Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại mê kông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.49 KB, 100 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ..............................................................v
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MÊ KÔNG (MEKONG.JSC)................3
1.1 Thông tin chung về công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại
Mê Kông....................................................................................................3
1.2 Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Mê
Kông...........................................................................................................4
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Mê Kông....................................................................................................4
1.2.2 Sơ đồ cấu trúc bộ máy của công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Mê Kông....................................................................................................7
1.2.3 Hệ thống vị trí chức danh công việc trong công ty cổ phần đầu tư
xây dựng và thương mại Mê Kông..........................................................10
1.2.4 Cơ chế hoạt động của công ty.........................................................12
1.3 Nguồn nhân lực của công ty...............................................................12
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH QUẢN TRỊ NHÂN
LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI MÊ KÔNG (MEKONG.JSC).............................................................15
2.1 Tổ chức bộ máy chuyên trách quản trị nhân lực của công ty cổ phần
đầu tư xây dựng và thương mại Mê Kông...............................................15
2.1.1 Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách quản trị nhân sự của
công ty......................................................................................................15
2.1.2 Công việc chuyên trách quản trị nhân sự của công ty.....................15
2.1.3 Mối quan hệ công việc trong bộ phận chuyên trách nhân sự trong
công ty......................................................................................................17
2.2 Tổ chức nhân sự trong phòng hành chính nhân sự của công ty.........18
2.2.1 Thông tin năng lực cán bô, đội ngũ chuyên trách cong tác quản trị


nhân lực trong công ty..............................................................................18
i


2.2.2.Bố trí nhân sự, phân công công việc cụ thể trong phòng hành chính
nhân sự.....................................................................................................19
3.1 Quan điểm, chủ trương, chính sách quản trị nhân lực tại công ty......22
3.2 Tổ chức triển khai các hoạt động quản trị nhân lực tại công ty.........22
3.2.1 Công tác tuyển dụng.......................................................................22
3.2.1.1 Hoạt động tiền tuyển dụng...........................................................22
3.2.1.2 Công tác triển khai tuyển dụng....................................................23
3.2.2 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực..........................................24
3.2.2.1 Công tác đào tạo...........................................................................24
3.2.2.2 Công tác phát triển nhân lực........................................................25
3.2.3 Công tác tổ chức..............................................................................26
3.2.4 Công tác lương thưởng....................................................................26
3.2.5 Công tác hành chính nhân sự..........................................................28
CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI
MÊ KÔNG (MEKONG.JSC)......................................................................29
4.1. Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực................................29
4.1.1 Các khái niệm tuyển dụng nhân lực................................................29
4.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nguồn nhân lực...30
4.1.2.1 Nhân tố bên trong.........................................................................30
4.1.2.2 Nhân tố bên ngoài........................................................................31
4.1.3 Vai trò của công tác tuyển dụng nguồn nhân lực............................32
4.1.4 Nội dung của công tác tuyển dụng nhân lực...................................33
4.1.4.1 Cơ sở pháp lý của tuyển dụng nhân lực.......................................33
4.1.4.2 Phân định trách nhiệm trong tuyển dụng.....................................34
4.1.4.3 Quy trình tuyển dụng nhân lực.....................................................34

4.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng.......................41
4.2 Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư
xây dựng và thương mại Mê Kông..........................................................43
4.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng tại công ty..........43
4.2.1.1 Các nhân tố bên trong..................................................................43
4.2.1.2 Các nhân tố bên ngoài..................................................................45
4.3 Phân tích thực trạng tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Mê Kông.................................................................46
ii


4.3.1 Những căn cứ để thực hiện tuyển dụng nhân lực trong công ty.....46
4.3.2 Cách thức triển khai công tác tuyển dụng nhân lực của công ty.....47
4.3.3 Đánh giá chung về công tác tuyển dụng nhân lực của công ty.......59
4.3.3.1 Ưu điểm........................................................................................59
4.3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân..............................................................60
4.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại
công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thương mại Mê Kông.....................61
4.4.1 Phương hướng của công tác tuyển dụng nhân lực của công ty.......61
4.4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực
của công ty...............................................................................................62
4.4.2.1 Giải pháp hoàn thiện, nâng cao điều kiện, việc chuẩn bị công tác
tiền tuyển dụng.........................................................................................62
4.4.2.2 Giải pháp hoàn thiện, nâng cao công tác tiển khai hoạt động
tuyển dụng................................................................................................63
4.4.2.3 Một số đề xuất kiến nghị khác.....................................................67
KẾT LUẬN.................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................69
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH VÀ NHẬT KÝ THỰC TẬP

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CB

: Cán bộ

CBNV

: Cán bộ nhân viên

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

HĐQT


: Hội đồng quản trị

THPT

: Trung học phổ thông

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cấu trúc bộ máy của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Mê Kông.................................................................................................9
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức phòng hành chính – nhân sự...............................19
Bảng 1.1: Hệ thống chức danh công việc trong công ty.............................10
Chức danh công việc...................................................................................10
Bảng 1.2 : Bảng cơ cấu lao động theo tính chất lao động của công ty.......12
Bảng 1.3: Bảng thống kê tình hình sử dụng lao động của công ty hiện nay
.....................................................................................................................14
Bảng 2.1: Năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực.............18
Bảng 4.1: Bảng nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực công ty phân theo vị trí
công việc giai đoạn 1 năm 2017..................................................................49
Bảng 4.2: Kết quả tuyển dụng nhân lực của công ty phân theo nguồn tuyển
dụng.............................................................................................................50
Bảng 4.3: Mẫu phiếu cho điểm hồ sơ..........................................................53
Bảng 4.4: Tỷ lệ sang lọc ứng viên qua phổng vấn đối với lao động gián tiếp
giai đoạn 2014-2016....................................................................................55
Bảng 4.5: Số lượng hồ sơ ứng tuyển vào công ty năm 2014-2016.............57
Bảng 4.6: Tỷ lệ tuyển dụng của công ty giai đoạn 2014 – 2016.................58
Bảng 4.7: Chi phí tuyển dụng bình quân của công ty giai đoạn 2014 - 2016
.....................................................................................................................58


v


LỜI NÓI ĐẦU
Tuyển dụng nhân lực là vấn đề quan trọng đới với mỗi một tổ chức
và hầu hết các tổ chức đều rất quan tâm tới công tác này. Đặc biệt trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Do đó, doanh nghiệp nào
có được đội ngũ nhân lực giỏi, có trình độ chuyên môn phù hợp với công
việc thì doanh nghiệp đó sẽ giành phần thắng. Chính vì vậy mà tuyển dụng
nhân lực đã và đang là đề tài hấp dẫn, cần được đi sâu nghiên cứu.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực và công tác
tuyển dụng nhân lực đối với doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại công
ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Mê Kông tôi đã quyết định chọn
nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty
cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Mê Kông”. Bởi vì tuyển dụng
nhân lực cũng là vấn đề mà doanh nghiệp đang quan tâm do thời gian gần
đây doanh nghiệp đã có sự mở rộng kinh doanh nên cần tuyển thêm nhân
viên và công nhân vào làm việc.
Thực hiện đề tài này, tôi hi vọng sẽ góp phần cải thiện công tác tuyển
dụng nhân lực trong công ty, làm cho công tác này trở nên hiệu quả hơn.
Đồng thời, quá trình nghiên cứu cũng là cơ hội để tôi hiểu hơn về tầm quan
trọng của công tác tuyển dụng nhân lực. Qua đó, tôi cũng đã tích lũy thêm
cho bản thân những kiến thức, kinh nghiệm trong tuyển dụng để có thể thực
hiện tốt hơn công việc trong tương lai của mình.
Báo cáo gồm có bốn chương:
Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương
mại Mê Kông (MeKong.JSC)
Chương 2: Tổ chức bộ máy chuyên trách quản trị nhân lực của Công

ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Mê Kông (MeKong.JSC)

1


Chương 3: Nội dung của quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần
đầu tư xây dựng và thương mại Mê (MeKong.JSC)
Chương 4: Chuyên đề: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại
Công ty công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Mê Kông
(MeKong.JSC)”

2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MÊ KÔNG (MEKONG.JSC)

1.1 Thông tin chung về công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương
mại Mê Kông
- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Mê Kông
- Tên tiếng anh: Me Kong investment contruction and commercial joint
stock company.
- Địa chỉ trụ sở chính: 160 Lô C – Khu đô thị thương mại Đại Kim Phường Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội.
- Điện thoại: 04 6292 1725

Fax: 04 3552 6731

- Tài khoản số: 03501010112745
- Tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Nam


Nội.
- Email:
- Các lĩnh vực dịch vụ hoạt động:
* Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát.
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan:
+ Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình giao thông (cầu – đường bộ);
+ Thiết kế công trình cầu;
+ Thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế kiến trúc công trình; Thiết kế nội,
ngoại thất công trình;
+ Thiết kế công trình đường bộ;
+ Giám sát xây dựng hoàn thiện công trình đường bộ;
+ Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình: Lập thẩm tra, thẩm
định công trình dân dụng; Định giá: thanh toán, quyết toán công trình xây
dựng (hạng 2);
+ Công trình xây dựng dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị,
khu công nghiệp;

3


+ Giám sát thi công xây dựng, công trình thủy lợi, thủy điện, dân dụng,
công nghiệp, cấp nước, đường nội bộ;
+ Thiết kế, quy hoạch, khảo sát xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện;
+ Lập dự án, đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, cấp thoát
nước, các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng hạ tầng kỹ
thuật đô thị;
+ Tư vấn lập hồ sơ mời thầu xây lắp các công trình thuỷ giao thông, thuỷ
lợi, thuỷ điện, công trình xây dựng dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị, khu công nghiệp.
+ Tư vấn lập hồ sơ mời thầu xây lắp các công trình giao thông, thủy lợi,

thủy điện.
* Các lĩnh vực khác
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và
các công trình xây dựng hạ tầng khác;
+ Xây dựng và lắp đặt các công trình về cấp, thoát nước, xử lý nước thải,
rác thải và chất rắn;
+ San lấp mặt bằng xây dựng;
+ Mua bán vật liệu xây dựng;
+ Kinh doanh vải địa kỹ thuật, bấc thấm, gối cầu, khe co giãn, cáp dự ứng
lực;
+ Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng đường sắt, đường biển;
+ Vận tải hàng hoá đường bộ bằng ô tô chuyên dụng.
1.2 Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Mê
Kông
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Mê Kông
Tùy theo yêu cầu của Chủ đầu tư (hoặc các nhà thầu chính), quy mô,
giai đoạn và tính chất công trình, công ty có thể tư vấn cho Chủ đầu tư
(hoặc các nhà thầu chính) về các loại hình khảo sát thiết kế cần tiến hành
nhằm đảm bảo đủ số liệu phục vụ thiết kế mà có thể giảm thiểu chi phí: lập
nhiệm vụ, phương án khảo sát theo quy định của Luật xây dựng và nghị
định 2009/2004/NĐ-CP. Bằng năng lực và trang thiết bị hiện có Công ty cổ
phần Đầu tư xây dựng và thương mại Mê Kông hoàn toàn có thể đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu của Chủ đầu tư về:
* Khảo sát địa chất
4


- Các công trình giao thông:
+ Đào hố thăm dò địa chất.

+ Khoan khảo sát địa chất: khoan tay, khoan guồng xoắn, khoan xoay bơm
rửa bằng ống mẫu đối với các công trình đường, cầu cống.
+ Khoan khảo sát địa chất dọc tuyến đối với các đường mới mở.
- Các công trình thủy lợi, thủy điện:
+ Khoan khảo sát địa chất: khoan tay, khoan guồng xoắn, khoan xoay bơm
rửa bằng ống mẫu.
* Khảo sát địa chất trắc địa công trình:
- Các công trình dân dụng và công nghiệp:
+ Đo vẽ mặt bằng hiện trạng.
+ Lập bản đồ địa hình các tỷ lệ theo hệ mốc quốc gia hoặc hệ mốc giả định.
+ Xây dựng lưới khống chế mặt bằng, độ cao với cấp hạng khác nhau bằng
phương pháp GPS, toàn đạc.
+ Trắc đạc công trình thi công.
- Các công trình giao thông
+ Lập lưới đường chuyền.
+ Khảo sát tuyến: Đo trắc dọc, trắc ngang.
+ Đo bình đồ.
+ Quan trắc lún, quan trắc đo nghiêng.
+ Điều tra thủy văn dân sinh kinh tế…
- Các công trình thủy lợi, thủy điện:
+ Đo vẽ mặt bằng hiện trạng.
+ Lập bản đồ địa hình các tỷ lệ theo hệ mốc quốc gia hoặc hệ mốc giả định.
+ Xây dựng lưới khống chế mặt bằng, độ cao với cấp hạng khác nhau bằng
phương pháp GPS, toàn đạc.
+ Lựa chọn vị trí đặt công trình, khảo sát tỷ lệ lớn cho các hạng mục tuyến
kênh dẫn, hầm dẫn nước, cụm công trình đầu mối - đập, nhà máy…
* Khảo sát xây dựng: khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình, khảo
sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo
sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng (khảo sát, đánh giá ảnh hưởng
của công trình xây dựng đối với môi trường xung quanh) cho các công

trình từ cấp IV đến công trình cấp cao hơn. Khảo sát xây dựng chỉ được
tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt.
* Lập Quy hoạch xây dựng bao gồm:
5


- Lập Quy hoạch chung xây dựng đô thị cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1,
loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành phố trực thuộc Trung ương,
các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô
thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao và khu kinh tế có chức năng đặc
biệt.
- Lập Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị cho các khu chức năng trong đô
thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn,
di sản văn hoá, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định;
cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị.
- Lập Quy hoạch điểm dân cư nông thôn cho các điểm dân cư trung tâm xã
và các điểm dân cư nông thôn tập trung (gọi chung là thôn).
* Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
- Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)
và xin phép đầu tư đối với các công trình quan trọng quốc gia.
- Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) đối
với các dự án nhóm A, B, C.
- Lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với các dạng công
trình:
+ Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
+ Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức
đầu tư nhỏ (theo quy định hiện hành của Nhà nước), phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng.
* Thiết kế xây dựng công trình
Thiết kế xây dựng công trình (tới cấp đặc biệt) cho các loại công trình:

Dân dụng; Công nghiệp; Giao thông; Thủy lợi, Công trình biển, Thủy
điện; Thông tin, Cấp thoát nước, Công nghệ môi trường, v.v... Tùy theo tính
chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể
được lập một bước, hai bước hoặc ba bước và các bước thiết kế khác theo
thông lệ quốc tế.
* Thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của Dự án đầu tư, thẩm tra Thiết kế, Dự
toán và Tổng dự toán xây dựng công trình.
- Thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của Dự án đầu tư xây dựng công trình
cho các dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C.
- Thẩm tra Thiết kế xây dựng công trình:
+ Kiểm tra sự phù hợp với các bước thiết kế đã được phê duyệt;
6


+ Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
+ Đánh giá mức độ an toàn công trình, sự hợp lý của việc lựa chọn dây
chuyền công nghệ và các thiết bị đã chọn (nếu có);
+ Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, v.v...
- Thẩm tra Dự toán, Tổng dự toán xây dựng công trình gồm các công việc:
+ Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán;
+ Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức Kinh tế - Kỹ thuật;
+ Tính đúng đắn của việc áp dụng định mức chi phí, đơn giá, các chế độ
chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy
định.
* Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Thay mặt Chủ đầu tư quản lý toàn bộ hay từng hạng mục của dự án, giám
sát chất lượng, tiến độ thi công, giám sát thực hiện hợp đồng, quản lý chi
phí đầu tư xây dựng v.v... trong quá trình đầu tư xây dựng.
* Tư vấn đấu thầu, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng bao gồm:
- Lập hồ sơ mời thầu căn cứ trên:

+ Kế hoạch đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Yêu cầu của Chủ đầu tư;
+ Hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và các văn bản pháp lý có liên quan.
- Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu (sau khi có phê duyệt hồ sơ mời thầu)
bao gồm các công việc:
+ Mở thầu;
+ Tổ chức chấm thầu;
+ Báo cáo đánh giá Hồ sơ dự thầu.
* Tư vấn giám sát
Giám sát quá trình thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của Nhà thầu xây
lắp một cách thường xuyên, liên tục trên công trình, nhằm đảm bảo các yếu
tố: tiến độ, chất lượng và an toàn lao động cho các loại công trình: dân
dụng và công nghiệp, công trình biển và ven biển, công trình mạng thông
tin - bưu chính viễn thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao
thông (cầu, hầm, đường bộ), công trình thuỷ lợi và thuỷ điện, giám sát khảo
sát địa chất công trình...
1.2.2 Sơ đồ cấu trúc bộ máy của công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Mê Kông

7


Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Mê Kông là công ty hoạt
động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và xây dựng công trình. Những năm gần
đây công ty đã có được những thành công nhất định khi là doanh nghiệp
được khách hàng tin tưởng giao cho những gói thầu lớn vì vậy mà công ty
đã ngày càng khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình trên thị
trường. Để có được thành công đó là nhờ vào sự sắp xếp tổ chức các phòng
ban khoa học hợp lý trong bộ máy tổ chức. Điều này được thể hiện qua sơ
đồ 1.1 dưới đây. Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

Mê Kông được phân chia ra 3 khối rõ ràng theo hoạt động kinh doanh:
- Khối văn phòng gồm 3 phòng: phòng Hành chính - nhân sự, Phòng Tài
chính - Kế toán, phòng Kinh doanh - Vật tư;
- Khối thiết kế kĩ thuật gồm:
+ Phòng Thiết kế
+ Phòng Khảo sát - dự toán;
- Khối thi công công trình gồm:
+ Phòng giám sát thi công
+ phòng xây dựng công trình;
Sự phân chia này là hợp lý đối với các hạng mục công việc mà công
ty đang hoạt động: tư vấn thiết kế, xây dựng thi công công trình.
Nhìn vào sơ đồ 1.1 ta thấy, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và
thương mại Mê Kông được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng,
mọi công việc chịu sự giám sát và điều hành của HĐQT và Ban giám đốc
công ty với sự giúp đỡ của các bộ phận, phòng ban.
Đối với mô hình trực tuyến chức năng mà công ty đang áp dụng đảm
bảo khá tốt về các yêu cầu về cấu tạo, vận hành và hiệu quả hoạt động đối
với công ty có quy mô vừa. Như vậy, sơ đồ tổ chức bộ máy ảnh hưởng lớn
tới công tác quản trị nhân lực: các quyết định quản trị nhân lực lớn phụ
thuộc trực tiếp vào số lượng cổ phần mà các cổ đông nắm giữ tán thành.
Đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn trong công tác quản trị nhân lực:
thuận lợi đó là vấn đề được quyết định bởi nhiều người nên có tính chính
xác tuy nhiên quyền quyết định cuối cùng thuộc về số lượng cổ phần mà cổ
đông biểu quyết mà không phải lúc nào số lượng người biểu quyết cũng
đưa ra được quyết định đúng. Quan hệ quản trị diễn ra theo một tuyến, chịu
sự quản lý của lãnh đạo là HĐQT, Ban giám đốc, sau đó đến quản lý trung
gian là trưởng các phòng ban.

8



Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cấu trúc bộ máy của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Mê Kông
HĐQT

Tổng Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc
Khối Văn Phòng

Phòng
Hành
chínhNhân
sự

Phòng
Tài
Chính
- Kế
Toán

Khối Thiết kế kĩ thuật

Phòng
Kinh
doanhVật Tư

Phòng
Thiết

Kế

Phòng
Khảo
sát Dự
Toán

Khối thi công công trình

Phòng Giám sát
công trình

Tổ
Quản

chất
lượng

Tổ

vấn
Giám
sát

Phòng Xây
dựng công trình

Đội
Thi
công

1

Đội
thi
công
2

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

9


1.2.3 Hệ thống vị trí chức danh công việc trong công ty cổ phần đầu tư xây
dựng và thương mại Mê Kông
Để công ty vận hành theo sơ đồ tổ chức một cách hiệu quả công ty xây
dựng các chức vụ, chức danh công việc phù hợp để đảm nhận các nhiệm vụ.
Hiện tại đối với khối văn phòng tức lao động gián tiếp trong công ty có 31
chức danh công việc như bảng dưới đây, (thông tin, chức vụ trình độ chi tiết
của từng lao động gián tiếp xem chi tiết tại bảng 1- phụ lục số 1). Các lao
động gián tiếp này đã có bản phân tích công việc.
Bảng 1.1: Hệ thống chức danh công việc trong công ty
STT

Chức danh công việc

Số lượng (người)

1

Chủ tịch HĐQT


1

2

Thành viên HĐQT

3

3

Giám đốc

1

4

Phó Giám đốc

2

5

Trưởng phòng thiết kế

1

6

Kĩ sư thiết kế


3

7

Trưởng phòng Khảo sát - Dự toán

1

8

Tổ trưởng Khảo sát

1

9

CB khảo sát

7

10

Tổ trưởng dự toán

1

11

CB khối lượng


2

12

Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự

1

13

Phó phòng Hành chính - Nhân sự

1

14

CB tổ chức

1

15

CB văn thư

1

16

CB tiền lương


1

17

Chuyên viên nhân sự tổng hợp

1
10


STT

Chức danh công việc

Số lượng (người)

18

Trợ lý nhân sự

1

19

Trưởng phòng Tài chính- Kế toán

1

20


Kế toán viên

2

21

Trưởng phòng Kinh doanh- Vật tư

1

22

Nhân viên kinh doanh

2

23

CB Vật tư

1

24

Trưởng phòng Giám sát

1

25


Tổ trưởng quản lý chất lượng

1

26

CB quản lý chất lượng

1

27

Tổ trưởng tổ tư vấn giám sát

1

28

CB giám sát

1

29

Trưởng phòng xây dựng

1

30


Đội trưởng thi công

2

31

Đội phó đội thi công

1
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Về lao động trực tiếp chủ yếu làm việc tại công trường bao gồm các
chức danh công việc là: thợ xây, thợ điện, thợ hàn, công nhân tổ lái (máy xúc,
máy ủi, xe tải…)… các chức danh công việc này không có bản phân tích công
việc, phần lớn họ nhận nhiệm vụ phân công từ tổ trưởng thi công sau đó làm
nhiệm vụ trực tiếp và báo cáo ngược lại.

1.2.4 Cơ chế hoạt động của công ty
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Mê Kông được thành
lập ngày 22/12/2006, người đại diện pháp luật là ông Hoàng Thanh Hà, theo
11


giấy phép kinh doanh: 0102117039, được cấp bởi chi cục thuế quận Hoàng
Mai, Hà Nội. Để công ty hoạt động đi vào nếp, có tổ chức, kỷ luật, có khoa
học đáp ứng được các yêu cầu về kinh doanh, xây dựng và quản lý của công ty
phù hợp với quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp, công ty đã xây dựng
Điều lệ tổ chức, cơ chế hoạt động. Công ty xây dựng và ban hành quy chế
hoạt động gồm 2 phần chính: thứ nhất là về chức năng nhiệm vụ của các chức

danh, bộ phận (như đã nêu ở mục 1.1), thứ hai là về tổ chức hoạt động kinh
doanh của công ty (xem tại phụ lục số 2). Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và
thương mại Mê Kông được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, mọi
công việc chịu sự giám sát và điều hành của hội đồng quản trị và ban giám đốc
công ty, bên dưới là các phòng ban làm quản lý cấp trung.
1.3 Nguồn nhân lực của công ty
Tính đến ngày 01/01/2017 công ty có tất cả 194 người. Để hiệu quả
kinh tế của công ty ngày càng cao thì việc tăng năng suất lao động là rất cần
thiết, muốn vậy thì việc quản lý nguồn lao động phù hợp là vô cùng cần thiết.
Nhận thức được điều đó, công ty đang ngày càng hoàn thiện hơn việc quản lý
lao động sao cho phù hợp với lĩnh vực, tính chất công việc. Bảng sau đây thể
hiện điều đó:
Bảng 1.2 : Bảng cơ cấu lao động theo tính chất lao động của công ty
Tính chất lao
động

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số
người

Tỷ
trọng
(%)

Số

người

Tỷ
trọng
(%)

Số
Tỷ trọng
người
(%)

Lao động trực
tiếp

90

81,82

100

75,8

150

77,3

Lao dộng gián
tiếp

20


18,18

32

24,2

44

22,7

Tổng

110

100

132

100

194

100

( Nguồn: Phòng hành chính – Nhân sự)
Theo bảng trên ta thấy tỷ trọng lao động trực tiếp của công ty cao là do
tính chất của công việc bởi công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thi
công công trình. Tỷ lệ lao động gián tiếp qua các năm tăng do công ty vẫn duy
12



trì hoạt động xây dựng và mở rộng thêm lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng ở
khối văn phòng. Cụ thể số lao động từ năm 2014 đến nay đã có biến động:
năm 2015 tăng 22 người so với năm 2014 (tăng 9,09%), năm 2016 tăng 62
người so với năm 2015 (tăng 19%).
Do đặc điểm của một công ty công trình thi công cầu đường, các công
trình nhà cửa, lao động phải luôn thay đổi các công trình dẫn đến sự thay đổi
về không gian, địa điểm công việc đòi hỏi sức lao động khả năng chịu đựng
không phù hợp cho nữ làm việc trên các công trình chính vì vậy số công nhân
nam chiếm đa số còn số nhân viên nữ trong công ty không nhiều và tương đối
ổn định làm ở khối văn phòng là chủ yếu. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
khá cao và chuyên nghiệp điều này được thể hiện ở bảng 1.3.
Theo bảng 1.3: Thống kê tình hình sử dụng lao động của công ty hiện
nay, ta thấy được nguồn nhân lực của công ty có trình độ khá cao, lao động
gián tiếp chủ yếu là trình độ đại học với số lao động có trình độ đại học, lao
động trực tiếp như công nhân phần lớn là lao động phổ thông. Cụ thể qua bảng
số liệu dưới ta thấy:
- Lao động có trình độ cao học là 2 người chiếm tỷ lệ 1,03% tổng số lao động.
- Lao động có trình độ đại học là 39 người chiếm tỷ lệ 20,1% tổng số lao
động.
- Lao động có trình độ cao đẳng là 10 người chiếm tỷ lệ 5,15% tổng số lao
động.
- Lao động có trình độ trung cấp là 4 người chiếm tỷ lệ 2,06% tổng số lao
động.
- Lao động trực tiếp trình độ THPT, dưới THPT là 139 người chiếm tỷ lệ
71,67% tổng số lao động.
Nguồn nhân lực được phân bổ, bố trí khá hợp lý tuy nhiên số lượng cán
bộ các phòng ban khối văn phòng cần được sắp xếp lại để hoàn thiện hơn nữa
bộ máy tổ chức tránh tình trạng số lượng lao động và khối lượng công việc

không cân đối như hiện nay khi công ty nhận dự án mới.

13


Bảng 1.3: Bảng thống kê tình hình sử dụng lao động của công ty hiện nay
Giới tính
STT
1

2

3

Phòng ban

Số
người

Nam

Nữ

Hội đồng quản trị

2

2

0


1

1

Ban giám đốc

3

3

0

0

Phòng hành chính nhân sự

7

2

5

Phòng tài chính kế toán

3

1

Phòng kinh doanh vật tư


4

Tổ thiết kế

Khối

Quản lý

Văn phòng

Trung
cấp

THPT,
dưới
THPT

0

0

0

3

0

0


0

1

5

1

0

0

2

0

3

0

1

0

2

2

0


3

1

0

0

4

4

0

0

4

0

0

0

Tổ dự toán

3

2


1

0

3

0

0

0

Tổ khảo sát

9

9

0

0

9

0

0

0


Tổ quản lý chất
lượng

3

2

0

0

2

0

0

0

Tổ tư vấn giám sát

2

1

1

0

2


0

0

0

Đội thi công 1

92

85

7

0

2

5

2

83

Đội thi công 2

62

57


5

0

2

3

1

56

194

170

24

2

39

10

4

139

Kỹ thuật thiết kế


Phòng
giám sát

4
Kỹ thuật công trình

Trình độ

Phòng
xây dựng
công
trình
Tổng

Cao Đại Cao
học học đẳng

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
14


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH QUẢN TRỊ
NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI MÊ KÔNG (MEKONG.JSC)

2.1 Tổ chức bộ máy chuyên trách quản trị nhân lực của công ty cổ
phần đầu tư xây dựng và thương mại Mê Kông
2.1.1 Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách quản trị nhân sự của
công ty

Để đảm bảo công tác quản lý nhân sự, công tác hành chính văn
phòng, bảo hộ lao động... công ty xây dựng một phòng ban chuyên biệt với
tên gọi: Phòng Hành chính - nhân sự với 7 nhân viên. Bộ phận chuyên
trách công tác quản trị nhân lực được ghép chung với mảng hành chính
trong phòng tổ chức hành chính với chức năng bao gồm các vấn đề trong
công tác tổ chức nhân sự như đề xuất, giúp việc cho Ban lãnh đạo và hướng
dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra các công tác quản lý nhân sự, quản trị hành
chính - văn phòng.
2.1.2 Công việc chuyên trách quản trị nhân sự của công ty
Phòng Hành chính - nhân sự triển khai tổ chức dựa trên sự phân chia thành
các mảng hoạt động sau:
- Công tác tuyển dụng nhân lực: bao gồm các công việc hoạch định và phát
triển nguồn nhân lực trong công ty; phân tích công việc, phân định trách
nhiệm trong tuyển dụng, tuyển dụng nhân lực khi có vị trí làm việc trống;
Tổng hợp, theo dõi tình hình sử dụng nhân lực của công ty; Tư vấn cho
giám đốc sử dụng, bố trí nhân lực hiệu quả. Cập nhập hồ sơ và theo dõi hồ
sơ nhân sự trong công ty
- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực: bắt đầu bằng việc đào tạo định
hướng cho các nhân viên mới ngay ngày đầu đi làm, đào tạo nâng cao kỹ
năng thực hiện công việc, kỹ năng quan hệ nhân sự... giúp CBCNV nắm
bắt những thay đổi về công nghệ, phương pháp kĩ năng mới... trong thực
hiện công việc. Đào tạo nhân viên theo hai hướng: đào tạo nội bộ và đào
tạo ngoài. CB đào tạo lên kế hoạch phối hợp với nhân viên cũ giàu kinh
nghiệm cầm tay chỉ việc cho nhân viên mới hoặc lập kế hoạch với các lớp
học trung tâm bên ngoài để cử CBNV đi học nâng cao trình độ chuyên môn
theo kế hoạch từ trước. Khuyến khích sự phát triển của tất cả mọi nhân
viên, bao gồm cả các các cấp quản lý, giám sát.
15



Xây dựng, tổ chức theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CB
hàng năm; Theo dõi chung việc xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
văn phòng của các đơn vị được phân công; Tham mưu chính sách và thủ tục
giải quyết chế độ liên quan đến kinh phí đào tạo bồi dưỡng; Tham mưu cử CB
tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn.
- Công tác tổ chức: Xây dựng, rà soát, hoàn chỉnh trình Ban giám đốc quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị
trong công ty. Tham mưu về công tác tuyển dụng, tiếp nhận, điều chuyển
CBCNV; Theo dõi, hướng dẫn và giải quyết thủ tục liên quan đến bổ
nhiệm; tổ chức công bố quyết định về chức vụ quyền hạn của CBCVN theo
quy định của công ty. Quản lý và sắp xếp nhân sự cung cấp và bố trí những
lao động có trình độ và kỹ năng phù hợp để đảm trách các vị trí công việc
trong công ty. Xây dựng quan hệ lao động trong công ty giữa quản lý và nhân
viên, truyền thông và cập nhật sửa đổi bổ sung các quy định và chính sách
nhân sự. lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra các vấn đề về sức khỏe và an toàn vệ
sinh lao động tại các công trường. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động chào mừng
các ngày lễ tết, các dịp kỷ niệm, liên hoan, phát đọng các cuộc thi trong năm
cho công ty như mừng ngày thành lập công ty, quốc tế phụ nữ...
- Công tác tiền lương: xây dựng Chính sách tiền lương thưởng, hệ thống
thang bảng lương làm căn cứ trả lương cho CBCNV và các phúc lợi khác
như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nghỉ mát, hỗ trợ chăm sóc con em CBNV.
Tham mưu cho lãnh đạo về các chính sách vật chất khác cho CBCNV. Theo
dõi chế độ BHYT, BHXH, thời hạn hợp đồng của nhân viên. Thực hiện
chấm công, tính lương và phụ trách các khoản bảo hiểm, trợ cấp đảm bảo
tính đúng đủ kịp thời và tuân thủ pháp luật về lao động.
- Công tác hành chính: Quản lý hồ sơ nhân viên, lưu trữ các giấy tờ, văn
bản pháp luật, hợp đồng lao động; Tổ chức tiếp nhận, phân phát văn bản,
tài liệu gửi đến các phòng ban trong công, theo dõi và tổng hợp kết quả xử
lý văn bản của nhân viên các phòng ban. Quản lý và tổ chức việc phát hành
các văn bản theo quy định của công ty như các thông báo, báo cáo, bảo

đảm các văn bản ban hành đúng về hình thức, thể thức văn bản. Quản lý
việc sử dụng con dấu, theo quy định, pháp luật Quy chế làm việc của công
ty. Quản lý, tổ chức việc cung cấp tài liệu báo, tạp chí xây dựng, bản tin
phục vụ công việc cho các phòng ban, lãnh đạo. Quản lý và làm thủ tục cấp
giấy giới thiệu, giấy công tác, nghỉ phép, đi học bồi dưỡng... cho CBCNV.
Cấp và quản lý thẻ cho CBCNV, mua sắm theo dõi quản lý tài sản văn
phòng phẩm của các phòng ban. Chủ trì, phối hợp Ban Chấp Hành công
16


đoàn công ty thực hiện việc hiếu, hỷ, chúc mừng sinh nhật, thăm ốm đau...
cho CBCNV.
2.1.3 Mối quan hệ công việc trong bộ phận chuyên trách nhân sự trong
công ty
Tất cả các công việc trong phòng Hành chính - Nhân sự trong Công ty
cổ phần đầu tư và xây dựng thương mại Mê Kông đều được phân định rõ
và có sự phối hợp với nhau và phối hợp với các phòng ban khác để công
việc đạt hiệu quả tốt nhất.
Với công tác tuyển dụng nhân lực: phòng Hành chính - Nhân sự phải
phối hợp hoạt động với trưởng phòng của tất cả các phòng để nắm rõ được
tình hình nhân sự của từng phòng để lập kế hoạch nhân lực, thu thập thông
tin, phân tích các vấn đề nhằm tìm kiếm giải pháp cho công ty về các vấn
đề nhân sự. Dựa trên tình hình công việc của các phòng ban, phòng Hành
chính - Nhân sự lên kế hoạch để kịp thời bố trí, sắp xếp, tuyển mới nhân sự
cho công ty.
Với công tác đào tạo và phát triển nhân lực: CBNV phòng Hành chính Nhân sự sẽ đựa trên nhu cầu của các phòng ban khác và phối hợp với
phòng tài chính - Kế toán cân đối ngân sách hợp lý lập kế hoạch đào tạo
trình lãnh đạo. Khi kế hoạch được phê duyệt sẽ tiến hành đào tạo nội bộ
hoặc đào tạo bên ngoài theo kế hoạch.
Với công tác tổ chức: Nhiệm vụ kiểm tra các nhân viên của bộ phận

quản tri nhân lực trong công ty là những người được ủy quyền của quản lý
cấp cao để thực hiện kiểm tra các vấn đề an toàn lao động, kinh doanh vật
tư trang thiết bị xây dựng. Để tiến hành công việc này phòng cần phối hợp
hoạt động với phòng Kinh doanh – Vật tư và các tổ đội thi công tại công
trình xây dựng để nắm bắt được tình hình phát hiện các vấn đề và làm báo
cáo gửi ban giám đốc. Với việc tổ chức các hoạt động phong trào thi đua, kỉ
niệm trong công ty cần lấy ý kiến chỉ đạo của ban Giám đốc, phối hợp với
Công đoàn của công ty để thực hiện.
Với công tác tiền lương thưởng của phòng hành chính nhân sự sẽ phối hợp
hoạt động với phòng Tài chính - Kế toán để trả lương đúng đủ và kịp tời hạn
cho CBCNV. Thực hiện các hướng dẫn của phòng Tài chính - Kế toán để đảm
bảo đúng quy định về chế độ kế toán trong hoạt động chi tiêu của Phòng.
Với công tác hành chính: công tác này đòi hỏi CB phòng Hành chính Nhân sự phải nắm bắt được hoạt động của các phòng ban trong công ty để có
thể phục vụ tốt nhất về giấy tờ sổ sách văn phòng phẩm hay thăm hỏi tình
hình công nhân viên đồng thời được yêu cầu các phòng ban hỗ trợ thực hiện.

17


Tất cả cả các mối quan hệ này đều chịu sự kiểm tra giám sát hoạt động
của Hội đồng quản trị, Ban điều hành theo các quy chế, quy định và Điều lệ
của công ty.
2.2 Tổ chức nhân sự trong phòng hành chính nhân sự của công ty
2.2.1 Thông tin năng lực cán bô, đội ngũ chuyên trách cong tác quản trị
nhân lực trong công ty.
Công ty có quy mô vừa, tổng số CBCNV trong phòng hành chính nhân
sự là: 7 người. Như vậy so sánh tương quan với tổng số CBCNV trong toàn
doanh nghiệp 194 (tính đến 1/2017) về mức độ đầy đủ thì cán bộ chuyên
trách quản trị nhân lực là nhiều.
Về năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực: nhìn chung cán

bộ làm công tác quản trị nhân lực đều là những người có kinh nghiệm và
trình độ chuyên môn thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 2.1: Năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực
STT
1
2
3
4
5
6

7

Họ và
tên
Nguyễn
Thị Tuyết
Nguyễn
Văn
Trung
Nguyễn
Thị Lan
Đinh Thị
Ngọc
Lê Văn
Đức
Cao
Ngọc
Mai
Nguyễn

Thị
Hương

Chức danh

Giới
tính

Tuổi

Nữ

40

Trưởng phòng
Hành chính Nhân sự
Phó phòng
Hành chính Nhân sự
CB tổ chức

Nam
Nữ

32

CB văn thư

Nữ

28


CB tiền lương

nam

35

Chuyên viên
nhân sự tổng
hợp

Nữ

27

CB đào tạo

Nữ

Trình độ học
vấn

Kinh
nghiệm
(năm)

Đại học

> 5 năm


Đại học

> 5 năm

Đại học

> 3 năm

Trung cấp

>2 năm

Đại học

> 8 năm

Cao học

> 2 năm

Cao đẳng

> 2 năm

40

25

(Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự)
Theo bảng trên ta thấy CBNV trong phòng hành chính nhân sự chủ

yếu là nữ, số nam ít chỉ có 2 người trong khi đó trưởng phòng là nữ điều
này ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản trị nhân lực bởi công ty hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng lao động chủ yếu là lao động trực tiếp và là
18


nam sẽ khiến cho công tác này gặp nhiều trở ngại hơn. Tuy nhiên CBNV là
những người còn trẻ và trình độ chuyên môn của CBNV phòng Hành chính
- Nhân sự cao chủ yếu là đại học và có kinh nghiệm, điều này sẽ giúp nâng
cao chất lượng quản lý nhân sự cho công ty.
2.2.2.Bố trí nhân sự, phân công công việc cụ thể trong phòng hành
chính nhân sự
Nhân sự của phòng Hành chính - nhân sự được phân công nhiệm vụ
rõ ràng, 7 CBNV phòng Hành chính – Nhân sự với các chức danh công
việc được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức phòng hành chính – nhân sự
Trưởng phòng hành
chính - nhân sự

Phó phòng hành chính
-nhân sự

CB tổ
chức

CB
tiền
lương

CB

văn
thư

Chuyên
viên
tổng
hợp
nhân sự

Trợ lý
nhân sự

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phòng hành chính – Nhân sự)
Qua sơ đồ ta có thể thấy được sự phân công công việc cụ thể của
từng người:
* Trưởng phòng Nguyễn Thị Tuyết: phụ trách chung các mặt hoạt động của
phòng. Xây dựng đề án vị trí việc làm, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng CBCNV. Xây dựng các kế hoạch phát động thi đua. Theo dõi và
thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong công ty. Thực hiện các chế độ
chính sách cho CBCNV. Xây dựng các quy trình, quy chế phối hợp trong
công tác đối với các phòng ban. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên
giao cho.
19


* Phó phòng Nguyễn Văn Trung: trợ lý trưởng phòng, thực hiện nhiệm vụ
do Trưởng phòng phân công. Tham mưu cho Trưởng phòng trong công tác
tổ chức nhân sự, tổng hợp thống kê. Trực tiếp tổ chức việc phân công công
việc, thực hiện kế hoạch hoạt động của Phòng, thường trực giải quyết các
công việc thường xuyên của Phòng. Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt

động của phòng.
* CB Văn thư Đinh Thị Ngọc: phụ trách mảng hành chính thực hiện các
công việc cụ thể như sau
+ Công tác thủ quỹ tiền mặt công ty;
+ Bảo quản và sử dụng con dấu công ty theo quy chế;
+ Phân phát công văn của công ty và cấp trên;
+ Mua sắm các dung cụ, vật tư văn phòng phẩm phục vụ toàn công ty;
+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó
giám đốc, trưởng phòng như làm giấy tờ thông báo cho CB đi công tác,
kiểm tra tình hình xây dựng tại các công trường
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công.
* CB tổ chức Nguyễn Thị Lan :
+ Lên kế hoạch phối hợp với Công đoàn tổ chức hoạt động thường niên của
công ty: mít tinh kỉ niệm, các ngày lễ tết...
+ Phối hợp với các CBNV và Ban giám Đốc Xây dựng quy chế, Điều lệ
chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức phòng ban, các quy chế bổ nhiệm phân
công công việc cho nhân viên của công ty.
+ Chuẩn bị các hoạt động tiền tuyển dụng: phân tích các công việc cần
tuyển dụng Sắp xếp thời gian, không gian, nhân sự cho phỏng vấn tuyển
dụng.
+ Bổ sung và bố trí những lao động có trình độ và kỹ năng phù hợp để đảm
nhận các vị trí công việc trong công ty;
+Thực hiện công tác kỷ luật lao động;
+ Phụ trách các hoạt động liên quan đến vấn đề pháp chế trong công ty: nội
quy hoạt động làm việc, quy định đối với nhân viên.
+ Theo dõi tổng hợp thi đua hàng tháng, thi đua cuối năm;
* CB tiền lương Lê Văn Đức:
+ Phụ trách lao động tiền lương, chế độ chính sách cho lao động: nâng
lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn; các chế độ phụ cấp;
+ Phụ trách các chế độ bảo hiểm đối lao động;

+ Theo dõi hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động;
+ Theo dõi công tác kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập;
+ Theo dõi số ngày nghỉ phép năm; Kiểm tra chấm công hàng ngày của
CBCNV.

20


×