Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 8 ĐỂ GIẢNG DẠY PHẦN CHÂU Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 22 trang )

CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 8
ĐỂ GIẢNG DẠY PHẦN CHÂU Á

1


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
1.Cơ sở lí luận
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng để đạt được
hiệu quả cao người giáo viên phải tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập sáng
tạo - Đây là nguồn gốc của nhận thức lý tính, cơ sở tiếp thu tri thức ở học sinh.
Muốn thực hiện được điều này trước tiên cần sử dụng hiệu qủa các phương tiện
dạy học bộ môn. Đối với môn Địa lý, kênh hình là phương tiện dạy học cực kì
quan trọng mà giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng để khai thác, tìm hiểu
các nội dung kiến thức về địa lý tự nhiên, dân cư - xã hội của các châu lục và
Việt Nam........phát triển nhận thức và các kỹ năng địa lý.
Kênh hình có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy và học tập địa lý.
Kênh hình cũng chính là nội dung kiến thức, có những kiến thức không được thể
hiện ở kênh chữ mà lại được thể hiện ở kênh hình.Vì vậy giáo viên cần phải
hướng dẫn học sinh đọc và khai thác kiến thức từ kênh hình.
Chương trình sách giáo khoa địa lý mới từ lớp 6 đến lớp 9 đặc biệt là
phần địa lý đầu lớp 8 nghiên cứu về địa lý châu Á (Đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội, kinh tế của châu lục), khối lượng kiến thức tương đối rộng và khó đặc
biệt phần kênh chữ biên soạn quá ngắn gọn nên học sinh trong quá trình tiếp thu
bài nhiều chỗ khó hiểu. Muốn hiểu được học sinh phải dựa vào kênh hình, phải
khai thác kênh hình để tiếp thu bài.
2. Cơ sở thực tiễn
Với bộ môn Địa lý khối lớp 8 qua quá trình đã trực tiếp giảng dạy, thực tế
tôi thấy học sinh tiếp nhận kiến thức rất chậm. Đặc biệt vấn đề kỹ năng khi sử


dụng kênh hình rất chậm và kém. Học sinh rất lúng túng khi khai thác kiến thức
từ kênh hình, có nhiều học sinh không biết cách khai thác và đọc các thông tin
được thể hiện trong các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu...........
Qua các đợt giao lưu tập huấn về phương pháp dạy học môn Địa lý các
thầy cô cũng nói khá nhiều về vấn đề khai thác và sử dụng kênh hình. Điểm khó
nhất là hướng dẫn học sinh như thế nào để học sinh tiếp cận, khai thác kênh hình
một cách nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
II. Mục đích nghiên cứu
Địa lý các châu lục là một phần cơ bản trọng tâm của chương trình địa lý
cấp THCS, trong đó các kiến thức về địa lí châu Á nằm trong chương trình địa
lý lớp 8. Nhằm giúp cho các em có được những kiến thức cơ bản về tự nhiên,
dân cư - xà hội, kinh tế của châu Á thông qua việc sử dụng, khai thác tối đa kênh
hình trong sách giáo khoa. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến:" Phương
pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 để giảng dạy phần châu
Á".
III. Đối tượng nghiên cứu
- Vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 phần châu Á.
- Mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa Địa lý 8 phần
châu Á.
- Một số loại kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 phần châu Á.
2


- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở phần châu
Á.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến sáng kiến.
- Nghiên cứu hoạt động giảng dạy của giáo viên.
- Nghiên cứu kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Nghiên cứu kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp.


3


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 phần châu Á.
Như đã nói ở trên kênh hình trong sách giáo khoa địa lý có vai trò quan
trọng trong dạy học . Với môn Địa lý 8- phần châu Á kênh hình vừa có chức
năng là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức quan trọng đối với học sinh.
Kênh hình không chỉ giúp học sinh nhận thức các sự vật hiện tượng địa lý về tự
nhiên, kinh tế dân cư- xã hội của châu Á một cách thuận lơị sinh động hơn mà
còn là nguồn tri thức để học sinh phát hiện tìm tòi ra những kiến thức địa lý mới,
những mối quan hệ có tính chất tự nhiên.
II. Mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa Địa lý 8
phần châu Á.
Trong sách giáo khoa địa lý 8 kênh chữ, kênh hình có gắn bó mật thiết với
nhau. Kênh chữ gồm các bài khoá, các câu hỏi hướng dẫn và bài tập hướng dẫn
học sinh tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng dựa vào kênh hình hoặc ôn tập
củng cố kỹ năng.
Kênh hình lại là bộ phận quan trọng trong sách giáo khoa vừa có chức
năng minh hoạ cho kênh chữ vừa là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, là
cơ sở hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nhiều nội dung kiến thức
cơ bản quan trọng không được trình bày ở phần kênh chữ nhưng lại thể hiện ở
phần kênh hình. Do đó để học sinh có kỹ năng tìm tòi kiến thức từ kênh hình
giáo viên phải là người định hướng, hướng dẫn các em khai thác kênh hình làm
sao cho đạt hiệu quả cao.
III. Một số loại kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 phần châu Á.
1. Các loại kênh hình- phần châu Á
Loại kênh hình


Số lượng

Bản đồ

7

Lược đồ

25

Biểu đồ

6

Tranh ảnh địa lý

13

Bảng số liệu

18

2. Vai trò, ý nghĩa của từng loại kênh hình sách giáo khoa địa lý 8- phần
châu Á.
2.1. Bản đồ
Phần châu Á có 7 bản đồ quan trọng:
- Bản đồ tự nhiên châu Á: Có vai trò giúp học sinh tìm được vị trí địa lý, đặc
điểm địa hình, khoáng sản, sông ngòi, cảnh quan của châu Á.
- Bản đồ khí hậu châu Á: Học sinh sẽ tìm hiểu được đặc điểm khí hậu của châu
Á, (Tính đa dạng của khí hậu- sự phân hoá của khí hậu- Giải thích được tại sao

khí hậu châu Á phân hoá như vậy) từ đó xác lập được mối quan hệ giữa vị trí địa
lý- địa hình với khí hậu.
4


- Bản đồ hành chính châu Á: Giúp cho học sinh nhận biết được sự phân chia
lãnh thổ của từng vùng, từng lãnh thổ, từng quốc gia của châu Á. Biết được thủ
đô của từng quốc gia.
- Bản đồ kinh tế châu Á: Có vai trò cho học sinh hiểu được đặc điểm kinh tế
của châu Á. Đó là sự phân bố của ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Những thế mạnh kinh tế riêng biệt của từng vùng.
- Những bản đồ khu vực gồm: (Bản đồ tự nhiên- kinh tế khu vực Tây Nam Á,
bản đồ tự nhiên- kinh tế khu vực Nam Á, bản đồ tự nhiên- kinh tế khu vực
Đông Á, bản đồ tự nhiên- kinh tế khu vực Đông Nam Á). Những bản đồ này sẽ
có vai trò giúp học sinh tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội, kinh tế
của từng vùng, từng khu vực của châu Á. Hình thành cho các em kỹ năng nhận
xét, so sánh giữa các vùng, các khu vực châu Á.
2.2. Lược đồ sách giáo khoa
Tổng số các lược đồ trong sách giáo khoa có 25 lược đồ.
+ H 1.1 "Lược đồ vị trí địa lý châu Á trên Địa cầu": Có vai trò giúp học sinh
hiểu được vị trí địa lý của châu Á. Dựa trên chú giải của lược đồ từ đó các em sẽ
xác lập được kiến thức từ lược đồ này đó là: châu Á nằm ở bán cầu Đông, nửa
cầu Bắc, tiếp giáp với 3 đại dương, 2 châu lục. Đây là châu lục rộng lớn nhất thế
giới.
+ H 1.2 "Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á": Lược đồ này giúp
các em hiểu được 3 đối tượng địa lí tự nhiên của châu Á.
- Thứ nhất: Địa hình có mấy dạng? Phân bố ỏ đâu? Hướng của địa hình?
- Thứ 2: Đặc điểm khoáng sản của châu Á phân bố như thế nào trong không
gian? Những loại khoáng sản điển hình? Vai trò của nó đối với các ngành kinh
tế.

- Thứ 3: Học sinh hiểu được đặc điểm sông ngòi châu Á: Phân bố ở đâu? Kể tên
những con sông lớn, hướng chảy của sông ngòi - Nơi bắt nguồn, nơi đổ ra biển.
+ H 2.1 “Lược đồ các đới khí hậu châu Á”: Giúp học sinh hiểu được đặc điểm
khí hậu của châu Á gồm 5 đới khí hậu và nhiều kiểu khí hậu, thể hiện được tính
chất đa dạng. Các em hình thành được kĩ năng tổng hợp các mối quan hệ địa lý
giữa vị trí - địa hình - khí hậu.
+ H 3.1 “Lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á”: Giúp học sinh nhận biết
từng đới cảnh quan tự nhiên của châu Á, sự phân bố của từng đới cảnh quan tự
nhiên, đới cảnh quan nào có diện tích lớn nhất.
+ H 4.1; H 4.2 "Lược đồ phân bố khí áp và các hướng gió chính về mùa đông
(tháng 1) ở khu vực khí hậu gió mùa châu Á: Lược đồ phân bố khí áp và các
hướng gió chính về mùa hạ (tháng 7) ở khu vực khí hậu gió mùa châu Á” Học
sinh nhận ra đặc điểm của từng loại gió, hướng thổi, thổi vào mùa nào? Thổi từ
đâu đến đâu? Bản chất của từng loại gió,
+ H 5.1 "Lược đồ phân bố các chủng tộc ở châu Á": Cho các em thấy được châu
Á có 3 chủng tộc chính được phân bố ở những khu vực khác nhau. Chủng tộc Ơrô-pê-ô-it ở Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á. Chủng tộc Môn-gô-lô-it ở Đông
Nam Á, Bắc Á, Đông Á. Chủng tộc Ô-xtra-lô-it ở Đông Á, Nam Á.
+ H 6.1 "Lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của châu Á": Giúp học
sinh hiểu dân cư của châu Á phân bố như thế nào? Những khu vực đông dân là
5


Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. Những khu vực còn lại của châu Á là những
khu vực thưa dân. Các em sẽ hiểu được tại sao dân cư của châu Á phân bố như
vậy? Đọc tên và nắm được những thành phố lớn của châu Á.
+ H 7.1 "Lược đồ phân loại các quốc gia và lãnh thổ châu Á theo mức thu
nhập": Học sinh nắm được những quốc gia có thu nhập cao nằm ở khu vực nào?
Mức thu nhập là bao nhiêu? Những quốc gia có thu nhập thấp ở đâu? Mức thu
nhập là bao nhiêu? Liên hệ với Việt Nam.
+ H 8.1 "Lược đồ phân bố cây trồng, vật nuôi ở châu Á": Học sinh nắm được

đặc điểm kinh tế, các cây trồng vật nuôi ở châu Á. Sự phân bố của từng nhóm
cây, loại cây, con vật. Đánh giá được 2 vùng nông nghiệp riêng biệt của châu Á
với cơ cấu cây trồng vật nuôi khác nhau hoàn toàn.
+ H 9.1 "Lược đồ tự nhiên Tây Nam Á" Học sinh nắm được điều kiện tự nhiên
(Vị trí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của Tây Nam Á) Đặc biệt là địa
hình, khoáng sản, cảnh quan. Từ đó đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên đến dân cư- xã hội, kinh tế.
+ H 9.3 "Lược đồ các nước khu vực Tây Nam Á": Học sinh sẽ nắm bắt được
khu vực Tây Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Vị trí của từng quốc gia, quốc gia
có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất.
+ H 9.4 "Lược đồ dầu mỏ xuất từ Tây Nam Á đi các nước trên thế giới": Học
sinh nắm được tiềm năng kinh tế chính của Tây Nam Á là nguồn dầu mỏ, những
khu vực có quan hệ kinh tế đối ngoại với Tây Nam Á (Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật
Bản, châu Đại Dương).
+ H 10.1 "Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á": Giúp học sinh hiểu được những
điều kiện tự nhiên của Nam Á (Vị trí, địa hình, sông ngòi, cảnh quan....) để thấy
được những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên khu vực này.
+ H 10.2 "Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á": Giúp học sinh hiểu được đặc điểm
khí hậu khu vực Nam Á . Nơi nào mưa nhiều, nơi nào mưa ít? Do ảnh hưởng
của những yếu tố nào mà lượng mưa phân bố không đều?
+ H 11.1 "Lược đồ phân bố dân cư Nam Á": Học sinh hiểu được sự phân bố
dân cư của Nam Á thấy được các đô thị lớn trên 8 triệu dân phân bố ở những
khu vực ven biển. Dân cư Nam Á chủ yếu phân bố ở ven biển.
+ H 11.5 "Lược đồ các nước Nam Á" : Nâng cao kĩ năng nhận biết về các quốc
gia ở Nam Á, vị trí của từng quốc gia một, quốc gia có diện tích lớn nhất, quốc
gia có diện tích nhỏ nhất.
+ H 12.1 "Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á": Giúp học sinh hiểu, nhận biết
được đặc điểm vị trí của Đông Á (đặc điểm địa hình: Núi, cao nguyên, đồng
bằng...hướng của địa hình). Nhận biết được đặc điểm, vị trí của từng vùng lãnh
thổ Đông Á, làm rõ đặc điểm khí hậu, sông ngòi và cảnh quan của Đông Á.

+ H 14.1 "Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á": Giúp học sinh thấy
rõ được 2 khu vực địa hình (Bán đảo, hải đảo). Đặc biệt phân bố địa hình, hướng
của địa hình, những vùng thường xuyên có núi lửa hoạt động; biết hướng gió
trong mùa đông và mùa hạ ở Đông Nam Á, từ đó phân tích mối quan hệ giữa
hướng gió với lượng mưa... của khu vực.
+ H 15.1 "Lược đồ các nước Đông Nam Á": Học sinh thấy được vị trí của từng
quốc gia Đông Nam Á. So sánh diện tích của các quốc gia với nhau.
6


+ H 16.1 "Lược đồ phân bố nông nghiệp- công nghiệp của Đông Nam Á": Giúp
học sinh thấy được những nét cơ bản của kinh tế Đông Nam Á. Sự phân bố của
từng ngành nông nghiệp, công nghiệp. Ngành nông nghiệp sẽ thấy được sự phân
bố của cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, ngành chăn nuôi. Ngành
công nghiệp thấy được sự phân bố của ngành theo không gian, làm rõ được
những ngành công nghiệp quan trọng từ đó các em có thể so sánh với ngành
nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam.
+ H 17.1 "Lược đồ các nước thành viên ASEAN": Học sinh thấy được các quốc
gia thành viên trong khối ASEAN, quá trình phát triển và mở rộng của khối
ASEAN.
+ H 17.2 "Sơ đồ tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI": Giúp học sinh thấy
được sự liên kết, tạo mối quan hệ kinh tế giữa các vùng, các quốc gia trong
ASEAN. Nhằm thúc đảy kinh tế của ASEAN cũng như các nước thành viên
trong ASEAN.
+ H 18.1 "Lược đồ tự nhiên, kinh tế Campuchia".
+ H 18.2 "Lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào".
Hai lược đồ này trong bài 18 trang 62 và 63 sách giáo khoa, giúp học sinh
thấy được tổng hợp các đặc điểm tự nhiên, kinh tế của Lào, Cam-pu-chia và khả
năng liên hệ với nước ngoài của mỗi quốc gia.
2.3. Biểu đồ sách giáo khoa- phần châu Á

Biểu đồ sách giáo khoa phần Châu Á có 6 biểu đồ, có đến 5 biểu đồ khí
hậu và một biểu đồ kinh tế
* Biểu đồ khí hậu:
Bài tập 1 sách giáo khoa trang 9: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa
điểm: Y-an-gun (Mi-an-ma), E-ri-at (A-râp Xê-ut), U-lan Ba-to (Mông Cổ).
Biểu đồ này giúp học sinh nâng cao kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu. Từ đó rút
ra đặc điểm khí hậu của từng biểu đồ và xác định vị trí các địa điểm trên lược đồ
các đới khí hậu châu Á để biết được đặc điểm khí hậu từng khu vực của châu Á
* Biểu đồ khí hậu:
+ H 14.2 : Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của hai địa điểm: Pa-đăng và Y-an-gun
trang 49. Biểu đồ này giúp học sinh nhận biết được những nét đặc trưng nhất
của khí hậu Đông Nam Á. Đó là:
+Khí hậu xích đạo - Biểu đồ Pa-đăng
+Khí hậu nhiệt đới gió mùa - Biểu đồ Y-an-gun
Từ đó tìm vị trí các địa điểm trên lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông
Nam Á.
* Biểu đồ kinh tế: H 8.2 "Biểu đồ tỉ lệ sản lượng lúa gạo của một số quốc gia
châu Á so với thế giới (%) năm 2003". Giúp học sinh thấy được châu Á là một
trong những châu lục có thế mạnh về sản xuất lúa gạo, biết được những quốc gia
có thế mạnh trong việc sản xuất lúa gạo đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,
Thái Lan.
2.4. Tranh ảnh địa lý- phần châu Á.
Trong phần châu Á có 13 tranh ảnh địa lý giúp học sinh nhận biết được
các đối tượng địa lý qua ảnh.
7


+ H 3.2 "Một số động vật quý hiếm ở châu Á": Giúp học sinh thấy được sự đa
dạng sinh học (động vật) của châu Á, từ đó hình thành tình cảm yêu quý thiên
nhiên, có ý thức bảo vệ các loài động vật quý hiếm.

+ H 5.2 "Nơi làm lễ của một số tôn giáo": Học sinh thấy được sự khác biệt về
nơi hành lễ của các tôn giáo: Hồi giáo, Phật giáo và Ki-tô giáo và biết được châu
Á là cái nôi của những tôn giáo lớn trên thế giới.
+ H 8.3 "Cảnh thu hoạch lúa ở In-đô-nê-xi-a": Học sinh thấy được những đặc
điểm cơ bản của nền nông nghiệp In-đô-nê-xi-a: hình thức sản xuất, công cụ sản
xuất từ đó rút ra những nhận xét về ngành nông nghiệp của châu Á.Liên hệ với
ngành nông nghiệp Việt Nam.
+ H 9.2 "Khai thác dầu ở I-ran": Học sinh thấy được sự phát triển của ngành
công nghiệp khai thác dầu mỏ, thấy được sự giàu có về khoáng sản dầu mỏ ở Iran cũng như các nước khu vực Tây Nam Á.
+ H 10.3 "Hoang mạc Tha": Học sinh nhận biết được cảnh quan hoang mạc của
khu vực Nam Á từ đó hiểu được những nét đặc trưng của tự nhiên Nam Á.
+ H 10.4 "Núi Himalaya": Học sinh thấy được những đặc điểm cơ bản về dãy
núi trẻ cao đồ sộ rất hiểm trở, có đỉnh E-vơ-ret cao nhất thế giới.
+ H 11.2 "Đền Tat ma-han - một trong những công trình văn hoá nổi tiếng ở Ấn
Độ": Học sinh hiểu được những đặc trưng về văn hoá, tôn giáo của Ấn Độ.
+ H 11.3: H 11.4 "Một vùng nông thôn ở Nê-pan: Thu hái chè ở Xri Lan-ca":
Học sinh thấy được những nét chính của một vùng nông thôn và những đặc
điểm kinh tế của những quốc gia Nam Á.
+ H 12.2 "Nơi bắt nguồn của Trường Giang (ảnh chụp vào mùa hạ), trên núi có
băng hà bao phủ quanh năm": Giúp các em thấy được nơi bắt nguồn của một con
sông lớn khu vực Đông Á. Tìm ra mối quan hệ giữa sông ngòi- khí hậu Đông Á.
+ H 12.3 "Phú Sĩ- ngọn núi lửa cao nhất Nhật Bản (3776m)": Một trong những
biểu tượng điển hình của Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á. Đồng thời cũng
giúp học sinh hiểu thêm được tại sao Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất và
núi lửa.
+ H 13.1 "Thành phố cảng I-ô-cô-ha-ma- trung tâm công nghiệp và hải cảng
lớn": Bức ảnh thể hiện rất rõ sự phát triển của một đô thị hiện đại, một trung tâm
công nghiệp- hải cảng lớn của Nhật Bản chứng tỏ đây là quốc gia có trình độ
kinh tế phát triển cao.
+ H 14.3 "Rừng rậm thường xanh": Thấy được những cảnh quan cơ bản của

Đông Nam Á, từ đó tìm ra những mối quan hệ giữa vị trí địa lí- khí hậu với cảnh
quan của Đông Nam Á.
2.5. Các bảng số liệu sách giáo khoa Địa lý 8- phần châu Á.
Sách giáo khoa Địa lý 8 phần châu Á có 18 bảng số liệu gồm các loại số
liệu về kinh tế-xã hội, dân cư.
+ Bảng 2.1 “Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung
Quốc)”. Bảng số liệu này nằm trong phần bài tập 2 trang 9 cung cấp thông tin về
nhiệt độ, lượng mưa ở Thượng Hải (Trung Quốc) giúp học sinh nâng cao kĩ
năng vẽ và phân tích bảng số liệu về khí hậu Thượng Hải (Trung Quốc).
+ Bảng 5.1 “Dân số của châu lục qua một số năm(triệu người)”: Giúp học sinh
có kĩ năng phân tích được số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so
8


với các châu lục khác và so với thế giới. Đây là châu lục đông dân nhất trên thế
giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đạt 1,3 % .
+ Bảng số liệu ở bài tập 2 trang 18 sách giáo khoa: Sự gia tăng dân số của châu
Á từ năm 1800 đến năm 2002. Bài tập này nhằm nâng cao kĩ năng nhận xét sự
gia tăng dân số của châu Á cho học sinh .
+ Bảng 6.1"Số dân của một số thành phố lớn ở châu Á – năm 2000": Giúp học
sinh thấy được dân số trong các thành phố lớn của châu Á từ đó nhận xét được
mức độ phát triển đô thị hoá của châu Á .
+ Bảng 7.2 "Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở một số nước châu Á năm 2001"
Bảng số liệu này tăng kĩ năng nhận xét, đánh giá, phân loại các quốc gia ở châu
Á. Được phân thành 3 loại (các nước có thu nhập cao, các nước có thu nhập
trung bình, các nước có thu nhập thấp).
+ Bảng 8.1 "Sản lượng khai thác than và dầu mỏ ở một số nước châu Á năm
1998" : Học sinh nắm được ngành công nghiệp khai thác ở châu Á đặc biệt là
ngành công nghiệp khai thác than và dầu mỏ.Trong đó khai thác than phát triển
nhất ở Trung Quốc, khai thác dầu mỏ phát triển nhất ở A-rập Xê-út.

+ Bảng 11.1 "Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á": Giúp học sinh
nhận thấy được dân số của từng khu vực châu Á. Khu vực đông dân nhất, khu
vực ít dân nhất, mật độ dân số của từng khu vực.
+ Bảng 12.1 "Cơ cấu sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ". Giúp học sinh
hiểu sâu hơn về sự phát triển kinh tế của Ấn Độ. Trong cơ cấu kinh tế Ấn Độ
ngành dịch vụ phát triển nhất sau đó đến nông nghiệp, công nghiệp.
+ Bảng 13.1 "Dân số các nước và vùng lãnh thổ châu Á năm 2002(triệu người)":
Giúp học sinh hiểu được Đông Á là khu vực đông dân nhất trong đó Trung Quốc
dẫn đầu về dân số khu vực này, sau đó là Nhật Bản cuối cùng là Đài Loan.
+ Bảng 13.2 "Xuất, nhập khẩu của một số quốc gia Đông Á năm 2001 (tỉ
USD)": Học sinh hiểu thêm về kinh tế của Đông Á là ngành dịch vụ trong đó
hoạt động xuất nhập khẩu là phát triển nhất. Học sinh có kĩ năng so sánh cán cân
xuất và nhập khẩu nhận xét được hoạt động xuất khẩu phát triển hơn hoạt động
nhập khẩu.
+ Bảng 13.3 "Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp của
Trung Quốc năm 2001": Học sinh thấy được những thành tựu về 2 ngành kinh tế
quan trọng của Trung Quốc. Đó là ngành công nghiệp, nông nghiệp.
+ Bảng 15.1 "Dân số Đông Nam Á, châu Á và thế giới năm 2002": Học sinh
thấy được đặc điểm về dân số của Đông Nam Á, châu Á và thế giới từ đó hình
thành cho các em kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá dân số của Đông Nam Á.
+ Bảng 15.2 "Một số số liệu của các nước Đông Nam Á năm 2002": Học sinh
sẽ hiểu được đặc điểm cơ bản nhất về các quốc gia ở Đông Nam Á (Dân số, diện
tích, ngôn ngữ, thủ đô).
+ Bảng 16.1 "Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia Đông Nam
Á(% GDP so với năm trước)": Giúp học sinh nhận biết được tình hình tăng
trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á từ năm 1990-2000. Kinh tế của Đông
Nam Á tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc thường bị ảnh hưởng tác động
của nước ngoài, nhất là năm 1998 nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á
đều bị giảm sút.
9



+ Bảng 16.2 "Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của một số
nước Đông Nam Á (%)": Học sinh hiểu được tình hình phát triển của 3 ngành
kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) của một số nước Đông Nam Á từ
năm 1980 đến năm 2000. Từ đó có kĩ năng đánh giá, phân tích tình hình kinh tế
của từng quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
+ Bảng 16.3 "Sản lượng một số vật nuôi, cây trồng năm 2000": Nâng cao được
kĩ năng phân tích, so sánh các loại cây trồng, vật nuôi trong ngành nông nghiệp,
hình thành cho các em kĩ năng vẽ biểu đồ về sự phát triển nông nghiệp.
+ Bảng 17.1 "Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số
nước Đông Nam Á năm 2001 (đơn vị: USD)": Giúp học sinh đánh giá được mức
độ phát triển của từng quốc gia qua việc phân tích các số liệu về bình quân thu
nhập đầu người. Biết dược Việt Nam có mức thu nhập thuộc mức độ nào.Có kĩ
năng vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân của từng quốc gia.
+ Bảng 18.1 "Các tư liệu về Cam-pu-chia và Lào (năm 2002)": Giúp học sinh
phân tích được đặc điểm tự nhiên, dân cư -xã hội, kinh tế của 2 quốc gia Lào và
Cam-pu-chia. Qua đó các em nhận thức được những nét tương đồng về tự nhiên,
lịch sử của 2 quốc gia trên với Việt Nam.
IV. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở
phần châu Á.
1.Hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ.
Trong địa lý lớp 8 muốn cho học sinh khai thác tốt kiến thức từ những
kênh hình thì yêu cầu giáo viên phải giúp học sinh hiểu được kênh hình. Riêng
bản đồ, lược đồ là một trong những kênh hình quan trọng đối với bộ môn Địa lý.
Muốn cho học sinh hiểu được những dạng kênh hình này đòi hỏi người giáo
viên phải có một phương pháp hướng dẫn làm sao cho phù hợp để hình thành
được kĩ năng cho các em.
Giáo viên phải hướng dẫn học sinh khai thác theo trình tự các bước sau:
- Trước tiên học sinh phải đọc tên của bản đồ, biểu đồ.

- Sau đó học sinh phải xem bản chú giải để đọc được các kí hiệu và có biểu
tượng rõ ràng về các sự vật hiện tượng địa lý được thể hiện qua bản đồ, lược đồ.
- Biết làm sáng tỏ tính chất của các đối tượng và hiện tượng riêng biệt được
miêu tả và biểu hiện trên bản đồ, lược đồ. Nói cách khác là hiểu bản chất của
mỗi sự vật hiện tượng trên bản đồ, lược đồ (Hiểu rõ đặc trưng, số lượng, chất
lượng động lực phát triển sự vật và hiện tượng đó).
- Biết không gian phân bố sắp xếp tương hỗ giữa các sự vật và hiện tượng địa lý
trên bản đồ, lược đồ.
- Biết so sánh, phân tích các đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ, lược đồ,
nhằm có được một biểu tượng tổng quát về đối tượng hoặc hiện tượng có trong
các lãnh thổ nói chung để tìm ra mối quan hệ địa lý giữa chúng. tìm ra những
đặc điểm và tính chất địa lý của lãnh thổ không biểu hiện trực tiếp trên bản đồ,
lược đồ.
- Sau khi học sinh có được những kĩ năng cơ bản lúc này giáo viên phải hướng
dẫn cho học sinh cách đọc bản đồ, lược đồ ở các mức độ sau đây:
+ Thứ nhất: Ở mức độ sơ đẳng học sinh có thể đọc được vị trí các đối tượng địa
lý thông qua bảng chú giải.
10


+ Thứ hai: Mức độ cao hơn đòi hỏi học sinh biết dựa vào những hiểu biết về bản
đồ, lược đồ tìm ra những đặc điểm tương đối rõ ràng của đối tượng địa lý biểu
hiện trên bản đồ, lược đồ.
+ Thứ ba: Yêu cầu học sinh phải biết kết hợp với những kiến thức địa lý phân
tích tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các đối tượng địa lý.
Ví dụ 1: Khi học bài: "Vị trí địa lý, địa hình và khoáng sản".
Kênh hình của bài gồm:
- Bản đồ tự nhiên châu Á
- Lược đồ H1.1, H1.2 sách giáo khoa


H 1.1 Lược đồ vị trí địa lý châu Á trên Địa cầu

11


H 1.2 "Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á
Để học sinh tìm ra những đặc điểm cơ bản về vị trí địa lý, địa hình và khoáng
sản của châu Á.Yêu cầu học sinh quan sát kĩ bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ
H1.1, H1.2- phần châu Á.
* Phần chú giải xem có những đối tượng địa lý nào có trên bản đồ, lược đồ (kí
hiệu về thang màu để xác định đặc điểm địa hình, kí hiệu các loại khoáng sản để
đọc đặc điểm khoáng sản...). Từ đó dựa trên bản đồ xác định vị trí địa lý, đặc
điểm địa hình, khoáng sản.
* Vị trí địa lý: Dựa vào H1.1, bản đồ tự nhiên xác định điểm cực Bắc, cực Nam
cụ thể trong H1.1 :
+ Đoạn thẳng A->B, C->D dùng để xác định vị trí các điểm cực,chiều dài từ cực
Bắc đến cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây đến bờ Đông nơi lãnh thổ rộng nhất.
+Xác định được vị trí tiếp giáp của châu Á: Giáp với các đại dương và châu lục
nào.
12


* Địa hình, khoáng sản: Dựa vào H2.1, bản đồ tự nhiên để xác định cụ thể:
+ Đối với địa hình:
- Quan sát thang màu, kí hiệu núi, kí hiệu đồng bằng, sơn nguyên...
- Đọc các kiến thức về địa hình.
- Rút ra đặc điểm địa hình của châu Á có 3 dạng cơ bản, hướng địa hình bắc nam hoặc gần bắc- nam, đông- tây hoặc gần đông - tây.
- Xác định được những khu vực nào của châu Á có địa hình núi, khu vực nào có
địa hình đồng bằng, khu vực nào có địa hình cao nguyên.
+ Đối với khoáng sản giáo viên hướng dẫn học sinh:

- Quan sát các kí hiệu khoáng sản trong bản chú giải.
- Sau đó yêu cầu đọc tên các loại khoáng sản.
- Xác định nơi phân bố ? Có những loại khoáng sản chủ yếu nào?
Ví dụ 2: Khi học bài “Khí hậu châu Á”.
Kênh hình của bài là H 1.2: Lược đồ các đới khí hậu châu Á.

Để học sinh tìm ra những đặc điểm về khí hậu châu Á giáo viên yêu cầu học
sinh:
+ Đọc tên lược đồ.
+ Đọc bảng chú giải xem có những đới và kiểu khí hậu nào, màu sắc, kí hiệu
tương ứng .
+ Đọc tên các đới và kiểu khí hậu đó.
+ Quan sát kĩ lược đồ xác định sự phân bố của các đới và kiểu khí hậu.
13


+ Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới và kiểu khí hậu?
+ Xác định dược Việt Nam nằm ở đới và kiểu khí hậu nào?
Trên cơ sở khai thác dược biểu đồ học sinh sẽ rút ra các đặc điểm cơ bản của khí
hậu châu Á và có liên hệ với khí hậu của Việt Nam.
2. Hướng dẫn học sinh khai thác biểu đồ:
* Với biểu đồ khí hậu: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ biểu đồ.
+ Đường màu đỏ biểu hiện đối tượng địa lý nào? (Nhiệt độ).
+ Hình cột màu xanh biểu hiện đối tượng địa lý nào? (Lượng mưa).
Như vậy biểu đồ khí hậu có 2 đối tượng địa lý (nhiệt độ, lượng mưa). Nhưng
để khai thác hiệu quả một biểu đồ khí hậu yêu cầu học sinh phải quan sát kĩ để
nhìn ra diễn biến của nhiệt độ, lượng mưa trong một năm.
Ví dụ: H14.1 sách giáo khoa trang 49: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác biểu đồ theo cách lập bảng.

Biểu đồ

Pa-đăng

Y-an-gun

Nhiệt độ
- Tháng cao nhất? Bao 7, 10 ; 26o C
nhiêu độ?

4, 8; (29oC-> 33o C)

- Tháng thấp nhất? Bao 12; 24o C
nhiêu độ?

12, 1; 24o C

- Biên độ dao động:

2o C

(5o C-> 9o C)

Lượng mưa:
14


- Tháng mưa nhiều:

Mưa quanh năm nhiều Từ tháng 5 đến tháng 10

nhất vào tháng 10,11
(mùa mưa)

- Tháng mưa ít:

Từ tháng11 đến tháng 4
(mùa khô)

- Tổng lượng mưa

Lớn hơn 2500 mm

1500- 2000mm

Kết luận:

Nhiệt độ cao quanh năm,
tổng lượng mưa lớn, biên
độ nhiệt dao động nhỏ:
Khí hậu xích đạo

Nhiệt độ cao biên độ
nhiệt dao động lớn, chia
làm 2 mùa rõ rệt, tổng
lượng mưa từ 15002000mm: Khí hậu nhiệt
đới gió mùa

- Các loại biểu đồ khác giáo viên cho học sinh xem kĩ chú giải xác định các đối
tượng địa lý (tên biểu đồ, các đại lượng trên biểu đồ đối chiếu, so sánh, giải
thích các đối tượng biểu hiện trên biểu đồ)

*Ví dụ: H8.2 trang 26 sách giáo khoa "Biểu đồ tỉ lệ sản lượng lúa gạo của một
số quốc gia châu Á so với thế giới năm 2003":

+ Học sinh nghiên cứu chú giải xem có bao nhiêu quốc gia được thể hiện trên
biểu đồ (dựa vào màu sắc của bản chú giải).
+ Nhận xét rút ra kiến thức về tình hình phát triển nông nghiệp của châu Á (Nền
nông nghiệp châu Á rất phát triển đặc biệt là cây lúa nước. Một số quốc gia như
Trung Quốc và Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhất còn Việt Nam và Thái Lan
xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất).
3. Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh địa lý - phần châu Á:
15


Có 13 tranh ảnh địa lý. Vậy giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khai
thác những tranh ảnh địa lý này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ nhất: Yêu cầu học sinh đọc tên các tranh ảnh đẻ xem tranh ảnh đó thể
hiện đối tượng địa lý nào
Thứ hai: Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh địa lý tập trung chú ý vào
những chi tiết quan trọng để lĩnh hội kiến thức.
Khi quan sát tranh ảnh địa lý học sinh phải kết hợp vừa quan sát vừa suy
nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên đó là kĩ năng mô tả tường thuật nhận định đánh
giá. Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh vừa định hướng câu hỏi cho học sinh
khai thác triệt để các tranh ảnh địa lý có dẫn chứng minh hoạ sinh động vào
những bài giảng địa lý .
Khi hướng dẫn học sinh làm việc với tranh ảnh địa lý giáo viên phải
hướng dẫn cụ thể từng bước
- Đọc tên bức tranh.
- Bức tranh thể hiện đối tượng địa lý nào.
- Chỉ ra thuộc tính của đối tượng địa lý đó.
- Từ đó rút ra kiến thức từ biểu tượng đó.

- Liên hệ với Việt Nam nếu cần thiết.
*Ví dụ:
+ H 5.2 "Nơi làm lễ của một số tôn giáo"

Giáo viên cần yêu cầu học sinh:
- Đọc tên sau đó quan sát cả 3 bức tranh
- Mô tả các chi tiết quan trọng trong tranh - Kiến trúc của từng bức tranh (Nhà
thờ Hồi giáo có mái vòm. chùa của Phật giáo có mái cong nhọn, nhà thờ Ki-tô
giáo có hình ngọn tháp).
- Rút ra kiến thức cơ bản về đặc điểm kiến trúc tôn giáo (Mỗi tôn giáo thờ một
vị thần khác nhau nên có kiến trúc tôn giáo khác nhau).
- Liên hệ với Việt Nam.
16


+ H11.3 “Một vùng nông thôn ở Nê-pan” và H 11.4 “Thu hái chè ở Xri Lan-ca”.

Giáo viên yêu cầu học sinh:
- Đọc tên hai bức ảnh
- Quan sát và mô tả hai bức ảnh (H 11.3 thể hiện quang cảnh một vùng nông
thôn miền núi ở Nê-pan với những thửa ruộng bậc thang và vài căn nhà nhỏ.
H11.4 thẻ hiện cảnh một người phụ nữ đang thu hái chè ở Xri Lan-ca).
- Rút ra đặc điểm phát triển kinh tế của các nước khu vực Nam Á (Đều là các
nước đang phát triển với một nền nông nghiệp còn rất lạc hậu, công cụ thô sơ,
năng suất kém).
- Liên hệ với Việt Nam.
+ H 14.3 “Rừng rậm thường xanh”

Giáo viên yêu cầu học sinh:
- Đọc tên bức ảnh.

17


- Sau đó quan sát và mô tả bức ảnh (rừng cây rậm rạp, nhiều tầng tán,xanh
ngắt một màu).
- Rút ra mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan khu vực Đông Nam Á. (Khí
hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho rừng phát triển rậm rạp, xanh tốt
quanh năm).
- Liên hệ với Việt Nam.
4. Hướng dẫn học sinh khai thác các bảng số liệu.
- Khi làm việc với bảng số liệu giáo viên cần cho học sinh thấy mục đích làm
việc với bảng số liệu .
- Chú ý tiêu đề của bảng số liệu là về vấn đề gì? Hiểu được đặc trưng không
gian, thời gian của các đại lượng trong bảng số liệu. Tìm trị số lớn nhất, nhỏ
nhất, trung bình.
- Xử lý số liệu theo yêu cầu câu hỏi đặt ra để giải đáp. Khi phân tích, tổng hợp
các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới.
Chú ý không bỏ sót số liệu nào khi phân tích, phân tích số liệu tổng quát trước
khi phân tích số liệu cụ thể.
Ví dụ:
* Bảng 5.1: "Dân số các châu lục qua một số năm(triệu người)".
Năm
1950

2000

2002

Tỉ lệ tăng tự
nhiên (%) năm

2002

Châu Á

1402

3683

3766

1,3

Châu Âu

547

729

728

- 0,1

13

30,4

32

1,0


Châu Mĩ

339

829

850

1,4

Châu Phi

221

784

839

2,4

2522

6055,4

6215

1,3

Châu lục


Châu Đại Dương

Toàn thế giới

- Yêu cầu học sinh đọc tên bảng số liệu
- Học sinh xác định đối tượng cần phân tích là dân số
- Thời gian từ 1950 - 2002.
- Không gian: Thế giới .
- Đối tượng địa lý:
+ Tổng số dân của thế giới và từng châu lục từ 1950 - 2002.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên năm 2002 (%).
- Dân số thế giới ngày càng tăng từ năm 1950 là 2522 triệu người đến năm 2002
là 6215 triệu người.
- Trong năm châu lục châu Á đông dân nhất, tăng nhanh từ 1950 là 1402 triệu
người đến năm 2002 là 3766 triệu người .
18


- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Á là 1,3% bằng tỉ lệ gia tăng của thế giới, cao
hơn châu Đại Dương và châu Âu, thấp hơn châu Phi và châu Mỹ. Từ đó cho học
sinh thấy những điểm cơ bản nhất của dân số châu Á.
* Bảng 11.1 “Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á”.
Khu vực

Diện tích
(nghìn km)

Dân số
(Triệu người)


- Đông Á
- Nam Á
- Đông Nam Á
- Trung Á
- Tây Nam Á

11762
4489
4495
4002
7016

1530
1356
519
56
286

- Yêu cầu học sinh đọc tên bảng số liệu
- Xác định đối tượng cần phân tích là dân số khu vực Nam Á.
- Không gian: các khu vực của châu Á.
- Phân tích:
+ Hai khu vực đông dân nhất châu Á là Đông Á (1503 triệu người), Nam Á
(1356 triệu người)
+ Khu vực Nam Á tuy có dân số ít hơn khu vực Đông Á nhưng lại có mật độ
dân số cao hơn do số dân chỉ kém 1,1 lần còn diện tích kém tới 2,6 lần.
+ Rút ra đặc điểm dân cư Nam Á (là một trong những khu vực có dân cư tập
trung đông nhất châu Á).
* Bảng 16.2 “Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của một số
nước Đông Nam Á (%)"

Quốc gia

Cam-pu-chia
Lào
Phi-lip-pin
Thái Lan

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

1980

2000

1980

2000

1980

2000

55.6
61.2
25.1
23.2


37.1
52.9
16.0
10.5

11.2
14.5
38.8
28.7

20.5
22.8
31.1
40.0

33.2
24.3
36.1
48.1

42.4
24.3
52.9
49.5

- Yêu cầu học sinh đọc tên bảng số liệu.
- Xác định đối tượng phân tích là tỉ trọng các ngành: Nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ.
- Thời gian từ năm 1980 đến năm 2000.
- Không gian: Các quốc gia Đông Nam Á (Lào,Cam-pu-chia,Phi-lip-pin,Thái

Lan).
- Phân tích: Từ năm 1980 đến năm 2000:
+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp của cả bốn quốc gia đều có xu hướng giảm, quốc
gia nào giảm mạnh nhất?
19


+ Tỉ trọng ngành công nghiệp của cả bốn quốc gia đều có xu hướng tăng. quốc
gia nào tăng mạnh nhất?
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ của cả bốn quốc gia đều có xu hướng tăng, quốc gia
nào tăng mạnh nhất?
- Trên cơ sở phân tích rút ra đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á: Cơ cấu
kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các
nước này. Từ đó có thể liên hệ với Việt Nam.
V.Kết quả thực hiện
Áp dụng chuyên đề vào giảng dạy học sinh lớp 8 ở trường THCS Bình
Dương tôi thấy đạt được kết quả rất tốt. Cụ thể như sau:
Mức độ

Trước khi thực hiện đề Sau khi thực hiện đề tài
tài

Tổng số học sinh

73 (100%)

73 (100%)

Số HS thành thạo kĩ năng 16 (21.9%)

khai thác kiến thức từ
kênh hình

59 (80.8%)

Số HS chưa thành thạo kĩ 25 (34.2%)
năng khai thác kiến thức
từ kênh hình

14 (19.2%)

Số HS không biết khai 32 (43.8%)
thác kiến thức từ kênh
hình

0 ( 0%)

PHẦN III. KẾT LUẬN
I.Kết luận
Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước
ta xác định rõ giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Chỉ có giáo dục và đào
20


tạo mới thức sự đưa Việt Nam cất cánh, sánh vai với các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Xác định được mục tiêu như vậy, việc giáo dục thế hệ trẻ ở mọi cấp học,
bậc học phải đặc biệt coi trọng. Mỗi giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến
thức, bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp dạy học, nhất là trong qua trình dạy
học cần sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng từng bộ môn.

Luôn luôn kết hợp học phải đi đôi với hành, nội dung kiến thức phải găn liền với
thực tiễn. Có như vậy, chúng ta mới sáng tạo ra những lớp người có tri thức và
trình độ khoa học, luôn năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển đất
nước trong hiện tại và tương lai.
Chuyên đề được áp dụng vào thực tiễn đã góp một phần vào quá trinh đổi
mới phương pháp dạy học môn Địa lý của giáo viên và từng bước giúp học sinh
có kĩ năng sử dụng khai thác kênh hình trong việc lĩnh hội tri thức địa lý, nâng
cao kĩ năng sử dụng kênh hình.
Là giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm trong giảng dạy và việc áp dụng sáng
kiến chưa được rộng rãi nên không tránh khỏi những thiếu sót rất mong đồng
nghiệp đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn.
II. Kiến nghị
Qua thực tế học tập và nghiên cứu giảng dạy chương trình Địa lý 8 chúng
tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
1. Phòng GD và sở GD thường xuyên mở chuyên đề ở các trường, các huyện
để đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy được học hỏi trao đổi kinh nghiệm
giảng dạy, dần từng bước đáp ứng yêu cầu, mục tiêu chương trình giảng dạy.
2. Tạo điều kiện cho giáo viên về tài liệu hướng dần, tài liệu tham khảo để
chúng tôi có điều kiện tham khảo và tự học bồi dưỡng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

21


22



×