Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ DỊCH VỤ KARAOKE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 38 trang )

Trụ sở UBND phường Xuân Tảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP............................................3
1.1 Vị trí địa lý................................................................................................3
1.2 Dân số.......................................................................................................3
1.3 Thuận lợi. khó khăn..................................................................................4
1.4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và giả pháp cơ quan thực tập....4
1.4.1. Vị trí.....................................................................................................4
1.4.2 Chức năng..............................................................................................4
1.4.3 Nhiệm vụ...............................................................................................5
1.4.4. Quyền hạn.............................................................................................5
1.4.5. Chế độ làm việc và phương pháp công tác...........................................5
PHẦN 2. NHẬT KÍ VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP..............................................7
2.1 Mục đích và phươn và phương pháp thực tập.........................................7
2.1.1 Mục đích thực tập..................................................................................7
2.1.2 Phương pháp thực tập...........................................................................7
2.2. Tình hình thực tập....................................................................................7
2.2.1 Địa điểm thực tập..................................................................................7
UBND phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm , Hà Nội................................7
2.2.2 thời gian thực tập...................................................................................7
2.2.3 Nhật ký kiến tập.....................................................................................8
PHẦN 3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ DỊCH VỤ
KARAOKE........................................................................................................10
3.1 Quản lý hoạt động văn hóa - Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần....10
3.1.1 Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần.................................................10
3.1.2 Quản lý hoạt động văn hóa là quản lý hệ thống sản xuất tinh thần.....13
3.2. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke...............14
3.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước................................................................14


3.2.2. Hoạt động karaoke một sinh hoạt văn hóa hiện đại............................15


3.2.3 Các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh
dịch vụ karaoke.............................................................................................17
3.3 Thực tiễn quản lí hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm........................................................................................20
3.3.1 Thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke...............................20
3.3.2 Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn Quận
Bắc Từ Liêm:................................................................................................25
3.3.2.1. Cấp duyệt và kiểm tra các giấy phép theo quy định........................25
3.3.2.2 Thực hiện triển khai các văn bản pháp quy - chế tài........................27
3.3.2.3 Công tác thanh, kiểm tra...................................................................28
3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đổi với hoạt động kinh doanh dịch
vụ Karaoke trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.................................................30
3.4.1 Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân
viên phục vụ.................................................................................................30
3.4.1.1 Tiêu chuẩn hóa phòng karaoke.........................................................30
3.4.1.2 Tiêu chuẩn hóa về thiết bị âm thanh................................................31
3.4.1.3 Tiêu chuẩn hóa đội ngũ nhân viên phục vụ.....................................31
3.4.2 Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt
động kinh doanh karaoke..............................................................................32
3.4.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động
karaoke.........................................................................................................32
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẠI HỘ THỂ DỤC THỂ THAO PHƯỜNG XUÂN
TẢO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN...........................34


MỞ ĐẦU
Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạn

Việt Nam trong đó có lĩnh vực văn hóa ở từng giai đoạn cách mạng của đất nước
của dân tộc, Đảng ta có đường lối văn hóa văn nghệ phù hợp đáp ứng kịp thời
các nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn. Công tác văn hóa đã có đóng
góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc làm nên cách mạng tháng tám,
trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng bảo
vệ tổ quốc và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Từ khi nghị quyết Trung Ương 5 khóa VIII ra đời, với 5 quan điểm chỉ
đạo và 10 nhiệm vụ cụ thể, Đảng ta khẳng định văn hóa là nền tảng của xã hội
vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là
lần đầu tiên Đảng ta có nghị quyết toàn diện về văn hóa, nó thể hiện trí tuệ của
Đảng , vai trò của Đảng đổi với sự lãnh đạo về văn hóa Việt Nam và là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta, góp
phần to lớn vào việc xây dựng nên văn hóa Việt Nam tương xứng với sự nghiệp
vĩ đại của dân tộc ta trong thời kỳ mới.
Tiếp sau nghị quyết Trung Ương 5 khóa VIII, nghị quyết đại hội Đảng lần
thứ IX, thứ X, thứ XI cũng đều khẳng định và làm rõ thêm vị trí, vai trò của văn
hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Xét cho cùng thì văn hóa phải vì dân và do dân, cho nên cần phải tập
trung ở cơ sở. Chính vì vậy mà ngay từ đầu đại hội IV Đảng ta đã quan tâm tới
văn hóa ở cơ sở. Chăm lo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở chính là đáp ứng
như cầu văn hóa của nhân dân lao động, đồng thời thu hút đông đảo quần chúng
tham gia vào quá trình sáng tạo ra những giá trị tinh thần mới. Xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở được coi là bước đi đầu tiên của sự nghiệp xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở chính là phát huy quyền làm chủ nhân dân trong hoạt động sáng tạo, hưởng
thụ văn hóa nghệ thuật đồng thời góp phần cho cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư
tưởng văn hóa, thông qua việc tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của
Đảng và nhà nước chống lại tư tưởng thù địch, lạc hậu, quản lý hoạt động văn
1



hóa lành mạnh, xây dựng nếp sống, lối sống tốt đẹp trong quần chúng nhân dân.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là xây dựng mạng lưới thiết chế văn hóa, cảnh
cảnh quan văn hóa vừa mang tính đặc trưng của thời đại vừa mag tính dân tộc,
tạo điều kiện cho nhân dân có cơ sở để hoạt động và hưởng thụ văn hóa.
Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân phường Xuân Tảo xác định : Muốn
một tập thể vững mạnh thì cùng với các nhiệm vụ trọng tâm khác, phải đẩy
mạnh phát triển kinh tế một cách bền vững và xây dưng gia đình, tổ dân phố văn
hóa , dòng họ gương mẫu. Để làm được điều đó, trước hết phải đảm bảo sự ổn
định về chính trị mà trong đó một giải pháp được coi là có hiệu quả nhất là: lãnh
đạo thực hiện tốt các nội dung hoạt động trên lĩnh vực văn hóa

2


PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Phường Xuân Tảo được thành lập từ 01/04/2014 trên cơ sở thực hiện nghị
quyết 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc thành lập 02 quận và
23 phường trực thuộc thành phố Hà Nội. Được tách ra từ một phần của xã Xuân
Đỉnh.
Với vị trí thuận lợi của một phường nằm gần trung tâm thủ đô, có tốc độ
đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế phát triển đa dạng, nhiều thành phần , gắn
với nhiệm vụ xây dựng phường văn minh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương. Công tác xây dựng, quản lý đô thị được các cấp, các ngành triển khai
nghiêm túc, tạo sự chuyển biến tích cực. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự
kỷ cương, nếp sống văn minh đô thị, sự nghiệp văn hóa xã hội có nhiều chuyển
biến mạnh mẽ, đời sông của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao,
nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ và
Chính quyền địa phương.

1.1 Vị trí địa lý
Địa chỉ số 176, đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
Số điện thoại : 0438361095
Phía Đông giáp phường Xuân La, quận Tây Hồ, phía Tây giáp phường
Xuân Đỉnh, phía Nam giáp phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân quận Cầu Giấy,
phường Cổ Nhuế 1, phía Bắc giáp phường Phú Thượng, quận Tây Hồ
1.2 Dân số
Với diện tích tự nhiên là 226.3ha, 3.102 hộ gia đình, dân số 12.972 người.
Phường Xuân Tảo có 08 tổ dân phố, có 01 di tích lịch sử văn hóa Đền Sóc, 01 di
tích cách mạng kháng chiến Pháo đài Xuân Tảo, có hai tuyến đường chính chạy
qua địa bàn là đường Xuân Đỉnh, Xuân La – Xuân Đỉnh và Đường Nguyễn
Hoàng Tôn với mật độ dân cư cao.

3


1.3 Thuận lợi. khó khăn
*Thuận lợi
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phát triển thuận lợi, người
dân có điều kiện để tham gia các hoạt động văn hóa.
Mặt bằng dân trí tương đối cao, người dân rất quan tâm đến đời sống văn
hóa tinh thần. Các chủ trương, chính sách, kế hoạch đúng đắn của Đảng, Nhà
nước và các cấp địa phương được nhân dân đồng tình hưởng ứng.
*Khó khăn
Mật độ dân cư đông, quá trình đô thị hóa phát triển ngày càng mạnh mẽ,
dân số cơ học tăng nhanh, do vậy vấn đề giữ gìn các giá trị thuần phong mỹ tục,
đảm bảo công tác vệ sinh môi trường còn gặp nhiều khó khăn.
1.4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và giả pháp cơ quan thực
tập

1.4.1. Vị trí
UBND phường Xuân Tảo là cơ quan chức năng của UBND Quận, tham
mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lí nhà nước về văn
hóa thông tin, Phát thanh truyền hình, Thông tin truyền thông, công tác gia đình
và Du lịch.
1.4.2 Chức năng
UBND phường Xuân Tảo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
quận Bắc Từ Liêm, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: văn hoá; gia đình; thể dục, thể
thao; thông tin và truyền thông (báo chí, xuất bản, bưu chính và chuyển phát,
viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh,
phát lại truyền hình, quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất
bản phẩm) trên địa bàn quận. UBND phường Xuân Tảo có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở
Thông tin và Truyền thông Thành phố Hà Nội.
4


1.4.3 Nhiệm vụ
Chỉ đạo hướng dẫn thông tin tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về
quản lý hoạt động phát triển sự nghiệp văn văn hóa thông tin, chủ trương xã hội
hóa các hoạt động văn hóa thông tin.
Giúp Uỷ ban nhân dân quận quản lý nhà nước về hoạt động các đài trạm
truyền thanh truyền hình trên địa bàn phường.
Chỉ đạo hướng dẫn các tổ chức đơn vị và nhân dân trên địa bàn thực hiện
phong trào văn hóa văn nghệ xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn
hóa” xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố, đơn vị cơ quan văn hóa, bảo vệ các

di tích lịch sử văn hóa bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc.
Được Uỷ ban nhân dân quận ủy quyền trực tiếp chỉ đạo quản lý tổ chức
hoạt động và hướng dẫn kiểm tra nội dung hoạt động các thiết chế văn hóa thông
tin cơ sở, kinh doanh dịch vụ văn hóa thông tin điểm vui chơi công cộng trên địa
bàn, đăng kí hoạt động thư viện của tổ chức cấp huyện cấp phường.
Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra và thanh tra việc chấp
hành pháp luật về hoạt động văn hóa thông tin giải quyết đơn thư khiếu nại tố
cáo về lĩnh vực văn hóa thông tin theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác thống kê gia đình báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình hoạt động văn hóa thông tin với Thường trực Uỷ ban nhân dân quận và
Ban giám đốc Sở văn hóa thông tin và du lịch.
1.4.4. Quyền hạn
Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý văn hóa thông tin cho công
chức văn hóa – xã hội các phường, thị trấn.
1.4.5. Chế độ làm việc và phương pháp công tác
UBND phường Xuân Tảo thực hiện theo nguyên tắc tâp trung dân chủ,
phát huy cao độ trí tuệ tập thể, đảm bảo tập trung, thống nhất kịp thời; đề cao ý
thức trách nhiệm, có tính tổ chức kỷ luật trong việc thực hiện chức trách nhiệm
vụ, cụ thể là:
1. Duy trì chế độ làm việc đúng giờ giấc theo mùa, đảm bảo tuần làm việc
5


đủ 40 giờ (làm thêm ngoài giờ và các ngày nghỉ khi được phân công, đặc biệt là
các ngày chợ phiên trùng vào ngày nghỉ).
2. Tham mưu đề xuất kịp thời với Uỷ ban nhân dân quận những vấn đề
liên quan đến nội dung công tác của phường. Làm tốt công tác nghiệp vụ theo
đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được quy định.
3. Duy trì chế độ hội ý cơ quan mỗi tháng 1 lần vào ngày 28 hàng tháng
(khi cần có thể họp đột xuất) .

4, Thực hiện giao ban với quận và phòng văn hóa.
5. Căn cứ vào chương trình kế hoạch công tác của Uỷ ban nhân dân quận
và ngành dọc cấp trên xây dựng chương trình kế hoạch công tác cụ thể hóa theo
chức năng, nhiệm vụ.

6


PHẦN 2
NHẬT KÍ VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1 Mục đích và phươn và phương pháp thực tập
2.1.1 Mục đích thực tập
- Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, chức
năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan, đơn vị thực tập cũng như nhiệm vụ
quyền hạn của cán bộ, công chức tại nơi thực tập.
- Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý hành chính Nhà
nước nơi thực tập.
- Nắm được thủ tục hành chính của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành
chính liên quan đến cơ quan nơi thực tập.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, thực hành các kỹ năng hành
chính đúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước,
với yêu cầu cụ thể mà cơ quan đến thực tập giao cho.
- Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học thông qua sự giúp đỡ, trao đổi với
cán bộ nơi thực tập
2.1.2 Phương pháp thực tập.
Trong quá trình thực tập, sinh viên nghiên cứu các văn bản hành chính,
văn quản quy phạm pháp luật, các tài liệu có liên quan đến nơi thực tập.
Thu thập thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá các số liệu, thực trạng
có liên quan đến cơ quan thực tập.
Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ nơi thực tập kết hợp với

quá trình quan sát, thử việc tại cơ quan để bổ sung và nâng cao kiến thức, tích
lũy kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo thực tập.
2.2. Tình hình thực tập.
2.2.1 Địa điểm thực tập.
UBND phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm , Hà Nội
2.2.2 thời gian thực tập
Thời gian thực tập: 01 tháng
Từ ngày 20/03/2017 – 16/04/2017
7


2.2.3 Nhật ký kiến tập.
Ngày tháng

Nội dung thực tập

Ghi

(20/3/2017 –

chú

16/4/2017 )
Ngày

- Lên cơ quan UBND phường xuân tảo gặp mặt cán

20/3/2017

bộ văn hóa phường và lãnh đạo của phường xin

được thực tập tại phòng văn hóa phường.
- Làm việc tại cơ quan thực tập , chịu sự điều hành

Ngày
21/3/2017

và phân công của cơ quan thực tập.
-Công tác chuẩn bị cho chương trình trao tặng xe
lăn cho người khuyết tật phường Xuân Tảo
-Tham gia chương trình trao tặng xe lăn cho người

Ngày
22/3/2017

khuyết tật tại hội trường ủy ban phường Xuân Tảo
-Tháo băng rôn, áp phích , khẩu hiệu khu vực
phường Xuân Tảo

Ngày

-Treo băng rôn mới
- Phân loại sổ sách, đánh văn bản, báo cáo cho

23/3/2107
Ngày

phòng văn hóa
-Công tác chuẩn bị cho đại hội thể dục thể thao

24/3/2017

Ngày

phường Xuân tảo
- Khảo sát thực địa kiểm tra các lớp mầm non tại cơ

27/3/2017
Ngày

sở phường Xuân Tảo
- Khảo sát thực địa kiểm tra các lớp mầm non tại cơ

28/3/2017
Ngày

sở phường Xuân Tảo
- Đọc tài liệu, sách báo có liên quan đến ngành văn

29/3/2017
Ngày

hóa
- Tìm hiểu vị trí ,chức năng ,nhiệm vụ, quyền hạn

30/3/2017
Ngày

của phòng văn hóa ở cơ sở.
- Tổng hợp các báo cáo về công tác kiểm tra, xử lý

31/3/2017

Ngày

vi phạm hành chính về văn hóa xã hội
- Chỉnh lý tài liệu, sửa văn bản, tìm hiểu tài liệu liên

3/4/2017

quan đến quản lý Văn Hóa.

Ngày

- Chỉnh lý tài liệu, sửa văn bản, tìm hiểu tài liệu liên
8


4/4/2017

quan đến quản lý Văn Hóa.

Ngày

- Xin cơ quan nghỉ (đi học lại)

5/4/2017
Ngày

- Xin cơ quan nghỉ (đi học lại)

6/4/2017
Ngày


- Xin cơ quan nghỉ (đi học lại)

7//4/2017
Ngày

- Nghiên cứu tài tiệu về văn hóa tại cơ quan

10/4/2017
Ngày

- Nghiên cứu tài tiệu về văn hóa tại cơ quan

11/4/2017
Ngày

- Nghiên cứu tài tiệu về văn hóa tại cơ quan

12/4/2017
Ngày

- Trang trí khánh tiết, băng rôn khẩu hiệu chuẩn bị

13/4/2017
Ngày

cho đại hội TDTT
- Trang trí khánh tiết, băng rôn khẩu hiệu chuẩn bị

14/4/2017

Ngày

cho đại hội TDTT
Tham gia đại hội TDTT phường Xuân Tảo lần thứ I

15/04/2017
Ngày

năm 2017
Tham gia đại hội TDTT phường Xuân Tảo lần thứ I

15/04/2017

năm 2017

9


PHẦN 3
CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ DỊCH VỤ KARAOKE
3.1 Quản lý hoạt động văn hóa - Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh
thần.
3.1.1 Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần.
Văn hóa là vật phẩm tinh thần, không thể coi như sản phẩm vật chất. Ở
đây không có sự phân chia quyền lợi văn hóa giữa nhà nước và công dân, không
có đa dạng hóa hình thức sở hữu các giá trị văn hóa. Trong lĩnh vực văn hóa, giá
trị sử dụng của vật phẩm không phải là thuộc tính tự nhiên, nội dung vật chất
của vật phẩm ấy, mà chính là thuộc tính xã hội, nội dung giá trị văn hóa tinh
thần của nó. Đây là một khác biệt có tính nguyên tắc khi nói đến hàng hóa văn

hóa. Giá trị sử dụng của một tác phẩm văn hóa không phải là thuộc tính vật chất
tự nhiên của nó, mà là nội dung giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa. Nội dung này
ở những thời điểm lịch sử, với từng địa phương, từng nhóm công chúng khác
nhau có sự khác nhau về mặt công dụng của nó, nghĩa là về tác động tư tưởng
thẩm mỹ.
Một điểm nữa là giá trị sử dụng của một vật phẩm vật chất có thể là đối
tượng chiếm hữu và sử dụng của một cá nhân, có thể hao phí hoàn toàn trong
quá trình sử dụng; còn giá trị sử dụng của một tác phẩm văn hóa luôn luôn là tài
sản chung của toàn xã hội, cho dù bản thân tác phẩm ấy thuộc quyền sở hữu của
nhà nước hay tư nhân. Chính vì vậy trong văn hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa
văn hóa phải là mối quan tâm hàng đầu. Buông lỏng quản lý, xu hướng thương
mại hóa, sự lan tràn sản phẩm độc hại trên thị trường... chính là xem nhẹ hoặc
hy sinh giá trị sử dụng để chạy theo giá trị trao đổi hàng hóa tinh thần (bài hát,
bức tranh, điệu múa…) là để bán, nên mục đích chủ yếu của họ là giá trị chứ
không phải giá trị sử dụng. Nhưng quá trình thực hiện giá trị lại được tiến hành
trước quá trình thực hiện giá trị sử dụng, hoặc quá trình thứ nhất được tiến hành
một lần là xong, còn quá trình thứ hai có hậu quả lâu dài trong đời sống xã hội.
10


Ở đây giá trị sử dụng không chỉ là đối tượng quan tâm hàng đầu của người tiêu
dùng cụ thể (người mua vé, mua sách, báo...) mà thực chất là toàn xã hội tiêu
dùng. Vì vậy hàng hóa văn hóa đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn. Đó là một dạng
hàng hóa đặc biệt.
Hai mặt giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa như đã phân tích đòi hỏi
phải tính đến hai hệ nguyên tắc cơ bản của sản xuất hàng hóa văn hóa.
Nguyên tắc kinh tế là sự điều tiết của quy luật giá trị, quy luật cung - cầu,
phải tính đến những đòi hỏi của công chúng với tư cách thị trường tiêu thụ sản
phẩm để điều chỉnh việc sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kích thích việc cải
tiến công nghệ, cải tiến tổ chức sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành

(dù là sản phẩm hay dịch vụ) dành ưu thế và mở rộng số nhu cầu hiện thực trong
công chúng.
Nhưng đối tượng của giá trị sử dụng hàng hóa văn hóa đòi hỏi việc sản
xuất tác phẩm văn hóa phải tuân thủ nguyên tắc chính trị, đó là vai trò to lớn về
mặt tư tưởng, tinh thần của sản phẩm văn hóa đối với toàn xã hội, nên nó phải
được kiểm soát chặt chẽ bởi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước
nhằm đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở nội dung giá trị sử
dụng của tác phẩm văn hóa. Giá trị sử dụng ấy chính là giá trị nhân văn của tác
phẩm văn hóa, nó nhằm phát huy nhân tố con người, phát triển toàn diện bản
thân con người, tất cả vì con người, cho con người. Muốn vậy hoạt động văn hóa
phải là “một bộ phận khăng khít trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng”. Nói cách khác, định hướng xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc sống còn của
sản xuất hàng hóa văn hóa.
Sản phẩm văn hóa tinh thần là hình thái quan niệm về văn hóa nghệ thuật,
tư tưởng, chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ, do con người sáng tạo
ra trong thực tiễn; sản phẩm tinh thần tập trung trong nó các giá trị tinh thần có
khả năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người, hướng con người tới những
giá trị chân, thiện, mỹ, ích.
Sản phẩm văn hóa tinh thần có thể phân làm hai loại: loại tri thức và loại
văn nghệ.
11


- Sản phẩm văn hóa tinh thần loại tri thức như: ca dao, tục ngữ, triết học,
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật sản xuất, công nghệ cao...
- Sản phẩm văn hóa tinh thần loại văn nghệ như: dân ca, văn học, kịch,
hội họa, tạo hình âm nhạc, vũ đạo, truyền hình, điện ảnh.
Giống như sản phẩm vật chất, sản phẩm văn hóa tinh thần cũng là kết quả
hoạt động thực tiễn của con người. Trong quá trình tác động vào tự nhiên để
thay đổi các hình thái vật chất của tự nhiên, phục vụ nhu cầu vật chất của mình,

ở con người đồng thời xuất hiện những nhu cầu tinh thần và các giá trị tinh thần.
Hàng hóa văn hóa tinh thần là một loại hàng hóa đặc biệt, được tạo nên từ
sự kết hợp của hai yếu tố sản phẩm tinh thần và hàng hóa. Nói cách khác, hàng
hóa và văn hóa tinh thần là những sản phẩm văn hóa tinh thần được đem ra trao
đổi, mua bán. Sản phẩm văn hóa tinh thần có tính chất hàng hóa gồm chủ yếu là
loại hình sản phẩm văn hóa ứng dụng: xuất bản phẩm, báo chí, phim ảnh...
Chúng cũng là sản phẩm của lao động, được sáng tạo nhằm mục đích trao đổi.
Những hàng hóa này đi vào thị trường văn hóa và thực hiện giá trị của mình,
được người tiêu dùng mua để phục vụ nhu cầu tinh thần - một nhu cầu không thể
thiếu và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống hiện đại.
Một sản phẩm văn hóa tinh thần nếu có nội dung lành mạnh, có tính tư
tưởng và nghệ thuật cao sẽ có tác động tích cực đến người tiêu dùng và xã hội.
Nó làm cho con người sống nhân văn hơn, thương yêu nhau hơn; nó khích lệ
người ta vượt qua những khó khăn, gian khổ, đau buồn để vươn tới một cuộc
sống tốt đẹp. Bên cạnh đó, các sản phẩm văn hóa tinh thần còn phê phán những
thói hư, tật xấu của con người, của xã hội để cảnh tỉnh rút ra những bài học
phòng tránh.
Ngược lại, những sản phẩm văn hóa tinh thần được sáng tạo ra theo quan
điểm thẩm mỹ lệch lạc, bị chi phối bởi lợi nhuận là nguyên nhân xuất hiện trên
thị trường những tác phẩm “phản văn hóa”. Loại hàng hóa văn hóa tinh thần
kiểu này nhằm thỏa mản những thị hiếu thẩm mỹ thấp kém, nhu cầu giải trí thiếu
lành mạnh. Những loại hàng hóa văn hóa này sẽ gây ra những tác động tiêu cực
dễ dẫn người ta đến sự buồn chán, xa đọa, nổi loạn.
12


Do đó để có một thị trường hàng hóa văn hóa tinh thần phong phú lành
mạnh có tính tư tưởng và nghệ thuật cao thì chủ thể sáng tạo, nhà sản xuất phải
dựa vào nhu cầu, lợi ích chính đáng của xã hội, không được vì lợi ích kinh tế của
riêng mình, chạy theo những thị hiếu tầm thường, cá nhân thiểu số mà làm tổn

hại đến môi trường văn hóa chung, lành mạnh của xã hội.
3.1.2 Quản lý hoạt động văn hóa là quản lý hệ thống sản xuất tinh
thần.
Điểm xuất phát để nhìn nhận hoạt động văn hóa như một hệ thống tổ chức
sản xuất là tư tưởng của học thuyết Mác-xít về sản xuất vật chất là hai hình thái
cơ bản của hoạt động người.
Sản xuất tinh thần không những tạo ra các giá trị tinh thần được khách
quan mà còn bao hàm cả việc hình thành văn hóa cá nhân, văn hóa cộng đồng và
sự giao tiếp văn hóa. Sản xuất tinh thần cũng có thể phân ra đối tượng lao động,
quá trình lao động và kết quả lao động. Tuy nhiên, ở đây đối tượng lao động có
thể là những quan hệ xã hội và quá trình tư duy nhân loại, còn sản phẩm lao
động có thể tồn tại không tách khỏi hành động sáng tạo của người sản xuất trực
tiếp.
Sản xuất tinh thần như một ngành tương đối độc lập trong hoạt động xã
hội đã tạo ra đội ngũ đặc biệt những người làm việc chuyên môn hóa. Tuy nhiên,
sự phát triển mạnh mẽ đời sống tinh thần còn phụ thuộc sự tham gia vào lĩnh
vực này của đông đảo nhân dân lao động. Ở đây có ý nghĩa quan trọng là tư
tưởng của Mác về mối quan hệ giữa sự phát triển lực lượng sản xuất và thời gian
tự do, phát triển tính cách con người thông qua sử dụng thời gian tự do có văn
hóa và tác dụng của nó đối với sự phát triển lực lượng sản xuất.
Với tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thời gian tự do rất cần thiết để phát
triển tự do, để sản xuất các giá trị tinh thần trước hết là sản xuất ra bản thân
người lao động với những thuộc tính văn hóa phong phú.
Xuất phát từ yêu cầu tổ chức quản lý một bộ phận nhất định những hoạt
động người, có thể xem văn hóa như quá trình sản xuất tinh thần và khách thể
hóa chúng như những giá trị tinh thần và giá trị vật chất, những thuộc tính của
13


bản thân con người với tư cách chủ thể của quá trình hoạt động.

Do bản chất chính trị của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể tiến
hành cả hai phần việc để xây dựng nền văn hóa: tổ chức quản lý văn hóa chuyên
nghiệp và tổ chức quản lý văn hóa quần chúng. Công tác văn hóa có thể phân
thành hai mảng:
1. Tổ chức quản lý văn hóa chuyên nghiệp bao gồm cả sản xuất và lưu
thông phân phối đem văn hóa đến quần chúng.
2. Tổ chức quản lý văn hóa quần chúng, bao gồm cả hoạt động sản xuất,
trao đổi và tiêu dùng các giá trị tinh thần đem quần chúng đến văn hóa.
Ở hệ thống thứ hai nhân dân trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản
phẩm văn hóa. Đây là hệ thống thiết chế sự nghiệp công tác văn hóa quần
chúng, đối tượng xem xét chủ yếu trong khóa luận này.
Quá trình xã hội hóa và phát triển cá nhân, sự hình thành nhân cách văn
hóa bao giờ cũng diễn ra bởi hai chiều tác động liên tục đan xen lẫn nhau, dệt
thành những nhân cách cụ thể. Chiều dọc là sự tác động của văn hóa xã hội của
cá nhân ấy, tức cá nhân tự xác định mình trong môi trường văn hóa. Sự vận động
này thống nhất hai mặt giáo dục văn hóa và thỏa mãn nhu cầu văn hóa toàn diện
của con người. Tính chất phong phú thực sự về tinh thần của cá nhân hoàn toàn
tùy thuộc vào tính chất phong phú các mối quan hệ thực sự của chính cá nhân
ấy. Ở đây con người thể hiện trong sự vận động văn hóa trên ba mối quan hệ chủ
yếu:
+ Cá nhân chiếm lĩnh giá trị văn hóa.
+ Cá nhân sáng tạo văn hóa.
+ Cá nhân như đại biểu mang văn hóa, có quan hệ giao lưu trao đổi với
nhau.
3.2. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.
3.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước.
Trong lĩnh vực hành chính, thuật ngữ quản lý được hiểu như sau: “Quản
lý là thuật ngữ chỉ hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ
huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… các quá trình xã hội và hoạt động của con
14



người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu
xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”.
Thuật ngữ quản lý nhà nước được sử dụng ở Việt Nam với nhiều cách tiếp
cận khác nhau:
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà
nước bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các
cấp; các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, các Bộ, Ủy ban Nhân dân các
cấp; cơ quan kiểm sát: Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, và các Viện Kiểm sát
Nhân dân các cấp.
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước là hoạt động của riêng hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước ( quản lý hành chính nhà nươc): Chính phủ, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp, các Sở,
phòng ban chuyên môn của Ủy ban Nhân dân.
Tuy nhiên có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về quản lý nhà nước
như sau: “Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối
ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn
định và phát triển đất nước”.
3.2.2. Hoạt động karaoke một sinh hoạt văn hóa hiện đại.
Karaoke bắt nguồn từ sự kết hợp của chữ KARA có nghĩa là “không”
(cũng như trong môn karate có nghĩa là tay không với chữ OKE (viết tắt của chữ
Okesutora) có nghĩa là dàn nhạc. Karaoke cấu tạo bởi 2 phần: phần nhạc nền
được ghi âm trước được phối đồng bộ (cùng xung) với phần chữ (lời bài hát);
phần xướng dành cho người biểu diễn (hát) trực tiếp cầm micro biểu diễn theo
nhạc và chữ chạy trên màn hình (tivi).
Thông qua cách giải thích trên, nguồn gốc của karaoke có xuất xứ từ Nhật
Bản; khi nói đến nước Nhật không thể không nói đến các quán Bar; chơi đàn
Ghita hoặc chơi đàn Piano truyền thống, vốn là địa bàn giải trí chủ yếu của các

doanh nhân Nhật từ nhiều năm trở về trước. Trong các quán Bar, khán giả được
mời hoặc tình nguyện hát với nhạc đệm của Piano. Từ đó, karaoke bắt đầu hình
15


thành tại thành phố Kore của nước Nhật vào những năm 1970.
“Hộp” karaoke đầu tiên xuất hiện vào những năm 1984 trên cánh đồng lúa
tại Miền quê Okayama phía Tây Kansai. Nó được làm từ những toa xe chở hành
khách đã được cải tiến lại. Từ đó các hộp karaoke được xây dựng trên những
vùng đất trống khắp nơi trên đất Nhật. Và trong khu thành thị, phòng hát
karaoke được chia làm nhiều ngăn (phòng) và được cách âm phát triển ngày
càng nhiều hơn.
Nền công nghệ tiên tiến, hiện đại cùng với tốc độ đô thị hóa cao đã làm
cho môi trường bị ô nhiễm; không gian nghỉ ngơi ngoài trời bị hạn chế, chính vì
vậy sự phát triển các hoạt động giải trí trong nhà như các quán Bar, vũ trường,
phòng hát karaoke… là cần thiết. Sự vượt trội của Video âm nhạc như một hình
thái kinh doanh của ngành công nghiệp âm nhạc mang phong cách dân gian hiện đại là điều kiện tiên phong cho sự phát triển của karaoke.
Karaoke thật sự bùng phát khi công nghệ đĩa Laser và đĩa Compact cho
phép những bài hát thể hiện trên màn hình tivi, trong khi âm nhạc nổi lên và xác
định vị trí của từng bài hát. Vì quyền lợi của các công ty âm nhạc, việc thương
mại hóa kinh doanh karaoke là trung gian tuyệt vời cho sự quảng cáo các bài hát
âm nhạc Pop và các ngôi sao mới.
Karaoke trong tiến trình phát triển đã có sự tiến hóa nhất định. Từ những
ngày đầu ghi trên băng đĩa; karaoke được chuyển sang đĩa CD (Compact disc),
cuối cùng kết hợp với Video, đồ họa nhạc với lời bài hát hiện trên màn hình
nhắc cho những người không nhớ lời nhạc. Một ngành công nghiệp đã được mở
ra xung quanh karaoke và các sản phẩm kỹ thuật đã được chuyển dụng để nâng
cao trình diễn. Những dàn máy tại gia đình, các thư viện phần mềm được hoàn
thiện, các micro cho khách và những chiếc hộp có sẵn; chúng đang sẵn sàng
“vào cuộc hát karaoke”. Các phòng thu đã mở cửa cho khách khi có yêu cầu đến

để thu âm giọng hát của mình; đồng thời các cuộc thi hát karaoke được tổ chức
ở nhiều nơi. Karaoke ngày càng được biết đến không chỉ ở Nhật mà còn lan rộng
ở nhiều quốc gia khác như: Mỹ, Nga, Trung Quốc... tất cả các quốc gia đã tiếp
thu nó như một giá trị văn hóa và đưa vào hoạt động trong cuộc sống hàng ngày,
16


được xem là món ăn tinh thần của từng dân tộc. Việt Nam cũng đã sớm tiếp thu
giá trị văn hóa này, đến nay phát triển trên phạm vi toàn quốc.
Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những tinh
hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và
quốc tế. Chính vì thế, karaoke được tiếp nhận, ứng dụng trong đời sống và được
xem như món ăn tinh thần của người Việt. Năm 1980 karaoke được du nhập vào
Việt Nam; con đường du nhập karaoke vào Việt Nam đang có nhiều tranh cãi
giữa các nhà nghiên cứu. Có nhiều người cho rằng, những thương nhân người
Nhật khi vào Việt Nam làm việc, trong thời gian thư rỗi họ đã hát karaoke; sau
đó người Việt chúng ta đã học hỏi và karaoke được xuất hiện ở Việt Nam.
Nhưng có một số ý kiến khác lại cho rằng không phải karaoke được truyền từ
người Nhật mà từ khách du lịch trên thế giới, họ đến Việt Nam để tham quan, du
lịch và chính họ đã tổ chức hoạt động này nhằm để giải trí trong nhà, nhất là ban
đêm. Còn nhiều ý kiến khác nữa về karaoke, nhưng một điều mà chúng ta phải
công nhận, đó chính là sự học hỏi và tiếp thu văn hóa của nhân loại và ứng dụng
vào cuộc sống; điều đó “khẳng định karaoke là một sinh hoạt văn hóa hiện
đại”.
3.2.3 Các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh
doanh dịch vụ karaoke.
Song song với sự phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa có
chiều hướng “đi chệch”; tình hình quản lý các hoạt động văn hóa có biểu hiện
buông lỏng, thiếu kiên quyết. Hệ thống các văn bản pháp quy của nhà nước về

quản hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa nói chung, karaoke nói riêng ra đời
nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trên lĩnh vực hoạt động này như:
- Chỉ thị 814/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một
số tệ nạn xã hội nghiêm trọng;
- Nghị định số: 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường
quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ
17


nạn xã hội nghiêm trọng;
- Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt
hành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và phòng chống tệ nạn
xã hội;
- Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, bán
cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng;
quảng cáo, viết đặt biển hiệu (Ban hành kèm theo Nghị định số: 87/CP ngày
12/12/1995 của Chính phủ);
- Quy định những biện pháp cấp bách bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm
trọng (Ban hành kèm theo Nghị định số: 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính
phủ) - Thông tư số 05/TT-PC ngày 08/01/1996 của Bộ văn hóa thông tin về
hướng dẫn thực hiện quy chế “Lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng
đĩa nhạc, bán cho thuê xuất bản phẩm, hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi
công cộng; quảng cáo, viết đặt biển hiệu (Ban hành kèm theo Nghị định số
87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ);
- Quyết định số 817/TT-PC ngày 8/5/2000 của Bộ trưởng Bộ văn hóa
thông tin về việc tổ chức kiểm tra các hoạt động dịch vụ văn hóa và kinh doanh
văn hóa phẩm;
- Chỉ thị số 09/2000/CT-TTg ngày 20/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tiến hành kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn

hóa;
- Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
- Thông tư số 35/2002/TT-BVHTT ngày 20/12/2002 hướng dẫn bổ sung
một số quy định về hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng tại quy
chế ban hành kèm theo nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của chính phủ;
- Chỉ thị 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng chính phủ về
việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng, karaoke, vũ
trường (bãi bỏ Chỉ thị 814/TTg);
- Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc
18


ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
(bãi bỏ nghị định 87/CP);
- Nghị định số 56/2006/NĐ-CP, ngày 06/6 /2006 của Thủ tướng Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin. (bãi bỏ
nghị định 31/CP);
- Thông tư 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 hướng dẫn quy hoạch
nhà hàng karaoke, vũ trường;
- Thông tư 69/2006/TT-BVHTT ngày 28/8/2006 của Bộ Văn hóa thông
tin, hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, karaoke, trò
chơi điện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn
hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐCP.
- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2006 của Chính phủ về đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao.
- Thông tư 12/2007/TT-BVHTT ngày 29/5/2007 hướng dẫn thực hiện
Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn
hóa – thông tin.
Những điểm mới và đáng lưu ý trong nghị định 56 là: Từ 1/7/2006, nếu

chủ cơ sở karaoke cho người say rượu, bia vào phòng karaoke sẽ bị phạt từ 200
đến 500 ngàn đồng; sử dụng 2 nhân viên trở lên phục vụ trong một phòng hát
karaoke sẽ phải chịu mức phạt 2 - 4 triệu đồng; đối với trường hợp khách hàng
uống rượu tại phòng karaoke cũng sẽ bị phạt tối đa 500.000 đồng.
Mức phạt 2 - 5 triệu đồng sẽ áp dụng đối với các hành vi: che kín cửa
hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ
bên trong phòng karaoke; tắt đèn tại phòng karaoke khi đang hoạt động; chốt
cửa phòng karaoke khi đang hoạt động; sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại
vũ trường, nhà hàng karaoke.
Cơ quan chức năng sẽ phạt 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi
sau: dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại quán karaoke; sử
dụng từ 6 nhân viên phục vụ trở lên trong một phòng karaoke; đặt thiết bị báo
động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà
19


nước có thẩm quyền.
Với hành vi tổ chức nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác có tính
chất đồi truỵ tại vũ trường, karaoke, nơi khiêu vũ công cộng sẽ bị phạt 30 triệu
đồng.
- Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 của Bộ văn hóa thông
tin hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường. Văn bản này đã chỉ ra
một cách khá cụ thể những "địa chỉ cấm" đối với loại hình kinh doanh này. Các
nhà hàng karaoke, vũ trường không được đặt tại các khu phố cổ, khu nhà chung
cư, các đường phố, quảng trường - nơi tổ chức các hoạt động chính trị, xã hội có
quy mô lớn ở địa phương.
Tương tự, cấm nhà hàng karaoke, vũ trường tại các khu vực quá biệt lập,
các ngõ ngách quá hẹp, bề rộng dưới 4 mét (vì khó quản lý và phòng cháy chữa
cháy). Các nhà hàng, dịch vụ này phải nằm cách 200m trở lên đối với các địa
điểm trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hoá

(bao gồm cả các di tích đã xếp hạng và đang đề nghị xếp hạng), cơ quan hành
chính nhà nước.
3.3 Thực tiễn quản lí hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke trên địa
bàn quận Bắc Từ Liêm
3.3.1 Thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.
Trước sự bùng nổ của karaoke với nhiều diễn biến phức tạp; ngày
12/12/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 814/TTg; Chính phủ ban
hành Nghị định 87/CP, 88/CP quy định lập lại trật tự trong lĩnh vực hoạt động
văn hóa, dịch vụ văn hóa, bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Sau khi
nghị định được ban hành, chủ cơ sở muốn hoạt động hợp pháp phải lập thủ tục
xin phép đăng ký hành nghề và đăng ký kinh doanh. Đồng thời phải đảm bảo
điều kiện hoạt động, điều kiện an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy…
Hiện nay trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm có 43 cơ sở kinh doanh dịch vụ
karaoke . Cụ thể là phường Cổ Nhuế 1 có 5 cơ sở, tiếp đến phường Cổ Nhuế 2
(4), phường Đông Ngạc (5), phường Đức Thắng (5), phường Liên Mạc (3),
phường Phú Diễn (6), phường Phúc Diễn (3), phường Tây Tựu (2), phường
20


Thượng Cát (2), phường Thụy Phương (3), phường Xuân Đỉnh (3), phường
Xuân Tảo (3).
Đồng thời, Quận Bắc Từ Liêm hiện có 11 cơ sở hoạt động karaoke (03
chưa có chức năng hoạt động karaoke trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; 01 chưa có Giấy phép kinh doanh karaoke; 07 vi phạm về khoảng cách)
các doanh nghiệp này đã hoạt động ổn định từ những năm 1990, quá trình kinh
doanh không vi phạm tệ nạn xã hội, qua khảo sát đảm bảo các điều kiện quy
định hiện hành. Căn cứ những quy định hiện hành, tình hình thực tế hiện nay Uỷ
ban nhân dân Quận Bắc Từ Liêm đã kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố phê
duyệt quy hoạch đối với 11 điểm.
Qua báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 17/TTg (tháng 3/2006) các cơ

sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm có chiều hướng
giảm so với các năm trước đó. Nguyên nhân giảm nhanh là do Quận có sự tập
trung đấu tranh triệt phá các tụ điểm karaoke phức tạp, có dấu hiệu tệ nạn mại
dâm, công tác quản lý nhà nước được tăng cường và có những biện pháp siết
chặt hơn, xử lý kiên quyết hơn.
Chỉ trong thời gian ngắn (chưa đến 01 năm) đã có 04 cơ sở buộc phải di
dời, 02 cơ sở bị đình chỉ hoạt động do kinh doanh không giấy phép. Các chủ cơ
sở đã có trở bộ trong hoạt động và “cảnh giác” hơn, không dám công khai các
“chiêu bài” và “lộng hành” như trước nữa. Qua đó, người dân cũng đồng tình
khi các tệ nạn xã hội trong hoạt động karaoke có chiều hướng giảm nhanh, đã
triệt phá được nhiều tụ điểm nổi cộm.Và dư luận xã hội càng đồng tình hơn nữa
với chủ trương “lành mạnh hóa” hoạt động kinh doanh đối với các quán karaoke
và nhà hàng karaoke do Nhà nước quản lý.
Thực hiện thông tư 54/TT-BVHTT về quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ
trường. UBND Quận Bắc Từ Liêm đã có văn bản chỉ đạo ngành văn hóa kiểm
tra, rà soát lại hoạt động karaoke trên toàn Quận. Tính đến ngày 15/7/2008,
Quận có 40 cơ sở đang hoạt động có giấy phép (trong đó có 07 cơ sở không
đảm bảo khoảng cách trên 200m đối với trường học, bệnh viện, cơ sở tôn
giáo - tính ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước) và
21


một vài cơ sở nhỏ hoạt động ở khu vực hẻm, khu dân cư lao động phổ thông
không có giấy phép, chủ yếu hoạt động hình thức gia đình.
Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến tháng 5/2005, số cơ sở hoạt động
karaoke tăng nhanh và có chiều hướng chựng lại, sau đó giảm nhanh khi Chính
phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP cùng với những quy định chặt chẽ hơn.
Tệ nạn xã hội giảm dần, một số cơ sở chuyển sang hình thức kinh doanh khác
(massage - xông hơi; hớt tóc thanh nữ, nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn uống có gái
ôm...), trong dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp mà các ngành chức năng không

thể chủ quan buông lỏng trong quản lý.
Về hình thức tổ chức hoạt động và kinh doanh dịch vụ karaoke, Quận Bắc
Từ Liêm có trên 30 cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh theo hình thức lành
mạnh, không có tiếp viên nữ, tập trung ở những hộ cá thể. Nhân viên phục vụ tại
các quán nhỏ thường là lao động gia đình; một số quán kinh doanh lớn, sử dụng
nguồn lao động phục vụ là những sinh viên của các Trường Đại học, Cao đẳng...
vừa học, vừa làm để tăng thêm nguồn thu nhập.
Qua thống kê và tổng hợp số liệu báo cáo của Chính quyền địa phương
các Phường, đa số các cơ sở kinh doanh hoạt động gia đình đều có ý thức chấp
hành tốt các quy định của nhà nước về hoạt động karaoke (giấy phép, điều kiện
hoạt động, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ, hợp đồng lao động…). Qua
kiểm tra, hầu hết các cơ sở không vi phạm về tệ nạn xã hội, nhưng có vi phạm
về các điều kiện hoạt động (độ ồn, ánh sáng, hoạt động quá giờ...). Cá biệt có vài
trường hợp do chủ cơ sở thiếu kiểm tra sinh hoạt của khách trong phòng
karaoke, nên khi lực lượng kiểm tra đến phát hiện có xảy ra trường hợp thanh
niên lợi dụng vào đây hút, hít chất kích thích hoặc trai gái quan hệ thiếu lành
mạnh.
Nhìn chung loại hình kinh doanh karaoke gia đình hoạt động tương đối ổn
định, các cơ sở vừa kinh doanh vừa phục vụ nhu cầu văn hóa. Một chủ cơ sở
kinh doanh karaoke bộc bạch: “chính vì ham thích ca hát, thêm vào sự động viên
của bạn bè, tôi đã nảy sinh mở tụ điểm karaoke và kinh doanh từ năm 2000
karaoke hoạt động theo hình thức này, ít gặp khó khăn, phức tạp.
22


×