Microsoft Powerpoint tích hợp trong bộ Office là một phần mềm thông dụng nhất hiện
nay dùng cho việc thuyết trình tại các cuộc hội thảo, giảng dạy... Với các thầy cô giáo,
các bài giảng được thể hiện trên Powerpoint cũng không còn là điều xa lạ. Chính vì thế,
Tôi xin mạn phép sưu tầm, góp nhặt một số kinh nghiệm sử dụng Microsoft Powerpoint
để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp.
Vấn đề 1: Sử dụng phím tắt trong trình chiếu
Có thể nói, ai sử dụng thành thạo các tổ hợp phím tắt trong PPT nói chung và trong
trình chiếu nói riêng, người đó chắc chắn sẽ có tự tin để diễn đạt bài giảng của mình và
có thể ứng phó nhanh các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, đồng thời lấy được cảm
tình của người dự. Sau đây là nhưng tổ hợp phím tắt cần nhớ.
*** Dùng phím Space để sang trang tiếp theo.
*** Dùng phím Back Space để trở về trang trước.
*** Muốn đến một slide bất kỳ: bạn xác định slide mang số mấy, nhấn số đó, sau đó
nhấn Enter.
*** Phím B để làm đen màn hình hoặc trở lại màn hình trình chiếu sau khi giải lao.
*** Phím W để làm trắng màn hình hoặc trở lại màn hình trình chiếu.
*** Phím A hoặc = để ẩn hoặc hiện con trỏ.
*** Phím S để bật/tắt chế độ tự động trình diễn.
*** Phím Esc để dừng việc trình chiếu.
*** Phím Ctrl+P thay đổi con trỏ thành cây bút, bạn có thể dùng nó để sửa lại bài báo
cáo nếu có sai, lỗi, hoặc nếu bạn muốn ghi chú gì đó.
*** Phím E để có thể xóa những gì mà bạn vẽ.
*** Phím Ctrl+A thay đổi con trỏ thành hình mũi tên như bình thường
*** Phim Ctrl+H dấu con trỏ chuột vào nút định hướng trong quá trình trình chiếu
*** Bấm chuột phải để hiện trình tự chọn
*** Bấm giữa cả hai nút chuột trái và phải trong hai giây để trở về trang đầu.
Vấn đề 2: Kinh nghiệm soạn slide trình chiếu.
Để tạo sự chú ý của người dự, của học sinh, thì các slide trình chiếu của bạn phải bắt
mắt, phải thuyết phục được người xem không chỉ qua hiệu ứng mà còn là cách dàn
dựng các slide có tính logic, xuyên suốt và tính thẩm mĩ cao. Sau đây là một số kinh
nghiệm, bạn tham khảo nhé.
@ Kích cỡ chữ : Sử dụng kích cỡ chữ nhỏ nhất là 24 pt.
@ Màu sắc : Nên chọn màu nền của slide và màu chữ có sự tương phản cao (dễ nhất
là nền trắng, chữ đen)
@ Kiểu chữ :
+Nên in đậm để làm nổi chữ hơn là in nghiêng hay gạch dưới.
+Nên chọn những kiểu chữ dễ đọc như là Arial, Tahoma.
+DÙNG CHỮ IN TOÀN BỘ TRONG MỘT ĐOẠN VĂN SẼ KHÓ ĐỌC HƠN LÀ dùng
các chữ in thường.
@ Bố cục của slide (Layout)
+ Nên sử dụng công cụ layout bất cứ khi nào có thể
+ Không nên để quá nhiều thông tin trong 1 slide – 6 dấu đầu dòng là tốt nhất.
+ Sử dụng dấu hay số đầu dòng hơn là để nguyên một đoạn văn.
+ Canh lề trái tốt hơn là canh lề phải.Tốt nhất là canh đều ( nhấn Ctrl + J ).
+ Sử dụng khoảng cách rộng giữa các đoạn.
+ Chỉ trình bày một chủ đề trong mỗi slide.
@ Tuyệt đối không sử dụng quá nhiều chữ
+ Nếu sử dụng quá nhiều chữ trong một slide sẽ làm cho người đọc khó đọc, tuy nhiên
quan trọng vẫn là thông tin cần cung cấp.
+ Nếu bạn muốn học sinh chép tất cả thông tin đó trong khi họ không có cơ hội để thực
hiện thì tốt nhất bạn nên để toàn bộ đoạn thông tin vào trong tài liệu và phát cho họ, còn
trên slide thì nên trình bày dưới dạng từng ý. Hoặc trình bày một câu đơn giản nhưng
đảm bảo học sinh nắm bắt được gần hết ý.
+ Nhiều tài liệu hướng dẫn sử dụng PowerPoint cho rằng nên giới hạn khoảng 40 từ
trong mỗi slide.
@ Sơ đồ phải sử dụng hợp lý
+ Nếu sử dụng các sơ đồ phức tạp thì nên sử dụng các màu tương phản làm nổi bật nội
dung.
+ Viết nội dung giải thích cho các hình ảnh và sơ đồ.
@ Luôn giữ cho trình diễn đơn giản
+ Chỉ sử dụng một hay hai màu chữ, một hay hai kiểu chữ và một hay hai hiệu ứng cho
nội dung và cho slide.
+ Sử dụng âm thanh một cách hiệu quả và chắc chắn rằng âm thanh đó có liên quan
đến nội dung.
@ Đảm bảo bài giảng phải chạy tốt trên tất cả các máy khác (dĩ nhiên không phải là
máy đang soạn)+ Font chữ+ File Flash, hay các tập tin nhúng khác.+ Các File âm thánh,
phim nhúng vào
+ Để việc soạn giảng PPT không bị sự cố trong trình chiếu thì theo tôi, trước khi bạn
soạn PPT, bạn hãy tạo một thư mục trên ổ đĩa D sau đó bạn sẽ soạn bài giảng của
mình và lưu trong thư mục đó, đồng thời chép hết tất cả các File nhúng vào ngay thư
mục đang chứa PPT, sau đó đóng gói lại, chắc chắn mọi chuyện sẽ OK. Tuy nhiên, bạn
phải chú ý việc nhúng file Flash, để hoạt động tốt thì máy soạn và máy chiếu nên có cài
phần mềm SwiffPointPlayer20.
@ Không cho hiển thị màn hình đen khi kết thúc các slide trình diễn:
Thông thường trên PowerPoint, khi kết thúc slide trình diễn cuối cùng sẽ có một màn
hình đen, tạo ra một ấn tượng không hoàn hảo lắm với người xem. Bạn có thể vô hiệu
hóa sự xuất hiện của màn hình đen này như sau:
Từ màn hình biên soạn của PowerPoint bạn vào menu Tools > Options > View, bỏ dấu
chọn trong dòng End with black sile > OK .
@ Luôn có một slide kết, slide đó chứa đựng nôi dung là lời cám ơn hay lời chúc chẳng
hạn. Trách trường hợp người dự đang mãi miết chiêm ngưỡng cái hay của bài giảng thì
lại kết thúc một cách đột ngột.
Vấn đề số 3: Kinh nghiệm ngoài lề.
Sau đây là một số kinh nghiệm ngoài lề, bổ sung thêm để việc giảng dạy đem lại kết quả
tốt, thuyết phục được người dự.
@ Đó chỉ là một phương tiện dạy học không nên hiểu nó thay thế cho bảng đen, thầy
giáo không phải viết. Tức là bảng đen vẫn là chính (để lưu sườn kiến thức mà HS cần
phải nhớ sau khi học xong bài) và chỉ dùng Power point như một phương tiện dạy học
với mục đích làm tăng chất lượng giờ dạy.
@ Một bài Power point chỉ nên có từ 7-10 Slide là phù hợp vì nhiều quá sẽ mang tính
chất "chiếu phim cho HS xem" và không còn thời gian cho các hoạt động khác của HS
(trong khi HS làm trung tâm).
@ Bài giảng Power point không phải là giáo án để ai dùng bài giảng đó cũng dạy được.
Tức là phải tách biệt giữa 2 cái đó (giáo án là kịch bản sư phạm trong đó đã chỉ rõ hoạt
động của thầy và trò, mục đích của từng hoạt động và thời gian dự kiến cho các hoạt
động đó)
@ Khi đã chọn một tiết dạy có sử dụng trình chiếu PPT, thì bạn cũng đừng quên dự
phòng một phương án dạy thông thường để trách bị động khi máy chiếu đình công hay
ông điện nghỉ việc đột xuất hay máy tính gặp sự cố (bạn hãy nghĩ đến vấn đề máy khởi
động lại khi gặp sự cố thì trong thời gian đó bạn làm gì!)
@ Không nên lạm dụng hiệu ứng vì có thể phản tác dụng (học sinh chỉ chăm chú nhìn
vào các chữ bay bay mà không chú ý đến bài ) - Sử dụng nhiều hiệu ứng không nói lên
được bạn là giáo viên giỏi đâu.
@ Không nên đứng một chỗ, click chuột, rồi thuyết trình. ( Đặc biệt là khi bạn tạo ra quá
nhiều Slide).
@ Luôn dành thời gian cho học sinh ghi chép những phần quan trọng khi trình chiếu,
trách hiện tượng các em chỉ nghe và xem.
@ Khi dừng lại để giảng một vần đề nào đó thì tuyệt đối ta nên chuyển màn hình trình
chiếu về một màu đen hay trắng để các em không nhìn vào các hiệu ứng trong slide
(nhớ đến phím B và phím W)
@ Sử dụng PPT để giảng dạy nhưng tuyệt đối đừng quên bảng đen, phấn trắng. Với tôi,
bảng sử dụng để hệ thống kiến thức đã dạy và là nơi để làm nháp khi giảng dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi muốn gửi đến các bạn đồng nghiệp. Nếu ai đó
có được những kinh nghiệm nào khác hơn thì hãy gửi vào đây, bạn nhé!.