SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KỸ NĂNG KHAI THÁC KÊNH HÌNH
TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ 9
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Phần A: Đặt vấn đề.
1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Cơ sở lý luận
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài.
2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
2.2. Phạm vi, đối tượng
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phần B: Giải quyết vấn đề.
1. Phân loại hệ thống kênh hình trong sách giao khoa
2. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình
2.1. Công tác chuẩn bị
2.2. Quy trình khai thác kênh hình
2.2.1. Bản đồ, lược đồ
2.2.2. Biểu đồ
2.2.3. Bảng số liệu
2.2.4. Tranh, ảnh địa lý
2.2.5. Sơ đồ, hình vẽ
3. Giáo án minh hoạ
4. Kết quả
5. Bài học kinh nghiệm
Phần C: Kết luận.
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Cơ sở lý luận:
Với mỗi ngành khoa học, ở mỗi môn học đều có một phương pháp
nghiên cứu, phương pháp học tập có tính đặc thù riêng. Có thể các môn
khoa học cùng gặp nhau ở một điểm nào đó, song nói chung về phương
pháp nghiên cứu, phương pháp lĩnh hội kiến thức thì không thể giống
nhau.
Riêng với môn Địa lí, thì ngoài kênh chữ, kênh hình đóng một vai trò
không thể thiếu được. Kênh hình ở đây là bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ
hay tranh ảnh địa lí. Bởi lẽ, Địa lí chính là khoa học về Trái Đất. Nghiên
cứu Địa lí là nghiên cứu về sự phân bố của các đối tượng địa lí theo không
gian và nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố địa lí đó.
Chính vì vậy mà đối tượng nghiên cứu của Địa lí tồn tại trong một không
gian rất rộng lớn, muốn nghiên cứu thì không thể thiếu được kênh hình,
đặc biệt là bản đồ, lược đồ. Bởi theo quan niệm của Salisev thì "Bản đồ là
khoa học về sự phản ánh, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội, về
sự phân bố, các tính chất, các mối liên hệ lẫn nhau và những thay đổi của
các hiện tượng, các đối tượng theo không gian và thời gian ở dạng sản
phẩm đặc trưng nhất là bản đồ và các mô hình bản đồ khác". Bản đồ chính
là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình nghiên cứu Địa lí.
Hơn nữa, quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà
trường hiện nay thì hệ thống kênh hình lại càng có ý nghĩa quan trọng bởi
vì nó chính là công cụ giúp cho bài học trở nên trực quan, sinh động, giúp
học sinh có thể hiểu và khắc sâu kiến thức của bài học. Đồng thời giáo
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
viên cũng dễ dàng trong việc trình bày những vẫn đề địa lí mà bài học đề
cập tới.
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà
trường, trong những năm gần đây bộ sách giáo khoa ở phổ thông đã và
đang từng bước được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tế. Trong
số đó sách giáo khoa của môn Địa lí đã có rất nhiều đổi mới, đặc biệt là
Địa lí 9. Thay thế cuốn Địa lí 9 cũ với toàn bộ hầu như là kênh chữ thì ở
cuốn Địa lí 9 hiện nay đã có nhiều thay đổi. Cùng với hệ thống kênh chữ,
kênh hình được đưa vào rất nhiều con số lên đến hàng trăm. Điều này giúp
cho các bài học trở nên trực quan sinh động hơn.
Nhưng vấn đề là chúng ta khai thác và giúp học sinh khai thác kiến
thức từ hệ thống kênh hình này như thế nào? Đây quả là vấn đề không đơn
giản. Qua thực tế giảng dạy, qua công tác dự giờ thăm lớp, chúng tôi thấy
việc khai thác kiến thức từ kênh hình của giáo viên, việc rèn kĩ năng khai
thác kênh hình cho học sinh còn chưa tốt. Đôi lúc giáo viên còn lúng túng
trong các bước để khai thác một kênh hình trong sách giáo khoa hoặc khai
thác chưa hết các lớp nghĩa mà kênh hình đó đề cập. Thậm chí có người
còn bỏ sót kênh hình trong sách giáo khoa.
Về phía học sinh, còn một bộ phận lớn học sinh chưa biết phương
pháp để khai thác kiến thức từ kênh hình phục vụ cho bài học, không biết
cách đọc đúng một bản đồ, biểu đồ, chưa hiểu ý nghĩa của một bức ảnh địa
lí, hoặc có biết thì cũng mới chỉ ở dạng đơn giản, mới "tiếp xúc" chứ
"chưa hiểu" nội dung mà chúng đề cập.
Vậy làm thế nào để mỗi giáo viên biết cách khai thác kiến thức kênh
hình trong sách giáo khoa? Có phương pháp rèn cho học sinh kĩ năng khai
thác kênh hình? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời.
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Rèn kĩ năng
khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 9 ".
2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu:
Nghiên cứu tổng hợp hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí
9 từ đó có thể đưa ra được những phương pháp tốt nhất nhằm rèn luyện
cho học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ kênh hình trong sách giáo
khoa.
2.2. Phạm vi, đối tượng:
Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến hệ thống kênh hình
trong sách giáo khoa Địa lí 9, đồng thời đưa ra những kinh nghiệm trong
việc rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình cho học sinh khối 9.
Tuy nhiên đề tài này cũng có thể áp dụng cho bộ sách mới biên soạn
của lớp 6, lớp 7 và lớp 8.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu:
Việc thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài là một công việc hết
sức quan trọng, điều đó giúp ta đưa ra được những dẫn chứng, những ví dụ
minh hoạ cụ thể về vấn đề cần nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp điều tra thực tế và đánh giá tổng hợp.
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã trực tiếp dự giờ của đồng nghiệp,
khảo sát thực tế học sinh, từ đó tổng hợp nên kết quả thực tế và đưa ra
được những đánh giá chính xác.
2.3.3. Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê.
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phương pháp này giúp xử lí nguồn thông tin mà tôi thu thập được, từ
đó đưa ra những nhận xét và phương pháp đúng đắn.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Nội dung của đề tài là “Rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ kênh hình
trong sách giáo khoa Địa lý 9” cho học sinh. Nhưng để rèn được kĩ năng
cho học sinh thì trước tiên cần phải phân loại được hệ thống hình trong
sách giáo khoa.
1. Phân loại hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa:
Qua việc nghiên cứu tổng hợp hệ thống kênh hình trong sách giáo
khoa Địa lí 9, theo tôi chúng ta có thể phân ra làm 5 loại như sau:
1.1. Lược đồ:
Đây là dạng kênh hình thuộc loại quan trọng nhất trong chương
trình sách giáo khoa Địa lí 9. Hầu như ở bài học nào cũng có, thậm chí có
những bài có 2 - 3 lược đồ.
Tổng số lược đồ thống kê được là 23. Hệ thống lược đồ vô cùng đa
dạng, đó là những lược đồ về kinh tế, cũng có thể về dân cư - xã hội, hay
tự nhiên
1.2. Biểu đồ
Về biểu đồ gồm có 20 biểu đồ. Trong số này chủ yếu là biểu đồ về
kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, cũng có biểu đồ thể hiện các yếu tố của tự
nhiên.
1.3. bảng số liệu:
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bảng số liệu là loại kênh hình rất phong phú trong sách giáo khoa
Địa lý 9. Có đến 52 bảng số liệu các loại, trong đó các bảng số liệu về các
vấn đề kinh tế - xã hội là chủ yếu.
1.4. Sơ đồ, hình vẽ:
Tổng số loại kênh hình này trong sách giáo khoa là 7, đây là loại
kênh hình có số lượng ít nhất song lại rất quan trọng bởi nó thể hiện cho
các mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí mà chương trình đề cập đến. Nó có
thể là mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố địa lý kinh tế – xã hội song
cũng có thể là mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế – xã hội.
1.5. Tranh, ảnh Địa lí:
Đây là loại kênh hình rất phong phú và là một trong những nét mới
của chương trình sách giáo khoa mới. Các tranh, ảnh Địa lí được đưa vào
các bài học rất nhiều. Có bài có đến 3 - 4 tranh, ảnh. Tổng số tranh, ảnh
trong sách giáo khoa Địa lí 9 lên tới con số 30.
Theo tôi, tranh, ảnh trong sách giáo khoa Địa lí 9 có thể phân ra làm
hai loại:
- Loại 1: Minh hoạ, bổ sung cho bài học
- Loại 2: Cung cấp kiến thức chính cho bài học.
2. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình:
2.1. Công tác chuẩn bị:
Theo tôi, để một tiết học nói chung và để khai thác kênh hình trong
SGK nói riêng đạt được hiệu quả tốt nhất, khai thác được các mức độ ý
nghĩa thì công tác chuẩn bị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc chuẩn bị
cho một tiết học gồm rất nhiều vấn đề, song trong khuôn khổ của đề tài, tôi
chỉ xin đề cập đến việc chuẩn bị cho khai thác và rèn kĩ năng khai thác
kênh hình trong sách giáo khoa.
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.1. Đối với giáo viên:
Người giáo viên cần phải bám sát vào nội dung trong sách giáo
khoa, sách giáo viên để xác định được đầy đủ mục tiêu, yêu cầu của bài
học.
Cần quan sát hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa, xác định
hướng khai thác và mức độ cao, thấp trong việc khai thác. Sở dĩ như vậy,
vì trong mỗi kênh hình bao hàm nhiều lớp ý nghĩa khác nhau, một kênh
hình có thể dùng cho nhiều hơn một phần học hay một bài học. Do vậy,
tuỳ theo nội dung, mục đích của từng bài học mà xác định mức độ khai
thác cho hợp lý.
Ví dụ: Hình 17.1. Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và Miền núi Bắc
Bộ.
Ở bài 17, ta có hướng khai thác là tìm hiểu những điều kiện tự nhiên
chung như: Địa hình, đất đai, sông ngòi, khoáng sản Nhưng cũng với
bản đồ này khi dùng cho bài 19 - Thực hành, thì chúng ta lại có thể đi sâu
vào khai thác kiến thức để thấy được ảnh hưởng của tài nguyên khoáng
sản đến sự phân bố công nghiệp trong vùng. Và từ đó giải thích được tại
sao lại có sự phân bố công nghiệp trong vùng như vậy.
Có làm tốt công tác chuẩn bị, người giáo viên mới tránh được việc
khai thác không trúng nội dung của kênh hình: Có thể là quá đơn giản
hoặc quá sâu nhưng không cần thiết làm bài học bị lệch hướng, tạo cho
học sinh sự khó hiểu, phần học bị sa đà, không đảm bảo về mặt phân phối
thời gian.
Từ việc xác định được mức độ nội dung cần khai thác, giáo viên
phải xác định được phương pháp khai thác cho phù hợp. Nếu không có
phương pháp thích hợp, việc khai thác gặp rất nhiều khó khăn. Có phương
pháp thích hợp sẽ giúp học sinh nắm bắt kiến thức thuận lợi hơn. Một điều
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
cần lưu ý là phương pháp càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt. Trình tự các
bước khai thác cần được cụ thể hoá trong giáo án giảng dạy.
Điều quan trọng hơn nữa trong công tác chuẩn bị đó là cần phải hợp
lí hoá, lôgíc hoá giữa hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa với các
phương tiện dạy học (nếu có). Ví dụ có những phương tiện dạy học như
bản đồ, bảng số liệu giáo viên chuẩn bị không giống hoàn toàn với hệ
thống kênh hình trong sách giáo khoa thì giáo viên phải có sự chuẩn bị để
hợp lí hoá giữa hai mảng này, nếu không trong quá trình lên lớp sẽ làm
cho học sinh lúng túng khó tiếp thu bài học.
Với những kênh hình có ý nghĩa quan trọng với bài học mà trong hệ
thống thiết bị dạy học không có, giáo viên phải phóng to các hình ảnh
trong sách giáo khoa để trong quá trình hướng dẫn khai thác kênh hình,
học sinh mới có thể tập trung hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Công tác chuẩn bị của giáo viên tốt thể hiện ở việc giáo viên có được
những phương tiện dạy học đúng, đủ, một giáo án khoa học, hợp lí.
2.1.2. Đối với học sinh:
Để có môt tiết học thành công thì chỉ có giáo viên chuẩn bị tốt thôi
chưa đủ, mà cần phải có cả sự chuẩn bị của học sinh. Tuy nhiên công tác
chuẩn bị của học sinh cần có sự hướng dẫn của giáo viên.
Trước mỗi bài học, học sinh cần phải được xem trước ở nhà nội
dung của bài học, quan sát hệ thống kênh hình trong bài học. Từ những kĩ
năng khai thác kênh hình trong các bài học trước, học sinh tập khai thác
kênh hình theo cách hiểu của mình. Có thể cách làm và cách hiểu của học
sinh chưa đúng, chưa trúng song đó là một cách học, một cách chuẩn bị
bài ở nhà của học sinh. Trước mỗi bài học giáo viên cần giao nhiệm vụ
cho học sinh chuẩn bị ở nhà, làm như vậy là ta đã tạo vấn đề tư duy cho
học sinh. Có sự chuẩn bị như vậy, khi lên lớp các em sẽ tiếp thu bài tốt
hơn, tự chỉnh sửa được kĩ năng của mình (nếu cách khai thác chưa đúng).
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Với những bài học đòi hỏi học sinh cần phải chuẩn bị trước đồ dùng
học tập ở nhà như: vẽ bản biểu đồ, bản đồ câm hay sơ đồ, giáo viên cần
yêu cầu các em phải chuẩn bị trước ở nhà với những hướng dẫn cụ thể.
Công tác chuẩn bị tốt chính là tiền đề cho một bài học, tiết học thành
công. Tuy nhiên giáo viên cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của nhà
trường và trình độ nhận thức của học sinh để có sự chuẩn bị cho phù hợp.
2.2. Quy trình khai thác kênh hình:
Do hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa rất đa dạng, cho nên với
mỗi loại ta cần có phương pháp và quy trình khai thác thích hợp. Có thể
có nhiều điểm giống nhau, song ta không thể lấy cách của loại này để áp
dụng hoàn toàn cho loại khác.
2.2.1. Lược đồ
Bản đồ và lược đồ là hai loại khác nhau. Lược đồ là sự đơn giản hoá
của bản đồ, tuy nhiên về phương pháp đọc và khai thác kiến thức thì
hoàn toàn giống nhau.
Muốn đọc, phân tích tốt lược đồ cần phải:
- Biết được nội dung của lược đồ.
- Hiểu được các phương pháp được thể hiện trong lược đồ
- Hiểu được các kí hiệu trong bảng chú giải
- Hiểu được những yêu cầu cụ thể khi đọc và tìm hiểu thông tin từ lược
đồ
- Biết huy động những kiến thức đã học để cắt nghĩa về sự phát triển và
phân bố của các yếu tố địa lí.
- Biết đọc lược đồ theo một trình tự khoa học
Một điểm cần lưu ý khi đọc lược đồ là chúng ta phải luôn quan tâm
đến bảng chú giải. Để đọc lược đồ, trước hết phải đọc bảng chú giải, bởi
bảng chú giải chính là chìa khoá để hiểu các nội dung được thể hiện trên
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
lược đồ. Không những thế bảng chú giải còn giúp chúng ta rút ra được
những kiến thức nhất định có tính chất tổng quát.
Chính vì vậy mà theo tôi khi hướng dẫn học sinh khai thác một lược đồ ta
nên cho học sinh làm theo các bước như sau:
+ Bước 1:
Xác định tên của hình vẽ (tên của lược đồ). Việc này giúp học sinh
xác định được nội dung chính mà lược đồ thể hiện, đề cập tới
+ Bước 2:
Xác định phương pháp thể hiện nội dung này trong lược đồ. Muốn
vậy học sinh cần đọc bảng chú giải.
+ Bước 3:
Đọc và phân tích các nội dung được thể hiện trên lược đồ.
Việc rèn kĩ năng khai thác lược đồ cần phải được làm đầy đủ theo
các bước. Nhất là với những bản đồ mà học sinh lần đầu tiếp xúc thì không
thể bỏ sót bước nào. Tuy nhiên với những lần tiếp theo chúng ta có thể cho
phép học sinh làm tắt vì nếu lần nào cũng làm như vậy thì sẽ lặp lại không
cần thiết.
Ở đây theo tôi, tuỳ theo từng mục tiêu, yêu cầu của mỗi bài học mà
giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ với các mức
độ khác nhau:
+ Mức bình thường: chỉ cần đọc các nội dung cơ bản thể hiện trên bản đồ.
Ví dụ: Hình 3.1. Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, năm
1999
? Em hãy cho biết hình 3.1 có tên là gì?
? Vậy nội dung chính được thể hiện trong bản đồ là yếu tố
nào?
? Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta dùng
phương pháp gì?
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
? Hãy trình bày sự phân bố dân cư và đô thị của nước ta?.
+ Mức nâng cao: bằng những câu hỏi nâng cao, học sinh cần sử dụng
những kiến thức đã học để cắt nghĩa, giải thích, từ đó tìm ra mối quan hệ
giữa các yếu tố địa lí.
Ví dụ: Cũng với lược đồ 3.1, sau khi khai thác giống như trên giáo
viên đặt câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư và đô thị trên lãnh thổ
nước ta?
? Giải thích vì sao sự phân bố dân cư và đô thị của nước ta lại
không đồng đều giữa các vùng, miền?
Bằng những câu hỏi gợi mở như vậy, học sinh phải vận dụng kiến
thức học ở lớp 8 về đặc điểm của tự nhiên Việt Nam để trả lời những câu
hỏi trên. Vì sự phân bố dân cư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó
quan trọng nhất là các yếu tố tự nhiên. Nơi đâu có điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho đời sống và sản xuất kinh tế của con người thì ở đó dân cư tập
trung đông đúc, quá trình đô thị hoá phát triển và ngược lại.
Một điều lưu ý trong khi hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược
đồ là giáo viên cần có những câu hỏi mang tính tích hợp, cần có sự liên kết
giữa bài đang học với bài đã học để học sinh phải vận dụng những kiến
thức đã học trả lời câu hỏi. Làm như vậy là chúng ta vừa cung cấp kiến
thức mới vừa củng cố kiến thức cũ cho học sinh. Hoặc là chúng ta nên kết
hợp 2 - 3 lược đồ trong sách giáo khoa để học sinh trả lời.
Ví dụ: Khai thác hình 24.3 - Lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ
Sau khi khai thác chung, giáo viên đặt câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về sự phân bố các trung tâm kinh tế trong
vùng?
? Hãy giải thích.
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
13
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Như vậy học sinh phải dựa vào kiến thức của bài 23, kết hợp giữa
hình 23.1 và hình 24.3 để giải thích.
Với những câu hỏi mang tính chất tích hợp kiến thức, giáo viên cần
có những hướng dẫn cụ thể là phải sử dụng kết hợp với lược đồ hay bài
học nào trong sách giáo khoa để học sinh không gặp khó khăn trong quá
trình nghiên cứu.
2.2.2. Biểu đồ.
Trong sách giáo khoa Địa lý 9, có nhiều loại biểu đồ khác nhau như:
biểu đồ dân số, biểu đồ về lao động - việc làm, biểu đồ kinh tế - xã hội…
Song trong đó, chiếm nhiều nhất là các biểu đồ kinh tế - xã hội. Trong
khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ xin đi sâu vào các biểu đồ về kinh tế - xã
hội.
Để thể hiện cho các yết tôt kinh tế - xã hội, sách giáo khoa đã sử
dụng nhiều dạng biểu đồ khác nhau: biểu đồ hình cột, biểu đồ đường biểu
diễn (đồ thị), biểu đồ cột - đường kết hợp, biểu đồ hình tròn. Mặc dù vậy,
theo ý kiến chủ quan của tôi, chúng ta nên chia các dạng biểu đồ trong
sách giáo khoa thành 2 dạng:
- Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng (thay đổi) của các yếu tố địa lý
theo thời gian.
- Biểu đồ thể hiện cơ cấu.
Ở mỗi dạng biểu đồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác
theo một cách nhất định.
* Dạng biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng (thay đổi)
Ở dạng biểu đồ này, sách giáo khoa thường sử dụng 3 loại
+ Đường biểu diễn (đồ thị)
+ Cột
+ Cột - đường kết hợp
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Dạng biểu đồ này có thể thể hiện cho một hoặc đồng cho thời nhiều
yếu tố địa lý cùng một lúc (tối đa không quá 4 yếu tố) trong một khoảng
thời gian nhất định. Với dạng biểu đồ này, người ta thường dùng một hệ
trục toạ độ gồm:
+ 1 trục tung (hoặc 2 nếu đơn vị tính cho các yếu tố không đồng
nhất) thể hiện cho đại lượng tính của các yếu tố được thể hiện.
+ 1 trục hoành thể hiện cho thời gian.
Để khai thác loại biểu đồ này, học sinh cần dựa vào hệ toạ độ để
theo dõi diễn biến của các yếu tố theo thời gian. Diễn biến của các yếu tố
được thể hiện ở độ cao - thấp của cột và sự đi lên hay đi xuống của đường
biểu diễn. Khi khai thác, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác từ
tổng thể rồi mới đến chi tiết, và từ đó sẽ rút ra được những kết luận cần
thiết. Vì vậy bước đầu khi hưỡng dẫn học sinh khai thác loại biểu đồ này
giáo viên nên đưa ra những câu hỏi có tính gợi mở để học sinh khai thác
theo một trình tự khoa học. Cụ thể, theo tôi, giáo viên nên đặt những câu
hỏi như:
? Biểu đồ này có những yếu tố nào được thể hiện? Trong thời gian
bao lâu? Đại lượng tính của từng yếu tố?
? Các yếu tố này được thể hiện như thế nào?
? Nhận xét chung về sự thay đổi của các yếu tố này? (các yếu tố có
thay đổi không? yếu tố nào tăng, yếu tối nào giảm?)
? Nhận xét cụ thể? - Yếu tố nào tăng? Tăng như thế nào?
- Yếu tố nào giảm? Giảm như thế nào?
? Hãy rút ra kết luận chung?
Ví dụ: Khi khai thác hình 40.1, giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở:
? Có những yếu tố nào được thể hiện? Trong thời gian bao lâu? Đại
lượng tính của từng yếu tố?
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
15
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
?Nhận xét chung về tình hình khai thác,xuất khẩu và nhập khẩu
xăng dầu của nước ta từ năm 1999 đến năm 2002?
? Rút ra kết luận về tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước
ta?
* Dạng biểu đồ cơ cấu.
Dạng biểu đồ thường được biểu hiện bằng các hình tròn, trong hình
tròn được chia ra thành các hình rẻ quạt. Mỗi hình rẻ quạt lại thể hiện cho
một yếu tố địa lý trong tổng thể.
Với biểu đồ cơ cấu ở 1 năm, ta chỉ cần dựa vào tỷ lệ của các hình rẻ
quạt để thấy được tỷ lệ cơ cấu của các yếu tố trong tổng thể các đối tượng.
Còn với biểu đồ cơ cấu trong 2,3 năm thì cần phải chú ý đến:
+ Bán kính của các đường tròn
+ Sự thay đổi kích thước của các hình rẻ quạt trong mỗi hình tròn
Ví dụ: Khi khai thác hình 4.1, giáo viên đặt câu hỏi:
? Trình bày cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta vào
năm 1989 và năm 2003?
? Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của
nước ta từ năm 1989 đến năm 2003?
? Sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế nói lên điều
gì?
Một điều đáng chú ý khi tiến hành khai thác các biểu đồ mà nội dung của
nó thể hiện từ hai yếu tố trở lên là học sinh cần phải đọc bản chú giải trước
khi đi vào phân tích từng nội dung cụ thể.
2.2.3. Bảng số liệu:
Nguyên tắc chung khi phân tích bảng số liệu là:
- Không được bỏ sót dữ liệu. Giống như trong khi giải toán, các dữ liệu
được đưa vào bảng số liệu đều được người viết sách chọn lọc, có ý đồ từ
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
16
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
trước. Bởi vậy, việc bỏ sót các dữ liệu có thể dẫn đến cách cắt nghĩa sai
sót.
- Biết phân tích các số liệu phản ánh có tính tổng quát cao, trước khi đi vào
chi tiết. Thường là đi từ các số phản ánh đặc tính chung của tập hợp các số
liệu tới các số liệu chi tiết thuộc về một đặc tính nào đó, một bộ phận nào
đó của tập hợp các đối tượng, hiện tượng địa lí nói tới trong bảng.
Ví dụ: Khai thác bảng 17.2 - Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội
ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ (Đông Bắc và tây Bắc), năm 1999
+ Điều đầu tiên, chúng ta quan sát tổng quát xem trong bảng số liệu này có
những nội dung nào được trình bày.
Ở đây có: + Mật độ dân số
+ Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
+ Tỷ lệ hộ nghèo
+ Thu nhập bình quân trên đầu người một tháng
+ Tỷ lệ người biết chữ
+ Tuổi thọ trung bình
+ Tỷ lệ dân thành thị
Các nội dung này được thể hiện giữa Đông Bắc, Tây Bắc so với cả nước
+ Sau đó, chúng ta mới quan tâm cụ thể hơn đến từng nội dung một: như
tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, hay GDP/người/tháng Vì vậy trong quá
trình khai thác bảng số liệu, giáo viên đưa ra các câu hỏi cho học sinh trả
lời theo các bước từ khái quát đến chi tiết.
- Tìm mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích số liệu theo cột, hàng, các
quan hệ so sánh giữa các số liệu theo cột, theo hàng.
Ví dụ: Khi phân tích bảng 17.2, sau khi đã phân tích các số liệu theo
hàng dọc hàng ngang, giáo viên đặt những câu hỏi mang tính khái quát:
+ So sánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa
* Hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc?
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
17
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
* Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ với cả nước?
+ Em có nhận xét gì giữa tỷ lệ người biết chữ với tỷ lệ gia tăng tự
nhiên của dân số?
- Từ đó, dựa vào mối quan hệ trong chuỗi các số liệu theo hàng, theo cột
mà tìm ra đặc điểm nền kinh tế - xã hội của vùng Trung du và Miền núi
Bắc Bộ cũng như thấy được sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế -
xã hội giữa vùng này với cả nước.
2.2.4. Tranh, ảnh địa lý
Trong sách giáo khoa địa lí 9 có rất nhiều tranh, ảnh địa lí được đưa
vào, gồm nhiều dạng khác nhau như tranh, ảnh về thiên nhiên, về con
người, về văn hoá - xã hội… Nhưng nhiều nhất là tranh, ảnh về hoạt
động kinh tế. Dựa vào vai trò và ý nghĩa của tranh ảnh với nội dung bài
học, theo ý kiến chủ quan của tôi, nên chia ra thành 2 loại:
Loại 1: Tranh ảnh bổ trợ kiến thức cho kênh chữ: Đây là những
tranh, ảnh mang tính chất minh hoạ, nên trong quá trình giảng dạy giáo
viên chỉ hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh từ đó giúp học sinh hiểu rõ
hơn nội dung mà bài học đề cập đến. Với loại này, tôi xin phép không đi
sâu.
Loại 2: Khai thác nội dung kiến thức bài học từ kênh hình. Với loại
tranh ảnh này, giáo viên cần có cách hướng dẫn để có thể giúp học sinh
khai thác kiến thức một cách hiệu quả nhất. Vì một bức tranh, ảnh hàm
chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Cùng một bức tranh nhưng có thể dùng cho
nhiều hơn một bài học nên chúng ta cần hướng dẫn học sinh cách khai thác
phù hợp với nội dung của từng bài học, phần học. Theo tôi ta nên làm theo
quy trình sau:
- Xác định tên, nội dung của bức tranh, ảnh
- Mô tả nội dung của bức tranh, ảnh
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
18
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tìm nội dung bức tranh, ảnh phản ánh nội dung của các phần học,
bài học.
Ví dụ: Khi khai thác hình 23.3. Để làm rõ những khó khăn về cơ sở
hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Bắc Trung Bộ, giáo viên nên
đặt câu hỏi:
? Cho biết hình 23.3 có nội dung là gì.
? Hãy mô tả công trình thuỷ lợi trên.
? Vậy em thấy với công trình thuỷ lợi như trên có đáp ứng được nhu
cầu tưới nước về khô, tiêu nước về mùa lũ không.
Trong quá trình khai thác tranh, ảnh địa lí tuỳ từng bài học, giáo viên
có thể tích hợp kiến thức với các môn học khác như Lịch Sử, Giáo dục
công dân, Sinh học, Văn học để học sinh một lần nữa được củng cố,
khắc sâu kiến thức, giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề đang
được bàn luận.
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh khai thác hình 24.4, giáo viên có
thể tích hợp với môn Lịch sử. Sau khi khai thác cơ bản nội dung, giáo viên
đưa ra câu hỏi:
? Ngôi nhà này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời và sự
nghiệp của vị cha già kính yêu của dân tộc Việt nam.
Hoặc khi khai thác hình 25.2, 25.3, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi
? Em hiểu biết gì về Phố cổ Hôi An và Thánh địa Mỹ Sơn?
Để trả lời những câu hỏi này, ngoài kiến thức của môn Địa lí, học sinh
phải vận dụng cả kiến thức của môn Lịch sử mới có thể trả lời được.
Ví dụ 2: Khi khai thác các ảnh của hình 29.4, giáo viên yêu cầu học sinh
trả lời các câu hỏi:
? Hãy mô tả cảnh quan trong các bức ảnh.
Sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi mang tính tích hợp:
? Vì sao Đà Lạt lại được mệnh danh là "Thành phố của ngàn hoa"
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
19
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Câu trả lời ở đây là: Đà Lạt là thành phố nằm trên cao, có khí hậu mát mẻ,
trong một ngày ở đây có đến “4 mùa”. Vì thế, đây là địa bàn rất thuận lợi
cho câc loài hoa phát triển. Do chế độ nhiệt, ẩm thuận lợi như vậy nên cây
cối quanh năm ra hoa, kết trái và ở đây co rất nhiều loài hoa sinh sống. Để
trả lời câu hỏi này, ngoài kiến thức của môn Địa lý học sinh cần sử dụng
kiến thức của môn Sinh học.
2.2.5. Sơ đồ, hình vẽ
Sơ đồ, hình vẽ là loại kênh hình chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong chương
trình sách giáo khoa Địa lí 9. Tuy vậy đây là những yếu tố rất quan trọng
bởi những hình vẽ này rất độc đáo, nó chỉ có trong sách giáo khoa mà
hầu như trong hệ thống đồ dùng dạy học không có. Loại kênh hình này
trong sách giáo khoa địa lí 9 chủ yếu là các sơ đồ thể hiện mối quan hệ
giữa các yếu tố kinh tế - xã hội và giữa các yếu tố tự nhiên cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Song theo tôi, để hướng dẫn học sinh khai
thác, chúng ta có thể tiến hành theo tiến trình sau:
1. Xác định các nội dung được thể hiện trong hình vẽ, sơ đồ.
2. Cách thức (phương pháp) thể hiện các nội dung
3. Đọc các thông tin về nội dung mà sơ đồ, hình vẽ thể hiện.
4. Tìm các mối quan hệ giữa các yếu tố nội dung thể hiện trong hình
vẽ, sơ đồ.
Trong quá trình khai thác các hình vẽ, sơ đồ trong sách giáo khoa,
chúng ta cần áp dụng các bước một cách linh hoạt. Tuỳ theo nội dung của
từng hình mà chúng ta có thể lược bớt hoặc thay đổi thứ tự các bước,
không nên quá cứng nhắc. Có thể với cùng một dạng, thì ở lần đầu cần
hướng dẫn học sinh cụ thể nhưng với những lần sau, chỉ cần đặt câu hỏi
theo trình tự để học sinh trả lời và tìm ra những kiến thức cần khai thác.
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
20
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Nếu những sơ đồ và hình vẽ mà chúng ta khai thác có quan hệ tới
các loại kênh hình khác thì ta nên sử dụng kết hợp nhằm tạo ra hiệu quả
cao hơn.
Ví dụ 1: Khai thác hình 11.1.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi:
? Cho biết nội dung của hình 1.1.
? Trình bày mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên tới sự
phát triển của các ngành công nghiệp ở nước ta.
? Nhận xét về vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự
phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
? Hãy trình bày sự phân bố của các loại tài nguyên khoáng
sản quan trọng của nước ta trên bản đồ.
Ví dụ 2: Khai thác hình 35.2.
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời:
? Cho biết hình 35.2 có nội dung là gì.
? Hãy trình bày các tài nguyên thiên nhiên cho phát triển nông
nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? Kết hợp chỉ trên bản đồ treo
tường.
? Các nguồn tài nguyên này hiện nay đang có những thay đổi như
thế nào?
3. Kết quả:
Rèn luyện kỹ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 8
cho học sinh là một vấn đề tôi quan tâm từ khi được đi học lớp thay sách
giáo khoa trong dịp hè. Ngay từ khi có cuốn sách trong tay, tôi đã thấy
được những điều đổi mới của cuốn sách. Song bản thân tôi cũng có không
ít những điều băn khoăn là làm sao để có thể khai thác và rèn cho học sinh
có kỹ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa tốt nhất? Sau một
thời gian tìm tòi và áp dụng những phương pháp như đã trình bày trong
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
21
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
phần nội dung, kết qủa thu được thật dáng mừng, mặc dù nó chưa hẳn là
mỹ mãn, song bước đầu tôi cũng có thể chấp nhận với kết quả này.
Với bản thân, tự tôi đã hình thành cho mình một phương pháp thích
hợp, tránh được những điều khiếm khuyết như đã nói ở phần lý do chọn đề
tài. Rèn cho học sinh kỹ năng khai thác các loại kênh hình trong sách giáo
khoa.
Với học sinh, trên 80% học sinh có kỹ năng khai thác kênh hình
tương đối tốt, trong đó có khoảng 50% có được kỹ năng tốt. Sau một học
kỳ áp dụng phương pháp này, học sinh có thể tự khai thác kiến thức từ
kênh hình và biết dừng đúng điểm, biết khai thác được các tầng ý nghĩa
của kênh hình.
Mặc dù vậy, vẫn còn những tồn tại cần khắc phục: Còn một số ít học
sinh chưa hình thành cho mình được kỹ năng cần thiết. Đôi lúc giáo viên
do quá quan tâm đến việc khai thác kênh hình nên chưa đảm bảo tốt về
mặt thời gian. Hơn nữa giáo viên chưa có nhiều phương pháp thích hợp
hơn với những học sinh có khả năng tiếp thu chậm.
4. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình triển khai, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực
tế giảng dạy, tôi xin đưa ra một số điều dáng chú ý như sau:
Khi hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng khai thác kênh hình cho học
sinh, giáo viên cần phải áp dụng một cách linh hoạt không nên dập khuôn,
máy móc.
Cần phải phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp phù hợp
với từng nhóm. Với nhóm học sinh có khả năng nhận thức nhanh giáo viên
có một phương pháp, với nhóm học sinh nhận thức chậm giáo viên lại có
một phương pháp khác đơn giản và cụ thể hơn.
Việc rèn kỹ năng khai thác kênh hình cho học sinh đòi hỏi một thời
gian không ngắn. do vậy, ở những bài đầu giáo viên nên dành thời gian
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
22
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
hướng dẫn thật cụ thể chi tiết. Có thể những tiết học đầu, về mặt thời gian
sẽ gặp khó khăn nhưng ở những tiết học sau sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Thời gian đầu cần chi tiết, ta giản ước dần và ở những tiết sau dành thời
gian để nâng cao kiến thức, khai thác kênh hình ở những lớp nghiã sâu
hơn.
Một việc rất quan trọng mà ở đây tôi xin nhắc lại đó là công tác
chuẩn bị. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo tất cả các khâu trước khi lên lớp,
đặc biệt là phải có được những phương pháp giảng dạy phù hợp sao cho
vừa hướng dẫn học sinh những kỹ năng mới vừa củng cố những kỹ năng
cũ.
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
23
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN C: KẾT LUẬN.
Kĩ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa là một yếu tố rất
quan trọng trong quá trình, học tập, nghiên cứu môn Địa lí nói chung và
địa lí lớp 8 nói riêng. Có được một kĩ năng khai thác kênh hình trong sách
giáo khoa đó chính là tiền đề tố để đạt kết quả cao trong môn học.
Để đến đích cần đạt có rất nhiều con đường khác nhau, song con
đường hợp lí nhất, khoa học nhất thì không nhiều. Việc rèn luyện kĩ năng
khai thác kênh hình trong sách giáo khoa cho học sinh cũng vậy. Để rèn
được cho học sinh kĩ năng này đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, sáng
tạo để tạo cho mình một phương pháp thích hợp và khoa học nhất, từ đó
mới có thể hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết. Việc rèn kĩ
năng khai thác kênh hình cho học sinh là một công việc khó khăn, cần một
thời gian lâu dài vì đây là một kĩ năng không phải giản đơn, do vậy người
giáo viên Địa lí cần phải làm việc này thường xuyên, liên tục và dài lâu.
Là một giáo viên mới ra trường, thời gian công tác chưa lâu vì vậy
kinh nghiệm trong giảng dạy không nhiều. Mặc dù vậy tôi đã mạnh dạn
tìm tòi và áp dụng sáng kiến của mình vào thực tế giảng dạy và đã thu
được những kết quả tương đối khả quan. Nhưng, chắc chắn đề tài cũng
không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong có được những ý
kiến đóng góp.
Cuối cùng, tôi rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các
đồng nghiệp để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
MSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSMSSMSMSMSMSMSMMS
24