Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRINH CHĂN NUÔI GIA CẦM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.17 MB, 21 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế
nước ta cũng ngày càng phát triển với đa dạng các ngành nghề. Trong
đó, chăn nuôi là ngành đang có tiềm lực phát triển mạnh, hứa hẹn đem
lại lợi nhuận cao. Nước ta hiện nay có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp
sản xuất thức ăn, sản xuất thuốc thú y phục vụ cho ngành chăn nuôi
phát triển rộng rãi như công ty công ty cám CP, công ty cám Cargill,..
Số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm hiện nay càng ngày được
mở rộng, nâng cao và hoàn thiện.
Quy mô chăn nuôi càng phát triển càng yêu cầu người chăn nuôi
có kinh nghiệm, kĩ sư chăn nuôi có tình độ và chuyên môn cao giúp bà
con nắm vững về kỹ thuật chăn nuôi để áp dụng vào thực tế sản xuất
nâng cao năng suất trong chăn nuôi.
Nắm bắt được yêu cầu đó, nhà trường và các thầy cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghệp Việt Nam đã tổ chức cho sinh
viên đi thực tập giáo trình chăn nuôi. Với phương châm“ học đi đôi với
hành”. Sau khi đã học song những kiến thức lý thuyết ở trường mà thầy
cô đã trang bị, sinh viên sẽ áp dụng vào sản xuất trong công tác chăn
nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê… để nuôi sống, điều trị, chẩn đoán bệnh.Từ
đó đem lại những kĩ năng cơ bản trong thao tác kĩ thuật, bước đầu tiếp
cận với sản xuất thực tế.

1


II. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI GIA
CẦM
1. Các thông tin chung về hộ chăn nuôi
Họ và tên chủ hộ: Chu Văn Thịnh

Tuổi: 34 tuổi



Địa chỉ: Khu 3 – Xã Liên Hoa – Huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 01662197344
Trình độ văn hoá chủ hộ: 12/12
Số nhân khẩu trong gia đình: 4 người
Diện tích quản lý: 3 mẫu
Diện tích dành cho chăn nuôi: 2 mẫu
Hình thức sở hữu: Có sổ đỏ
Tổng vốn đầu tư (triệu đồng): 500.000.000đ do đi lao động nước
ngoài về có
Tổng số lao động phục vụ chăn nuôi: 2 người (2 vợ chồng)
Các hoạt động sản xuất chính của của hộ: Chăn nuôi gà và chăn nuôi
lợn.
Các loại vật nuôi chính là gà thịt lông màu và lợn thịt
Tổng thu nhập từ chăn nuôi: 200.000.000đ
Thời gian bắt đầu nuôi từng loại vật nuôi: bắt đầu nuôi gà từ năm 2011
Thống kê từng loại vật nuôi cụ thể (cơ cấu đàn) trong 3 năm gần đây:
Năm
Loại gia cầm

2014
n

Gà thịt lông màu

Năm

Năm

2015

Tỷ

lệ (%)
5
10
2

n

2016
Tỷ

lệ (%)
1
10

n

Tỷ

lệ (%)
3
10


00

0%

500


0%

500

0%

Nhận xét: Thông qua các thông tin tìm hiểu và thực tế quan sát tại
trại, nhóm sinh viên nhận thấy quy mô chăn nuôi của chủ hộ ngày càng
tăng lên. Lí do là tận dụng đất vườn sẵn có là đất đồi và gà lông màu
không bị mất giá so với các loại gia cầm khác nên chủ hộ đã và đang chăn
nuôi theo hình thức gà thả đồi.
2. Khảo sát công tác giống
Giống gà mà hộ gia đình đang nuôi là giống gà J lông màu mua từ
Tập đoàn DABACO nên chất lượng con giống rất đảm bảo.
Gà J có mào cờ, lông ôm gọn, có màu mận chin, chân nhỏ có
màu vàng đặc trưng.
Tốc độ sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của gia cầm
Chỉ tiêu
Tỷ lệ nuôi sống (%)

Gà J
99%
2 ngày tuổi: 40g

Khối lượng cơ thể gà qua các tuần 20 ngày tuổi: 300g
tuổi (gam)

60 ngày tuổi: 2000g
90 ngày tuổi: 2700g

2 ngày tuổi: 3g/con/ngày

Tiêu tốn thức ăn qua các tuần tuổi

20 ngày tuổi: 25g/con/ngày

(gam / con/ ngày)

60 ngày tuổi: 100g/con/ngày
90 ngày tuổi: 75g/con/ngày

Nhận xét:
Qua thực tế tìm hiểu cũng như trực tiếp chăm sóc, nhóm sinh viên
nhận thấy đàn gà J – DABACO là đàn gà có nguồn gốc rõ ràng, sinh
trưởng nhanh (sau khoảng 80 – 100 ngày tuổi là có thể xuất bán với
trọng lượng 2,7 – 3kg).
3


Đàn gà có đặc điểm ngoại hình giống với gà Ri Việt Nam, thịt
thơm, chắc, chất lượng cao.

Giống gà J tại trại
3. Quy trình nuôi dưỡng – chăm sóc
Tổng lượng thức ăn 7 tấn /1000 gà/ lứa.
Thức ăn cho gà sử dụng cám hỗn hợp do công ty sản xuất.
Trại sử dụng cám Viethope. Cám có màu sắc đẹp, có mùi thơm,
hấp dẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho gà không cần trộn thêm
nguyên liệu khác.
Giá bán: 250.000đ/1 bao 25kg.

Phương thức thanh toán: Tiền mặt
Độ hài lòng về chủ hộ tốt
FCR: 2.7
Trong những năm gần đây, trại sử dụng các loại cám khác nhau.
Từ năm 2013-2014: Sử dụng cám của công ty DABACO
Từ năm 2014-2015: Sử dụng cám của công ty Hồng Hà
4


Từ năm 2015-2016: Sử dụng cám của công ty Viet Hope.
Kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn mà hộ đang áp
dụng
Cám của công ty qua đại lí cấp 1 được vận chuyển đến tận trang
trại, ở trang trại có kho để cám riêng.
Quy trình nuôi dưỡng – chăm sóc gia cầm:
a. Những công việc chuẩn bị trước khi nhập gà:
Chuẩn bị chuồng trại:
Vệ sinh sạch sẽ và sát trùng kỹ máng ăn máng uống trước khi sử
dụng.Vệ sinh tẩy uế và sát trùng chuồng trại. Kiểm tra các thiết bị
chăn nuôi để đảm bảo chúng hoạt động tốt trong quá trình nuôi.
Chuẩn bị quây úm:
Quây úm phải được chuẩn bị kỹ, mỗi quây úm có đường kính 2m
cho 500 con gà, độ cao của quay úm khoảng 45-50 cm. Sử dụng đầy
đủ đèn úm cho gà. Chất độn chuồng: dùng trấu, mùn cưa trộn cùng với
men vi sinh. Chất độn chuồng thay cho mỗi đời gà.
Máng ăn và máng uống:
- Máng uống: dùng 1 bình 4l cho 80-100 gà con. Gà lớn dùng
máng uống hình chuông 100 - 120 con/máng.
- Máng ăn: dùng một khay thức ăn tròn cho khoảng 80-100 gà
con, gà lớn thì dùng máng treo khoảng 40 con/cái.

- Máng ăn và máng uống phải được phân bố đều để đảm bảo gà
có thể ăn và uống nước. Hàng ngày cần rửa máng ăn máng uống cho

b. Chất lượng gà con giống:
Chỉ mua gà con từ các nguồn tin cậy, gà bố mẹ đã được kiểm tra
không mắc các bệnh bạch lỵ, thương hàn, Mycoplasma….
Giống gà con của trại được mua tại trại giống gà J của công ty
DABACO.
Gà con đồng đều, nhanh nhẹn không dị tật về mắt, mỏ, chân,bề mặt
chân sáng, bóng và tròn trịa, gà con khỏe, bụng gà không to và cứng.
5


c. Phương pháp úm gà:
Ngay khi gà về đến trại, phải nhanh chóng cho gà vào quây úm.
Cho gà uống đầy đủ nước có hoà vitamin C và đường glucose (thường
2g vitC +50g glucose trong 1 lít nước cho 80-100 con gà).Cho gà
uống nước trong vòng 2-4 giờ đầu sau đó mới đổ cám cho gà con tập
ăn
Nhiệt độ úm: Rất quan trọng, nhiệt độ quá cao và quá thấp đều ảnh
hưởng không tốt đến sức khoẻ của gà. Nhiệt độ thích hợp cho gà trong
tuần đầu là 32-34 oC,và cứ sau một tuần nhiệt độ sẽ giảm xuống
2oC. Quan sát mật độ gà con trong quây úm từ đó xác định nhiệt độ
úm có phù hợp. Nếu gà con tụ tập dưới bóng đèn úm nghĩa là nhiệt độ
quá thấp ta phải tăng nhiệt độ lên. Nếu gà con tản xa đèn úm nghĩa là
nhiệt độ úm quá cao, cần phải giảm nhiệt độ xuống. Nếu gà con phân
bố đều trong quây úm có nghĩa là nhiệt độ đã thích hợp.
Thời gian úm: Gà úm trong khoảng 20 ngày, 30 ngày nếu là mùa
đông.
Mật độ nuôi: Gà tăng trọng rất nhanh trong vài ngày đầu,do đó ta

phải theo dõi và nới rộng quây úm để đảm bảo đủ chỗ cho gà.
c. Thức ăn và cách cho ăn:
Thức ăn: Trại cho gà ăn 2 loại cám là Viethope 12 (dành cho gà
từ 22 – 43 ngày tuổi) và Viethope 14 (dành cho gà từ 43 ngày tuổi đến
xuất bán).
Cách cho ăn:
Khi gà còn nhỏ cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần bỏ một ít
thức ăn, thức ăn phải luôn luôn mới kích thích tình tò mò, tìm kiếm
thức ăn của gà con.
Gà càng lớn thời gian ăn càng nhanh hơn, nên chỉ cho gà ăn vào
buổi sáng và buổi chiều mát để tránh hiện tượng gà bị chết nóng (khoảng
8h sáng và 14h chiều)
d. Phòng bệnh:
Việc phòng bệnh tốt hạn chế được khả năng bệnh tật của gà,
giảm tỉ lệ loại thải và giúp gà tăng trọng nhanh.Việc phòng bệnh bao
gồm qui trình vệ sinh chuồng trại, việc làm vaxcine và uống thuốc
phòng.
6


Vệ sinh chuồng trại:
Chuồng trại và các dụng cụ, máng ăn,máng uống phải được vệ
sinh sạch sẽ hàng ngày. Phải luôn giữ cho nền chuồng khô ráo.

7


Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp VH-12 của gà siêu thịt từ 22
ngày đến 43 ngày
Thành phần dinh dưỡng


VH-12

Protein thô (min)

19%

Độ ẩm max

13%

Lysine tổng số (min)

1%

Methionine + Cystine tổng số
(min)

0.7%

ME trao đổi

3000 Kcal/kg

Ca (min – max)

0,7 -1,2%

P


0,5 – 1,2%

Xơ thô max

4%

Kháng sinh và hóa dược

Không có

Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp VH - 14 dùng cho gà siêu
thịt từ 43 ngày đến xuất bán
Thành phần dinh dưỡng

VH-14

Protein thô (min)

17%

Độ ẩm max

13

Lysine tổng số (min)

0.8%

Methionine + Cystine tổng số
(min)


0.5%

Năng lượng trao đổi (ME) min

3100 Kcal/kg

Kháng sinh và hóa dược

Không có

Ca (min – max)

0,7 -1,1%

P

0,5 – 1,2%

Xơ thô max

5%
8


Bao bì cám VH-12 và VH-14
4. Khảo sát chuồng trại
a. Mặt bằng chung
Tổng diện tích chuồng nuôi + khu thả: 2 mẫu = 7200m2
Số dãy chuồng: 3 dãy

Diện tích phục vụ: kho, nhà ở, trạm chế biến, nhà làm việc…
Khoảng cách tới khu dân cư: 500m, tới đường cái, khu công cộng:
2km
Hướng chuồng: Đông Nam
Tổng số dãy chuồng nuôi: 3 dãy
Diện tích từng dãy chuồng: 35m*7m = 245m2
Khoảng cách giữa các dãy chuồng: 40m
Sơ đồ tổng thể khu chăn nuôi

9


Diện tích từng dãy chuồng: 245m2, trong mỗi một dãy chia thành 5 ô
có diện tích bằng nhau và thông với nhau từ đầu đến cuối.

b.Kết cấu chuồng trại
- Tường/vách: được xây lên 2 lớp gạch để cố định lưới B40, phần lớn
bao quanh dãy chuồng vách được thiết kế là lưới B40
- Nền: bê tông
- Mái: fibro xi măng
- Hệ thống máng ăn: máng ăn tự động
- Hệ thống cấp nước uống: Nước giếng khoan bơm lên
- Hệ thống xử lý phân: Sử dụng đệm lót sinh học dày 3-4cm, xong
mỗi lứa lại thay và sử dụng đệm cũ trong công tác trồng trọt
- Hệ thống ánh sang: tự nhiên, đêm có thắp đèn

10


- Điều khiển không khí: không có hệ thống điều khiển không khi vì

chuồng hở
- Mô tả phương thức và hệ thống chống nóng: Vì trại được bố trí
ngay giữa đồi cây khá thưa đủ để che nắng nên việc chống nóng cho
gà được đảm bảo
- Mô tả phương thức và hệ thống chống rét: Đối với gà trưởng thành
thì chỉ cần thả bạt xuống, còn gà con thì có đèn sưởi bằng hôngngoại.
c. Đánh giá hệ thống kiểm soát dịch bệnh và xử lý chất thải:
Khu vực chăn thả được rào cẩn thận, giữa các dãy chuồng có
khoảng cách đủ rộng phù hợp với thả vườn. Tuy nhiên vẫn chưa có
nơi xử lý gia cầm bị bệnh, hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải
lỏng chưa được nâng cấp. từ đó có thể thấy rằng mức độ an toàn sinh
học của trại chưa tốt.
Nhận xét
Qua quá trình thực tập, được thực tế tại trại và qua quá trình trao
đổi học tập cùng với chủ trại thì nhóm sinh viên nhận thấy rằng cơ sở
hạ tầng tuy vẫn chưa được đầu tư kỹ lưỡng nhưng vẫn đáp ứng đủ
điều kiện thả vườn. Về cách bố trí các dãy chuồng cũng như trồng
thêm cây xanh xung quanh tạo điều kiện tiểu khì hậu rất tốt cho vật
nuôi. Tuy nhiên, hệ thống vệ sinh trong chăn nuôi chưa đạt yêu cầu
dẫn đến mức độ an toàn sinh học của trang trại vẫn còn thấp.
5. Quy trình vệ sinh thú y
a. Tổng quát cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chăn nuôi
Vị trí xây dựng trang chại phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của
địa phương, được trình quyền và các cơ quan có thẩm quyền cho
11


phép. Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư là hợp lý (cách khu
dân cư 5km). Trạng được thiết kế với các khu vực khác nhau, giữa các
khu có tường rào ngăn cách, bố trí khoa học. Và phù hợp với điều kiện

chăn nuôi gà.
b. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi
Chuồng xây hướng đông nam, có diện tích tổng thể vào khoảng 3
mẫu.
Chuồng thuộc vào loại chuồng hở, mái lợp fibro xi măng. Nhìn
nhận tổng thể phù hợp với đặc điểm và điều kiện của khi vục đang
chăn nuôi.

Đa số mọi mặt về kỹ thuật đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật giành cho
gà. Các khu vực khác nhau như là nhà ở và khu vệ sinh được đặt tách biệt
khỏi khu chăn nuôi.
Cám được để trong kho được xây dựng tốt chống chuột bọ, cám
được đặt cao hơn mặt đất khoảng 20cm tránh ẩm thấp. mỗi lần xuất ngập
kho cám đều được ghi chép lại để quản lý tốt chi phí và lượng tiêu tốn
thức ăn. Thuốc thú y, dụng cụ sát trùng được để cùng kho cám, nhìn
chung kho thoáng không bị dột, tạt nước khi mưa gió.
Dụng cụ sử dụng chăn nuôi chỉ được vệ sinh bằng nước không
được sử dụng thuốc thuốc sát trùng. Không sử dụng bể biogas mà bán
phân trực tiếp với giá 12.000đ/bao.
12


Chuồng trại không có khu vực sát trùng ở cổng ra vào, như vậy
rất dễ bị nghiễm mầm bệnh.
Nước uống, các dụng cụ chứa thức ăn và thiết bị chăn nuôi được
vệ sinh thường xuyên và hợp vệ sinh
Trang trại không có trang bị bảo hộ, quần áo và ủng cho công
nhân.

c. Vệ sinh chăn nuôi

Có đầy đủ thiết bị để thu gom chất thải của thuồng. Không có hố
sát trùng để hạn chết sự lây lan của mầm bệnh. Có bình để phun thuốc
sát trung cho các phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi.
Khu chăn nuôi thường xuyên được phát quang bụi rậm, khơi
thông cống rãnh, diệt duồi muôi và được phun thuốc sát trùng. Sau
mỗi đợi nuôi và trước khi nuôi, chuyển đàn thì đều thực hiện việc sát
trùng đầy đủ và kỹ càng để tránh mầm bệnh đảm vào vệ sinh thú y
Các dụng cụ chăn nuôi, máng ăn máng uống đều được vệ sịnh cọ
rửa định kỳ và sát trùng bằng thuốc sát trùng thích hợp.
Trong trang trại có phương tiệng riêng biệt để vẩn chuyển cũng
như gia súc thức ăn và dụng cụ chăn nuôi, thường bằng xe rùa hoặc xe
3 bánh tự chế.
Trang trại ghi chép đầy đủ chi tiết về hóa chất, nguyên liệu thức
ăn và vacxin để quản lý chi phí và hoạt động của trang trại 1 cách có
13


hiệu quả nhất. Trang trại không sử dụng các kháng sinh, chất cấm,
chất đặc biết vào thức ăn để chăn nuôi. Không bán gia cầm chết ra
ngoài thị trường và không sử dụng gia cầm chết để làm thực phẩm.
Gia cầm chết thường được đem đi chôn hoặc nấu chín để làm thức ăn
cho chó. Những gia cầm chết thường không báo cho thú y địa phương,
trang trại sẽ tự xử lý.
Khảo sát quy trình tiêm phòng của trang trại
Loại vaccine
Nhỏ IB

Ngày tuổi cho gà
3 ngày tuổi


Ghi chú
Do Coronavirus gây
nên

Gumboro
Nhỏ IB
Chủng đậu

7 ngày tuổi
12 ngày tuổi
12 ngày tuổi

Nhỏ nhắc lại
virus thuộc nhóm
pox viruses gây nên

Gumboro
Newcastle

17 ngày tuổi
45 ngày tuổi

14


Một số bệnh thường gặp trên đàn gia cầm và biện pháp phòng trị
Tên bệnh
Hen
Tụ huyết trùng
Sưng phù đầu


Thuốc sửa dụng
Amox – colis naphavet

Liệu trình
2-3g/1 bẫu nước ( 5

Amox – colis naphavet

lít )
2-3g/1 bẫu nước ( 5

Amox – colis naphavet

lít )
2-3g/1 bẫu nước ( 5
lít )

15


Và bổ xung cốm nebro chống stress tăng cường chức năng gan
thận
Hằng ngày có vệ sinh chuồng ủ phân bằng chấu và men vi sinh
Nước thải xả trực tiếp ra ngoài môi trường

Nhận xét đánh giá
Trại có độ an toàn sinh học thấp, hệ thống quy hoạch chuồng trại
còn thiếu thốn. Phòng trừ bệnh tật còn sơ sài mang thiên hướng xử lý
kiểu hộ gia đình. Nhiều dụng cụ chăn nuôi còn thô sơ chưa đảm bảo an

toàn lao động trong công việc.
Trại cần xử lý nhưng điểm yếu trên, quy hoạch tổng thể lại trại 1
cách khoa học hơn nữa về vấn đề an toàn sinh học.
Nên tăng cường các công tác vệ sinh thú y để đảm bảo an toàn
sinh học cho toàn đàn gia cầm.
Tăng cường công tách kiểm tra và xử lý chất thải tránh gây ô nhiêm
môi trường.
6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Loại hình sản phẩm bán ra thị trường: Gà thịt
Giống gà trại đang nuôi: gà J-DABACO, là giống là thịt thương
Sản phẩm của trang trại
phẩm do công ty DABACO
cung cấp

Các thương lái nhiều
tỉnh đến thu mua

16
Các tiểu thương nhỏ
lẻ trong vùng bán ra
chợ đia phương

Cung cấp cho 1 số
nhà hang dịch vụ
phục vụ cưới hỏi


Sản phẩm của trang trại tiêu thụ hầu hết là không có hợp đồng
tiêu thụ
Giá cả bấp bênh và giao động theo thị trường, ảnh hưởng rất lớn

đến thu nhập của trang trại.
Giá gà thịt trong thời điểm thực tập là: 55.000 đ/kg. Thanh toán
trực tiếp và 100% bằng tiền mặt
Nhìn chung tại thời điểm hiện tại và do nhu câu ở địa phương có
thể nói sản phẩm gà thịt thương phẩm của trang trại rất dễ tiêu thụ. Vì
trang trại đã có nhiều mối quan hệ với thương lái, và thương lái
thường tự tìm đến để thu mua nên trang trại không lo lắng về đầu ra
tiêu thụ sản phẩm.

17


Nhận xét – đánh giá
Dựa vào thông tin đã khai thác được có thể dễ nhận thấy rằng sản
phẩm của trang trại tiêu thụ tốt, đầu ra luôn được đảm bảo không bị
tồn lại.

Sơ đồ ngành hàng
Giống của công
ty
DABACO cung
cấp
Chi phí
điện nước,
thuế,
vệ sinh …

Các thương
lái nhiều
tỉnh đến thu

mua

Trang trại
chăn nuôi


Các tiểu
thương nhỏ
lẻ trong vùng
bán ra chợ
đia phương

18

Thực ăn
chăn nuôi,
chi phí thú
y

Cung cấp
cho 1 số nhà
hàng dịch vụ
phục vụ
cưới hỏi


7. Hoạch toán kinh tế
Hạch toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt
- Chi phí con giống:
14.000đ/con

- Chi phí thức ăn cho 1 chu kì sản xuất:
6.000.000đ
- Chi phí thú y:
30.000.000đ/3000
con
- Chi khấu hao chuồng trại:
200.000đ/lứa
- Chi điện nước:
400.000đ/tháng
Kết quả:
•Tổng chi:
Bao gồm các chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y,
khấu hao chuồng trại, chi phí điện nước, chi phí lao động:
35.000 – 40.000đ/ 1kg sản phẩm x 7500kg sản phẩm =
262.500.000 – 300.000.000đ
•Tổng thu:
Tổng tiền thu được từ việc bán GC/ đợt: 55.000đ/1kg sản phẩm x
7500kg sản phẩm = 412.500.000đ
•Lợi nhuận/đợt: Tổng thu – Tổng chi = 112.500.000đ
•Lợi nhuận/năm: Lợi nhuận/đợt x 3 = 337.500.000đ
8. Những thuận lợi, khó khăn, phương hướng trong thời gian tới
Thuận lợi:
• Thức ăn đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng và nhu cầu cho vật
nuôi
• Nguồn giống đảm bảo chất lượng, độ uy tín và tin cậy.
• Thuốc thú y có nguồn gốc rõ ràng
• Vệ sinh – môi trường tốt
• Nơi tiêu thụ sản phẩm thị trường rộng lớn
• Diện tích đất sử dụng còn khá nhiều có cơ hội phát triển mạnh
hơn nữa

 Khó khăn:
• Công nhân không được đào tạo bài bản, chính quy
• Thiếu công nhân và kỹ sư làm tại trại
• Hệ thống chuồng còn đơn xơ chưa đáp ứng đủ và phù hợp với
đặc tính sinh lý của vật nuôi


19


• Kỹ thuật chăn nuôi còn áp dụng nhiều của lối chăn nuôi truyền
thống chưa có sự kiểm soát và phòng dịch hiệu quả
• Trang trại lâu năm nêm cơ sở hạ tầng bị hao mòn
• Giá cả sản phẩm còn phụ thuộc vào thị trường
• Chưa đảm bảo được an toàn sinh học cho trại
Những đóng góp và giải pháp cho trại: tăng cường công tác thú y
kiểm tra và phòng dịch cũng như đảm bảo được an toàn sinh học cho
trại giảm khả năng bùng phát dịch, cải tiến trang thiết bị chăn nuôi
phục vụ đáp ứng nhu cầu vật nuôi. Thường xuyên kiểm tra thay thế
các thiết yếu kém. Tăng cường học hỏi tiếp cận với phương pháp chăn
nuôi hiện đại để thay đổi và củng cố kiến thức chăn nuôi và thú y.
III.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

1. Kinh nghiệm thu được
- Trong quá trình tham gia thực tập giáo trình, nhóm sinh viên đã thu
được rất nhiều kiến thức thực tế mà trên lý thuyết chưa được học hoặc
đã học nhưng không có cơ hội áp dụng.
- Nắm bắt được tình hình khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay

cũng như hiểu rõ được những vấn đề mà người chăn nuôi đang gặp
phải.
- Biết được tình hình thực tế từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt
kiến thức cũng như tâm lý sẵn sàng đón nhận khó khăn sau khi ra
trường.
2. Kết luận
- Chăn nuôi gà thịt lông màu đang là một hướng đi mới rất chính xác
của các nhà chăn nuôi trong tình cảnh nước ta bắt đầu hội nhập, giá gà
thịt công nghiệp rẻ gấp 3 đến 4 lần giá gà nội.
- Việc duy trì và bảo tồn các giống gà quý của Việt Nam từ đó nhân
giống lên thành con thương phẩm là một lối đi đúng đắn của các công ty
chăn nuôi Việt Nam.
20


21



×