Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh lào cai giai đoạn 2010 2014 , thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.05 KB, 67 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASXH
BHXHBB
BHTN
BHYT
DNNN
HCSN
HTX
KCB
NSNN
NLD
NSDLD

Cụm từ đầy đủ
An sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm y tế
Doanh nghiệp nhà nước
Hành chính sự nghiệp
Hợp tác xã
Khám chữa bệnh
Ngân sách nhà nước
Người lao động
Người sử dụng lao động

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH tỉnh Lào Cai...........7


Bảng 1.1: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc...........................................12
tại BHXH tỉnh Lào Cai năm 2014...............................................................12
Bảng 1.2: Số đối tượng tham gia BHTN tại BHXH tỉnh Lào Cai..............13
năm 2014.....................................................................................................13
Bảng 1.3: Tình hình tham gia BHYT tại BHXH tỉnh Lào Cai năm 2014...14
Bảng 1.4: Số sổ BHXH được cấp và chốt tại BHXH tỉnh Lào Cai.............15
năm 2014.....................................................................................................15
Bảng 1. 5:Số thẻ BHYT được cấp tại BHXH tỉnh Lào Cai năm 2014........16
Bảng 1. 6: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lào Cai...............16
năm 2014.....................................................................................................16
Bảng 1. 7 : Kết quả thu BHYT, BHTN tại BHXH tỉnh Lào Cai.................17
năm 2014.....................................................................................................17
Bảng 1.8: Tình hình nợ đọng BHXH tại tỉnh Lào Cai năm 2014...............17
Bảng 1.9:Kết quả chi trả chế độ ốm đau , thai sản tại BHXH tỉnh Lào Cai
năm 2014.....................................................................................................19
Bảng 1.10:Kết quả chi trả chế độ TNLD- BNN tại BHXH tỉnh Lào Cai năm
2014.............................................................................................................20
Bảng 1. 11:Kết quả chi trả chế độ hưu trí tử tuất tại BHXH tỉnh................20
Lào Cai năm 2014.......................................................................................20
Bảng 2. 1: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị sử dụng lao
động tại BHXH tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2014....................................39
Bảng 2.2 :Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2010- 2014...................................................................................41
Bảng 2.3: Tổng quỹ tiền lương tiền công làm căn cứ đóng tại BHXH tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2010-2014......................................................................43
Bảng 2.5: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lào Cai giai đoạn
2010-2014....................................................................................................48
Bảng 2. 6: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc của các khối, loại hình
doanh nghiệp tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2014...................................49



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI
BHXH TỈNH LÀO CAI..................................................................................................3
I. Khái quát đặc điểm , tình hình chung BHXH tỉnh Lào Cai....................................3
1.1 Đặc điểm tình hình chung tại BHXH tỉnh Lào Cai................................................3
1.1.1 Điều kiện địa lý, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai
...........................................................................................................................................3
1.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển BHXH Tỉnh Lào Cai............................4
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Lào Cai.............5
1.1.4 Đội ngũ cán bộ , công chức của BHXH tỉnh Lào Cai...........................................8
1.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại BHXH tỉnh Lào Cai....................................................9
1.2 Những thuận lợi và khó khăn của BHXH tỉnh Lào Cai......................................10
1.2.1. Những thuận lợi...................................................................................................10
II .Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH tỉnh Lào Cai............................................11
2.1 Công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chính sách, chế độ BHXH...............11
2.2 Tình hình tham gia BHXH bắt buộc......................................................................12
2.2.1 Tình hình tham gia BHXH bắt buộc....................................................................12
2.2.2 Tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp............................................................14
2.2.3 Tình hình tham gia BHYT...................................................................................15
2.3 Công tác cấp sổ, chốt sổ BHXH, thẻ BHYT tại BHXH tỉnh Lào Cai.................15
2.3.1 Công tác cấp sổ, chốt sổ BHXH............................................................................15
2.3.2 Công tác cấp thẻ BHYT.........................................................................................17
2.4 Tình hình thu nộp BHXH.......................................................................................18
2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với NLĐ................20
2.6 Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động.......................................20
2.6.1 Công tác chi trả chế độ ốm đau, thai sản.............................................................20
2.6.2 Công tác chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp..............................21

2.6.3 Công tác chi trả chế độ hưu trí tử tuất.................................................................22
2.6.4 Công tác chi trả chế độ BHTN..............................................................................23
2.6.5 Công tác chi trả BHYT..........................................................................................24
2.7 Công tác quản lý , sử dụng quỹ BHXH.................................................................24
2.8 Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về BHXH............................................................24
2.9 Công tác hanh tra kiểm tra tình hình hực hiện chính sách, chế độ BHXH và
việc việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH...........................................25
2.10 Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo......................................25
III. Nhận xét và khuyến nghị........................................................................................27
3.1 Đánh giá chung tình hình về tình hình thực hiện BHXH tại BHXH tỉnh Lào Cai
.........................................................................................................................................27
3.1.1 Những mặt đạt được..............................................................................................27
3.1.2 Những mặt hạn chế.................................................................................................27
3.2 Một số kiến nghị........................................................................................................28
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI
BHXH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2014, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 30
Chương 1: Một số lý luận chung về BHXH và quản lý thu BHXH................................30
1.1
Một số vấn đề cơ bản về BHXH........................................................................30
1.1.1
Khái niệm.........................................................................................................30
1.1.2 Vai trò của BHXH..................................................................................................30
1.1.3 Quỹ Bảo hiểm xã hội.............................................................................................32


1.2 Một số lý luận chung về công tác quản lý thu BHXH..........................................32
1.2.1 Khái niệm...............................................................................................................33
1.2.2 Vai trò quản lý thu BHXH.....................................................................................33
1.3 Nội dung công tác quản lý thu BHXH...................................................................34
1.3.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH......................................................................34

1.3.2 Quản lý tiền lương , tiền công làm căn cứ đóng BHXH....................................35
1.3.3 Quy trình tổ chức thu BHXH................................................................................38
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH...................................40
1.4.1 Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................................40
1.4.2 Trình độ của người làm công tác quản lý............................................................41
1.4.3 Chính sách tiền lương...........................................................................................41
1.4.4 Trình độ dân trí......................................................................................................41
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lào
Cai giai đoạn 2010-2014................................................................................................42
2.1 Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2010-2014..............................................................................................................42
2.1.1 Quản lý đối tượng tham gia..................................................................................42
2.1.2 Quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng...................................................45
2.1.3 Quản lý phương thức thu và quy trình thu BHXH bắt buộc...............................47
2.1.4 Quản lý hồ sơ, tài liệu thu BHXH bắt buộc.........................................................49
2.1.5 Kết quả thu BHXH bắt buộc.................................................................................50
2.1.6 Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc.....................................................................52
Mặc dù hàng năm các cán bộ thu BHXH luôn làm tốt nhiệm vụ được giao, số thu năm
sau luôn cao hơn năm trước, vượt chỉ tiêu BHXH tỉnh giao. Nhưng bên cạnh đó vẫn
còn tồn tại tình trạng nợ đọng BHXH , cụ thể :...............................................................52
2.2 Đánh giá chung về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lào
Cai...................................................................................................................................53
2.2.1 Kết quả đạt được..................................................................................................53
2.2.2 Những mặt hạn chế..............................................................................................54
2.2.3 Nguyên nhân..........................................................................................................56
Chương 3:Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt
buộc tại BHXH tỉnh Lào Cai........................................................................................58
3.1 Định hướng phát triển của BHXH tỉnh Lào Cai..................................................58
3.1.1 Định hướng phát triển của BHXH tỉnh Lào Cai trong thời gian tới..................58
3.1.2 Định hướng phát triển công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh

Lào Cai............................................................................................................................58
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại
BHXH tỉnh Lào Cai.......................................................................................................60
3.2.1 Đẩy mạnh công tác quản lý đối tượng tham gia..................................................60
3.2.2 Quản lý chặt chẽ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH.......................60
3.2.3 Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý thu........................................................................61
3.2.4 Giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH..................................................................61
3.2.5 Kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan trong việc quản lý thu BHXH. 63
3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.............................................................64
3.2.7 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH....................64
3.3 Một số khuyến nghị.................................................................................................65
3.3.1. Đối với Nhà nước.................................................................................................65
3.3.2 Đối với cơ quan BHXH Việt Nam.........................................................................66
3.3.3 Đối với UBND tỉnh, các ngành liên quan............................................................66


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội có vị trí quan trọng đối với công tác An sinh xã hội
của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, thực hiện sự
nghiệp đổi mới của Đảng với mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo toàn diện trên
nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng.
Trong đó công tác BHXH là một trong những lĩnh vực để đảm bảo ASXH
góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng đề ra.
Đảng và nhà nước ta đã từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo
vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao động cũng như gia đình
họ trong trường hợp rủi ro xảy ra thông qua chính sách BHXH. BHXH là
chỗ dựa đáng tin cậy của họ, quỹ BHXH sẽ đứng ra chi trả cho các ổn thất
mà rủi ro đó đưa đến trong phạm vi của mình. Tuy nhiên việc chi trả các

chế độ BHXH có thực hiện được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả
năng của quỹ BHXH . Để quỹ luôn được bảo toàn và không rơi vào tình
trạng vỡ quỹ thì việc nâng cao vai trò của công tác thu tạo quỹ BHXH của
NLD và người SDLD là một trong những vấn đề hết sức cần thiết trong
thời gian hiện nay.
Nhận thức thấy công tác thu trong BHXH tỉnh Lào Cai là rất quan trọng và
trong thời gian thực tập em đã chọn đề tài: “Công tác quản lý thu BHXH
bắt buộc tại BHXH tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2014 , thực trạng và giải
pháp” làm chuyên đề thực tập của mình.
Kết cấu bài báo cáo ngoài lời mở đầu và kết luận thì bao gồm:
Phần 1: Báo cáo chung về tình hình thực hiện BHXH tại BHXH tỉnh
Lào Cai.
Phần 2: Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Công tác quản lý
thu BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2014
thực trạng và giải pháp”. Báo cáo chuyên đề của em gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác quản lý thu BHXH;
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại
BHXH tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công
tác quản lý thu BHXH ở tỉnh Lào Cai.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Mai Thị Dung đã hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành báo cáo chuyên đề này.
1


2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích qua chuyên đề này có thể xem xét đánh giá công tác chi trả
BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai , từ đó đưa ra những giải
pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chi trả BHXH bắt buộc ngày
càng tốt hơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ
quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai.
Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào
Cai ; về thời gian: giai đoạn 2010-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài tiểu luận có sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh,…
5. Kết cấu:
Bài tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác quản lý thu BHXH;
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại
BHXH tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công
tác quản lý thu BHXH ở tỉnh Lào Cai.

2


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
BHXH TẠI BHXH TỈNH LÀO CAI
I. Khái quát đặc điểm , tình hình chung BHXH tỉnh Lào Cai
1.1 Đặc điểm tình hình chung tại BHXH tỉnh Lào Cai
1.1.1 Điều kiện địa lý, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã
hội của tỉnh Lào Cai
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, có 203 km đường biên giới với
Trung Quốc. Tổng diện tích tự nhiên 6.383,88 km2, dân số trên 648.200
người (số liệu năm 2012) trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm
50% dân số, có truyền thống văn hoá lâu đời với 25 dân tộc cùng sinh sống.

Năm 2012, toàn tỉnh có 389.678 người nghèo và dân tộc thiểu số được nhà
nước cấp miễn phí thẻ Bảo hiểm y tế, chiếm trên 60% dân số. Số hộ nghèo
giảm dần qua các năm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy
nhiên, Lào Cai còn có những khó khăn chung của tỉnh miền núi vùng cao,
đó là: giao thông đi lại khó khăn; nền kinh tế còn mang tính chất sản xuất
nhỏ lẻ; trình độ dân trí thấp, không đồng đều.
Lào Cai có 03 huyện thuộc những huyện nghèo của cả nước
(Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai). Lực lượng lao động tại chỗ dồi dào
xong chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, chủ yếu là thủ công, đặc biệt
là thiếu lao động trong lĩnh vực kỹ thuật; Tỷ lệ số người trong lực lượng
lao động tốt nghiệp THPT của Lào Cai (12%) thấp hơn so với mức chung
của vùng Đông Bắc (17%), và thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân
chung của cả nước (22%).Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật của
Lào Cai là 50.000 người, chiếm khoảng 16%. Tỉ lệ lực lượng lao động có
chuyên môn kỹ thuật tại Lào Cai có xu hướng được cải thiện. Nhưng hiện
tại cũng chỉ cao hơn mức trung bình của Đông Bắc một chút.
Lào Cai là tỉnh miền núi, có vị trí địa kinh tế, địa chính trị và vai trò
quan trọng, trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội Hải Phòng và tuyến đường xuyên Á đang được khởi công xây dựng; là cầu
nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị
trường Vân Nam và miền Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc, là trung tâm
của hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nước tiểu vùng sông MêKông.
Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, môi trường đầu
tư tiếp tục được cải thiện, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.
3


Các cụm công nghiệp Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải, khu thương mại
Kim Thành và tổ hợp đồng Sin Quyền, Apatít...đã tạo nhiều việc làm cho
người dân trong tỉnh.
Những đặc điểm nêu trên của Lào Cai, vừa có tác động tích cực đồng

thời cũng là những thách thức không nhỏ đối với việc thực hiện chính sách
BHXH, BHYT của cơ quan BHXH.
1.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển BHXH Tỉnh Lào Cai
Cùng với BHXH các tỉnh, thành phố trên cả nước, BHXH tỉnh Lào
Cai được thành lập theo Quyết định số 109/BHXH/QĐ-TCCB ngày
4/8/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 1/9/1995.
Khi mới thành lập, toàn ngành BHXH tỉnh Lào Cai có 65 cán bộ, chủ
yếu từ 2 ngày Liên đoàn lao động và Sở lao động thương binh xã hội
chuyển sang với bộ máy tổ chức gồm 5 phòng chức năng và 11 huyện, thị.
Năm 2001, sau khi sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai, BHXH
tỉnh Lào Cai còn 10 BHXH huyện. Đến 2003, sau khi BHYT tỉnh Lào Cai
được chuyển giao sang BHXH tỉnh Lào Cai, tổ chức của BHXH tỉnh lúc
này bao gồm 8 phòng chức năng và 10 huyện, thị. Tháng 4/2004, sau khi
bàn giao BHXH huyện Than Uyên về BHXH tỉnh Lai Châu, BHXH tỉnh
Lào Cai còn lại 9 BHXH huyện, thành phố.
Ra đời trong điều kiện đặc thù của một tỉnh miền núi, vùng cao, biên
giới mới chia tách và tái lập, trong quá trình hoạt động bước đầu, BHXH
Lào Cai gặp không ít khó khăn trở ngại. Trụ sở và trang thiết bị làm việc từ
tỉnh đến huyện đều thiếu thốn, phải đi mượn. Số lượng cán bộ chưa đáp
ứng đủ so với nhu cầu công việc. Các tổ chức Đảng, đoàn thể phải sinh
hoạt ghép với các cơ quan khác. Đến nay, sau hơn 18 năm xây dựng và
phát triển, bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Lào Cai đã được kiện toàn, đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức được trẻ hóa, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tổ chức Đảng đã phát huy vai trò lãnh
đạo, đoàn kết, thống nhất, xây dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh, hoàn
thành tốt nhiệm vụ chính trị, xã hội của ngành trên địa bàn. Cùng với đó là
hệ thống các trụ sở làm việc từ tỉnh đến huyện được xây dựng khang trang,
hiện đại. Các máy móc trang thiết bị phục vụ công tác được trang bị tương
đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu công việc.


4


Sau hơn 18 năm kể từ ngày được thành lập, với sự quan tâm, giúp đỡ
của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo chuyên môn của BHXH Việt Nam, cùng
với sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên đơn vị, BHXH tỉnh Lào Cai đã luôn
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ vào sự thành công
chung của BHXH nước nhà .
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Lào
Cai
1.1.3.1 Chức năng cuả BHXH tỉnh lào Cai
BHXH Lào Cai là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có
chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực
hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự
nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự
nguyện; quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo
quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
BHXH tỉnh Lào Cai có tư cách pháp nhân , có con dấu , tài khoản và
trụ sở riêng. Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc và chịu
sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Lào Cai.
1.1.3.2 Nhiệm vụ của BHXH tỉnh Lào Cai
● Quản lý thu:
- Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng BHXH, BHYT bắt buộc và
tự nguyện.
- Tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia BHXH,
BHYT, BHTN.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH, BHYT,
BHTN đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ

sở KCB trên địa bàn tỉnh; kiến nghị với các cơ quan pháp luật, cơ quan
quản lý nhà nước, cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở
KCB để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

5


● Quản lý chi
- Tổ chức thực hiện công tác giám định chi BHYT tại các cơ sở
KCB, bảo đảm KCB của người có thẻ BHYT.
- Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối
tượng thụ hưởng đúng quy định.
- Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí; chế độ kế toán,
thống kê theo quy định của Nhà nước, của BHXH Việt Nam và có nhiệm
vụ hướng dẫn BHXH trực thuộc tổ chức thực hiện.
● Nhiệm vụ khác
-Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ BHXH,
BHYT; cấp các loại sổ, thẻ BHXH, BHYT.
- Tổ chức hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) hợp pháp
để phục vụ người có thẻ BHYT theo quy định.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm
quyền.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ BHXH,
BHYT trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các
chính sách, chế độ BHXH, BHYT.
- Tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý, điều hành hoạt động BHXH tỉnh.
- Quản lý tổ chức, biên chế cán bộ, công chức, viên chức, tài chính,
tài sản thuộc BHXH tỉnh theo phân cấp của BHXH Việt Nam.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo BHXH Việt Nam và Ủy ban

nhân dân tỉnh Lào Cai
* Hệ thống cơ cấu tổ chức BHXH Tỉnh Lào Cai
Hiện nay, BHXH tỉnh Lào Cai có 9 bộ phận chức năng, nhiệm vụ
riêng biệt với sự lãnh đạo của giám đốc và 03 phó giám đốc. Mỗi bộ phận
thực hiện nhiệm vụ của mình, phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành
tốt công việc, đóng góp vào thành tích chung của đơn vị, đáp ứng sự tín
nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như giải quyết tốt chế độ chính
sách, chế độ cho người lao động.
Cơ cấu bộ máy tổ chức BHXH tỉnh Lào Cai được thể hiện qua sơ đồ
sau:

6


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH tỉnh Lào Cai
Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng
kiểm
tra

Phòng
thu

Phòng
CNTT


Phòng
tổ
chức
hành
chính

Phòng
kế
hoạch
tài
chính

Phó giám đốc

Phòng
chế dộ
BHX
H

Phòng
tiếp
nhận
quản
lý hồ


Phòng
giám
định

BHYT

( Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc:Phụ trách chung, chỉ đạo trực tiếp công tác hoạt động
của BHXH Tỉnh.
- Các Phó giám đốc : Trực tiếp phụ trách các bộ phận: bộ phận thu
và cấp sổ thẻ, bộ phận chế độ chính sách, bộ phận kế toán, chi, bộ phận
giám định, bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ.
- Phòng Tổ chức-hành chính: Quản lý và tổ chức thực hiện công tác:
tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, biên chế; tổng hợp, hành chính,
quản trị; thi đua, khen thưởng, tuyên truyền theo quy định.
- Phòng Chế độ BHXH: Trưc tiếp giải quyết các chế độ ngắn hạn,
dài hạn. Thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe..
- Phòng Kế hoạch– tài chính: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, kiểm
tra, kiểm soát mọi hoạt động của cơ quan. Tổng hợp số liệu thu, chi BHXH,
BHYT và các khoản thu, chi.
- Phòng Thu: Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH bắt
buộc, thu BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT của các đối tượng tham gia
theo quy định của pháp luật.
- Phòng Tiếp nhận và quản lí hồ sơ: có nhiệm vụ tiếp nhận tất cả các
hồ sơ của các đối tượng tham gia BHXH đồng thời giải thích những thắc
7

Phòng
sổ thẻ


mắc của các đối tượng; hồ sơ được bộ phận một cửa chuyển tới các bộ
phận xử lí rồi chuyển trả một cửa.

- Phòng CNTT: có nhiệm vụ nắm bắt kịp thời các phần mềm ứng
dụng trong ngành giúp các bộ phận thực hiện có hiệu quả công việc của
mình; cài đặt mạng nội bộ cho tất cả các cán bộ, nhân viên.
- Phòng Giám định y tế: thống kê, nhập dữ liệu KCB, làm báo cáo
chi tiết về đối tượng tham gia BHYT. Giám định, kiểm tra thẻ ; thẩm định
hồ sơ KCB để thanh toán với cơ sở KCB
- Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
giải quyết; tư vấn chế độ; quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ
sơ, tài liệu thuộc hệ thống BHXH tỉnh theo quy định.
- Phòng Cấp sổ, thẻ : Thực hiện công tác cấp và quản lý sổ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Phòng Kiểm tra : Thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo của các tổ chức, cá nhân và các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh trong
việc thực hiện chế độ và quản lý tài chính trong hệ thống BHXH tỉnh theo
quy định của pháp luật.
1.1.4 Đội ngũ cán bộ , công chức của BHXH tỉnh Lào Cai
Tính đến cuối 12/2014 BHXH tỉnh Lào Cai có 87 cán bộ công chức,
viên chức đang công tác, trong đó có 01 giám đốc, 03 phó giám đốc, 9
trưởng phòng và 78 cán bộ công chức, viên chức
Chỉ tiêu
Nam
Giới tính
Nữ

Số lượng ( người)

Tỷ lệ( %)
55,17
44,83
65,51


Trình độ
chuyên
môn

Đại học

48
39
57

Cao đẳng

21

24,13

9
31

10,34

Độ tuổi

Trung cấp
20-35
36-50
>=50

43

13

8

35,63
49,42
14,94
(Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)


Qua bảng cơ cấu lao động cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai, cho thấy đa
số cán bộ BHXH chủ yếu là nam (48 cán bộ) chiếm 55,17% tổng số lao
động toàn cơ quan. Cán bộ nam thường làm việc nhanh chóng và có hiệu
quả đặc biệt không bị gián đoán trong quá trình công việc như phụ nữ nên
hiệu quả công việc rất cao.
Xét theo trình độ, có 65,51% số lượng cán bộ công nhân viên trình
độ đại học – có chuyên môn cao để giải quyết chế độ BHXH, triển khai tốt
các chính sách BHXH; tỷ lệ số cán bộ trình độ cao đẳng chiếm trọng số cao
thứ hai (24,13%). Đồng thời xét theo độ tuổi, cán bộ nhân viên chủ yếu là
những người trung tuổi độ tuổi 36-50 cán bộ, chiếm 49,42 %, nhiệt huyết,
chuyên môn giỏi, có tinh thần phấn đấu, có kinh nghiệm trong giải quyết
chế độ, chính sách. Những cán bộ trẻ có độ tuổi 20-35 tuổi chiếm 35,63%;
%, năng động, nhiệt huyết, dễ dàng tiếp cận với công nghệ thông tin, với
thay đổi của chính sách, chế độ
1.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại BHXH tỉnh Lào Cai
Hiện BHXH tỉnh Lào Cai có trụ sở làm việc tại đường T3-B5Phường Nam Cường – TP Lào Cai với tổng diện tích khoảng 2000m 2. Trụ
sở bao gồm tòa nhà 05 tầng với 01 phòng giám đốc, 03 phòng phó giám
đốc, 01 phòng họp, 01 phòng hội trường, 09 phòng nghiệp vụ, 02 kho lưu
trữ hồ sơ và 01 khu nhà 2 tầng phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho cán bộ.
Tại các phòng mỗi cán bộ, nhân viên trong cơ quan đều được trang

bị một máy tính riêng và được kết nối internet thuận tiện cho việc tìm kiếm
thông tin và tra cứu văn bản pháp luật phục vụ cho công việc. Các máy đều
được cài đặt các phần mềm chuyên ngành như: phần mềm tiếp nhận hồ sơ,
phần mềm SMS, phần mềm cấp sổ thẻ, phần mềm quản lý luôn hưu, xét
duyệt chế độ ( ngắn hạn, dài hạn) và được kết nối dữ liệu với BHXH thành
phố, các huyện trong tỉnh thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu Server 2000. Cụ
thể như máy tính có 100 cái, máy in có 32 cái, máy fax 01 cái, máy
photocopy 02 cái, bên cạnh đó cơ quan còn có điện thoại bàn, điều hòa
nhiệt độ, tủ đựng hồ sơ tại mỗi phòng và một số thiết bị khác để phục vụ tốt
cho quá trình làm việc của cán bộ, nhân viên.
1.2 Những thuận lợi và khó khăn của BHXH tỉnh Lào Cai
1.2.1. Những thuận lợi
Trong quá trình làm việc BHXH tỉnh Lào Cai đã có những thuận lợi :

9


- Được sự giúp đỡ từ phía các cơ quan ban ngành: Kể từ khi thành
lập 1995, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác, BHXH
tỉnh Lào Cai luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh và sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam; sự phối hợp của các sở,
ban ngành và các đối tượng tham gia.
Cơ quan luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao BHXH Việt Nam, sự
quan tâm phối hợp từ các cơ quan ban ngành đã tạo điều kiện thuận lợi để
BHXH tỉnh Lào Cai hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các văn
bản hướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
trong việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
Nhận thức của người dân được nâng lên, số người tham gia BHXH, BHYT
ngày một tăng.

- Cơ sở vật chất tương đối ổn định : Việc đẩy mạnh công tác cải cách
thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng
hoạt động của bộ phận một cửa và cán bộ giải quyết chế độ BHXH, BHYT
đã tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch.
- Về trình độ chuyên môn cán bộ: Đội ngũ cán bộ BHXH luôn được
đào tạo và nâng cao chuyên môn. Đồng thời có những buổi tập huấn cho
cán bộ vì vậy cán bộ BHXH tỉnh Lào Cai có trình độ, chuyên môn nghiệp
vụ vững vàng, trong đó có một số cán bộ có trình độ lý luận cao.
1.2.2. Những khó khăn
Tuy nhiên BHXH tỉnh Lào Cai cũng gặp không ít khó khăn nhất định
:
- Tình trạng nợ đọng còn nhiều: Một số đơn vị sử dụng lao động
chưa nghiêm túc trong việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT nên tình
trạng nợ đọng vẫn còn xảy ra, mức phạt lãi chậm nộp BHXH còn ở mức
thấp nên chưa đủ sức răn đe các đơn vị nợ, do đó đã gây khó khăn trong
việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.
- Tuyên truyền vận động còn đối tượng tham gia chưa thực sự cao:
Số đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT còn ở mức thấp,
tỷ lệ tham gia chưa tương xứng với số đối tượng thuộc diện tham gia
BHYT cận nghèo.

10


-Việc quản lý chưa được tốt: Cơ quan quản lý Nhà nước quản lý về
lao động trên địa bàn còn chưa quản lý tốt về việc sử dụng lao động trong
các đơn vị DN ngoài quốc doanh, các hợp tác xã do đó còn nhiều đơn vị
còn trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp phối hợp với cơ sơ khám chữa bệnh
để thực hiện tốt khám chữa bệnh BHYT nhưng rất khó khăn quản lý đối

tượng có thẻ BHYT chuyển lên tuyến trên
Các văn bản luật về BHXH chưa thật hoàn chỉnh, hồ sơ, biểu
mẫu chưa thống nhất. Việc thay đổi nhanh chóng liên tục tạo ra sự khó
khăn trong công tác đối chiếu giữa cán bộ BHXH và đại diện các đơn vị.
II .Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH tỉnh Lào Cai
2.1 Công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chính sách, chế độ
BHXH
BHXH tỉnh Lào Cai luôn xác định rõ đây là một chính sách xã hội
quan trọng của Đảng và Nhà nước. Nó giúp nâng cao nhận thức của
NSDLĐ và NLĐ về chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Thực tế
cho thấy còn nhiều người dân chưa hiểu biết được hết những vai trò, tác
dụng quan trọng của BHXH. Do vậy, hàng năm BHXH tỉnh còn tổ chức
các buổi hướng dẫn về cách thức thủ tục tham gia và tuyên truyền về
BHXH, BHYT tự nguyện cho các cán bộ xã phường thông qua các buổi
họp dân phố để cho những người dân chưa tham gia có thể hiểu hơn về
BHXH để từ đó tăng số lượng người tham gia.
Tổ chức các cuộc tập huấn luật BHXH, BHYT cho các đơn vị tham
gia BHXH đóng trên địa bàn tỉnh và được sự ủng hộ nhiệt tình của của các
đơn vị sử dụng lao động. Bên cạnh đó, vẫn còn có những khó khăn đặt ra
:việc tuyên truyền qua Đài phát thanh, người dân không thể hiểu kỹ về
BHXH, BHYT.
Năm 2014 BHXH tỉnh Lào Cai tiếp tục ký hợp đồng tuyên truyền
với Báo Lào Cai, Thông tấn xã Việt Nam tại Lào Cai, Báo BHXH, Tạp chí
BHXH để đăng tin bài, tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH, BHYT.
Thực hiện cấp phát tài liệu tuyên truyền cho các đơn vị kịp thời theo hướng
dẫn của BHXH Việt Nam.
Với những cố gắng trong công tác tuyên truyền BHXH, của mình, cơ
quan BHXH tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả nhất định: Số người
tham gia BHXH bắt buộc năm 2014 tăng so với năm 2013 từ 50.267 người
11



lên 51.658 người, tăng thêm 1.391 người. Không xảy ra tình trạng tố cáo,
khiếu nại do hiểu biết sai về pháp luật BHXH, BHYT. Điều này cho thấy
hiểu biết của NSDLĐ cũng như NLĐ về vai trò của BHXH, BHYT đã tăng
lên.
2.2 Tình hình tham gia BHXH bắt buộc
2.2.1 Tình hình tham gia BHXH bắt buộc
BHXH tỉnh luôn nhận thức được rằng cần đẩy mạnh phát triển đối
tượng tham gia bảo hiểm, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho NLĐ,
thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính từ nhận thức đúng đắn trên mà BHXH
tỉnh đã đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền động viên để NLĐ và chủ
SDLĐ hiểu và tham gia bảo hiểm. Những việc làm đó mang lại hiệu quả,
làm cho số lượng đơn vị và số lượng lao động tham gia BHXH trên địa bàn
tỉnh ngày càng được mở rộng hơn được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc

Khối
DNNN

tại BHXH tỉnh Lào Cai năm 2014
Chỉ tiêu
Số đơn vị
Người tham gia
( đơn vị)
( người)
60

9.663


DN có vốn đầu tư nước ngoài
DN ngoài quốc doanh

8
581

1.257
7.688

HCSN, Đảng, Đoàn

804

29.024

Ngoài công lập

28

171

Hợp tác xã

15

98

Phường , xã , thị trấn

164


3.693

18
1.678

84
51.678

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác
Tổng

( Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)

12


Qua bảng số liệu cho thấy, nhìn chung, tình hình tham gia BHXH
trên địa bàn theo các khối đoàn thể trong BHXH, năm 2014 không đồng
đều. Trong khối đoàn thể, BHXH bắt buộc thì cao nhất là khu vực khối
HCSN,Đảng, Đoàn 29.024 NLĐ tham gia. Sau đó là doanh nghiệp Nhà
nước với 9.663 NLĐ tham gia, đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh với
7.688 NLĐ tham gia. Số đơn vị thuộc khối hộ sản xuất kinh doanh cá thể,
tổ hợp tác là thấp nhất chỉ có 18 đơn vị tương ứng 84 NLĐ tham gia, do
đây cũng là khối kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún nên thuê mướn lao động
thấp hơn so với các khối khác.
2.2.2 Tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại ở hầu hết các trên thế
giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bảo hiểm thất nghiệp
giúp người lao động góp phần ổn định cuộc sống và hỗ trợ cho họ học

nghề, tìm việc làm và sớm đưa họ học nghề, tìm việc làm và sớm đưa họ
trở lại thị trường lao động. Ở BHXH tỉnh Lào Cai thì tình hình tham gia
BHTN được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Số đối tượng tham gia BHTN tại BHXH tỉnh Lào Cai

Khối

năm 2014
Chỉ tiêu
Số đơn vị
( đơn vị)

DNNN
DN có vốn đầu tư nước ngoài
DN ngoài quốc doanh
HCSN, Đảng, Đoàn
Ngoài công lập
Hợp tác xã
Phường, xã , thị trấn
Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác
Tổng

Người tham gia
( người)

57
9.619
8
1.257
216

6.089
560
22.645
5
92
15
98
4
52
3
24
868
39.876
( Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tham gia BHTN trên địa bàn tỉnh
Lào Cai có sự phân bố không đồng đều giữa các khối đoàn thể, như đứng
đầu vẫn là HCSN, Đảng, Đoàn với 22.645 NLĐ tham gia, tiếp đến là
DNNN với 9.619 NLĐ tham gia thứ 3 là DN ngoài quốc doanh với 6.089

13


NLĐ tham gia BHTN, ít nhất vẫn là 2 khối phường xã, thị trấn và hộ
SXKD cá thể, tổ hợp tác với lần lượt là 52 và 24 NLĐ tham gia.
Số đơn vị và lao động tham gia BHTN thấp hơn so với BHXH bắt
buộc, bởi người tham gia BHTN bị rằng buộc bởi quy mô đơn vị và thời
hạn hợp đồng mà NLĐ ký.
2.2.3 Tình hình tham gia BHYT
BHYT là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện,

nhằm huy động sự đóng góp của NSDLD, NLĐ và các tổ chức, các nhân
có nhu cầu được bảo hiểm, từ đó hình thành nên quỹ và quỹ này sẽ được sử
dụng chi trả chi phí khám chữa bệnh , khi một người nào đó không may
mặc phải bệnh tật mà họ có tham gia BHYT. Tại BHXH tỉnh Lào Cai tình
hình tham gia BHYT thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3: Tình hình tham gia BHYT tại BHXH tỉnh Lào Cai năm 2014
Chỉ tiêu

Số đơn vị

Người tham gia

Đối tượng tham gia

( đơn vị)

( người)

NLĐ & NSDLĐ

1.267

128.514

Tổ chức BHXH đóng

27

12.827


Ngân sách nhà nước
đóng

143

319.273

Đối tượng đóng, NSNN
hỗ trợ

168

91.315

Đối tượng tự đóng

151

40.637

Tổng

1.756

592.566
( Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)

Bảng số liệu cho thấy , hiện nay tình hình tham gia BHYT giữa các nhóm
đối tượng tham gia. Nhóm NLĐ và NSDLĐ là nhóm có số lượng đơn vị
tham gia đông nhất với 1.267 đơn vị chiếm 72,15 % với số người tham gia

là 128.514 người. Thấp nhất là nhóm đối tượng tổ chức BHXH đóng với 27
đơn vị tương ứng với 12.827 người tham gia. Vì tỉnh Lào Cai có số hộ
nghèo và cận nghèo rất lớn chiếm tới 60% nên nhóm đối tượng NSNN có
số người tham gia đông nhất với 319.273 người tham gia.

14


2.3 Công tác cấp sổ, chốt sổ BHXH, thẻ BHYT tại BHXH tỉnh Lào Cai
2.3.1 Công tác cấp sổ, chốt sổ BHXH
Công tác cấp sổ, chốt sổ BHXH ở BHXH tỉnh Lào Cai năm 2014
cũng được thực hiện nghiêm chỉnh, nhanh gọn, kịp thời, đúng quy định khi
người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội để di chuyển công tác, chấm
dứt hợp đồng lao động, hoặc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội như:
nghỉ hưu, thanh toán trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thể
hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 1.4: Số sổ BHXH được cấp và chốt tại BHXH tỉnh Lào Cai
năm 2014
( Đơn vị: sổ)

Số sổ BHXH
Tiêu chí
Tổng số sổ phải cấp
Số sổ phải cấp
Số sổ chưa cấp
Tổng số sổ phải chốt
Số sổ đã chốt
Số sổ chưa được chốt

Cấp sổ

BHXH
3.879
3.653
226
-

Tỷ lệ
Chốt sổ
Tỷ lệ
(%)
BHXH
(%)
100
94
6
4899
100
4899
100
0
0
( Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)

Qua bảng số liệu ta thấy: Công tác cấp sổ BHXH tỉnh Lào Cai luôn
được chú trọng cụ thể năm 2014 tổng số sổ phải cấp là 3.879 sổ, đã cấp đi
3.653 sổ, chỉ còn 226 sổ chưa được cấp chiếm 5,83% tổng số sổ phải cấp.
Công tác chốt sổ BHXH luôn được thực hiện tốt với số lượng 4.899
sổ phải chốt trong năm cơ quan BHXH đã chốt hết 100%.
2.3.2 Công tác cấp thẻ BHYT
Cơ quan BHXH tỉnh chủ động tích cực và có trách nhiệm trong việc

in và cấp thẻ, đổi thẻ cho một số nhóm đối tượng đã được phân công, kịp
thời .Cụ thể công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế của BHXH tỉnh Lào Cai năm
2014 được thể hiện rõ qua bảng sau đây:

15


Bảng 1. 5:Số thẻ BHYT được cấp tại BHXH tỉnh Lào Cai năm 2014
Tiêu chí
Tổng số thẻ phải cấp
Số thẻ đã cấp mới
Số thẻ gia hạn
Số thẻ phải cấp lại
Số thẻ chưa được cấp

Số thẻ BHYT
33.974
18.317
13.135
3.109
0
( Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)
Công tác cấp thẻ BHYT tại BHXH tỉnh Lào Cai cũng được thực hiện
nghiêm chỉnh, với tổng số thẻ phải cấp là 33.974 thẻ, BHXH Lào Cai đã
cấp mới 18.317 thẻ, chiếm 53,9%, số thẻ gia hạn là 13.135 chiếm 38,6%,
số thẻ cấp lại do rách, hỏng, đổi nơi khám chữa bệnh…là 3.109 chiếm
7,5%. BHXH tỉnh Lào Cai đã cấp đủ số lượng thẻ BHYT và không có đối
tượng nào chưa được cấp thẻ.
2.4 Tình hình thu nộp BHXH
Công tác thu BHXH là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo cân

đối quỹ. Để quỹ BHXH được cân đối ổn định và lâu dài làm tốt công tác
thu BHXH là một trong những biện pháp cơ bản nhất. Nhận thức rõ vấn đề
đó, năm qua cán bộ phụ trách thu BHXH của tỉnh Lào Cai đã nỗ lực cố
gắng hoàn thành mục tiêu đề ra. Với phương châm thu đúng, thu đủ, tích
cực mở rộng đối tượng tham gia BHXH nhằm tăng nguồn thu BHXH.
Bảng 1. 6: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lào Cai

Chỉ tiêu
Khối
DNNN
DN có vốn đầu tư nước ngoài
DN ngoài quốc doanh
HCSN, Đảng, Đoàn
Ngoài công lập
Hợp tác xã
Phường, xã , thị trấn
Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác
Tổng

năm 2014
Kế hoạch thu
(triệu đồng)
77.304
10.056
52.278
261.216
1.368
578
29.544
672

433.016

Kết quả thu
Tỷ lệ
( triệu đồng)
(%)
86.967
112,5
12.193
121,3
67.654
117,9
284.435
108,8
1.556
113,7
646
111,8
33.237
104,9
756
116,7
484.414
111,86
( Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)
Qua bảng số liệu cho ta thấy kế hoạch thu BHXH bắt buộc là
433.016 triệu đồng đã thực hiện thu được là 484.414 triệu đồng . Vậy
16



BHXH tỉnh đã thực hiện thu vượt kế hoạch là 111,86% . Đứng đầu là khối
HCSN, Đảng , Đoàn với số thu đạt 284.435 triệu đồng đạt 108,8 %. Thấp
nhất là khối hợp tác xã với số thu là 646 triệu đồng đạt 111,86%.
Bảng 1. 7 : Kết quả thu BHYT, BHTN tại BHXH tỉnh Lào Cai
năm 2014
Chỉ tiêu Kế hoạch thu
Kết quả thu
Tỷ lệ
Loại hình
( triệu đồng)
( triệu đồng)
(%)
BHXH tự nguyện
2.398
2.547
106,2
BHTN
46.863
47.796
102
BHYT bắt buộc
409.142
407.713
99,65
BHYT tự nguyện
12.989
13.720
105,63
Thu lãi chậm đóng
0

2.405
0
Tổng
471.392
474.181
100,65
( Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)
Qua bảng số liệu ta thấy kết quả thu của năm 2014 đa phần vượt kế
hoạch đề ra, BHXH tự nguyện cũng đạt 106,2%, BHTN đạt 102% so với kế
hoạch đề ra. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn BHYT bắt buộc trong năm 2014
thu được 407.713 triệu đồng, trong khi kế hoạch đề ra là 409.142 triệu đồng
tương ứng với chỉ đạt đc 99,65% kế hoạch.
Ngoài những kết quả đã đạt được vẫn còn một số doạnh nghiệp, đơn vị còn
nợ BHXH, cụ thể như sau:
Bảng 1.8: Tình hình nợ đọng BHXH tại tỉnh Lào Cai năm 2014
( Đơn vị : Triệu đồng)

Số nợ

Số tiền

Tiêu chí
Nợ cũ

11.204

Nợ mới phát sinh trong năm

16.290


Tổng

27.494
( Nguồn : BHXH tỉnh Lào Cai)

Qua bảng trên ta thấy được số tiền nợ đọng của các cơ quan, doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn khá nhiều, như nợ cũ mang sang là 11.204
triệu đồng, nợ mới phát sinh trong năm là 16.290 triệu đồng. Cho thấy việc
một số đơn vị sử dụng chưa nghiêm túc trong việc thực hiện và chấp hành
Luật BHXH. BHXH tỉnh cần có những biện pháp răn đe và xử phạt hợp lý.
17


2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với NLĐ
Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chế độ chính sách đã được thực
hiện đúng quy định trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý chế độ chính
sách, đảm bảo chính xác về chế độ, kịp thời về thời gian, đúng mẫu biểu
thống nhất theo quy định.
Tất cả hồ sơ đã được các bộ phận nghiệp vụ thẩm định và giải quyết
được trả cho đối tượng kịp thời, không để tồn đọng. Một số hồ sơ khi đối
tượng nộp còn chưa đầy đủ thì được yêu cầu bổ sung hồ sơ và cán bộ tiếp
nhận hồ sơ viết phiếu yêu cầu bổ sung những thủ tục cần thiết để cá nhân,
đơn vị có sơ sở bổ sung. Cá nhân, đơn vị khi đến giải quyết công việc
không mất thời gian đi lại làm việc với các bộ phận như trước đây. Tạo sự
thuận lợi trong giao tiếp, phương pháp làm việc khoa học và thời gian giải
quyết chế độ được rút ngắn đối với đối tượng đến giải quyết công việc tại
BHXH tỉnh.
Nhìn chung, công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ và giải quyết chế độ
chính sách được thực hiện theo đúng quy trình. Quản lý tăng giảm chặt chẽ
đối tượng, đảm bảo quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chế độ.

Việc áp dụng các phần mềm xét duyệt đã giúp cho các tác xét duyệt hồ sơ,
giải quyết chế độ chính sách cho người lao động trở lên nhanh chóng, chính
xác và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.
2.6 Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động
2.6.1 Công tác chi trả chế độ ốm đau, thai sản
Năm 2014,BHXH tỉnh Lào Cai đã thực hiện chi trả chế độ ốm đau,
thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo đúng quy định và đạt được
những kết quả sau:

18


Bảng 1.9:Kết quả chi trả chế độ ốm đau , thai sản tại BHXH tỉnh Lào
Cai năm 2014
Tiêu chí
Chế độ
Ốm đau
Thai sản
DSPHSK cho
ốm đau , thai sản
Tổng

Lượt người
( người)

Số ngày nghỉ
( ngày)

Số tiền chi trả
(triệu đồng)


13.508

56.854

5.577

1.192

111.583

11.434

643

3.531

969.988

15.343

171.968
981.999
(Nguồn: BHXH tỉnh Lào Cai)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, quỹ ốm đau, thai sản được chi trả trên
2% tổng quỹ lương tham gia BHXH do người lao động được giữ lại. Tuy
nhiên lại khó có thể dự báo và xây dựng kế hoạch chi cho quỹ sau này,
xong nhìn chung xu hướng chi tiêu qua các năm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
đều tăng. Kết quả chi trả các chế độ ốm đau, thai sản cho 15.343 lượt người

với số tiền 981.999 triệu đồng, trong đó ốm đau thông thường, ốm đau do
mắc bệnh dài ngày là 13.508 lượt người với tổng số tiền là 5.577 triệu
đồng, khám thai, nạo hút thai, nghỉ sinh con, nhận con nuôi là 1.192 lượt
người với tổng số tiền là 11.434 triệu đồng, DSPHSK cho ốm đau, thai sản
là 643 lượt người với số tiền là 969.988 triệu đồng, đã mang lại sự yên tâm
công tác, cống hiến và tinh thần làm việc cho người lao động.
2.6.2 Công tác chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một chế độ thuộc hệ thống các
chế độ BHXH, đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động bị bệnh nghề
nghiệp, hỗ trợ NLĐ chi phí điều trị, phục hồi chức năng, giảm tai nạn lao.
Năm 2014 BHXH tỉnh Lào Cai thực hiện xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ
TNLĐ-BNN, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo đúng quy định và đạt được
kết quả như sau:

19


Bảng 1.10:Kết quả chi trả chế độ TNLD- BNN tại BHXH tỉnh Lào Cai
năm 2014
Tiêu chí
Quỹ BHXH
Số người
Số tiền
( người)
( triệu đồng)
Chế độ
Trợ cấp hàng tháng
19
17,7
Trợ cấp 1 lần

Tổng

243,8
261,5
( Nguồn : BHXH tỉnh Lào Cai)
Qua bảng số liệu ta thấy, chi trả chế độ TNLĐ-BNN của BHXH tỉnh
Lào Cai năm 2014 với tổng số người là 29 người, trong đó người hưởng trợ
cấp hàng tháng là 19 người với số tiền 17,7 triệu đồng, trợ cấp 1 lần là 10
người với số tiền 243,6 triệu đồng. Tất cả đều được chi từ quỹ BHXH.
2.6.3 Công tác chi trả chế độ hưu trí tử tuất
Để làm tốt công tác tổ chức xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ BHXH,
hàng tháng, hàng quý đã tổ chức họp để rút kinh nghiệm, nghe báo cáo
phản ánh tình hình cơ sở, kịp thời uốn nắn những sai sót, lệch lạc của cán
bộ xét duyệt, để kịp thời hoàn thiện hồ sơ cho người lao động hưởng đúng
quyền lợi của mình.
Năm 2014 BHXH tỉnh Lào Cai đã tiến hành xét duyệt hồ sơ hưởng
chế độ hưu trí, tử tuất trên địa bàn tỉnh và kết quả như sau:
Bảng 1. 11:Kết quả chi trả chế độ hưu trí tử tuất tại BHXH tỉnh
Tiêu chí

10
29

Lào Cai năm 2014
NSNN

Số người
( người)

Số tiền

(triệu đồng)

8.005

Số tiền
( triệu
đồng)
267.521

7.249

259.462

Trợ cấp 1 lần

0

0

457

1.689

BHXH 1 lần

0

0

318


3.924

Tử tuất

721

4.939

0

0

Mai tang phí

68

1.909

122

1.273

Chế độ
Hưu trí hàng tháng

Tổng

Số người
( người)


Quỹ BHXH

8.794

274.369
8.146
266.348
( Nguồn : BHXH tỉnh Lào Cai)

20


Chế độ hưu trí và tử tuất được chi từ NSNN là 8.794 người, với
số tiền 274.369 triệu đồng ,chi từ quỹ BHXH là 8.146 người, với tổng số
tiền là 266.348 triệu đồng . Việc chi trả lương hưu được thực hiện ngay từ
đầu tháng ( từ ngày mùng 3 đến mùng 8 hàng tháng), có kết hợp với công
an huyện trong việc chuyển tiền từ ngân hàng đến các xã, thị trấn; đảm bảo
việc nhận lương được kịp thời và an toàn.
2.6.4 Công tác chi trả chế độ BHTN
Khi người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp, một sự trợ giúp
cho họ là tiền trợ cấp từ BHTN cũng như việc học nghề, giới thiệu việc
làm. Tính đến cuối năm 2014 BHXH tỉnh Lào Cai đã chi trả chế độ BHTN
như sau:
- Số người hưởng BHTN là : 415 người
- Số tiền hưởng BHTN là : 3.236 triệu đồng.
Qua đây ta thấy BHTN cũng đc người lao động quan tâm với 415
người tham gia và số tiền được hưởng là 3.236 triệu đồng, giúp bù đắp
phần nào do mất việc làm cho người lao động.
2.6.5 Công tác chi trả BHYT

Chi trả bảo hiểm y tế của BHXH tỉnh Lào Cai cũng hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình, đem lại quyền lợi kịp thời cho người tham gia BHYT
không may bị rủi ro.
Năm 2014 BHXH tỉnh Lào Cai đã chi trả chế độ BHYT như sau:
- Số hồ sơ: 16.791 hồ sơ
- Số tiền chi trả: 24.551 triệu đồng.
Ta có thể thấy số lượng người tham gia bảo hiểm y tế là khá lớn với
16.791 hồ sơ được chi trả, tổng số tiền chi trả là 24.551 triệu đồng, cho
thấy BHXH tỉnh Lào Cai đã phối hợp chặt chẽ với bệnh viện để đảm bảo
quyền lời KCB cho người tham gia.
2.7 Công tác quản lý , sử dụng quỹ BHXH
Công tác quản lý tài chính quỹ BHXH chính là công tác quản lý thu,
quản lý chi nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH. Công tác quản lý tài chính
BHXH tỉnh đã thực hiện tốt việc chi trả các chế độ BHXH đúng, đủ, kịp
thời an toàn , không thất thoát cho các đối tượng nhằm đảm bảo nguyên
tắc tài chính và những quy chế của ngành, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí

21


×