Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

Tác phẩm văn học: Kính vạn hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.4 KB, 13 trang )

KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TÁC PHẨM VĂN HỌC:

KÍNH VẠN HOA
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

GVHD: Võ Thái Dân
Lớp: DH13QMGL
Nhóm: 3

1


THỰC HIỆN:
1 Nguyễn Thị Thanh Tâm
2. Nguyễn Thị Hồng Trâm
3. Lê Thị Thu Thủy
4. Trần Nam Hùng

2


NỘI DUNG TRÌNH BÀY:
I. Giới thiệu tác giả-tác phẩm
1. Tác giả
2. Tác phẩm

II. Tóm tắt tác phẩm
III. Nội dung cuộc hội thoại
1. Lý do chọn cuộc hội thoại
2. Hiệu quả cuộc hội thoại



IV. Bài học rút ra
3


I. Giới thiệu tác giả- tác phẩm
1.Tác giả






Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7/5/1955
Quê ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam
Bút danh: Nguyễn Nhật Ánh
Đã từng là giáo viên, phóng viên, nhà thơ, và bây giờ
là một nhà văn lớn.



Là nhà văn viết về các thể loại truyện dài, truyện
ngắn.

4


2. Tác phẩm “Kính vạn hoa”





Thể loại: truyện dài.



Được huy chương “vì thế hệ trẻ” của Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.



Đã được dựng thành phim.

Là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh,
được xem là cuốn sách tâm lý của tuổi học trò.

5


II. Tóm tắt


Kính vạn hoa là tập hợp các câu chuyện về bộ ba nhân vật Long - Quý - Hạnh, những cô bé, cậu bé học sinh
cấp hai cùng gia đình, bạn bè mình trải qua những điều thú vị trong cuộc sống. Mỗi một câu chuyện trong
Kính vạn hoa là một chuyến phiêu lưu kỳ thú của những người bạn nhỏ và chứa đựng trong đó là biết bao
những bài học bổ ích về tình cảm bạn bè, gia đình, tình cảm đối với những số phận cơ nhỡ mà lại không hề
mang tính giáo điều. Những trang sách Kính vạn hoa có khi đầy ắp tiếng cười, cũng có khi ngập tràn những
xúc động, nhưng cuối cùng, người ta nhìn thấy ở nó những thông điệp tốt đẹp mà tác giả nhắn gửi đến với
các độc giả của mình.




Trung tâm mỗi câu chuyện trong Kính vạn hoa đều xoay quanh: Quý ròm, Tiểu Long, Nhỏ Hạnh.

6




Quý ròm: Là thần đồng các môn Toán, Lý, Hóa của trường Tự Do (hay Đức Trí), rất được thầy cô yêu quí.
Cùng với nhỏ Hạnh, cậu là một trong hai bộ óc điện tử của nhóm. Nhiệt tình vì bạn bè, tự trọng cao đến nỗi
nhiều khi thành tự ái vặt, lém lỉnh, mồm mép và thỉnh thoảng ba hoa quá trớn, có tài nói dối trơn như bôi
mỡ... Đó là những đặc điểm nổi bật ở Qúy ròm. Và ngoài đối với chuyện học hành và thí nghiệm, cậu lại là
một đứa trẻ lười biếng, thường xuyên đùn đẩy công việc nhà cho em gái và bà. Ngoài ra, Quý ròm còn rất
nhát gan, dù trong đa số trường hợp, tính tò mò của một nhà khoa học và tính tự ái thường lấn át tính nhát
gan. Qúy ròm rất giỏi ảo thuật và cực kỳ thần tượng nhà ảo thuật đại tài David Copperfield.

7


III. Nội dung cuộc hội thoai
Một đoạn trích từ chương I, phần I của truyện:

[…] Nếu có kẻ ngăn cản thì đó là người khác. Cái người khác đó lúc này đang thò
đầu vào phòng đảo mắt nhìn lướt qua đống chai lọ nó đang bày lỉnh kỉnh trên nền
nhà, tặc tặc lưỡi: 
- Cháu lại bày trò gì nữa đấy? 

Nghe tiếng bà, Quý ròm chột dạ ngẩng lên: 


- Dạ, cháu đang làm thí nghiệm khoa học bà ạ! 

Quý ròm cố tình nhấn mạnh bốn chữ "thí nghiệm khoa học" để mong bà thấy được
tầm quan trọng của công việc nó đang làm mà đừng can thiệp. 
8


Nhưng bà chẳng rơi vào bẫy của nó. Bà nghiêm mặt: 

- Những chuyện này sao cháu không đem vào trường mà làm? Ở trường cháu hẳn có chỗ để cháu làm những chuyện
này chứ? 

- Tất nhiên là có! - Quý ròm khụt khịt mũi - Nhưng đây không phải là bài học... 

- Ra là thế! - Bà gật gù - Thì ra vẫn là những trò nghịch phá! 

Bà làm Quý ròm tự ái quá chừng. Nó gân cổ: 

- Ðây không phải là trò nghịch phá bà ạ! Cháu chỉ làm thí nghiệm khoa học thôi! 

9


Bà hừ giọng: 

- Cháu còn chống chế nữa hả? Thế cháu không nhớ có lần cháu suýt làm nổ sập nhà với những trò táy máy này
của cháy hay sao? 

Nghe bà nhắc chuyện cũ, Quý ròm chỉ biết nhăn nhó thở dài. Lần €€đó, nó định nghiên cứu chế tạo một loại
súng đại bác cực mạnh với bột natri cacbônat và giấm chua. Mải say sưa với công việc, Quý ròm lơ đãng để nòng

"đại bác" chĩa ngay vào tấm kính mỏng ngăn giữa phòng học với phòng ăn. Khi tiếng nổ phát ra, chiếc nút bị áp
suất khí đẩy văng ra khỏi ống thủy tinh, bắn thẳng vào tấm kính đang được gắn một cách lỏng lẻo trên vách kia
khiến nó rớt xuống nền nhà vỡ loảng xoảng.[…] 

10


1.

Lí do chọn cuộc hội thoại

- Là cuộc hội thoại sử dụng giao tiếp bằng lời nói thành công.

-

2.




Đây là cuộc hội thoại hay, có nhiều ý nghĩa.
Cuộc hội thoại mà nhóm cho là tâm đắc nhất.

Hiệu quả của cuộc giao tiếp
Trong cuộc giao tiếp trên có 2 nhân vật là Quý ròm và người bà.
Hình thức: Giao tiếp sử dụng lời nói.
Mục đích của cuộc giao tiếp: người bà ngăn cản “thí nghiệm khoa học” thực chất là một trò tinh nghịch của Quý
ròm; còn Quý ròm đối đáp bà nhằm mục đích chứng minh cho bà thấy mình không bày ra trò nghịch phá mà là
“thí nghiệm khoa học”.
Cuộc giao tiếp diễn ra bất ngờ, nhưng nhờ sự thông minh của Quý ròm mà cuộc giao tiếp đó biến hóa linh hoạt, tự


nhiên.
=> Giao tiếp thành công

11


IV. Bài học rút ra




Trong giao tiếp sử dụng lời nói, từ ngữ ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.
Sử dụng vốn từ quen thuộc, gần gũi đối với người giao tiếp, nói ngắn gọn nhưng không vô phép, cộc lốc.
Tùy theo mục đích của cuộc giao tiếp mà nên linh hoạt sử dụng từ ngữ chứa ẩn ý, hay che đậy để đạt mục
đích giao tiếp ( thí nghiệm khoa học)

12


13



×