Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ÔN tập môn CÔNG PHÁP QUỐC ĐH KTQD Cô Nguyệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.21 KB, 6 trang )

ÔN TẬP MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ THÁNG 11/2017

Câu 1.
Bạn hãy phân định biển và đại dương theo hướng dẫn của Công ước quốc tế của
Liên hiệp quốc năm 1982 về Luật Biển và nêu rõ quy chế pháp lý của các vùng biển
thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven bờ?

SGK 191-205
Câu 2.
Bạn hãy lấy ví dụ về 1 điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết để chứng minh vai
trò của điều ước quốc tế đối với Việt Nam trong hội nhập quốc tế hiện nay?
Câu 3.
Có quan điểm cho rằng:
“ Quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực
thể quốc tế khác như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành
độc lập, nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội …) của đời sống quốc tế”.
Bạn cho ý kiến bình luận và làm rõ sự khác biệt giữa quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh
với quan hệ do Luật quốc gia điều chỉnh.
Câu 4.
Có ý kiến cho rằng
“Thực thi Luật quốc tế là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp
để đảm bảo các quy định của Luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong
đời sống quốc tế”.
Bằng kiến thức về xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật tại Việt Nam bạn hãy
chứng minh tính đúng đắn của nhận định trên.
Câu 5.
Có ý kiến cho rằng:
“Con đường hình thành Luật quốc tế là quá trình mang tính chất tự nguyện của các
quốc gia, thể hiện ở sự tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành hoặc
theo phương thức thỏa thuận công khai bằng quan hệ điều ước, hoặc mặc nhiên thừa nhận
quy tắc xử sự trong luật tập quán”.


Bình luận ý kiến trên.
Câu 6.
Chỉ rõ con đường hình thành pháp luật quốc tế và mỗi quan hệ biện chứng giữa
luật quốc tế và luật quốc gia?

Lịch sử hình thành: sgk tr 21-25


Mối quan hệ: SGK tr35-38
Câu 7.
Điều ước quốc tế là gì? Bạn hãy phân loại điều ước quốc tế? Với mỗi loại điều ước
quốc tế bạn hãy cho biết tên 1 điều ước quốc tế cụ thể làm ví dụ minh họa?

KN: sgk tr87. Phân loại: sgk tr89
Ví dụ: k có, xem bài làm
Câu 8.
Đường cơ sở là gì? Ý nghĩa của đường cơ sở trong Luật Biển? Các phương pháp
xác định đường cơ sở?

Giống câu 1. Tự xem số trang.
Câu 9.
Hình thức của điều ước quốc tế tồn tại dưới nhiều dạng tên gọi khác nhau như
1. Công ước
2. ……….
....
Bạn hãy điền tiếp vào chỗ ……. Và với mỗi tên gọi đó bạn hãy cho 1 ví dụ minh
họa.
Câu 10.
Khoa học Luật quốc tế quan niệm, quốc gia là thực thể được hình thành trên cơ sở
có lãnh thổ, dân cư và quyền lực nhà nước, với thuộc tính chính trị - pháp lý bao trùm là

chủ quyền quốc gia.
Bằng kiến thức của mình bạn hãy phân tích chủ quyền của quốc gia Việt Nam đối
với lãnh thổ, đối với dân cư nhằm góp phần làm sáng tỏ nội dung của nhận định trên?
Câu 11.
Khi bàn về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, có ý kiến cho
rằng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau.
Bạn hãy chỉ rõ biểu hiện của mối quan hệ này?
Câu 12.
Luật quốc tế, giống như Luật quốc gia, cũng có các chế tài, nhưng việc áp dụng
chế tài của Luật quốc tế do chính quốc gia tự thực hiện bằng cách thức riêng lẻ hoặc tập
thể.
Bạn hãy cho biết:
1. Các biện pháp chế tài do quốc gia áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm pháp
luật quốc gia của chủ thể khác.


2. Chỉ rõ sự khác biệt giữa các biện pháp chế tài của Luật quốc tế với hệ thống chế
tài trong pháp luật quốc gia.
Câu 13.
Mọi điều ước quốc tế có hiệu lực kể từ khi tất cả các bên tham gia đàm phán và
soạn thảo ký vào bản thảo cuối cùng của Điều ước này.
Nhận định trên Đúng hay Sai? Giải thích.

SAI nhưng mà mn tham khảo SGK tr101 và bài làm nữa nhé
Câu 14.
Nêu các đặc điểm của 1 tổ chức quốc tế liên chính phủ? Với mỗi loại tổ chức quốc
tế liên chính phủ, bạn hãy kể tên 1 tổ chức quốc tế tương ứng mà bạn biết ?

Tổ chức qte: SGK tr 251
1 số tổ chức: SGK tr266


Câu 15.
Nêu vai trò và giá trị pháp lý của điều ước quốc tế
Khi có sự vi phạm điều ước quốc tế của 1 chủ thể thì các chủ thể khác của điều
ước quốc tế sẽ áp dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế như thế nào?

Kn, vai trò: SGK tr83
Khi có vi phạm: k có
Câu 16.
Phân tích các trường hợp mất quốc tịch theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam. Với mỗi trường hợp, bạn hãy nêu một ví dụ minh họa?

Luật QT: SGK tr116, 117
Luật VN: điều 27, 31 luật quốc tịch 2008
Câu 17.
Phân tích các trường hợp được hưởng quốc tịch theo pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam. Với mỗi trường hợp, bạn hãy nêu 1 ví dụ minh họa?

Luật QT: SGK tr112- 116
Luật vn: Do sinh ra- Điều 13,14,15,16,17,18 luật quốc tịch 2008
được nhập quốc tịch Việt Nam: điều 19, 23


Câu 18.
Phân tích các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế? Cho ví dụ minh
họa đối với mỗi biện pháp?

SGK tr 47
Câu 19.
Phân tích chế độ pháp lý quốc tế về vùng trời quốc gia, phương tiện bay và phi

hành đoàn?

SGK tr216->222
Câu 20.
Phân tích mối quan hệ giữa hai nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về (i) bình đẳng
chủ quyền giữa các quốc gia và (ii) không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác.

Chương 2 SGK tr 39 trở đi
Câu 21.
Phân tích khả năng thực thi Phán quyết của Toà Trọng tài PCA về vụ kiện
Philippines và Trung Quốc tranh chấp trên biển Đông.
Câu 22.
Phân tích về quốc gia và các tập đoàn đa quốc gia với vai trò là các chủ thể của
Luật quốc tế.

SGK tr 60: QG, tâp đoàn đa QG: đb
Câu 23.
Phân tích về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu
tư nước ngoài tại Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Quốc tế về Đầu tư (ICSID).
Câu 24.
Phân tích vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cơ chế biểu quyết của Hội
đồng này trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Sgk tr260
Câu 25.
Phân biệt quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao với quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh
sự?
Câu 26.



Phân biệt quy phạm pháp luật quốc tế với quy phạm chính trị và chỉ rõ mối quan
hệ giữa chúng?
Câu 27.
Phân biệt quy phạm pháp luật quốc tế với quy phạm đạo đức và chỉ rõ mối quan hệ
giữa chúng?
Câu 28.
Phân biệt chủ quyền của quốc gia đối với vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng
lòng đất?

SGK 163 – 164
Câu 29.
Philippin muốn thi công đường ống dẫn dầu ở thềm lục địa Việt Nam.
Hỏi:
a. Philippin có quyền đặt đường ống dẫn dầu ở thềm lục địa Việt Nam không? Tại
sao?
b. Philippin có bắt buộc phải bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất với nhà nước Việt
Nam trước khi đặt ống dẫn dầu không? Tại sao?
Câu 30.
Trong thực tế, có các cá nhân hoặc pháp nhân kinh tế, xã hội có tham gia vào một
số loại quan hệ pháp luật quốc tế, chẳng hạn như họ đầu tư công; họ thuê đất ở quốc gia
khác để sản xuất, kinh doanh; họ cho nhà nước nước ngoài vay tiền, v.v… nhưng không
vì thế mà cho rằng những thực thể này là chủ thể của Luật quốc tế.
Bạn hãy cho ý kiến bình luận!
Câu 31.
Trình bày hiểu biết về các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và vai trò của các
vùng biển này theo Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.
Câu 32.
Trình bày hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của Luật kinh tế quốc tế và phân tích
các ngoại lệ phổ biến của những nguyên tắc này.

Câu 33.
Từ năm 2002 tới năm 2007, X là Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán nước A tại thủ
đô của nước B. Năm 2003 X thuê một người phụ nữ quốc tịch A tên là Y làm người giúp
việc, bảo lãnh cho Y có được Visa của nước B và mang người phụ nữ này sang nước B
cùng gia đình mình. Trong suốt ba năm từ 2003 tới 2006, X có nhiều hành động ngược
đãi, biến Y thành nô lệ cho gia đình mình.
Cuối năm 2006, Y trốn thoát khỏi nhà của X và năm 2008 nộp đơn kiện X với tội
danh ngược đãi, đồng thời kiện quốc gia A mà X và Y mang quốc tịch do quốc gia này đã
thiếu trách nhiệm với công dân của mình.


Phân tích về khả năng Toà án nước B có thẩm quyền giải quyết các đơn kiện của Y
dựa trên các quy định về miễn trừ ngoại giao của Công ước Viên về quan hệ Ngoại giao
1961.

Câu 34.
Vào những năm 90, Chính phủ quốc gia X phát hành một lượng trái phiếu trị giá
200 tỷ đô la Mỹ. Một tập hợp nhiều cá nhân và tổ chức mang quốc tịch nước Y đã mua
tổng cộng 100 tỷ đô la Mỹ trái phiếu này. Được biết hai quốc gia X và Y có ký một Hiệp
định song phương về đầu tư (BIT).
Cuối những năm 90, do khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, Chính phủ quốc gia X
tuyên bố đình chỉ tất cả khoản nợ với các chủ nợ nước ngoài, bao gồm toàn bộ các khoản
nợ trị giá 100 tỷ đô la của các chủ nợ quốc tịch Y.
Năm 2002, các chủ nợ quốc tịch Y đã chọn ra 10 tổ chức lớn làm đại diện cho ý
chí của toàn thể các chủ nợ này để đàm phán, giải quyết tranh chấp với Chính phủ X.
Cuối năm 2006, tập thể nguyên đơn gửi Đơn đề nghị trọng tài phân xử tới Trung tâm Giải
quyết Tranh chấp Quốc tế về Đầu tư (ICSID).
Đưa ra phân tích về những vấn đề Toà án ICSID cần cân nhắc sau đây:
i.
Đây là tranh chấp về quyền lợi các nguyên đơn theo Hiệp định BIT hay chỉ là

tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán trái phiếu giữa
Chính phủ X với các chủ nợ quốc tịch Y? Giải thích. Em nghĩ là liên quan đến cả
2 nhưng kb giải thích như thế nào ạ?
ii.
Phân tích về khả năng ICSID thụ lý đơn kiện tập thể của tất cả các nguyên đơn.
Câu 35.
Nước A và nước B cùng là thành viên của Liên hợp quốc, có quan hệ tại biên giới
chung hai nước rất căng thẳng. Ngày 12/12/2016, ba binh lính bảo vệ biên giới của nước
A sử dụng vũ khí hạng nặng khiêu khích và tấn công làm bị thương một binh lính của
nước B. Nước B ngay sau đó đã tiến hành một cuộc tấn công trả đũa và gây ra cuộc xung
đột vũ trang giữa hai nước kéo dài một tháng. Cuối cùng, nước A bị đánh bại hoàn toàn
và bị buộc phải ký một hiệp ước hòa bình với nước B với hai nội dung chính: (i) chấm
dứt toàn bộ hoạt động quân sự gây căng thẳng giữa hai nước và (ii) nhường lại một phần
lãnh thổ nước A cho nước B.
Hiệp ước hòa bình này có hiệu lực ở tất cả các nội dung của nó không? Vì sao?



×