Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

cơ cấu ruộng đất ở ĐBSCL 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.25 KB, 10 trang )

TRƯỜNG……………………………………………
KHOA……………………………..
***

TIỂU LUẬN
MÔN:

NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CƠ CẤU RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG GIŨA 3 THỜI KỲ 1954-1960, 1960-1970 VÀ 1970-1975

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên:
Lớp:

……………., THÁNG 12-2017

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................2
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI KỲ 1954-1975.........................4
1.3.Giai đoạn 1970-1975...............................................................................5
CHƯƠNG 2. SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU RUỘNG ĐẤT.................................6
2.1.Giai đoạn 1954-1960...............................................................................6
2.2. Giai đoạn 1960-1968..............................................................................7
2.3. Giai đoạn 1970-1975..............................................................................8
KẾT LUẬN......................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................10


2


MỞ ĐẦU
Ruộng đất là vấn đề căn bản của một nước nông nghiệp còn chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế, nông dân chiếm tỷ lệ lớn trong kết cấu
dân cư như Việt Nam. Tình trạng ruộng đất manh mún đang cản trở quá trình
áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đưa nông nghiệp đi lên sản xuất lớn,
đưa nông sản tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, đặt trong sự phát
triển của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Để nhìn nhận lại nguyên do của vấn đề chúng ta phải quay lại bối
cảnh trước năm 1975. Trước khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Nam Bắc
thật sự được giải phóng, non sông thu về một mối thì cơ cấu ruộng đất có rất
nhiều biến đổi do nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan. Một trong
những nơi chịu ảnh hưởng dấn tới sự biến đổi sâu sắc nhất là Đồng Bằng
Sông Cửu Long.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài:
“Những biến đổi về cơ cấu ruộng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giũa
3 thời kỳ 1954 1960, 1960-1970 và 1970-1975” làm tiểu luận kết thúc môn học.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI KỲ 1954-1975
1.1.

Giai đoạn 1954-1960

Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam

chuyển từ đấu tranh vũ trang trong kháng chiến chống Pháp sang đấu tranh
chính trị, đòi thi hành Hiệp định; rồi phát triển lên đấu tranh chính trị có vũ
trang tự vệ, chống những chính sách khủng bố của kẻ thù. Qua thực tiễn đấu
tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn và phát triển, lực lượng vũ trang cà
căn cứ địa cách mạng được xây dựng lại ở nhiều nơi. Đó là điều kiện để tiếp
tục đưa cách mạng tiến lên.
– Những năm 1957 – 1959, Mĩ và tay sai tăng cường dùng bạo lực
khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Tháng 5/1959, chính quyền
Sài Gòn ra Luật 10 – 59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, làm cho lực
lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Sự đàn áp của kẻ thù làm cho mâu thuẫn
giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai càng phát triển gay gắt.
Cuộc đấu tranh ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa
cách mạng tién lên.
– Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng
1/1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực, chuyển cách mạng miền
Nam tiến lên đấu tranh vũ trang.
1.2.Giai đoạn 1960-1970
Trong những năm 1961 – 1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều
cuộc tiến công, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch. Tháng 1/1963, giành thắng
lợi lớn trong chiến dịch Ấp Bắc; chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn

4


có khả năng đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, mở ra phong trào “Thi
đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
1.3.Giai đoạn 1970-1975
Từ 1970-1973
Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ phải chuyển sang chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông

Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”. “Việt Nam hóa
chiến tranh” cũng là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của
Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa
lực, không quân, hậu cần của Mĩ, do cố vấn Mĩ chỉ huy.
+ Âm mưu: chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành một
quốc gia riêng biệt, thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

5


CHƯƠNG 2. SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU RUỘNG ĐẤT
2.1.Giai đoạn 1954-1960
Ngay sau khi Hiệp định Giơ- ne- vơ được ký kết, Ngô Đình Diệm lên
nắm chính quyền ở miền Nam thì tầng lớp trung nông bị tấn công dữ dội.
Được sự che chở và giúp sức của chính quyền Sài Gòn, hầu hết địa chủ trước
đây chạy vào các đô thị (6.100 địa chủ chạy vào Sài Gòn- Chợ Lớn), nay trở
về đòi lại ruộng đất và thu tô. Trong số ruộng đất của nông dân được chia cấp
hồi kháng chiến chống Pháp, nay họ chỉ giữ lại được 10-20%.
Từ năm 1956, Ngô Đình Diệm bắt đầu thực hiện “Cải cách điền địa”.
Trước khi đợt cải cách điền địa lần đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa do Tổng
thống Ngô Đình Diệm thi hành, tại các vùng Việt Minh kiểm soát ở phía nam
vĩ tuyến 17 - dẻo đất Trung Bộ và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Minh đã tịch thu không bồi thường các nông trại trồng lúa của Pháp và
những người bị kết tội theo Pháp rồi chia những vùng đất này cho tá điền. Ở
hầu hết các vùng còn lại, bao gồm những vùng đã từng thuộc về các giáo
phái, những người nông dân cũng tự thực hiện cải cách ruộng đất. Nhiều địa
chủ đã bỏ đồng ruộng của mình lên thành phố ở để tránh các cuộc xung đột vũ
trang và tìm sự an toàn. Nông dân đã chia nhau những vùng ruộng đất này
hoặc ngưng nộp tô cho những thửa ruộng tự canh.
Tính đến thập niên 1950 tại miền Nam Việt Nam thì tình hình sở hữu
ruộng đất có nhiều chênh lệch: 2,5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng

trong khi 73% tiểu điền chủ chia nhau 15%.
Nội dung cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm chủ yếu trong bốn đạo dụ:


Dụ số 2 (8/1/1955) quy định mức thu tô (giá thuê đất) tối đa và lãi suất
mà điền chủ được áp dụng.

6


2.2. Giai đoạn 1960-1968
Ở giai đoạn này, cơ cấu ruộng đất có sự biến đổi mạnh mẽ, mở đầu từ
phong trào Đồng Khởi của nhân dân Nam Bộ 1959-1960.
Thực hiện phương châm: “Giải phóng đến đâu, giải quyết vấn đề ruộng
đất đến đó”, tính đến cuối năm 1965, trên toàn vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nông dân đã làm chủ được 1.262.175 ha ruộng đất chiếm khoảng 50%
diện tích canh tác toàn vùng. Nếu tính cả ruộng đất đã có từ trước, thì đến nay
(1965) nông dân đã làm chủ hơn 60% ruộng đất canh tác, trong đó ở miền
Tây Nam Bộ nông dân làm chủ hơn 698.000 ha, ở miền Trung Nam Bộ, nông
dân làm chủ 563.485 ha.
Trong giai đoạn này, chính quyền miền Nam lại tiếp tục cuộc cải cách
ruộng đất lần 2. Ngày 8/10/1965, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia,
tướng Nguyễn Văn Thiệu ký Sắc Luật 020/65 để sửa đổi Dụ 57, "cấp quyền
sở hữu thiệt thọ cho nông dân mua ruộng truất hữu". Đúng một năm sau, ông
ký Sắc Luật số 021/66 "cấp quyền thực trưng vô thường trên những sở đất
thuộc công sản Quốc gia tại các Dinh điền và Trại định cư cho những người
đang thực sự khai khẩn"
Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 buộc Mỹ phải
xuống thang và chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Vì một
vùng nông thôn rộng lớn đã ở dưới quyền kiểm soát của Mặt trận Dân tộc

Giải phóng miền Nam Việt Nam nên Mỹ và Việt Nam Cộng hòa càng chú ý
đến việc giành lại đất đai ở nông thôn. Trong chương trình nghị sự
giữa Richard Nixon và Nguyễn Văn Thiệu thời Đệ Nhị Cộng hòa tại đảo
Midway tháng 6 năm 1969, vấn đề nông thôn và cải cách điền địa đã được ghi
lên hàng đầu. Nixon hứa sẽ viện trợ 40 triệu USD cho chương trình cải cách
điền địa này.

7


2.3. Giai đoạn 1970-1975
Có thể nói ở giai đoạn này, cơ cấu ruộng đất ở Đồng bằng sông Cửu
Long có sự biến đổi mạnh mẽ nhất.
Trước sự thất bại ngày càng nặng nề của cuộc chiến xâm lược, từ giữa
những năm 1960, đế quốc Mỹ, một mặt đưa quân viễn chinh xâm lược vào
miền Nam, gây ra cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá
hoại ở miền Bắc, mặt khác lại đặt lên hàng đầu nhiệm vụ “bình định” nông
thôn, thực hiện cải cách điền địa, cải cách nông thôn nhằm thu phục trái tim
và khối óc của nhân dân”
Rút kinh nghiệm thất bại của Diệm trước đây, chương trình phát triển
nông thôn của Mỹ- Thiệu đè cập một cách tương đói toàn diện những yếu cầu
phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn Miền Nam. Công việc chuẩn bị được
thực hện khá chu đáo cả về lý thuyết lẫn điều tra thực tiễn và những điều kiện
vật chất- kỹ thuật cần thiết. Luật Người cày có ruộng do Nguyễn Văn Thiệu
ban hành ngày 26-3-1970 là một trong nhữn nội dung cơ bản của chương
trình phát triển nông thôn

8



KẾT LUẬN
Sự biên đổi về cơ cấu ruộng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trải qua
một quá trình lâu dài, hết sức quanh co và phức tạp. Nhưng nhìn chung, đó là
quá trình hữu sản hóa nông dân mà thực chất là quá trình trung nông hóa gắn
liền với quá trình sụp đổ và xóa bỏ giai cấp địa chủ.
Sự biến đổi đó, trước hết là do tác động và là kết quả của cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc và giành ruộng đất của nhân dân ta dưới ngọn cờ
cách mạng và kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự biên đổi về cơ cấu ruộng đất dẫn tới những sự thay đổi vê cơ cấu
giai cấp ở nông thông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long . Đến đầu những năm
1970 ở nông thôn Đồng Bằng Sông Cửu Long đã xuất hiện một loại hình cư
dân mới: tầng lớp trung nông, tầng lớp tư sản nông thông và tầng lớp lao động
làm thuê.
Đây là những tiền đề quan trọng để tạo nền cơ cấu ruộng đất như hiện
nay.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Việt Nam-Những sự kiện (Đồng tác giả), Nxb Khoa học xã hội- Hà Nội,
1990
2. Việt Nam 1975-1990- Thành tựu và kinh nghiệm (Đồng tác giả), Nxb Sự
thật- Hà Nội, 1991
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ở nông thôn Nam Bộ ( Lịch sử và thực trạng)báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học “ Truyền thống và hiện đại” do viện
Sử học tổ chức tháng 11-1990

10




×