Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Sự phát triển của tư tưởng và ảnh hướng tới xã hội Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.06 KB, 32 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬN
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC PHÁT TRIỂN

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỆ TƯ TƯỞNG VÀ VAI TRÒ ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM

Sinh viên:
Lớp:

HÀ NỘI- NĂM 2017


MỞ ĐẦU
Trên thế giới hiện nay có nhiều tư tưởng khác nhau. Các tư tưởng tương tác
với nhau, tập hợp lại với nhau một cách tự nhiên thành một chuỗi các nhận thức,
được thừa nhận và bị loại bỏ cũng theo quy luật tự nhiên. Là công cụ của nhận
thức, tư tưởng thể hiện thông qua các hành vi, cả những hành vi của tư duy lẫn
những hành vi bản năng. Tư tưởng được liên tục lựa chọn bởi các cá nhân cụ thể và
có vai trò định hướng hành động. Do đó, nhận thức về tư tưởng phải linh hoạt chứ
không thể coi nó là những giá trị bất biến.
Nếu tư tưởng là công cụ của nhận thức thì hệ tư tưởng là hệ thống các công
cụ ấy. Hệ tư tưởng không phải là sản phẩm riêng của cộng đồng, thậm chí nó cũng
không phải là sản phẩm riêng của thời đại, nó là sự tổng hòa những kinh nghiệm
sống của nhiều cộng đồng người và của nhiều thời đại.
Trải qua chiều dài thời gian, lịch sử thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện của các
hệ tư tưởng như: hệ tư tưởng chủ nô, hệ tư tưởng phong kiến, tư sản, tiểu tư sản và
vô sản.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, vấn đề hệ tư
tưởng cũng luôn được đặt ra như là một trong những vấn đề quan trọng của xã hội.


Để làm rõ nội dung và vai trò của các hệ tư tưởng này ở Việt Nam tác giả lựa chọn
đề tài “Sự phát triển của các hệ tư tưởng và vai trò đối với sự phát triển xã hội
Việt Nam” làm tiểu luận kết thúc môn học.

2


NỘI DUNG
Chương 1.
MỘT SÓ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ TƯ TƯỞNG VÀ VAI TRÒ CỦA
HỆ TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI
1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Tư tưởng
Tư tưởng là ý thức thực tiễn, tinh thần thực tiễn, tức ý thức, tinh thần
nảy sinh, hình thành trong quan hệ thực tiễn của con người về thế giới. Nó
không phải là ý thức, nhận thức khoa học thuần túy, tức ý thức nảy sinh,
hình thành như Các Mác nói trong sự trực quan, tĩnh quan của chủ thể trước
đối tượng, hay trong sự cô lập tuyệt đối của con người chủ thể đối với thế
giới đối tượng mà nó nhận thức. Ý thức thực tiễn, tinh thần thực tiễn khác ý
thức, nhận thức trực quan, tĩnh quan không phải ở trình độ, cấp độ phản ánh,
đi sâu vào bản chất của thê giới bên ngoài, mà ở nguyên tắc hình thành,
nguồn gốc phát sinh.
Tư tưởng thường được hiểu là cái ý thức biểu hiện thế giới tinh thần
bên trong của con người. Thế giới này không phản ánh trực tiếp thế giới hiện
thực bên ngoài mà lại phản ánh trực tiếp sự tồn tại vật chất hiện thực của
con người cá nhân tự nhiên và con người cộng đồng xã hội.
Tư tưởng thuộc về chính hệ thống cấu trúc của cái chủ thể. Kiến thức,
tri thức, nhận thức cũng như tư tưởng đều là cái tinh thần, nhưng chúng chỉ
là cái tinh thần ở vòng bên ngoài mà không phải là cốt lõi, trung tâm của
chính chủ thể.

Tóm lại tư tưởng là cái tinh thần khách quan không tách rời hoàn toàn
khỏi kiến thức. Tư tưởng là sự phản ánh ảnh hưởng của khách thể tới chủ
thể, cái tinh thần ấy dó đó là ý thức, tự ý thức, là chủ thể- tự chủ thể, và bởi

3


thế nó cũng tồn tại trong những hình thái cụ thể đặc thù, đặc biệt mà điển
hình và ở cấp độ lý tính cao nhất là giá trị và lý tưởng.
1.1.2.Hệ tư tưởng
Trong cuốn Nguyên lý Triết học Mác-Lênin có định nghĩa như sau: “Hệ tư
tưởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm phản ánh trực tiếp hay gián tiếp
những đặc điểm kinh tế xã hội của một xã hội, thể hiện địa vị, lợi ích và mục đích
của những giai cấp xã hội nhất định và nhằm duy trì hoặc biến đổi chế độ xã hội
hiện tồn” .
V. Ivanôp có một định nghĩa tương tự: “Hệ tư tưởng là hệ thống những quan
điểm, quan niệm, lý luận thuộc ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, những quan
hệ và hiện tượng xã hội, thể hiện lợi ích của một giai cấp này hay giai cấp khác, là
kim chỉ nam cho hành động của giai cấp và đảng của nó ” . Còn A.K. Ulêđôp,
trong tác phẩm “Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng ” thì “Hệ tư tưởng với tính cách là
một lĩnh vực của ý thức xã hội, có thể được xác định như là ý thức lý luận về hiện
thực thông qua lăng kính của lợi ích giai cấp và tự ý thức giai cấp”
Theo đó, một định nghĩa đầy đủ về hệ tư tưởng phải bao hàm được những
nội dung cơ bản như sau: - Hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm...
( về chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo ). (Cần lưu ý, các hệ thống
khoa học không nằm trong những hệ tư tưởng). - Nó thuộc ý thức xã hội (chứ
không phải ý thức cá nhân). - Nó thuộc cấp độ ý thức lý luận (chứ không phải ý
thức thông thường). - Nó có tính đảng, tính giai cấp. - Nó có chức năng là kim chỉ
nam cho hành động của


1.2. Khái quát chung về sự phát triên của các hệ tư tưởng
Hệ tư tưởng chủ nô:
4


Trong lịch sử loài người, chúng ta đã trải qua các hệ tư tưởng như hệ tư
tưởng chủ nô, hệ tư tưởng phong kiến, hệ tư tưởng tư sản và hệ tư tưởng xã hội
chủ nghĩa.
Hệ tư tưởng chủ nô là hệ tư tưởng trong xã hội cổ đại phản ánh những cơ sở
kinh tế- xã hội, lợi ích của giai cấp chủ nô, tầng lớp thống trị xã hội. Xã hội cổ đại
ở phương Tây và phương Đông có những nét đặc thù. Nhưng nét chung nhất toát
lên đó là thời kỳ xã hội phân chia giai cấp, có sự phân công lao động thành lao
động trí óc và lao động chân tay, chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia giàu nghèo,
bóc lột và bị bóc lột… Đây là điều kiện kinh tế- xã hội quan trọng cho sự xuất hiện
của hệ tư tưởng. Do bị áp bức bóc lột nặng nề, nô lệ đã nhiều lần vùng lên đấu
tranh chống lại chủ nô, nhưng đều bị đàn áp đẫm máu. Nô lệ không thể tự mình
xây dựng được thế giới quan của mình, bởi lẽ họ không biết đọc, không biết viết.
Nhưng cuộc đấu tranh của họ chống lại chủ nô cũng như chế độ nô lệ nói chung đã
tác động đến sự ra đời của nhiều quan niệm chính trị khác nhau khi ấy. Đây chính
là điều kiện chính trị- xã hội quan trọng cho sự ra đời cũng như đấu tranh của các
quan niệm khác nhau về xã hội.
Hệ tư tưởng chủ nô được thể hiện chủ yếu qua luật pháp. Cụ thể:
Pháp luật (hiểu theo nghĩa hẹp là những Bộ luật thành văn) thường ra đời
muộn hơn nhiều thời điểm xuất hiện nhà nước. Theo học thuyết Mác - Lênin, thời
kỳ nào và ở đâu thì pháp luật về cơ bản cũng thể hiện và bảo vệ lợi ích trước hết
của giai cấp thống trị và thời cổ đại cũng không phải ngoại lệ. Thời kỳ này bản
chất pháp luật là pháp luật chủ nô có mục đích thiết lập một trật tự xã hội có lợi
cho giai cấp chủ nô. Ngoài tính giai cấp, pháp luật chủ nô cũng có vai trò xã
hội quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội. Tính xã hội của
nhà nước cũng như pháp luật ở Phương Đông trong một chừng mực nhất định còn

có trước và tỏ ra trội vượt hơn cả tính giai cấp. Ví dụ: Ở phần mở đầu của Bộ luật,
5


Hammurabi tuyên bố: “Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra
lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì
chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ
mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân
đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.” Hoặc ở phần kết của Bộ luật, Hammurabi
khẳng định lại mục đích của Bộ luật: “Để cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu; để
cho những người cô quả có thể nương tựa ở thành Babilon…; để cho sự tuyên án
trong nước tiện việc quyết định; để cho những kẻ thiệt thòi được trình bày lẽ
phải…Nếu kẻ nào thi hành triệt để bộ luật này thì sẽ được các thần phù hộ, trái lại
nếu người nào không nghiêm chỉnh thi hành hoặc sửa đổi bộ luật thì sẽ bị thần
linh trừng phạt”
- Bảo vệ chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, hợp
pháp hóa các hình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
Pháp luật ghi nhận và bảo vệ chặt chẽ quyền tư hữu của chủ nô đối với tư
liệu sản xuất được thể hiện trong Bộ Luật Hammurabi, Luật 12 Bảng ở La Mã sơ
kỳ nền cộng hòa, Bộ pháp điển Corpus iuris Civilis của Hoàng đế Justinian. Cụ thể
pháp luật nhiều nước thời kỳ này cho phép tra tấn, giam cầm con nợ để yêu cầu trả
nợ. Các hành vi mua bán, chuyển nhượng tài sản của chủ tư hữu cũng được pháp
luật nhiều nước quy định chặt chẽ nhằm tránh sự lừa dối, gian lận làm phương hại
đến quyền tư hữu (Ví dụ: Điều 2 Bảng III Luật 12 Bảng qui định: „Người chủ nợ
có thể cầm tay con nợ và đưa con nợ đến Tòa. Nếu con nợ không trả được nợ theo
phán quyết của Tòa và cũng không có ai bảo lãnh cho anh ta, chủ nợ có thể tống
giam con nợ"). Đồng thời pháp luật chủ nô cũng công khai tuyên bố tình trạng vô
quyền của nô lệ và thừa nhận nhiều hình thức bóc lột, hình thức tra tấn tàn nhẫn
của chủ nô đối với nô lệ (Điều 3 Bảng III Luật 12 Bảng quy định: "Đến ngày phiên


6


chợ thứ ba, các chủ nợ có thể tùng xẻo con nợ không trả được nợ. Nếu xử quá
mức, họ cũng không bị tội"
- Ghi nhận tình trạng phân biệt đẳng cấp trong xã hội. Pháp luật cho phép
những chủ nô giàu có thuộc các đẳng cấp cao trong xã hội có những đặc quyền về
kinh tế và chính trị. Ví dụ: Điều 1 Bảng X Luật 12 Bảng qui định cấm kết hôn giữa
quí tộc và bình dân: "Cấm kết hôn giữa người bình dân và quí tộc”
- Ghi nhận và bảo vệ chế độ gia trưởng.
Pháp luật của nhiều nhà nước thời kỳ này ghi nhận quyền tuyệt đối của
người gia trưởng đối với tài sản trong gia đình và địa vị chi phối của người gia
trưởng đối với các thành viên khác của gia đình. Thí dụ, ở Bộ luật Hammurabi nếu
không có con, người chồng có quyền ly dị hoặc bán vợ hoặc lấy vợ lẽ; nếu bắt
được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống
sông. Ngược lại nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, chỉ có quyền ly dị mà thôi.
Điều 129 qui định : "Nếu vợ của dân tự do ngủ với người đàn ông khác mà bị bắt,
thì phải trói cả hai người này lại và ném xuống sông"
- Hình phạt mang nặng tính trừng trị, ít chứa đựng tính chất giáo dục và
cảm hóa.
Pháp luật thời kỳ này hình sự hóa hầu hết các vi phạm, kể cả các vi phạm
trong quan hệ dân sự. Các qui phạm pháp luật đặc biệt là ở Phương Đông thời kỳ
cổ đại thường mang tính hàm hỗn (hầu hết các điều luật đều kèm theo chế
tài). Hình phạt được áp dụng phổ biến nhất là tử hình bằng rất nhiều hình thức khác
nhau như: ném đá cho đến chết, buộc đá ném xuống sông, ném người vào vạc dầu,
chặt người ra thành nhiều mảnh, thiêu chết, chôn sống, treo cổ...Các hình phạt dã
man khác cũng được áp dụng cho các hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hơn như:
chọc mù mắt, khắc chữ vào mặt, chặt chân tay, cắt lưỡi, bắt đi trên than hồng...
Pháp luật chủ nô còn cho phép tra tấn nhục hình phạm nhân, cho phép trả thù
7



ngang bằng (Ví dụ: Điều 2 Bảng VIII Luật 12 bảng: "Nếu ai gây thương tích làm
tàn tật người khác và không bồi thường, thì việc trả thù ngang bằnglà hợp
pháp"). Trong nhiều trường hợp, pháp luật chủ nô cho phép giết cả những người
không liên quan đến hành vi phạm tội. (Ví dụ: Điều 38 Bộ luật Hammurabi qui
định: " Nếu thợ xây nhà mà xây không đảm bảo, nhà đổ, chủ nhà chết thì người
thợ xây bị giết." hoặc Điều 39 Bộ luật Hammurabi: "Nếu nhà đổ, con của người
chủ nhà chết thì con của người thợ xây cũng phải chết theo")
- Nguồn luật, phạm vi điều chỉnh, mức độ điều chỉnh của pháp luật.
Hình thức biểu hiện của pháp luật chủ nô rất đa dạng, bao gồm: Tập quán pháp,
Tiền lệ pháp và văn bản pháp luật. Nhiều nhà nước chủ nô đã xây dựng được
những bộ luật lớn. Điển hình như: Bộ luật Hammurabi của nhà nước chủ nô
Babilon (thế kỉ XVIII TCN); Bộ luật Đôracông của nhà nước chủ nô Hy lạp (thế kỉ
VII TCN); Bộ luật 12 bảng của nhà nước chủ nô La Mã (thế kỉ V TCN); Bộ luật
Pháp Kinh của nước Hàn - một quốc gia cát cứ ở Trung Quốc (thế kỉ V TCN); Luật
Manu của nhà nước chủ nô Ấn độ (thế kỉ I TCN); Bộ pháp điển Luật La Mã của
Hoàng Đế Justinian ở hậu kỳ nền Cộng hòa Corpus Iuris Civilis... Các bộ luật cổ
thường được chia thành nhóm các điều khoản có nội dung khác nhau.Phạm vi điều
chỉnh của các Bộ luật trên tương đối rộng, điều chỉnh hầu hết mọi quan hệ xã hội
từ các vấn đề tội phạm, hình phạt, tố tụng đến các quan hệ về hợp đồng, hôn nhân
gia đình, thừa kế, sở hữu, hợp đồng, mai táng... mức độ điều chỉnh của luật, thông
thường người ta phân biệt thành hai mức độ điều chỉnh pháp luật: cụ thể – chi tiết
và khái quát hoá. Các Bộ luật cổ về cơ bản áp dụng mức độ điều chỉnh cụ thể, chi
tiết. Tuy nhiên trong các Bộ luật cổ cũng có nhiều qui định điều chỉnh ở mức độ
khái quát hóa điển hình là các qui định về dân sự ở Luật La Mã
Hệ tư tưởng chủ nô đã là một trong những nhân tố góp phần hình
thành, tồn tại và phát triển của chế độ xã hội cổ đại, xã hội tiến bộ hơn xã hội
8



cộng sản nguyên thủy. Điều này phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử
nhân loại.
Hệ tư tưởng phong kiến:
Trong quá trình hình thành và xác lập địa vị thống trị của mình, giai cấp
thống trị trong xã hội phong kiến đã chấp nhận những hệ thống quan điểm, tư
tưởng của thời kỳ trước đó làm hệ thống tư tưởng để bảo vệ lợi ích địa vị thống trị
của giai cấp mình. Vì thế có thể hiểu hệ tư tưởng phong kiến là những quan điểm,
tư tưởng về chính trị, triết học, pháp quyền, đạo đức , tôn giáo, nghệ thuật.. được
giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến chấp nhận, truyền bá để bẩo vệ địa vị và
lợi ích giai cấp mình.
Đây là một chế độ xã hội thành lập trên sự áp bức ,bóc lột nông dân và nông
nô; về chính trị: quyền lực tập trung trong tay vua quan và chúa đất cũng do vậy hệ
tư tưởng này mang tính chuyên chế độc đoán, gia trưởng.
Tuy có cùng bản chất bóc lột và thống trị trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất
nhưng sự hình thành chế độ phong kiến cũng như đặc trưng của nó ở phương Tây
và phương Đông lại hoàn toàn không giống nhau.
Trong xã hội phong kiến ở phương Tây, giai cấp thống trị lựa chọn chấp
nhận và sử dụng tư tưởng thần học kitô giáo làm hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
Còn trong xã hội phong kiến ở phương Đông, ở mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia
lại chấp nhận những trào lưu, tư tưởng và quan điểm khác nhau như Nho giáo, đạo
Phật , đạo Hinđu, đạo Hồi,…
Hệ tư tưởng phong kiến đã có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người. Nhờ tư tưởng ấy, lấy xã hội làm trung tâm, lấy đạo đức
và trung tín làm gốc nên đã hình thành một nền văn hóa giàu tính nhân bản ăn sâu
vào đời sống của con người và của dân tộc. Tuy nhiên là hệ tư tưởng của giai cấp
9


bóc lột, giai cấp quý tộc phong kiến, nên không tránh khỏi những sự hạn chế lịch

sử và chứa đựng những yếu tố lạc hậu và phản động, kìm hãm sự phát triển.
Hệ tư tưởng tư sản:
Hệ tư tưởng tư sản là toàn bộ hệ thống tư tưởng, quan điểm và khái niệm do
điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định. Hệ tư tưởng mang tính lịch sử,
nó thể hiện những lợi ích của từng giai cấp nhất định và tác động định hướng đến
tư duy, tình cảm, hành động của con người. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì
có hệ tư tưởng thống trị xã hội bao giờ cũng là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị về
kinh tế và chính trị.
Như vậy hệ tư tưởng tư sản chính là hệ thống những quan điểm về chính trị,
đạo đức, triết học , tôn giáo, nghệ thuật được các nhà tư tưởng tư sản đưa ra nhằm
bảo vệ chế độ tư bản và lợi ích của giai cấp tư sản.
Hệ tư tưởng tư sản trong khi phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội
tư bản và lợi ích của giai cấp tư sản, ở thời kỳ cận đại, nó đóng vai trò như là một
động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Nhưng trong thời kỳ
hiện đại, hệ tư tưởng tư sản trở thành lực lượng phản động, kìm hãm sự phát triển
của xã hội loài người. Nó không chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ
chế độ tư bản chủ nghĩa mà còn đấu tranh chống lại tư tưởng vô sản chế độ xã hội
chủ nghĩa, một chế độ xã hội tiến bộ cách mạng thực sự đem lại tự do, hạnh phúc
cho tất cả mọi người và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội loài người.
Hệ tư tưởng vô sản:
Hệ tư tưởng vô sản chính là chủ nghĩa Mác Lê nin. Do vậy, đề cập tới bối
cảnh ra đời của hệ tư tưởng vô sản không gì khác hơn là đề cập tới bối cảnh ra đời
của chủ nghĩa Mác Lê nin.

10


Từ 1842 đến 183 là giai đoạn Các Mác và Ăngghen bắt đầu chuyển biến từ
chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa
cộng sản.

Từ 1844 đến 1846 là giai đoạn Các Mác và Ăngghen đề xuất những nguyên
lý của mình. Từ 1946 đến 1948 là giai đoạn hình thành hệ thống những nguyên lý
cơ bản của hệ tư tưởng vô sản.
Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phong trào cách mạng từ năm 1848- 1850 đã
cho phép Các Mác và Ăng ghen phát triển những nguyên lý quan trọng của tư
tưởng vô sản thông qua phát triển một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế chính trị học- thực hiện cuộc cách mạng
khoa học trong lý luận giá trị lao động và học thuyết giá trị thặng dư.
Hệ tư tưởng vô sản được Lê nin bổ sung, phát triển trong điều kiện mưới
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa, tình thế cách mạng xã hội chủ nghĩa đã chín muồi ở một số nước
và thực tiễn đã có cuộc cách mạng.
Nhờ tinh thần sáng tạo của một phong cách tư duy biện chứng dường như
bẩm sinh, Lê nin đã có những cống hiến quan trọng vào kho tàng lý luận của hệ tư
tưởng vô sản.
Tóm lại hệ tư tưởng vô sản là hệ thống tư tưởng phản ánh quan điểm của
giai cấp tiên tiến nhất trong thời đại hiện nay, giai cấp công nhân và đội tiền phong
của giai cấp đó- Đảng Cộng sản, nó phản ánh lợi ích căn bản của giai cấp công
nhân và dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của
nó.
1.3.Vai trò của các hệ tư tưởng đối với sự phát triển xã hội
11


Hệ tư tưởng với tính cách là nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, ý
thức xã hội có một vai trò quan trọng to lớn đối với sự vận động và phát triển của
xã hội. Vai trò này thể hiện theo cả hai chiều tích cực tiến bộ hay tiêu cực phản
động, thúc đẩy hay kìm hãm. Vai trò này phát huy tác dụng đối với toàn bộ thực
tiễn xã hội nói chung, cũng như đối với từng lĩnh vực đời sống tinh thần hay đời
sống vật chất xã hội nói riêng.

Ảnh hưởng của hệ tư tưởng đối với sự phát triển của xã hội cần được nhìn
nhận ở hai khía cạnh hay hai cấp độ. Thứ nhất cũng như mọi nhân tố khác của ý
thức xã hội, hệ tư tưởng có tính năng động, độc lập tương đối đối với hiện thực xã
hội và có thẻ tác động trở lại hiện thực đó. Thứ hai, lĩnh vực các hoạt động chính
trị hiện thực và các quan hệ chính trị hiện thực rõ ràng là lĩnh vực có vai trò, vị trí
đặc biệt quan trọng trong toàn bộ đời sống xã hội hiện thực. Cho nên ý thức chính
trị, hệ tư tưởng đương nhiên cũng có vai trò, vị trí quan trọng tương tự trong đời
sống tinh thần xã hội nói riêng và đối với toàn bộ sự phát triển xã hội nói chung.
Vai trò của hệ tư tưởng được thể hiện trước hết hệ tư tưởng hỗ trợ, thúc đẩy
đáu tranh chính trị trong xã hội. Đồng thời vừa bảo vệ khẳng định lợi ích của các
giai cấp, vừa khuyêch tán ảnh hưởng của nó đối với các giai cấp khác nhằm chính
thức hóa ảnh hưởng này trong toàn xã hội.
Trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân là hệ tư tưởng tiến bộ và cách mạng nhất. Hệ tư tưởng này
vừa phản ánh xu thế quá độ khách quan của sự vận động phát triển của xã hội loài
người, và vì thế đồng thời vừa có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với chính sự phát
triển xã hội hiện thực ấy.

12


Chương 2.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỆ TƯ TƯỞNG Ở VIỆT NAM VÀ VAI
TRÒ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
2.1. Sự hình thành và phát triển của các hệ tư tưởng tại Việt Nam
Hệ tư tưởng chủ nô
Trong hệ tư tưởng chủ nô, giai cấp chủ nô là giai cấp thống trị mặc dù chỉ là
thiểu số trong xã hội nhưng nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội và cả bản thân
người lao động là nô lệ. Giai cấp nô lệ mặc dù chiếm đại đa số trong xã hội nhưng
do không có tư liệu sản xuất trong tay và không làm chủ ngay cả chính bản thân

mình nên họ hoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp chủ nô cả về thể xác và tinh thần.
Nô lệ không được coi là người mà chỉ là “công cụ biết nói” của chủ nô, chủ
nô có toàn quyền đối với nô lệ với vai trò là một chủ sở hữu đích thực, họ có thể
bán nô lệ, cho, tặng nô lệ... nô lệ thực chất chỉ là một thứ tài sản của chủ nô. Bên
cạnh hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, xã hội chiếm hữu nô lệ còn những giai
cấp và tầng lớp xã hội khác như: nông dân tư hữu, những người thợ thủ công,
những người buôn bán...Những người này về thân phận địa vị của họ trong xã hội
không thấp kém như nô lệ nhưng so với giai cấp chủ nô họ có địa vị rất thấp và
cũng chịu sự chi phối của giai cấp chủ nô.
Trong khoảng một thế kỷ, xã hội Việt Nam vận động trong một bối cảnh tư
tưởng đầy biến động, sự phân hóa của các hệ tư tưởng, tác động qua lại giữa các
khuynh hướng, sự du nhập của những trào lưu mới... Bấy nhiêu biến cố phức tạp
ấy diễn ra chỉ trong khoảng từ cuối thế kỷ XIX đến giũa thế kỷ XX tạo thành cái
nền của đời sống văn hóa - xã hại thời bấy giờ. Những cái mà trong quy luật vận
động tư tưởng của lịch sử nhân loại, bình thường diễn ra trong hàng mấy thế kỷ thì
13


nước ta lại bị dồn ép vào trong khoảng thời gian ngắn. Điều đó tạo nên một thời đại
chuyển tiếp đặc biệt của lịch sử văn hóa Việt Nam mà chúng ta cần nghiên cữu kỹ
để thấy hết các đặc điểm. Chính những đặc điểm này sẽ giúp chúng ta có những
đường hướng đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa ngày nay.
Rõ ràng là bối cảnh tư tưởng phức tạp ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Nó
hình thành và phát triển trên cơ sở một bối cảnh giai cấp xã hội nhất định.
Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX dựa trên một kết cấu giai
cấp phức tạp.
Ngoài các của xã hội phong kiến như giai cấp địa chủ, quan lại, qúy tộc
phong kiến từng thống trị xã hội trong mấy nghìn năm và giai cấp nông dân đông
đảo thì từ sau khi đế quốc Pháp đặt nền đô hộ lên nước ta, nhiều giai cấp mới bắt
dầu hình thành và phát triển: giai cấp tư sản gồm tư sản mại bản và tư sản dân tộc,

giai cấp vô sản, giai cấp tiểu tư sản trung lưu gồm các tầng lớp tri thức, công chức,
tiểu thương… Ngoài ra không thể không nhắc đến các tầng lớp tăng lữ gồm có các
sư sãi, các linh mục hành nghề tôn giáo. Các giai cấp xã hội trên đây đều có liên
quan mật thiết đến đời sống văn hóa và thường là động lực của những khuynh
hướng văn hóa khác nhau. Ngay trong các tầng lớp tôn giáo mà sau này chúng ta sẽ
phân tích, cũng có những đời sống văn hóa khác nhau.
Hệ tư tưởng phong kiến
Cũng như ở nhiều nước khác, giai cấp phong kiến Việt Nam là giai cấp đã
giữ vai trò thống trị xã hội hàng bao nhiêu thế kỷ. Hệ tư tưởng chính thống của nó
là Nho giáo, du nhập từ Trung Quốc sang, cùng với lực lượng xâm lược từ phương
Bắc tới. Tuy là một học thuyết triết học - chính trị nhưng nó được xem như một thứ
tôn giáo và mang cái tên là Nho giáo. Người sáng tạo ra học thuyết ấy là Khổng
14


Phu Tử cho nên còn có tên là Khổng Giáo. Ở Trung Quốc, Khổng Giáo đã trải qua
nhiều bước thăng trầm trong lịch sử và sau khi Khổng Tử mất thì đã chia ra nhiều
khuynh hướng khác nhau. Nho giáo là tư tưởng chính thống của phong kiến Trung
Quốc trong nhiều thế kỷ.
Khổng Tử (551 - 479 trước TCGS) không hề thực hiện được lý tưởng của
mình lúc sinh thời, mà mãi đến đời nhà Hán, Nho giáo mới được suy tôn (206
trước CN - 220 sau CN). Đến đời Đường, Phật giáo lại chiếm ưu thế nhưng sang
đời Tống (960-1279 sau CN) thì Nho giáo giành lại được ưu thế tuyệt đối (phương
Tây gọi là tân Nho giáo, ta gọi là Tống Nho). Hán nho và Tống nho là hai tư trào
có ảnh hưởng sâu đậm nhất đến xã hội Việt Nam.
Nội dung học thuyết Nho giáo chứa đựng trong mấy bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh.
Tứ thư được xem như một thứ kinh thánh của Thiên chúa giáo, nhưng thật ra khác
với Kinh Thánh, Tứ Thư không hề nói đến sự sáng tạo ra vạn vật, không nói gì đến
Thiên đường hay Địa ngục. Khổng Giáo vốn ban đầu là một triết thuyết khá thực
tiễn. Như đã nói ở chương trên, ngày thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử, cũng

không phải là thuyết định mệnh và dẫn con người đến buông tay đầu hàng.
Đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, hệ tư tưởng phong kiến cùng suy vi cực
độ. Lịch sử Việt Nam được đánh dấu bằng những biến cố lớn. Đây là cuộc thử
thách bi đát của chế độ phong kiến Việt Nam trên bước đường tan rã trước sức tiến
công của chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Nới cho đúng, chế độ phong kiến
Việt Nam không phải lúc này mới bắt đầu lung lay. Những chủ trương chính sách
phản động của triều Nguyễn áp dụng từ những năm đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự
mục nát không tránh khỏi. Nổi bật là tình trạng trì trệ lạc hậu về mọi mặt của đời
sống xã hội lúc bấy giờ. Trong lúc trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều nước trên
thế giới đã khá cao, sự giao lưu văn hóa và thương mại đã phát triển thì giai cấp
15


phong kiến Việt Nam vẫn một mực theo chính sách bế quan tỏa cảng. Càng ngày
nền kinh tế càng lâm vào tình trạng lụi bại, bế tắc. Nhà nước phong kiến chịu bó
tay bất lực. Hạn hán, bão lụt, vỡ đê xẩy ra thường xuyên, nhà vua chỉ biết lập đàn,
ăn chay, cầu mưa. Đời Tự Đức, con đê Văn Giang (Hải Hưng) bị vỡ mười tám năm
liền. Theo Thực lục chính biên, vào khoảng năm Tự Đức thứ 10/11, trong lúc giặc
ngoại xâm đang hoành hành ở miền Nam, số người trong nước chết vì bệnh thiên
thời lên đến 60 vạn. Dân lưu vong bỏ làng kéo đi từng đoàn năm, bảy trăm người,
có khi vài ba nghìn người. Với chính sách trọng nông, ức thương, chẳng nhũng
thương nghiệp bị ức chế mà cả nông nghiệp và công nghiệp cũng không phát triển
được. Luật pháp nghiêm cấm nhân dân không được làm nhà cao cửa rộng, không
được mặc tơ lụa, nhiễu vóc...
Minh Mệnh ghi rõ những điều đó trong một điều luật mà ông ta cho diễn ra
về quốc ngữ, bắt nhân dân phải học thuộc. Chẳng hạn:"Dân phường nhà giáp
đường quan,Không được làm gác trông ngang ra đường".…Khi quan trẩy, lệnh
quan

ban,


Nhà hai bên phố buông ngày cánh rèm.…Nhà gỗ chỉ đế trơn không,Cấm không
được chạm trổ bông hoa hòe.… Khoa danh khi có chút rồi,Tú, cử mới được hẳn
hoi đi giày”!...
Đời sống văn hóa hết sức lạc hậu. Vua và triều đình chỉ biết có Tứ thư Ngũ
kinh, cho rằng bất luận vấn đề lớn nhỏ nào cũng đều được giải đáp trong ấy. Khai
quật các mỏ vàng, bạc thì cho lập đàn cầu đỏ cho khí kim loại bốn phương tụ về.
Một hệ thống nhận thức tối tăm, lặc hậu bao trùm và chi phối mọi mặt đời sống vật
chất và văn hóa. Tự Đức đã biết đặt ra những vấn đề lớn lao và cấp thiết như: phá
đê hay đắp đê, mở cửa cho nước ngoài vào thông thương hay cứ bế quan, cho
giảng đạo Thiên chúa hay nghiêm cấm, cử người đi học nước ngoài hay cứ theo lối
16


học cổ truyền. Tự Đức chẳng những bàn bạn với triều đình mà cỏn hỏi ý kiến các
tầng lớp sĩ phu nhưng không mang lại một đáp số nào tích cực.
Phải nói rằng trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, trong hệ tư tưởng Nho giáo
chính thống của triều Nguyễn, có sự rạn nứt nghiêm trọng. Một bên là khuynh
hướng bảo thủ, một bên là khuynh hướng cải cách. Khuynh hướng bảo thủ là
khuynh hướng chính thống của nhà vua và của một số quan lại cao cấp trong triều
đình. Họ kiên quyết bác bỏ và lên án mọi sự "đổi mới”. Một bộ phận trí thức, quan
lại sau khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, đã để cao xu hướng cải cách, mở
cửa (tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ). Mâu thuẫn nảy trong hệ tư tưởng chính
thống có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó là nền tảng của chính sách “mở cửa",
hoặc "đóng cửa" trong mấy thế kỷ qua và mãi cho đến gần đây, bi kịch đau xót ấy
mới được giải quyết về cơ bản đối với nhiều dân tộc phương Đông. Và chính chính
sách "đóng cửa" đã làm cho Việt Nam bị mất nước.
Sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta thì trong hệ tư tưởng
phong kiến lại nẩy sinh những mâu thuẫn mới, gay gắt bơn. Một bên là xu hướng
tư tưởng đầu hàng, một bên là xu hướng tư tưởng chiến đấu giữ nước. Xu hướng tư

tưởng đầu hàng cũng có nhiều cấp độ khác nhau, từ tư tưởng bán nước cầu vinh
đến tư tưởng tự cảm thấy bất lực, đớn hèn, đành chịu khoanh tay không hợp tác với
giặc. Cũng có loại tư tưởng "tiêu cực", đầu hàng nhưng không khuất phục, lấy cái
chết để nói lên lòng yêu nước, căm thù giặc...
Những người đứng đầu triều đình như Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản,
Trần Tiến Thành, Nguyễn Bá Nghị, Đoàn Thọ... đều chủ trương "nghị hòa" tức là
đầu hàng. Họ lập luận: "... từ xưa nhà Hán chẳng đã từ hòa với Hung nô đó hay
sao? Nhà Tống chẳng đã tự hòa với Khiết Đan đó hay sao?”. Cũng có những lặp
luận ngớ ngẩn để bênh vực cho tư tưởng đầu hàng. Họ nói rằng Pháp với ta không
17


cùng biên giới, cách xa nhau muôn dặm, làm thế nào thôn tính lẫn nhau được?
Hình bộ Thượng thư cơ mật viện đại thẩn Nguyễn Bá Nghi giải thích lý do Pháp
đánh ta là vì "lâu nay ta lạnh nhạt với họ, họ bị các nước làng giềng chê cười nên
buộc lòng họ phải đánh. Họ đem quân đánh ta là để cho được hòa?".
Thậm chí khi quân Pháp đòi ta nộp Trấn Bình Đài (tục gọi là đồn Mang Cá ở
Huế) thì Nguyễn Văn Tường lập luận: "Ta là vàng, giặc là đá, vàng nên nhường đá,
chọi nhau thì vàng chỉ có hư hao dần chứ đá chẳng việc gì".
Và thất thủ Kinh đô có câu:"Cho nó trú ngụ mà chơi,Đô thành Nam Việt có
mấy đời đem được về Tây?"
Sau khi được phái vào Nam điều chỉnh với Pháp về việc chúng chiếm Sài
Gòn, Mỹ Tho, Nguyễn Bá Nghi gửi sớ về triều đình đề nghị phải giảng hòa. Sau
khi khẳng định sức mạnh của địch, y viết: “... nếu không hòa thì không sao ổn định
được đại cuộc"(l). Có những phần tử thất bại chủ nghĩa đứng hẳn về phía giặc, thúc
dục Tự Đức xuống chỉ dụ giải tán tất cả các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm.
Bên cạnh đó xu hướng tư tưởng tích cực tức là tư tưởng phong kiến yêu
nước, chủ chiến cũng có nhiều khuynh hướng khác nhau. Có khuynh hướng trung
thành với các nguyên tắc phong kiến cũ, có khuynh hướng bắt đầu hướng về
phương Tây.

Vũ Phạm Khải dâng lên Tự Đức bài Hòn Nhung luận (2) kịch liệt lên án
những người chủ hòa. Vũ Phạm Khải nói trong một cuộc họp triều đình: "Phải
trong vòng nguy nan, vạn tử mới làm ra được vạn toàn, chứ tôi chưa nghe ai nói
ngồi bó tay mà có sự vạn toàn". Trong lớp người chủ chiến, cũng có một số lập
luận rất ngây thơ. Họ cho rằng Pháp là loại người không có khớp xương đầu gối,
không chạy được, ta rải quả mù u ra đường, chúng sẽ đạp lên mà ngã lăn quay, ta
18


cứ việc xô ra mà giết. Với một trình độ nhận thức thấp như vậy trách gì mười lăm,
hai mươi năm sau, tư tưởng ưu việt của Nguyễn Trường Tộ, Ngô Đức Hậu,
Nguyễn Lộ Trạch... lại không trở thành tiếng kêu tuyệt vọng giữa bãi sa mạc!
Phong kiến thống trị Việt Nam đã yếu đuối lại không dám dựa vào lực lượng
nhân dân nên đã thất bại thảm hại. Sau này có gượng dậy được thì cũng do thực
dân xâm lược đỡ lấy cái xác mềm nhũn vì một mục đích chính trị thâm độc.
Khuynh hướng tư tưởng tích cực cũng chưa thoát ra khỏi hệ tư tưởng phong
kiến. Đánh giặc xong thì đất sẽ trở lại là đất của vua" (Vương Thô). Đó là một ý
quan trọng trong bài Hịch văn thân chống Pháp. Chính vì vậy mà những nhà kháng
chiến hết sức dũng cảm như Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Hành, Lê Ninh, Đinh Văn
Chất, Vương Thúc Mận, cả những Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám... cuối
cùng cũng đều thất bại.
Rõ ràng là biến cố lịch sử trong nửa cuối thế kỷ XIX đã làm phân hóa hệ tư
tưởng phong kiến Việt Nam. Có người trở thành lãnh tụ nghĩa quân hy sinh ngoài
chiến trường hoặc bị tử hình, có người thì rút ra từ học thuyết Khổng Mạnh hai chữ
"tùy thời" để bào chữa cho việc bán nước, cầu vinh, người có lương tâm hơn thì
đành mai danh ẩn tích. Những tiêu chuẩn của tư tưởng phong kiến tưởng như nghìn
đời không thay đổi, đã trở thành lỗi thời. Toàn quyền Pôn Đu-me ổn định lần cuối
quyền thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Tư tưởng hưởng lạc
cầu an, làm giàu, đục nước béo cò, vinh thân phì gia bắt đầu phát triển .
Hệ tư tưởng tư sản.

Phải đến những năm đầu thế kỷ XX, hệ tư tưởng tư sản phương Tây mới
thực sự thâm nhập vào Việt Nam. Đương nhiên đây là hệ quả trực tiếp của cuộc
xâm lược của thực dân Pháp, nhưng đồng thời cũng nằm trong sự vận động tất yếu
19


của quy luật lịch sử khách quan. Với sự hình thành một xã hội thuộc địa với một
kết cấu giai cấp mới trong đó có giai cấp tư sản, sự du nhập của hệ tư tưởng tư sản
đã gặp mảnh đất thích hợp để phát triển.
Thực ra giai cấp tư sản Việt Nam ra đời quá muộn màng nên trong chừng
mực nào đó, có thể nói rằng tư tưởng tư sản dã vào xã hội Việt Nam trước khi có
giai cấp tư sản. Đó là thời kỳ các sĩ phu yêu nước tiếp thu các lý tưởng của cách
mạng tư sản phương Tây qua các bài viết riêng chữ Hán của Lương Khải Siêu,
Khang Hữu Vi… qua các tài liệu về chủ nghĩa tâm dân của Tôn Trung Sơn. Lúc
bây giờ, nhiều cụ đã nói đến Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), Lư Hoa… Bản
tuyên ngôn của Việt Nam quang phục hội do cụ Phan Bộ Châu sáng lập và do cụ
Hoàng Trọng Mậu, Tổng thư ký hội viết, đã kết thúc bằng câu:
“Ắt là dân chủ cộng hòa mới xong"
Đương nhiên, đây không phải là con đường chính lộ. Con đường chính là
con đường thông qua hệ thống giáo dục, thi cử, đào tạo theo kiểu Châu Âu sau khi
thực dân Pháp đã xóa bỏ chế độ thi cử theo kiểu cũ. Dần dần từ các trường Pháp Việt đã hình thành một đội ngũ trí thức mới. Lịch sử Cách mạng Pháp 1789, các
tác phẩm của thế kỷ Ánh sáng, hoặc được đọc thẳng bằng tiếng Pháp, hoặc được
dịch ra tiếng Việt. Tự do, dân chủ, nhân quyền, bình đẳng, bác ái... là những khái
niệm ngày càng được nhiều người biết đến.
Có lẽ phải đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất, hệ tư tưởng tư sản mới thực
sự chiếm lĩnh vị trí chính thống trong xã hội Việt Nam. Hệ tư tưởng phong kiến
còn sót lại trong một số quan lại, sĩ phu, tồn tại trong cảnh lép vế, chợ chiều.
Trước hết phải nói rằng hệ tư tưởng tư sản trước đây, từ khoảng thế kỷ XVI
trở đi là thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu, vốn là một hệ tư tưởng năng động, tích cực
20



tiến bộ. Nó là nền tư tưởng của thời đại ánh sáng và chỉ đạo cho nhiều cuộc cách
mạng tư sản ở Châu Âu, tiêu biểu là cuộc Cách mạng 1789 ở Pháp. Hệ tư tưởng tư
sản từng là ngọn cờ của giai cấp tư sản và đệ tam đẳng cấp trong "đêm trường"
Trung cổ. Đến thế kỷ XVIII, nó biểu hiện kết tinh trong các tác phẩm nổi tiếng của
Voltaire, Montesquieu. J J.Rousseau, Diderot và các nhà bách khoa...
Tư tưởng tư sản chống lại chế độ ngu dân, coi rẻ con người của tư tưởng
phong kiến. Chế độ phong kiến là chế độ đề cao tuyệt đối thần quyền, khinh rẻ
nhân quyền, đề cao sự chuyên chế của nhà vua, chống lại mọi quyền tự do, dân
chủ... Khẩu hiệu của Cách mạng 1789 là tự do, bình đẳng, bác ái. Hành động nhân
dân Paris chiếm ngục Bastille được xem như là hành động tiêu biểu cho sự giải
phóng (ngày 14/7/1789). Sau đó bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đã có
một tiếng vang rộng lớn. Đó là tiếng nói- của nhân dân (gọi là đệ tam đẳng cấp) do
giai cấp tư sản lãnh dạo để chống lại quân quyền và thầm quyền, cụ thể là chống
lại giai cấp quí tộc và giai cấp tăng lữ.
Từ lãnh vực kinh tế - sự ức chế của giai cấp phong kiến đối với công nghiệp
và thương nghiệp - cuộc cách mạng đã đạt tới lãnh vực tư tưởng, chính trị và văn
hóa. Đây là một cuộc cách mạng long trời lở đất, tạo nên một bước phát triển cực
kỳ mạnh mẽ của kinh tế, khoa học, kỹ thuật và dã làm thay đổi hẳn bộ mặt thế giới.
Trước kia vua Louis XIV có câu nói nổi tiếng: "Nhà nước là ta" (Li Etat, c'est
Moi!). Bây giờ Nhà nước do nhân dân bầu lên, chia làm ba ngành: lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Đương thời chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu và chế độ phân
quyền (tam quyền phân lập) là những bước tiến bộ cực kỳ lớn để thủ tiêu sự
chuyên chế của nhà vua và quý tộc. Con người được hưởng mọi quyền tự do, dân
chủ, tự do tổ chức, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do đi lại, tự do bầu cử, ứng
cử... Hiến pháp chính thức thừa nhận quyền con người. Mọi việc đều làm theo
21



pháp luật. Đó là những thành tựu cụ thể mà cách mạng tư sản, dưới sự lãnh đạo của
hệ tư tưởng tư sản đã đem lại cho nhân dân Châu Âu.
Đương nhiên không ai có thể phủ nhận ý nghĩa tiến bộ, cực kỳ to lớn của hệ
tư tưởng tư sản lúc bấy giờ. Tuy vậy, lịch sử là lịch sử. Và trong lịch sử, mọi sự vật
đều vận động. Có nghĩa là khi giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp thống trị thì
chẳng mấy chốc, nó không còn như là nó trước kia nữa. Ngay sau 1789, Napoléon
cũng đã từng nhân danh cách mạng tư sản đi giải phóng các nước phong kiến Châu
Âu, để rồi cuối cùng lại lên ngôi Hoàng dế. Với thời gian, hệ tư tưởng tư sản không
còn như thuở ban đầu nữa. Văn minh tư sản bộc lộ những nhược điểm, khiến nhà
thơ nổi tiếng Paul Valéry đã phải thốt ra rằng rồi có lúc nó cũng sẽ bị tiêu diệt.
Hệ tư tưởng vô sản
Hệ tư tưởng vô sản vào Việt Nam bằng con đường đấu tranh dân tộc. Sau
những thất bại của các bậc tiền bối. Hồ Chí Minh người đi tìm dường cứu nước đã
hướng về phương Tây và dã gặp học thuyết Mác Lê nin.
Sau Cách mạng tháng Mười 1917, hệ tư tưởng vô sản đã có một chỗ đứng,
một bàn đạp để phát triển ra nhiều nơi trên thế giới. Hàng loạt đảng cộng sản các
nước đã được thành lập và hoạt động phối hợp trong tổ chức Đệ tam quốc tế.
Từ những năm 1925 - 1926 trở đi, một số thanh niên Việt Nam đã tiếp cận
với hệ tư tưởng vô sản. Một số trong họ không phải xuất thân từ thành phần công
nhân mà từ những thành phần khác, chủ yếu là các thành phần trung lưu Do đó có
phong trào "vô sản hóa", tức là họ đi làm các nghề lao động chân tay (làm thợ ở
nhà máy, kéo xe tay…) để có thể thực sự trở thành những người vô sản.

22


Hệ tư tưởng vô sản đã lôi kéo được nhiều thanh niên đi theo. Nó nêu lên
nhiều lý tưởng dẹp hơn cả các lý tưởng của cách mạng tư sản. Nhân loại sẽ đi đến
thế giới đại đồng, trong xã hội hoàn toàn không còn người bóc lột người, các hình
thức nhà nước để cai trị đều bị bãi bỏ, sức sản xuất sẽ phát triển đến mức ai cần gì

có nấy (à chacun selon ses besoins). Chủ nghĩa Mác - Lênin được coi là một chủ
nghĩa nhân bản hoàn chỉnh và tuyệt đẹp. Như nhà trí thức mácxit hồi trước đã viết:
“Nếu các ông hỏi chúng tôi chúng tôi định tạo nên những con người như thế nào
thì chúng tôi xin trả lời: Không chúng tôi không muốn tạo nên những con người
theo một kiểu mẫu nhất định nào cả. Chúng tôi chỉ muốn con người có đủ khả năng
tự xây dựng lấy mình(bằng cách vượt lên được các khó khăn, trở ngại). Chúng tôi
không đòi hỏi mọi người đều phải trở thành Michel Ange. Nhưng chúng tôi đòi hỏi
những người nào mang trong mình mầm mống của Michel Ange, phải được trở
thành Michel Ange"1. Những lời nói đẹp như vậy thực sự có khả năng lôi cuốn
mạnh mẽ. Từ những năm 20, thanh niên Việt Nam bắt đầu nói đến Mác – Lênin,
biện chứng pháp, chủ nghĩa duy vật, giai cấp và giai cấp đấu tranh…
Khác hẳn với hệ tư tưởng phong kiến về hệ tư tưởng tư sản, ngay từ đầu hệ
tư tưởng vô sản đã là kẻ thủ không đội trời trung của chủ nghĩa thực dân. Riêng đối
với tư tưởng vô sản, chủ nghĩa thực dân không bao giờ thỏa hiệp, nhân nhượng.
Khác với tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản, tư tưởng vô sản kết hợp cả đấu
tranh dân tộc với đấu tranh giai cấp. Xô viết Nghệ Tĩnh là thành công bước đầu của
tư tưởng vô sản ở Việt Nam (cũng như Pari công xã ở Pháp, Quảng Châu công xã ở
Trung Quốc).
Trên lĩnh vực ý thức hệ, cũng nảy ra trong cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hệ
tư tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản và hệ tư tưởng phong kiến. Nhiều cuộc
tranh luận, bút chiến đã nổ ra trên báo chí giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa
duy tâm, giữa nghệ thuật vị nghệ thuật với nghệ thuật vị nhân sinh...
23


Trong thời kỳ Mặt trân Dân chủ Đông Dương (1936-1939), nhiều sách báo
vô sản được xuất bản công khai. Tư tưởng vô sản dã trở thành một lực lượng vật
chất, có sức mạnh làm cho chủ nghĩa thực dân phải hoảng sợ.
2.2.Vai trò của hệ tư tưởng đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam
Ngoài các của xã hội phong kiến như giai cấp địa chủ, quan lại, qúy tộc

phong kiến từng thống trị xã hội trong mấy nghìn năm và giai cấp nông dân đông
đảo thì từ sau khi đế quốc Pháp đặt nền đô hộ lên nước ta, nhiều giai cấp mới bắt
dầu hình thành và phát triển: giai cấp tư sản gồm tư sản mại bản và tư sản dân tộc,
giai cấp vô sản, giai cấp tiểu tư sản trung lưu gồm các tầng lớp tri thức, công chức,
tiểu thương… Ngoài ra không thể không nhắc đến các tầng lớp tăng lữ gồm có các
sư sãi, các linh mục hành nghề tôn giáo. Các giai cấp xã hội trên đây đều có liên
quan mật thiết đến đời sống văn hóa và thường là động lực của những khuynh
hướng văn hóa khác nhau. Ngay trong các tầng lớp tôn giáo mà sau này chúng ta sẽ
phân tích, cũng có những đời sống văn hóa khác nhau.
Ở nước ta, chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm. Chúng ta tiến lên chủ
nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Do vậy các yếu tố trong hệ
tư tưởng phong kiến còn lưu giữ và ảnh hưởng khá phổ biến. Có những yếu tố tích
cực và nhiều yếu tố lạc hậu, nói chung về căn bản hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi
thời. Vấn đề là trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới
hiện nay, chúng ta nghiên cứu hệ tư tưởng phong kiến để nhận rõ các mặt ảnh
hưởng trên. Và công tác tư tưởng cần có sự tác động hiệu quả nhằm phát huy
những yếu tố còn có tác dụng tích cực, ra sức khắc phục loại trừ những mặt tiêu
cực của hệ tư tưởng phong kiến mà chủ yếu là tư tưởng Nho giáo. Tóm lại trong
thời đại suy vi của chế độ phong kiến, hệ tư tưởng phong kiến lâm vào tình trạng
phân tán thành nhiều khuynh hướng khác nhau, thậm chí đối lập nhau, tiêu diệt lẫn
24


nhau để cuối cùng đi đến tan rã. Sang đầu thế kỷ XX, bọn thực dân thống trị ra sức
hà hơi tiếp sức cho nó, biến nó thành công cụ đắc lực, hệ tư tưởng phong kiến cũng
chỉ còn là một thứ thây ma.
Như vậy, hệ tư tưởng tư sản phương Tây xâm nhập vào xã hội Việt Nam và
chiếm lĩnh vị trí chính thống trong những điều kiện đặc biệt.
Tư tưởng tư sản phương Tây xâm nhập vào xã hội Việt Nam thông qua lăng
kính chủ nghĩa thực dân, qua tầng lớp trí thức mới được đào tạo trong các trường

học Pháp - Việt nên ít nhiều bị méo nó. Một đặc điểm nữa cũng quan trọng là chính
quyền thực dân, vì mưu đồ chính trị, lại bảo vệ một số giá trị lỗi thời của hệ tư
tưởng phong kiến phương Đông. Cuộc "hôn nhân khiên cưỡng" giữa hai loại tư
tưởng, vốn đối địch nhau như nước với lửa, đã đẻ ra nhiều thứ kỳ quái, nhố nhăng.
Sự "chung sống" ấy là một nghịch lý. Chính quyền thực dân không thể chấp nhận
được các nguyên lý trung quân ái quốc... và cũng không chấp nhận được các quyền
tự do, dân chủ, bình đẳng… Riêng Kitô giáo phát triển tương đối mạnh và giành
được chỗ đứng hợp pháp.
Đó là những đặc điểm, hoàn cảnh du nhập của hệ tư tưởng mới. Đứng về
phía chủ thể tiếp thu hệ tư tưởng mới, cũng có những đặc điểm đáng chú ý. Giai
cấp tư sản Việt Nam ra đời quá muộn màng, có thể là 4 - 5 thế kỷ sau, lại nằm
trong tay bà đỡ là chủ nghĩa thực dân, nên đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã nói,
nó là loại "tiên thiên bất túc". Nó không có đủ sinh lực để tiếp thu đầy đủ hệ tư
tưởng tư sản phương Tây. Đó là chưa nói có một bộ phận dựa dẫm hẳn vào chủ
nghĩa thực dân để phát triển, bộ phận mà chúng ta thường gọi là tư sản mại bản.
Như vậy rõ ràng thế là lực của giai cấp tư sản Việt Nam rất mỏng manh.

25


×