trích lập các khoản trích theo lương..............................................................48
Bảng 2.12. Mẫu bảng thanh toán tiền lương kỳ 1 của CNV Khách sạn BMC Hà Tĩnh...........50
Bảng 2.13. Mẫu bảng thanh toán lương kỳ 2 của Khách sạn BMC Hà Tĩnh...........................51
Bảng 2.14. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương........................................53


Sơ đồ 2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp..................54
Hình 2.5. Giao diện phân bổ tiền lương tháng 12 năm 2015....................................................56

Hình 2.6. Giao diện phân bổ bảo hiểm xã hội tháng 12 năm 2015...........................................56
Hình 2.7. Giao diện phân bổ bảo hiểm y tế tháng 12 năm 2015...............................................57
Hình 2.8. Giao diện phân bổ bảo hiểm thất nghiệp tháng 12 năm 2015...................................57
Hình 2.9. Giao diện phân bổ kinh phí công đoàn tháng 12 năm 2015......................................58
Bảng 2.15. Sổ chi tiết TK 622A – Chi phí NCTT cho bộ phận buồng phòng..........................59
Bảng 2.16. Trích sổ cái TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp................................................59
Hình 2.10. Giao diện nhập ủy nhiệm chi..................................................................................64
Hình 2.11. Giao diện phân bổ chi phí công cụ dụng cụ............................................................65
Hình 2.12. Giao diện tính khấu hao tài sản cố định..................................................................65
Bảng 2.17. Trích sổ cái TK 627 – Chi phí sản xuất chung.......................................................66
Hình 2.11. Giao diện nhập kỳ tính giá thành............................................................................68
Hình 2.12. Giao diện chọn kỳ tính giá thành............................................................................68
Hình 2.13. Giao diện tính giá thành sản phẩm..........................................................................69
Hình 2.14. Giao diện kết chuyển chi phí..................................................................................70
Hình 2.18. Sổ cái TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang..........................................70
Bảng 2.19. Bảng tính giá thành sản phẩm................................................................................73
Bảng 2.20. Bảng tính hệ số cho từng loại phòng......................................................................73
Bảng 2.21. Báo cáo từng loại phòng thực bán trong tháng đã quy đổi tháng 12/2015.............74
Bảng 2.22. Bảng tính giá thành cho từng loại phòng tháng 12/2015........................................74


LỜI NÓI ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài

Hà Tĩnh là thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, với các địa điểm
du lịch truyền thống và thiên nhiên thu hút càng ngày càng nhiều lượt khách. Ngày
nay, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí tại khách
sạn tăng đáng kể. Tuy nhiên, với môi trường kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt,

doanh nghiệp muốn tồn tại, vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện phát triển, cải thiện
và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Với xu thế phát triển của nền kinh tế và xã hội, việc quan tâm đến chi phí sản
xuất là vấn đề hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Giảm thiểu chi phí ở mức tối đa nhưng đồng thời nâng cao được chất lượng
dịch vụ, thỏa mãn được nhu cầu khách hàng chính là vấn đề vô cùng quan trọng trong
kinh doanh khách sạn. Kế toán chi phí là một trong những thành phần chủ chốt của kế
toán khách sạn nói riêng và kế toán doanh nghiệp nói chung. Chính vì vậy, em đã chọn
đề tài “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh – Chi nhánh Công ty TNHH Thiên An” để làm
chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
II.
Mục đích, phạm vi nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh.
- So sánh giữa lý thuyết và thực tế kế toán tại khách sạn, từ đó rút ra được các ưu,
nhược điểm về phương pháp hạch toán chi phí tại khách sạn, tính giá thành sản
phẩm tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
- Đề xuất những ý kiến nâng cao chất lượng công tác tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Thời gian thực tập tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh – Chi nhánh Công ty TNHH
Thiên An từ ngày 21/12/2015 đến ngày 16/04/2016.
Số liệu sử dụng: tháng 12 năm 2015.
-


Đối tượng nghiên cứu: Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh, trên cơ sở đó xây dựng
một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tac hạch toán kế toán tại công ty căn cứ
vào các chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
1


III.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, trong thời gian làm chuyên đề, em đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn một số nhân viên kế toán trong
công ty và trao đổi ý kiến với giáo viên hướng dẫn.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu của phòng kế toán – tài chính và
phòng tổ chức – hành chính.
- Phương pháp so sánh: So sánh lý thuyết và thực tế hạch toán tại doanh nghiệp
rút ra điểm được và điểm còn thiếu sót nhằm đưa ra ý kiến nâng cao hiệu quả kế
toán.
- Phương pháp tỷ lệ, phân tích: Đọc và tham khảo tài liệu, phân tích tổng hơp các
tài liệu có liên quan đến đề tài.
IV.
Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được chia làm 3 phần:
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của

Khách sạn BMC Hà Tĩnh có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Khách
sạn BMC Hà Tĩnh
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh

2


CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN BMC HÀ TĨNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1. Đặc điểm SXKD và quản lý SXKD ở Khách sạn BMC Hà Tĩnh
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn BMC Hà Tĩnh
Khách sạn BMC Hà Tĩnh là một chi nhánh hạch toán phụ thuộc trực thuộc
Công ty TNHH Thiên An.
Công ty TNHH Thiên An là công ty con của Công ty TNHH một thành viên Vật
liệu xây dựng và Xây lắp thương mại (BMC), trực thuộc Bộ công thương. Trước năm
2009, Công ty TNHH một thành viên Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại
chuyên kinh doanh bất động sản, nhà ở, nhận thầu các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông; đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp.
Từ năm 2009 đến nay, công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đa ngành nghề,
bao gồm: Khách sạn du lịch; cho thuê văn phòng; chiếu phim điện ảnh; sản xuất nước
uống tinh khiết; sản xuất đá sạch,…
Trong hệ thống các dịch vụ thì kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch là nổi bật nhất,
với hệ thống các Khách sạn 3 và 4 sao trải dài từ Bắc vào Nam như: Khách sạn BMC Sầm
Sơn – Thanh Hóa, Khách sạn BMC Hạ Long – Quảng Ninh, Khách sạn BMC Ngọc Hồi Kon Tum và Khách sạn BMC Hà Tĩnh – Hà Tĩnh.
-


Tên chi nhánh: Khách sạn BMC Hà Tĩnh

-

Tên tiếng anh: BMC Plaza Ha Tinh Hotel

-

Đại diện pháp luật: Ông Đặng Tiến Hà

-

Thành lập: ngày 02 tháng 11 năm 2009 theo Giấy chứng nhận Đăng ký
hoạt động chi nhánh: Số 28.14.000013 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh
cấp; hoạt động theo sự ủy quyền của Công ty TNHH Thiên An.

-

Loại hình hoạt động: chi nhánh công ty TNHH

-

Mã số thuế chi nhánh: 3000365870-001

-

Giấy phép kinh doanh: 3000365870-001. Ngày cấp: 02/11/2009.

-


Địa chỉ: Số 06 đường Phan Đình Phùng, Tp.Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
3


-

Điện thoại: 039 3899595 – 3899696

-

Fax: 039 3899292

-

Email:

-

Ngành nghề kinh doanh: Khách sạn BMC Hà Tĩnh chuyên cung cấp dịch
vụ nhà hàng, khách sạn cao cấp và tổ chức sự kiện.

Khách sạn BMC Hà Tĩnh tọa lạc ngay Trung tâm Thành phố Hà Tĩnh, cạnh quốc lộ
1A, bao quanh là các điểm hẹn du lịch hấp dẫn cho các du khách với các địa danh nổi tiếng
như: Núi Hồng Lĩnh, Sông La, Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ, Rừng nguyên sinh
Quốc gia Vũ Quang, Khu di tích lịch sử hào hùng Ngã Ba Đồng Lộc, Cáp treo lên Chùa
Hương Tích… Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với những Bãi tắm đẹp cát trắng mịn màng làn
nước trong xanh làm say lòng người như: Bãi biển Thiên Cầm, Thạch Hải, Hoành Sơn …
Nổi bật với trang thiết bị nội thất sang trọng, phong cách hiện đại xen lẫn bản sắc văn
hóa đặc trưng của Việt Nam tạo nên nét kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc riêng, khách

sạn BMC Hà Tĩnh cho du khách một cảm giác thật sự thoải mái và ấn tượng khó quên, với
quy mô 110 phòng ngủ và hệ thống nhà hàng Á, Âu đủ chỗ cho 2.000 thực khách, Trung
tâm hội nghị có sức chứa gần 1.000 chỗ cùng với hệ thống dịch vụ phong phú. Ngày 06
tháng 6 năm 2011, Tổng cục du lịch đã có quyết định số 217/QĐ-TCDL công nhận khách
sạn BMC Hà Tĩnh là khách sạn 4 sao đầu tiên tại Hà Tĩnh.
Đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và mến khách. Khách sạn BMC
Hà Tĩnh là nơi dừng chân lý tưởng cho các du khách trong và ngoài nước, các chính khách,
doanh nhân, nghệ sỹ…
Diện tích 13.000 m2 với quy mô: Khu A là tòa nhà 16 tầng, Khu B là căn nhà 3 tầng
và một trung tâm công nghệ cưới BMC.

 Tòa nhà 16 tầng gồm:
-

Tầng hầm: Dịch vụ Massage, souna, Karaoke do Công ty CP thương mại và
dịch vụ Đại Bàng thuê mặt bằng để kinh doanh.

-

Tầng 1: Gồm sảnh lễ tân, Lobby bar và một lối vào siêu thị.

-

Tầng 2: Khu siêu thị tự chọn Sài Gòn Co.op mark do Công ty TNHH Thương
mại và dịch vụ Sài Gòn – Hà Tĩnh thuê lại mặt bằng để kinh doanh.

-

Tầng 3: Gồm khu văn phòng Khách sạn, văn phòng Công ty TNHH Thiên An,
Hội trường nhỏ với sức chứa 200 khách, Hội trường lớn với sức chứa gần 1.000

khách.
4


-

Tầng 4: Rạp chiếu phim điện ảnh, dịch vụ cà phê 3D và cho thuê mặt bằng do
Công ty TNHH Thiên An quản lý.

-

Tầng 5,6: Mặt bằng cho thuê làm văn phòng, do Công ty TNHH Thiên An
quản lý.

-

Tầng 7 đến tầng 14 bố trí làm 98 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn bốn sao, trong đó có
22 phòng Superior, 4 phòng Trip, 24 phòng Deluxe Double, 40 phòng Deluxe
Twin, 6 phòng Junior Deluxe và 2 phòng Vib. Trong phòng có đầy đủ trang
thiết bị tiện nghi như ti vi, tủ lạnh, két sắt… cùng với các điều kiện vật chất cần
thiết phục vụ nhu cầu lưu trú, nghỉ ngơi của khách hàng.

-

Tầng 15: Nhà hàng Panorama của khách sạn.

-

Tầng 16: Dịch vụ cà phê Sky bar.


 Khu B: là căn nhà 3 tầng gồm 12 phòng ngủ dành cho hướng dẫn và lái xe.
 Trung tâm công nghệ cưới BMC: Với thiết kế 2 tầng sang trọng và hiện đại,
không gian rộng có sức chứa gần 2.000 thực khách.
Ngoài ra Khách sạn còn có các công trình phụ trợ khác như nhà để xe cho cán bộ công
nhân viên, khu vực công cộng vườn hoa cây cảnh, bãi đỗ xe ở mặt tiền khách sạn, các khu
trò chơi giải trí ngoài trời, bể bơi, sân teniss… đảm bảo cho điều kiện kinh doanh và phục
vụ của khách sạn.
Với phương châm khách hàng là ưu tiên hàng đầu “Tất cả vì sự hài lòng của quý
khách hàng”, từ khi đi vào hoạt động đến nay Khách sạn BMC Hà Tĩnh đã dần dần từng
bước phát triển đi lên, các dịch vụ của khách sạn ngày càng được nâng cao, đem lại sự hài
lòng cho khách hàng đến sử dụng dịch vụ. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Khách sạn
BMC Hà Tĩnh đã tạo nên một thương hiệu khách sạn nổi bật nhất tại khu vực và được du
khách trong, ngoài nước đánh giá cao.

 Tình hình lao động tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh
 Về số lượng
Tính đến tháng 01 năm 2016, Khách sạn BMC Hà Tĩnh có 96 cán bộ công nhân
viên trong đó:
-

Cán bộ quản lý: 18 người, chiếm 19 %;

-

Nhân viên các bộ phận: 78 người, chiếm 81%.

 Về trình độ lao động

5



Trong khối lao động gián tiếp, trình độ của nhân viên là tương đối cao, số lượng
tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 10/18 người, chiếm 55%. Trong khối lao động trực
tiếp, trình độ của nhân viên thấp hơn, số lượng tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 11/78
người, chiếm 14%

 Về giới tính
Trong 96 cán bộ công nhân viên của khách sạn có: 35 người là nam giới chiếm
36% và 61 người là nữ giới chiếm 64%. Đây là một yếu tố phù hợp với đặc điểm và
ngành nghề kinh doanh của khách sạn.

6


7


8


1.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Khách sạn BMC Hà Tĩnh
Kinh doanh khách sạn là một hình thức kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng các
nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác của khách hàng
trong thời gian lưu trú tại khách sạn.
Khách sạn BMC Hà Tĩnh có chức năng: sản xuất, chức năng lưu thông và tổ
chức tiêu thụ sản phẩm. Kinh doanh khách sạn vì mục tiêu thu hút được nhiều khách
hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mức độ cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho
ngành du lịch, cho đất nước và cho chính bản thân khách sạn và công ty.
Vị trí của ngành kinh doanh khách sạn: là điều kiện không thể không có để đảm
bảo cho du lịch tồn tại và phát triển, khách sạn là nơi dừng chân của khách trong hành

trình du lịch của họ. Khách sạn cung cấp cho khách những nhu cầu thiết yếu (ăn uống,
nghỉ ngơi…) và những nhu cầu vui chơi giản trí khác. Kinh doanh khách sạn tạo ra sức
mạnh tổng hợp, góp phần đưa ngành du lịch phát triển, tạo công ăn việc làm trong
ngành, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngành, là cầu nối giữa ngành du lịch với các
ngành khác.
Khách sạn BMC Hà Tĩnh chuyên kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch nhằm
đáp ứng nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi giải trí và các nhu cầu khác của khách
hàng trong thời gian lưu trú, cụ thể như sau:
- Dịch vụ ăn uống
- Dịch vụ phòng nghỉ
- Dịch vụ vận chuyển khách du lịch ...
Ngoài ra, Khách sạn BMC Hà Tĩnh còn cung cấp một số dịch vụ cao cấp khác,
phục vụ khách hàng trong tỉnh và du khách có yêu cầu như:
-

Dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị

-

Dịch vụ bể bơi, massage & sauna

-

Dịch vụ phòng café, karaoke

1.1.2.1.

Quy trình hoạt động dịch vụ chính của Khách sạn BMC Hà Tĩnh

Bước 1: Nhận yêu cầu đặt buồng.

Khi nhận yêu cầu đặt buồng của khách (trực tiếp hoặc gián tiếp), nhân viên đặt
buồng ghi nhận những thông tin sau:
- Tên khách ( tên đoàn khách), tên người đăng ký;
- Địa chỉ, số điện thoại hoặc fax của người đặt buồng;
- Số khách cùng đi trong đoàn;
- Ngày giờ đến và số đêm lưu trú;
- Số lượng buồng và loại buồng;
- Giá buồng và hình thức thanh toán;
- Loại đặt buồng (bảo đảm hay không đảm bảo);
- Các yêu cầu đặc biệt của khách ( nếu có).
9


Bước 2: Xác định khả năng đáp ứng của khách sạn.
Trong khi tiếp nhận yêu cầu đặt buồng của khách, nhân viên đặt buồng kiểm tra
xem số lượng buồng và loại buồng còn trống của khách sạn có đáp ứng yêu cầu của
khách hay không? Nhân viên đặt buồng kiểm tra các dữ liệu về tình hình buồng trống
của khách sạn qua các biểu bảng, máy vi tính để xác định khả năng tiếp nhận đặt
buồng.
Bước 3: Thoả thuận và thuyết phục việc đặt buồng với khách.
- Nếu khách sạn có khả năng đáp ứng yêu cầu của khách:
Nhân viên thông báo lại cho khách, thoả thuận về giá buồng, các dịch vụ kèm theo và
các yêu cầu đặc biệt khác.
- Nếu khách sạn không có khả năng đáp ứng yêu cầu của khách:
Nhân viên đặt buồng gợi ý cho khách phương án thay đổi (loại buồng, ngày
đến..). trong trường hợp khách không đồng ý thì nhân viên đặt buồng lịch sự xin lỗi
khách và thông báo với khách đưa tên khách vào “Danh sách khách chờ” và xin địa
chỉ liên lạc với khách. Nếu khách không chấp nhận thì giới thiệu khách sang khách sạn
khác tương đương và hẹn một dịp khác.
Bước 4: Nhập các thông tin đặt buồng:

Sau khi đã thoả thuận với khách, nhân viên đặt buồng tiến hành nhập các thông
tin đặt buồng vào sổ theo dõi đặt buồng và vào phần mềm máy tính tại thư mục theo
dõi khách đặt buồng.
Bước 5: Khách sạn khẳng định lại việc đặt buồng:
Ngay sau khi nhận đặt buồng, nhân viên đặt buồng khẳng định việc đặt buồng
với khách bằng điện thoại và thư xác nhận đặt buồng theo mẫu của khách sạn.
Bước 6 : Lưu thông tin đặt buồng:
Mọi thông tin về việc đặt buồng của khách được cập nhật vào sổ theo dõi khách
và lưu giữ đầy đủ theo thứ tự ngày đến, danh sách khách được xếp theo vần anphabê..
Bước 7: Nhận khẳng định lại từ khách:
Yêu cầu khách khẳng định lại việc đặt buồng trước ngày khách đến theo quy
định của khách sạn tại các thời điểm khác nhau (10 ngày cho khách đoàn và 03 ngày
cho khách lẻ).
Bước 8: Chuyển thông tin đặt buồng cho nhân viên lễ tân

10


Sau khi khẳng định chính xác thông tin đặt buồng với khách hàng, nhân viên đặt
buồng sao ra làm 02 bản, 01 bản lưu, 01 bản chuyển cho nhân viên lễ tân để chuẩn bị
đón khách.
Khi khách đến nhận phòng tại quầy Lễ tân, nhân viên lễ tân kiểm tra lại toàn bộ
thông tin đặt phòng của khách thông qua Phiếu báo phòng, xác nhận đúng đối tượng,
nhân viên Lễ tân thông báo cho Bộ phận Buồng phòng đón khách, mở số lưu trú và
theo dõi vào Báo cáo bán hàng tại Bộ phận Lễ tân, Báo cáo công suất phòng tại Bộ
phận Buồng phòng.
Sau khi sử dụng xong dịch vụ phòng nghỉ của Khách sạn, khách hàng trả
phòng tại Quầy Lễ tân và có thể thanh toán trực tiếp tại Quầy Lễ tân khách sạn hoặc
có thể ký công nợ và thanh toán qua Phòng Kế toán – Tài chính của Khách sạn.
1.1.2.2.


Quy trình nhận đặt và sử dụng dịch vụ ăn uống tại Khách sạn:

 Đối với khách lẻ:
Khách hàng đặt trực tiếp tại nhà hàng, Quản lý nhà hàng chào khách và giới thiệu
các món ăn của nhà hàng thông qua Sổ thực đơn, sau khi khách hàng lựa chọn món ưa
thích, Quản lý nhà hàng ghi nhận yêu cầu đặt ăn của khách hàng vào phiếu Oder
(Phiếu nhận yêu cầu đặt ăn) bằng 03 liên: 01 liên chuyển cho Bộ phận bếp để chế biến
món ăn, 01 liên chuyển cho nhân viên Thu ngân để thu tiền và 01 liên Quản lý nhà
hàng lưu để theo dõi kiểm tra và bố trí nhân viên phục vụ.

 Đối với khách đoàn:
Khách hàng đặt tiệc qua nhân viên Phòng kinh doanh hoặc Quản lý nhà hàng (tùy
vào thời điểm và đối tượng khách hàng). Khi nhận yêu cầu đặt tiệc nhân viên đặt tiệc
sẽ giới thiệu và tư vấn cho khách hàng về món ăn theo thực đơn cho phù hợp với từng
bữa tiệc cho đảm bảo chất lượng cao nhất.
Sau khi đã thỏa thuận xong với khách hàng, nhân viên đặt tiệc tiến làm hợp
đồng hoặc phiếu xác nhận đặt ăn (tùy vào đối tượng khách hàng) và lập phiếu báo
khách ăn ghi đầy đủ các nội dung:
- Tên khách hàng đặt ăn;
- Tên công ty, địa chỉ, điện thoại liên hệ;
- Số lượng khách, số lượng bàn tiệc;
- Vị trí nhà hàng;
- Thực đơn và giá cả cụ thể;
- Hình thức và thời gian thanh toán;
- Các yêu cầu đặc biệt khác của khách (nếu có).
Sau đó nhân viên đặt tiệc phô tô thành ba bản: Một bản để lưu và ghi vào sổ
theo dõi đặt tiệc của bộ phận, chuyển một bản cho Bộ phận Nhà hàng, một bản cho Bộ
11



phận Kỹ thuật. Sau khi nhận được Phiếu báo khách ăn, bộ phận nhà hàng xác nhận các
thông tin trong phiếu, chuẩn bị sắp xếp vị trí, lên danh sách nhân viên phục vụ, kiểm
tra dự trữ hàng hóa, các dịch vụ kèm theo, phối hợp với Bộ phận kỹ thuật lên kế hoạch
điều chỉnh âm thanh, ánh sáng và chuyển thực đơn cho Tổ bếp để tiến hành lên danh
sách gọi nguyên vật liệu chế biến món ăn.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Khách sạn BMC Hà Tĩnh
Khách sạn tổ chức hoạt động kinh doanh theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Người
chịu trách nhiệm cao nhất là Giám đốc khách sạn, tiếp đó là Phó Giám đốc khách sạn và
trưởng các bộ phận, phòng ban. Cụ thể cơ cấu bộ máy hoạt động của Khách sạn BMC Hà
Tĩnh được khái quát dưới sơ đồ sau:

Giám đốc
Phó Giám đốc
2

Phó Giám đốc 1

Phòng
kinh
doanh

Bộ
phận
Nhà
hàng

Phòng
kế
toán

tài
chính

Phòng
tổ
chức
hành
chính

Bộ
phận
Buồng
phòng

Bộ
phận
Bảo
trì, kỹ
thuật

Bộ
phận
Lễ tân

Bảo vệ
sảnh

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Khách sạn BMC Hà Tĩnh
-


Ban Giám đốc : Gồm Giám đốc và hai Phó giám đốc được phân công quản lý cụ

thể: Giám đốc Khách sạn chịu trách nhiệm điều hành quản lý toàn bộ công việc của Khách
sạn, trực tiếp quản lý Phòng kế toán tài chính, Phòng tổ chức hành chính, chịu trách nhiệm
về hoạt động kinh doanh của Khách sạn trước Chủ tịch Công ty.
Phó giám đốc 1: Trực tiếp quản lý điều hành Phòng kinh doanh, Bộ phận nhà
hàng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Khách sạn.
Phó giám đốc 2: Trực tiếp phụ trách Bộ phận Buồng phòng, Bộ phận kỹ thuật, Bộ
phận Lễ tân và bảo vệ sảnh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Khách sạn.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Quản lý và chỉ đạo nhân lực, tham mưu cho Giám
đốc về công tác đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo về công tác đời sống cho

12


toàn bộ cán bộ nhân viên của Khách sạn. Ngoài ra Phòng tổ chức – hành chính còn thực
hiện các chức năng trong công tác hành chính văn phòng…
Phòng Kế toán - Tài chính: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Khách sạn về vấn đề
kế toán, tài chính của Khách sạn, thực hiện hạch toán kế toán theo chuẩn mực kế toán của
Nhà nước và theo quy chế của Công ty, kiểm tra giám sát tình hình hoạt động kinh doanh
của Khách sạn.
Phòng Kinh doanh: Trực tiếp tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách sạn. Thu thập thông tin, phân tích thị trường và đối
tượng khách để xây dựng chiến lược kinh doanh trình giám đốc duyệt và triển khai thực
hiện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bộ phận Lễ tân và bảo vệ sảnh: Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng,
trong đó chia làm hai tổ : Tổ lễ tân có nhiệm vụ nắm bắt vững vàng tình trạng phòng trống
trong khách sạn, làm thủ tục nhập và trả phòng cho khách một cách nhanh chóng, thuận
tiện và chính xác, giới thiệu các dịch vụ của khách sạn cho khách tiêu dùng, tiếp nhận các
yêu cầu từ khách hàng, nắm bắt kịp thời thông tin về nguồn khách, tình hình và nhu cầu

của khách, tham mưu cho Ban giám đốc khách sạn trong công tác quản lý và tổ chức kinh
doanh ; Tổ bảo vệ sảnh có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn tài sản cho khách sạn, mang
hành lý cho khách hàng, làm việc vào tất cả các giờ trong ngày.
Bộ phận Nhà hàng: Có nhiệm vụ tổ chức phục vụ ăn uống cho khách hàng nhằm
mục đích đem lại sự hài lòng cao nhất, nhận tổ chức hội nghị, tiệc cưới, liên hoa theo nhu
cầu của khách hàng. Được chia làm hai tổ : Tổ bàn và Tổ bếp. Tổ bàn có nhiệm vụ đón
tiếp, chăm sóc khách hàng trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống. Tổ bếp có
trách nhiệm chế biến các món ăn theo Oder của Tổ bàn và phiếu báo ăn từ nhân viên đặt
tiệc, đảm bảo định lượng, chất lượng về món ăn theo nhu cầu của khách hàng.
Bộ phận Buồng phòng: Vệ sinh phòng ngủ đạt tiêu chuẩn 4 sao, phục vụ khách
hàng trong suốt quá trình lưu trú tại khách sạn đồng thời theo dõi giám sát đảm bảo an
ninh an toàn về người và cơ sở vật chất trang thiết bị trong từng phòng.
Bộ phận Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ và
thường xuyên toàn bộ hệ thống trang thiết bị của Khách sạn.
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn MBC Hà Tĩnh những năm
gần đây
Đvt: 1.000 đồng

13


So sánh(%)
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

(Tốc độ tăng)


Năm 2015

14/13
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ

37.495.123 38.971.584
0

15/14

42.860.248 3,94%

0

0

9,98%

-

-

Doanh thu thuần

37.495.123 38.971.584

42.860.248 3,94%

9,98%


Giá vốn hàng bán

18.629.969 16.930.484

17.404.392 -9,12%

2,80%
34,1%

Chi phí bán hàng

3.286.753

2.478.891

3.324.221 -24,6%

Chi phí QLDN

2.672.593

2.806.846

2.420.866 5,02% -13,8%

55.370

42.012


51.978

-

-

106.320

94.718

83.214

-

-

Lợi nhuận từ hoạt động
tài chính

-50.950

-52.706

-31.236

-

-

Thu nhập khác


114.194

105.052

102.737

-

-

7.275

9.450

5.848

-

-

19.776.422 29,6%

17,7%

Doanh thu hoạt động
tài chính
Chi phí hoạt động
tài chính


Chi phí khác
Lợi nhuận trước thuế

12.961.777 16.798.259

(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán – Tài chính)
Bảng 1.1: Doanh thu và lợi nhuận của Khách sạn BMC Hà Tĩnh
Nhận xét:
Cùng với sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam, trong 3 năm gần đây, Khách sạn
BMC Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng khích lệ.
Tổng doanh thu Khách sạn BMC Hà Tĩnh tăng dần theo các năm, cụ thể là năm
2014, tổng doanh thu đạt 38.971.584 nghìn đồng, tăng 3,94% so với năm 2013. Cũng
tại năm 2014, khi ngành du lịch Hà Tĩnh có những chuyển biến tích cực, khách sạn đã

14


điều chỉnh mức giá vốn hàng bán giảm 9,12%, chi phí bán hàng giảm 24,6% so với
năm 2013 làm tăng phần lợi nhuận của khách sạn lên rất cao ( tăng 29,6%).
Năm 2015 được coi là một năm thành công đối với ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh
khi du lịch biển được chú trọng và khai thác tốt hơn, lượng khách đến Hà Tĩnh đông
nhất những năm trở lại đây, tổng doanh thu tăng mạnh, đạt 42.860.248 nghìn đồng,
tăng 9,98% so với năm 2014. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng phục vụ du khách,
khách sạn đẩy tăng giá vốn hàng bán 2,80%, chi phí bán hàng tăng 34.1% so với năm
2014 nên lợi nhuận thu được tăng không cao, chỉ 17,7%.
Điều này cho thấy tình hình kinh tế, tài chính của đất nước, đặc biệt là môi
trường kinh doanh, tình hình phát triển của ngành du lịch trong tỉnh ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động kinh doanh của Khách sạn BMC Hà Tĩnh. Với những biến chuyển tích
cực trên cùng với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo và nhân viên, Khách sạn
BMC Hà Tĩnh đang tiến tới mục tiêu đưa khách sạn trở thành một trong tốp khách sạn

hàng đầu Việt Nam.

15


1.2. Đặc điểm công tác kế toán của Khách sạn BMC Hà Tĩnh
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Khách sạn BMC Hà Tĩnh
Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp

Kế toán thanh
toán kiêm kế
toán tiền
lương

Kế toán tiêu
thụ kiêm kế
toán công nợ
và thuế

Kế toán nguyên
vật liệu, hàng
hóa, kiêm kế
toán ngân hàng

Thủ quỹ kiêm
Kế toán công
cụ dụng cụ, tài
sản


Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo:
Quan hệ công việc:
Quan hệ công việc:
Quan hệ công việc:

Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy kế toán Khách sạn BMC Hà Tĩnh
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
-

Kế toán trưởng (Trưởng phòng): Là người giúp việc cho Giám đốc về công
tác chuyên môn, phổ biến chủ trương và chỉ đạo công tác chuyên môn của bộ
phận kế toán đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc chấp hành đúng
chính sách, thể lệ tài chính về vốn và huy động sử dụng vốn, tiến hành đúng chế
độ tài chính hiện hành, cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh của khách sạn.
Ngoài ra, kế toán trưởng phải lập các báo cáo quyết toán, tham mưu cho Giám
đốc về việc áp dụng các chế độ quản lý của nhà nước ban hành cho phù hợp với
tình hình kinh doanh của khách sạn.

-

Kế toán tổng hợp (Phó phòng): Là người giúp việc cho trưởng phòng, chịu
trách nhiệm quản lý hoạt động của các kế toán viên, tổng hợp các số liệu do kế
16


toán viên cung cấp, lập báo cáo tài chính quý, năm, so sánh đối chiếu các số
liệu. Nếu có chênh lệch phải điều chỉnh số liệu cho phù hợp với tình hình thực
tế. Đồng thời giải quyết các công việc thay trưởng phòng khi trưởng phòng đi

-

vắng.
Kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền lương: Có trách nhiệm kiểm tra số liệu,
tính hợp lý của các chứng từ trước khi thanh toán, viết phiếu thu chi, lập Bảng
thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên khách sạn, lên Bảng phân bổ

-

tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán tiêu thụ kiêm kế toán công nợ và thuế: Có trách nhiệm theo dõi tình
hình tiêu thụ, kiểm tra đối chiếu Báo cáo bán hàng và Báo cáo công suất phòng
do Bộ phận Lễ tân và Bộ phận Buồng phòng gửi lên, kiểm tra đối chiếu giữa
Báo cáo bán hàng bộ phận Nhà hàng và Báo cáo của Tổ Bếp. Theo dõi tình
hình công nợ phải thu của khách hàng, có nhiệm vụ căn cứ vào các chứng từ

-

đầu vào, đầu ra của hoá đơn GTGT, lập bảng kê chi tiết, tờ khai báo cáo thuế.
Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa kiêm kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ
theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của các loại nguyên vật liệu tại Kho bếp,
Kho hàng phí tại Buồng phòng và Kho hàng hóa trong kỳ, phản ánh các số liệu
phát sinh vào các sổ chi tiết và tính giá thành vật tư xuất kho. Cuối tháng lập
bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn của nguyên vật liệu, hàng phí và hàng hóa,
lên công nợ phải trả Nhà cung cấp của tháng, đồng thời có trách nhiệm lập séc,

-

ủy nhiệm chi theo dõi tài khoản tiền gửi Ngân hàng.
Thủ quỹ kiêm kế toán Công cụ dụng cụ, tài sản: Quản lý tiền mặt của công

ty, phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ tiền mặt, chịu trách nhiệm thu,
chi tiền mặt vào sổ quỹ hàng ngày. Cuối tháng tiến hành phát lương cho cán bộ
công nhân viên toàn Khách sạn. Ngoài ra theo dõi số lượng tăng giảm của công
cụ dụng cụ và tài sản lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng tính khấu hao tài
sản cố định.

1.2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh
Khách sạn BMC Hà Tĩnh áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành và các
chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành. Chế độ kế toán áp dụng là thông tư 200
năm 2014 của Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014.
-

Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo đường thẳng.
17


-

Thuế giá trị gia tăng áp dụng theo phương pháp khấu trừ.
Cuối kỳ, phòng kế toán in sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ.

1.2.3. Hình thức kế toán, phần mềm kế toán áp dụng ở Khách sạn BMC Hà Tĩnh
 Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính.
-Số kế toán chi tiết

CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN


MÁY TÍNH

-Sổ tổng hợp (TK 334,
TK 338)

(PHẦN MỀM
Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại

KẾ TOÁN)

-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán quản
trị

Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tình
Trình tự kế toán trên máy vi tính tại Khách sạn BMC Hà Tĩnh như sau:
-

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có
để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần
mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập
vào máy theo từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái
và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan).

-

Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao

tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số
liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chínhxác, trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu
số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Cuối kỳ kế toán sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục
pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
18


 Phần mềm kế toán
Tại Phòng kế toán - tài chính Khách sạn BMC Hà Tĩnh, mỗi cán bộ, nhân viên
trong phòng đều có một máy tính riêng để làm việc. Công ty đã đầu tư cho phòng kế
toán một phần mềm kế toán Misa.net 2015 được kết nối mạng nội bộ với nhau và kết
nối với máy tính của Kế toán trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán viên hoàn
thành công việc của mình và Kế toán trưởng dễ dàng kiểm tra số liệu, khối lượng và
tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên.
Giao diện phần mềm Misa.net 2015 mà Khách sạn BMC Hà Tĩnh đang sử
dụng:

Hình 1.1. Giao diện phần mềm kế toán Misa 2015
Định kỳ, khi các cơ sở gửi báo cáo lên phòng kế toán, kế toán thực hiện kiểm
tra căn cứ ghi sổ và tính xác thực của thông tin rồi thực hiện việc nhập dữ liệu vào máy
tính dựa trên phần mềm kế toán Misa 2015 đã được cài đặt sẵn trong máy. Các số liệu
này sẽ được máy tính xử lý và tự thiết lập lên các sổ chi tiết, sổ tổng hợp và báo cáo tài
chính. Cuối tháng, kế toán thực hiện việc khóa sổ và lập báo cáo tài chính, in thành sổ
và thực hiện lưu trữ. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực
hiện tự động nên đảm bảo tính chính xác, trung thực. Kế toán có thể thực hiện đối
chiếu bất kỳ lúc nào thấy cần thiết.


19


×