Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tài liệu giới thiệu nội dung luật sửa đổi bổ sung bộ luật hình sự 2017 của viện kiểm sát nhân dân tối cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.33 KB, 22 trang )

Tài liệu giới thiệu nội dung Luật sửa đổi bổ sung
Bộ luật hình sự 2017 của VKSNDTC
Chào mọi người, mình xin góp thêm tài liệu để mọi người cùng tham khảo để thực hiện Bộ luật hình sự mới nhất
nhé:
I. NHỮNG NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT SỐ 12/2017/QH14
1. Một số quy định chung
1.1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 - Nguyên tắc xử lý và Điều 51 - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của
BLHS năm 2015 (khoản 1 và khoản 6 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
1.1.1. Về Điều 3 - Nguyên tắc xử lý
- BLHS năm 1999 chỉ quy định nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội, trong đó không quy định nguyên tắc khoan
hồng đối với người đầu thú, cụ thể: “Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng
phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra” (khoản 2 Điều 3).
- BLHS năm 2015 bổ sung nguyên tắc khoan hồng đối với người đầu thú khi quy định về nguyên tắc xử lý đối với
người phạm tội, cụ thể: “Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập
công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;” (điểm d khoản 1 Điều 3).
Đồng thời, bổ sung nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội, trong đó có nguyên tắc: “Khoan hồng
đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ
án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy
ra (điểm d khoản 2 Điều 3).
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 3 và điểm d khoản 2 Điều 3 của BLHS năm 2015 như
sau:
“Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực
hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn
năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra” (điểm a khoản 1 Điều 1).
“Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội
phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn
hoặc khắc phục hậu quả xảy ra” (điểm b khoản 1 Điều 1).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) và Luật phòng, chống tham nhũng thì
ngoài cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án), còn các cơ quan khác có trách nhiệm
phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật như Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước… Nếu cá nhân và pháp nhân thương
mại tích cực hợp tác với các cơ quan này thì cũng cần có chính sách khoan hồng, khuyến khích họ, góp phần phát


hiện, xử lý nhanh chóng tội phạm. Việc sửa đổi như trên bảo đảm quy định thống nhất giữa cá nhân phạm tội với
pháp nhân thương mại phạm tội về nguyên tắc xử lý.
1.1.2. Về Điều 51 - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
a) - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ
quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm” (điểm q khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 và điểm t khoản 1
Điều 51 BLHS 2015).
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung tình tiết trên như sau “Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có
trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án” (điểm a khoản 6 Điều 1).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm đảm bảo phù hợp, thống nhất về nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 BLHS năm
2015 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 12/2017/QH14.
b) - BLHS năm 1999 quy định tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” là 01 tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự (điểm p khoản 1 Điều 46).
- BLHS năm 2015 đã tách tình tiết nêu trên để quy định thành 02 tình tiết giảm nhẹ: “Người phạm tội thành khẩn khai
báo hoặc ăn năn hối cải” (điểm s khoản 1 Điều 51).
- Luật số 12/2017/QH14 đã sửa đổi tình tiết giảm nhẹ này theo hướng giữ như quy định của BLHS năm 1999 “Người
phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.
- Lý do sửa đổi: việc tách thành 02 tình tiết giảm nhẹ như quy định tại điểm s khoản 1 BLHS năm 2015 là không hợp
lý, vì “ăn năn hối cải” không thể là một tình tiết giảm nhẹ độc lập. Việc “ăn năn hối cải” là thái độ, trạng thái tâm lý,


không thể hiện hành vi, hoạt động cụ thể của người phạm tội, do đó cần phải gắn liền với “thành khẩn khai báo” mới
đủ yếu tố để trở thành 01 tình tiết giảm nhẹ.
c) - BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 bổ sung tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: “Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của
liệt sỹ, người có công với cách mạng” (điểm x khoản 1 Điều 51)
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi như sau: “Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ,
chồng, con của liệt sĩ” (điểm b khoản 6 Điều 1).
- Lý do sửa đổi: quy định như điểm x khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 dẫn đến cách hiểu quy định này chỉ áp dụng
đối với thân nhân liệt sỹ và thân nhân người có công với cách mạng, còn người có công với cách mạng không được
hưởng tình tiết giảm nhẹ này. Do đó Luật số 12/2017/QH14 đã sửa đổi để bảo đảm tính bao quát, dễ hiểu; đồng thời

phù hợp với quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
1.2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 - Chuẩn bị phạm tội của BLHS năm 2015 (khoản 4 Điều 1 của Luật số
12/2017/QH14)
- BLHS năm 1999 quy định về khái niệm chuẩn bị phạm tội như sau: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công
cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm” (Điều 17).
- BLHS năm 2015 mở rộng khái niệm chuẩn bị phạm tội, bổ sung hành vi “thành lập, tham gia nhóm tội phạm” và có
loại trừ các hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm đã cấu thành tội độc lập như: Điều 109, điểm a khoản 2 Điều
113, điểm a khoản 2 Điều 299, cụ thể: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra
những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định
tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này” (khoản 1 Điều 14).
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung cụm từ “thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm”trước cụm từ “quy định tại Điều
109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này”, cụ thể: “Chuẩn bị phạm tội là tìm
kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham
gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2
Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này” (khoản 4 Điều 1).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: quy định cho rõ ràng hơn.
1.3. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 - Không tố giác tội phạm của BLHS năm 2015 (khoản 5 Điều 1 của Luật số
12/2017/QH14)
- BLHS các năm 1985, 1999 đều quy định về nghĩa vụ tố giác tội phạm của công dân và trách nhiệm hình sự của
công dân về hành vi không tố giác tội phạm (Điều 19 BLHS năm 1985, Điều 22 BLHS năm 1999), trong đó trách
nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa được xác định như mọi công dân
khác và được điều chỉnh chung trong quy định “Người nào” của BLHS năm 1985 và năm 1999.
- BLHS năm 2015: trên cơ sở cân nhắc đặc thù của hoạt động bào chữa, mối quan hệ giữa người bào chữa với
người được bào chữa nên BLHS năm 2015 đã có sự điều chỉnh hợp lý hơn chính sách này theo hướng thu hẹp một
phần phạm vi trách nhiệm hình sự của người bào chữa so với công dân khác trong việc không tố giác tội phạm.
Theo đó, khoản 3 Điều 19 quy định“Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1
Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia
thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm
phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này”.
- Luật số 12/2017/QH14 có sự sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 19 như sau: “Người không tố giác là người

bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các
tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà
mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực
hiện việc bào chữa”.
- Lý do sửa đổi, bổ sung:
+ Trong quá trình xây dựng Luật số 12/2017/QH14, Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị phương án:
chỉ quy định trách nhiệm hình sự của người bào chữa trong trường hợp “không tiết lộ thông tin về tội phạm do chính
người mà mình bào chữa thực hiện đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại
Điều 108 (Tội phản bội Tổ quốc), Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 112 (Tội bạo
loạn), Điều 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) và Điều 123 (Tội giết người) khi có căn cứ rõ
ràng cho thấy tội phạm đó đang thực hiện hoặc đang chuẩn bị thực hiện mà cần thiết phải ngăn chặn hậu


quả xảy ra”.
+ Tham khảo kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban
Nha... cho thấy: các nước đều quy định trong những trường hợp nhất định luật sư được tiết lộ thông tin về thân chủ
của mình trong quá trình hành nghề để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội, cộng đồng nhằm ngăn chặn hậu
quả của tội phạm.
Do đây là vấn đề được nhiều Đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội quan tâm nên sau khi báo cáo cơ quan có thẩm
quyền, cân nhắc kỹ nhiều mặt, Quốc hội đã tiếp thu một phần ý kiến của Đại biểu Quốc hội, của Ban thường vụ Liên
đoàn Luật sư Việt Nam để chỉnh lý khoản 3 Điều 19 của BLHS 2015 theo hướng quy định chặt chẽ hơn điều kiện
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm, cụ thể: chỉ truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người bào chữa trong trường hợp người bào chữa không tố giác các tội quy định tại Chương
XIII hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực
hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
1.4. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 - Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự của BLHS năm 2015 (điểm a khoản 1 và
điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật số 12/2017/QH14)
a) - BLHS năm 1999 quy định “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự
thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp
nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự” (khoản 2 Điều 25).

- BLHS năm 2015 bỏ cụm từ “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác”, cụ thể: “Người phạm tội tự
thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp
nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận” (điểm c
khoản 2 Điều 29).
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 29 theo hướng lấy lại quy định của BLHS năm 1999,
bổ sung cụm từ “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác” vào đầu điểm này, cụ thể: “Trong trường
hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc
phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có
cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận” (điểm a khoản 1 Điều 2).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: kế thừa quy định tại khoản 2 Điều 25 của BLHS năm 1999 để bảo đảm chặt chẽ.
b) - BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 bổ sung quy định: “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý
gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc
người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự” (khoản 3 Điều 29).
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 29 như sau: “Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô
ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người
khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại
diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự” (điểm a khoản 1 Điều 2).
- Lý do sửa đổi, bổ sung:
+ Thay thế cụm từ “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý” bằng cụm
từ “Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng”: Trường hợp người phạm
tội thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản
của người khác thì không phụ thuộc vào lỗi cố ý hay lỗi vô ý, nếu được người bị hại hoặc đại diện của người bị hại tự
nguyện hòa giải và đề nghị thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Quy định này là phù hợp với Điều 155 của
BLTTHS về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Tuy nhiên, cách quy định như BLHS năm 2015 có thể dẫn
đến trường hợp hiểu khác nhau, không phân biệt được trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng có cần phải do lỗi vô ý
hay không. Do vậy, Luật số 12/2017/QH14 đã có sự sửa đổi phù hợp để tạo sự thống nhất trong cách hiểu.
+ Bổ sung cụm từ “, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” vào sau cụm

từ “tài sản của người khác”: quy định chặt chẽ hơn về căn cứ để người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý
hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người
khác có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nhằm tránh miễn trách nhiệm hình sự một cách tràn lan, phù hợp hơn
với thực tiễn.


1.5. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 - Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án của BLHS năm 2015 (khoản 8 Điều 1
của Luật số 12/2017/QH14)
- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 chỉ quy định về việc không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội
xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung quy định về việc không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với 02 tội: (1) tội tham
ô tài sản (khoản 3 và khoản 4 Điều 353) và (2) tội nhận hối lộ (khoản 3 và khoản 4 Điều 354).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: đảm bảo chính sách hình sự nghiêm khắc đối với 02 tội phạm này.
1.6. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 - Tha tù trước thời hạn có điều kiện của BLHS năm 2015 (khoản 9 Điều 1 của
Luật số 12/2017/QH14)
a) - BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 quy định “Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều
kiện sau đây: c) Đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở
lên;…” (khoản 1 Điều 66).
- Luật số 12/2017/QH14 đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 66 theo hướng đưa nội dung điểm c lên đoạn đầu khoản
1, cụ thể: “Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án
phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:…” (khoản 9
Điều 1).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để bảo đảm hiểu thống nhất là trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng có thể được tha tù
trước thời hạn có điều kiện mà không bắt buộc kèm theo điều kiện “đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù”.
b) - BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 quy định: “Trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia
đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ
đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì thời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít

nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn” (điểm e khoản 1 Điều 66).
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 66 như sau: “Trường hợp người phạm tội là người
có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật
nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì...” (khoản 9 Điều 1).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để phù hợp với Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng[1].
2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội
2.1. Sửa đổi, bổ sung liên quan đến phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi (khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015- khoản 3 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
- BLHS năm 1999 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” (khoản 2 Điều 12).
- BLHS năm 2015 thu hẹp phạm vi trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, theo đó, người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng được liệt kê cụ thể tại khoản 2 Điều 12; riêng đối với 03 tội danh: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác (Điều 134), tội hiếp dâm (Điều 141) và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) thì
phải chịu trách nhiệm hình sự cả về loại tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng.
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi như sau: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143,
144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304
của Bộ luật này” (khoản 3 Điều 1).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: bảo đảm nhất quán về chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS
năm 2015 (thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi), đồng thời phù hợp
nguyên tắc“những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” đã được ghi nhận trong Công ước quốc
tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.
2.2. Sửa đổi, bổ sung liên quan đến phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội (khoản 3 Điều 14 BLHS năm 2015 - khoản 4 Điều 1 Luật số
12/2017/QH14)
- BLHS năm 1999 quy định có tính khái quát như sau: “Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội


đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” (Điều 17).

- BLHS năm 2015 quy định người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm
tội đối với 04 tội danh là: (1) tội giết người, (2) tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác, (3) tội cướp tài sản và (4) tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (khoản 3 Điều 14).
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi khoản 3 Điều 14 BLHS năm 2015 theo hướng thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm
hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, cụ thể: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 02 tội danh là tội giết người và tội cướp tài sản (khoản 4 Điều 1).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và bảo đảm sự thống
nhất về chính sách hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện để đương nhiên được xóa án tích (khoản 2 Điều 107 BLHS năm
2015 - khoản 19 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
- BLHS năm 1999 quy định chung: “Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn
quy định tại Điều 64 của Bộ luật này” (khoản 1 Điều 77).
- BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình
phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới” (khoản 2
Điều 107).
- Luật số 12/2017/QH14 quy định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc
hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không thực hiện hành vi phạm tội
mới trong thời hạn sau đây: (1) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam
giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; (2) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; (3) 02 năm
trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; (4) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15
năm (khoản 19 Điều 1).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ và có sự phân hóa trong cách quy định thời hạn xóa án
tích là căn cứ vào mức hình phạt đã tuyên và thời hạn này đối với người bị kết án dưới 18 tuổi ngắn hơn so với
người từ đủ 18 tuổi trở lên.
3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội
3.1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 - Phân loại tội phạm của BLHS năm 2015 (khoản 2 Điều 1 của Luật số
12/2017/QH14)
- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.

- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung cách phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại theo hướng viện dẫn cách
phân loại đối với cá nhân phạm tội là căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do cá
nhân thực hiện để quy định tương ứng hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.
- Lý do bổ sung: để áp dụng các quy định khác liên quan như xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, xác
định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử trong BLTTHS.
- Ví dụ: khoản 4 Điều 211 (Tội thao túng thị trường chứng khoán) quy định:
“4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến
5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến
10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh,
cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03
năm”.
Việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại được xác định như sau:
(1) Đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại điểm a khoản 4 Điều 211 (Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 211): căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
do cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 211 thuộc loại tội phạm nào thì pháp nhân thương mại thuộc
loại tội phạm đó. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 211 thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng. Do vậy, pháp nhân


thương mại phạm tội tại điểm a khoản 4 thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng.
(2) Tương tự, xác định được pháp nhân thương mại phạm tội tại điểm b khoản 4 Điều 211 thuộc loại tội phạm
nghiêm trọng.
(3) Đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại điểm c khoản 4 Điều 211 (Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại
Điều 79 của BLHS – là trường hợp pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm): việc phân loại
tội phạm cũng căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà pháp nhân thương mại đã
thực hiện (cấu thành khoản 1 Điều 211 thì thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng; cấu thành khoản 2 Điều 211 thì thuộc
loại tội phạm nghiêm trọng).

3.2. Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với Tội tài trợ khủng bố (Điều
300) và Tội rửa tiền (Điều 324) (các khoản 11, 102 và 122 Điều 1).
- Lý do bổ sung: BLHS năm 2015 không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với 02 tội danh
này là chưa bảo đảm thực hiện yêu cầu hình sự hóa hành vi tài trợ khủng bố và rửa tiền đối với pháp nhân trong các
công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (như Công ước của Liên hợp quốc năm 1988 về chống vận chuyển trái
phép chất ma túy và các chất hướng thần; Công ước của Liên hợp quốc năm 1999 về ngăn chặn tài trợ cho khủng
bố; Công ước của Liên hợp quốc năm 2000 về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia…), có thể dẫn đến những
bất lợi cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế và ảnh hưởng nhiều mặt đến kinh tế - xã hội[2]. Do vậy, Luật số
12/2017/QH14 đã mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với Tội tài trợ khủng bố (Điều 300) và
Tội rửa tiền (Điều 324).
3.3. Sửa đổi, bổ sung về cách tổng hợp hình phạt chính trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm
nhiều tội của BLHS năm 2015 (Điều 86 BLHS năm 2015 - khoản 13 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
- BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 quy định cách tổng hợp hình phạt chính trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội
như sau: (1) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt
chung; (2) Hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với từng lĩnh vực cụ thể thì không tổng hợp; (3)
Hình phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác (khoản 1 Điều 86).
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Đối với hình phạt chính: a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng
là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt tiền không tổng hợp với các hình
phạt khác; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong
cùng lĩnh vực hoặc hình phạt đã tuyên cùng là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực thì hình phạt chung là
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong lĩnh vực đó; c) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong
cùng lĩnh vực thì được tổng hợp thành hình phạt chung nhưng không vượt quá 04 năm; d) Nếu trong số các hình
phạt đã tuyên có hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 của Bộ luật
này thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với toàn bộ hoạt động; đ) Nếu các hình phạt đã tuyên là
đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực
khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau thì
không tổng hợp.” (khoản 13 Điều 1).

- Lý do sửa đổi, bổ sung: bổ sung cho đầy đủ hơn các trường hợp tổng hợp hình phạt chính đối với pháp nhân
thương mại phạm nhiều tội.
3.4. Sửa đổi, bổ sung các điều 188, 189, 200, 225, 226, 227 và 232 của BLHS năm 2015 (các khoản 38, 39, 47,
52, 53, 54 và 55 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
- BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 có 07/31 điều luật (Điều 188 (Tội buôn lậu), Điều 189 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ
qua biên giới), Điều 200 (Tội trốn thuế), Điều 225 (Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan), Điều 226 (Tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp), Điều 227 (Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên) và
Điều 232 (Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản) mà pháp nhân thương mại phải chịu trách
nhiệm hình sự không có sự tương đồng giữa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội và cá nhân
phạm tội. Cụ thể, tại 07 điều luật trên, ngoài quy định về các tình tiết như thu lợi bất chính, giá trị tài sản bị thiệt hại,
giá trị hàng hóa, tỷ lệ tổn thương cơ thể cho người khác như áp dụng đối với cá nhân thì còn phải có thêm tình
tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi


phạm”.
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi theo hướng quy định mức khởi điểm về thu lợi bất chính, giá trị tài sản bị thiệt hại
hoặc giá trị hàng hóa... thì sẽ xử lý hình sự ngay mà không kèm theo điều kiện “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”; chỉ giữ lại ở một số điều luật quy
định trường hợp dưới mức khởi điểm thì phải có thêm điều kiện “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì mới xử lý hình sự.
- Ví dụ: Điều 232 BLHS năm 2015 quy định:
“Điều 232. Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại
điểm g khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;”.
Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi điểm a khoản 5 Điều 232 theo hướng, bỏ tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm”, cụ thể như sau:
“a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000
đồng;”.

- Lý do sửa đổi, bổ sung: để bảo đảm đồng bộ và tránh vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
4. Sửa đổi, bổ sung mức định lượng về tỷ lệ tổn thương cơ thể trong các khung của một số điều luật
4.1. Về cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể
- BLHS năm 1999 chỉ quy định tính tỷ lệ tổn thương cơ thể của từng người; còn việc tính tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của nhiều người do các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành BLHS năm 1999 quy định.
- BLHS năm 2015 có 03 cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể trong trường hợp phạm tội có hậu quả gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người: (1) tính tỷ lệ tổn thương cơ thể của từng người; (2) tính tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này; (3) kết hợp vừa tính tỷ lệ tổn thương cơ thể của từng người, vừa tính tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của nhiều người.
Ví dụ: Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31%
đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% đến 121%;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
…e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở
lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 122% đến 200%;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
…b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở
lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này 201% trở lên;
- Luật số 12/2017/QH14 chỉ quy định 02 cách tính: (1) tính tỷ lệ tổn thương cơ thể của từng người; (2) tính tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này (đối với những trường hợp do lỗi vô ý với hậu quả gây thương tích cho

nhiều người). Đồng thời, sửa đổi toàn bộ quy định của BLHS năm 2015 có quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể để
bảo đảm cách tính thống nhất, phù hợp với từng nhóm khách thể được bảo vệ.
- Ví dụ: Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ[3]
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho
người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:


…b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% đến 121%;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
…e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 122% đến 200%;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
…b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này 201% trở lên;- Lý do sửa đổi, bổ sung: khắc phục tình trạng có trường hợp trùng lặp, có trường hợp lại bỏ
lọt tội phạm như cách quy định tại BLHS năm 2015.
4.2. Về tình tiết “Gây rối loạn tâm thần và hành vi”
- BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 bổ sung tình tiết “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân”, tuy nhiên quy định tách riêng
với tình tiết “Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân”.
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi theo hướng nhập tình tiết “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân” với tình
tiết “Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân” trong những điều luật quy định cả 02 tình tiết này; và
quy định mức tỷ lệ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân” bằng với mức tỷ lệ “Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân”.
- Ví dụ: + Điểm g, điểm h khoản 2 Điều 169 BLHS năm 2015 quy định:
“Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:…
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11%

đến 30%;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;”.
+ Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi 02 điểm này theo hướng như sau:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:…
g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30%;”.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để phù hợp với thực tiễn.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 134 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của
BLHS năm 2015 (khoản 22 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
5.1. - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung trường hợp dùng vũ khí, vật liệu nổ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác là tình tiết định tội tại điểm a khoản 1 Điều 134.
- Lý do bổ sung: để phù hợp với thực tiễn phòng, chống tội phạm.
5.2. - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” là tình tiết định tội.
- Luật số 12/2017/QH14 bỏ quy định “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” tại điểm c khoản 1 Điều 134.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để bảo đảm chính sách hình sự xử lý công bằng vì Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày
12/6/2014 của Bộ Y tế quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm
thần ban hành Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể không quy định về trường hợp “gây cố tật nhẹ”; thực tiễn giám định tổn
thương cơ thể, các cơ quan giám định cũng gặp vướng mắc trong việc xác định thế nào là “cố tật nhẹ”.
5.3. - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với người chữa
bệnh cho mình là tình tiết định tội tại điểm d khoản 1 Điều 134.
- Lý do bổ sung: để răn đe, hạn chế tình trạng hành hung nhân viên y tế đang gia tăng trong thực tiễn.
5.4. - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi
đang bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cũng
là tình tiết định tội tại điểm g khoản 1 Điều 134.
- Lý do bổ sung: để thống nhất với quy định của BLTTHS năm 2015, bao quát hết các trường hợp có thể xảy ra trong
thực tiễn.



5.5. - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định “phạm tội 02 lần trở lên”và “phạm tội đối với 02 người trở
lên” là tình tiết định tội tại khoản 1 các điều 104 và 134.
- Luật số 12/2017/QH14 không quy định“phạm tội 02 lần trở lên” và “phạm tội đối với 02 người trở lên” là tình tiết định
tội tại khoản 1 Điều 134 mà chỉ quy định tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” là tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2
Điều 134.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: việc quy định tại điểm d khoản 1 “phạm tội 02 lần trở lên”và điểm đ khoản 1 Điều 134 của
BLHS năm 2015“phạm tội đối với 02 người trở lên” là không phù hợp vì các trường hợp gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới 11% không phải là tội phạm nên không được tính là phạm tội 02 lần trở
lên hoặc phạm tội đối với 02 người trở lên.
5.6. - BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 quy định trường hợp “Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên” có khung hình phạt cao nhất đến tù chung thân và được sắp xếp cùng với khung hình phạt trong trường
hợp làm chết 02 người trở lên.
- Luật số 12/2017/QH14 sửa lại theo hướng quy định tình tiết “Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”cùng khung hình phạt với tình tiết làm chết 01 người.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: đảm bảo phân hóa tội phạm phù hợp hơn.
5.7. - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với trường hợp gây
thương tích dẫn đến chết người có cùng mức hình phạt đối với Tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 123 (cùng là
15 năm tù).
- Luật số 12/2017/QH14 điều chỉnh lại mức cao nhất của khung hình phạt đối với trường hợp gây thương tích làm
chết người là 14 năm tù.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để bảo đảm phân hóa trách nhiệm hình sự trên cơ sở tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội.
5.8. - BLHS năm 1999 chỉ quy định về trách nhiệm hình sự đối với tất cả các trường hợp chuẩn bị phạm tội ở Phần
chung như sau: “Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” (Điều 17).
- BLHS năm 2015 quy định về trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định cả ở Phần những quy định chung (khoản 2 Điều 14) và cả
ở những điều luật cụ thể, chẳng hạn Điều 134 quy định: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam

giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” (khoản 7) để xử lý đối với những hành vi có tính nguy hiểm
cao cho xã hội, cần được ngăn chặn, xử lý sớm, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, tránh
trường hợp để xảy ra hậu quả nghiêm trọng mới xử lý hình sự. Tuy nhiên, quy định này dễ dẫn đến việc xử lý hình
sự quá rộng.
- Luật số 12/2017/QH14 cũng quy định về trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định cả ở Phần những quy định chung (khoản 2 Điều
14) và ở Điều 134 nhưng theo hướng thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo đó: “Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu
nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” (khoản 6 Điều 134).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để bảo đảm quy định chặt chẽ, có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.
6. Sửa đổi một số điều luật có quy định tình tiết từ định lượng sang định tính (các điều 162, 283, 284, 301,
304, 305, 306, 311 và 363)
- BLHS năm 1999 có nhiều quy định mang tính định tính ở các chương của Bộ luật.
- BLHS năm 2015 định lượng cụ thể tất cả các tình tiết mang tính định tính, trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia
(Chương XIII) và các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với
quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu (Chương XXV).
- Luật số 12/2017/QH14 quay trở lại cách quy định như BLHS năm 1999 về các tình tiết có tính định tính tại các điều
162 (Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật), 283 (Tội điều khiển tàu bay
vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 284 (Tội điều khiển phương
tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 301 (Tội bắt cóc con


tin), 304 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự), 305 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu
nổ), 306 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ
khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự), 311 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc) và 363 (Tội đào nhiệm) BLHS năm 2015.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm bảo đảm bao quát được hết các trường hợp phạm tội và linh hoạt trong xử lý tội

phạm.
7. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Chương các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 2015 (các khoản 34, 35,
36 Điều 1 và điểm c khoản 3 Điều 2 của Luật số 12/2017/QH14)
7.1. Về tình tiết định tội “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ
vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về tinh thần đối với người bị hại” (các điều 172, 173, 174, 175 và
178 của BLHS năm 2015)
- BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 bổ sung tình tiết định tội “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về tinh thần đối với người bị hại” tại các điều 172, 173, 174, 175
và 178.
- Luật số 12/2017/QH14 không quy định tình tiết“tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh
thần đối với người bị hại” mà chỉ giữ lại quy định tình tiết “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và
gia đình họ” là tình tiết định tội tại các điều 172, 173, 174, 175 và 178.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: bảo đảm tính khả thi, bởi khi chứng minh tình tiết “tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có
giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại” phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức chủ quan của người bị hại, dẫn
đến khó khăn trong việc chứng minh và xử lý tội phạm.
7.2. Về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 của BLHS năm 2015)
- BLHS năm 1999 quy định hành vi “bỏ trốn” là một trong các tình tiết định tội của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản (điểm a khoản 1 Điều 140).
- BLHS năm 2015 bỏ hành vi “bỏ trốn” trên[4].
- Luật số 12/2017/QH14 kế thừa quy định của BLHS năm 1999, bổ sung lại hành vi “bỏ trốn” là một trong các tình tiết
định tội của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 1 Điều 175).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm bảo đảm xử lý được các trường hợp vay, mượn, thuê … tài sản của người khác
bằng hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm
trong tình hình hiện nay.
8. Bỏ các khoản có quy định nhắc lại cấu thành cơ bản
- BLHS năm 2015 có 30 điều luật (các điều: 235, 260, 261, 262, 263, 264, 265, 267, 268, 269, 270, 271, 272, 273,
274, 275, 276, 278, 279, 280, 283, 295, 298, 308, 309, 310, 312, 313, 315 và 360) có cách quy định nhắc lại cấu
thành cơ bản.
- Luật số 12/2017/QH14 đã sửa đổi theo hướng bỏ các quy định nhắc lại cấu thành cơ bản, trừ Điều 235 (xem chi

tiết tại mục 12.1 của tài liệu).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: tránh chồng chéo, mâu thuẫn, tùy tiện trong áp dụng; bảo đảm thống nhất về kỹ thuật lập
pháp đảm bảo trật tự sắp xếp các khung hình phạt từ nhẹ đến nặng, đồng thời hạn chế việc hình sự hóa quá rộng.Ví dụ: BLHS năm 2015 có 07 điều (các điều: 260, 261, 265, 267, 272, 295 và 309) không xác định được cấu thành
cơ bản ở khoản 1 hay khoản 4 hoặc khoản 5 nên khi xảy ra trường hợp hành vi phạm tội có hậu quả thuộc cấu thành
cơ bản thứ hai và có một trong các tình tiết quy định ở các khoản tăng nặng (khoản 2, khoản 3) nên không rõ sẽ bị
xử lý theo khoản tăng nặng hay theo khoản cấu thành cơ bản thứ hai. Như Điều 260 về Tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ quy định: “4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn
giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%
đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm.” (khoản 4). Như vậy, nếu có hậu quả gây thương tích từ 31% đến 60% (thuộc khoản 4)
nhưng lại có một trong các tình tiết thuộc cấu thành tăng nặng ở khoản 2 (người phạm tội không có giấy phép lái xe
hoặc gây tai nạn rồi bỏ trốn...) thì không rõ sẽ bị xử lý tăng nặng theo khoản 2 hay vẫn chỉ bị xử lý theo cấu thành cơ
bản thứ hai thuộc khoản 4 Điều này. Cách quy định này dẫn đến tùy tiện trong áp dụng. Do đó, Luật số


12/2017/QH14 đã sửa đổi theo hướng bỏ nội dung tại khoản 4 Điều 260 nêu trên.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 190 - Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và Điều 191 - Tội tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm của BLHS năm 2015 (khoản 40 và khoản 41 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
9.1. Sửa đổi, bổ sung theo hướng có mức định lượng riêng về số lượng/khối lượng đối với đối tượng là
thuốc lá điếu nhập lậu và pháo nổ
- BLHS 1999 xử lý các hành vi này vào các tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới
(nếu qua biên giới); hoặc buôn bán hàng cấm (nếu buôn bán trong nội địa). Số lượng để làm căn cứ truy cứu trách
nhiệm hình sự được quy định dưới các tình tiết định tính là: số lượng lớn, số lượng rất lớn và số lượng đặc biệt lớn.
Sau đó, liên ngành tư pháp trung ương đã hướng dẫn cụ thể, trong đó có hướng dẫn cụ thể về số lượng pháo nổ và
thuốc lá điếu nhập lậu.
- BLHS năm 2015 không quy định có tính định tính như BLHS 1999 mà quy theo giá trị chung với những hàng phạm
pháp khác với số tiền 100 triệu đồng trở lên.
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi theo hướng có mức định lượng riêng về khối lượng/số lượng đối với đối tượng là
pháo nổ và thuốc lá điếu nhập lậu, theo đó, (1) buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu với số lượng

từ 1.500 bao trở lên; (2) sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển pháo nổ với khối lượng từ 06 kg trở lên thì phải
chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 190 hoặc Điều 191.
- Trước khi có Luật đầu tư năm 2014, hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ và thuốc lá điếu nhập lậu
trong nội địa bị xử lý về Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 155 BLHS
năm 1999.
Từ khi Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực (01/7/2015), do Luật không quy định kinh doanh pháo nổ và thuốc lá điếu
nhập lậu là ngành nghề cấm kinh doanh mà thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nên hành vi tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán pháo nổ và thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa không bị xử lý hình sự.
Từ khi Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật
đầu tư có hiệu lực (ngày 01/01/2017), do Luật bổ sung quy định “kinh doanh pháo nổ” vào ngành nghề “cấm đầu tư
kinh doanh” nhưng không quy định “kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu” vào ngành nghề “cấm đầu tư kinh doanh” nên
từ ngày 01/01/2017 chỉ xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ mà không xử lý hình sự
đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu.
Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi Điều 190 - Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và Điều 191 - Tội tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm của BLHS năm 2015 bổ sung quy định cụ thể mức định lượng riêng về khối lượng/số lượng đối với đối
tượng là pháo nổ và thuốc lá điếu nhập lậu. Do đó, từ thời điểm Luật số 12/2017/QH14 có hiệu lực (01/01/2018) các
hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ, thuốc lá điếu nhập lậu đều phải bị xử lý hình sự.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: Nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước về tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng chống
hàng lậu, hàng cấm, đặc biệt là đối với một số mặt hàng cấm nhưng phổ biến trên thị trường hiện nay là thuốc lá
điếu nhập lậu và pháo nổ.
9.2. Quy định mức định lượng khác nhau giữa đối tượng là “hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh,
cấm lưu hành, cấm sử dụng” với đối tượng là “hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử
dụng tại Việt Nam”
- BLHS năm 2015 quy định chung, không có sự phân hóa về định lượng giữa 02 đối tượng là “hàng hóa khác mà
Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng” với đối tượng là “hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa
được phép sử dụng tại Việt Nam”.
- Luật số 12/2017/QH14 quy định mức định lượng khác nhau giữa 02 đối tượng này theo hướng giá trị đối với hàng
hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng thấp hơn giá trị hàng hóa chưa được phép lưu
hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam để xử lý hình sự.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: phù hợp với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đảm bảo sự phân hóa trách nhiệm

hình sự.
- Ví dụ: Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi khoản 1 Điều 190 BLHS năm 2015 như sau:
“d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá
từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồnghoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;


đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá
từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồnghoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng;”.
10. Sửa đổi, bổ sung các điều 192, 193, 194 và 195 của BLHS năm 2015 (các khoản 42, 43, 44 và 45 Điều 1 của
Luật số 12/2017/QH14)
10.1. - BLHS năm 1999 quy định việc xác định giá trị của hàng giả phải căn cứ theo giá hàng thật.
- BLHS năm 2015 quy định về việc tính giá trị của hàng giả theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; trường
hợp không xác định được các loại giá nêu trên thì xác định theo giá của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng
kỹ thuật, công dụng.
- Luật số 12/2017/QH14 kế thừa và bổ sung trên cơ sở quy định của BLHS năm 1999, theo đó, lấy giá hàng thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng để xác định giá trị của hàng giả.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: việc sửa đổi, bổ sung nêu trên phù hợp với khách thể được bảo vệ là trật tự quản lý kinh tế,
đấu tranh phòng, chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, việc chỉ lấy một loại giá làm
căn cứ xác định giá trị của hàng giả để xử lý hành chính cũng như xử lý hình sự là bảo đảm thống nhất, chặt chẽ
trong áp dụng pháp luật; nếu xác định giá trị hàng giả theo quy định của BLHS năm 2015 thì dễ dẫn đến tùy tiện
trong xử lý.
10.2. - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định tình tiết “thu lợi bất chính” tại khoản 1 các điều 192, 195.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung tình tiết này với mức định lượng cụ thể vào khoản 1 Điều 192 và khoản 1 Điều
195.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: khoản 1 Điều 192 và khoản 1 Điều 195 (là cấu thành cơ bản) không có tình tiết về thu lợi
bất chính nhưng khoản tăng nặng của các điều luật này đều có tình tiết thu lợi bất chính, dẫn đến khó khăn trong
thực tiễn áp dụng. Vì vậy, việc bổ sung tình tiết “Thu lợi bất chính” vào khoản 1 Điều 192 và khoản 1 Điều 195 (từ
50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng) là phù hợp.

11. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Mục 3 - Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Chương
các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếcủa BLHS năm 2015 (các khoản 55, 56 và 57 Điều 1 của Luật số
12/2017/QH14)
11.1. Về sửa đổi, bổ sung Điều 232 - Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (khoản 55
Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
a) - BLHS năm 1999 quy định mang tính định tính.
- BLHS năm 2015 định lượng cụ thể đối với các hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản, trong đó có: (1) Khai thác trái phép rừng sản xuất; (2) Khai thác trái phép rừng phòng hộ; (3) Khai thác trái phép
rừng đặc dụng, tuy nhiên không có sự phân biệt là loại rừng trồng hay rừng tự nhiên (các điểm a, b và c ở các
khoản).
- Luật số 12/2017/QH14 phân hóa, định lượng cụ thể các hành vi khai thác trái phép thuộc 03 loại rừng trên
thuộc rừng trồng hay rừng tự nhiên theo hướng, cơ bản giữ mức định lượng của BLHS năm 2015 để quy định cho
loại rừng trồng, bổ sung mức định lượng mới, thấp hơn mức định lượng của loại rừng trồng đối với hành vi khai thác
trái phép rừng tự nhiên.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: có sự phân hóa hình sự đối với những hành vi có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
khác nhau.
b) - BLHS năm 1999 quy định mang tính định tính.
- BLHS năm 2015 định lượng cụ thể đối với hành vi khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ, tuy nhiên không có
sự phân biệt giữa (1) thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Nhóm IIA và (2) thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị (điểm d ở các khoản).
- Luật số 12/2017/QH14 phân hóa, định lượng cụ thể hành vi khai thác trái phép 02 loại thực vật rừng ngoài gỗ trên
theo hướng, cơ bản giữ mức định lượng của BLHS năm 2015 để quy định cho loại thực vật rừng thông thường ngoài
gỗ, bổ sung mức định lượng mới, thấp hơn mức định lượng của loại thực vật rừng thông thường ngoài gỗ đối với
hành vi khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Nhóm IIA (điểm g ở các khoản).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: có sự phân hóa hình sự đối với những hành vi có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
khác nhau.
11.2. Về sửa đổi, bổ sung Điều 233 - Tội vi phạm quy định về quản lý rừng (khoản 56 Điều 1 của Luật số



12/2017/QH14)
- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 quy định về hành vi giao, thu hồi, cho phép chuyển mục đích sử dụng đối
với “đất trồng rừng”.
- Luật số 12/2017/QH14 bỏ quy định về hành vi này, đồng thời bổ sung hành vi “cho thuê rừng” vào điểm a khoản 1,
điểm c khoản 2 và điểm a khoản 3 của Điều 233.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm bao quát hết các trường hợp, các hành vi vi phạm có thể xảy ra trong quản lý rừng.
11.3. Về sửa đổi, bổ sung Điều 234 - Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (khoản 57 Điều 1 của
Luật số 12/2017/QH14)
Trong quá trình xây dựng Luật số 12/2017/QH14, có ý kiến đề nghị đưa Điều 234 về Chương XIX - Các tội phạm về
môi trường cho phù hợp với khách thể bảo vệ. Tuy nhiên, Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã có đối
tượng bảo vệ là các loài động vật hạn chế buôn bán và khách thể là trật tự quản lý kinh tế nên được đặt tại Chương
XVIII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là phù hợp. Do đó, Luật số 12/2017/QH14 vẫn giữ Điều 234 tại
Chương XVIII.
a) - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung dấu hiệu “thu lợi bất chính” vào khoản 1 Điều 234.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm bảo đảm sự đồng bộ giữa khoản 1 (khung cơ bản) với khoản 2, khoản 3 của Điều
234 (khoản 2, khoản 3 là khung tăng nặng, quy định về dấu hiệu thu lợi bất chính).
b) - BLHS năm 1999 quy định mang tính định tính.
- BLHS năm 2015: định lượng cụ thể về trị giá của động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật.
- Luật số 12/2017/QH14 đã hạ mức định lượng về trị giá của động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật.
- Ví dụ:
+ Điểm a khoản 1 Điều 234 BLHS năm 2015 quy định hành vi sau đây sẽ bị xử lý hình sự “Săn bắt, giết, nuôi, nhốt,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp giá trị từ 300.000.000 đồng đến
dưới 1.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông thường khác giá trị từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.500.000.000 đồng...”
+ Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 234 theo hướng: hành vi sau đây sẽ bị xử lý hình
sự “Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị

giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng...”
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu xử lý hình sự đối với các hành vi
nêu trên và đảm bảo phù hợp với quy định về Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242).
12. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Chương các tội phạm về môi trường (các khoản 58, 61 và 64 Điều 1 của
Luật số 12/2017/QH14)
12.1. Về sửa đổi, bổ sung Điều 235 - Tội gây ô nhiễm môi trường của BLHS năm 2015 (khoản 58 Điều 1 của
Luật số 12/2017/QH14)
a) - BLHS năm 2015 có khoản 3 nhắc lại cấu thành cơ bản tại khoản 1.
- Luật số 12/2017/QH14 đã lấy khoản 3 (của BLHS năm 2015) là khoản nhắc lại cấu thành cơ bản thứ hai làm cấu
thành cơ bản tại khoản 1 và chỉnh lý lại về định lượng của khoản này và các khoản khác của điều luật theo hướng hạ
mức định lượng và hạ số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải và khí thải.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: tránh chồng chéo, mâu thuẫn, tùy tiện trong áp dụng; bảo đảm thống nhất về kỹ thuật lập
pháp đảm bảo trật tự sắp xếp các khung hình phạt từ nhẹ đến nặng, đồng thời phù hợp với yêu cầu đấu tranh
phòng, chống tội phạm.
b) - BLHS năm 2015 quy định cách tính bằng số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo
quy định đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ và hành vi phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ.
- Luật số 12/2017/QH14 chuyển đổi cách tính từ số lần sang cách tính theo liều và suất liều với đơn vị tính là
milisivơ. Cụ thể, xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải
có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm trở lên hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ
(mSv) trên giờ trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm tạo thuận lợi cho việc đo đạc, tính toán trong thực tiễn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc


tế về an toàn bức xạ. Mức định lượng phù hợp theo đánh giá của Ủy ban an toàn phóng xạ quốc tế (ICRP) về tác
động sinh học của bức xạ (mức liều từ 50 milisivơ/năm hoặc từ 0,0025 milisivơ/giờ bắt đầu có dấu hiệu làm ảnh
hưởng đến sức khỏe con người).
c) - BLHS năm 2015 chỉ quy định đối với hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường “chất thải nguy hại hoặc chất hữu
cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy”.
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi thành hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường“chất thải nguy hại có thành phần
nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ

theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy”, đồng thời bổ sung hành vi chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường những chất thải nguy hại khác với mức định lượng cao hơn so với hành vi trên.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: đảm bảo tính đầy đủ, chính xác.
d) - BLHS năm 1999 quy định tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” là yếu tố định tội nhưng không lượng hóa cụ thể.
- BLHS năm 2015 quy định việc định tội căn cứ vào hành vi và định lượng cụ thể về khối lượng, thể tích chất thải có
thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, nhưng không quy định dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” tại các khoản của Điều luật.
- Luật số 12/2017/QH14 tiếp tục có quy định định lượng cụ thể như BLHS năm 2015, đồng thời bổ sung tình tiết “gây
hậu quả nghiêm trọng” vào khoản 2 và “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” vào khoản 3 Điều
235.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để bảo đảm phân hóa tội phạm và bao quát được các tình huống có thể xảy ra trên thực tế.
e) - BLHS năm 2015: không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 đã bổ sung tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại
Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” tại các điểm b, c, e và g khoản 1 Điều
235.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với các quy định khác tại Điều luật.
12.2. Về sửa đổi, bổ sung Điều 239 - Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam của BLHS năm 2015 (khoản 61
Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
- BLHS năm 2015 không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 đã bổ sung trường hợp đưa chất thải nguy hại khác vào lãnh thổ Việt Nam tại điểm a khoản
1, điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 239.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 235 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số
12/2017/QH14.
12.3. Về sửa đổi, bổ sung Điều 244 - Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của BLHS
năm 2015 (khoản 64 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
- BLHS năm 2015 quy định hành vi “tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm
của loài động vật...” (điểm b khoản 1 Điều 244).
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung cụm từ “không thể tách rời sự sống” vào sau cụm từ “bộ phận cơ thể” tại điểm b
khoản 1 Điều 244 của BLHS năm 2015.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển bộ phận không thể tách rời sự sống

tương đương với động vật sống trong trường hợp không chứng minh được hành vi săn bắt, giết động vật thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang
dã, nguy cấp. Đối với sản phẩm khác của động vật cũng đã được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều này nên
không bỏ lọt hành vi.
13. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Chương các tội phạm về ma túy của BLHS năm 2015 (các khoản 65, 66,
67, 68, 69 và 70 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
- BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm ma túy theo hướng:
+ Bổ sung chất XLR-11 vào cấu thành các tội: Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248), Tội tàng trữ trái phép
chất ma túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều
251) và Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252).
+ Bổ sung “lá khát (lá cây Catha edulis)” vào các điều khoản tương ứng của các tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma
túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) và Tội


chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252).
+ Bổ sung quy định có tính dự liệu “hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định” vào các
điều khoản tương ứng của các tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái phép chất ma
túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) và Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252).
+ Sửa đổi Điều 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma túy), Điều 250 (Tội vận chuyển trái phép chất ma túy), Điều 252
(Tội chiếm đoạt chất ma túy) theo hướng: ngoài tình tiết định tội “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm” còn bổ sung tình tiết đã bị kết án về một trong các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: Nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để xử lý các hành vi phạm tội về ma tuý, tăng cường hiệu
quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
14. Bãi bỏ Điều 292 (khoản 141 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14); sửa đổi, bổ sung Điều 206 - Tội vi phạm
quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng của BLHS năm 2015
(khoản 48 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14) và bổ sung điều luật mới - Điều 217a - Tội vi phạm quy định về
kinh doanh theo phương thức đa cấp (khoản 51 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14);

- BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 bổ sung 01 tội danh mới –Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông
(Điều 292).
- Luật số 12/2017/QH14 bỏ Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều
292 của BLHS năm 2015 để bảo đảm sự thống nhất, bình đẳng trong chính sách xử lý đối với các hành vi kinh
doanh trái phép. Đồng thời, do cần thiết xử lý một số hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội danh này đang diễn biến
phức tạp, dư luận quan tâm và yêu cầu phải xử lý hình sự, Luật số 12/2017/QH14 đã chỉnh lý theo hướng: Đối với
hành vi “kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép” được bổ sung vào Điều 206 (Tội vi phạm
quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng); hành vi vi phạm quy định về
kinh doanh đa cấp được bổ sung điều luật mới tại Điều 217a[5] (Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương
thức đa cấp). Trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo thì có thể xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều
174) hoặc Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
(Điều 290).
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 317 - Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của BLHS năm 2015 (khoản
119 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
a) - BLHS năm 1999 chỉ quy định các trường hợp người nào biết rõ thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn mà vẫn chế biến, cung cấp hoặc bán gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe
người khác thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- BLHS năm 2015 mở rộng phạm vi về đối tượng xử lý hình sự, quy định đối với một số hành vi, không kèm theo
mức định lượng cụ thể thì bị xử lý hình sự ngay.
- Luật số 12/2017/QH14 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng bổ sung mức định lượng.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm bảo đảm chặt chẽ trong cấu thành tội phạm của Điều 317 và hạn chế việc hình sự
hóa tràn lan đối với tội phạm này.
b) - BLHS năm 2015 chỉ quy định về hậu quả gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm d khoản 1 Điều 317).
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung hậu quả gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người trở
lên, theo hướng, nếu thực hiện một trong những hành vi quy định tại các điểm của khoản 1 Điều này hoặc chế biến,
cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm
mà gây hậu quả như đã nêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm bao quát hết các trường hợp có thể xảy ra để xử lý.

c) - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015: không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung hành vi “Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo
quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật
chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy”.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xử lý nghiêm các trường hợp này đang xảy ra phổ biến hiện
nay.
d) - BLHS năm 1999 sử dụng từ “biết rõ”, theo đó, người phạm tội phải “biết rõ” thực phẩm đó là không bảo đảm tiêu


chuẩn vệ sinh an toàn mà vẫn chế biến, cung cấp hoặc bán mới bị xử lý hình sự.
- BLHS năm 2015 sử dụng từ “biết rõ”.
- Luật số 12/2017/QH14 đã thay thế từ “biết rõ” bằng từ “biết”.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: đảm bảo tính khả thi, tạo thuận lợi cho việc chứng minh tội phạm, do việc chứng minh
người phạm tội có “biết rõ” hay không là rất khó trên thực tế.
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 322 - Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc của BLHS năm 2015 (khoản 121 Điều 1
của Luật số 12/2017/QH14)
a) - BLHS năm 1999 quy định mang tính định tính.
- BLHS năm 2015 quy định hành vi “Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10
người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị
giá 5.000.000 đồng trở lên;” là tình tiết định tội của tội này. Quy định này không rõ việc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
trong trường hợp có 02 chiếu bạc trở lên có phải diễn ra trong cùng một lúc hay không và quy định cho 10 người
đánh bạc trở lên có kèm theo số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hay không.
- Luật số 12/2017/QH14 quy định rõ việc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong trường hợp có 02 chiếu bạc trở lên
phải diễn ra trong cùng một lúc và kèm theo số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên thì
mới bị xử lý hình sự. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 322 được sửa đổi như sau: “Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở
lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu
bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;”.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để bảo đảm tính rõ ràng, áp dụng thống nhất, tránh xử lý quá rộng hoặc xử lý tràn lan.
b) - BLHS năm 2015 quy định trường hợp sử dụng địa điểm thuộc quyền quản lý, sở hữu của mình cho người khác
đánh bạc là chưa bao quát hết được các trường hợp tổ chức đánh bạc.

- Luật số 12/2017/QH14 đã được chỉnh lý theo hướng tách hành vi tổ chức đánh bạc (điểm a khoản 1) thì không quy
định về địa điểm, còn hành vi gá bạc (điểm b khoản 1) thì phải quy định địa điểm.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: việc tách điểm a khoản 1 và điểm b khoản 1 là do tính chất hành vi có sự khác nhau, không
chồng chéo nhau, mục đích nhằm bao quát hết các trường hợp tổ chức đánh bạc.
c) - BLHS năm 2015: không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 đã bổ sung điểm c khoản 2 Điều 322 như sau “c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính,
mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;”.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: nhằm bảo đảm phân hóa trách nhiệm hình sự, thống nhất với cách quy định trong tội đánh
bạc (Điều 321).
17. Một số vấn đề khác
17.1. Sửa đổi, bổ sung Điều 377 - Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật của BLHS
năm 2015 (khoản 135 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14)
a) - BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định là “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp
luật”.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung từ “bắt” và điều chỉnh lại tên điều như sau: “Điều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật”.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để đảm bảo đầy đủ, phù hợp với nội dung của điều luật.
b) - BLHS năm 1999: không quy định.
- BLHS năm 2015 quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi “quyết định bắt, giữ, giam
người không có căn cứ theo quy định của luật”là một trong những tình tiết định tội (điểm b khoản 1 Điều 377).
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung cụm từ “Ra lệnh” trước cụm từ “quyết định bắt”. Cụ thể như sau: “b) Ra lệnh, quyết
định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;”
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để đảm bảo đầy đủ, phù hợp với quy định của BLTTHS năm 2015.
17.2. Sửa đổi, bổ sung Điều 391 - Tội gây rối trật tự phiên tòa của BLHS năm 2015 (khoản 139 Điều 1 của
Luật số 12/2017/QH14)
a) - BLHS năm 1999: không quy định về tội danh này.
- BLHS năm 2015 mới chỉ quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây rối trật tự tại phiên họp.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: bảo đảm tính đầy đủ, bao quát được các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn.
b) - BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt tại khoản 1 là “phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ



03 tháng đến 01 năm”.
- Luật số 12/2017/QH14 nâng mức hình phạt tại khoản 1 theo hướng: “phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm”.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi này.
c) - BLHS năm 2015 mới chỉ quy định trường hợp hành hung thành viên Hội đồng xét xử là tình tiết định khung tặng
nặng của tội danh này.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung tình tiết “hành hung người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác” cũng là tình tiết
định khung tăng nặng của tội danh này tại khoản 2.
- Lý do sửa đổi, bổ sung: đảm bảo đầy đủ và công bằng trong chính sách xử lý hình sự.
d) - BLHS năm 2015: không quy định.
- Luật số 12/2017/QH14 bổ sung loại trừ tội danh có cùng tính chất (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Điều 178 và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác - Điều 134).
- Lý do sửa đổi, bổ sung: để tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong áp dụng pháp luật.
Ngoài ra, Luật số 12/2017/QH14 có những sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật trong một số điều khoản cụ thể của BLHS
năm 2015 liên quan đến các quy định viện dẫn, sử dụng từ ngữ cũng như các sửa đổi khác về kỹ thuật nhằm bảo
đảm tính chính xác, logic, rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc giải thích và áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật
trong thực tiễn.
I. NGHỊ QUYẾT SỐ 41/2017/QH14 VỀ THI HÀNH BLHS SỐ 100/2015/QH13 ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU THEO LUẬT SỐ 12/2017/QH14 VÀ VỀ HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA BLTTHS SỐ 101/2015/QH13, LUẬT
TỔ CHỨC CƠ QUAN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ SỐ 99/2015/QH13, LUẬT THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM SỐ
94/2015/QH13
Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV bên cạnh việc thông qua Luật số 12/2017/QH14 đã thông qua
Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của BLTTHS số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình
sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 (gọi tắt là Nghị quyết số 41/2017/QH14).
Nghị quyết số 41/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/7/2017, trong đó quy định một số nội dung cơ bản
sau đây:
1. Về thời điểm BLHS năm 2015 và các bộ luật, luật liên quan có hiệu lực thi hành

- Kể từ ngày 01/01/2018, BLHS năm 2015 (Bộ luật hợp nhất của BLHS số 100/2015/QH13 và Luật số
12/2017/QH14), BLTTHS năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm
giam năm 2015 có hiệu lực thi hành; thống nhất áp dụng đồng bộ các quy định của các BLHS năm 2015, BLTTHS
năm 2015, Luật Tổ chức điều tra hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.
- Các quy định tại Nghị quyết số 110/2015/QH13 của Quốc hội về việc thi hành BLTTHS năm 2015 được quy định
như sau:
+ Điều 1 về thời điểm áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2015: Thay thế “ngày 01/7/2016” bằng “ngày
01/01/2018”;
+ Điều 2 về thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong hoạt động hỏi cung bị can theo quy định của
BLTTHS năm 2015 được lùi thời điểm áp dụng từ “ngày 01/01/2019” thành từ “ngày 01/01/2020”.
2. Về việc áp dụng BLHS năm 2015
2.1. Kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 được công bố
Khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41/2017/QH14 quy định việc tiếp tục thực hiện các quy định có lợi cho người
phạm tội của BLHS số 100/2015/QH13 và Luật số 12/2017/QH14. Trong đó lưu ý một số nội dung sau:
a) Quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14: không đề nghị áp dụng hình phạt tử hình đối
với người phạm tội mà BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14
(sau đây gọi chung là BLHS năm 2015) đã bỏ hình phạt tử hình (Điều 133. Tội cướp tài sản; Điều 157. Tội sản xuất,
buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm; Điều 194. Tội tàng trữ trái phép, chiếm đoạt chất ma túy; Điều 231. Tội
phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Điều 316. Tội chống mệnh lệnh; Điều 322. Tội đầu


hàng địch – Bộ luật Hình sự năm 1999) hoặc đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
* Thực hiện quy định này, lưu ý: khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự,
không đề nghị áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội mà BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình, người
đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Đồng thời phối hợp với Toà án cùng cấp rà soát đầy đủ, chính xác
những trường hợp đã tuyên hình phạt tử hình thuộc trường hợp nêu trên và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng
chưa thi hành án để Toà án đã xét xử sơ thẩm báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình
thành hình phạt tù chung thân cho người bị kết án.
b) Quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14: trường hợp đã tuyên hình phạt tử hình nhưng
chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015 (Người bị kết án tử

hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô,
nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công
lớn) để Toà án báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân
cho người bị kết án.
* Thực hiện quy định này, cần chủ động phối hợp với Toà án cùng cấp đã xét xử sơ thẩm rà soát đầy đủ, chính xác
những trường hợp đã tuyên hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c
khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015 để Toà án báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình
thành hình phạt tù chung thân cho người bị kết án.
c) Quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14: “hành vi theo Bộ luật Hình sự năm 1999 (được
hướng dẫn thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật) là tội phạm nhưng do có sửa đổi, bổ sung, thay đổi các
yếu tố cấu thành tội phạm nên hành vi đó không cấu thành tội phạm nữa”. BLHS năm 2015 không xóa bỏ tội phạm
đó, mà chỉ thay đổi một số yếu tố cấu thành tội phạm, theo hướng có lợi cho người phạm tội, làm cho một số hành vi
mà BLHS năm 1999 coi là tội phạm nay không còn bị coi là tội phạm. Vì vậy, nếu hành vi của họ thuộc trường hợp
này thì phải đình chỉ. Theo đó, bị can, bị cáo đang trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ;
người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án thì phải miễn chấp hành hình
phạt còn lại; người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án thì phải miễn chấp hành
toàn bộ hình phạt.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị
giá 80.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 145 BLHS năm 1999. Nhưng do khoản 1 Điều 180 BLHS năm 2015 đã thay
đổi yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng trở
lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự; vì vậy, hành vi của Nguyễn Văn A không cấu thành tội phạm nữa.
Ví dụ: Phạm Văn B (chưa có tiền án, tiền sự) đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đánh bạc giá trị
4.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999. Nhưng do khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015 đã thay đổi
yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi đánh bạc giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự; vì
vậy, hành vi của Phạm Văn B không cấu thành tội phạm nữa.
d) Quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14: “trường hợp đã áp dụng quy định có lợi của Bộ
luật Hình sự số 100/2015/QH13 theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội về lùi hiệu lực thi
hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan
điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 để khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử mà Luật số 12/2017/QH14 không quy định là tội phạm nữa”. Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,

người phạm tội đã được áp dụng các quy định có lợi (lần 1) của BLHS số 100/2015/QH13 nhưng vẫn bị coi là tội
phạm. Đến Luật số 12/2017/QH14 đã thay đổi cấu thành tội phạm dẫn đến hành vi của họ không bị coi là tội phạm.
Họ tiếp tục được áp dụng các quy định có lợi (lần 2) theo Luật số 12/2017/QH14. Vì vậy, nếu bị can, bị cáo đang
trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang
được tạm đình chỉ thi hành án thì phải miễn chấp hành hình phạt còn lại; người bị kết án chưa chấp hành hình phạt
hoặc đang được hoãn thi hành án thì phải miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
Ví dụ: Trần Văn C đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác tỷ lệ tổn thương cơ thể là 31% theo khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999 và
đã được áp dụng các quy định có lợi (lần 1) theo khoản 4 Điều 260 BLHS số 100/2015/QH13 (bỏ hình phạt tù)
nhưng kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 được công bố, bỏ khoản 4 Điều 260 BLHS số 100/2015/QH13; vì vậy, Trần
Văn C tiếp tục được áp dụng quy định có lợi (lần 2) theo Luật số 12/2017/QH14, theo đó hành vi của Trần Văn C


không cấu thành tội phạm vì luật không quy định là tội phạm nữa.
đ) Quy định tại điểm e khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14: “Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm không được quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 14 của Bộ luật Hình sự
năm 2015, đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm;các tội mà không được quy định tại khoản 2 Điều 14 của
Bộ luật Hình sự năm 2015”. Như vậy, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
nếu hành vi phạm vào tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc 28 tội danh quy định tại
khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015. Hành vi chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc 2 tội danh
quy định tại khoản 3 Điều 14 BLHS năm 2015. Đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự nếu thuộc 25 tội danh quy định tại khoản 2 Điều 14 BLHS năm 2015.
* Do đó, khi giải quyết vụ án hình sự, các trường hợp đã thực hiện hành vi mà BLHS năm 1999 quy định là tội phạm
nhưng BLHS năm 2015 không quy định là tội phạm theo các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số
41/2017/QH14 lưu ý:
- Đối với trường hợp đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can:
+ Nếu vụ án đang điều tra, thì yêu cầu Cơ quan điều tra áp dụng một trong các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 Nghị
quyết số 41/2017/QH14, khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 và Điều 164 BLTTHS năm 2003 ra quyết định đình chỉ
điều tra vụ án; trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị
can, thì đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

Trường hợp đã khởi tố bị can mà Viện kiểm sát chưa phê chuẩn thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra hoặc tự
mình áp dụng một trong các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14, Điều 126 và Điều 112
BLTTHS năm 2003 ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can.
+ Nếu vụ án đang trong giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát áp dụng một trong các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 Nghị
quyết số 41/2017/QH14, khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 và Điều 169 BLTTHS năm 2003 ra quyết định đình chỉ vụ
án; trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ không liên quan đến tất cả các bị can, thì đình chỉ vụ án
đối với từng bị can.
+ Nếu vụ án đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Viện kiểm sát áp dụng một trong các điểm d, đ và e khoản 2
Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14, khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 và Điều 181 BLTTHS năm 2003 rút quyết
định truy tố trước khi mở phiên toà và đề nghị Toà án đình chỉ vụ án.
+ Tại phiên toà sơ thẩm, Kiểm sát viên áp dụng một trong các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số
41/2017/QH14, khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 và Điều 195 BLTTHS năm 2003 rút toàn bộ quyết định truy tố;
trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo, bị cáo phạm nhiều tội thì sau khi đọc cáo trạng, Kiểm sát viên trình bày việc
rút toàn bộ quyết định truy tố đối với bị cáo hoặc rút quyết định truy tố đối với một hoặc một số hành vi của bị cáo
thuộc trường hợp quy định tại một trong các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14.
+ Tại phiên toà phúc thẩm, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng một trong các điểm d, đ và e khoản 2 Điều
2 của Nghị quyết số 41/2017/QH14 và Điều 251 BLTTHS năm 2003 đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án đối với bị cáo.
+ Đối với đối tượng được quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 mà đang bị
truy nã thì xử lý như sau:
Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can ra quyết định đình nã;
Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can thì yêu cầu cơ quan đã ra quyết định truy nã ra
quyết định đình nã;
Trường hợp trong giai đoạn xét xử thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định
đình nã;
Trường hợp trong giai đoạn thi hành án thì Viện kiểm sát yêu cầu Giám thị trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công
an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định đình nã.
Quy định tại điểm e này không áp dụng đối với trường hợp đối tượng còn bị truy nã về hành vi phạm tội khác.
+ Việc không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can và việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với các trường hợp quy



định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 là đình chỉ việc xử lý hình sự. Các vấn đề
khác liên quan đến vụ việc như: trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, trả lại tài sản…(kể cả xử lý hành
chính, xử lý kỷ luật) hoặc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về các tội phạm khác, các bị can, bị cáo khác trong vụ án
(nếu có) vẫn tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Khi Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án đối với bị can
thì Viện kiểm sát phải giải thích cho người được huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can, người được đình chỉ vụ án biết
việc đình chỉ là do thay đổi chính sách hình sự của Nhà nước, không phải là trường hợp bị oan, sai và họ không
thuộc trường hợp được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Trong quá trình kiểm sát việc thi hành án:
Phải kiểm sát chặt chẽ việc miễn chấp hành hình phạt; đồng thời phối hợp với Toà án cùng cấp rà soát đầy đủ,
chính xác các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt (kể cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung) quy định tại
các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14. Lưu ý một số trường hợp sau đây:
+ Đối với người đang chấp hành án phạt tù thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân
khu, nơi người đó đang chấp hành án, đề nghị Tòa án cùng cấp ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn
lại.
Trường hợp người bị kết án đang thi hành án treo thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự cấp
khu vực nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt rà soát và báo cáo để Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện
kiểm sát quân sự cấp quân khu đề nghị Tòa án cùng cấp ra quyết định miễn chấp hành hình phạt tù đang được
hưởng án treo.
+ Đối với người bị xử phạt tù đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình
phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi
người bị kết án cư trú hoặc làm việc đề nghị Tòa án cùng cấp ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại
hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
+ Đối với người đang chấp hành án cải tạo không giam giữ thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát
quân sự khu vực, nơi người đó cư trú hoặc làm việc, đề nghị Tòa án cùng cấp ra quyết định miễn chấp hành án.
+ Khi kiểm sát việc miễn chấp hành hình phạt cần lưu ý, đối với các trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e
khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 chỉ quy định việc miễn chấp hành hình phạt (cả hình phạt chính và hình
phạt bổ sung nếu có); những vấn đề khác liên quan như: trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, trả lại tài
sản… thì người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thi hành.
e) Quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14: người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được

miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2
Nghị quyết số 41/2017/QH14 thì đương nhiên được xóa án tích.
g) Quy định tại điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14: tiếp tục thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều
7 BLHS năm 2015 (Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt
nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi
cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi
hành); điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 (Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ
một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được
áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm
đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình
phạt, xóa án tích).
h) Quy định tại điểm i khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14: chỉ áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2015
để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS năm 2015. Các quy định khác của BLTTHS năm 2015
có lợi cho người phạm tội so với BLTTHS năm 2003 nhưng không phải để thi hành các quy định có lợi của BLHS
năm 2015 thì cũng chưa áp dụng.


Ví dụ: Phải áp dụng ngay thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện quy định tại Điều 368 BLTTHS năm 2015 để
thi hành quy định tại Điều 66 BLHS năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Chưa áp dụng thời hạn tạm giam
để điều tra là 05 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng (kể cả gia hạn) theo Điều 173 BLTTHS năm 2015 (thời hạn này
ngắn hơn 01 tháng so với Điều 120 BLTTHS năm 2003, theo đó quy định là 06 tháng).
2.2. Kể từ ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành (01/01/2018)
Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết quy định việc áp dụng toàn bộ quy định của của BLHS năm 2015 kể từ ngày 01/01/2018,
trong đó lưu ý một số nội dung sau:
- Quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14, đối với những hành vi phạm tội mà Tòa án đã áp
dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xét xử và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
trước ngày 01/01/2018, thì không căn cứ vào những quy định của BLHS năm 2015 khác với quy định của BLHS năm
1999 đã được áp dụng khi tuyên án để kháng nghị giám đốc thẩm. Chỉ được kháng nghị giám đốc thẩm trường hợp:

(1) dựa vào căn cứ khác; (2) đã kháng nghị trước ngày 01/01/2018, thì việc xét xử giám đốc thẩm phải tuân theo
điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14.
Ví dụ: Lê Văn D bị kết án về tội sử dụng trái phép tài sản theo khoản 3 Điều 142 BLHS năm 1999 (do gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng) và bản án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01/01/2018. Từ ngày 01/01/2018, không căn
cứ vào khoản 3 Điều 177 BLHS năm 2015 (tương ứng về hình phạt) quy định “sử dụng trái phép tài sản trị giá 1,5 tỉ
đồng trở lên” để kháng nghị giám đốc thẩm bởi tình tiết này là quy định khác với tình tiết “gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 142 BLHS năm 1999.
- Thực hiện quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 kể từ ngày 01/01/2018, tiếp tục thực
hiện việc giám định hàm lượng chất ma túy để xác định khối lượng hoặc thể tích chất ma túy thu giữ được đối với 04
trường hợp: (1) chất ma túy ở thể rắn đã được hòa thành dung dịch; (2) chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
(3) xái thuốc phiện; (4) thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Các trường hợp khác thực hiện theo đúng quy định của
BLTTHS năm 2015.
Từ nay cho đến trước ngày 01/01/2018, tiếp tục áp dụng các văn bản hướng dẫn hiện hành: Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương
XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999; Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTCBTP ngày 14/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTCTANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của
BLHS năm 1999 để thực hiện việc giám định hàm lượng chất ma túy…

[1] Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định: “Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại
Pháp lệnh này bao gồm: 1. Người có công với cách mạng: a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01
năm 1945; b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm
1945; c) Liệt sĩ; d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; e) Anh hùng Lao động
trong thời kỳ kháng chiến; g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; h) Bệnh binh; i) Người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,
đày; l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; m) Người có công
giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này”.
[2] - Ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư nước ngoài, đến dòng tiền vốn đầu tư vào Việt Nam, các dự án vay vốn,
các giao dịch tài chính, ngân hàng với nước ngoài;
- Gây khó khăn cho hoạt động tài chính, ngân hàng, tín dụng cũng như các hoạt động kinh tế khác;
- Ảnh hưởng lớn đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế mà lâu nay chúng ta đang cố gắng tạo

dựng….


[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung bởi điều 1 Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017
[4] Tuy nhiên, Công văn số 306/TANDTC-PC ngày 12/10/2016 của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng tình tiết
“bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” khi giải quyết vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trong đó nêu rõ: việc
khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 không quy định cụ thể dấu hiệu “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” không phải là quy
định có lợi cho người phạm tội để áp dụng từ ngày 01/7/2016.
[5] Đây là một trong những hình thức kinh doanh trái phép bị xử lý hình sự. Mặc dù BLHS năm 2015 đã bỏ Điều 159
– Tội kinh doanh trái phép, nhưng một số hành vi kinh doanh trái phép ở một số lĩnh vực vẫn bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, như Điều 227. Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên quy định: “1. Người nào vi
phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy
phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.



×